Dệt may trong quá trình hội nhập
Trang 1MỤC LỤC
Lời mở đầu Nội dung I Lý luận chung
1 Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 1.1 Tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam
1.2 Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
1.3 Quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 2 Khả năng cạnh tranh
2.1 Khái niệm cạnh tranh
2.2 Cạnh tranh dưới các góc độ tiếp cận
3 Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của một ngành công nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập
3.1 Năng suất lao động 3.2 Tăng trưởng
3.3 Thị trường xuất khẩu 3.4 Giá cả
1.2 Thực trạng của hàng dệt may Việt Nam
2 Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam
III Những biện pháp đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Viẹt Nam
1 Giải pháp từ phía nhà nước 2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp
Trang 2KILOBOOKS.COM2.1 Đẩy mạnh việc mở rộng thị trường xuất khẩu
2.2 Thực hiện chiến lược tăng tốc đầu tư 2.3 Đào tạo phát triển về nguồn nhân lực 2.4 Nâng cao khả năng cạnh tranh
Trang 3Nội Dung
I LÝ LUẬN CHUNG
1 Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam
Ngày nay, xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển đã ngày càng trở thành xu thế lớn phản ánh những đòi hỏi, bức xúc của các quốc gia, dân tộc vì sự phát triển kinh tế giữa các nước Khi toàn cầu hoá về kinh tế trở thành một xu hướng khách quan thì yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế càng trở nên cấp bách Quốc gia nào không thực hiện hội nhập kinh tế tức là đã tự loai mình ra ngoài lề của sự phát triển
1.1.Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Trang 4Có thể nói, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thực sự bắt đầu
cùng với sự nghiệp đổi mới, được Đại Hội VI khởi xướng Đồng thời tung bước tiến hành tự do hoá các hoạt động kinh tế, mở cửa thị trường và tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới Quá trình tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của Việt Nam là một quá trình mang tính chủ động, xuất phát từ việc thừa nhận các lợi ích to lớn do hội nhập kinh tế – thương mại khu vực và quốc tế mang lại
- Từ năm 1993 đến nay Việt Nam đã khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như IMF, WB, ADB
- Ngày 25-7-1995, Việt Nam gia nhập ASEAN đồng thời từ ngày 1-1-1996 chúng ta bắt đầu thực hiện nghĩa vụ và các cam kết trong chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung ( CEPT ) của AFTA
- Tháng 3-1996, Nước ta tham gia diễn đàn hợp tác A- Âu (ASEM ) với tư cách là thành viên chính thức của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu A Thái Bình Dương ( APEC )
- Việt Nam tích cực đàm phán để ra nhập WTO (tổ chức thương mại thế giới ) Bên cạnh việc tham gia liên kết kinh tế song phương và đa phương như đã nêu ở trên Trong nhiều năm qua Việt Nam cũng đồng thời tham gia vào các liên kết kinh tế tiểu vùng như : lưu vực sông Mê Kông mở rộng ( GMS ) Hành lang đông tây ( WEC ) Tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Campuchia…
Như vậy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là một tiến trình từng bước từ thấp đến cao, diễn ra trên cả phương diện đơn phương, song phương và đa phương lồng ghép các phạm vi tiểu vùng, khu vuực, liên khu vực và toàn cầu, diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực gồm hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ
1.2 Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo cơ hội để các nhà sản xuất kinh doanh Việt Nam mở rộng quan hệ, tiếp cận phương thức quản lý tiên tiến, tiếp thu khoa học công nghệ mới của quốc tế, dám đương đầu với cạnh tranh Đồng thời cũng sẽ
Trang 5thúc ép các doanh nghiệp trong nước phải tiến hành đổi mới, xoá bỏ tính ỷ lạ vào sự bảo hộ của nhà nước, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhvà thúc đẩy sản xuất phát triển
- Các cơ hội thuận lợi chủ yếu là:
Thứ nhất: Có thể tiếp cận được các thị trường rộng lớn hơn với những ưu
đãi thương mại (giảm thuế quan và phi thúê quan, quy chế MFN, NT, GSP ) để tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và cung ứng được nguồn nguyên nhiên liệu, thiết bị với giá cạnh tranh
Thứ hai: Cơ hội tiếp thu công nghệ mới, phương thức quản lý tiên tiến để
nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh
Thứ ba: Cơ hội cho việc phát triển quan hệ đối tác với nước ngoài
Thứ tư: khả năng tiếp cận tốt hơn các nguồn tài chính, tín dụng đa dạng cả
trong lẫn ngoài nước để tăng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
Thứ năm: Thông qua cọ sát, cạnh tranh, học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm tri
thức rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ nhân lực
Thứ sáu: Nhìn chung các doanh nghiệp được hưởng nhiều lợi ích quan
trọng từ quá trình tự do hoá và cải thiệ môi truờng đầu tư, kinh doanh theo hướng thuận lợi và cạnh tranh bình đẳng
- Các thách thức rủi ro chính bao gồm:
Thứ nhất: Nguy cơ phá sản hoặc chuyển đổi sản xuất kinh doanh do năng
lực cạnh tranh thua kém Bởi vì cạnh tranh trong điều kiện hết sức khó khăn, cả từ phía bản thân các doanh nghiệp lẫn từ phía nhà nước
Thứ hai: Phải chịu nhiều phí tổn hơn về giao dịch, tư vấn, tiếp thị, quảng
cáo, đào tạo
Thứ ba: Có nhiều rủi ro khi hoạt động trên thị trường nước ngoài, nhất là
không hiểu rõ các chính sách, luật lệ, thủ tục và cách thức làm ăn tại thị trường đó và các đối tác nước ngoài
Trang 6Tóm lại hội nhập kinh tế (HNKT) là cần thiết và tất yếu để phát triển trong một thế giới toàn cầu hoá đây là quá trình đan xen của những cơ hội và thách thức Các doanh nghiệp cần nhận thức rõ về quá trình này nắm bắt các cam kết và lộ trình hội nhập để chuẩn bị một cách chủ động
1.3 Quan điểm của đảng về hội nhập kinh tế quốc tế
Đại hội lần thứ VII của đảng đã xác định nhiệm vụ “ mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ trương tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế’’ Ngày 18 tháng 11 năm 1996, Bộ chính trị đã ra nghị quyết về kinh tế đối ngoại nhằm chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này Đại hội lần thứ IX của đảng đã khẳng định chủ trương “Phát huy cao nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững’’
2 Khả năng cạnh tranh
Ngày nay nhu cầu nâng cao hơn nữa hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp và của nền kinh tế đang là một vấn đề cấp bách Đặc biệt trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế, vấn đề cạnh tranh trên trường quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam đang đặt ra những vấn đề nóng hổi
2.1 Định nghĩa cạnh tranh
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh tranh, song nhìn chung, cạnh tranh được hiểu là: sự chạy đua hay ghanh đua của các thành viên của một thị trường hàng hoá, sản phẩm cụ thể nhằm mục đích lôi kéo về phía mình ngày càng nhiều khách hàng, thị trường và thị phần của một thị trường
2.2 Khả nâng cạnh tranh dưới các góc độ tiếp cận
Cạnh tranh là một hiện tượng xã hội hết sức phức tạp và đòi hỏi cần phải được làm sáng tỏ ở nhiều tầng tiếp cận khác nhau và chính điều này đã lý giải tính không thống nhất trong các định nghĩa về cạnh tranh
- Diễn đàn kinh tế thế giới (WEC) khi tiếp cận cạnh tranh với tính cách là
năng lực của một quốc gia là: khả năng đạt và duy trì được mức tăng trưởng
Trang 7+Nhóm 6: Các chỉ số về quản lý nguồn nhân lực +Nhóm 7: Các yếu tố về lao động
+Nhóm 8: Các yếu tố về thể chế
- Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), đã chọn định nghĩa về cạnh
tranh kết hợp cả với các doanh nghiệp, ngành, quốc gia như sau “khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong đIũu kiện cạnh tranh quốc tế’’
- Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng Thống Mỹ sử dụng định nghĩa
cạnh tranh đối với một quốc gia như sau “cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng thu nhập thực tế của nhân dân nước đó”
- Nếu nhìn từ phía các chủ thể doanh nghiệp, “cạnh tranh là phương thức giải quyết mâu thuẫn về lợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh doanh với vai trò quyết định của người tiêu dùng”
3 Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của một ngành công nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập
Để đánh giá sức cạnh ttranh của sản phẩm và mức độ sẵn sàng hội nhập KTQT Ngành công nghiệp nói riêng và các ngành khác nói chung phải xem
Trang 8xét, đánh giá xem mình có những mặt mạnh nào để từ đó có những phương án, biện pháp khắc phục những mặt yếu và phát triển những mặt mạnh đó
3.1 Năng suất chất lượng sản phẩm
Mặc dù ttrong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu chú trọng đến năng suất, chất lượng và một số các sản phẩm hàng hoá đã bắt đầu chiếm lĩnh thị trường trong nước và có mức tăng truởng xuất khẩu ngày càng cao, song theo đánh giá sơ bộ kết quả điều tra cho thấy
- Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị:
Hầu hết các cơ sở sản xuất được điều tra chỉ ở mức trung bình, thậm chí công nghệ ở nhiều doanh nghiệp sản xuất được đánh giá là lạc hậu (nhiều máy móc có từ 20-30 năm trước và chưa được cải tiến ), có nguy cơ bị tụt hậu tiếp nếu không sớm đổi mới Bên cạnh đó việc bố chí mặt bằng, nhà xưởng bất hợp lý và lãng phí, vệ sinh công cộng kém Tình hình này khiến ta khó lòng tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và khả năng cạnh tranh thắng lợi ngay trong thị trường nội địa của mình chứ chưa nói đến thị trường thế giới
- Về nguồn nhân lực:
Chưa đáp ứng được sự phát triển hiện tại và tương lai Mặc dù là một nước có nguồn lao động dồi dào với khoảng gần 40tr lao động nhưng chưa thực sự là nguồn lao động có sức mạnh Chúng ta mới có khoảng 17.8% lao động được qua đào tạo, chỉ có khoảng 4000 công nhân bậc cao trong số 2.5tr, 36% công nhân kỹ thuật được đào tạo theo hệ tiêu chuẩn quốc gia, 39.4% được đào tạo ngắn hạn , 24.7% chưa qua đào tạo
- Về sử dụng nguyên liệu nhập khẩu:
Tuy mức độ có khác nhau tuỳ theo đặc điểm riêng của từng ngành sản suất, nhưng là thực tế khá phổ biến trong tất cả các sản phẩm Nhiều nguyên phụ liệu chưa có nguồn thay thế trong nước vẫn phải nhập khẩu
- Về mẫu mã, kiểu cách, bao bì sản phẩm:
Trang 9Hầu hết các sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu về mẫu mã, kiểu cách của sản phẩm, với những mẫu mã đơn điệu, không nổi bật, không hấp dẫn người tiêu dùng Cộng thêm vào đó là chương trình quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp chưa thực sự có sức thuyết phuc Đó cũng là nguyên nhân rất quan trọng khiến sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam còn khó có khả năng cạnh tranh so với các sản phẩm từ bên ngoài
- Về chất lượng sản phẩm:
Càng hoạt động trong môi trường cạnh tranh, chất lượng càng cần thiết vì nó là một nhân tố chủ yếu để doanh nghiệp thắng hay thua trong điều kiện kinh tế thị trường Chất lượng sản phẩm sẽ khặng định uy tín của doanh nghiệp trên thương trường Ngày nay khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ , và điều kiện đảm bảo chất lượng sản phẩm Do đó chất lượng sản phẩm được coi là yếu tố quyết định sự sống còn đối với doanh nghiệp Việt Nam trong môi trường cạnh tranh toàn cầu
Nói tóm lại năng suất chất lượng sản phẩm là sự tối đa hoá về mặt giá trị của sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp Nó tạo ra giá trị đích thực để nâng cao năng lực canh tranh của doanh nghiệp – vấn đề quyết định đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập ngày càng tiến gần
3.2 Tăng trưởng
- Quy mô : Còn rất nhỏ, bình quân số vốn chia đều cho các doanh nghiệp thì
mới chỉ có 22 tỷ đồng tương đương với 1.6tr USD Trong số hơn 5000 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thì có khoảng 64% là vốn dưới 5 tỷ đồng (hơn 300000USD), 25% vốn dưới 10 tỷ đồng, 21% có vốn trên 10 tỷ đồng
- Tốc độ: Trước 1998, tốc độ tăng trưởng bình quân của DNNN liên tục đạt
13% năm, song 1999 còn 8-9% Hiệu quả làm ăn theo đánh giá chung chỉ có 40% là có hiệu quả, số liên tục thua lỗ là 29% ( chủ yếu là các DNNN nhỏ thuộc địa phương quản lý), còn lại là lúc được lúc thua Mức tăng giá trị sản lượng hàng năm 2000 của các DNNN chỉ đạt 11-12%, trong khi doanh nghệp
Trang 103.4 Giá cả
Chính sách giá cả hợp lý có thể giúp doanh nghiệp chiến thăng trong cạnh tranh, giữ vững được thị trường, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, không ngừng nâng cao doanh thu Ngược lại, chính sách giá cả không hợp lý sẽ làm cho sản phẩm của doanh nghiệp bị ứ đọng, không bán được số vốn không quay vòng được
II THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
1 Tổng quan về ngành dệt may
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có những nước lớn và những nước nhỏ cùng tồn tại thì toàn cầu hoá là sự phát triển trong mối tương trợ lẫn nhau giữa những nhân tố đối nghịch như giữa kẻ mạnh và kẻ yếu, giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển Nói cách khác, toàn cầu hoá ở các nước đang phát triển giống như quá trình vươn ra thế giới từ một điểm xuất phát thấp, với vị thế yếu kém
1.1 Hàng dệt may thế giới và chỗ đứng của dệt may Việt nam
- Thị trường Mỹ:
Trang 11Mỹ là một trong những nước có sức tiêu thụ may mặc lớn nhất thế giới Do những tác động của xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Mỹ, ngành may mặc của nước này đang mất dần lợi thế so sánh Các nhà kinh tế dự đoán ngành may gia công Mỹ sẽ không còn tồn tại trong vòng 10 năm tới Ngành may gia công sẽ nhường chỗ cho các ngành may hàng cao cấp với các nhãn hiệu nổi tiếng và nhân công có tay nghề cao Vì thế có thể đánh giá Mỹ là mảnh đất lý tưởng và là thị trường đầy tiềm năng đối với các nước sản suất và xuất khẩu hàng dệt may công nghiệp trong đó có Việt Nam Mỗi năm thị trường này nhập khẩu trên dưới 60 tỷ USD hàng dệt may Các nhà cung cấp chính các sản phẩm này cho thị trường Mỹ là Trung Quốc, Mêhicô, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, ASEAN…
Có thể nói Mỹ là thị trường có sức chi phối lớn đối với sản phẩm dệt may Việt Nam Nhưng hàng hoá của ta khi thâm nhập vào vẫn bị khống chế bởi hạn ngạch Tỷ trọng kim ngạch hàng dệt may của ta xuất khẩu sang Mỹ có xu hướng giảm dần Năm 1998 là 8.4% , năm 1999 là 5.8% và năm 2001 chỉ còn 4.4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu Riêng đối với hàng dệt may thị trường Mỹ chủ yếu nhập khẩu trực tiếp (mua đứt bán đoạn), trong khi phần lớn giá trị xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam lại thực hiện bằng phương pháp gia công nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao So với các mặt hàng xuất khẩu cùng loại của các quốc gia khác thì tính cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam còn hạn chế cả về giá cả và chất lượng Theo đánh giá chung của các chuyên gia kinh tế và các nhà quản lý thhì hiện tại sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Mỹ còn yếu kém về nhiều mặt
- Thị trường EU:
EU là thị trường rộng lớn gồm 15 quốc gia với khoảng hơn 375tr người tiêu dùng, nên nhu cầu về hàng hoá rất đa dạng, phong phú Đặc biệt, với mặt hàng dệt may là mặt hàng có tính mùa vụ và thời trang cao thì nhu cầu càng đa dạng Đối với mặt hàng dệt may thì khách hàng EU rất quan tâm đến chất lượng và
Trang 12thời trang EU là nơi hội tụ những kinh đô thời trang thế giới, nên họ đòi hỏi khắt khe về kiểu dáng và mẫu mốt Người tiêu dùng EU có sở thích và thói quen sử dụng hàng của những hãng nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng, những nhãn hiệu này gắn với chất lượng và uy tín lâu đời nên sử dụng nhiều mặt hàng này
Những sản phẩm của các nhà sản xuất ít danh tiếng hay những nhãn hiệu ít người biết đến sẽ rất khó tiêu thụ trên thị trường này
Về phía mình hàng dệt may Việt Nam đã ít nhiều tạo cho mình được chỗ đứng ban đầu và tạo đà cho sự thâm nhập về sau Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đem lại từ thị trường này cũng không ngừng tăng, bình quân tăng 40% năm Năm 2001, tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành đạt 2 tỷ USD, chiếm 13.25% tổng giá trị xuất khẩu cả nước, năm 2002 đạt 2.7 tỷ USD Trong đó kim ngạch xuất khẩu mang lại từ thị trường EU chiếm gần 30% Những kết quả đạt được của ngành dệt may trong việc tiếp cận với thị
trường EU là không thể phủ nhận Song các sản phẩm dệt may Việt Nam có mặt tại thị trường EU phần lớn là ở các hình thức: gia công cho đối tác nước ngoài Lợi nhuận đem lại từ việc gia công chỉ chiếm khoảng 30% so với việc sản xuất, xuất khẩu trực tiếp
- Bên cạnh những khó khăn thách thức của hàng dệt may Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Mỹ và EU thì hàng dệt may Việt Nam phải cạnh tranh hết sức khốc liệt với hàng dệt may Trung Quốc So sánh lợi thế của hàng dệt may Việt Nam với Trung Quốc, thì hàng của ta không chỉ yếu thế về chi phí sản xuất, nguyên phụ liệu, hiệu suát lao động mà còn ở tất cả các yếu tố khác như: môi trường kinh doanh trong nước, cơ cấu ngành nghề Theo thống kê của bộ thương mại, Trung Quốc là nước xuất khẩu sản phẩm dệt may chính ở Đông Nam A Hàng xuất khẩu nước này vượt xa hàng Việt Nam
1.2 Thực trạng hàng dệt may Việt Nam hiện nay
1.2.1 Quá trình phát triển của ngành dệt may Việt Nam
Trang 13- Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời ở Việt Nam Đặc biệt, ngành sợi dệt có từ lâu và phát triển mạnh trong thời kỳ Thực dân Pháp xâm lược
- Năm 1889, nhà máy dệt đầu tiên tại Việt Nam được Pháp xây dựng tại Nam Định
- Năm 1975, sau khi Miền Nam thống nhất, các doanh nghiệp dệt may quy mô lớn của Miền Nam được quốc hữu hoá và được đưa vào hệ thống bao cấp
- Trong nền kinh tế kế hoặch, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp dệt và nhuộm và may rất thân thiết Tuy nhiên, mối quan hệ khăng khít cùng việc chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp khác ngành đã có sự thay đổi lớn từ sau khi có hiệp định thương mại gia công uỷ thác
- Từ sau khi thực hiện chính sách đổi mới, đặc biệt bước vào thập kỷ 90 của thế kỷ 20, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể Vào đầu những năm 90, các nước Đông Nam A như : Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản trở thành những nước nhập khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam Từ năm 1993 khi hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU được ký kết, quy định hạn nghạch xuất khẩu sang EU thì xuất khẩu hàng dệt may tăng nhanh Xem xét sự thay đổi của tổng giá trị sản lượng hàng dệt may từ năm 1995 đến năm 1999 cho thấy, trong 5 năm, tổng giá trị sản lượng tăng khoảng 57%, như vậy tỷ lệ tăng truởng thực tế bình quân khoảng 12% năm
So với các ngành khác, về lĩnh vực xuất khẩu, ngành dệt may cũng đã phát triển rất nhanh và được coi là ngành xuất khẩu mũi nhọn trong thập niên 90 Năm 1995 mặt hàng dệt may đã vượt lên hàng thuỷ sản, tiếp đến vượt dầu thô vào năm 1997 và đang chiếm vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực xuất khẩu Như vậy, so với các ngành khác thì ngành dệt may vẫn là ngành xuất khẩu chủ yếu có tốc độ tăng trưởng cao Hiệp hội quốc tế các nước xuất khẩu hàng dệt may ITCB kết nạp Việt Nam là một thành viên chính thức từ năm 2001, là điều kiện thuận
Trang 14lợi để Việt Nam phát triển ngành dệt may, cũng là sức mạnh lớn của ngành dệt may Việt Nam Theo đánh giá chung so với hơn 100 nước xuất khẩu hàng dệt may thì Việt Nam đứng thứ 4 tại thị truờng Nhật Bản, đứng thứ 16 tại thị trường EU
1.2.2 Thực trạng của ngành dệt may Việt Nam hiện nay
- Thuận lợi:
Dệt may là ngành kinh tế quan trọng, đã chứng tỏ là ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế nước ta Ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 sau ngành dầu khí , xuất khẩu toàn ngành dệt may 2002: 2.7 tỷ USD tăng hơn 20 lần so với năm 1991 Giá trị sản xuất ngành may tăng bình quân 25% năm, ngành dệt tăng 5-6% năm, tốc độ tăng trưởng giá trị sản suất của toàn ngành dệt may khoảng 12-12.5% năm Thấp hơn giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp (13.5% năm) Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã có mặt ở gần 100 nước và khu vực lãnh thổ của thế giới Theo số liệu thống kê, đến nay cả nước có khoảng 822 doanh nghiệp dệt may, trong đó doanh nghiệp quốc doanh là 231 và doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 221 và có năng lực như sau: + về thiết bị: có 1.050.000 cọc kéo sợi, 14.000 máy dệt vải, 450 máy dệt kim và 190.000 máy may
+ Về lao động: Thu hút khoảng 1.600.000 lao động, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động công nghiệp
+ Về thu hút đầu tư nước ngoài:Tính đến nay có khoảng 180 dự án sợi- nhuộm- đan len- may mặc còn hiệu lực với số vốn đăng ký đạt gần 1.85 tỷ USD Trong đó, có khoảng 130 dự án đi vào hoạt động, tạo việc làm cho trên 50.000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã chiếm trên 30% giá trị sản lượng hàng dệt và trên 25% giá trị sản lượng hàng may mặc của cả nước
Lợi thế của ngành dệt may nước ta, đặc biệt là ngành may xuất khẩu đang có nhiều lợi thế cần phải nhanh chóng tận dụng thời cơ đó để khai thác So với các