Vì là một môn học mang tính đặc thù riêng cho nên để dạy tốt môn học này trong nhà trường Tiểu học đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ nghiệp vụ sư phạm cao, người giáo viên phải có
Trang 1A SƠ YẾU LÝ LỊCH:
- Họ và tên: Phạm Ánh Ngọc
- Ngày tháng năm sinh: 25 tháng 05 năm 1985.
- Năm vào ngành: 10/09/2007
- Chức vụ: Giáo viên.
- Đơn vị công tác: Trường tiểu học Thanh Văn
- Trình độ chuyên môn: Trung cấp sư phạm Âm nhạc.
- Hệ đào tạo: Chính quy.
Trang 2B - NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
I - TÊN ĐỀ TÀI :
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Âm nhạc cho học sinh lớp 2”.
II - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1-Nhận thức về vai trò và nhiệm vụ của viêc dạy môn Âm Nhạc :
Âm nhạc là một trong những nội dung nằm trong chương trình giáo dục
bậc Tiểu học và quan trọng hơn, nó là một ‘‘Phương tiện giáo dục’’ hấp dẫn
mang tính đặc thù Môn Âm Nhạc nhằm giúp học sinh học tập các môn học khác đạt được kết quả cao hơn và cũng giúp cho học sinh thoải mái , tự tin, mạnh dạn trong học tập Vì là một môn học mang tính đặc thù riêng cho nên để dạy tốt môn học này trong nhà trường Tiểu học đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ nghiệp vụ sư phạm cao, người giáo viên phải có những suy nghĩ, sáng tạo, chủ động tìm tòi những hình thức biện pháp để giảng dạy nội dung các bước sao cho nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn và mang lại hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cao
Nhiệm vụ của người giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc là giúp cho các em
có thêm một số các bài hát,kỹ năng ca hát, kỹ năng thực hành tập đọc nhạc, giúp cho các em nâng cao lòng ham thích nghệ thuật Âm nhạc, xây dựng và hình thành thị hiếu thẩm mỹ Âm nhạc tốt, có thói quen ca hát từ đó tạo nên năng lực nhạy bén trong quá trình tiếp thu sự phát triển về trí tuệ và tình cảm gần gũi thân thiện với tất cả mọi người xung quanh
Mặt khác tìm xem trong học sinh có năng lực về mặt nào nhiều nhất để điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp cho sự phát triển mạnh với năng lực ấy của học sinh Có như vậy mới giúp được tất cả học sinh phát triển được năng lực của mình đến mức tối đa, đảm bảo cho mọi khả năng của học sinh nắm được công cụ quan trọng góp phần đào tạo nhân tài ngay từ trong nhà trường phổ thông
Vai trò của Âm nhạc đối với đời sống con người từ lâu đã được khẳng định , và chúng ta những giáo viên Âm nhạc, hơn ai hết nhận thức rõ điều này Nhưng chỉ
Trang 3có niềm đam mê thực sự với nghề mới giúp chúng ta đem tình yêu Âm nhạc đến
với học sinh của mình Niềm đam mê nghề nghiệp chính là “ Tài sản ’’ quý giá
mà mỗi chúng ta ai cũng trau dồi , chăm sóc cho nó trong suốt cuộc đời
Trong bộ môn Âm nhạc thì phân môn học hát là một phân môn quan trọng Bởi ca hát vốn đã là một nhu cầu của con người , ca hát phù hợp với lứa tuổi thiếu niên nhi đồng , nó còn đem đến cho các em những cảm xúc chân thực
và ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng , tình cảm của các em
Trong những năm học qua , Trường tiểu học Thanh Văn - Thanh Oai –TP Hà Nội
có nhiều thành tích trong phong trào đổ mới phương pháp giảng dạy , đặc biệt các tiết dạy Âm nhạc có ứng dụng công nghệ thông tin
Từ những lí do nêu trên tôi đã chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn hát cho học sinh lớp 2 ”
III - PHẠM VI THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1- Thời gian thực hiện đề tài ( Từ tháng 8 – 2010 đến tháng 4 – 2011 ).
2- Đối tượng nghiên cứu : Học sinh khối lớp 2.
- Địa điểm nghiên cứu :Trường tiểu học Thanh Văn - Thanh Oai – TP Hà Nội
IV - QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1- Khảo sát thực tế
a Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài
* Thực trạng việc dạy và học phân môn hát tại trường Tiểu học Thanh Văn.
Bước vào năm học 2010- 2011, trường Tiểu học Thanh Văn thực hiện tốt chương trình đổi mới giáo dục Âm nhạc và thay sách giáo khoa Âm nhạc bắt đầu
từ lớp 1 kèm theo nâng cấp các phòng học
- Giáo viên Âm nhạc của trường có lòng nhiệt huyết với nghề, yêu thương học sinh, nhiệt tình với công việc , có giọng hát truyền cảm, đàn và đệm hát tốt , được học sinh quí mến
Tuy vậy , việc dạy và học môn Âm nhạc mà đặc biệt là phân môn học hát vẫn còn bộc lộ một số tồn tại như sau:
- Từ phía giáo viên
Trang 4Qua khảo sát thực tế tôi nhận thấy, các bài soạn của giáo viên đã được soạn trên máy vi tính nhưng nội dung bài soạn vẫn còn sơ sài , chưa đi sâu vào trọng tâm của bài giảng Ứng dụng CNTT vào bài giảng còn hạn chế, vận dụng các phương pháp giáo dục mới bằng CNTT cũng hạn chế, nên công tác chuyên môn phải được đặt lên hàng đầu
- Toàn trường có 293 học sinh , trong đó học sinh lớp 2 là 56 em
- Đội ngũ giáo viên là 33 đồng chí Giáo viên Âm nhạc là 2 đồng chí
- Cơ sở vật chất của nhà trường gồm có 10 phòng học chính , không có phòng học Âm nhạc( phòng bộ môn ) có 2 đàn phím điện tử không có đài và đầu video Dụng cụ học tập của học sinh chưa đầu đủ, còn thiếu sách giáo khoa và một số đồ dùng khác
- Từ phía học sinh.
Hạn chế lớn nhất của học sinh là thói quen thụ động trong quá trình học tập, trong giờ học Âm nhạc cụ thể là phân môn học hát , các em chưa chủ động tìm hiêủ bài mà chỉ trông chờ vào giáo viên để hát lại một cách máy móc Đối với các kí hiệu Âm nhạc ghi trên bài hát thì các em tỏ ra lúng túng trong việc ghi nhớ Mặc dù học sinh rất thích văn nghệ, thích nhạc, nhưng cái khó khăn đối với
giáo viên là nơi có nhiều ngôn ngữ địa phương, phát âm còn ngọng l và n
Trong giờ học hát, có nhiều em học sinh đặc biệt là các em học sinh ở nông thôn còn rụt rè, nhút nhát không chủ động xây dựng bài Bên cạnh đó, giờ học hát còn tẻ nhạt không thu hút được các em, học sinh chỉ thích giờ học hát vì sẽ được
ra chơi sớm
Khả năng đọc của nhiều học sinh lớp 2 còn kém nên ảnh hưởng rất lớn tới quá trình giảng dạy của giáo viên cũng như sự tiếp thu của học sinh
- Từ phía nhà trường.
Do nhận thức của lãnh đạo nhà trường đối với ý nghĩa và vai trò của việc giáo dục Âm nhạc và đặc biệt phân môn học hát trong nhà trường phổ thông còn hạn chế chưa có sự đầu tư thích đáng về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất cho môn học này
Trang 5Một điều không thể không nhắc đến đó là Trường tiểu học Thanh Văn không có phòng học bộ môn Âm nhạc riêng, chưa có nhiều thiết bị phục vụ dạy môn Âm nhạc như tranh ảnh minh hoạ cho bài hát, bảng phụ , đài đĩa Có nhiều tiết học hát không có đồ dùng, tranh ảnh minh hoạ nên dẫn đến hiệu quả giờ dạy chưa cao
Mặt khác, do chương trình đào tạo hiện nay, các em phải học quá nhiều môn học nên không có thời gian để ôn tập bài hát dẫn đến tình trạng tiết học tiếp theo không đạt chất lượng yêu cầu Hơn nữa, do nhận thức xã hội nhiều phụ huynh học sinh thậm chí có cả giáo viên vẫn cho rằng , Âm nhạc chỉ là môn học phụ nên chưa định hướng cho các em học tốt môn học này
c Các số liệu điều tra khảo sát
Để đưa ra nhận định một cách chính xác nhất về chất lượng học hát ở học sinh lớp 2 Đồng thời làm cơ sở cho việc đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức phân môn học hát của các em, giúp giáo viên dạy Âm nhạc của trường có biện pháp dạy thích hợp nhất với học sinh của mình, tôi đã tiến hành điều tra , khảo sát toàn bộ học sinh lớp 2 của trường , để việc điều tra được khách quan , tôi cũng chọn ngẫu nhiên 3 nhóm học sinh của mỗi lớp , mỗi nhóm 10 em học sinh của lớp 2 để điều tra Kết quả tôi xin đưa ra như sau :
* Kết quả điều tra về mức độ yêu thích phân môn học hát của học sinh khối lớp 2 trường Tiểu học Thanh Văn
Nhóm 1
Tên
lớp
Số lượng học sinh Học hát Kể chuyện âm nhạc
2 – Những biện pháp thực hiện đề tài
Biện pháp 1 : Đổi mới phương pháp dạy
Trang 6Phương pháp dạy là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong toàn
bộ quá trình giảng dạy Đối với một người giáo viên giỏi về chuyên môn chưa
đủ mà còn cần phương pháp giảng dạy Nếu phương pháp giảng dạy còn hạn chế kiến thức mà người giáo viên truyền đạt cho người học sinh sẽ trở nên khó khăn
và nặng nề với các em Ngược lại nếu người thầy có phương pháp hướng dẫn học sinh tốt thì các em sẽ cảm thấy tiếp thu kiến thức một cách hết sức nhẹ nhàng Chính vì vậy, người giáo viên muốn khẳng định vị trí , vai trò của mình trong
sự nghiệp thì bản thân phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học Quan trọng hơn nữa đó là phần chuẩn bị soạn giáo án, đồ dùng dạy học của giáo viên trước khi lên lớp
TIẾT 2
HỌC BÀI : Thật là hay Nhạc và lời: Hoàng Lân
I Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu, lời ca
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát, theo phách
- Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Hoàng Lân
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Nhạc cụ quen dùng, tranh ảnh minh hoạ, băng đĩa bài hát
2.Học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ gõ đệm
III.Hoạt động dạy học
1 Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở tư thế ngồi của HS
2 Kiểm tra bài cũ : Cho lớp ôn lại 1,2 bài hát lớp 1
3 Bài mới :
Hoạt động 1 :
A Giới thiệu bài
B Hát mẫu
C Đọc lời ca
- Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát
- Hát mẫu hoặc bật băng đĩa bài hát cho HS nghe
- Hướng dẫn HS đọc lời ca:
+ Đọc mẫu lời ca kết hợp
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe
- Nghe hát mẫu
- Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV
Trang 7D Khởi động
giọng:
E Dạy hát theo
lối móc xích
với tiết tấu
+ Cho HS đọc lời ca kết hợp tiết tấu
- Đàn chuỗi âm giọng C dur cho HS la bằng âm “la”
- Dạy hát từng câu, mỗi câu cho HS hát 2,3 lần
+ Nhắc HS ngắt nghỉ lấy hơi đúng chỗ
+ Sau khi tập xong bài hát cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu
+ Nhận xét, sửa sai
+ Lắng nghe + Đọc lời ca kết hợp tiết tấu
- Thực hiện khởi động giọng theo đàn
- Cả lớp thực hiện học hát
+ Chú ý tư thế ngồi ngay ngắn
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV
+ Hát đồng thanh + Hát theo dãy + Cá nhân + Lắng nghe, sửa sai
Hoạt động 2: - Hướng dẫn HS hát kết hợp
gõ đệm theo phách
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động
- HS Hát kết hợp vỗ tay hoặc sử dụng nhạc cụ gõ đệm: Song loan, thanh phách, trống
- Từng tốp đứng hát theo hướng dẫn của GV
4 Củng cố, dặn dò:
a.Củng cố:
- Nhận xét chung, nhắc nhở những em chưa tập trung giờ sau cố gắng, khen ngợi những em học tốt
b Dặn dò :
- Nhắc nhở HS ghi nhớ giai điệu, lời ca và cách gõ đệm bài hát
- Tập lại những động tác phụ hoạ
* Sau đây tôi xin đưa ra phương pháp thực hành thể hiện những bài hát:
Các bài hát của học sinh Tiểu học được biên soạn khá phong phú và đa dạng, mỗi loại mang một đặc trưng nhất định liên quan đến yếu tố diễn tả Âm nhạc Có những bài hát mang tính chất êm dịu, nhẹ nhàng với giai điệu mênh mang, dàn trải Có những bài hát mang khí thế mạnh mẽ, hùng mạnh Lại có những bài hát sôi nổi, hóm hỉnh, vui nhộn
Trang 8- Các bài hát đó được phân chia chủ yếu ở các thể loại:
+ Bài hát hành khúc
+ Bài hát trữ tình
+ Bài hát nhanh vui
Để thể hiện bài hát có chất lượng, có tình cảm phù hợp với nội dung tư tưởng, phong cách nghệ thuật của tác phẩm, người giáo viên cần phân biệt đặc điểm của từng thể loại có phương pháp riêng phù hợp với từng thể loại đó
* Thể hiện bài hát hành khúc:
- Đây là loại bài hát có đặc điểm chung và ô nhịp vừa phải, hợp với bước đi khoẻ khoắn, rắn rỏi
Ở lớp 2, các em được làm quen với thể loại này qua 1 bài hát : Chiến sĩ tí hon -Nhạc Đinh Nhu, lời: Việt Anh
- Được sắp xếp theo phân phối chương trình – tiết 13, trang 14 trong sách Âm nhạc 2
- Giáo viên cần dạy học sinh thể hiện đúng tính chất bài hát này nhưng cũng không quá dập khuôn, cứng nhắc
- Khi dạy bài hát này , giáo viên hướng dẫn học sinh hát thể hiện tình cảm rắn rỏi đặc biệt tiết tấu, nhịp, và tư thế đứng vững chắc, có thể vừa hát vừa đánh nhịp nhẹ nhàng
- Các động tác phụ hoạ cho bài hát cũng phải đơn giản phù hợp với lứa tuổi cũng như tính chất hành khúc Động tác phải phù hợp với thể lực của học sinh tránh các động tác quá mạnh mẽ, nặng nề, và khó thực hiện
*Thể hiện bài hát trữ tình.
- Bài hát trữ tình điển hình ở giai điệu mượt mà, du dương, êm ái, sâu lắng
- Khi dạy những bài hát mang tính chất trữ tình giáo viên nhắc các em thể hiện đúng tính chất của bài hát
*Thể hiện bài hát vui, linh hoạt;
- Các bài hát vui, linh hoạt, giai điệu thường có tính chất vui vẻ, rộn ràng, hài hước , dí dỏm, châm biếm, có khi mô tả tiếng người và tiếng chim hót
Trang 9Những bài hát vui thường có tốc độ nhanh, thể hiện sự náo nhiệt, sôi nổi bằng âm thanh trong sáng, gọn gàng, trôi chảy
Chương trình lớp 2 có 11 bài hát ở dạng này, đó là những bài hát sau:
Thật là hay –nhạc và lời : Hoàng Lân.
Xoè hoa – Dân ca Thái ; lời mới: Phan Duy.
Múa vui- Nhạc và lời : Lưu Hữu Phước.
Chúc mừng sinh nhật- Nhạc Anh; lời mới: Đào Ngọc Dung.
Cộc cách tùng cheng- Nhạc và lời: Phan Trần Bảng.
Trên con đường đến trường- Nhạc và lời: Ngô Mạnh Thu.
Hoa lá mùa xuân- Nhạcvà lời : Hoàng Hà
Chú chim nhỏ dễ thương- Nhạc Pháp; lời: Hoàng Anh.
Chim chích bông- Nhạc: Văn Dung; lời: Thơ Nguyễn Viết Bình.
Chú ếch con- Nhạc và lời: Phan Nhân.
Bắc kim thang- Dân ca Nam Bộ.
- Khi dạy những bài hát ở thể loại này giáo viên nhắc học sinh thể hiện vui tươi, nhanh , náo nhiệt , sôi nổi , trong sáng
Tiểu kết :
Nhận thức được biện pháp này là hết sức quan trọng trong cả một quá trình giảng dạy, và trong suốt cả sự nghiệp giáo dục của mình Vì vậy tôi đã thực hiện
và chọn sử dụng biện pháp này
Biện pháp 2 : Phương pháp luyện thanh
Để giọng hát hay, truyền cảm cần phải thường xuyên luyện giọng Trước tiên cần làm quen với luyện thanh Luyện thanh là hát giai điệu với một hoặc một số mẫu âm nhất định hoặc hát một bài hát đã học Luyện thanh giúp cho giọng hát được đều, trôi chảy, rõ ràng, âm sắc âm lượng thống nhất ở tất cả các
âm khu của giọng
* Một số mẫu luyện thanh thường dùng:
Các mẫu âm trong quãng 3.
- Bài tập số 1:
Trang 10- Bài tập số 2:
- Bài tập số 3:
Các mẫu âm trong quãng 5.
- Bài tập số 1:
- Bài tập số 2:
Tiểu kết :
Khởi động giọng là một phương pháp khởi động ban đầu để chuẩn bị cho giờ học hát Nó làm cho giọng của người hát mở ra và giọng hát được sáng, trong trẻo, những câu hát khó và cao có thể người hát có thể thược hiện được
Những kiến thức chung về ca hát rất cần thiết cho mỗi giáo viên âm nhạc đang trực tiếp giảng dạy bộ môm Âm nhạc vì vậy tôi đã thực hiện và chọn biện pháp này
Biện pháp 3 : Phương pháp trực quan
Đây là phương pháp tạo hiệu quả cao nhất cả về nội dung và hình thức Nhà sư phạm người Nga A.H.Leonchiepo đã chỉ ra rằng: “ Bản chất tâm lí của trực quan trong giảng dạy là tạo chỗ dựa bên ngoài để hỗ trợ, tác động tiềm thức bên trong của các em dưới sự chỉ đạo của thầy trong quá trình thu nhập kiến thức” Điều này đủ để ta thấy tác dụng to lớn của phương pháp dạy trực quan Các
Trang 11đồ dùng mà ta thường hay sử dụng để áp dụng trong phương pháp này là : Đàn phím điện tử, đài catsset hoặc đầu video….mục đích của việc sử dụng các giáo cụ trực quan là tạo nên các âm thanh, hình ảnh trực tiếp, tác động vào quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh, giúp các em nhận thức về môn học nhẹ nhàng và đơn giản hơn nhưng cũng không kém phần logic và hiệu quả
Thông thường trong giờ học hát, chúng ta thường áp dụng phương pháp truyền thống là : Giáo viên hát mẫu sau đó dạy từng câu theo lối móc xích cho đến khi hết bài Điều này đôi khi làm cho các em thấy nhàm chán Vì vậy phải cho học sinh xem băng hình trong và ngoài giờ học vì biện pháp này nhằm mục đích gợi sự hào hứng cho học sinh, làm cho các em thích hát và thích hát được hay như các bạn, đồng thời còn làm cho các em diễn xuất tốt hơn Sau khi các em học xong bài hát, giúp các em sáng tạo cho mình phong cách biểu diễn tốt, vận dụng các động tác phụ hoạ linh hoạt và tự tin trước đám đông hơn
Tiểu kết :
Biện pháp này tạo cho học sinh sự hứng thú và kích thích tính sáng tạo cho các em vì vậy phương pháp trực quan không thể thiếu trong công tác giảng dạy bộ môn Âm nhạc nói chung và các bộ môn học khác nói riêng.Vì vậy tôi đã
áp dụng và thực hiện biện pháp này trong quá trình giảng dạy của mình
Biện pháp 4 : Giảng dạy – hệ thống liên tục
Đây là một trong 8 nguyên tắc dạy học của nhiều nhà giáo dục vĩ đại đóng góp như Kô- men-xki, Pia-giê và nhiều nhà giáo dục khác
Những kiến thức mà người giáo viên truyền đạt cho học sinh là một loạt những kiến thức khác nhau nhưng phải đảm bảo sự xâu chuỗi một cách hệ thống Dạy học cái gì trước cái gì sau, cái dễ đến cái khó, cái đơn giản đến cái phức tạp, cái đã biết đến cái chưa biết… Như vậy, mới tránh lộn xộn, làm cho học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn
Tiểu kết :
Biện pháp này là sự logic giữa các câu hát với nhau thành một bài hát hoàn chỉnh Vì vậy tôi đã chọn và sử dụng biện pháp này
Biện pháp 5 : Đảm bảo tính vừa sức , phù hợp với từng trình độ học sinh.