CHUYÊNĐỀVỀ CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG MÔNLỊCHSỬ TRONG TRƯỜNG PT I. ĐẶT VÂN ĐỀ: Từ tháng 12 năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hoàn thiện bộ Chương trình giáo dục phổ thông với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, nhà sư phạm, cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên đang giảng dạy tại các nhà trường. Hội đồng Quốc gia thẩm định Chương trình giáo dục phổ thông được thành lập và đã dành nhiều thời gian xem xét thẩm định các chương trình. Bộ chương trình giáo dục phổ thông được ban hành lần này là kết quả của sự điều chỉnh, hoàn thiện, tổ chức lại các chương trình đã được ban hành trước đây, làm căn cứ cho việc quản lí, chỉ đạo và tổ chức dạy học ở tất cả các cấp học, trường học trên phạm vi cả nước. Nhưng để soạn giảng đúng theo tinh thần tập huấn thay sách, GV phải dựa vào những tài liệu của Bộ, Sở như: sách giáo viên, sách thiết kế, sách bài tập, và các loại sách tham khảo khác. Đã có nhiều ý kiến từ phía người dạy: chương trình còn nặng, kiến thức của SGK còn mang tính hàn lâm, dàn trải, GV và HS còn gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy và học tập. Các tài liệu: sách giáo viên, sách thiết kế, sách thực hành được soạn bám sát SGK nên đã tạo áp lực lớn cho cả GV khi soạn giảng và HS học tập vất vả,dẫn đến chương trình quá tải. Bộ quyết định dạy theo CKTKN tài liệu chuẩn kiến thức được xem như một biện pháp, một sự điều chỉnh cần thiết của ngành nhằm khắc phục những hạn chế và hỗ trợ hiệu quả cho việc đổi mới phương pháp hiện nay.Công văn số 7394/BGD-Đtngày 25-8-2009 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 về CKTKN. II. KHÁI NIỆM: 1.Giới thiệu chung về chuẩn: a)Định nghĩa: Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (gọi chung là yêu cầu) tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản của lĩnh vực nào đó và khi đạt được những yêu cầu của chuẩn thì cũng có nghĩa là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quán lí hoạt động, công việc sản phẩm. Yêu cầu là sự cụ thể hóa, chi tiết, tường minh của chuẩn, chỉ ra những căn cứ để đánh giá chất lượng. Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ sổ thực hiện. Yêu cầu được xem như những điểm kiểm soát và để đánh giá chất lượng đầu vào, đầu ra cũng như quá trình đào tạo b)Những yêu cầu cơ bản của chuẩn: -Chuẩn phải có tính khách quan, rất ít lệ thuộc vào quan điểm hay thái độ chủ quan của người sử dụng chuẩn. -Chuẩn phải có hiệu lực tương đối ổn định cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng, không luôn thay đổi. Tuy nhiên chuẩn phải có tính phát triển, không tuyệt đối cố định. -Đảm bảo tính khả thi có nghĩa là chuẩn có thể đạt được (là trình độ hay mức độ dung hòa hợp lí giữa yêu cầu phát triển ở mức cao hơn với những thực tiễn đang diễn ra). -Đảm bảo tính cụ thể, tường minh và đạt tối đa chức năng định lượng. -Đảm bảo mối liên quan, không mâu thuẫn với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực gần gũi khác. 2. Các mức độ về kiến thức, kĩ năng: a)Về kiến thức: Yêu cầu học sinh phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn b)Về kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành; có kĩ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ… c)Kiến thức, kĩ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ học sinh ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp; nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức d)Mức độ cần đạt được về kiến thức, theo cách phân loại Bloom, có thể xác định theo 6 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Tuy nhiên đối với học sinh phổ thông thường chỉ sử dụng với 3 mức độ nhận thức đầu là nhận biết, thông hiểu và vận dụng (hoặc có thể sử dụng phân loại Nikko gồm 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở mức độ thấp, vận dụng ở mức độ cao) 3.Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông -CKTKN của chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản tối thiếu về kiến thức, kĩ năng của các môn học mà học sinh phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức CKTKN của chương trình môn học nêu đầy đủ những yêu cầu cụ thể chi tiết rõ vềKTKN học sinh cần đạt được sau mỗi chủ đề. CKTKN là căn cứ xác định mục tiêu dạy học, mục tiêu kiểm tra đánh giá. -CKTKN của chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản tối thiếu về kiến thức, kĩ năng của các môn học mà học sinh phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập trong cấp học III. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ HẠN CHẾ KHI SỬ DỤNG TÀI LIỆU CKT 1. Thuận lợi: a)Về phía GV: -Tài liệu chuẩn kiến thức mang tính pháp lí. -Nếu so sánh với các tài liệu hiện có, chuẩn kiến thức có những hướng dẫn cụ thể hơn về mục tiêu bài học xác định đúng trọng tâm bài học (trước đó giáo viên phải mò mẫm đoán mò trọng tâm) +Về kiến thức: xác định đúng kiến thức trọng tâm, không lan man . +Về kĩ năng: rèn kĩ năng quan sát, trình bày, phân tích, đánh giá, sưu tầm, hợp tác, vận dụng bài học… -Giúp cho GV thiết kế bài giảng tập trung và chính xác hơn. -Những nội dung hướng dẫn của chuẩn kiến thức hỗ trợ rất nhiều cho việc đổi mới phương pháp hiện nay. Như ở phần ghi chú, bên cạnh việc hướng dẫn GV rèn cho HS những kĩ năng đặc trưng bộ môn, có chú ý rèn kĩ năng sống cho các em. Thí dụ: Sử lớp 9, bài 12: “Cuộc CM KH-KT từ 1945 đến nay”, phần ghi chú thể hiện: “Nêu suy nghĩ về việc môi trường bị ô nhiễm”… -Giúp GV mở rộng kiến thức cho HS một cách chọn lọc. Thí dụ như Sử lớp 8, bài “Ôn tập LSVN từ 1858 - 1918” , ở phần ghi chú: GV hướng cho HS phân tích: Khủng hoảng đường lối cứu nước và lực lượng lãnh đạo thể hiện ở những điểm nào? -Hướng cho GV xây dựng, tổ chức các phương pháp giảng dạy, phương tiện, ĐDDH phù hợp để nêu bật trọng tâm và làm rõ vấn đề tư duy LS. -Từ những chuẩn kiến thức, kĩ năng đã quy định giáo viên có thể vận dụng việc mở rộng và nâng cao kiến thức, kĩ năng cho từng đối tượng học sinh… -Việc đánh giá HS: dựa vào mục tiêu bài học và các kĩ năng được rèn luyện qua tiết học, định hướng cho GV kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS thực chất và khách quan hơn. b. Về phía HS: -Nắm được nội dung chính của bài thông qua SGK và phần hướng dẫn học tập của GV , phù hợp với từng đối tượng -HS tích cực, chủ động hợp tác tìm hiểu kiến thức qua việc chuẩn bị bài trước ở nhà, các phương pháp học tập mới …, thực hiện các bài kiểm tra thường xuyên và định kì đạt hiệu quả cao. -HS thông thạo các kĩ năng: quan sát, trình bày, phân tích đánh giá, hệ thống kiến thức, hợp tác, trao đổi thông tin, thực hành bài tập, liên hệ thực tế… Thí dụ: Sử 8: Bài: “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp (1858 – 1884)” , trong phần ghi chú có yêu cầu tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ, đề nghị canh tân đất nước của ông. GV hướng dẫn cho HS so sánh sự khác nhau giữa hai thời kì LS Sự bảo thủ của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn dẫn đến việc mất nước và giai đoạn hiện nay với chủ trương chiến lược đầu tư cho giáo dục đã từng bước tạo nên sự năng động sáng tạo trong suy nghĩ và trong học tập của thế hệ trẻ nhằm để khẳng định bản thân và góp phần xây dựng và phát triển đất nước. -HS yêu thích môn học, chủ động tự tin trong học tập, tự trao đổi tìm hiểu, sưu tầm tài liệu, tự đánh giá bản thân và khả năng vận dụng tư duy phê phán ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, tài liệu chuẩn kiến thức tuy tập trung, cụ thể nhưng còn cô đọng, nội dung hướng dẫn từ SGV, STK đầy đủ hơn như việc đưa ra một số gợi ý nhằm mở rộng và phát triển tư duy cho HS, giúp GV xây dựng hệ thống kiến thức, ôn tập, kiểm tra. 2. Hạn chế - Các tư liệu lịchsử phù hợp và liên quan đến bài học còn ít - Các hướng dẫn kĩ năng hoạt động nhóm còn hạn chế nên ảnh hướng đến pp nâng cao tính chủ động, tích cực học tập của HS. - Các nội dung mang tính giáo dục: tư tưởng, thái độ, tình cảm đối với nhân vật LS, sự kiện LS, đất nước đối với học sinh chưa cao * Để thực hiện tốt CKTKN và đối mới pp dạy học cần đầy đủ trang thiết bị cơ sở vật chất nhưng đây còn là vấn đề hạn chế trong quá trình dạy học hiện nay * GV phải phân loại được đối tượng HS .Học sinh có năng lực trung bình trở xuống áp dụng nội dung dạy học bám sát chuẩn tối thiểu tránh ôm đồm kiến thức dẫn đến tình trạng quá tải cho học sinh .Đối với HS khá giỏi căn cứ chuẩn tối thiếu để mở rộng cung cấp kiến thức rèn luyện kĩ năng sáng tạo cho học sinh . CHUYÊN ĐỀ VỀ CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG MÔN LỊCH SỬ TRONG TRƯỜNG PT I. ĐẶT VÂN ĐỀ: Từ tháng 12 năm 2003, Bộ Giáo dục. 7394/BGD-Đtngày 25-8-2009 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 về CKTKN. II. KHÁI NIỆM: 1.Giới thiệu chung về chuẩn: a)Định nghĩa: Chuẩn là những