1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Vận dụng “vai trò của thực tiễn đối với nhận thức” để nhận thức và giảiquyết vấn đề “học phải đi đôi với hành”

15 2,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 170,24 KB

Nội dung

Vận dụng “vai trò của thực tiễn đối với nhận thức” để nhận thức và giải quyết vấn đề “học phải đi đôi với hành”.NỘI DUNGI.KHÁI QUÁT VỀ THỰC TIỄN, NHẬN THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN VỚI NHẬN THỨC1.Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễnThực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.Hoạt động thực tiễn là những hoạt động đặc trưng và bản chất của con người, được thực hiện tất yếu khách quan và không ngừng phát triển. Chính vì vậy, hoạt động thực tiễn luôn là hoạt động vật chất mang tính chất sáng tạo và có tính mục đích, tính lịch sử xã hội.Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng, song có ba hình thức cơ bản là:•Hoạt động sản xuất vật chất•Hoạt động chính trị xã hội•Thực nghiệm khoa họcMỗi hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn có một chức năng quan trọng khác nhau, song chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, hoạt động sản xuất vật chất có vai trò quan trọng nhất bởi nó là hoạt động nguyên thủy nhất, tồn tại khách quan và thường xuyên nhất trong đời sống, có tính quyết định tới sự sinh tồn và phát triển của con người.2.Nhận thức và các trình độ nhận thứcNhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan. Đó là quan điểm duy vật biện chứng về nhận thức.Theo quan điểm duy vật biện chứng, nhận thức là một quá trình đi từ trình độ nhận thức kinh nghiệm đến nhận thức lý luận; từ trình độ nhận thức thông thường đến trình độ nhận thức khoa học; v.v.. Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai giai đoạn nhận thức khác nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau. Trong đó, nhận thức kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức lý luận. Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học là hai bậc thang khác nhau về chất của quá trình nhận thức, nhằm đạt tới những giá trị chân thực. Trong đó, nhận thức thông thường có trước và là nguồn chất liệu để xây dựng nội dung của các khoa học.

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

- -BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ

BỘ MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

Đề bài:

Vận dụng “vai trò của thực tiễn đối với nhận thức” để nhận thức và giải quyết vấn đề “học phải đi đôi với hành”

HÀ NỘI – 2018

Trang 2

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I KHÁI QUÁT VỀ THỰC TIỄN, NHẬN THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN VỚI NHẬN THỨC 2

1 Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn 2

2 Nhận thức và các trình độ nhận thức 2

3 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức 3

4 Ý nghĩa phương pháp luận 4

II VẬN DỤNG “VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC” ĐỂ NHẬN THỨC VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ “HỌC PHẢI ĐI ĐÔI VỚI HÀNH” 4

1 Thực tiễn vấn đề “học đi đôi với hành” tại nước Việt Nam 5

2 Giải pháp từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường Trung học và Đại học 7

3 Liên hệ bản thân trong việc thay đổi cách học, tư duy, nhận thức 9

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

PHỤ LỤC 12

Trang 3

M Đ U Ở ĐẦU ẦU

Thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức Sở dĩ như vậy vì thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức; nó đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức, khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức Nhấn mạnh vai trò

đó của thực tiễn, V.I.Lênin đã cho rằng "Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải

là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức" Vận dụng “vai trò của thực tiễn đối với nhận thức” sau đây là ý kiến và quan điểm của em về vấn đề “học phải đi đôi với hành”

Trang 4

N I DUNG ỘI DUNG

I KHÁI QUÁT VỀ THỰC TIỄN, NHẬN THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN VỚI NHẬN THỨC

1 Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử

-xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và -xã hội

Hoạt động thực tiễn là những hoạt động đặc trưng và bản chất của con người, được thực hiện tất yếu khách quan và không ngừng phát triển Chính vì vậy, hoạt động thực tiễn luôn là hoạt động vật chất mang tính chất sáng tạo và

có tính mục đích, tính lịch sử - xã hội

Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng, song có ba hình thức cơ bản là:

 Hoạt động sản xuất vật chất

 Hoạt động chính trị - xã hội

 Thực nghiệm khoa học

Mỗi hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn có một chức năng quan trọng khác nhau, song chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau Trong đó, hoạt động sản xuất vật chất có vai trò quan trọng nhất bởi nó là hoạt động nguyên thủy nhất, tồn tại khách quan và thường xuyên nhất trong đời sống, có tính quyết định tới sự sinh tồn và phát triển của con người

2 Nhận thức và các trình độ nhận thức

Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những

Trang 5

tri thức về thế giới khách quan Đó là quan điểm duy vật biện chứng về nhận thức

Theo quan điểm duy vật biện chứng, nhận thức là một quá trình đi từ trình độ nhận thức kinh nghiệm đến nhận thức lý luận; từ trình độ nhận thức thông thường đến trình độ nhận thức khoa học; v.v Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai giai đoạn nhận thức khác nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau Trong đó, nhận thức kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức

lý luận Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học là hai bậc thang khác nhau về chất của quá trình nhận thức, nhằm đạt tới những giá trị chân thực Trong đó, nhận thức thông thường có trước và là nguồn chất liệu để xây dựng nội dung của các khoa học

3 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức

Thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức Sự tác động vào các

sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách quan của con người làm cho các sự vật, hiện tượng bộc lộ các thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ khác nhau giữa chúng, đem lại tài liệu cho nhận thức Trên cơ sở đó hình thành nên các lý thuyết khoa học Có thể nói, suy cho cùng không có một lĩnh vực tri thức nào mà lại không xuất phát từ thực tiễn

Thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức còn là vì nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan, năng lực tư duy của con người không ngừng được hoàn thiện, củng cố Ngoài ra, thực tiễn còn là tiêu chuẩn của chân

lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức

Trang 6

Như vậy, thực tiễn vừa là điểm xuất phát của nhận thức, vừa là yếu tố quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức, là nơi nhận thức luôn hướng tới để nghiệm tính đúng đắn của mình Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn quán triệt quan điểm thực tiễn Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng và kinh nghiệm chủ nghĩa

4 Ý nghĩa phương pháp luận

 Nhờ có thực tiễn mà bản chất của nhận thức được làm rõ, thực tiễn là cơ sở động lực mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý cho nên mọi nhận thức đều xuất phát từ thực tiễn

 Phải thường xuyên quán triệt những quan điểm thực tiễn luôn đi sâu đi sát thực tiễn tiến hành nghiên cứu tổng kết thực tiễn một cách nghiêm túc

 Việc quán triệt tính biện chứng của tiêu chuẩn thực tiễn giúp chúng ta tránh khỏi những chủ quan sai lầm như chủ nghĩa chủ quan, giáo điều bảo thủ

II VẬN DỤNG “VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC”

ĐỂ NHẬN THỨC VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ “HỌC PHẢI ĐI ĐÔI VỚI HÀNH”

Con người khi mới được sinh ra không ai có thể định đoạt trước được tương lai, trí tuệ bẩm sinh chỉ chiếm 1 – 2% khả năng thành công của một đứa trẻ trong tương lai Như vậy, để có thể phát triển về cả mặt tư duy và nhận thức

về thế giới xung quanh, con người phải hiểu biết về nó Tuy nhiên, những tri thức ấy không có sẵn trong ý thức con người Trên bước đường đến thành công, con người trước tiên phải có định hướng đúng đắn, sau đó kết hợp học hỏi không những từ lý thuyết sách vở mà còn phải tác động vào thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn Trên cơ sở đó, con người tích lũy được tri thức

Trang 7

và kinh nghiệm Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn để đưa hoạt động vào thực tiễn thành công và hiệu quả, qua đó từ thực tiễn rút ra những tri thức, hiểu biết đem lại tài liệu cho nhận thức

Vận dụng “vai trò của thực tiễn đối với nhận thức” vào quan hệ với học

và hành Học tập là công việc suốt đời đối với con người “Học, học nữa, học mãi” bởi kiến thức là vùng trời biển bao la rộng lớn mà một đời người cũng không thể bao quát hết được Học là quá trình tiếp thu kiến thức có chọn lọc của nhân loại nhằm làm phong phú vốn tri thức của con người, toàn vẹn về nhân cách và trang bị cho mỗi người những kĩ năng tương ứng đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội Học ở đây mang nặng ý nghĩa về lý thuyết, người học giỏi là người nắm vững lý thuyết Bên cạnh đó, thực hành là quá trình vận dụng kiến thức bao gồm những thứ đã được học vào thực tiễn cuộc sống Nếu không có thực hành, học tập sẽ trở nên vô nghĩa; ngược lại, nếu không có nền tảng lý thuyết từ quá trình học tập thì việc thực hành sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại Học tập và thực hành là hai mặt thống nhất, bổ trợ cho nhau

1 Thực tiễn vấn đề “học đi đôi với hành” tại nước Việt Nam

Quán triệt mối quan hệ chặt chẽ giữa học tập và thực hành, trên cơ sở là công cuộc phát triển và hội nhập của Việt Nam với các quốc gia khác, Bộ giáo dục

đã đề đạt những phương án giải quyết vấn đề điển hình như ba lần cải cách giáo dục Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn vẫn mang nặng tính lý thuyết, bài bản

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng dù ngành giáo dục đã có nhiều phát triển nhưng chỉ là tiến bộ hơn so với trước đây, còn để thỏa mãn được nhu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với kỳ vọng và mong muốn của xã hội thì vẫn là điều mà giáo dục Việt Nam chưa thể hoàn thành được

Trang 8

Phong cách giảng dạy và học tập còn mang tính hình thức mà bản chất bên trong vẫn bài bản, thiếu thực tế Mặc dù tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và vượt chuẩn cao, nhưng trình độ thật của đội ngũ giáo viên vẫn chưa theo kịp yêu cầu đổi mới

và phát triển giáo dục, chưa đạt chuẩn nghề nghiệp chuyên môn Cách dạy và học

về cơ bản là vẫn máy móc theo công thức thầy truyền thụ kiến thức, trò tiếp nhận

và ghi nhớ kiến thức thầy trao cho Dù đã trải qua ba lần cải cách, nền giáo dục Việt Nam vẫn chưa có nhiều thay đổi Hậu quả biểu hiện rõ ràng trong thực tiễn đời sống:

 Đến thời điểm này dù chưa có thống kê số cử nhân thất nghiệp trong năm

2017, tuy nhiên theo dự báo năm 2017 có khoảng hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp Phần lớn sinh viên ra trường hiện nay thiếu kỹ năng mềm, không đáp ứng được những yêu cầu đó của nhà tuyển dụng Có những học sinh, sinh viên thuộc lòng vài quyển sách dày nhưng khi hỏi kiến thức cơ bản trong đời sống lại không nắm được

 Nhiều cử nhân chấp nhận "ít học", giấu bằng cử nhân để yên thân làm công nhân Thực tế nhiều người ra trường không tìm được công việc phù hợp, mức lương khởi điểm quá bèo, nhiều cử nhân xin làm công nhân tại các khu công nghiệp Tại nơi mà bằng cử nhân không được coi trọng thì các nhà tuyển dụng sẽ loại trừ các cử nhân vì biết đây chỉ là “cần câu cơm” tạm thời của sinh viên ra trường

 Giáo dục đang quá coi trọng kiến thức hàn lâm mà nhẹ về kỹ năng sống trong trường học Khi đối mặt với những trường hợp khó khăn, bất thường trong đời sống sinh hoạt hàng ngày dù là đơn giản hay phức tạp, đại đa số học sinh sinh viên không biết cách ứng xử, xử trí sao cho phù hợp Thậm chí điều này ảnh hưởng trầm trọng đến nhân cách, đạo đức của con người khi trưởng thành Điển hình đã xuất hiện nhiều vụ bạo lực học đường mà chủ thể

Trang 9

gây án lại là chính giáo viên trong trường Đơn cử tại một trường Tiểu học ngay trong nội thành Hà Nội, cô chủ nhiệm đã yêu cầu bạn cùng lớp tát một

em học sinh 50 cái vì nói bậy; chỉ khi em học sinh khóc lớn vì đau, cô giáo mới yêu cầu dừng lại

Nguyên nhân của tình trạng học tập không đi đôi với thực hành chính là bệnh thành tích Nhu cầu giữ vững tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh điểm cao,… xuất phát từ phía nhà trường, song song là sĩ diện của các bậc làm cha mẹ yêu cầu con mình phải có bảng điểm đẹp, giỏi toàn diện các môn, đỗ trường đại học hàng đầu dẫn đến thực trạng học sinh, sinh viên nạp quá tải lượng kiến thức sách vở vài đầu chỉ để đáp ứng điểm số bài thi mà thậm chí không biết những mảng kiến thức ấy thực tế dùng để làm gì, áp dụng như thế nào trong đời sống Bệnh thành tích đang

“nghiền nát” giáo dục, xa hơn là tương lai của thế hệ trẻ hiện nay

2 Giải pháp từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường Trung học và Đại học

Từ thực tiễn nền giáo dục đang trong tình trạng báo động, Bộ giáo dục nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với thực trạng giáo dục nước nhà Trước hết phải xử lí tận gốc nguyên nhân là bệnh thành tích Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho ban hành Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30 đó là "đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét" Thông tư 22 có ba mức đánh giá: "Hoàn thành tốt", "Hoàn thành" và "Chưa hoàn thành"; nhằm giúp giáo viên dễ dàng đánh giá hơn, cụ thể hơn, tránh tình trạng “loạn” khen thưởng Đây là bước đầu để “chữa” bệnh thành tích

Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy và học, đảm bảo thời gian dạy lý thuyết, nhưng tăng thời gian thực hành và đào tạo kỹ năng là tất yếu khách quan

Trang 10

của các cơ sơ đào tạo Ở bậc phổ thông cần có sự giảm tải về nội dung chương trình, bảo đảm những kiến thức phổ thông chủ yếu nhất thay vì ôm đồm quá nhiều mảng kiến thức Về phía các trường đại học cũng đã có xu thế phát triển tích cực, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành nhiều hơn, mở mang vốn kĩ năng mềm, tầm hiểu biết thực tế ngoài sách vở, làm tiền đề cho công việc chuyên môn sau khi ra trường:

 Gần đây trường đại học Bách khoa Hà Nội là trường đại học đầu tiên được

Bộ Giáo dục và Ðào tạo thí điểm giao quyền tự chủ trong một số nội dung

về hoạt động đào tạo; tìm những phương thức đào tạo gắn liền với thực tiễn, tập trung nâng cao chất lượng chuyên môn nghề nghiệp trong đó tiến hành đào tạo thạc sĩ nghề nghiệp theo mô hình của nhiều nước trên thế giới Ðó

là một hướng đi tích cực để học tập gắn liền với thực tiễn

 Các trường đại học Luật hiện nay cũng đã quan tâm rất nhiều tới việc gắn đào tạo lý thuyết với thực tiễn nghề nghiệp, mở nhiều câu lạc bộ nhằm nâng cao kĩ năng mềm, định hướng ngành nghề phù hợp cho sinh viên Theo ThS.NCS.Trần Cao Thành – Tổ trưởng Tổ thực hành Luật, Đại học Luật -Huế cho biết: “Những năm gần đây, đại học Luật - -Huế đã thành lập Trung tâm thực hành luật và Quan hệ doanh nghiệp” Trung tâm tổ chức xét xử phiên tòa lưu động ngay trong khuôn viên trường Sinh viên tham dự phiên tòa được yêu cầu ghi chép nội dung vào sổ Thực hành nghề nghiệp, giúp sinh viên có cơ hội thực hành thực tế, phục vụ cho công việc chuyên môn trong tương lai Đây là một phương pháp học tập dựa trên sự trải nghiệm, qua đó sinh viên sẽ được thực hành các kiến thức pháp luật và đưa nó vào thực tiễn thông qua các hoạt động thực hành pháp luật

Nhìn chung, dù tình trạng thiếu thực tiễn trọng sách vở vẫn còn nhiều và khó

có thể thay đổi ngay và luôn nhưng Bộ Giáo dục đã có những tác động tích cực,

Trang 11

từng bước thay đổi nền giáo dục nước nhà Từ đó làm nền tảng cho sự phát triển về

cả tri thức và nhận thức của học sinh, sinh viên

3 Liên hệ bản thân trong việc thay đổi cách học, tư duy, nhận thức

Trách nhiệm thay đổi phương pháp học không chỉ nằm ở Bộ Giáo dục hay

cơ quan cấp trên, mỗi học sinh, sinh viên – những chủ nhân tương lai của đất nước đều cần nhận thức rõ nghĩa vụ của bản thân trong việc xây dựng nền giáo dục của nước nhà Mỗi cá nhân đều cần có tính tự giác, chủ động thay đổi phương pháp học của bản thân, hướng tới cách học và phát triển lý tưởng thay vì yên vị với cách học hiện tại Cần tích cực phát triển cái kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình,… Vấn

đề tiên quyết là sự thay đổi bắt đầu từ nhận thức mỗi người

Để việc học tập có hiệu quả, sự kết giữa hợp học với hành là điều không thể thiếu Bởi vậy, ngoài học kiến thức trong sách vở, mọi học sinh, sinh viên có thể tham gia vào những câu lạc bộ khác nhau phù hợp với bản thân Điều này không chỉ nâng cao hiểu biết về vấn đề mình quan tâm mà còn có cơ hội giao tiếp, thực hành những điều mình đã học

Các nhà tuyển dụng quan tâm đến hiệu suất công việc và sản phẩm làm ra không phải việc đã thuộc bao nhiêu cuốn sách Những gì họ quan tâm là mình làm được những gì, không phải mình đã học được những gì Vậy nên tấm bằng đại học không giải quyết được tất cả vấn đề, trước khi ứng tuyển vào vị trí, công ty mình mong muốn thì trước đấy cần bỏ thời gian học hỏi lấy kinh nghiệm, tìm và thử sức với những công việc làm thêm, đặc biệt những công việc liên quan đến ngành đang học nhằm trang bị vốn kiến thức cho công việc tương lai

Muốn thành công, không những cần bỏ thời gian và công sức mà còn phải

có sự sáng tạo để tìm ra cách học và làm việc hiệu quả nhất Tư tưởng “mì ăn liền”, tận dụng những thứ có sẵn mà để tư duy ngủ quên là vấn đề cần loại bỏ triệt để

Ngày đăng: 30/03/2020, 16:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w