Bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất tác động đến Việt Nam. Hoàn cảnh, nội dung của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 (19191929) của thực dân Pháp tại Việt Nam. Những chuyển biến về kinh tế và xã hội, đánh giá được địa vị kinh tế, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam. Những mâu thuẫn chủ yếu và nhiệm vụ cơ bản đặt ra đối với cách mạng Việt Nam. Phong trào dân tộc dân chủ 19191930 xuất hiện 2 khuynh hướng: + Phong trào yêu nước dân chủ tư sản: Hoạt động yêu nước của tư sản và tiểu tư sản (19191925), quá trình ra đời và hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Bái. + Phong trào theo khuynh hướng vô sản: phong trào công nhân (19191930), hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc (19191930), tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (19251929) và Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
Trang 2CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA:
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930.
Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh lớp 12.
Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 6 tiết
LÍ DO XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ:
- Bám sát chủ trương đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THPT
hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng chuyên đề dạy học
- Trong chương trình sách giáo khoa lịch sử hiện hành mặc dù có nhiều tiến
bộ nhưng có nhiều nội dung trùng lặp, gây sự nhàm chán, mất thời gian, kiến thứckhông có tính hệ thống, không thấy được mối liên hệ giữa các sự kiện với nhau,không phân hóa được các mức độ nhận thức, không tạo được hứng thú học tập chohọc sinh
- Vì vậy, trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay cần xác địnhnhững nội dung rời rạc thiếu mối liên hệ, có những điểm tương đồng gần nhauthành các chuyên đề dạy học nhằm khắc phục những hạn chế trong việc tổ chứcdạy học hiện nay, phát huy được những ưu thế của việc dạy học theo chuyên đề,giúp học sinh sâu chuỗi, liên hệ, kết nối được các nội dung sự kiện lịch sử vớinhau
- Mặt khác, ở giáo dục phổ thông, cả năng lực chung - cơ bản và năng lựcchuyên biệt đều cần được chú ý phát triển Việc phát triển năng lực chuyên biệtđược thực hiện trên cơ sở phân hóa ngày càng mạnh và hướng nghiệp cao bằngviệc xây dựng các chuyên đề dạy học trong bộ môn Lịch sử
- Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 trong sách giáo khoa hiệnhành là thời kì lịch sử có nhiều nội dung trình bày còn dời dạc, thiếu tính hệ thống,không thấy được mối quan hệ giữa các sự kiện, và chưa gây hứng thú học tập chohọc sinh
Trang 3Vì vậy, để đảm bảo các mục tiêu giáo dục và phát triển toàn diện các nănglực của học sinh khi dạy học giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1930, tôi xâydựng chuyên đề: " Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930".
I MỤC TIÊU XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ:
1 Kiến thức:
Học sinh cần nắm và hiểu được những kiến thức cơ bản sau:
- Bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất tác động đến Việt Nam
- Hoàn cảnh, nội dung của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 (1919-1929)của thực dân Pháp tại Việt Nam Những chuyển biến về kinh tế và xã hội, đánh giáđược địa vị kinh tế, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của mỗi giai cấp, tầnglớp trong xã hội Việt Nam Những mâu thuẫn chủ yếu và nhiệm vụ cơ bản đặt rađối với cách mạng Việt Nam
- Phong trào dân tộc dân chủ 1919-1930 xuất hiện 2 khuynh hướng:
+ Phong trào yêu nước dân chủ tư sản: Hoạt động yêu nước của tư sản và tiểu tư sản (1919-1925), quá trình ra đời và hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Bái
+ Phong trào theo khuynh hướng vô sản: phong trào công nhân (1919-1930),hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc (1919-1930), tổ chức Hội Việt Nam cáchmạng thanh niên (1925-1929) và Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
2 Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử
- Kĩ năng khai thác kênh hình có liên quan đến chuyên đề
- Học sinh giải được các đề thi THPT Quốc gia theo các mức độ nhận thức
3 Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tự hào dân tộc, trung thành
và tin tưởng vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng
- Lên án những hành động xâm lược, thống trị tàn bạo của kẻ thù
4 Các năng lực cần hình thành:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo
Trang 4- Năng lực chuyên biệt: năng lực tái hiện, hiện tượng sự kiện lịch sử, nănglực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tư liệu, tranh ảnh, biểu đồ liên quan đếnnội dung chuyên đề Năng lực so sánh, phân tích, nhận xét đánh giá rút ra bài học
- Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiệnlịch sử với nhau và vận dụng…
II NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1 Điều kiện lịch sử tác động đến cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thếgiới thứ nhất
2 Phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở ViệtNam (1919-1930)
3 Phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam 1930)
(1919-III XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI TẬP VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN ĐỀ.
1 Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành
Nội
Vận dụng cao
-Phân tích được những tác động của tình hình thế giới đến cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
- Rút ra được nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Trang 5- Giải thích được
vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Bái bị thất bại
- Phân tích được nguyên nhân thất bại của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam
cực, hạn chế của hoạt độngyêu nước của
tư sản dân tộc,tiểu tư sản, trí thức (1919-1925)
được diễn biến
phong trào công
nhân Việt Nam
- Giải thích được điểm mới trong cuộc bãi công củacông nhân Ba Son
so với thời kì trước
- Giải thích được
sự kiện kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
- Giải thích được quá trình chuyển biến từ lập trườngyêu nước sang lậptrường cộng sản của Nguyễn Ái Quốc
- Phân tích được điều kiện lịch sử mới của phong trào công nhân (1925-1929)
- So sánh được điểm mới trong conđường tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các
vị tiền bối
- Phân tích được nguyên nhân Nguyễn Tất Thành ra
đi tìm đường cứu nước
- So sánh được 3 tổ chức cách mạng (mục tiêu, thành phần, địa bàn
- Đánh giá được vai trò của phong trào công nhân đối với
sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
- Nhận xét được vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với cách mạng Việt Nam
- Đánh giá được vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với cáchmạng Việt Nam (1919-1930)
- Đánh giá được vai trò của lãnh tụ
Trang 6vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
hoạt động, khuynh hướng chính trị, kết cục.)
- Phân tích
được vai trò của Nguyễn
Ái Quốc với Hội Việt Namcách mạng thanh niên
- Phân tích được cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập Đảng năm
1929
- Phân tích được hoàn cảnh lịch sử,
ý nghĩa hội nghị thành lậpĐCS Việt Nam, ý nghĩa lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
- Phân tích được tính đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Nguyễn Ái Quốc với Hội nghị thành lậpĐảng cộng sản Việt Nam
- Rút ra được nguyên nhân khuynh hướngcứu nước vô sản thắng thế
ở nước ta
Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tái hiện, hiện tượng sự kiện lịch sử, năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tư liệu, tranh ảnh, biểu đồ liên quan đến
Trang 7học; Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau và vận dụng…
2 Hệ thống câu hỏi / bài tập đánh giá theo mức độ đã mô tả.
- Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
+ Năm 1917, cuộc cách mạng XHCN tháng Mười Nga thắng lợi, thành lậpchính quyền Xô Viết, đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước Cuộc cáchmạng tháng Mười đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phươngĐông, phong trào công nhân và lao động ở các nước phương Tây phát triển mạnhmẽ
+ Cách mạng tháng Mười đã ảnh hưởng đến những người yêu nước ViệtNam trên con đường tìm chân lí cứu nước, mà trước hết là đối với lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc Nhờ ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười mà Nguyễn Ái Quốc đã tìmđến với Chủ nghĩa Mác- Lênin và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn- conđường cách mạng vô sản
- Sự thành lập của Quốc tế cộng sản
+ Do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười, nhiều tổ chức cộng sản đượcthành lập ở cả những nước tư bản và thuộc địa như: Đảng cộng sản Đức, Đảngcộng sản Anh, Đảng cộng sản Mĩ, Đảng cộng sản Inđônêxia, Trước yêu cầumới của sự nghiệp cách mạng, tháng 3 năm 1919 Quốc tế cộng sản được thành lậptại Mátxcơva, đảm nhiệm sứ mệnh tập hợp, lãnh đạo phong trào cách mạng thếgiới
Trang 8+ Tại Đại hội II (2/1920), Quốc tế cộng sản thông qua nhiều cương lĩnhquan trọng nhằm xác định đường lối chiến lược, sách lược của cách mạng thế giới,
thông qua bản Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin Bản Luận
cương đã được Nguyễn Ái Quốc đọc và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắncho dân tộc ta là cách mạng vô sản
- Đảng cộng sản Trung Quốc (7/1921) được thành lập tạo điều kiện thuận lợicho việc truyền bá lí luận Chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam
Như vậy, các sự kiện trên đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cơ bản đểtruyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta, hình thành một khuynhhướng cách mạng mới ở Việt Nam - khuynh hướng cách mạng vô sản
Câu 2 Trình bày những chuyển biến về kinh tế, giai cấp xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Hướng dẫn trả lời:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp thực hiện chương trình
khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam Cuộc khaithác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp và chính sách cai trị về chính trị, văn hóa đãdẫn đến những chuyển biến về kinh tế, giai cấp xã hội Việt Nam
1 Những chuyển biến mới về kinh tế
- Trong cuộc khai thác này, Pháp tăng cường đầu tư vốn với tốc độ nhanh,quy mô lớn vào các ngành kinh tế
- Nông nghiệp là ngành có số vốn đầu tư nhiều nhất, chủ yếu vào đồn điềncao su, diện tích đồn điền cao su mở rộng, nhiều công ti cao su ra đời
- Trong công nghiệp, Pháp chú trọng đầu tư khai thác mỏ than, đầu tư thêmvào khai thác kẽm, thiếc, sắt; mở mang một số ngành công nghiệp chế biến Phápthành lập các công ti như công ti than Tuyên Quang, công ti than Đồng Đăng, công
ti than và kim khí Đông Dương,
- Thương nghiệp, ngoại thương có bước phát triển mới, giao lưu nội địađược đẩy mạnh hơn
- Giao thông vận tải được phát triển, đô thị được mở rộng, dân cư đông hơn
- Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương
Trang 9- Ngoài ra Pháp còn thực hiện chính sách tăng thuế.
Tóm lại, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất nền kinh tế tư bản Pháp ở ĐôngDương có bước phát triển mới; kỹ thuật và nhân lực được đầu tư Tuy nhiên, kinh
tế Việt Nam phát triển mất cân đối, lạc hậu, nghèo, lệ thuộc vào kinh tế Pháp
2 Những chuyển biến mới về giai cấp xã hội ở Việt Nam.
- Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa và chính sách thống trị củathực dân Pháp, cơ cấu giai cấp của xã hội Việt Nam có sự chuyển biến mới
+ Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa; một bộ phận không nhỏtiểu, trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ, chống thực dân Pháp vàtay sai
+ Giai cấp nông dân, bị đế quốc và phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị bần
cùng hóa, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai
+ Giai cấp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc cótinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai
+ Giai cấp tư sản số lượng ít, thế lực yếu, bị phân hóa thành tư sản mại bản
và tư sản dân tộc Bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam có khuynh hướng dân tộc dânchủ
+ Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị nhiều tầng áp bức, bóc lột, cóquan hệ gắn bó với nông dân, có tinh thần yêu nước mạnh mẽ, vươn lên thành giaicấp lãnh đạo cách mạng
- Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam càng sâu sắc gồm hai mâu thuẫn cơ bản
là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữanông dân với địa chủ phong kiến, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc ViệtNam với đế quốc Pháp và tay sai của chúng
Câu 3 Nêu những nét chính về hoạt động yêu nước của tư sản dân tộc, tiểu tư sản, trí thức (1919-1925).
Hướng dẫn trả lời:
1 Hoạt động của tư sản:
- Tư sản Việt Nam bị Pháp chèn ép trong kinh doanh và họ đấu tranh nhằmgiành địa vị khá hơn trong nền kinh tế dân tộc
Trang 10- Tư sản Việt Nam tổ chức tẩy chay tư sản Hoa Kiều , mở cuộc vận động tẩychay hàng ngoại, dùng hàng nội năm 1919
- Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng gạo ở Nam Kì năm
1923 Tư sản và địa chủ Nam Kì thành lập Đảng Lập Hiến (1923)
- Ngoài ra, còn có nhóm Nam phong của Phạm Quỳnh, nhóm Trung Bắc tân
văn của Nguyễn Văn Vĩnh ở ngoài Bắc cổ vũ cho thuyết Quân chủ lập hiến và tư
tưởng trực trị.
2 Hoạt động của tiểu tư sản:
- Do cuộc sống bị chèn ép và bị thực dân Pháp khinh rẻ nên tiểu tư sản, tríthức Việt Nam tham gia đấu tranh sôi nổi
- Tiểu tư sản sôi nổi đấu tranh, thành lập một số tổ chức chính trị như Việt
Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên Nhiều tờ báo ra đời như : An
Nam trẻ, Người nhà quê, Chuông rè, …
- Sự kiện nổi bật là cuộc đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925),cuộc truy điệu và để tang Phan Châu Trinh (1926)
- Hoạt động của người Việt Nam ở nước ngoài:
+ Tại Pháp, nổi bật nhất là hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường tham gia chuyển tài liệu, sách báo tiến bộ về nước góp phần thức tỉnh nhân dân
+ Ở Trung Quốc: nhóm thanh niên yêu nước như Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu thành lập Tâm tâm xã (1923), sau đó cử Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyềnĐông Dương Méc lanh gây tiếng vang lớn
Câu 4 Trình bày sự ra đời, hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng.
Hướng dẫn trả lời:
1 Sự ra đời.
+ Ngày 25/12/1927, Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu
và Phó Đức Chính thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng trên cơ sở Nam đồng thư
Trang 11+ Đây là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc theo khuynh hướng cách mạngdân chủ tư sản.
+ Lúc mới thành lập chưa có cương lĩnh rõ ràng
+ Năm 1928 và năm 1929, hai lần thay đổi chủ nghĩa
2 Hoạt động.
+ Lực lượng chủ yếu là dựa vào binh lính người Việt trong quân đội Pháp
+ Nguyên tắc tư tưởng: tự do, bình đẳng, bác ái.
3 Ý nghĩa:
+ Hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng và tấm gương hi sinh của cácchiến sĩ Yên Bái đã cổ vũ tinh thần yêu nước, chí căm thù giặc của nhân dân Nốitiếp tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc Việt Nam
+ Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái đã chấm dứt hoạt động của Việt NamQuốc dân đảng với vai trò là một chính đảng cách mạng trong phong trào cáchmạng ở Việt Nam
Câu 5 Nêu những nét chính về cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
Hướng dẫn trả lời.
1 Nguyên nhân
2 Diễn biến.
3 Kết quả.
Trang 12Câu 6 Trình bày diễn biến phong trào công nhân Việt Nam
(1919-1929).
Hướng dẫn trả lời.
1 Phong trào công nhân (1919-1925)
- Nguyên nhân: Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị thực dân và tưsản bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có tinh thần yêu nước mạnh mẽ, sớmtiếp thu tư tưởng cách mạng tiến bộ của thời đại nên đã nhanh chóng vươn lênthành giai cấp lãnh đạo cách mạng
- Số cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng nhiều hơn, nhưng còn lẻ tẻ, tựphát
- Năm 1920, Công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn thành lập Công hội
- Tháng 8-1925, công nhân xưởng đóng tàu Ba Son bãi công, phản đối Phápđưa lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc, đòi tăng 20% lương, đòi việc làmcho công nhân bị sa thải Kết quả: sau 8 ngày bãi công, thực dân Pháp tăng 10%lương cho công nhân, đánh dấu bước chuyển biến mới của phong trào công nhân
từ tự phát sang tự giác.
- Phong trào công nhân thời kì này tuy còn diễn ra lẻ tẻ, tự phát nhưng đãnói lên sự trưởng thành về ý thức chính trị của giai cấp công nhân, tạo cơ sở cho sự
ra đời của các tổ chức chính trị và phong trào cao hơn về sau
2 Phong trào công nhân (1925-1930).
2.1 Điều kiện lịch sử mới của phong trào.
- Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ra đời đã đẩy mạnh hoạt động trongphong trào công nhân như: mở lớp huấn luyện chính trị đào tạo cán bộ cách mạng,xuất bản Báo Thanh niên, xuất bản tác phẩm “Đường Kách mệnh” đã thúc đẩyphong trào công nhân VN phát triển mạnh mẽ
- Đặc biệt từ năm 1928, “phong trào vô sản hóa” của Hội VNCMTN đã cótác dụng mạnh mẽ trong việc nâng cao ý thức giác ngộ và lập trường cách mạng
Trang 13của giai cấp công nhân, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển nhanh cả về sốlượng và chất lượng.
2.2 Sự phát triển của phong trào công nhân từ 1926- 1929: Phong trào
công nhân trong giai đoạn này phát triển mạnh mẽ, sôi nổi và phát triển nhanh về
số lượng và chất lượng
- Trong 2 năm 1926 - 1927 đã liên tiếp bùng nổ 27 cuộc đấu tranh của côngnhân, tiêu biểu là cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, của
500 công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm
- Năm 1928, sau khi có chủ trương vô sản hóa, nhiều cán bộ của Hội ViệtNam Cách mạng Thanh niên đã đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sinhhoạt và lao động với công nhân, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong tràocông nhân, truyên truyền, vận động ý thức chính trị cho công nhân nhờ đó, phongtrào công nhân phát triển mạnh mẽ, trở thành nòng cốt trong phong trào đấu tranhcủa cả nước
- Năm 1928 - 1929: có 40 cuộc đấu tranh của công nhân như: Công nhân mỏ
than Mạo Khê, đồn điền Lộc Ninh, nhà máy diêm - cưa Bến Thủy
- Phong trào công nhân không chỉ giới hạn ở mục tiêu kinh tế mà cả vềchính trị Phong trào công nhân đã mang tính thống nhất trong toàn quốc, các cuộcđấu tranh của công nhân đã có sự liên kết thành phong trào chung: không chỉ trongphạm vi một xí nghiệp, một địa phương hay một ngành nghề mà sự liên kết nhiềungành, nhiều xí nghiệp, nhiều địa phương Ở khắp 3 kỳ, phong trào nổ ra liên tục,đều khắp, như công nhân hãng sửa chữa ôtô Avia (Hà Nội), đồn điền cao su PhúRiềng, nhà máy diêm cưa Bến Thủy,
+ Các cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra sôi nổi hơn, quyết liệt hơn, tính
tự phát của phong trào giảm dần, công nhân đấu tranh đã có ý thức và kỷ luật cao,thu hút sự tham gia của quần chúng nhân dân, tiêu biểu là sự kiện tháng 7/1929,Tổng công hội đỏ Bắc kỳ được thành lập
Trang 14+ Tinh thần đoàn kết quốc tế của công nhân được biểu lộ trong các cuộc đấutranh nhân kỷ niệm ngày Quốc tế lao động (1/5), kỷ niệm Cách mạng tháng MườiNga thành công (7/11).
+ Đến 1929, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ Từ đó, Hội ViệtNam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng Đảng không đáp ứng đượcvai trò lãnh đạo dẫn tới sự phân hóa, xuất hiện 3 tổ chức cộng sản: Đông DươngCộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (8/1929), Đông Dương Cộng
sản Liên đoàn (9/1929).
Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp
công nhân Việt Nam đang chuyển từ giai cấp tự phát sang giai cấp tự giác.
+ Sau khi ra đời, ba tổ chức cộng sản nhanh chóng xây dựng cơ sở Đảngtrong nhiều địa phương và trực tiếp lãnh đạo các cuộc đấu tranh của quần chúng,khiến phong trào cách mạng Việt Nam phát triển mạnh Tuy nhiên, sự hoạt độngriêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, thậm chí công kích lẫn nhau khiếnphong trào cách mạng Việt Nam có nguy cơ chia rẽ lớn
+ Trước tình hình đó, với chức trách là phái viên của Quốc tế cộng sản,Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản(6/1/1930- 8/2/1930) thành lập Đảng cộng sản Việt Nam Sự ra đời của Đảng cộng
sản Việt Nam là mốc kết thúc quá trình phát triển của phong trào công nhân tự
phát vươn lên tự giác.
Câu 7 Nêu những nét chính về hoạt động yêu nước của Nguyễn
Ái Quốc (1919-1930).
Hướng dẫn trả lời.
- Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở về Pháp, năm 1919 gia nhập Đảng
xã hội Pháp
- Tháng 6 năm1919, với tên mới Nguyễn Ái Quốc, Người gửi tới Hội nghị
Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền tự do, dân chủ, bình
đẳng cho dân tộc Việt Nam
Trang 15- Tháng 7 năm 1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin từ đó Người quyết tâm đi theo con
đường của Cách mạng tháng Mười Nga
- Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp (đại hộiTua), Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và trở thànhngười Cộng sản đầu tiên, là người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp Sự kiệnnày đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình hoạt động của Nguyễn ÁiQuốc và mở ra thời kì giải quyết khủng hoảng về đường lối cứu nước giải phóngdân tộc ở nước ta kéo dài từ cuối thế kỉ XIX
- Năm 1921, cùng một số người khác sáng lập Hội Liên hiệpcác dân tộc
thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc.
- Người tham gia sáng lập Báo người khổ, viết bài cho báo Nhân đạo, Đời
sống công nhân, đặc biệt biên soạn cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp.
- Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tếNông dân (10-1923) và được bầu vào Ban chấp hành của hội Người tham dự Đạihội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924) và trình bày lập trường quan điểm củamình về vị trí của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhânchính quốc và phong trào cách mạng thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn củanông dân ở các nước thuộc địa
- Ngày 11-11- 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) trựctiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng, giải phóng dântộc cho nhân dân Việt Nam
- Nguyễn Ái Quốc lựa chọn một số thanh niên trong Tâm tâm xã để tổ chứcthành nhóm Cộng sản đoàn (2/1925) Tháng 6 năm 1925, Người thành lập Hội ViệtNam cách mạng thanh niên nhằm tổ chức lãnh đạo quần chúng kịch liệt chống thựcdân Pháp và tay sai để giành độc lập dân tộc, chuẩn bị điều kiện tiến tới thành lập
Đảng Cộng sản; xuất bản báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận
- Nguyễn Ái Quốc mở nhiều lớp huấn luyện đào tạo cán bộ Từ năm 1925đến năm 1927 đã đào tạo được 75 người Những bài giảng của Người được xuất
bản thành cuốn Đường kách mệnh (1927) Báo Thanh niên và tác phẩm Đường
Trang 16kách mệnh đã trang bị lí luận cho cán bộ của Hội để tuyên truyền tư tưởng cách
mạng cho quần chúng
- Những năm 1928-1929, Người còn hoạt động ở Đông Bắc Xiêm, tuyêntruyền lý luận cách mạng và tổ chức Việt kiều yêu nước
- Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất các
nhóm cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam Người soạn thảo ra Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng (bao gồm Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt),
được Hội nghị thông qua
Câu 8 Dựa vào những dữ liệu trong bảng dưới đây và kiến thức đã học, trình bày quá trình phát triển và phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
Năm 1925 Nguyễn Ái Quốc thành lập nhóm Cộng sản đoàn; thành lập Hội Việt
Nam cách mạng Thanh niên; xuất bản báo Thanh niên.
Năm 1927 Tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản.
Năm 1928 Thực hiện chủ trương vô sản hóa Tổ chức Hội được xây dựng ở Bắc
+ Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô đến Quảng Châu (Trung
Quốc), liên lạc với những người Việt Nam yêu nước, với tổ chức Tâm tâm xã, chọn một số thanh niên tích cực thành lập Cộng sản đoàn (2-1925).
+ Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng
Thanh niên, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ; Trụ sở đặt tại Quảng
Châu
Trang 17+ Mục đích: tổ chức lãnh đạo quần chúng kịch liệt đấu tranh chống thực dânPháp và tay sai để giải phóng dân tộc.
+ Báo Thanh niên và sách Đường Kách mệnh trang bị lý luận cho cán bộ
cách mạng, là tài liệu tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhândân Việt Nam
+ Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức phong trào “vô
sản hóa” đưa hội viên thâm nhập vào các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền tiến hành
tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức chính trị giai cấp công nhân thúc đẩyphong trào công nhân và phong trào của các tầng lớp nhân dân phát triển mạnh mẽ
+ Sự phân hóa của Hội: Năm 1929, Hội phân hóa thành 2 tổ chức cộng sản
là Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng
Câu 9 Trình bày sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cộng sản năm 1929.
Hướng dẫn trả lời.
- Đến năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản
và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác phát triển, kết thành làn sóng dân tộc dânchủ ngày càng lan rộng Sự phát triển của phong trào đã làm phân hóa các tổ chứccách mạng dẫn đến sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản năm 1929
Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929).
- Tháng 3/1929, các hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanhniên ở Bắc Kỳ đã lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên tại số 5D, phố Hàm Long - HàNội
Trang 18Tại đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (từ 01 09/5/1929), đoàn đại biểu Bắc kỳ đã đặt vấn đề thành lập ngay Đảng Cộng sảnnhưng không được chấp nhận, đại biểu bỏ Đại hội về nước.
Ngày 17/6/1929, tại số nhà 312 phố Khâm Thiên Hà Nội, Đông DươngCộng sản Đảng tuyên bố thành lập, quyết định những nội dung quan trọng:Xuất
bản báo “Búa liềm”, Thông qua tuyên ngôn, Điều lệ của Đảng, Cử BCH TW của
- Tháng 11/1929, Đảng thông qua đường lối chính trị và bầu BCH TW
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9/1929)
- Tháng 9/1929, những Đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt chịu ảnhhưởng của khuynh hướng vô sản đã thành lập tổ chức Đông Dương Cộng sản Liênđoàn
- Đảng hình thành nhiều chi bộ ở Trung kỳ, Nam kỳ và Bắc kỳ
Câu 10 Trình bày hoàn cảnh, nội dung Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Hướng dẫn trả lời.
1 Hoàn cảnh.
- Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân,và các tầng lớpnhân dân yêu nước khác phát triển mạnh, kết thành một làn song dân tộc dân chủ
Trang 19mạnh mẽ, trong đó giai cấp công nhân đã thực sự trở thành một lực lượng tiênphong Thực tiễn này đòi hỏi cần có sự lãnh đạo thống nhất, chặt chẽ của mộtchính đảng duy nhất của giai cấp công nhân.
- Lúc này ở Việt Nam xuất hiện 3 tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranhgiành ảnh hưởng lẫn nhau đã gây cản trở tới phong trào cách mạng Việt Nam vàgây nguy cơ chia rẽ lớn với cách mạng
Yêu cầu lịch sử đặt ra: cần thống nhất các tổ chức cộng sản thành lập chínhĐảng Cách mạng ở Việt Nam
- Trước tình hình đó, NAQ với chức trách là phái viên của Quốc tế cộng sản
đã chủ động triệu tập đại biểu của các tổ chức cộng sản đến Cửu Long (HươngCảng- Trung Quốc) để bàn việc thống nhất Đảng từ ngày 6/1/1930
2 Nội dung hội nghị.
- Nguyễn Aí Quốc đã phê phán những quan điểm sai lầm của mỗi tổ chức
cộng sản riêng rẽ yêu cầu xóa bỏ mọi thành kiến xung đột, thành thật hợp tác vànêu chương trình hội nghị
- Các đại biểu thảo luận và nhất trí với ý kiến của Nguyễn Ái Quốc là thốngnhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản ViệtNam
- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Đây được coi là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, có giá trị
lí luận, thực tiễn và lâu dài với cách mạng Việt Nam
- Nhân dịp Đảng ra đời, Nguyễn Ái Quốc ra Lời kêu gọi công nhân, nôngdân, binh lính, học sinh và anh chị em bị bóc lột đấu tranh
- Cử BCH TW lâm thời của Đảng và vạch kế hoạch về nước hợp nhất các tổchức cộng sản trong nước
- Ngày 8/2/1930, các đại biểu về nước, đến ngày 24/2/1930, theo đề nghị củaĐông Dương cộng sản liên đoàn, tổ chức này được gia nhập Đảng cộng sản ViệtNam
Trang 20Sau này, tại Đại hội lần thứ III của Đảng (9/1960) đã quyết định lấy ngày 3/2 hàng năm làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Câu 11 Nêu nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Hướng dẫn trả lời.
Tại Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đã thông qua bản Chính
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng Đây được coi là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng có giá trị lí luận, thực tiễn và lâu dài với cách mạng Việt Nam
- Lực lượng cách mạng gồm: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức Đốivới phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập; đồng thờiphải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới
- Lãnh đạo cách mạng: là Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giaicấp vô sản
Trang 21Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam càng sâu sắc gồm hai mâu thuẫn cơ bản làmâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động;mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến, trong đó chủ yếu là mâu thuẫngiữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và tay sai của chúng.
Câu 2 Giải thích được những hạn chế của Việt Nam Quốc dân Đảng.
Hướng dẫn trả lời.
Việt Nam Quốc dân đảng là một tổ chức cách mạng hoạt động theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX Hạn chế của tổ chức thể hiện ở các điểm chủ yếu:
- Cương lĩnh chính trị không rõ ràng, coi nhẹ công tác tuyên truyền nên cơ
sở trong quần chúng bị hạn chế
- Chủ trương bạo động ám sat, ít chú ý đến công tác tuyên truyền vận động quần chúng
- Lực lượng chủ yếu dựa vào binh lính người Việt trong quân đội Pháp
- Địa bàn hoạt động bó hẹp trong một số địa phương ở Bắc Kì
Câu 3 Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Bái bị thất bại?
Hướng dẫn trả lời.
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái diễn ra vào ngày 9/2/1929 do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo nhưng nhanh chóng bị thực dân Pháp đàn áp và thất bại Nguyên nhân thất bại:
- Khách quan: thực dân Pháp mạnh, có lực lượng quân đội đông, vũ khí hiệnđại
- Chủ quan:
Trang 22+ Tổ chức lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Việt Nam quốc dân Đảng có nhiều hạn chế: Cương lĩnh còn chung chung, thiếu cơ sở trong quần chúng, phương pháp bạo động ám sát,
+ Khởi nghĩa diễn ra trong bối cảnh Việt Nam Quốc dân đảng bị khủng bố nặng nề, các lãnh tụ của Đảng bị truy lùng ráo riết Nội bộ lãnh đạo đảng bị chia rẽ
Tình thế khởi nghĩa: bị động, đối phó, không có chuẩn bị Không thành
công cũng thành nhân.
Câu 4 Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất giai cấp công nhân nhanh chóng vươn lên trở thành động lực mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ?
- Với hoạt động của các nhà yêu nước cách mạng Việt Nam, đặc biệt là hoạtđộng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đãtruyền bá sâu rộng Chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam, tác động trực tiếp tới giaicấp công nhân Giai cấp công nhân nhanh chóng vươn lên trở thành động lực mạnh
mẽ của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến củathời đại
Trang 23Câu 5 Giải thích điểm mới trong cuộc bãi công của công nhân Ba Son
so với các cuộc đấu tranh của công nhân thời kì trước.
Hướng dẫn trả lời.
- Khái quát cuộc bãi công Ba Son Điểm mới của cuộc bãi công được thể hiện:
- Tư tưởng cách mạng tháng Mười Nga bước đầu truyền bá vào công nhân.
- Phong trào có sự lãnh đạo của tổ chức Công hội
- Mục tiêu đấu tranh không chỉ dừng ở kinh tế mà thể hiện tinh thần quốc tế
và ý thức chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam
- Là bước chuyển tiếp từ đấu tranh tự phát sang tự giác của công nhân ViệtNam
Câu 6 Giải thích mốc thời gian kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
Hướng dẫn trả lời.
- Tháng 7 năm 1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin từ đó Người quyết tâm đi theo con
đường cách mạng vô sản
- Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp (đại hộiTua), Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và trở thànhngười Cộng sản đầu tiên, là người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp Sự kiệnnày đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình hoạt động của Nguyễn ÁiQuốc và mở ra thời kì giải quyết khủng hoảng về đường lối cứu nước giải phóngdân tộc ở nước ta kéo dài từ cuối thế kỉ XIX
Câu 7 Dựa vào những dữ liệu trong bảng dưới đây và những kiến thức đã học, hãy giải thích quá trình chuyển biến từ lập trường yêu nước sang lập trường cộng sản của Nguyễn Ái Quốc (1919-1925).
Trang 24Thời gian Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
Năm 1919 Gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
Năm 1919 Gửi đến Hội nghị Vecxai của các nước đế quốc thắng trận sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất Bản Yêu sách của nhân dân An Nam
Tháng 7/1920 Đọc Bản Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của
Lênin đăng trên báo Nhân đạo.
Tháng 12/1920 Dự Đại hội Tua, tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia
sáng lập Đảng cộng sản Pháp
Năm 1921 Tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari.
Năm 1922 Làm chủ nhiệm báo Người cùng khổ, viết bài cho báo Nhân đạo,
Đời sống công nhân.
Tháng 6/1923 Viết Bản án chế độ thực dân Pháp, rời Pháp sang Liên Xô dự Hội
nghị Quốc tế nông dân Năm 1924 Dự Đại hội V Quốc tế cộng sản, viết bài cho báo Sự thật, tạp chí
Thư tín Quốc tế.
Tháng 11/1924 Đến hoạt động ở Quảng Châu (Trung Quốc), mở lớp đào tạo cán bộ
cách mạng, tiếp xúc với Tâm tâm xã.
Năm 1925 Thành lập nhóm Cộng sản đoàn, Hội Việt Nam cách mạng Thanh
niên, sáng lập báo Thanh niên.
- Đảng ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam Vì:+ Đảng ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng sâu sắc về giai cấp lãnh đạo
Trang 25XX, khi lá cờ yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến không còn hấp dẫn với ngườidân yêu nước; phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiếp tục diễn ra gay gắtquyết liệt với những con đường cứu nước mới
Con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản của các sĩ phu yêunước với các phong trào như Đông du, Duy tân, Đông kinh nghĩa thục của PhanBội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can đã dấy lên phong trào yêu nướcmạnh mẽ thu hút khối lượng lớn nhân dân tham gia Tuy nhiên, do tầm nhìn hạnchế và có những trở lực không thể vượt qua, cuộc vận động yêu nước của các sĩphu đầu thế kỉ XX đã bị thất bại
+ Từ đây, cách mạng Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất củaĐảng cộng sản Việt Nam Một Đảng có đường lối đúng đắn, tổ chức chặt chẽ, độingũ cán bộ đảng viên kiên trung nguyện suốt đời hi sinh vì lí tưởng của đảng.Đảng ra đời chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta trưởng thành, đủ sức lãnh đạocách mạng thông qua chính đảng tiên phong của mình là Đảng cộng sản Dưới sựlãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn được nêu trong Cương lĩnh chính trịđầu tiên, Đảng sẽ tập hợp lực lượng đông đảo quần chúng trên cơ sở khối liênminh công- nông vững chắc nhằm thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc và giảiphóng giai cấp
+ Đảng ra đời đã trở thành cầu nối giữa cách mạng nước ta với cách mạngthế giới Từ đây, cách mạng Việt Nam thực sự trở thành bộ phận khăng khít củacách mạng thế giới
+ Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định chonhững bước phát triển nhảy vọt của lịch sử dân tộc Việt Nam sau này Từ khi có sựlãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn, dồndập Đó là, cách mạng tháng Tám 1945, kháng chiến chống Pháp (1945-1954),kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) và công cuộc đổi mới hiện nay, đã làm thayđổi sâu sắc đất nước, xã hội và con người Vị thế của Việt Nam không ngừng đượcnâng cao
2.3 Mức độ vận dụng.
Trang 26Câu 1 Phân tích những tác động của tình hình thế giới đến cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
+ Năm 1917, cuộc cách mạng XHCN tháng Mười Nga thắng lợi, thành lậpchính quyền Xô Viết, đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước Cuộc cáchmạng tháng Mười đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phươngĐông, phong trào công nhân và lao động ở các nước phương Tây phát triển mạnhmẽ
+ Cách mạng tháng Mười đã ảnh hưởng đến những người yêu nước ViệtNam trên con đường tìm chân lí cứu nước, mà trước hết là đối với lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc Nhờ ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười mà Nguyễn Ái Quốc đã tìmđến với Chủ nghĩa Mác- Lênin và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn- conđường cách mạng vô sản
- Sự thành lập của Quốc tế cộng sản
+ Do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười, nhiều tổ chức cộng sản đượcthành lập ở cả những nước tư bản và thuộc địa như: Đảng cộng sản Đức, Đảngcộng sản Anh, Đảng cộng sản Mĩ, Đảng cộng sản Inđônêxia, Trước yêu cầumới của sự nghiệp cách mạng, tháng 3 năm 1919 Quốc tế cộng sản được thành lậptại Mátxcơva, đảm nhiệm sứ mệnh tập hợp, lãnh đạo phong trào cách mạng thếgiới
+ Tại Đại hội II (2/1920), Quốc tế cộng sản thông qua nhiều cương lĩnhquan trọng nhằm xác định đường lối chiến lược, sách lược của cách mạng thế giới,
thông qua bản Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin Bản Luận
cương đã được Nguyễn Ái Quốc đọc và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắncho dân tộc ta là cách mạng vô sản
Trang 27- Đảng cộng sản Trung Quốc (7/1921) được thành lập tạo điều kiện thuận lợicho việc truyền bá lí luận Chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam.
Như vậy, các sự kiện trên đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cơ bản đểtruyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta, hình thành một khuynhhướng cách mạng mới ở Việt Nam - khuynh hướng cách mạng vô sản
Câu 2 Phân tích nguyên nhân thất bại của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam
bị chia rẽ Tình thế khởi nghĩa: bị động, đối phó, không có chuẩn bị
Câu 3 Phân tích điều kiện lịch sử mới của phong trào công nhân 1929)
(1925-Hướng dẫn trả lời.
- Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ra đời đã đẩy mạnh hoạt động trongphong trào công nhân như: mở lớp huấn luyện chính trị đào tạo cán bộ cách mạng,xuất bản Báo "Thanh niên", xuất bản tác phẩm “Đường Kách mệnh” đã thúc đẩyphong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ
Trang 28- Đặc biệt từ năm 1928, “phong trào vô sản hóa” của Hội Việt Nam cáchmạng Thanh niên đã có tác dụng mạnh mẽ trong việc nâng cao ý thức giác ngộ vàlập trường cách mạng của giai cấp công nhân, thúc đẩy phong trào công nhân pháttriển nhanh cả về số lượng và chất lượng.
- Năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời đã kịp thời lãnh đạo phong trào côngnhân đấu tranh mạnh mẽ
Câu 4 So sánh điểm mới trong con đường tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các vị tiền bối.
Hướng dẫn trả lời.
- Về hướng đi và sự tiếp cận với chân lí cứu nước: Khác với những người đitrước, hướng về Trung Quốc và Nhật Bản, Nguyễn Ái Quốc quyết định đi sangphương Tây, đến nước Pháp
- Về mục đích: Khác với những người đi trước, cầu viện bên ngoài, tổ chứclực lượng đánh Pháp theo con đường dân chủ tư sản, Nguyễn Ái Quốc đến nướcPháp để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúpđồng bào mình, mục đích là đi tìm đường cứu nước
- Về hành trình: để tìm chân lý cứu nước, Người đã trải qua một cuộc hànhtrình lâu dài, qua nhiều nước vừa lao động để kiếm sống vừa học tập nghiêncứu, hòa mình vào phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động các nước, từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản Nguyễn Ái
Quốc tiếp cận, tìm hiểu chủ nghĩa Mác Lê - nin và đi theo con đường cách mạng
Trang 29+ Dưới ách thống trị của thực dân Pháp các giai cấp, tầng lớp nhân dân trong
xã hội Việt Nam không chỉ bị bóc lột về kinh tế, mà còn phải chịu nỗi nhục mấtnước Độc lập tự do là khát vọng của cả dân tộc Việt Nam
+ Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu làmâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai.Nhiệm vụ cứu nước được đặt ra vô cùng cấp thiết
- Sự khủng hoảng về đường lối đặt ra yêu cầu phải tìm con đường cứu nước mới:
+ Cuối thế kỷ XIX, nhiều cuộc cách mạng vũ trang chống Pháp bị đàn ápđẫm máu , con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ phong kiến đã bị thất bại
+ Đầu thế kỷ XX, các sỹ phu yêu nước tiếp thu trào lưu tư tưởng mới, tiếnhành cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản nhưng cũngkhông thành công Sự nghiệp giải phóng dân tộc lâm vào tình trạng khủng hoảngsâu sắc về đường lối
- Nguyễn Tất Thành sớm có chí “đuổi” thực dân Pháp, giải phóng đồng bào:
+ Tiếp thu truyền thống yêu nước của gia đình và quê hương, Nguyễn TấtThành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào Người rất khâmphục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng không tán thành con đườngcủa họ, nên quyết tâm tìm con đường cứu nước mới
+ Sớm được tiếp xúc với văn minh Pháp, Nguyễn Tất Thành quyết định sangphương Tây để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào rồi trở vềgiúp đồng bào, giải phóng dân tộc
Câu 6 Lập bảng so sánh của 3 tổ chức cách mạng (mục tiêu, thành phần, địa bàn hoạt động, khuynh hướng chính trị, kết cục).
Nội dung so sánh Hội Việt Nam cách
Mạng thanh niên
Tân Việt cách mạng Đảng
Việt Nam Quốc dân Đảng Thời gian thành
Kỳ và sinh viên trường
Nhóm hạt nhân của nhà xuất bản Nam đồng thư xã.
Trang 30yêu nước Cao đẳng sư phạm Hà
Nội.
Mục tiêu Truyền bá chủ nghĩa
Mác-Lênin vào Việt Nam, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết đấu tranh đánh
đổ đế quốc Pháp và tay sai.
Lãnh đạo quần chúng trong nước và liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, thiết lập một xã hội bình đẳng, bác ái.
Lúc đầu chưa có mục tiêu rõ ràng Về sau Đảng đưa ra mục tiêu “đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền”.
Hoạt động chính Thực hiện “vô sản
hóa”, các hội viên của hội đi sâu vào quần chúng đặc biệt
là đi vào giai cấp công nhân để tuyên truyền và vận động cách mạng.
Chưa có hoạt động cụ thể, phần lớn chịu sự tác động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Chú trọng lực lượng binh lính người Việt trong quân đội Pháp, tiến hành “cách mạng bằng sắt và máu” thông qua vụ ám sát trùm
mộ phu Badanh và cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
Xu hướng phát
triển
Thúc đẩy phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam phát triển mạnh dẫn đến
sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929 làm tiền đề cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
Bị phân hóa: một bộ phận gia nhập vào Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, bộ phận còn lại chuẩn bị thành lập một chính đảng theo học thuyết Mac-Lênin.
Không vượt qua nổi sự đàn
áp, khủng bố của thực dân Pháp nên Việt Nam Quốc Dân Đảng tan rã.
Kết cục Năm 1929, Hội phân
hóa thành 2 tổ chức cộng sản là Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng.
Năm 1929, Đảng phân hóa thành Đông Dương cộng sản liên đoàn,
Chấm dứt hoạt động sau thất bại cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
Câu 7 Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc với Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Hướng dẫn trả lời.
1 Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp sáng lập và lãnh đạo Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- Cuối 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu - Trung Quốc nhằm tập hợp,
tổ chức, đoàn kết, huấn luyện các thanh niên yêu nước và đưa họ ra đấu tranh.TạiQuảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã liên lạc với các nhà yêu nước Việt Nam, tìm
Trang 31hiểu tình hình thực tế, lựa chọn thanh niên cải tổ tổ chức “Tâm tâm xã”, thànhlập nhóm Cộng sản đoàn.
- Đến tháng 6/1925, trên cơ sở nòng cốt nhóm Cộng sản đoàn, Nguyễn ÁiQuốc đã thành lập “Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên” Quá trình hoạt độngcủa Hội Cách mạng Thanh niên Việt Nam gắn liền với vai trò lãnh đạo củaNguyễn Ái Quốc
2 Nguyễn Ái Quốc là người đào tạo để tổ chức này thực sự trở thành tiền thân của chính Đảng vô sản.
- Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn thanh niên yêu nước đưa vào Hội, vạch ramục đích, chương trình của Hội, mở lớp huấn luyện chính trị, trực tiếp viết bài
giảng dạy, ra báo Thanh niên, xuất bản tác phẩm Đường Kách Mệnh.
Qua hoạt động của Hội, Nguyễn Ái Quốc thực hiện mục đích đào tạo nhữngcán bộ cách mạng, truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin về trong nước Đây chính làquá trình trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộngsản Việt Nam
Câu 8 Phân tích cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập Đảng năm 1929
Hướng dẫn trả lời.
- Đến năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản
và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác phát triển, kết thành làn sóng dân tộc dânchủ ngày càng lan rộng
- Tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đến lúc này không đủ khảnăng để lãnh đạo phong trào cách mạng Đòi hỏi phải có chính đảng của giai cấp
vô sản lãnh đạo phong trào đi lên Dẫn đến cuộc đấu tranh xung quanh vấn đềthành lập Đảng năm 1929
1 Sự đấu tranh trong nội bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đưa tới sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929) và An Nam Cộng sản Đảng (8/1929).