phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa kế thừa và phát triển, giữa lý luận và thực tiễn, tiếp tục từng bước hoàn thiện cương lĩnh, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hộ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VŨ THỊ THANH THẢO
NHỮNG HÌNH THỨC DUNG HỢP TAM GIÁO
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
CỦA LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM
Ngành: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
Mã số: 62.22.80.01
T M TẮT LUẬN ÁN TIẾN S TRIẾT HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2020
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Vào lúc giờ ngày tháng năm 2020
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Đại học quốc gia TP HCM
- Thư viện Trường Đại học KHXH & NV, TP HCM
- Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 3DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
ĐÃ CÔNG BỐ C LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN
1 Vũ Thị Thanh Thảo, Tam giáo dung hợp – một cấu hình tư tưởng
triết học, tôn giáo của các quốc gia Đông Á và Việt Nam thời Trung, Cận đại, Tạp chí Triết học, ISSN: 0866 – 7632, số 1 (332) 1-2019
2 Vũ Thị Thanh Thảo, Đôi nét về dung hợp tam giáo thời kỳ Bắc thuộc
ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, ISSN: 1859 –
0136, số 7 (251) – 2019
3 Nguyễn Anh Quốc, Vũ Thị Thanh Thảo, Tư tưởng Hồ Chí Minh về
đoàn kết dân tộc, Tạp chí Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, ISSN:
1859-0136, số 11(171)-2012
4 Trương Văn Chung, Vũ Thị Thanh Thảo, Đạo Minh Sư ở Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay, Tạp chí Phát triển Nhân lực, ISSN: 1859 – 2732, số 1
(32) – 2013
5 Vu Thi Thanh Thao, Three religions Fusion: A Paradigm of
Philosophy, Religion, Ideology of the East Asian Countries and Vietnam in the Middle, Latter – Day, A paper presented at The 2018 International
Conference, Nantou County, Taiwan, 17-23 June 2018
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện tượng dung hợp Tam giáo Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo (Nho, Phật, Đạo) dường như là phổ biến ở khu vực Đông Á, khi các quốc gia như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản đều có
sự dung hợp Tam giáo này trong những giai đoạn lịch sử tư tưởng cụ thể Những hình thức dung hợp Tam giáo ở mỗi quốc gia dân tộc và ở những giai đoạn lịch sử cụ thể là rất khác nhau, song chúng đều có tính tất yếu, đều phản ánh đặc điểm điều kiện lịch sử - xã hội và yêu cầu, nguyện vọng của dân tộc Đặc biệt trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, những hình thức dung hợp Tam giáo luôn phản ánh đặc điểm điều kiện lịch sử - xã hội và yêu cầu, nguyện vọng chung của xã hội đương thời và đều trở thành một trong những phương thức để đoàn kết, tập hợp các lực lượng, các yếu tố của dân tộc tạo nên sức mạnh tổng hợp toàn xã hội nhằm thực hiện thành công một nhiệm vụ lịch
sử cấp bách của dân tộc Tiếp thu, kế thừa, dung hợp để tồn tại và phát triển, đó chính là tư duy chính trị đặc sắc và mang lại ý nghĩa lịch sử hết sức sâu sắc của dân tộc ta cũng như của Đảng ta trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế Trong Hội nghị triển khai biên soạn Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
đã nêu rõ: “Tư tưởng chỉ đạo là phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiên định và đổi mới Đổi mới nhưng vẫn kiên định mục tiêu phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa kế thừa và phát triển, giữa lý luận
và thực tiễn, tiếp tục từng bước hoàn thiện cương lĩnh, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?” (Nguyễn Phú Trọng, 2019, trang 3)
Như vậy, nghiên cứu sự dung hợp tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo trong lịch sử
tư tưởng Việt Nam làm rõ giá trị cốt lõi của chúng, không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc, truyền thống văn hóa, tư tưởng dân tộc, mà còn là một bài học bổ ích về nguyên tắc phương pháp luận cho
sự đổi mới về tư duy, trên cơ sở đó đổi mới xã hội, đó là bài học nguyên tắc phương pháp luận về
sự tiếp thu, kế thừa và phát triển Nghiên cứu sự dung hợp tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo trên phương diện tư tưởng, văn hóa cũng chính là góp phần vào tổng kết toàn bộ lịch sử tư tưởng Việt Nam, điểm tựa chắc chắn, đáng tin cậy cho sự kế thừa, tiếp thu tinh hoa tư tưởng, văn hóa nhân loại Nhiều năm qua đã có nhiều công trình, bài báo luận bàn về vấn đề này, song mới chỉ dừng lại ở các trường hợp cụ thể, trong những giai đoạn lịch sử cụ thể, mà chưa khái quát và hệ thống hóa những hình thức dung hợp Tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại trên cơ sở so sánh với mô hình dung hợp Tam giáo ở cấp độ khu vực Đông Á Với tính chất cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn một cách hệ thống trên, đặc biệt là ý nghĩa lịch sử của
mô hình dung hợp Tam giáo đối với đổi mới, phát triển ở Việt Nam nghiên cứu sinh chọn chủ đề:
“Những hình thức dung hợp Tam giáo trong quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt
Nam” làm đề tài luận án tiến sỹ Triết học của mình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Các công trình nghiên cứu lịch sử và giá trị của những hình thức dung hợp Tam giáo ở Đông Á Với cái nhìn xuyên văn hóa, tư tưởng và giá trị luận, Trương Đại Niên (Zhang Dainian)
đã xem dung hợp triết học, tôn giáo, văn hóa ở Trung Hoa cổ, trung đại như một cấu hình tư tưởng chung của lịch sử triết học, tôn giáo và văn hóa Trung Hoa với công trình nghiên cứu về “Giá trị học trong triết học Trung Quốc tiền hiện đại” (Axiology in Pre-Modern Chinese Philosophy) Cuốn
Từ điển về triết học Trung Quốc (Chinese philosophy A – Z) của Bo Mou đã dành tới 3 chương
mục để nói về sự dung hợp Tam giáo trong Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo; xem sự dung hợp Nho, Phật, Đạo như là một cấu hình chung cho tư tưởng, văn hóa và tôn giáo Trung Quốc và chúng luôn có vai trò trong đời sống triết lý, chính trị và đạo đức của các tầng lớp xã hội Trung Quốc
Trong công trình nghiên cứu: Cấu tạo đa thành phần của văn hóa Nhật Bản, tác giả Koumei
Sasaki đã đặt tư tưởng, văn hóa Nhật Bản dưới góc nhìn Châu Á và đưa ra những bằng chứng cụ thể về sự dung hợp nhiều loại hình văn hóa và tổ hợp tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo đã
làm nên một trong những đặc trưng của tư tưởng, văn hóa Nhật Bản Cuốn Nghiên cứu tôn giáo
Nhật Bản của Joseph M Kitagawa đã dành một số chương trong phần thứ III của cuốn sách để nói
về sự dung hợp Tam giáo nhìn từ Thần đạo Từ hai biên niên sử Nhật Bản là Kojiki (Cổ sự ký) và
Trang 5Nihonshoki, (Nhật bản thư kỷ) có thể thấy các yếu tố văn hóa bên ngoài Nhật Bản đã ảnh hưởng khá nhiều đến các câu chuyện, sự tích Yoiuchi Sujua và John K Gillespie trong công trình nghiên cứu về văn hóa Nhật Bản đã chỉ ra sự dung hợp Tam giáo trong trà đạo, Hoa Đạo và võ sỹ đạo Dung hợp Tam giáo ở Triều Tiên và Đông Á cũng được các nhà tư tưởng, văn hóa và tôn giáo Hàn
Quốc quan tâm và nghiên cứu tường tận Tác phẩm Tam quốc di sự của Il Yeon (Nhất Nhiên), chủ
trương chống lại chủ nghĩa mộ Hoa, các câu chuyện, sự tích, huyền thoại của Nhất Nhiên có “liên quan đến Phật giáo, Đạo giáo, và những phong tục, tập quán của người Triều Tiên” Nhất Nhiên được xem là người đầu tiên cố gắng hợp nhất Tam giáo và tín ngưỡng dân gian Triều Tiên Trong bài tham luận về sự tương đồng của ba hệ tư tưởng, tôn giáo là Daesoonjinrihoe (Hàn Quốc), I - Kuan Tao (Đài Loan, Trung Quốc) và Cao Đài (Việt Nam), Lee Gyungwon đã chỉ ra tính chất chung nhất của cả ba hệ tư tưởng này là sự dung hợp tam giáo Còn khá nhiều học giả, nhà nghiên cứu, giảng viên các trường đại học ở Hàn Quốc bàn về dung hợp Tam giáo như; Chongsuh Kim với công trình “dung hợp Tam giáo trong tư tưởng của thiên đạo”; GS Kim Jin Young với bài viết
“Việc truyền kỳ Phật giáo và mối quan hệ của nó với Nho giáo trong giai đoạn cuối Goryo đầu Joseon”; Hwang Eui Dong với bài viết “Vai trò của Nho giáo trong lịch sử dung hợp Tam giáo ở
của các hình thức dung hợp tam giáo Bộ sách Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1&2 của Viện
Triết học với 2 tác giả chủ biên Nguyễn Tài Thư và Lê Sỹ Thắng đã mang lại cái nhìn toàn cảnh
về lịch sử tư tưởng Việt Nam, từ các giai đoạn trong lịch sử tư tưởng đến các nhà tư tưởng và hệ
tư tưởng Công trình nghiên cứu Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tập 1 (Từ đầu công nguyên
đến thời Trần và thời Hồ) của Viện Triết học do Nguyễn Trọng Chuẩn chủ biên đã có những đóng
góp không chỉ về phương pháp nghiên cứu, mà còn là về sự dung hợp văn hóa, tư tưởng Nhóm tác giả đã chỉ ra tính hiệu quả của việc sử dụng phương pháp Thông diễn (Hermeneutic Research
Method) để nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Nguyễn Đăng
Thục đã mô tả diễn trình tư tưởng Việt Nam qua các giai đoạn với các nhà tư tưởng tiêu biểu Cuốn
Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam “từ thời dựng nước đến đầu thế kỷ XX” do Doãn Chính chủ
biên là một công trình nghiên cứu khoa học công phu và qui mô đã vạch ra những giai đoạn cơ bản của tiến trình tư tưởng Việt Nam và một số nhà tư tưởng tiêu biểu, tuy dung hợp Tam giáo không phải là chủ đề chính trong công trình nghiên cứu này, song trong một số giai đoạn lịch sử, nhóm tác giả vẫn đề cập đến nội dung này: “Đạo giáo trong tổ hợp Tam giáo đời Trần là sự kết hợp giữa triết lý vô ngã của Phật giáo, tính chất duy lý của Nho giáo và các hình thức tín ngưỡng dân gian
của người Việt ” Bài viết “Hiện tượng tam giáo đồng nguyên đời Trần” được in trong sách Tư
tưởng Việt Nam thời Lý - Trần do Trương Văn Chung, Doãn Chính (chủ biên) và bài báo khoa học
“Tam giáo dung hợp - một cấu hình tư tưởng triết học, tôn giáo của các quốc gia Đông Á thời trung, cận đại” của Trương Văn Chung đã làm rõ một số hình thức và tính chất khác nhau của sự dung hợp Tam giáo trong các giai đoạn lịch sử tư tưởng, tôn giáo Việt Nam Ngoài ra còn rất nhiều
những công trình nghiên cứu lịch sử tư tưởng việt Nam như: Tiến trình lịch sử Việt Nam của Nguyễn Quang Ngọc; Viện Triết học với các công trình nghiên cứu Lịch sử tư tưởng Việt Nam,
Văn tuyển tập 1, 2; Tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVIII (trích tuyển tư liệu tập I và II)); Tư tưởng Việt Nam thế kỷ XIX (trích tuyển tư liệu tập I và II)); Công trình khoa học Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám,(2 tập) của Trần Văn Giàu; cuốn sách Đại cương lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam (tập 1) do Nguyễn Hùng Hậu chủ biên Một số các công
trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề dung hợp Tam giáo như tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo,
Đạo giáo và những nhà tư tưởng tiêu biểu Việt Nam như: Nguyễn Tài Thư với công trình Lịch sử
Phật giáo Việt Nam; Nho giáo xưa và nay của Vũ Khiêu; Trần Văn Giáp với công trình Phật giáo Việt Nam - từ nguyên thủy đến thế kỷ XIII (Tuệ Sỹ dịch); Việt Nam Phật giáo sử luận (3 tập) của
Trang 6Nguyễn Lang Các tác phẩm thơ văn, tư tưởng của Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Bỉnh Khiêm; Nguyễn Trãi; Nguyễn Dữ, Lê Hữu Trác; Phùng Khắc Khoan Các công trình nghiên cứu chuyên khảo về lịch sử Phật giáo, lịch sử Nho giáo, lịch sử Đạo giáo và các nhà tư tưởng tiêu biểu Việt Nam: từ các nhà sư, đạo sỹ “tinh thông tam giáo, đọc kỹ trăm nhà” đến Lý Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm, Lê Hữu , với các tôn giáo dung hợp, nội sinh ở Nam Bộ (Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài ) không chỉ là những mảnh ghép hoàn hảo về dung hợp Tam giáo như một truyền thống xuyên suốt trong lịch sử tư tưởng, mà còn làm phong phú và chi tiết hơn vai trò, tính chất, đặc điểm của các hình thức dung hợp Tam giáo trong tiến trình tư tưởng Việt Nam Nhìn chung, các công trình nêu trên đã làm rõ tính phổ biến, tính tất yếu của những dạng thức dung hợp Tam giáo xuyên suốt trong lịch sử tư tưởng Việt Nam Đây là
những tài liệu vô cùng quí báu, để nghiên cứu sinh kế thừa trong đề tài của luận án
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Trên cơ sở làm rõ quan niệm, nội dung và đặc điểm của những hình thức dung hợp Tam
giáo luận án nhằm chỉ ra ý nghĩa lịch sử của nó đối với quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam cũng như đối với sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay
Để đạt được những mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ sau:
Một là, trình bày, phân tích làm rõ những quan niện về dung hợp Tam giáo và điều kiện,
tiền đề hình thành những hình thức dung hợp Tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam
Hai là, trình bày nội dung chủ yếu của những hình thức dung hợp Tam giáo trong lịch sử tư
tưởng Việt Nam
Ba là, chỉ ra những đặc điểm cơ bản của những hình thức dung hợp Tam giáo từ đó phân
tích, đánh giá ý nghĩa lịch sử của những hình thức dung hợp Tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đối với quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam cũng như đối với công cuộc đổi
mới và hội nhập quốc tế hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án Đó là những hình thức dung hợp Tam giáo trong quá
trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu những hình thức dung hợp Tam giáo
từ thời kỳ Bắc thuộc đến giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Về cơ sở lý luận, luận án dựa trên thế giới quan và phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về văn hóa tư tưởng
Về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa
học như phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgích và lịch sử, quy nạp và diễn dịch, đối chiếu và
so sánh, và phương pháp hệ thống cấu trúc, tác giả đặc biệt chú trọng sử dụng phương pháp văn bản học, phương pháp nghiên cứu lịch sử nhằm làm toát lên tiến trình vận động, phát triển của những hình thức dung hợp trong nghiên cứu và trình bày luận án
6 Cái mới của luận án
Trên cơ sở những quan niệm về dung hợp Tam giáo luận án làm rõ nội dung và đặc điểm của những hình thức dung hợp Tam giáo trong quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam;
từ đó rút ra những ý nghĩa lịch sử bổ ích góp phần thiết thực vào việc gìn giữ, phát huy bản sắc và truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Về mặt khoa học, luận án đã góp phần làm sáng tỏ những quan niệm về dung hợp Tam giáo,
nội dung, đặc điểm của những hình thức dung hợp Tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, một cách cơ bản và hệ thống
Về mặt thực tiễn, thông qua việc làm rõ nội dung và đặc điểm của những hình thức dung hợp
Tam giáo trong quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam; luận án rút ra là những ý nghĩa
Trang 7lịch sử bổ ích góp phần thiết thực vào việc gìn giữ, phát huy bản sắc và truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay
8 Kết cấu của luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành
3 chương và 8 tiết
Chương 1 QUAN NIỆM VỀ DUNG HỢP TAM GIÁO VÀ ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH NHỮNG HÌNH THỨC DUNG HỢP TAM GIÁO
TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM
1.1 QUAN NIỆM VỀ DUNG HỢP TAM GIÁO VÀ ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH NHỮNG HÌNH THỨC DUNG HỢP TAM GIÁO TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM
1.1.1 Quan niệm về dung hợp Tam giáo
Các học giả châu Á thường sử dụng thuật ngữ “mô hình” để nói về những hình thức chung của
ba hệ thống tư tưởng triết học Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo liên kết và xâm nhập vào nhau thành một
tổ hợp tư tưởng triết học, văn hóa, tôn giáo Tuy nhiên, họ lại sử dụng các thuật ngữ rất khác nhau để nói về mô hình này tài liệu của Trung Quốc thường sử dụng thuật ngữ: “Tam giáo hợp nhất”; Nhật Bản
là “Tam giáo tập hợp”; Triều Tiên gọi là: “Tam giáo dung hợp” Đúng là các thuật ngữ này đồng nghĩa với nhau, song thường đặt trong những ngữ cảnh khác nhau, Pelix M Keesing cho rằng “paradigm” để chỉ mô hình Tam giáo dung hợp ở Đông Á với lý do: Mô hình (paradigm) của Tam giáo chưa đạt đến trình độ loại hình hóa (typology) vì nó có thể là phổ biến ở các quốc gia Đông Á, nhưng chỉ là hình thức đặc thù riêng có của khu vực Đông Á Mô hình còn có nghĩa là một dạng thức hoặc một kiểu mẫu mang tính tạm thời của các hình thức cụ thể trong một giai đoạn lịch sử; nó mềm mại, không cứng và cố định như thuật ngữ “model”, cũng không quá linh hoạt, thay đổi nhanh như thuật ngữ cấu hình Mô hình còn là thuật ngữ chỉ hình thức, hình mẫu hòa hợp, sự hòa đồng, sự liên tục tiếp biến của Tam giáo trên phương diện tư tưởng, văn hóa và tôn giáo nữa; là thuật ngữ không chỉ bao gồm sự tổng hợp của ba thành tố cơ bản: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, mà còn bao gồm cả nhân
tố văn hóa truyền thống bản địa của các dân tộc Đông Á Thuật ngữ “dung hợp” được sử dụng trong cụm từ dung hợp Tam giáo cũng được thể hiện bằng nhiều từ ngữ có ý nghĩa khác nhau như: dung hợp (fusion), trộn lẫn (mixture), hài hòa (harmony); tổng hợp (synthetic) Theo nghiên cứu sinh thuật ngữ dung hợp (syncrective) là phù hợp hơn cả; vì thứ nhất, nó bao quát ý nghĩa của tất cả các thuật ngữ trên; thứ hai, nó chỉ ra nguồn gốc, căn nguyên của sự dung hợp tư tưởng, văn hóa và tôn giáo; thứ ba, thuật ngữ dung hợp phản ánh bao quát tất cả các hình thức dung hợp không chỉ là tổ hợp Tam giáo ở các quốc gia Đông Á, mà còn là khái niệm, lý thuyết rộng hơn, bao quát tất cả các hình thức dung hợp trong lịch sử triết học, văn hóa, tôn giáo ở các vùng văn hóa khác Các học giả châu
Âu, Bắc Mỹ xem chủ nghĩa dung hợp là một yếu tố quan trọng để nghiên cứu tư tưởng, văn hóa và tôn giáo toàn cầu, chúng bao gồm nhiều yếu tố biểu thị sự hợp nhất, trao đổi, tổng hợp và kết hợp các
tư tưởng, văn hóa tín ngưỡng và thực hành đa dạng
Khái niệm “dung hợp Tam giáo” là khái niệm được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, tôn giáo Từ nhiều cách tiếp cận, lý thuyết khác nhau, từ đặc điểm lịch sử, văn hóa, truyền thống khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu ở Đông Á đều có một định nghĩa chung mang tính đồng thuận: Cấu hình dung hợp Tam giáo là một hiện tượng phổ biến, hiện tồn, xuyên suốt trong lịch sử cổ, trung đại Nó hầu như là cái bóng bao trùm các quá trình tư tưởng, văn hóa của dân tộc Đông Á, dù dưới các hình thức khác nhau Các khái niệm: “cấu hình”, “tổ hợp tư tưởng”,
“tam giáo đồng nguyên”, “tam giáo đồng quy” đều được định nghĩa và làm rõ nội dung cơ bản trong sự so sánh với các khái niệm, thuật ngữ đồng nghĩa Mối quan hệ Tam giáo xuất hiện ở Việt Nam từ khi xuất hiện của ba học thuyết Nho, Phật, Đạo trải qua hàng thế kỷ, ở mỗi giai đoạn lịch
sử cụ thể cùng với sự tham gia của các yếu tố bản địa, mối quan hệ đó đều có những nét đặc thù phản ánh không chỉ nhu cầu thời đại mà cả sự phát triển về mặt học thuật của đất nước Chính vì
Trang 8vậy, mối quan hệ Tam giáo thường biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như Tam giáo đồng nguyên, Tam giáo đồng quy, Tam giáo hợp nhất, Tam giáo hòa đồng,… Đồng tình với quan điểm của PGS,TS Trương Văn Chung, trong luận án, tác giả thống nhất sử dụng khái niệm “các hình thức dung hợp Tam giáo” và có thể đưa ra một kết luận chung về hiện tượng dung hợp Tam giáo ở
Việt Nam như sau: Dung hợp Tam giáo ở Việt Nam là một hiện tượng triết học - tôn giáo phổ biến
trong lịch sử tư tưởng Đó là một tổ hợp của ba hệ thống tư tưởng khác nhau, liên kết, pha trộn với nhau một cách tạm thời, không bền vững, nhưng được ràng buộc lại với nhau bởi những nhu cầu chính trị, văn hóa trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể
1.1.2 Điều kiện lịch sử - xã hội hình thành những hình thức dung hợp Tam giáo trong
lịch sử tư tưởng Việt Nam
Điều kiện lịch sử - xã hội hình thành hình thức dung hợp Tam giáo thời kỳ Bắc thuộc (hình thức dung hợp Tam giáo hòa đồng, trong đó sự dung hợp Tam giáo có tính sơ khai, cạnh tranh, hòa hợp và đồng hành với nhau) Chính quyền đô hộ các triều đại phong kiến phương Bắc
ra sức vơ vét tài nguyên và của cải đồng thời bóc lột sức lao động của nhân dân Đại Việt thông qua chính sách đồn điền, cống nạp, nộp tô thuế, bắt phu lao dịch và sử dụng những thành tựu kinh tế nhằm phục vụ chính sách bóc lột; thiết lập nền thống trị chính trị - hành chính khắc nghiệt, bóc lột
đè nặng với quan đô hộ, quân chiếm đóng và một bè lũ quan lại thu cống phẩm, tô thuế, vơ vét của
cải của các vùng đất chinh phục Về mặt tư tưởng, giai đoạn Bắc thuộc cũng là giai đoạn Tam giáo
(Nho, Phật, Đạo) truyền vào nước ta Nho, Phật, Đạo truyền vào nước ta không còn là Nho, Phật, Đạo nguyên thủy và cũng không phải là những luồng tư tưởng, văn hóa hoàn toàn có thể chinh phục, xâm lấn nền văn hóa bản địa Không những thế, khi truyền vào nước ta thì chính Nho, Phật, Đạo cũng phải
có sự thay đổi để phù hợp với “mảnh đất mới” mà chúng xâm nhập Đó là quá trình “bản địa hóa”, quá trình “tái cấu trúc” của các hệ tư tưởng Nho, Phật, Đạo khi truyền vào Việt Nam Đồng thời giữa ba trường phái cũng cạnh tranh với nhau, liên kết, hòa đồng và đồng hành với nhau, để khẳng định vị thế
của mình trong đời sống xã hội Đại Việt, từ đó hình thành nên hình thức dung hợp Tam giáo hòa
đồng, đó là sự dung hợp của Nho, Phật, Đạo có tính chất sơ khai, cạnh tranh, kết hợp và đồng hành với nhau - một quy luật của sự giao lưu và tiếp biến văn hóa, trên cơ sở truyền thống văn hóa
tố triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị - xã hội của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo đã trở thành những nhân tố tinh thần tiêu biểu ảnh hưởng đến đời sống tinh thần xã hội thời kỳ này nói chung, đến tư tưởng chính trị nói riêng Trải qua tiến trình du nhập lâu dài để khẳng định chỗ đứng trong đời sống tinh thần của người dân Việt, Nho, Phật, Đạo có lối đi riêng với những hình thức khác nhau, có khi ôn hòa, có khi gay gắt, dần ăn sâu, cắm rễ vào mảnh đất Đại Việt Tam giáo đã dần hòa nhập với truyền thống văn hóa của dân tộc Việt và bản thân chúng cũng kết hợp, hòa hợp,
thống nhất lẫn nhau, ở cùng một nguồn gốc, hình thành hình thức Tam giáo đồng nguyên lấy Phật
giáo làm trung tâm, một hệ tư tưởng chi phối toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của nhân dân ta, nhất
là hệ tư tưởng chính trị
Điều kiện lịch sử - xã hội hình thành hình thức dung hợp Tam giáo thời kỳ Lê - Nguyễn
(hình thức Tam giáo đồng nguyên, hợp nhất, lấy Nho giáo làm hạt nhân) Trong quá trình biến
đổi xã hội sâu sắc thời kỳ Lê - Nguyễn đã đặt ra vấn đề bức thiết nhất, đó là phải xây dựng, tổ
Trang 9chức, quản lý xã hội và nhà nước phong kiến trung ương tập quyền một cách quy củ, chặt chẽ, để xây dựng một nước Đại Việt vững mạnh, bảo vệ nền độc lập và chủ quyền của quốc gia Đại Việt Chính điều kiện lịch sử - xã hội đặc biệt đó, tư tưởng chính trị - đạo đức Nho giáo đáp ứng yêu cầu của xã hội bấy giờ, song bên cạnh Nho giáo còn có sự kết hợp các yếu tố tư tưởng, tôn giáo, đạo đức của Phật giáo, Đạo giáo và các yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, từ đó tạo
nên cuộc dung hợp Tam giáo với hình thức Tam giáo đồng nguyên, hợp nhất, lấy Nho giáo làm hạt
cai trị dân ta Về văn hóa, tư tưởng, thực dân Pháp thực hiện chính sách nô dịch về văn hóa, gây
tâm lý vong bản tự ti phát triển tôn giáo, mê tín dị đoan để mê hoặc nhân dân, ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa dân chủ tiến bộ Pháp vào Việt Nam, đem văn hóa phản động trụy lạc nhồi
sọ nhằm ngu dân; đồng thời thực dân Pháp vẫn duy trì nền học vấn Nho gia, mặt khác mở các trường dạy tiếng Pháp và văn hóa Pháp Cùng với sự du nhập của văn hóa phương Tây thì Phật giáo, Đạo giáo và nhất là Nho giáo đã từng tồn tại hàng trăm năm ở Việt Nam bắt đầu có sự biến đổi Để tồn tại và phát triển, một vấn đề mang tính tất yếu là các hệ tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo phải có những thay đổi nhất định cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và đặc điểm lịch sử
xã hội Việt Nam thời kỳ này Chính vì vậy, đã hình thành sự dung hợp các luồng tư tưởng, tôn
giáo thời kỳ này, đó là hình thức Tam giáo đồng quy, trong đó các yếu tố tư tưởng, tôn giáo của
Nho, Phật, Đạo quy về một mối, pha trộn với yếu tố của tư tưởng, văn hóa mới khác, kết hợp cùng với văn hóa, tín ngưỡng bản địa, lấy Phật giáo làm nòng cốt, cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, hình thành nên những hình thức tôn giáo mới - tôn giáo bản địa như Phật giáo Hòa Hảo, Đạo Cao Đài,
Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương
1.2 TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH NHỮNG HÌNH THỨC DUNG HỢP TAM GIÁO TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM
1.2.1 Tư tưởng, văn hóa phương Đông với sự hình thành những hình thức dung hợp Tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam
Đầu tiên là thành tố Nho giáo Nho Khổng - Mạnh đã nêu lên một xã hội lý tưởng xem đó
như là mục tiêu phấn đấu của mình, một thiên hạ bình trị, một xã hội có trật tự, hòa mục Để đạt tới một xã hội hòa mục, thái bình đó, Nho giáo chủ trương lấy đạo đức, lấy “nhân”, “nghĩa”, “lễ”,
“trí”, “dũng”, “hiếu”, “kính”, “đễ”… để giáo hóa, cải biến con người Theo đó thì người cầm quyền phải dùng đức hạnh của bản thân, lấy lễ nghĩa để giáo hóa dân chúng chứ không nên lạm dụng luật pháp, hình phạt để ép dân đi vào tôn ti trật tự Nho giáo chủ trương con người phải có năm đức tính
(ngũ thường) đó là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín để có thể xử lý tốt năm mối quan hệ phổ biến trong xã
hội là quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em và bạn bè kết giao Trong đó, Nho giáo đặt
lên hàng đầu đức nhân, tất cả các đức khác cũng nhằm thực hiện đức nhân
Bắt đầu thời Tây Hán Nho giáo bắt đầu truyền vào Việt Nam không còn là Nho giáo Khổng - Mạnh nguyên thủy, mà đã được Đổng Trọng Thư cải tạo theo hướng thần bí hóa cho thích hợp với chế độ phong kiến trung ương tập quyền nhà Hán Trong việc truyền bá Nho giáo, Sĩ Nhiếp là người có công lao lớn nhất dù không phải là nhà nho chính thống nhưng ông tạo điều kiện cho những người tài và danh sỹ nhà Hán do hoạn nạn chạy sang lánh tại Giao Châu đẩy mạnh việc truyền bá Nho giáo và Hán học ở Giao Châu Một mặt, muốn học Nho thì phải biết chữ Hán, một
Trang 10thứ chữ rất khó học và những người có điều kiện học tập chỉ tập trung ở một số ít con em quan lại thống trị và con em của những người bản địa giàu có, có thế lực; mặt khác, sự du nhập của Nho giáo lại đi theo sau vó ngựa của quân xâm lược và sự truyền bá văn hóa, truyền bá Nho giáo vào Việt Nam lại nằm trong chính sách đồng hóa của các thế lực phong kiến phương Bắc, nhằm nô dịch đô hộ dân tộc ta Để khẳng định tinh thần độc lập dân tộc chống âm mưu đồng hóa bảo tồn nòi giống, bảo tồn di sản văn hóa cổ truyền dân tộc, phong tục tập quán, nhân dân ta không thể không phản ứng lại hệ tư tưởng thống trị của k xâm lược đưa vào Nhưng với tinh thần khoan dung, dung hợp văn hóa, dân tộc ta cũng biết tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa giá trị văn hóa bên ngoài du nhập nước ta, trong đó có những yếu tố của Nho giáo để từ đó hòa trộn, dung hợp với các tôn giáo khác, trên nền tảng các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, làm phong phú và sâu sắc nền văn hóa vốn có của dân tộc
Thành tố thứ hai trong tổ hợp những hình thức dung hợp Tam giáo ở Việt Nam là Đạo giáo
Đạo giáo du nhập Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc có lẽ cùng thời với Nho giáo Về mặt học thuật, cơ
sở lý luận của Đạo giáo là bắt nguồn từ học thuyết triết học Lão - Trang Tuy nhiên, sau thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc, Đạo giáo bắt đầu rời bỏ siêu hình học trong lý luận về phạm trù “đạo” có tính chất trừu tượng, “tự nhiên”, “vô vi” và đi vào con đường tu tiên, tìm kiếm sự trường sinh bất
tử, kết hợp với các hiện tượng mê tín dị đoan để trở thành môn phái Hoàng Lão Với tư cách là một trường phái tư tưởng, ở Việt Nam Đạo giáo không ảnh hưởng lớn bằng Phật giáo và Nho giáo Nếu Đạo gia ảnh hưởng nhiều đến tầng lớp trí thức thì Đạo giáo lại ảnh hưởng trong dân chúng Trong Đạo giáo lại chia thành hai khuynh hướng, là Đạo thần tiên và Đạo phù thủy Đạo giáo thần tiên ảnh hưởng đến vua quan quý tộc ở tư tưởng tiêu dao, khoáng đạt, sống ung dung tự tại, còn Đạo phù thủy lại hòa nhập với tín ngưỡng ma thuật cổ truyền của nhân dân Nhưng Đạo giáo Việt Nam không giống với Đạo giáo ở Trung Quốc, bởi vì, Đạo giáo Việt Nam có tiền đề tư tưởng, nguồn gốc lý luận không chỉ từ phía Trung Quốc, mà đã được Việt hóa trên cơ sở tín ngưỡng, ma thuật và
tư tưởng phiếm thần bản địa Điều đó được biểu hiện qua việc Đạo giáo Việt Nam ngoài việc vay mượn, tiếp nhận nhiều vị thần vốn có trong Đạo giáo Trung Quốc đã dung hợp Đạo giáo với tín ngưỡng bản địa để tạo ra các vị thần riêng của mình như, tục thờ Tứ bất tử gồm Bà Chúa Liễu Hạnh, Thần núi Tản Viên, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, như tín ngưỡng thờ mẫu, tục thờ Tam phủ,
Tứ phủ mà mỗi vị thần này đều có sự tích công trạng riêng và đi kèm là các hình thức lễ nghi thờ cúng riêng Đến thời kỳ nhà Lý, Đạo giáo đã có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần xã hội, biểu hiện ở việc các thiền sư trong một số trường hợp đã sử dụng đến quan điểm của Đạo giáo
về thuyết vô vi để bàn cách trị nước, như thiền sư Pháp Thuận và ở việc xây dựng nhiều miếu thờ cũng như sự trọng vọng tin dùng các đạo sĩ, nổi bật là đạo sĩ Thông Hiền Đến thời nhà Trần, Đạo giáo hòa nhập rộng rãi vào tín ngưỡng dân gian của cư dân đất Việt, tạo nên sự dung hợp trong tinh thần Tam giáo đồng nguyên
Cuối cùng, thành tố lý luận quan trọng cho sự hình thành những hình thức dung hợp Tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam là Phật giáo Trong giai đoạn phát triển đầu tiên, với thế giới
quan duyên khởi, triết lý Phật giáo đã bao hàm những yếu tố duy vật chất phác và biện chứng tự phát Đó là ưu điểm của triết lý Phật giáo Về ý nghĩa xã hội và nhân sinh, sự ra đời của Phật giáo
là tiếng nói tiến bộ trong làn sóng phủ nhận uy thế có tính truyền thống của kinh Veda, Upanishad
và giáo lý đạo Bàlamôn, lên án chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội khắc nghiệt, đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội Để diệt đau khổ, Phật giáo đã đưa ra con đường, cách thức hay phương pháp tu luyện đạo đức và trí tuệ con người, nhằm xóa vô minh, diệt dục vọng, đưa con người tới giác ngộ
và giải thoát Vì thế, triết lý nhân sinh Phật giáo mang tính nhân văn sâu sắc Tuy nhiên, do chưa giải thích đúng bản chất các hiện tượng xã hội và nguyên nhân đích thực nỗi khổ của con người, cho nên sự giải phóng con người của Phật giáo mới chỉ dừng lại trong lĩnh vực tinh thần, đạo đức,
tâm linh Về sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, cho đến nay vẫn còn nhiều quan điểm khác
nhau Theo truyền thuyết Phật giáo truyền vào nước ta khoảng cuối thế kỷ thứ VI đầu thế kỷ thứ V trước Công nguyên Nhưng đó chỉ là truyền thuyết Một số quan điểm khác lại cho rằng Phật giáo vào nước ta khoảng thế kỷ thứ nhất, khi nước ta phụ thuộc nhà Hán Khi đó ở Việt Nam đã có một
Trang 11trung tâm Phật giáo nổi tiếng Luy Lâu, được thành lập là do sự viếng thăm của các thương gia và các tăng sĩ Ấn Độ, trực tiếp bằng đường biển chứ không phải từ Trung Hoa truyền xuống Điều đó chứng tỏ Phật giáo đến Giang Đông chưa đầy đủ thì Luy Lâu đã trở thành một trong những trung tâm Phật giáo ở nước ta Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng vào thời Sĩ Nhiếp, Phật giáo không chỉ có mặt mà còn phát triển khá hưng thịnh ở Việt Nam Phật giáo gần gũi và phù hợp với triết lý đạo đức nhân sinh, cũng như phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người Việt, như quan niệm phúc đức, nhân ái, vị tha, hòa hiếu, nên Phật giáo đã được đông đảo người Việt tiếp nhận Nhờ những điều kiện thuận lợi và trên cơ sở tiếp thu những yếu tố của văn hóa Việt Nam truyền thống mà Phật giáo đã phát triển, bám rễ trong dân chúng và trở thành một trong những yếu tố của văn hóa Việt Nam Trải qua nhiều giai đoạn, Phật giáo không chỉ đã khẳng định được tầm quan trọng trong đời sống tâm linh, đạo đức của dân tộc Việt, mà còn ảnh hưởng nhất định đến đời sống chính trị, qua tư tưởng “dĩ thiên hạ chi tâm vi tâm”, “thân dân”, “khoan thư sức dân”, “thập thiện”
ở các triều đại Lý - Trần Phật giáo tồn tại và phát triển trong thời kỳ này trong bối cảnh của sự khoan dung, hòa hợp tôn giáo và trong cấu trúc hệ tư tưởng Nho – Đạo - Phật cũng như trong mô thức “Tam giáo đồng nguyên”, chủ yếu là sự kết hợp giữa Phật, Nho, giữa giáo lý và thực tiễn đời sống, lấy Phật giáo làm trung tâm, trên cơ sở các yếu tố văn hóa bản địa
1.2.2 Tư tưởng – văn hóa Việt Nam với sự hình thành những hình thức dung hợp Tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam
Sự du nhập, dung hợp Tam giáo và sự hình thành những hình thức dung hợp Tam giáo ở Việt Nam không chỉ là sự kết hợp, pha trộn, hòa đồng chính nội dung tư tưởng của ba thành tố Nho, Phật, Đạo mà còn chịu sự ảnh hưởng của truyền thống văn hóa Việt Nam Trong tất cả những
giá trị thể hiện bản sắc và truyền thống văn hóa dân tộc thì lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức
cố kết cộng đồng và lòng nhân ái, khoan dung là những giá trị nổi bật, mà trong quá trình dung hợp
Tam giáo ở Việt Nam, các hình thức dung hợp Tam giáo đã ảnh hưởng Lòng yêu nước của dân tộc
Việt Nam bắt nguồn từ tình yêu gia đình, quê hương, phát triển thành tình yêu Tổ quốc, là niềm tự
hào về truyền thống lịch sử và văn hóa của dân tộc, là tinh thần cần c , dũng cảm và ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh xây dựng và bảo vệ chủ quyền đất nước Cùng với quá trình phát
triển thăng trầm của lịch sử, được thực tiễn lao động sản xuất và chiến đấu chống giặc ngoại xâm gian khổ hun đúc và kiểm nghiệm, tinh thần yêu nước đã trở thành lý tưởng cao quý và là sợi chỉ
đỏ xuyên suốt trong lịch sử dân tộc Việt Nam Việt Nam, với đặc điểm riêng của lịch sử dân tộc, nên lòng yêu nước và ý thức về dân tộc được hình thành rất sớm, đặc biệt được thể hiện một cách tập trung và nổi bật hơn bất cứ nơi nào, trở thành một triết lý nhân sinh mang tính nhân văn cao quý và đặc sắc nhất; một giá trị, một chuẩn mực hàng đầu trong các thang bậc giá trị của dân tộc Việt Nam Tinh thần yêu nước, ý chí độc lập dân tộc trong truyền thống văn hóa Việt Nam là nhân
tố thể hiện xuyên suốt trong các hình thức dung hợp Tam giáo ở Việt Nam Không những thế, với tinh thần khoan dung, dung hợp văn hóa, dân tộc ta còn biết tiếp thu có chọn lọc các yếu tố văn hóa bên ngoài để làm phong phú và sâu sắc thêm các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam Cùng với tinh thần yêu nước, ý chí độc lập dân tộc, lòng nhân ái, khoan dung thì ý thức cố kết cộng đồng, tinh thần đoàn kết Chính những giá trị trong truyền thống văn hóa dân tộc, trong đó tiêu biểu là các giá trị như: tinh thần yêu nước, ý chí độc lập dân tộc, lòng nhân ái, khoan dung, bao dung, tinh thần cố kết cộng đồng… là tiền đề, là những bài học trong quan điểm nhận thức, trong cách thức, phương pháp, để dân tộc ta biết cách tiếp nhận, kết hợp, hòa đồng nội dung tư tưởng của các thành tố Nho, Phật, Đạo, hình thành những hình thức dung hợp Tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam
Kết luận chương 1
Theo một số các học giả phương Đông, thuật ngữ dung hợp được định nghĩa là: sự hợp nhất, dung hợp, hài hòa hoặc kết hợp, trộn lẫn của các nền văn hóa, hoặc trường phái tư tưởng và các tôn giáo khác nhau Còn các nhà nghiên cứu phương Tây thường quan niệm: Dung hợp là một hiện tượng phổ biến trong văn hóa, tư tưởng, tôn giáo ở nhiều vùng văn hóa và các tộc
Trang 12người, nó phản ánh một ý nghĩa phát triển đặc biệt khi hợp nhất các tổ chức, hoặc các yếu tố của chúng và được gán cho những giá trị khác nhau, được hình thành như những cách để có cùng một mục tiêu, với quy định rằng một trong số chúng dẫn đến mục tiêu hiệu quả hơn các mục tiêu khác Loại dung hợp này phục vụ một nhu cầu trong triết lý, văn hóa, tôn giáo Nói một cách khái quát, “dung hợp Tam giáo ở Việt Nam là một hiện tượng triết học - tôn giáo phổ biến trong lịch
sử tư tưởng Đó là một tổ hợp của ba hệ thống tư tưởng khác nhau, liên kết, pha trộn với nhau một cách tạm thời, không bền vững, nhưng được ràng buộc lại với nhau bởi những nhu cầu chính trị, văn hóa trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể”
Sự dung hợp Tam giáo thời kỳ Bắc thuộc là sự phản ánh yêu cầu đấu tranh giành chống xâm lược, chống đồng hóa, để bảo vệ nền độc lập dân tộc cũng như bảo tồn truyền thống, văn hóa dân tộc, trên cơ sở cạnh tranh, tiếp thu, hóa đồng Tam giáo, để khẳng định và tồn tại Sự dung hợp Tam giáo thời kỳ Lý - Trần chính là để đáp ứng yêu cầu củng cố và xây dựng một quốc gia Đại Việt độc lập, tự chủ, thống nhất, hùng mạnh, xây dựng một nền văn hóa Đại Việt độc lập, thống nhất, thoát khỏi sự ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai, đoàn kết sức mạnh toàn dân tộc, chống lại sự xâm lăng của giặc Mông – Nguyên, bảo vệ non sông bờ cõi, trên nguyên tắc tiếp thu, kế thừa, hòa đồng và phát triển Sự dung hợp Tam giáo thời kỳ Lê - Nguyễn là phản ánh yêu cầu của việc tổ chức, quản lý bộ máy nhà nước của một quốc gia Đại Việt độc lập, tự chủ Sự dung hợp Tam giáo thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là phản ánh sự biến chuyển to lớn của đặc điểm lịch sử - xã hội Việt Nam giai đoạn này, với sự vận động biến đổi của các yếu tố lịch
sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội sâu sắc cùng với sự xuất hiện, thâm nhập, tác động, ảnh hưởng và va chạm lẫn nhau của các luồng tư tưởng văn hóa đa dạng khác nhau Là một hình thái
ý thức xã hội, quá trình dung hợp Tam giáo ở Việt Nam còn là quá trình tiếp thu, kế thừa những tiền đề tư tưởng khác nhau
Sự dung hợp Tam giáo ở Việt Nam dù có khuynh hướng, tính chất và thể hiện bằng những hình thức dung hợp Tam giáo khác nhau, nhưng đều lấy nội dung tư tưởng của Nho, Phật, Đạo làm căn bản, làm tiền đề tư tưởng để kết hợp, hòa trộn, ràng buộc, thống nhất các yếu tố tư tưởng
đó với nhau, theo các hình thức hay các mô thức, khuynh hướng, tính chất khác nhau, tùy theo đặc điểm, yêu cầu của điều kiện thực tiễn lịch sử - xã hội khác nhau, trên cơ sở truyền thống tư tưởng và văn hóa của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là ý chí độc lập dân tộc, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết cố kết cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung về tư tưởng, văn hóa Tất cả được tiếp thu, kế thừa, kết hợp, hòa trộn, liên kết, hòa đồng, thống nhất lẫn nhau, tạo ra sự dung hợp Tam giáo mang màu sắc Việt Nam
Chương 2 NỘI DUNG NHỮNG HÌNH THỨC DUNG HỢP TAM GIÁO TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM
2.1 DUNG HỢP TAM GIÁO THỜI KỲ BẮC THUỘC – HÌNH THỨC DUNG HỢP TAM GIÁO HÒA ĐỒNG - NHO, PHẬT, ĐẠO CẠNH TRANH, HÒA HỢP VÀ ĐỒNG HÀNH
2.1.1 Sự dung hợp lần đầu tiên của Nho, Phật, Đạo thời kỳ Bắc thuộc là một quá trình
tự nhiên xuất phát từ nhu cầu đời sống dân Việt lúc này
Đứng trước nguy cơ tan rã cộng đồng do sự thống trị của ngoại bang đã khiến cộng đồng tộc Việt cố tìm điểm chung giữa các thành viên trong cộng đồng để gắn bó nhau thành một khối tăng thêm sức mạnh của các cá nhân và của cả cộng đồng Chính ý thức và sức mạnh cộng đồng đó tạo nên sự thắng lợi ban đầu của khởi nghĩa Hai Bà Trưng Chính sự thất bại trong việc giữ vững nền độc lập non tr mà Hai Bà Trưng vừa khôi phục đã cho người Việt nhận thức xu hướng cũ không còn phù hợp cần thay thế bằng xu hướng mới khôi phục độc lập và xây dựng đất nước theo
mô hình Hán Qua mấy thế kỷ thống trị của phương Bắc, nền tảng của xã hội Việt Nam đương thời đã
có sự chuyển hóa, các quan niệm về xã hội và xây dựng xã hội của người Hán ít nhiều ảnh hưởng đến người Việt, khiến người Việt nhận thấy hệ thống quan điểm chính trị - xã hội của người Hán đã là công
Trang 13cụ tinh thần của người Hán thì cũng có thể trở thành công cụ, tư liệu tư tưởng để người Việt vận dụng
và sáng tạo Để duy trì sự tồn tại của cộng đồng Việt tạo cơ sở chống áp bức bóc lột của nhà Hán, người Việt đã chủ trương bước đầu theo khuynh hướng tự trị và lệ thuộc tương đối vào phương Bắc, nhưng khi đầy đủ điều kiện họ sẽ chuyển sang khuynh hướng độc lập và ngang hàng với phương Bắc
2.1.2 Trong quá trình du nhập, cạnh tranh và bảo vệ Phật giáo thời kỳ Bắc thuộc tất
nhiên, tất yếu đã vô tình tạo thế tổng hợp Nho, Phật, Đạo để Phật giáo không bị cấm đoán, bị hạn chế, kìm hãm nhƣng cả Nho, Đạo cũng không bị mất vai trò, vị trí trong đời sống tinh thần xã hội Đại Việt
Nho giáo là công cụ thống trị của k thống trị nên ưu thế pháp lý thuộc về Nho giáo nhưng
ưu thế gần gũi người dân thuộc về Phật giáo do Phật giáo nêu ra những điều đáp ứng được tâm lý
và nguyện vọng của dân Nhưng do từ phương xa đến nên để có điều kiện truyền bá Phật giáo buộc phải thừa nhận tính hợp pháp của Nho giáo; các nhà sư đều phải học Nho giáo trước khi truyền bá Phật giáo Mặc dù vậy, nhưng Nho giáo vẫn muốn độc quyền nên yêu cầu Phật giáo phải làm rõ vai trò để có lý do tồn tại Phật giáo cũng thấy cần phải làm rõ bản thân để phá thế độc quyền của Nho giáo Các cuộc tranh luận đã cho thấy Nho giáo không thể giải đáp được hết các vấn đề của cuộc sống mà cần có Phật giáo bổ sung; bên cạnh đó bản thân Phật giáo cũng không thể thỏa mãn được hết yêu cầu của con người mà cũng cần sự hỗ trợ của Nho giáo Sau các cuộc tranh luận này ở lãnh thổ Việt Nam không còn hiện tượng tranh luận giữa Nho giáo và Phật giáo tuy vẫn diễn ra trên đất Hán cho thấy tư duy lối sống hòa hợp, dung hợp chấp nhận mọi mặt đối lập tồn tại trong thế giới của người Việt lên một bước mới
2.1.3 Hình thức dung hợp Tam giáo sơ khai thời kỳ Bắc thuộc này chỉ mới là sự khởi đầu cho tiến trình dung hợp Nho, Phật, Đạo nên chƣa phát triển đến hình thức cao chỉ dừng ở cấp độ đứng bên nhau đồng hành lấy bản sắc văn hóa Việt Nam làm chất keo kết dính
Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều được dung hợp vào một cấu hình cùng với tư tưởng truyền thống bản địa, tư tưởng độc lập, tự do Nhưng sự dung hợp này không cho thấy việc tạo ra một tư duy mới mà là phát triển song song cùng đồng hành không triệt tiêu lẫn nhau, đồng thời hòa quyện vào nhau tích cực bổ sung cho nhau của các bộ phận cấu thành Tư duy người Việt thời kỳ này chỉ mang hình thức Hán nhưng nội dung có những nét khác Hán Hình thức quan niệm lúc bấy giờ cũng cùng kết cấu, cùng các nguyên lý và hệ thống khái niệm, phạm trù,… như của Hán Người Việt không thêm gì vào Tuy nhiều nội dung chứa đựng trong đó là giống Hán, như ý thức thiên mệnh, ý thức tôn ty trật tự, nhân sinh khổ,…bên cạnh những nét giống còn có những nét khác Đó là thể hiện
ý thức về độc lập, tự chủ, về phương thức sống, về đối nhân xử thế, về chiều hướng phát triển của tư duy Truyền thống văn hóa cùng với tinh thần quật cường luôn được nuôi dưỡng trong các cuộc đấu tranh giành độc lập là cơ sở để tạo nên sự dung hợp này Chính vì vậy mà tuy thuộc Hán nhưng không hòa thành Hán, học Nho nhưng chống lại nguyên lý Hoa – Di của Nho, theo Phật nhưng lại nhập thế Từ những phân tích trên theo tác giả có thể gọi hình thức dung hợp Tam giáo thời kỳ Bắc thuộc là “Tam giáo hòa đồng” Theo đó, Nho, Phật, Đạo không hề đồng nguyên mà cũng chẳng đồng quy nhưng mãi mãi luôn cùng đồng hành, không hề triệt tiêu lẫn nhau mà còn tích cực
bổ sung cho nhau Sự hòa đồng này không chỉ xảy ra ở quy mô toàn xã hội mà còn ở ngay trong quá trình nhận thức, trong tâm linh và tình cảm của mỗi con người
2.2 DUNG HỢP TAM GIÁO THỜI KỲ LÝ - TRẦN - HÌNH THỨC DUNG HỢP TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN LẤY PHẬT GIÁO LÀM TRUNG TÂM
Thời kỳ Lý -Trần, mối quan hệ Tam giáo đã được nâng lên một trình độ phát triển mới về chất và phản ánh mối quan hệ giữa chính trị - xã hội với đời sống tâm linh Tuy có sự phân định địa hạt hoạt động nhưng lại nằm trong sự thống nhất của hệ tư tưởng thời đại - đó là xây dựng đất nước Đại Việt thống nhất và hùng mạnh Tư tưởng nhà Phật được người Việt tiếp thu không chỉ từ hệ thống thế giới quan mà còn ở tư tưởng nhân sinh quan sâu sắc Nó được thể hiện ở tư tưởng bình đẳng, vị tha, cứu khổ, cứu nạn, gặp gỡ tinh thần bác ái, lá lành đùm lá rách… Với tư tưởng đó, buổi đầu thiết lập chính quyền, ổn định trật tự xã hội, tư tưởng triết lý Phật giáo góp phần hết sức quan trọng Đó là tư tưởng nhân ái, vị tha, cứu đời, cứu người của Phật giáo trong việc đại đoàn kết dân