1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHUYÊN đề ôn thi THPTQG MÔN :LỊCH SỬ CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á (19452000)

11 200 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 36,07 KB

Nội dung

Bốn sự kiện đánh dấu sự biến đổi về chính trị của khu vực Đông Bắc á. Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1101949) Sự xuất hiện Nhà nước Đại hàn Dân Quốc (81948). Sự thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (91948) Dân chủ hopas nước Nhật.

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA

MÔN :LỊCH SỬ

CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á (1945-2000)

1 Tác giả: ……….

2 Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh lớp 12.

3 Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 03 tiết

4 Mục đích, yêu cầu của chuyên đề:

 Về kiến thưc:

HS cần :

- Trình bày được những biến đổi về chính trị, kinh tế, của khu vực Đông Bắc á sau chiến tranh thế giới thứ hai

- Nhận thức được những sự kiện cơ bản của cuộc CMDTDCND ở Trung Quốc sau năm 1945 và ý nghĩa việc thành lập nước CHND Trung Hoa với đất nước trung hoa cụng như đối với thế giới

- Học sinh hiểu được hoàn cảnh lịch sử, nội dung và tác động của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung hoa năm 1978

* Về thái độ:

- Từ sự biến đổi lớn lao của khu vực Đông Bắc Á nói chung và biến đổi của Trung Quốc nói riêng sau năm 1945, các em nhận thức được qui luật phát triển tất yếu của lịch sử loài người

- Được bồi dưỡng nhận thức về sự ra đời của nước CHND Trung Hoa không chỉ là thành quả đấu tranh của nhân dân Trung Quốc mà là thắng lợi chung của các dân tộc bị áp bức

- Khâm phục cuộc đấu tranh giành, bảo vệ độc lập và những thành tựu trong xây dựng đất nước của đất nước Trung Hoa

* Về kĩ năng:

- Rèn luyện khả năng khái quát, tổng hợp các vấn đề trên cơ sở những sự kiện đơn lẻ

- Rèn luyện tư duy phân tích, so sánh các sự kiện tiêu biểu Biết sử dụng lượt

đồ để trình bày các sự kiện tiêu biểu của phong trào đấu tranh giành bảo vệ độc lập

- Rèn luyện khả năng đánh giá, rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết

* Định hướng phát triển năng lực:

Năng lực tự đánh giá, năng lục tự hoc, năng lực làm việc nhóm

5 Nội dung chuyên đề:

Trang 2

I/ ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ MỚI CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.

* Những điều kiện thuận lợi:

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, chủ nghĩa thực dân đế quốc suy yếu…

- Sự lớn mạnh của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới… Sự ra đời của các tổ chức tiến bộ: Liên hợp quốc, phong trào không liên kết…

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các lực lượng cách mạng ở các nước Á, Phi, MĩLatinh không ngừng lớn mạnh trưởng thành…

* Khó khăn:

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa thực dân, đế quốc tăng cường xâm lược đàn áp, bóc lột nhân dân thuộc địa

- Mĩ với tiềm lực kinh tế, tài chính, quân sự vượt trội thực hiện chiến lược toàn cầu, lôi kéo các nước đồng minh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc

II/ CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á.

1 Những biến đổi của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai.

* Biến đổi chính trị:

Bốn sự kiện đánh dấu sự biến đổi về chính trị của khu vực Đông Bắc á

- Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1/10/1949)

- Sự xuất hiện Nhà nước Đại hàn Dân Quốc (8/1948)

- Sự thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (9/1948)

- Dân chủ hopas nước Nhật

* Sự ra đời của hai Nhà nước trên bán đảo Triều Tiên là hệ quả của "chiến tranh lạnh"

- Quan hệ Liên Xô và Mĩ chuyển từ quan hệ đồng minh sang đối đầu

- Mĩ và đồng minh nhận thấy cần phải ngăn chặn chủ nghĩa xã hội và ảnh hưởng của nó nên chia cắt Triều Tiên, không thực hiện những thỏa thuận trước đó với Liên Xô

* Sự biến đổi về mặt kinh tế

- Sau khi thành lập các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á bắt tay vào xây dựng và phát triển kinh tế

- Trong nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc á đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đời sống của người dân được cải thiện

Trang 3

+ Xuất hiện "3 con rồng" trong "4 con rồng" kinh tế ở Châu á gồm: Hàn Quốc,

Hồng Kông, Đài Loan

+ Nhật Bản là nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới

+ Trong những năm 80 -90 của thế kỉ XX nền kinh tế Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh, mạnh

2 Trung Quốc (1945 - 2000)

- Từ năm 1945 đến năm 2000 lịch sử Trung Quốc trải qua nhiều giai đoạn lịch

sử với những biến đổi thăng trầm cụ thể:

+ Từ 1946 - 1949: Nội chiến Quốc - Cộng

+ Từ 1949 - 1959: Mười năm đầu xây dựng chế độ mới

+ Từ 1959 - 1978: Những năm không ổn định

+ Từ 1978 - 2000: Công cuộc cải cách mở cửa

- Trong các giai đoạn trên đáng chú ý là giai đoạn nội chiến dẫn tới sự thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và giai đoạn cải cách mở cửa với những thành tựu to lớn

* Sự thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa

- Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân phiệt Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng cộng sản kéo dài hơn 3 năm (1946 - 1949)

- Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng Tập đoàn Tưởng Giới Thạch thất bại, phải rút chạy ra Đài Long Ngày 1-

10-1949 Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức được thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông

- Ý nghĩa lịch sử

+ Đối với Trung Quốc: Với thắng lợi này Trung Quốc đã hoàn thành cuộc cách mạng DTDCND chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, phong kiến, xóa bỏ tàn

dư phong kiến, đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội

+ Đối với thế giới: Tạo điều kiện nối liền CNXH từ Châu Âu sang Châu á và ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

+ Tác động tới Việt Nam: Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, các nước XHCN Liên Xô, Trung Quốc, Đông Âu lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam dân chủ cộng hòa Đây là thắng lợi

to lớn của cách mạng Việt Nam cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới

Trang 4

* Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (1978 - 2000)

- Hoàn cảnh lịch sử

+ Thế giới: Cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới năm 1973… Cuộc khủng hoảng đặt ra cho các nước yêu cầu phải cải cách về kinh tế, xtj, xã hội để thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng KH - KINH Tế và sự giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng mạnh mẽ

+ Trong nước: Từ năm 1959 đến 1978 Trung Quốc đã phạm nhiều sai lầm dẫn đén khủng hoảng toàn diện về kinh tế, xtj, xã hội

- Đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc.

+ Tháng 12 - 1978 Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc vạch ra đường lối mới do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, mở đường cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội Sau đó đường lối này được nâng lên thành đường lối chung

+ Nội dung: Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm; kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản; tiến hành cải cách mở cửa nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN linh hoạt hơn

- Thành tựu:

+ Về kinh tế: Cung cấp cho học sinh số liệu tiêu biểu về: Tốc độ tăng trưởng kinh tế; Tổng thu nhập quố dân (GDP); sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu nhập bình quân theo đầu nười

+ Về khoa học, kĩ thuật, văn hóa giáo dục đạt nhiều thành tựu nổi bật (dẫn chứng) + Về đối ngoại:…

- Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Khi hoàn cảnh lịch sử thế giới trong nước có sự thay đổi và đặt ra yêu cầu cải cách cần phải cải cách, đổi mới để thích nghi

+ Khi cải cách, đổi mới phải kiên trì những nguyên tắc cơ bản của CNXH, sự lãnh đạo của đảng cộng sản chuyên chính dân chủ nhân dân; chủ nghĩa Mác -Lênin…

+ Chuyển nền kinh tế kế hoạch tập trung (ở Việt Nam là cơ chế tập trung quan liêu bao cấp) sang nền kinh tế thị trường CHXN

Trang 5

6 Các câu hỏi và bài tập minh họa:

Giáo viên nêu ra các câu hỏi và bài tập vận dụng theo các mức độ từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng để giúp học sinh củng cố và nắm chắc các kiến thức đã học Sau mỗi câu hỏi và bài tập giáo viên nêu ra học sinh suy nghĩ lập dàn ý các ý cơ bản cần trình bày và đại diện trình bày Giáo viên nhận xét và gợi ý học sinh trả lời các câu hỏi bài tập

I MỘT SỐ CÂU HỎI NHẬN BIẾT- THÔNG HIỂU

Câu 1: Khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai có sự biến đổi như thế nào? Em có nhận xét gì về sự phát triển của khu vực này?

* Gợi ý trả lời câu hỏi:

a Khái quát về khu vực Đông Bắc á.

- Đông Bắc Á là khu vực rộng (có tổng diện tích 10,2 triệu km2) Đây là khu vực đông dân nhất thế giới, có nguồn tài nguyên phong phú Trước chiến tran thế giới thứ hai, các nước ở khu vực này (trừ Nhật Bản) đều là thuộc địa của các nước đế quốc thực dân sau năm 1945, tình hình có nhiều biến đổi, các nước Đông Bắc Á đã giành được độc lập Ngày nay, nền kt của khu vực đang đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải thiện

b Những biến đổi.

- Về chính trị: Trước chiến tranh thế giới thứ hai (1039-1945), các nước Đông

Bắc á (trừ Nhật Bản) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch Sau năm 1945, tình hình khu vực có nhiều biến chuyển

+ Thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân Trung Quốc đã đưa đến sự ra đời của nước CHND Trung Hoa (1/10/1949) Chính quyền Tưởng Giới Thạch phải rút chạy ra Đài Loan và xây dựng nhà nước riêng tồn tại đến nay

+ Trong bối cảnh cuộc Chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt thành hai miền với sự xuất hiện của hai nhà nước: Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) ở phái nam thành lập tháng 8/1948 và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên ở phía bắc ra đời vào tháng 9/1948 Cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam và Bắc Triều Tiên diễn ra từ tháng 6/1950 đến tháng 7/1953 Kết cục vĩ tuyến 38 vẫn được coi là ranh giới giữa hai nhà nước trên bán đảo Hiện nay cả hai bên đang nỗ lực trên con đường thống nhất đất nước

- Về kinh tế:

+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Bắc Á bắt tay vào xây dựng và phát triển kinh tế, song gặp nhiều khó khăn

+ Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX trở đi, kinh tế Đông Bắc Á có sự tăng trưởng rất nhanh: Hàn Quốc, Hồng Công và Đài Loan trở thành ba trong số bốn "con rồng" Châu Á Nhật Bản trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Những năm

Trang 6

cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, nền kinh tế Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh

và cao nhất thế giới

c Nhật xét.

- Từ nửa sau thế kỷ XX, Đông Bắc Á với sự tăng trưởng nhanh và mạnh về kinh tế đã bước vào hàng ngũ của những khu vực năng động và phát triển bậc nhất thế giới Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tế của khu vực Đông Bắc Á đối với các tổ chức khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ trên con đường xây dựng và phát triển hiện nay, trong đó có Việt Nam

Câu 2: Những sự kiện chính dẫn tới sự thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Ý nghĩa sự thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

* Gợi ý trả lời câu hỏi:

a Sự kiện chính:

- Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc chiến đấu chống quân phiệt Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa lực lượng của Quốc dân đảng và Đảng cộng sản, kéo dài trong 3 năm (1946 - 1949)

+ Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng Lực lượng Quốc dân đảng thất bại, phải rút chạy ra Đài Loan

+ Ngày 1 - 10 - 1949, nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập

b Ý nghĩa:

- Đối với trong nước:

+ Cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi của Đảng cộng sản đã đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hoàn thành

+ Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dự phong kiến, đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do và tiến lên CNXH, đưa nhân dân Trung Quốc từ địa vị người nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, đưa Đảng Cộng sản thành đảng cầm quyền

- Đối với thế giới:

+ Cách mạng Trung Quốc thành công, Trung Quốc tuyên bố đi lên CNXH làm CNXH nối liền từ Âu sang Á, do đó đã tăng cường lực lượng của CNXH

+ Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới mà trước hết là các nước Đông Nam Á

Câu 3: Nêu nội dung cơ bản của đường lối cải cách của Trung Quốc và những thành tựu chính mà Trung Quốc đạt được trong những năm 1978 - 2000.

* Gợi ý trả lời câu hỏi:

a Nội dung cơ bản của đường lối cải cách.

Trang 7

- Tháng 12 - 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội của đất nước Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung của Đại hội XII (9-1982) đặc biệt là Đại hội XIII (10 - 1987)

- Nội dung:

+ Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm

+ Kiên trì bốn nguyên tắc (con đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa Mác-LeeNin và tư tưởng Mao Trạch Đông)

+ Tiến hành cải cách mở cửa, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh

b Thành tựu:

- Về kinh tế: Sau 20 năm (1979-1998), tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và cao

nhất thế giới, GDP tăng trung bình hàng năm trên 8%, cơ cấu kinh tế có thay đổi lớn

từ chỗ lấy nông nghiệp là chủ yếu thì đến năm 2000 nông nghiệp chỉ chiếm 16%, công nghiệp và xây dựng chiến 51%, dịch vụ chiếm 33%; thu nhập bình quân đầu người (1978-1997) tăng ở nông thông từ 134 lên 2090 nhân dân tệ, ở thành thị từ 343 lên 5160 nhân dân tệ

- Về khoa học - kĩ thuật, văn hóa và giáo dục: Trung Quốc đạt nhiều thành tựu

nổi bật Từ năm 1999 đến năm 2003, Trung Quốc phóng thành công 4 tầu "Thần Châu" với chế độ tự động Ngày 15 - 10 - 2003 phóng tầu "thần Châu 5" đưa nhà du hành Dương Lợi Vĩ bay vào không gian vũ trụ Trung Quốc là nước thứ 3 trên thế giới có tàu cùng con người bay vào vũ trụ

- Về đối ngoại: Chính sách của Trung Quốc có nhiều thay đổi Năm 1979,

Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ Từ thập niên 80 thế kỉ XX, Trung Quốc bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, ấn Độ, Inđônêxia…mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới

- Trung Quốc thu hồi chủ quyền với Hồng Kông (7-1997), Ma Cao (12-1999), những vùng đất này trở thành những khu vực hành chính đặc biệt của Trung Quốc

- Những thành tựu mà Trung Quốc đạt được khẳng định đường lối cải cách

mở cửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng được nâng cao Công cuộc cải cách ở Trung Quốc thành công để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước trên thế giới

II MỘT SỐ CÂU HỎI VẬN DỤNG

Trang 8

Câu hỏi 1 Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc (1946 – 1949) thành công đã có ảnh hưởng như thế nào đối với sự nghiệp cách mạng Trung Quốc nói riêng và cách mạng thế giới nói chung ?

* Gợi ý trả lời câu hỏi:

a Ý nghĩa của sự kiện đó đối với Cách mạng Trung Quốc:

- Thắng lợi này đã chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, đánh dấu Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc đã thành công

- Mở ra cho nhân dân Trung Quốc một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự

do và tiến lên chủ nghĩa xã hội trong lịch sử Trung Quốc

- Từ sau thắng lợi đó, nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã liên tiếp giành nhiều thắng lợi trong công cuộc xây dựng đất nước Đặc biệt, từ năm 1978 đến nay, với đường lối đổi mới, Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc đã thu được nhiều thành tựu, nhiều thắng lợi to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Có thể nói, Trung Quốc là nước chủ nghĩa xã hội đầu tiên tiến hành cải cách mở cửa thành công

b Thành công của Cách mạng Trung Quốc có ảnh hưởng đến sự nghiệp cách mạng thế giới nói chung

- Với diện tích bằng ¼ diện tích châu Á và chiếm ¼ dân số toàn thế giới, thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc có tác động to lớn đến Cách mạng thế giới , mà trước hết là tăng cường lực lượng cho phe chủ nghĩa xã hội và động viên cổ vũ phong

trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước Á, Phi, Mĩ Latinh

- Việc Trung Quốc thu được nhiều thắng lợi từ sau cuộc Cách mạng dân tộc dânchủ (1946 – 1949) đã để lại nhiều bài học cho Cách mạng các nước, đặc biệt là Việt Nam, một nước gần Trung Quốc, đang tiến hành cải cách và đổi mới đất nước

- Thành công của Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc (1946 – 1949) không những có ý nghĩa đối với sự nghiệp Cách mạng Trung Quốc nói riêng mà còn ảnh hưởng rất lớn, tác động tích cực đến sự nghiệp Cách mạng thế giới nói chung

Câu 2 Tại sao năm 1978, Trung Quốc phải tiến hành cải cách mở cửa ? Nội dung cơ bản của đường lối cải cách là gì ? Thực hiện đường lối cải cách, từ năm

1978 đến năm 2000 Trung Quốc đã có những biến đổi căn bản như thế nào ?

* Gợi ý trả lời câu hỏi:

a) Nguyên nhân Trung Quốc phải tiến hành cải cách, mở cửa năm 1978 :

* Khách quan

- Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ, tiếp theo là những cuộc khủng hoảng về chính trị, kinh tế, tài chính… Những cuộc khủng hoảng này đặt nhân loại đứng trước những vấn đề bức thiết phải giải quyết như tình trạng vơi cạn dần nguồn tài nguyên, bùng nổ dân số…

- Yêu cầu cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội để thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học – kỹ thuật và sự giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ theo xu thế quốc tế hoá

Trang 9

- Trong bối cảnh trên, yêu cầu lịch sử đặt ra đối với tất cả các nước là phải nhanh chóng cải cách về kinh tế, chính trị - xã hội để thích ứng

* Chủ quan

- Đối nội: từ năm 1959 đến năm 1978 Trung Quốc trải qua 20 năm không ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội, đỉnh cao là cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966 – 1976)…

- Đối ngoại: ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân Việt Nam…xảy ra những cuộc xung đột biên giới giữa Trung Quốc với các nước Ấn Độ, Liên Xô… Tháng 2 - 1972, Tổng thống Mĩ R.Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở đầu quan hệ mới theo chiều hướng hoà dịu giữa hai nước

=>Bối cảnh lịch sử trên đòi hỏi Trung Quốc tiến hành cải cách để phù hợp với xu thế

chung của thế giới và đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng không ổn định…

b Đường lối đổi mới.

- Tháng 12 - 1978, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, đã vạch ra đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế, xã hội ở Trung Quốc

- Đến đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (cuối năm 1987) đường lối này được nâng lên thành đường lối chung cuả Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc

+ Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm

+ Kiên trì bốn nguyên tắc (con đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa Mác-LeeNin và tư tưởng Mao Trạch Đông)

+ Tiến hành cải cách mở cửa, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh

c.Thành tựu.

- Kinh tế : Năm 1998, kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng

trưởng cao nhất thế giới (GDP tăng 8% - năm), đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt

- Chính trị - xã hội : đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao Thu hồi được

Hồng Kông (7 - 1997) và Ma Cao (12 - 1999)

- Về khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá cao

(năm 1964, thử thành công bom nguyên tử; năm 2003: phóng thành công tàu “Thần Châu 5” vào không gian)

- Về đối ngoại : bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt

Nam…, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế

=>Từ sau khi thực hiện cải cách Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, tình hình chính trị, xã hội ổn định Vai trò của Trung Quốc nâng cao trên trường

quốc tế

Trang 10

Câu hỏi 3 Trong các đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa từ cuối năm 1978 của Đảng và Nhà nước Trung Quốc, theo anh/chị, đường lối nào là đóng vai trò quyết định dẫn đến thắng lợi của công cuộc cải cách ? Tại sao ?

* Gợi ý trả lời câu hỏi:

Trong các đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội từ cuối năm 1978 ở Đảng và Nhà nước Trung Quốc thì đường lối đóng vai trò quyết định dẫn đến thắng lợi của công cuộc cải cách là : Lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì nguyên tắc:

+ Con đường xã hội chủ nghĩa

+ Chuyên chính dân chủ nhân dân

+ Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ nghĩa Mác – Lênin – Tư tưởng Mao Trạch Đông

Bởi vì:

- Trước năm 1978, do đường lối “ba ngọn cờ hồng” đã làm cho kinh tế Trung Quốc khủng hoảng (nạn đói diễn ra trầm trọng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, sản xuất ngưng trệ, tụt hậu so với thế giới)

- Kinh tế là nhân tố hàng đầu thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực xã hội, chính trị, quân sự Vì vậy trong đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc, việc phát triển kinh tế được lấy làm yếu tố trung tâm

Câu hỏi 4 Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước, Đảng ta có thể vận dụng được những bài học kinh nghiệm nào từ thành công của Trung Quốc ?

* Gợi ý trả lời câu hỏi:

Qua thắng lợi của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc, Việt Nam có thể rút

ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đó là:

- Đổi mới đất nước bắt đầu từ kinh tế, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm

- Kiên định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và đường lối xây dựng CNXH

- Thực hiện cải cách mở cửa nhưng phải trên nguyên tắc bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc

- Xây dựng và phát triển đất nước phải gắn liền với ổn định chính trị, xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống của nhân dân

Ngày đăng: 05/11/2019, 09:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w