1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân đội

110 83 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 15,79 MB

Nội dung

1.Lý do chọn đề tài Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua giai đoạn khó khăn do sự ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những yếu kém nội tại của nền kinh tế từ thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán… ảnh hưởng lớn đến hoạt động Ngân hàng, là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu. Nợ xấu đã khiến nhiều Ngân hàng gặp khó khăn trong hoạt động tín dụng đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận và vị thế của các Ngân hàng. Do vậy, việc đa dạng hóa hoạt động tín dụng, giảm thiểu rủi ro nợ xấu đang là xu hướng tất yếu của các Ngân hàng. Một trong những hướng đi đó là phát triển dịch vụ bảo lãnh. Hoạt động bảo lãnh ngày càng trở nên quan trọng trong hoạt động tín dụng, đóng góp lớn vào cơ cấu thu dịch vụ của Ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), do hạn chế về năng lực hoạt động, quy mô vốn và uy tín trên thị trường, bảo lãnh là công cụ quan trọng trong việc tạo dựng niềm tin cho các đối tác, tạo điều kiện thuận lợi trong việc ký kết các giao dịch, hợp đồng kinh tế. Nắm bắt được xu hướng trên, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB) đã không ngừng phát triển dịch vụ bảo lãnh nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động… Hoạt động bảo lãnh của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ MB trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận, góp phần nâng cao vị thế và thương hiệu của MB trong hệ thống Ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả bảo lãnh của MB trong giai đoạn vừa qua chưa đạt được yêu cầu theo kế hoạch đề ra của Ban lãnh đạo Ngân hàng. Đồng thời, theo khảo sát thông tin từ 03 Chi nhánh điển hình của MB là Điện Biên Phủ, Thăng Long và Hoàng Quốc Việt, có khoảng 40% cán bộ tín dụng nhận được những phàn nàn từ khách hàng về việc quy trình và thủ tục phát hành bảo lãnh còn nhiều vướng mắc, hạn chế, gây khó khăn trong việc đáp ứng tiến độ nhu cầu của khách hàng. Điều này đã và đang ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng dịch vụ bảo lãnh, hình ảnh của Ngân hàng… dẫn đến một số lượng lớn khách hàng đã chuyển sang sử dụng dịch vụ này ở các Ngân hàng khác với tỷ lệ dư bảo lãnh giảm 16% từ nhóm các khách hàng trên trong giai đoạn quý I năm 2015. Nhận thức được tầm quan trọng của nội dung trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2.Mục đích nghiên cứu –Mục tiêu tổng quát: Phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MB. –Trên cơ sở nghiên cứu khoa học về dịch vụ bảo lãnh, luận văn hướng đến các mục đích cụ thể như sau: +Nghiên cứu cơ sở lý luận về dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng thương mại. +Nghiên cứu thực trạng dịch vụ bảo lãnh đối với với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MB. +Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đánh giá thực trạng, mức độ tác động của các yếu tố đó đến dịch vụ bảo lãnh. +Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MB. 3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu –Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng thương mại –Phạm vi nghiên cứu +Phạm vi không gian: Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội. +Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sử dụng báo cáo số liệu giai đoạn 2012 – 2014, đề xuất giải pháp thực hiện trong giai đoạn tiếp theo. 4.Phương pháp nghiên cứu –Luận văn kết hợp phương pháp nghiên cứu như thống kê, so sánh, phân tích… và phương pháp điều tra khảo sát thực tế khách hàng để có được sự nhìn nhận khách quan từ phía khách hàng. + Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp: •Phương pháp thu thập số liệu: khảo sát điều tra chọn mẫu khách hàng vừa và nhỏ (thông qua đại diện là Giám đốc hoặc Kế toán trưởng Công ty) trên cơ sở lập bảng hỏi có sẵn áp dụng theo mô hình Khoảng cách chất lượng dịch vụ của Parasuraman cùng các cộng sự (1985) và mô hình SERVQUAL. •Phương pháp phân tích số liệu: luận văn sử dụng các phương pháp thống kê để tổng hợp các kết quả khảo sát, từ đó đưa ra những phân tích, đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. +Đối với nguồn dữ liệu thứ cấp: •Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu được sử dụng từ các văn bản nội bộ, chính sách tín dụng từng thời kỳ của Ngân hàng. Nguồn số liệu được sử dụng từ các Báo cáo thường niên của MB qua các năm, báo cáo nội bộ của Khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). •Phương pháp phân tích số liệu: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích định lượng để đánh giá các chỉ tiêu mở rộng và phát triển quy mô. Từ đó, tác giả đưa ra đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh. 5.Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài –Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu sẽ phân tích được các nội dung của dịch vụ bảo lãnh, các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ bảo lãnh, các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ bảo lãnh. –Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu sẽ góp phần giúp đơn vị thấy rõ được thực trạng phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhìn nhận được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện. Từ đó, nghiên cứu dự kiến đóng góp một số giải pháp cụ thể, khả thi nhằm phát triển dịch vụ bảo lãnh, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng. 6.Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 03 chương như sau: –Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng thương mại –Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội. –Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Quân đội.

Trang 1

NGUYỄN ĐỨC THÀNH

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG

TMCP QUÂN ĐỘI

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học:

TS NGUYỄN XUÂN THẮNG

Hà Nội - 2015

Trang 2

Tôi xin cam đoan luận văn "Phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với doanh

nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân đội" là công trình nghiên cứu,

thực hiện của bản thân tôi

Các số liệu trong luận văn này được thu thập, phân tích một cách trungthực, khách quan Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn nàykhông sao chép của bất cứ luận văn nào đã được thực hiện Quá trình thực hiện,nghiên cứu luận văn là hợp pháp, được sự cho phép của các đối tượng nghiên cứu

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Đức Thành

Trang 3

Trong khi thực hiện đề tài, tác giả luận văn luôn nhận được sự động viên,giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.

Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

– TS Nguyễn Xuân Thắng, người đã hướng dẫn rất tận tình và đầy tráchnhiệm trong quá trình tác giả thực hiện luận văn

– Cô giáo chủ nhiệm và các thầy cô trong trường Đại học Kinh tế Quốcdân, Viện Ngân hàng Tài chính, Viện Đào tạo sau Đại học đã giúp đỡ, tạođiều kiện để tác giả hoàn thành bản luận văn này

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Đức Thành

Trang 4

LỜI CAM ÐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN i

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam 4

1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam 5

1.2 Dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại 6

1.2.1 Khái niệm về dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 6

1.2.2 Đặc điểm và vai trò của bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 7

1.2.3 Rủi ro đối với các bên trong quá trình bảo lãnh 10

1.2.4 Phân loại bảo lãnh 11

1.3 Phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại 16

1.3.1 Quan điểm phát triển dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 16

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 17

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ bảo lãnh đối với doanh ngiệp vừa và nhỏ 21

1.4.1 Nhân tố khách quan 21

Trang 5

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN QUÂN ĐỘI 28

2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 28

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 28

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của MB giai đoạn 2012 – 2014 29

2.2 Thực trạng phát triển hoạt động bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 34

2.2.1 Cơ sở pháp lý cho dịch vụ bảo lãnh tại NHTMCP Quân đội 35

2.2.2 Các loại hình bảo lãnh tại NHTMCP Quân đội 35

2.2.3 Quy định cấp bảo lãnh tại MB 36

2.2.4 Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MB 45

2.3 Đánh giá thực trạng phát triển về dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MB 65

2.3.1 Kết quả đạt được 65

2.3.2 Một số hạn chế của dịch vụ bảo lãnh 67

2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế trên 68

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 72

3.1 Phương hướng kinh doanh và mục tiêu phát triển dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MB 72

3.1.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của MB 72

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 74

3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh 74

Trang 6

3.2.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ 81

3.3 Một số kiến nghị 83

3.3.1 Đối với Chính phủ và cơ quan quản lý Nhà nước 83

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 84

KẾT LUẬN 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

1 MB Ngân hàng thương mại cổ phẩn Quân đội

2 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

3 NHTM Ngân hàng thương mại

9 CVQHKH Chuyên viên quan hệ khách hàng

10 CVHTQHKH Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng

11 SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ

12 CTCP Công ty cổ phần

13 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước

14 Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

15 BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

16 Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

17 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

18 ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

19 Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

20 Techcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

21 Eximbank Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam

22 Maritimebank Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

23 VIB Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam

24 VPBank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

Trang 8

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh chung của NHTMCP Quân đội năm 2012 – 2014 30

Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn NHTMCP Quân đội năm 2012 – 2014 30

Bảng 2.3 Kết quả bảo lãnh của các Ngân hàng thuộc TOP G12 47

Bảng 2.4 Kết quả thu phí bảo lãnh khối SME năm 2012 – 2014 49

Bảng 2.5 Cơ cấu bảo lãnh theo loại hình năm 2012 – 2014 50

Bảng 2.6: Cơ cấu bảo lãnh khách hàng SME theo loại hình doanh nghiệp 53

Bảng 2.7 Cơ cấu theo thời hạn bảo lãnh 54

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2015 của MB 73

BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Cơ cấu huy động vốn năm 2013 và 2014 theo nhóm đối tượng 31

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dư nợ theo nhóm đối tượng khách hàng 32

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn khoản vay 33

Biểu đồ 2.4 So sánh nợ xấu của MB so với trung bình hệ thống Ngân hàng 33

Biểu đồ 2.5 Dư bảo lãnh khách hàng SME năm 2012 – 2014 45

Biểu đồ 2.6 Thị phần dư bảo lãnh SME TOP G12 Ngân hàng trong năm 2014 .48

Biểu đồ 2.7 Tình hình biến động dư bảo lãnh các loại qua các năm 51

Biểu đồ 2.8 Cơ cấu bảo lãnh theo loại hình doanh nghiệp năm 2013 – 2014 54

Biểu đồ 2.9 Đánh giá thứ tự ưu tiên lựa chọn Ngân hàng bảo lãnh 59

Biểu đồ 2.10 Lý do lựa chọn bảo lãnh tại Ngân hàng khác 60

Biểu đồ 2.11 Nhận xét của khách hàng về quy trình bảo lãnh của MB 61

Biểu đồ 2.12 Nhận xét của khách hàng về mức phí và ký quỹ bảo lãnh của MB 62

Biểu đồ 2.13 Đánh giá của khách hàng về thời gian xử lý và phát hành bảo lãnh tại MB 63

Biểu đồ 2.14 Đánh giá của khách hàng về năng lực phục vụ của MB 64

Trang 9

nguyễn đức thành

phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp

vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp quân đội

Chuyên ngành: KINH Tế tài chính - ngân hàng

Ngời hớng dẫn khoa học:

ts nguyễn xuân thắng

Hà Nội - 2015

Trang 10

MB trong hệ thống Ngân hàng Tuy nhiên, kết quả bảo lãnh trong giai đoạn vừa quacòn nhiều hạn chế, chưa đạt được yêu cầu theo kế hoạch đề ra của Ban lãnh đạongân hàng Theo khảo sát từ 03 Chi nhánh điển hình là Điện Biên Phủ, Thăng Long

và Hoàng Quốc Việt, có khoảng 40% cán bộ tín dụng nhận được những phàn nàn từkhách hàng về việc quy trình và thủ tục phát hành bảo lãnh còn vướng mắc, hạnchế, chưa đáp ứng tiến độ của khách hàng Điều này dẫn đến một số lượng lớnkhách hàng đã chuyển sang sử dụng dịch vụ này ở các Ngân hàng khác với tỷ lệ dưbảo lãnh giảm 16% từ nhóm các khách hàng trên trong giai đoạn quý I năm 2015

Nhận thức được tầm quan trọng của nội dung trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.

+ Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp

Trang 11

SME tại MB.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng thương mại

– Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi không gian: Doanh nghiệp SME tại Ngân hàng thương mại cổphần Quân đội

+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sử dụng báo cáo số liệu giai đoạn 2012 –

2014, đề xuất giải pháp thực hiện trong giai đoạn tiếp theo

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn kết hợp phương pháp nghiên cứu như thống kê, so sánh, phântích… và phương pháp điều tra khảo sát thực tế khách hàng để có được sự nhìnnhận khách quan từ phía khách hàng

5 Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài

– Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu sẽ phân tích các nội dung, các chỉ tiêu đánhgiá và các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ bảo lãnh

– Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu góp phần giúp đơn vị thấy được thực trạngphát triển dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp SME, những kết quả, hạn chế vànguyên nhân trong quá trình thực hiện Từ đó, nghiên cứu dự kiến đóng góp một sốgiải pháp cụ thể nhằm phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp SME tại MB

6 Kết cấu của luận văn

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế

Theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ thì doanhnghiệp vừa và nhỏ được định nghĩa là là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanhtheo quy định của pháp luật, có quy mô tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng trở xuống,tổng số lao động từ 300 người trở xuống, phân loại cụ thể theo lĩnh vực kinh doanh

1.2 Dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của

Trang 12

Ngân hàng thương mại

1.2.1 Dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại

Có nhiều khái niệm khác nhau về dịch vụ bảo lãnh Ngân hàng, tuy nhiên vềbản chất và phương thức thực hiện đều thể hiện bên bảo lãnh có trách nhiệm thựchiện thay nghĩa vụ của bên được bảo lãnh cho bên thụ hưởng khi bên được bảo lãnhkhông thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp đồng đã cam kết với bên thụ hưởng

1.2.2 Đặc điểm và vai trò của bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.2.2.1 Đặc điểm của bảo lãnh

Bảo lãnh có 03 đặc điểm cơ bản là nghiệp vụ ngoại bảng, mối quan hệ phụthuộc lẫn nhau và tính độc lập tương đối

1.2.2.2 Chức năng của bảo lãnh

Bảo lãnh có 03 chức năng là công cụ bảo đảm, công cụ tài trợ và công cụđôn đốc hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng

1.2.2.3 Vai trò của bảo lãnh Ngân hàng

1.2.3 Rủi ro đối với các bên trong quá trình bảo lãnh

1.2.4 Phân loại bảo lãnh

1.2.4.1 Theo phương thức phát hành bảo lãnh

Bảo lãnh được phân loại theo bảo lãnh trực tiếp và bảo lãnh gián tiếp

1.2.4.4 Theo điều kiện phát hành bảo lãnh

Bảo lãnh được phân loại theo bảo lãnh theo yêu cầu và bảo lãnh kèm chứng từ

1.3 Phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại

1.3.1 Quan điểm phát triển dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng thương mại

Trang 13

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển dịch vụ bảo lãnh của NHTM

1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu về quy mô, tốc độ phát triển dịch vụ bảo lãnh

Bao gồm 02 chỉ tiêu là tăng trưởng quy mô bảo lãnh và tăng trưởng thị phầndịch vụ bảo lãnh hàng năm

1.3.2.2 Nhóm chỉ tiêu chất lượng, hiệu quả, an toàn của dịch vụ bảo lãnh

Nhóm chỉ tiêu trên bao gồm tăng trưởng thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh, đadạng hoá các sản phẩm bảo lãnh, kiểm soát rủi ro từ dịch vụ bảo lãnh và các chỉ tiêuđánh giá chất lượng dịch vụ bảo lãnh

Đối với chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ bảo lãnh, mô hình Khoảng cáchchất lượng dịch vụ của Parasuraman và cộng sự (1985) đã đưa ra khái niệm: “Chấtlượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi (kỳ vọng) của khách hàng và nhậnthức (cảm nhận) của họ khi đã sử dụng dịch vụ” Mô hình đánh giá chất lượng dịch

vụ bảo lãnh trên cơ sở 05 thang đo (Tin cậy; Đáp ứng; Năng lực phục vụ ; Sự đồngcảm và Phương tiện hữu hình) dựa trên điều tra chọn mẫu khách hàng theo bảng hỏi

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ bảo lãnh đối với doanh ngiệp vừa và nhỏ

1.4.1 Nhân tố khách quan

1.4.1.1 Môi trường vĩ mô

Bao gồm sự tác gânđộng từ 03 yếu tố là môi trường kinh tế, môi trường pháp

lý và môi trường chính trị - xã hội

1.4.1.2 Khách hàng

Các yếu tố cơ bản của khách hàng cần đánh giá khi cung cấp dịch vụ bảo lãnh

là năng lực tài chính (khả năng tự tài trợ), khả năng thực hiện hợp đồng (quy mô, quytrình sản xuất) và khả năng đáp ứng tài sản bảo đảm (thế chấp, cầm cố…)

1.4.1.3 Đối thủ cạnh tranh

1.4.2 Nhân tố chủ quan

1.4.2.1 Chiến lược kinh doanh Ngân hàng

Chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ giúp Ngân hàng có định hướng phát triểnnhất quán, xây dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững, khai thác tối đa nguồn lựchiện có

Trang 14

1.4.2.2 Chính sách tín dụng

Ngân hàng sẽ phân loại được nhóm đối tượng khách hàng được ưu tiên phát

triển, nhóm hạn chế và nhóm không thực hiện cung cấp dịch vụ bảo lãnh Từ đó,

các đơn vị xây dựng kế hoạch phát triển theo chính sách tín dụng Ngân hàng

1.4.2.3 Chất lượng công tác thẩm định

Công tác thẩm định góp phần quan trọng giúp ngân hàng đánh giá chính xác

năng lực khách hàng, hạn chế được rủi ro phải thực hiện nghĩa vụ thay khách hàng

1.4.2.4 Cơ cấu tổ chức và quy trình tác nghiệp của Ngân hàng

Cơ cấu tổ chức khoa học, phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng, bộ phận giúp

giảm thiểu thời gian xử lý hồ sơ, đáp ứng tiến độ cho khách hàng

1.4.2.5 Chất lượng đội ngũ cán bộ

Chất lượng nhân sự ngày càng được chú trọng để đáp ứng kịp thời với nhu

cầu khách hàng, thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI

2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần

Quân đội

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của MB giai đoạn 2012 – 2014

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Tổng huy động vốn năm 2014 đạt 167,609 triệu đồng, tăng 5% so với năm

2013 do chú trọng huy động vốn bền từ dân cư, tích cực triển khai các sản phẩm

mới gia tăng tiện ích cho khách hàng như tiết kiệm thông minh, tiết kiệm số…

2.1.2.2 Hoạt động tín dụng

Theo chiến lược phát triển giai đoạn 2011 – 2015, MB tiếp tục phát triển tín

dụng theo định hướng tăng trưởng bền vững, chú trọng chất lượng, dịch chuyển

mạnh theo hướng bán lẻ Dư nợ cho vay năm 2014 đạt 100,569 tỷ đồng, tăng 15%

so với năm 2013, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng bình quân ngành (13%)

Trang 15

2.1.2.3 Hoạt động dịch vụ

Tổng thu dịch vụ năm 2014 đạt 950 tỷ, tăng trưởng 29% so với năm 2013.Một số hoạt động dịch vụ đạt kết quả tích cực như số dư bảo lãnh đạt 27,913 tỷđồng, tăng 47% so với năm 2013, thu thuần bảo lãnh đạt 496 tỷ đồng, tăng 5.2%

2.2 Thực trạng phát triển hoạt động bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

2.2.1 Cơ sở pháp lý cho dịch vụ bảo lãnh tại NHTMCP Quân đội

2.2.2 Các loại hình bảo lãnh tại NHTMCP Quân đội

2.2.3 Quy định cấp bảo lãnh tại MB

2.2.3.1 Quy định cấp bảo lãnh tại MB

2.2.3.2 Quy trình phát hành bảo lãnh

Bao gồm 05 giai đoạn: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị bảo lãnh từ khách hàng;Thẩm định và xét duyệt bảo lãnh; Hoàn thiện hồ sơ, ký kết hợp đồng bảo lãnh, pháthành thư; Theo dõi bảo lãnh, giám sát hoạt động; Tất toán và giải toả bảo lãnh

2.2.4 Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa

và nhỏ tại MB

2.2.4.1 Nhóm chỉ tiêu về quy mô, tốc độ phát triển dịch vụ bảo lãnh

– Tốc độ tăng trưởng quy mô bảo lãnh: hoạt động bảo lãnh SME của MB códấu hiệu chững lại trong năm 2013 (tăng 0.34% so với năm 2012) do tình hình kinh

tế gặp nhiều khó khăn, cầu về bảo lãnh giảm sút Năm 2014, với những diễn biếnthuận lợi của tình hình kinh tế vĩ mô (kinh tế tăng trưởng khá, lạm phát ở mứcthấp), kết hợp với những biện pháp phù hợp của Ngân hàng, dư bảo lãnh doanhnghiệp SME đã tăng trưởng vượt bậc với tốc độ tăng trưởng 39%

– Tăng trưởng thị phần bảo lãnh: Thị phần bảo lãnh của MB năm 2013 đạt12.89%, đứng thứ 3 trong TOP G12, đứng sau BIDV (36.49%) và Vietinbank(12.91%) Năm 2014, thị phần bảo lãnh của MB đạt 15.29%, tăng 2,4% so với năm

2013, đứng thứ 2 trong danh sách trên, sau BIDV (thị phần 36.9%)

2.2.4.2 Nhóm chỉ tiêu về chất lượng, hiệu quả, an toàn của dịch vụ bảo lãnh

– Tăng trưởng thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh: Thu phí bảo lãnh năm 2013 đạt

232 tỷ đồng, giảm 1.9% so với năm 2012 Năm 2014, dư bảo lãnh tăng 39% đã tác

Trang 16

động tích cực đến thu nhập bảo lãnh (đạt 265 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2013).

– Đa dạng hóa sản phẩm bảo lãnh: MB hiện đang phát hành 10 loại bảo lãnhkhác nhau, đáp ứng cơ bản và đầy đủ nhu cầu bảo lãnh của khách hàng, tập trungchính vào một số loại bảo lãnh như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng,bảo lãnh thanh toán… Tùy theo các phương án cụ thể và nhu cầu của khách hàng,

MB có thể phát hành đáp ứng nhu cầu khách hàng

– Quản lý rủi ro trong hoạt động bảo lãnh: Trong giai đoạn từ năm 2012 đếnnăm 2014, dư bảo lãnh quá hạn khách hàng SME không phát sinh Điều này chothấy hoạt động dịch vụ bảo lãnh nhóm khách hàng SME là an toàn

– Chất lượng dịch vụ bảo lãnh

+ Mô tả mẫu phiếu điều tra

+ Kết quả điều tra

Nhóm câu hỏi theo thang đo “tin cậy”: Theo kết quả khảo sát, có tới 78%

số khách hàng được hỏi có cảm giác tin tưởng khi tiến hành phát hành bảo lãnh tại

MB Gói sản phẩm dịch vụ bảo lãnh của MB cung cấp tương đối đúng chất lượngtheo cam kết với khách hàng

Nhóm câu hỏi theo thang đo “đáp ứng”: Theo kết quả khảo sát thứ tự ưu

tiên trong lựa chọn của khách hàng, yếu tố quan trọng hàng đầu là phí dịch vụ vàmức ký quỹ, tiếp đến là thái độ phục vụ nhân viên; quy trình thủ tục phát hành;thương hiệu Ngân hàng và thẩm định, quản lý phương án Khảo sát về mức độ phứctạp của quy trình bảo lãnh tại MB, 60% số lượng khách hàng được hỏi đánh giá làđơn giản và chấp nhận được Đối với kết quả điều tra về thời gian xử lý, chỉ có 58%

số lượng khách hàng được hỏi chấp nhận với thời gian xử lý bảo lãnh

Nhóm câu hỏi theo thang đo “năng lực phục vụ”: Theo kết quả khảo

sát, 83% số lượng khách hàng được hỏi có mức độ chấp nhận được, hài lòng và rấthài lòng với năng lực phục vụ của MB

Nhóm câu hỏi theo thang đo “sự đồng cảm”: Kết quả khảo sát với 64%

số lượng khách hàng được hỏi cho rằng nhận được sự đồng cảm và thấu hiểu nhucầu doanh nghiệp của MB

Nhóm câu hỏi theo thang đo “Phương tiện hữu hình”: Kết quả khảo

sát cho thấy 76% số lượng khách hàng được hỏi cho rằng MB đáp ứng các yêu cầu

Trang 17

về phương tiện hữu hình như cơ sở vật chất, mạng lưới…

2.3 Đánh giá thực trạng phát triển về dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MB

Thứ ba, thu nhập từ bảo lãnh ngày càng trở nên hết sức quan trọng trong cơcấu thu dịch vụ với tỷ trọng chiếm trên 50% và có xu hướng tăng qua các năm

Thứ tư, về đa dạng hoá dịch vụ bảo lãnh: Cơ cấu bảo lãnh đa dạng về loạihình bảo lãnh (10 loại hình), về đối tượng doanh nghiệp, về thời hạn bảo lãnh…

Thứ năm, về kiểm soát rủi ro hoạt động bảo lãnh: thành công trong dịch vụbảo lãnh đối với nhóm khách hàng SME khi không phát sinh dư bảo lãnh quá hạn

2.3.2 Một số hạn chế của dịch vụ bảo lãnh

Thứ nhất, thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh trong giai đoạn vừa qua có mức tăngkhá chậm (đạt bình quân 6%/năm), chưa đạt được kế hoạch được giao của ban lãnhđạo ngân hàng

Thứ hai, chất lượng dịch vụ bảo lãnh còn nhiều yếu tố chưa đáp ứng đượcyêu cầu của khách hàng, tỷ lệ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ còn ởmức thấp so với mục tiêu ngân hàng đề ra

2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế trên

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân xuất phát từ 03 yếu tố cơ bản là môi trường kinh tế, môi trườngpháp lý và các đối thủ cạnh tranh

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, chính sách phí, ký quỹ chưa thực sự linh hoạt

Thứ hai, quy trình thủ tục phát hành bảo lãnh còn khá phức tạp

Thứ ba, trình độ nghiệp vụ của nhân viên chưa thực sự chuyên nghiệp

Trang 18

Thứ tư, công tác đào tạo nhân viên còn hạn chế.

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI

3.1 Phương hướng kinh doanh và mục tiêu phát triển dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MB

3.1.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của MB

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Ngân hàng đã định hướng hoạt động và phát triển dịch vụ bảo lãnh theohướng hoàn thiện quy trình và thủ tục bảo lãnh, thực hiện tăng trưởng quy mô bảolãnh trên cơ sở quản trị rủi ro đối với từng khoản bảo lãnh, đa dạng hóa sản phẩm…

3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh

3.2.1 Nhóm giải pháp tăng trưởng quy mô bảo lãnh

3.2.1.1 Tăng trưởng quy mô bảo lãnh

MB cần khai thác, tăng nguồn lực phát triển các nhóm bảo lãnh đang phổbiến trên thị trường, nhóm bảo lãnh đang chiếm tỷ trọng lớn tại Khối SME của MB

3.2.1.2 Tăng thu nhập từ hoạt động bảo lãnh

Xây dựng chính sách phí đảm bảo tính hợp lý, hấp dẫn, phù hợp biến độngcủa nền kinh tế, tận thu các loại phí phù hợp, gia tăng thu nhập cho ngân hàng

3.2.1.3 Tăng thị phần từ hoạt động bảo lãnh

MB cần tăng cường đẩy mạnh công tác quảng cáo, tuyên truyền để kháchhàng thấy rõ được điểm vượt trội của dịch vụ bảo lãnh MB so với ngân hàng khác

3.2.1.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh

MB cần thực hiện một số nhóm pháp như hoàn thiện quy trình, thủ tục bảolãnh theo hướng đơn giản hóa, tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng

3.2.1.5 Đa dạng hóa sản phẩm bảo lãnh

Ngân hàng có thể xây dựng một số loại bảo lãnh đặc thù, thời gian giảmthiểu tối đa đối với một số nhóm khách hàng VIP, khách hàng khó tính hoặc nhómphương án có mức độ rủi ro thấp (tỷ lệ ký quỹ cao, tài sản thanh khoản tốt…)

Trang 19

3.2.2 Nhóm giải pháp hạn chế rủi ro

3.2.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng

3.2.2.2 Tăng cường kiểm soát sau khi phát hành bảo lãnh

3.2.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ

3.2.3.1 Giải pháp nguồn nhân lực

Xây dựng, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên chất lượng theohướng tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng, đào tạo đội ngũ cán bộ, tạo chínhsách đãi ngộ hợp lý

3.2.3.2 Nâng cao hệ thống công nghệ

Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho công tác điều hành, tácnghiệp, xử lý và theo dõi hồ sơ được nhanh chóng, thuận tiện

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 Đối với Chính phủ và cơ quan quản lý Nhà nước

Ngân hàng mong muốn có được hệ thống pháp luật minh bạch, chính sáchđiều hành ổn định và linh hoạt

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

Phối hợp tốt với cơ quan ngang bộ khác như Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên vàmôi trường, Bộ Tư pháp… khi ban hành các văn bản, chính sách liên quan, đồngthời giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc liên quan của các Ngân hàng

MB Từ đó, luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với mục đíchkhắc phục những hạn chế trên Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian hạn chế, luậnvăn không tránh khỏi thiếu sót nhất định nên tác giả mong muốn nhận được sự góp

ý của Quý thầy, cô và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn

Trang 20

nguyễn đức thành

phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp

vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp quân đội

Chuyên ngành: KINH Tế tài chính - ngân hàng

Ngời hớng dẫn khoa học:

ts nguyễn xuân thắng

Hà Nội - 2015

Trang 21

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua giai đoạn khó khăn do sự ảnh hưởng từcuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những yếu kém nội tại của nền kinh tế từ thịtrường bất động sản, thị trường chứng khoán… ảnh hưởng lớn đến hoạt động Ngânhàng, là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu Nợ xấu đã khiến nhiềuNgân hàng gặp khó khăn trong hoạt động tín dụng đã và đang ảnh hưởng không nhỏđến lợi nhuận và vị thế của các Ngân hàng Do vậy, việc đa dạng hóa hoạt động tíndụng, giảm thiểu rủi ro nợ xấu đang là xu hướng tất yếu của các Ngân hàng Mộttrong những hướng đi đó là phát triển dịch vụ bảo lãnh

Hoạt động bảo lãnh ngày càng trở nên quan trọng trong hoạt động tín dụng,đóng góp lớn vào cơ cấu thu dịch vụ của Ngân hàng Đối với các doanh nghiệp vừa

và nhỏ (SME), do hạn chế về năng lực hoạt động, quy mô vốn và uy tín trên thịtrường, bảo lãnh là công cụ quan trọng trong việc tạo dựng niềm tin cho các đối tác,tạo điều kiện thuận lợi trong việc ký kết các giao dịch, hợp đồng kinh tế

Nắm bắt được xu hướng trên, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội(MB) đã không ngừng phát triển dịch vụ bảo lãnh nhằm đáp ứng tối đa nhu cầukhách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động… Hoạt động bảo lãnh của nhóm doanhnghiệp vừa và nhỏ MB trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tích đángghi nhận, góp phần nâng cao vị thế và thương hiệu của MB trong hệ thống Ngânhàng Tuy nhiên, kết quả bảo lãnh của MB trong giai đoạn vừa qua chưa đạt đượcyêu cầu theo kế hoạch đề ra của Ban lãnh đạo Ngân hàng Đồng thời, theo khảo sátthông tin từ 03 Chi nhánh điển hình của MB là Điện Biên Phủ, Thăng Long vàHoàng Quốc Việt, có khoảng 40% cán bộ tín dụng nhận được những phàn nàn từkhách hàng về việc quy trình và thủ tục phát hành bảo lãnh còn nhiều vướng mắc,hạn chế, gây khó khăn trong việc đáp ứng tiến độ nhu cầu của khách hàng Điều này

đã và đang ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng dịch vụ bảo lãnh, hình ảnh của Ngânhàng… dẫn đến một số lượng lớn khách hàng đã chuyển sang sử dụng dịch vụ này

ở các Ngân hàng khác với tỷ lệ dư bảo lãnh giảm 16% từ nhóm các khách hàng trêntrong giai đoạn quý I năm 2015

Trang 22

Nhận thức được tầm quan trọng của nội dung trên, tác giả đã lựa chọn đề tài

“Phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội” làm đề tài nghiên cứu của mình.

+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệpvừa và nhỏ Đánh giá thực trạng, mức độ tác động của các yếu tố đó đến dịch vụbảo lãnh

+ Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệpvừa và nhỏ tại MB

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng thương mại

– Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi không gian: Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại

cổ phần Quân đội

+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sử dụng báo cáo số liệu giai đoạn 2012 –

2014, đề xuất giải pháp thực hiện trong giai đoạn tiếp theo

4 Phương pháp nghiên cứu

– Luận văn kết hợp phương pháp nghiên cứu như thống kê, so sánh, phântích… và phương pháp điều tra khảo sát thực tế khách hàng để có được sự nhìnnhận khách quan từ phía khách hàng

+ Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp:

 Phương pháp thu thập số liệu: khảo sát điều tra chọn mẫu khách hàng vừa

và nhỏ (thông qua đại diện là Giám đốc hoặc Kế toán trưởng Công ty) trên cơ sở lập

Trang 23

bảng hỏi có sẵn áp dụng theo mô hình Khoảng cách chất lượng dịch vụ của Parasuraman cùng các cộng sự (1985) và mô hình SERVQUAL.

 Phương pháp phân tích số liệu: luận văn sử dụng các phương pháp thống kê

để tổng hợp các kết quả khảo sát, từ đó đưa ra những phân tích, đánh giá thực trạng

và giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ

+ Đối với nguồn dữ liệu thứ cấp:

 Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu được sử dụng từ các văn bản nội

bộ, chính sách tín dụng từng thời kỳ của Ngân hàng Nguồn số liệu được sử dụng từcác Báo cáo thường niên của MB qua các năm, báo cáo nội bộ của Khối doanhnghiệp vừa và nhỏ (SME)

 Phương pháp phân tích số liệu: Tác giả sử dụng phương pháp phân tíchđịnh lượng để đánh giá các chỉ tiêu mở rộng và phát triển quy mô Từ đó, tác giảđưa ra đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh

5 Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài

– Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu sẽ phân tích được các nội dung của dịch vụbảo lãnh, các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ bảo lãnh, các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụbảo lãnh

– Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu sẽ góp phần giúp đơn vị thấy rõ được thựctrạng phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhìn nhận đượcnhững ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện Từ đó, nghiêncứu dự kiến đóng góp một số giải pháp cụ thể, khả thi nhằm phát triển dịch vụ bảolãnh, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luậnvăn được kết cấu thành 03 chương như sau:

– Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng thương mại– Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệpvừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

– Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa

và nhỏ tại NHTMCP Quân đội

Trang 24

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ BẢO LÃNH

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế

1.1.1 Khái niệm

Theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ thì doanhnghiệp vừa và nhỏ được định nghĩa “là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanhtheo quy định của pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy

mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trongbảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổngnguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), có quy mô tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng trở xuống,tổng số lao động từ 300 người trở xuống đối với khu vực nông lâm, thủy sản vàcông nghiệp - xây dựng, tổng nguồn vốn từ 50 tỷ đồng trở xuống, tổng số lao động

từ 100 người trở xuống đối với khu vực thương mại, dịch vụ ” Theo báo cáo doanhnghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006 – 2011 của Tổng cục thống kê, tính đến hết năm

2011, tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 95% tổng số doanh nghiệp

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

– Tính chất hoạt động kinh doanh: doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tậptrung ở khu vực chế biến và dịch vụ, gần với người tiêu dùng, chủ yếu dưới dạngdoanh nghiệp vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, thực hiện các dịch vụ trong quátrình phân phối và thương mại hóa, dịch vụ sinh hoạt và giải trí hoặc trực tiếp thamgia chế biến sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng Nhờ vậy, doanh nghiệp vừa

và nhỏ có lợi thế về tính linh hoạt, có khả năng thay đổi mặt hàng, chuyển hướngkinh doanh

– Nguồn lực vật chất: các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường bị hạn chế bởivốn, tài nguyên, đất đai và công nghệ Sự khan hiếm về các nguồn lực này do nguồngốc hình thành doanh nghiệp Ngoài ra, nhóm doanh nghiệp trên có sự hạn hẹp

Trang 25

trong quan hệ với thị trường tài chính – tiền tệ, quá trình tự tích lũy có vai trò quyếtđịnh của từng doanh nghiệp.

– Năng lực quản lý điều hành: Theo nguồn gốc hình thành doanh nghiệp,các nhà quản trị thường nắm bắt bao quát và hầu hết các mặt của hoạt động kinhdoanh Họ được coi là nhà quản trị doanh nghiệp hơn là nhà quản lý chuyên sâu Do

đó, nhiều kỹ năng, nghiệp vụ quản lý của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đạtyêu cầu

– Tính phụ thuộc cao: Do các đặc điểm trên, doanh nghiệp vừa và nhỏthường bị thụ động ở các thị trường Tình trạng phụ thuộc vào thị trường, nhómdoanh nghiệp lớn khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ phá sản cao thì thịtrường biến động xấu

1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

– Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp.Căn cứ theo khái niệm tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP thì tính đến hết năm 2011,

doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 95% tổng số doanh nghiệp (theo Tổng cục thống kê).

– Doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi tạo ra việc làm chủ yếu ở Việt Nam: Theođặc điểm của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, thực tế tại Việt Nam, ta thấy toàn bộcác doanh nghiệp vừa và nhỏ mà phần lớn là khu vực ngoài quốc doanh là nguồnchủ yếu tạo ra công ăn việc làm cho tất cả các lĩnh vực, sử dụng 51% lao động xã

hội và đóng góp hơn 40% GDP cho cả nước (theo Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam).

– Hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động: sự ra đời

và khả năng phát triển của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào những nhà sánglập ra chúng Do đặc thù là số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn và thườngxuyên phải thay đổi để thích nghi với môi trường xung quanh, phản ứng với nhữngtác động bất lợi do sự phát triển, xu hướng tích tụ và tập trung hoá sản xuất Sự pháttriển của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào sự có mặt của đội ngũ này, và chính độingũ này sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế năng động, linh hoạt phù hợp với thị trường

Trang 26

– Khai thác và phát huy tốt các nguồn lực tại chỗ: doanh nghiệp vừa và nhỏ

có lợi thế về địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Thực tế đã cho thấy doanhnghiệp vừa và nhỏ đã có mặt ở hầu hết các vùng, địa phương, giúp cho doanhnghiệp tận dụng và khai thác tốt các nguồn lực tại chỗ

1.2 Dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm về dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Có nhiều khái niệm khác nhau về dịch vụ bảo lãnh Ngân hàng, tuy nhiên vềbản chất và phương thức thực hiện đều thể hiện bên bảo lãnh có trách nhiệm thựchiện thay nghĩa vụ của bên được bảo lãnh cho bên thụ hưởng khi bên được bảo lãnhkhông thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp đồng đã cam kết với bên thụ hưởng

– Theo Phan Thị Thu Hà (2013): “Cam kết bảo lãnh” là văn bản bảo lãnhcủa tổ chức tín dụng, bao gồm:

+ “Thư bảo lãnh”: là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức tíndụng về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàngkhi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kếtvới bên nhận bảo lãnh

+ “Hợp đồng cấp bảo lãnh”: là văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng vớikhách hàng và các bên liên quan (nếu có) về quyền và nghĩa vụ của các bên trongviệc thực hiện bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho khách hàng

– Theo Khoản 18, Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: “Bảo lãnhNgân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhậnbảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho kháchhàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã camkết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận”

– Theo Điều 361 Bộ luật dân sự: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây đượcgọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽthực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếukhi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúngnghĩa vụ Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiệnnghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình”

Trang 27

1.2.2 Đặc điểm và vai trò của bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.2.2.1 Đặc điểm của bảo lãnh

– Thứ nhất, bảo lãnh Ngân hàng là nghiệp vụ ngoại bảng (Phan Thị Thu Hà, 2013): Ngân hàng bảo lãnh trên cơ sở sử dụng uy tín của mình để cam kết với bên

nhận bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ đầy đủ và đúng hạn của bên được bảo lãnh Tạithời điểm phát hành bảo lãnh, Ngân hàng không phải xuất tiền ngay để thực hiện dịch

vụ nên nghiệp vụ bảo lãnh không làm thay đổi bảng cân đối kế toán của Ngân hàng

– Thứ hai, bảo lãnh Ngân hàng là mối quan hệ nhiều bên phụ thuộc lẫn nhau (Hồ Diệu, 2001)

+ Bảo lãnh thể hiện mối quan hệ giữa Ngân hàng (bên bảo lãnh), khách hàng(bên được bảo lãnh) và bên nhận bảo lãnh thông qua các hợp đồng độc lập

+ Hợp đồng kinh tế giữa bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh là cơ sởphát sinh yêu cầu bảo lãnh, xác định nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh phải thực hiện,

là căn cứ xác định giá trị, thời điểm mà Ngân hàng phải thực hiện trong trường hợpbên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng

+ Hợp đồng bảo lãnh thể hiện mối quan hệ tín dụng giữa bên bảo lãnh vàbên được bảo lãnh Theo đó, Ngân hàng sử dụng uy tín cam kết thực hiện nghĩa vụvới bên nhận bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện được.Ngược lại, bên được bảo lãnh cam kết thực hiện các điều khoản đảm bảo Ngân hàngquản lý được quá trình thực hiện như cung cấp báo cáo tiến độ, chuyển doanh thu…

– Thứ ba, tính độc lập tương đối của bảo lãnh (Phan Thị Thu Hà, 2013):

Bảo lãnh được phát sinh từ hợp đồng kinh tế, là cơ sở đảm bảo quyền lợi cho bênnhận bảo lãnh, tuy nhiên vẫn có sự độc lập tương đối so với hợp đồng Việc thanhtoán bảo lãnh căn cứ vào các điều khoản quy định trong thư bảo lãnh Bên thụhưởng được quyền đòi tiền Ngân hàng khi đáp ứng các điều kiện quy định trong thưbảo lãnh Trong thực tế, tính độc lập của bảo lãnh thể hiện rõ nhất khi sử dụng sinhmẫu thư bảo lãnh theo yêu cầu của bên nhận bảo lãnh “đòi tiền thanh toán màkhông cần chứng từ chứng minh” Ngược lại, tính độc lập của bảo lãnh giảm sút khi

sử dụng mẫu thư có quy định điều khoản đòi tiền thanh toán khi bên nhận bảo lãnh

Trang 28

cung cấp chứng từ chứng minh vi phạm hợp đồng Ngân hàng thường ưa thích mẫuthư có quy định điều kiện như trên để đảm bảo uy tín và lợi ích khi thực hiện tài trợ.

1.2.2.2 Chức năng của bảo lãnh

– Thứ nhất, bảo lãnh được dùng như công cụ bảo đảm (Hồ Diệu, 2001):

Đây chính là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh, đảm bảo quyền lợi cho bênthụ hưởng Trong giao dịch kinh tế, xây dựng, việc bảo đảm của các Ngân hàng chođối tác, đặc biệt là các đối tác nước ngoài hoặc đối tác lần đầu giao dịch tạo ra tínhchắc chắn cho giao dịch, sự tin tưởng cho người nhận bảo lãnh Với chức năng này,bảo lãnh thực sự đã gắn kết các đối tác giữa các quốc gia khác nhau, các đối tác lầnđầu giao dịch, thúc đẩy giao dịch thương mại, xây dựng…

– Thứ hai, bảo lãnh với vai trò như công cụ tài trợ (Phan Thị Thu Hà, 2013):

Thông qua bảo lãnh Ngân hàng, bên được bảo lãnh có thể được chiếm dụng vốn củađối tác như sử dụng tiền tạm ứng từ bên nhận bảo lãnh, được trả chậm tiền thanhtoán…, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện thành công hợp đồng Như vậy, mặc dùkhông trực tiếp cấp vốn nhưng Ngân hàng đã giúp bên được bảo lãnh được hưởng lợiích tương tự hình thức cho vay Với ý nghĩa trên, bảo lãnh Ngân hàng đã đáp ứng nhucầu tiếp cận vốn của doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển và mở rộng sản xuất kinhdoanh Đồng thời, bảo lãnh Ngân hàng được coi là một hình thức cấp tín dụng

– Thứ ba, bảo lãnh là công cụ đôn đốc hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng (Hồ Diệu, 2001): Do bảo lãnh là thư cam kết của Ngân hàng thực hiện thay nghĩa vụ khi

bên được bảo lãnh vi phạm cam kết nên Ngân hàng và bên được bảo lãnh có áp lựctheo dõi và thực hiện cam kết theo đúng quy định của hợp đồng Chức năng này tácđộng đến các bên trong quan hệ bảo lãnh như sau:

+ Đối với bên được bảo lãnh: Khi vi phạm hợp đồng, doanh nghiệp sẽ phảithực hiện thanh toán bảo lãnh cho bên thụ hưởng, gây mất uy tín với bên nhận bảolãnh cũng như với Ngân hàng, khó khăn cho các lần giao dịch tiếp theo Do vậy,doanh nghiệp luôn có xu hướng cố gắng hoàn thành hợp đồng theo đúng cam kếtvới bên nhận bảo lãnh

+ Đối với Ngân hàng: Bảo lãnh là hình thức cam kết của Ngân hàng, chịurủi ro phải thực hiện thanh toán khi bên được bảo lãnh không thực hiện được camkết Theo đó, Ngân hàng phải thực hiện cho vay bắt buộc để thanh toán cho bên thụ

Trang 29

hưởng Ngân hàng sẽ ghi nhận khoản nợ xấu và hạch toán vào bảng cân đối kế toán.Điều này ảnh hưởng đến tình hình tài chính và phần nào là uy tín của Ngân hàng.

Do đó, Ngân hàng có áp lực phải kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện, đảm bảodoanh nghiệp thực hiện đúng cam kết theo hợp đồng

+ Đối với bên nhận bảo lãnh: Tuy bảo lãnh là công cụ đảm bảo quyền lợicho bên thụ hưởng, có thể đòi thanh toán từ Ngân hàng khi bên được bảo lãnh viphạm cam kết Tuy nhiên, đây cũng không phải là điều bên thụ hưởng mong muốn.Thông thường, hợp đồng kinh tế thường gắn liến với các hạng mục công việc dự ánkhác và chịu áp lực hoàn thành giao dịch, dự án của cấp trên hay đối tác khác Dovậy, bên nhận bảo lãnh cũng có xu hướng theo dõi và quản lý hoạt động của bênđược bảo lãnh, đảm bảo hoàn thành hợp đồng đúng thời hạn

1.2.2.3 Vai trò của bảo lãnh Ngân hàng

– Đối với Ngân hàng: Trước tiên, hoạt động bảo lãnh mang lại nguồn thu

cho Ngân hàng thông qua cơ chế thu phí bảo lãnh, tiền gửi không kỳ hạn từ việc kýquỹ hoặc tiền thanh toán từ đối tác Lợi nhuận từ hoạt động bảo lãnh ngày càngđược chú trọng, do Ngân hàng không phải bỏ vốn đối với phương thức tài trợ trên.Đồng thời, hoạt động tài trợ bảo lãnh giúp Ngân hàng có thể đa dạng hóa sản phẩm,dịch vụ, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh Đối với các khách hàng đặcthù chỉ phát sinh nhu cầu bảo lãnh, việc cung cấp dịch vụ giúp duy trì mối quan hệvới khách hàng, nâng cao vị thế, góp phần xây dựng thương hiệu của Ngân hàng

– Đối với doanh nghiệp

+ Đối với bên được bảo lãnh: Bảo lãnh ngân hàng giảm thiểu căng thẳng vềnguồn vốn đối với doanh nghiệp Trong các giao dịch quốc tế hoặc giao dịch lầnđầu phát sinh, bảo lãnh ngân hàng thể hiện phần nào uy tín của doanh nghiệp vớibên nhận bảo lãnh, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp được chiếm dụng vốnvới chi phí thấp (phí bảo lãnh thấp hơn khá nhiều so với lãi suất đi vay) Đồng thời,trong quá trình thẩm định phương án, ngân hàng cũng có thông tin đánh giá uy tíncủa đối tác, tư vấn phương án sử dụng vốn hiệu quả, nâng cao hiệu quả hoạt độngcho doanh nghiệp

Trang 30

+ Đối với bên nhận bảo lãnh: Bảo lãnh ngân hàng là công cụ mang lại sựđảm bảo lợi ích cho bên thụ hưởng Với điều khoản cung cấp bảo lãnh ngân hàngtrong hợp đồng, bên nhận bảo lãnh có thể giảm thiểu các chi phí từ hoạt động tìmkiếm thông tin, lựa chọn đối tác thực hiện và giúp ký kết hợp đồng kinh tế, giaodịch được thuận lợi Khi có rủi ro xảy ra, bên nhận bảo lãnh có thể đòi thanh toán từphía ngân hàng thông qua thư bảo lãnh và các chứng từ chứng minh vi phạm hoặctheo quy định của thư.

– Đối với nền kinh tế: Theo các nội dung phân tích ở trên, các bên tham gia

đều có những lợi ích nhất định trong quá trình giao dịch, thúc đẩy quá trình ký kếthợp đồng, luân chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ, góp phần tăng trưởng và pháttriển nền kinh tế

1.2.3 Rủi ro đối với các bên trong quá trình bảo lãnh

– Đối với bên bảo lãnh: Là rủi ro gián tiếp và chủ yếu xuất phát từ rủi ro của

bên được bảo lãnh Rủi ro của ngân hàng chính là phải thực hiện nghĩa vụ cho bênthụ hưởng khi bên được bảo lãnh vi phạm cam kết và không có khả năng hoàn trảvới bên thụ hưởng Do vậy, mọi rủi ro của bên được bảo lãnh chính là rủi ro củangân hàng Đồng thời, do bảo lãnh ngân hàng là mối quan hệ giao dịch giữa bên bảolãnh, bên được bảo lãnh và bên thụ hưởng, xuất phát rủi ro bên được bảo lãnh vàbên thụ hưởng cấu kết và tạo ra giao dịch giả mạo để trục lợi ngân hàng Điều nàyđặc biệt dễ xảy ra hơn với hình thức bảo lãnh vô điều kiện Khi đó, bên thụ hưởng

có thể yêu cầu đòi tiền thanh toán Ngân hàng mà không cần bất cứ tài liệu, chứng từchứng minh khách hàng/bên được bảo lãnh vi phạm cam kết

– Đối với bên được bảo lãnh: Căn cứ theo hợp đồng kinh tế và hợp đồng

cấp bảo lãnh, bên được bảo lãnh phải thực hiện hợp đồng theo đúng cam kết tronghợp đồng kinh tế ký kết với chủ đầu tư Bên được bảo lãnh, đặc biệt là nhóm doanhnghiệp vừa và nhỏ chịu ảnh hưởng lớn từ các rủi ro kinh doanh thông thường nhưrủi ro thị trường, rủi ro thiên tai… trong quá trình hoàn thành hạng mục công việcđúng tiến độ theo cam kết Đặc biệt, với nguồn lực hạn chế đối với các yếu tố sảnxuất như vốn, công nghệ, nhân lực…, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn lớntrong việc thích nghi với những điều kiện và hoàn cảnh bất lợi, khả năng ứng phó

Trang 31

kịp thời là khá hạn chế Đồng thời, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mức độ uytín trên thị trường không cao, dẫn đến vị thế đàm phán thấp so với chủ đầu tư trongviệc ký kết hợp đồng kinh tế Do vậy, các hợp đồng thường có những điều khoản cólợi cho bên thụ hưởng và bất lợi cho khách hàng Ngoài ra, bên được bảo lãnh cònchịu rủi ro tiềm ẩn bên thụ hưởng yêu cầu đòi tiền vô căn cứ (bảo lãnh vô điềukiện) Khi đó, khách hàng vừa ảnh hưởng về tài chính (bồi thường cho chủ đầu tư)vừa ảnh hưởng đến uy tín với Ngân hàng.

– Đối với bên thụ hưởng bảo lãnh: Bảo lãnh Ngân hàng là công cụ bảo đảm

quyền lợi cho bên thụ hưởng khi rủi ro xảy ra Tuy nhiên, rủi ro của bên thụ hưởngchính là tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Ngân hàng bảo lãnh Đồngthời, khi bên thụ hưởng yêu cầu đòi tiền thanh toán, quy trình bồi thường của Ngânhàng phát hành cũng gây khó khăn cho bên thụ hưởng, đặc biệt là bảo lãnh thanhtoán có điều kiện Ngoài ra, việc bên bảo lãnh vi phạm cam kết có thể ảnh hưởngchung đến tiến độ thực hiện công trình hoặc các hạng mục công việc còn lại củaChủ đầu tư Các chi phí đó có thể không nằm trong giá trị bảo lãnh và gây thiệt hạicho bên thụ hưởng

1.2.4 Phân loại bảo lãnh

1.2.4.1 Theo phương thức phát hành bảo lãnh

– Bảo lãnh trực tiếp: là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng chịu trách nhiệmphát hành bảo lãnh trực tiếp theo yêu cầu của người được bảo lãnh (không qua trunggian) Sau khi ngân hàng đã bồi thường cho người thụ hưởng bảo lãnh, ngân hàng

có thể trực tiếp truy đòi bồi hoàn từ người được bảo lãnh (Hồ Diệu, 2001)

(1): Hợp đồng chính được ký kết giữa bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh

(2): Theo yêu cầu của hợp đồng, bên được bảo lãnh đề nghị ngân hàng phát hànhbảo lãnh

(3): Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh

Ngân hàng bảo lãnhBên được bảo lãnh 1 Bên nhận bảo lãnh

Trang 32

– Bảo lãnh gián tiếp: là loại bảo lãnh trong đó người được bảo lãnh sẽ yêu cầungân hàng thứ nhất (gọi là ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng thứ 2 (ngân hàngphát hành) đưa ra cam kết bảo lãnh chuyển cho người thụ hưởng Trong loại bảo lãnhnày, người được bảo lãnh không trực tiếp bồi hoàn cho ngân hàng phát hành bảo lãnh

mà chính ngân hàng chỉ thị sẽ chịu trách nhiệm bồi hoàn cho ngân hàng phát hành,thông qua một cam kết gọi là đối ứng do chính ngân hàng này đưa ra Bảo lãnh đốiứng cũng có nội dung và điều khoản quy định như trong bảo lãnh chính Sau khi đãbồi hoàn cho ngân hàng phát hành bảo lãnh chính, đến lượt mình ngân hàng chỉ thị lại

có thể truy đòi từ người được bảo lãnh (Hồ Diệu, 2001) Như vậy, trong bảo lãnhgián tiếp có ít nhất 4 thành phần tham gia là: Ngân hàng phát hành bảo lãnh, ngânhàng chỉ thị, người được bảo lãnh và người thụ bảo lãnh Bảo lãnh này thường được

sử dụng trong trường hợp bảo lãnh có yếu tố nước ngoài và ngân hàng phát hành ở tạiquốc gia của người thụ hưởng, tăng quyền lợi cho bên thụ hưởng

(1): Hợp đồng chính được ký kết giữa bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh(2): Bên được bảo lãnh đề nghị Ngân hàng phục vụ mình (Ngân hàng thứ nhất) rachỉ thị cho Ngân hàng chính (Ngân hàng thứ hai) phát hành bảo lãnh

(3): Ngân hàng thứ nhất chỉ thị cho Ngân hàng thứ hai phát hành bảo lãnh, đồngthời cam kết bồi hoàn bảo lãnh đối ứng

(4): Ngân hàng thứ hai phát hành bảo lãnh

1.2.4.2 Theo bản chất bảo lãnh

– Bảo lãnh đồng nghĩa vụ (còn được gọi là bảo lãnh bổ sung) là loại bảolãnh trong đó ngân hàng và người được bảo lãnh được xem là có cùng nghĩa vụ.Tuy nhiên, nghĩa vụ của người được bảo lãnh là nghĩa vụ đầu tiên, nghĩa vụ củangân hàng chỉ là nghĩa vụ bổ sung, nghĩa vụ bổ sung chỉ được thực hiện khi có bằng

Ngân hàng phát hành

(Ngân hàng thứ hai)

Bên thụ hưởng

Ngân hàng chỉ thị(Ngân hàng thứ nhất)

Bên được bảo lãnh

21

34

Trang 33

cứ xác nhận rằng nghĩa vụ đầu tiên bị vi phạm (Nguyễn Thị Mùi, 2014) Do tínhchất trên, loại bảo lãnh này ít được sử dụng trong phạm vi quốc tế vì các Ngân hàngkhó giám sát được hoạt động của bên được bảo lãnh.

– Bảo lãnh độc lập: là loại bảo lãnh hiện đại, trong đó nghĩa vụ của ngânhàng và của người được bảo lãnh hoàn toàn tách rời nhau Việc thực hiện thanh toánchỉ căn cứ vào những điều kiện, điều khoản trong văn bản bảo lãnh được thỏa mãn

mà thôi Tuy nhiên, tính độc lập của loại bảo lãnh này không hoàn toàn tuyệt đối màphụ thuộc vào các điều kiện thanh toán đã được quy định trong văn bản bảo lãnhgiữa ngân hàng và bên thụ hưởng Bảo lãnh độc lập mang lại sự thuận lợi lớn chongân hàng phát hành và người thụ hưởng (Nguyễn Thị Mùi, 2014)

1.2.4.3 Theo mục đích phát hành bảo lãnh

– Thứ nhất, bảo lãnh dự thầu

+ Khái niệm: Là cam kết của ngân hàng với chủ đầu tư (hay chủ thầu) vềviệc trả tiền phạt thay cho bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm các quy định tronghợp đồng dự thầu (Phan Thị Thu Hà, 2013)

+ Mục đích: Bảo đảm cho bên dự thầu không rút lui, ký hợp đồng và khôngđược thay đổi ý định khi đã trúng thầu

+ Giá trị bảo đảm dự thầu: Thường từ 1 – 5% giá trị hợp đồng

+ Điều kiện để bên thụ hưởng (chủ đầu tư) đòi tiền bên được bảo lãnh khi:

 Nhà thầu rút hồ sơ dự thầu trong thời gian còn hiệu lực quy định trong bảolãnh dự thầu

 Khi được chủ đầu tư thông báo trúng thầu trong thời gian còn hiệu lực củabảo đảm dự thầu mà nhà thầu:

Không ký hợp đồng theo phần chỉ dẫn khi được chủ thầu yêu cầu hoặc;Không nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho chủ đầu tư

– Thứ hai, bảo lãnh thực hiện hợp đồng

+ Khái niệm: Là cam kết của ngân hàng về việc chi trả tổn thất thay chokhách hàng nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ hợp đồng như cam kết, gây tổnthất cho bên thứ ba (Phan Thị Thu Hà, 2013)

Trang 34

+ Giá trị: Thông thường từ 5 – 15% giá trị hợp đồng, là loại bảo lãnh phổbiến nhất trong hoạt động giao dịch thương mại, xây dựng… Giá trị bảo lãnh có thểđược giảm dần theo tiến độ thực hiện hợp đồng.

+ Thời gian: Thông thường quy định từ khi ký hợp đồng đến ngày cụ thểtheo thỏa thuận giữa các bên hoặc đến khi hoàn thành hợp đồng như bàn giao hànghóa, nghiệm thu máy móc, công trình đưa vào sử dụng…

– Thứ ba, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước

+ Khái niệm: Là cam kết của ngân hàng về việc sẽ hoàn trả tiền ứng trướccho bên mua (người hưởng bảo lãnh) nếu bên cung cấp (người được bảo lãnh)không trả (Phan Thị Thu Hà, 2013)

+ Mục đích: Bảo đảm cho bên thụ hưởng nhận lại số tiền đã ứng trước chonhà thầu/bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiệnđược hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt vì lý do khách quan

+ Giá trị và thời hạn: Thông thường, bảo lãnh có giá trị từ 10 – 30% giá trị hợpđồng (thường bằng đúng giá trị tạm ứng cho bên được bảo lãnh) Giá trị của bảo lãnhcũng có thể giảm dần theo tiến độ thực hiện hợp đồng tùy theo thỏa thuận giữa các bên.Thời gian bảo lãnh thông thường từ ngày tiền tạm ứng về đến khi bên thụ hưởng/chủđầu tư thu hồi hết tiền tạm ứng hoặc đến khi bàn giao, nghiệm thu hàng hóa…

– Thứ tư, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm

+ Khái niệm: Là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành chobên nhận bảo lãnh bảo đảm khách hàng thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượngcủa sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh Trường hợp kháchhàng bị phạt tiền do không thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng về chấtlượng sản phẩm với bên nhận bảo lãnh mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạtcho bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết(Nguyễn Thị Mùi, 2014)

+ Mục đích: Chủ yếu được sử dụng trong hợp đồng xây dựng, hợp đồngmua bán máy móc thiết bị Trong thời gian hiệu lực của bảo lãnh, xảy ra các vấn đềvới sản phẩm, công trình xây dựng… thì bên thụ hưởng có quyền yêu cầu bên đượcbảo lãnh và ngân hàng có trách nhiệm sửa chữa hoặc bồi thường

Trang 35

+ Giá trị và thời hạn: Bảo lãnh này có giá trị thấp, thường là 5% giá trị hợpđồng, thời gian hiệu lực thông thường là 12 tháng kể ngày bàn giao thiết bị hoặcnghiệm thu, đưa công trình vào sử dụng.

– Thứ năm, bảo lãnh thanh toán

+ Khái niệm: Là cam kết của ngân hàng về việc sẽ thanh toán tiền theo đúnghợp đồng thanh toán cho người thụ hưởng nếu khách hàng của ngân hàng khôngthanh toán đủ (Phan Thị Thu Hà, 2013)

+ Mục đích: Bảo đảm cho bên thụ hưởng tính chắc chắn của nguồn tiềnthanh toán khi đồng ý cho đối tác trả chậm

+ Giá trị và thời hạn bảo lãnh: Giá trị bảo lãnh thường bằng giá trị hàng hóađược trả chậm Thời gian bảo lãnh tùy thuộc thỏa thuận giữa các bên, thông thường

từ 7 đến 45 ngày

– Thứ sáu, bảo lãnh hoàn trả vốn vay (bảo lãnh vay vốn)

+ Khái niệm: Là cam kết của ngân hàng đối với người cho vay (tổ chức tíndụng, các cá nhân,…) về việc sẽ trả gốc và lãi đúng hạn nếu khách hàng (người đivay) không trả được (Phan Thị Thu Hà, 2013)

+ Đặc điểm: Hình thức bảo lãnh này tương đối phức tạp khi số tiền bảo lãnhthường lớn, Ngân hàng cần đánh giá tính khả thi của phương án, nguồn trả nợ và tàisản đảm bảo của bên được bảo lãnh vì chính Ngân hàng sẽ phải trả nợ thay khi đốitác không thanh toán đúng hạn

+ Giá trị và thời hạn: Theo thỏa thuận cụ thể giữa các bên, thông thường phùhợp với giá trị và thời hạn của hợp đồng vay vốn

1.2.4.4 Theo điều kiện phát hành bảo lãnh

– Bảo lãnh theo yêu cầu: là loại bảo lãnh mà điều kiện thanh toán của nó

là người thụ hưởng bảo lãnh chỉ cần xuất trình yêu cầu thanh toán cho ngânhàng phát hành (Hồ Diệu, 2001) Yêu cầu thanh toán có thể là văn bản yêu cầuthanh toán hoặc văn bản yêu cầu thanh toán kèm với tờ trình về sự vi phạm hợpđồng của người được bảo lãnh Các văn bản trên đều do người thụ hưởng đơnphương lập, không cần có căn cứ xác nhận của người được bảo lãnh hoặc bênthứ ba nào khác

Trang 36

– Bảo lãnh kèm chứng từ: là loại bảo lãnh mà điều kiện thanh toán là phải

có chứng từ xác nhận của bên thứ ba, thường là một bên độc lập có đủ tư cáchchuyên môn để xác nhận (Hồ Diệu, 2001)

1.3 Phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại

1.3.1 Quan điểm phát triển dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng thương mại

Phát triển dịch vụ bảo lãnh Ngân hàng được hiểu là các hoạt động thúc đẩy tăngtrưởng dịch vụ bảo lãnh thông qua việc tăng trưởng số dư bảo lãnh bình quân, gia tăngthu nhập, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao thị phần và tăng cường kiểm soát rủi ro bảolãnh Để đạt được mục tiêu trên, Ngân hàng có thể sử dụng kết hợp phương pháp pháttriển dịch vụ bảo lãnh theo chiều rộng và phát triển bảo lãnh theo chiều sâu

– Phát triển bảo lãnh theo chiều rộng: Ngân hàng mở rộng thị trường, tiếp

cận đối với những khách hàng mới theo vùng địa lý và theo đối tượng khách hàng

+ Phát triển dịch vụ bảo lãnh theo vùng địa lý: Mở rộng thị trường theophạm vi hành chính, hướng tới những khu vực chưa tiếp cận hoặc tiếp cận hạn chếnhằm gia tăng số lượng khách hàng mới Để phát triển theo hình thức trên, Ngânhàng cần duy trì các hình thức tiếp thị, giới thiệu sản phẩm trong khoảng thời giannhất định, đồng thời tổ chức được mạng lưới phát triển sản phẩm tối ưu

+ Phát triển dịch vụ bảo lãnh theo đối tượng khách hàng: Ngân hàng tiếp cậntới các phân khúc thị trường còn nhiều tiềm năng khai thác theo lĩnh vực kinhdoanh, quy mô doanh nghiệp… Đồng thời, ngân hàng có thể tiếp cận nhóm đốitượng khách hàng từ các ngân hàng khác với những lợi thế cạnh tranh như mức phí,chính sách chăm sóc khách hàng…

– Phát triển dịch vụ bảo lãnh theo chiều sâu: Ngân hàng khai thác tối đa

nhu cầu đối với những khách hàng đang có quan hệ giao dịch theo hình thức đadạng hóa sản phẩm bảo lãnh Việc đa dạng hóa sản phẩm bảo lãnh tạo điều kiệnthuận lợi cho ngân hàng đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của khách hàng, đồngthời nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh Một số hình thức đa dạng hóa dịch vụbảo lãnh của ngân hàng như sau:

Trang 37

+ Phát triển dịch vụ mới trên cơ sở hoàn thiện các dịch vụ hiện có về nộidung và hình thức Hình thức chủ yếu đánh giá ưu và nhược điểm đối với dịch vụbảo lãnh hiện tại và đưa ra các giải pháp hoàn thiện.

+ Phát triển dịch vụ mới tương đối: Phát triển các sản phẩm bảo lãnh mớivới bản thân ngân hàng nhưng đã được áp dụng đối với các ngân hàng khác trên thịtrường Hình thức này chủ yếu tham khảo và học hỏi kinh nghiệm từ các đối thủ đitrước, không đòi hỏi nhiều về chi phí nghiên cứu thị trường

+ Phát triển dịch vụ mới tuyệt đối: Phát triển các sản phẩm bảo lãnh mớihoàn toàn đối với cả ngân hàng và thị trường Hình thức này đòi hỏi ngân hàng cầnđầu tư thời gian và chi phí nghiên cứu nhu cầu thị trường, nhằm khai thác tối đa nhucầu khách hàng khi áp dụng sản phẩm

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng thương mại

1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu về quy mô, tốc độ phát triển dịch vụ bảo lãnh

– Tăng trưởng quy mô dịch vụ bảo lãnh

+ Công thức tính:

t

t 1

t 1Quy m« b¶o l·nh n¨m - Quy m« b¶o l·nh n

– Phát triển thị phần dịch vụ bảo lãnh hàng năm

+ Công thức tính:

Trang 38

t t 1Gia t¨ng thÞ phÇn b¶o l·nh = ThÞ phÇn n¨m  ThÞ phÇn n¨m 

t t

t

D b¶o l·nh SME Ng©n hµng X n¨mThÞ phÇn b¶o l·nh n¨m = x100%

D b¶o l·nh SME hÖ thèng Ng©n hµng n¨m+ Ý nghĩa: Chỉ tiêu này thể hiện thị phần bảo lãnh khách hàng SME củaNgân hàng X bất kỳ năm sau cao hơn năm trước bao nhiêu phần trăm, phản ánh sựgia tăng tương đối so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường

+ Cùng với việc gia tăng doanh số bảo lãnh và thu nhập từ hoạt động bảolãnh thì thị phần bảo lãnh cũng là chỉ tiêu trọng yếu đánh giá vị thế cạnh tranh củangân hàng so với các đối thủ trên thị trường Qua sự biến động của thị phần bảolãnh, ngân hàng có thể đánh giá được mức độ thu hút khách hàng sử dụng dịch vụbảo lãnh Thị phần bảo lãnh gia tăng thể hiện tốc độ tăng tương đối so với các đốithủ trong hệ thống ngân hàng

1.3.2.2 Nhóm chỉ tiêu về chất lượng, hiệu quả, an toàn của dịch vụ bảo lãnh

– Tăng trưởng thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh

+ Đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng, để xét về tính hiệu quả thì chỉtiêu lợi nhuận được đánh giá là một trong các chỉ tiêu quan trọng nhất Đặc biệttrong bối cảnh khó khăn chung của hệ thống ngân hàng đối với hoạt động cho vay,thì lợi nhuận từ hoạt động bảo lãnh là chỉ tiêu vô cùng quan trọng, thể hiện hiệu quảđem lại từ dịch vụ bảo lãnh

– Đa dạng hóa các sản phẩm bảo lãnh

Theo phân tích ở trên, hoạt động bảo lãnh được phân loại làm nhiều hìnhthức và mục đích khác nhau Theo từng cách phân loại, mỗi loại hình bảo lãnh có

Trang 39

nhiều mục đích sử dụng và hướng tới những đối tượng riêng Tuy nhiên, do tínhchất hạn chế nhất định về nguồn lực và sự cạnh tranh nên các ngân hàng mới chỉ tậptrung vào một hay một số nhóm đối tượng nhất định Do đó, nhiều loại hình bảolãnh chưa được chú trọng và phát triển Điều này dẫn đến hoạt động bảo lãnh chưađáp ứng được nhu cầu bảo lãnh của các khách hành, doanh số bảo lãnh còn ở mứchạn chế Sự đa dạng hóa dịch vụ bảo lãnh thể hiện uy tín và nguồn lực phát triển củamột ngân hàng trong hoạt động bảo lãnh Đây cũng chính là mục tiêu ngân hàng cầnhướng đến trong quá trình phát triển.

– Kiểm soát rủi ro từ dịch vụ bảo lãnh

+ Công thức tính

t t

t

D b¶o l·nh SME qu¸ h¹n n¨m

D b¶o l·nh qu¸ h¹n n¨m = x100%

D b¶o l·nh SME n¨m+ Ý nghĩa: phản ánh tỷ lệ dư bảo lãnh quá hạn và ngân hàng phải thực hiệnthay nghĩa vụ của khách hàng SME trên tổng số dư bảo lãnh của nhóm khách hàngSME Chỉ tiêu này càng thấp sẽ thể hiện dịch vụ bảo lãnh an toàn càng cao vàngược lại

+ Dư bảo lãnh chỉ được hạch toán là tài sản xấu trong nội bảng khi ngân hàngtiến hành cho vay bắt buộc để thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng Do đó, ngânhàng cần hạn chế tối đa số lượng hợp đồng và giá trị nghĩa vụ ngân hàng phải thựchiện thay cho khách hàng, đảm bảo chất lượng của dịch vụ bảo lãnh Để đạt được điều

đó, ngân hàng cần thẩm định chặt chẽ đối với từng khách hàng và từng phương án cụthể và khả năng giám sát, quản lý sau phát hành của các cán bộ tín dụng

– Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ bảo lãnh

Hoạt động bảo lãnh là hoạt động cung cấp dịch vụ hướng đến khách hàng

Do vậy, để phát triển dịch vụ bảo lãnh, ngân hàng cần tìm hiểu nhu cầu cụ thể, khảosát sự đánh giá chất lượng dịch vụ từ phía khách hàng và đưa ra các giải pháp hoànthiện chất lượng dịch vụ bảo lãnh

+ Dựa trên nghiên cứu mô hình Khoảng cách chất lượng dịch vụ của Parasuraman và cộng sự (1985): “Chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong

Trang 40

đợi (kỳ vọng) của khách hàng và nhận thức (cảm nhận) của họ khi đã sử dụng dịchvụ” (A Parasuraman and Valarie A Zeithaml, & Leonard L Berry, 1985) Do chấtlượng dịch vụ là khái niệm rộng, việc xây dựng thang đo lường mức độ hài lòng củakhách hàng gặp nhiều khó khăn Đây cũng chính là vấn đề nghiên cứu đối với môhình trên Parasuraman và các cộng sự đã xây dựng mô hình đo lường chất lượngdịch vụ dựa trên các khoảng cách chất lượng.

 Khoảng cách 1 (KC1): khoảng cách giữa nhận thức của công ty về kỳvọng của khách hàng với kỳ vọng của khách hàng Bản chất sự khác biệt trên kháchhàng chưa nhìn nhận đúng đắn đặc điểm của dịch vụ trong yêu cầu của khách hàng

 Khoảng cách 2 (KC2): khoảng cách giữa nhận thức của công ty về kỳvọng của khách hàng với các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ

 Khoảng cách 3 (KC3): khoảng cách giữa tiêu chuẩn dịch vụ với dịch vụthực tế cung cấp cho khách hàng

 Khoảng cách 4 (KC4): khoảng cách giữa chất lượng dịch vụ thực tế vàchất lượng dịch vụ đã thông tin tới khách hàng

 Khoảng cách 5 (KC5): khoảng cách giữa dịch vụ khách hàng nhận được

và kỳ vọng của khách hàng về dịch vụ KC5 cũng chính là khái niệm về chất lượngdịch vụ theo mô hình của Parasuraman và các cộng sự KC 5 phụ thuộc vào KC1,KC2, KC3 và KC4 theo đánh giá bản chất của các khoảng cách Để nâng cao chấtlượng dịch, nhà cung cấp dịch vụ cần rút ngắn khoảng cách 5

+ Mô hình đo lường 10 khía cạnh của chất lượng dịch vụ, bao gồm: Tincậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, tiếp cận, lịch sự, thông tin, tín nhiệm, an toàn, hiểubiết khách hàng, phương tiện hữu hình Tuy nhiên, đến năm 1988, Parasuraman vàcác cộng sự đã cải tiến mô hình, tạo ra mô hình SERVQUAL, dùng để đánh giá cảmnhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ và giảm từ 10 thang đo xuống còn 5thang đo (tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, đồng cảm và phương tiện hữu hình),

cụ thể:

 Tin cậy (Reliability): phản ánh khả năng cung cấp dịch vụ đầy đủ, chấtlượng và đúng hạn theo các cam kết và giới thiệu dịch vụ của nhà cung cấp vớikhách hàng

Ngày đăng: 12/04/2020, 16:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w