giao an 5-tuan 4(CKT)

26 336 0
giao an 5-tuan 4(CKT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

* Giáo án 5 – 2009-2010- TH Trần Quốc Toản ------------------------------------------------------------------------------- TUẦN 4 (Từ 21 /9/2009 đến 25/9 /2009) *************** Thứ/ngày TIẾT MÔN BÀI THỨ HAI (21/9) 1 2 3 4 Chào cờ Toán Tập đọc Khoa học Ôn tập,bổ sung về giải toán Những con sếu bằng giấy Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già. THỨ BA (22/9) 1 2 3 4 Thể dục Toán Chính tả LTVC B ài 7 Luyện tập Nghe-viết:Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ T ừ trái nghĩa THỨ TƯ (23/9) 1 2 3 4 5 Toán Kể chuyện Tập đọc Mỹ thuật Hát nhạc Ôn tập,bổ sung về giải toán(tiếp theo) Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai Bài ca về trái đất VTM:Vẽ khối hộp và khối cầu Hãy giữ cho em bầu trời xanh THỨ SÁU (24/9) 1 2 3 4 Toán LTVC Tập Làm văn Địa lí Luyện tập chung Luyện tập về từ trái nghĩa Tả cảnh:Kiểm tra viết Sông ngòi THỨ SÁU Buổi chiều (25/9 1 2 3 Luyện TLV LToán Sinh hoạt Luyện tập tả cảnh Ôn tập chuẩn bị KTĐK giữa kì I Lớp Duyệt của BGH TTCM Cam Tuyền, ngày 18 tháng 10 năm 2008 Người lập Phạm Thị Hoài TUẦN 4 * Phạm Thị Hoài --------------------------------------------------------------------------------------- 1 * Giáo án 5 – 2009-2010- TH Trần Quốc Toản ------------------------------------------------------------------------------- S: Ngày 19 tháng 9 năm 2008 G: Ngày 21 tháng 9 năm 2008 Tiết 1: Toán : ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN (tiếp theo) I. Mục tiêu:Giúp HS: -Biết một dạng quan hệ tỉ lệ(đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần). Biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách (Rút về đơn vị hoặc Tìm tỉ số).Cần chú ý làm bài 1. II. Chuẩn bị - Bảng phụ kẻ ví dụ trong SGK . III. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ. - GV nêu bài toán trong SGK để HS tự làm rồi ghi kết quả vào bảng (kẻ sẵn vào bảng phụ). Cho HS quan sát bảng, sau đó nêu nhận xét: “Thời gian tăng bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng tưng lên bấy nhiêu lần”. - Lưu ý : Chỉ nêu nhận xét trên, không nên quá nhấn mạnh mối quan hệ tỉ lệ giữa hai đại lượng, không đưa ra khái niệm, thuật ngữ “tỉ lệ thuận”. Hoạt động 2: Giới thiệu bài toán 1. - GV nêu bài toán 1. HS có thể tự giải được bài toán (như đã biết ở lớp 3).- GV có thể nhấn mạnh các bước giải: + Bước 1: Tóm tắt bài toán: 2 giờ: 90 km 3 giờ: km? + Bước 2: Phân tích để tìm ra cách giải bằng cách “Rút về đơn vị” + Bước 3: Trình bày bài giải (như SGK) - Nên hướng dẫn giải theo ba bước Hoạt động 3: Giới thiệu bài toán 2. - GV nêu bài toán để HS tự giải. HS có thể áp dụng cách “Rút về đơn vị” dẫn tới phép chia 7:2. Khi đó, HS thấy khó khăn, và GV phân tích giúp HS giải quyết khó khăn đó, từ đó dẫn ra cách ‘Tìm tỉ số” để giải bài toán . - Nên hướng dẫn giải theo ba bước: + Bước 1: Tóm tắt bài toán: 2 công nhân: 7m 6 công nhân: .m ? + Bước 2: Phân tích để tìm ra cách giải bằng cách “Tìm tỉ số”. + Bước 3: Trình bày bai giải (như SGK). Hoạt động 4: Thực hành (theo Vở bài tập Toán 5) Bài 1 và bài 2: Yêu cầu HS giải bằng cách “Rút về đơn vị” tương tự như bài toán 1 (SGK). GV cho HS tự giải (có thể hướng dẫn đối với HS còn khó khăn). Cần lưu ý cách viết “Tóm tắt bài toán” ở bài 2. * Phạm Thị Hoài ---------------------------------------------------------------------------------------2 * Giáo án 5 – 2009-2010- TH Trần Quốc Toản ------------------------------------------------------------------------------- Bài 3: Yêu cầu HS giải bằng cách ‘Tìm tỉ số” tương tự bài toán 2 (SGK). GV cho HS tự giải rồi mới hướng dẫn (nếu HS còn khó khăn). Lưu ý: Đổi 1 tuần = 7 ngày rồi mới tóm tắt: 7 ngày: 1000 cây 21 ngày: cây? Bài 4: (liên hệ về dân số) - GV cho HS tóm tắt bài toán, ví dụ: a. 1000 người: 21 người 5000 người: . người? - GV có thể dựa vào kết quả phần a, và b, để liên hệ tới “Giáo dục dân số”. Bài 5: Yêu cầu HS tính được kết quả đúng (56km) rồi điền vào ô trống . Lưu ý: Có thể dựa vào dòng thứ nhất và dòng thứ ba trong bảng để tìm ra kết quả (bằng cách rút về đơn vị). IV. Dặn dò. Về làm bài tập trong SGK. ………………………………………………………………… Tiết 2: Tập đọc NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY I - Mục tiêu - Đọc đúng các tên người, tên địa lý nước ngoài (XA-da-cô Xa - xa-ki, Hi-rô-si-ma, Na-ga-da- ki),bước đầu đọc diễn cảm bài văn - Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. (Trả lời được câu hỏi 1,2,3) II- Đồ dùng dạy - học - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. III. Các hoạt động dạy – học A. kiểm tra bài cũ: - 2 nhóm hs đọc phan vai vở kịch lòng dân - ? nêu nội dung và ý nghĩa vở kịch B. bài mới: Hoạt động 1: giới thiệu chủ đề và giới thiệu bài học. Hoạt động 2: Luyện đọc GV hướng dẫn HS luyện đọc theo quy trình chung ( đã soạn ở các tuần trước) Chú ý: - Viết lên bảng số liệu 100 000 người (một trăm nghìn người); các tên người, tên địa lý nước ngoài (Xa-da-cô Xa-xa-ki, Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki); hướng dẫn HS đọc đúng. - HS quan sát tranh Xa-da-cô gấp sếu và tượng đài tưởng niệm. - GV chia bài làm 4 đoạn. * Phạm Thị Hoài --------------------------------------------------------------------------------------- 3 * Giáo án 5 – 2009-2010- TH Trần Quốc Toản ------------------------------------------------------------------------------- Đoạn 1: Mĩ ném bom nguyên tủ xuống Nhật Bản Đoạn 2: Hậu quả mà 2 quả bom đã gây ra Đoạn 3: Khát vọng sống của Xa-da-cô Xa-xa-ki Đoạn 4: Ước vọng hoà bình của HS thành phố Hi-rô-xi-ma. - 4HS đọc nối tiếp 4 đoạn- GVsửa sai về lỗi phát âm, ngắt nhịp - Giải nghĩa các từ khó đã chú giải trong SGK. Hoạt động 3:Tìm hiểu bài -Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào? (Từ khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản) GV: Vào lúc chiến tranh thế giới sắp kết thúc, Mĩ quyết định ném cả 2 qủa bom nguyên tử mới chế tạo được xuống nước Nhật để chứng tỏ sức mạnh của nước Mĩ, hòng làm thế giới phải khiếp sợ trước loại vũ khí giết người hàng loạt này. Các em đã thấy số liệu thống kê những nạn nhân đã chết ngay sau khi 2 quả bom nổ (gần nửa triệu người), số nạn nhân chết dần chết mòn trong khoảng 6 năm (chỉ mới tính đến năm 1951) vì bị nhiễm phóng xạ nguyên tử - gần 100000 người. Đấy là chưa kể những người phát bệnh sau đó 10 năm như Xa-da-cô và sau đó còn tiếp tục. Thảm hoạ mà bom nguyên tử gây ra thật khủng khiếp. - Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách ngày ngày gấp sếu, vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh) - Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô? (Các bạn nhỏ trên khắp thế giới đã gấp những con sếu bằng giấy gửi cho Xa-da-cô) - Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình? (Khi Xa-da-cô chết, các bạn đã quyên góp tiền xây tượng đài kỉ niệm những nạn nhân đã bị bom nguyên tử sát hại. Chân tượng đài khắc những dòng chữ thể hiện nguyện vọng của các bạn mong muốn cho thế giới này mãi mãi hoà bình) - Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô? (HS có thể nói: Chúng tôi căm ghét chiến tranh/Cái chết của bạn làm chúng tôi hiểu sự tàn bạo của chiến tranh/Tôi căm ghét những kẻ đã làm bạn phải chết. Tôi sẽ cùng mọi người đấu tranh xoá bỏ vũ khí hạt nhân/Bạn hãy yên nghỉ. Những người tốt trên thế giới đang đấu tranh xoá bỏ vũ khí hạt nhân để trẻ em không phải chết/Tượng đài này nhắc nhở chúng tôi phải hợp sức chống lại những kẻ thích chiến tranh/ Cái chết của bạn nhắc nhở chúng tôi phải biết yêu hoà bình, bảo vệ hoà bình trên trái đất ) - Câu hỏi bổ sung: Câu chuyện muốn nói các em điều gì? (Câu chuyện tố cao tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới) c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 3 của bài văn .chú ý: - Nhấn mạnh: từng ngày còn lại, ngây thơ, một nghìn con sếu, khỏi bệnh, lặng lẽ, tới tấp gửi, chết, 644 con. Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút ) - HS nhắc lại điều câu chuyện muốn nói * Phạm Thị Hoài ---------------------------------------------------------------------------------------4 * Giáo án 5 – 2009-2010- TH Trần Quốc Toản ------------------------------------------------------------------------------- - GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; đọc lại hoặc kể lại câu chuyện về Xa-da-cô cho người thân. . Tiết 4 Khoa học TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ I- Mục tiêu Sau bài học, HS biết: - Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuốivị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già. - Xác định bản thân HS đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời. II- Đồ dùng dạy – học - Thông tin và hình trang 16,17 SGK - Sưu tầm t ranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau. III- Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: làm việc với SGK • Cách tiến hành: • Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn.GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 16, 17 SGK và thảo luận theo nhóm về đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi. Thư kí của nhóm sẽ ghi ý kiến của các bạn vào bảng sau: Giai đoạn Đặc điểm nổi bật Tuổi vị thành niên Tuổi trưởng thành Tuổi già Lưu ý: ở Việt Nam, Luật Hôn nhân và Gia đình cho phép nữ từ 18 tuổi trở lên được kết hôn, nhưng theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tuổi vị thành niên từ 10 đến 19 tuổi. Bước 2: Làm việc theo nhóm. HS làm việc theo hứơng dẫn của GV, cử thư kí ghi biên bản thảo luận như hứơng dẫn trên. Bước 3: Làm việc cả lớp Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình trên bảng và cử đại diện lên trình bày. Mỗi nhóm chỉ trình bày một giai đoạn và các nhóm khác bổ sung. Dưới đây là gợi ý trả lời: Giai đoạn Đặc điểm nổi bật Tuổi vị thành niên Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn. Ơ tuổi này có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần và mối quan hệ với bạn bè, xã hội. Tuổi trưởng thành Tuổi trưởng thành được đánh dấu bằng sự phát triển cả về mặt sinh học và xã hội,… * Phạm Thị Hoài --------------------------------------------------------------------------------------- 5 * Giáo án 5 – 2009-2010- TH Trần Quốc Toản ------------------------------------------------------------------------------- Tuổi già Ơ tuổi này cơ thể dần suy yếu, chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần. Tuy nhiên, những người cao tuổi có thể kéo dài tuổi thọ bằng sự rèn luyện thân thể, sống điều độ và tham gia các hoạt động xã hội. Hoạt động 2: trò chơi : “ai? Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời”. * Cách tiến hành: GV và HS cùng sưu tầm: Cắt trên báo khoảng 12-16 tranh, ảnh nam, nữ ở các lứa tuổi (giới hạn từ tuổi vị thành niên đến tuổi già), làm các nghề khác nhau trong xã hội. Ví dụ: HS, sinh viên, người bán hàng rong, nông dân, côngnhân, GV, giám đốc,… Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn GV chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm từ 3 đến 4 hình. Yêu cầu các em xác định xem những người trong ảnh ở vào giai đoạn nào của cuộc đời và nêu đặc điểm của giai đoạn đó. Bước 2: Làm việc theo nhóm như hướng dẫn trên Bước 3: Làm việc cả lớp - Các nhóm cử người lần lượt lên trình bày (mỗi HS chỉ giới thiệu một hình). - Các nhóm khác có thể hỏi hoặc nêu ý kiến khác (nếu có) về hình ảnh mà nhóm bạn giới thiệu - Sau phần giới thiệu các hình ảnh của các nhóm kết thúc, GV yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi: + Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời? + Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì? Kết luận: - Chúng ta đang ở vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên hay nói cách khác là ở vào tuổi dậy thì. - Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời sẽ giúp chúng ta hình dung được sự phát triển của cơ thể về thể chất, tinh thần và mối quan hệ xã hội sẽ diễn ra như thế nào. Từ đó, chúng ta sẵn sàng đón nhận mà không sợ hãi, bối rối,…đồng thời còn giúp chúng ta có thể tránh được những nhược điểm hoặc sai lầm có thể xảy ra đối với mỗi người ở vào lứa tuổi của mình. . Ngày soạn 20/9/2008 Ngày giảng:Thứ 3 ngày 23 tháng 9 năm 2008 Tiết 1 Thể dục : ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ TRÒ CHƠI “ HOÀNG ANH, HOÀNG YẾN" I. Mục tiêu : Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, bước đầu biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Học sinh thuần thục động tác theo nhịp hô của giáo viên. - Chơi trò chơi“Hoàng anh, hoàng yến ”đúng luật, giữ kĩ thuật, tập trung chú ý, nhanh nhẹn, hào hứng khi chơi. * Phạm Thị Hoài ---------------------------------------------------------------------------------------6 * Giáo án 5 – 2009-2010- TH Trần Quốc Toản ------------------------------------------------------------------------------- II. Địa điểm, phương tiện : - Sân trường. - Chuẩn bị 1 chiếc còi, kẻ sân chơi trò chơi. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Mở đầu (6-10 phút). - Giáo viên nhận lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện (1-2 phút). - Học sinh đứng tại chỗ vỗ tay hát một bài. - Chơi trò chơi “ Tìm người chỉ huy ” (2-3 phút). Hoạt động 2: Đội hình đội ngũ: 10-12 phút. Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái, đằng sau, dàn hàng, dồn hàng. - Lần 1-2: Giáo viên điều khiển cả lớp tập. - Lần 3-4: Tập theo tổ (do tổ trưởng điều khiển). Giáo viên cùng học sinh quan sát, nhận xét sửa sai cho học sinh các tổ. - Lần 5-6: Tập hợp cả lớp cho các tổ thi đua trình diễn. Giáo viên quan sát, đánh giá biểu dương các tổ tập tốt. - Lần 7-8: Tập cả lớp do giáo viên điều khiển để củng cố. Hoạt động 3: Trò chơi vận động:6-8 phút.Chơi trò chơi “Hoàng Anh -HoàngYến . - Giáo viên nêu tên trò chơi, tập hợp 4 hàng dọc, giải thích cách chơi và qui định chơi. - Giáo viên cho cả lớp chơi 2 lần. Giáo viên quan sát, nhận xét học sinh chơi. Mỗi lần cho 2 tổ lần lượt thi đua chơi. - Giáo viên quan sát nhận xét, biểu dương tổ thắng cuộc. Hoạt động 4: Kết thúc: 4-6 phút. - Cho học sinh cả lớp chạy đều ( theo thứ tự 1, 2, 3, 4 .) nối nhau thành vòng tròn lớn, sau khép lại thành vòng tròn nhỏ. - Tập động tác thả lỏng: 1-2 phút. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài học:1-2 phút. - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà. Tiết 2: Toán LUYỆN TẬP: I. Mục tiêu :Giúp HS: -Củng cố, rèn kỹ năng giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách"Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số".Rèn kỹ năng giải toán II. Chuẩn bị * Phạm Thị Hoài --------------------------------------------------------------------------------------- 7 * Giáo án 5 – 2009-2010- TH Trần Quốc Toản ------------------------------------------------------------------------------- - Vở BT, sách SGK . III. Các hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: H lên bảng chữa bài tập. T nhận xét ghi điểm 2 Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Thực hành: * Ôn cách giải dạng toán có liên quan đến tỉ lệ (dạng 1). - HS nêu 2 cách giải dạng toán này + Rút về đơn vị + Tìm tỉ số Bài 1: Yêu cầu HS biết tóm tắt bài toán rồi giải bằng cách “rút về đơn vị”, Tóm tắt: 12quyển: 24 000đ Bài giải 30quyển: đồng? Giá tiền 1quyển vở là: 24 000:12 =2000(đ) Số tiền mua 30quyển vở là: 2000x30 =60000(đ) Đs:60000đ Bài 2: Yêu cầu HS biết 1 tá bút chì là 12 bút chì, từ đó dẫn ra tóm tắt: Sau đó có thể dùng cách “rút về đơn vị” hoặc cách “tìm tỉ số” để giải (ở bài này nên dùng cách “Tìm tỉ số”) Tóm tắt: 24bút chì: 30 000đ 8 bút chì:? đ Giải 24bút chì gấp 8bút chì số lần là: 24:8 =3 (lần) Số tiền mua 8bút chì là: 30 000:3= 10 000 (đ) ĐS:10 000đ Bài 3: Tiến hành tương tự Bài 4:H đọc và phân tích bài toán T tổ chức cho HS giải bài toán bằng hình thức thi đua giữa các nhóm 4 ( Với mỗi bài toán yêu cầu HS khá giỏi tự làm,GV hướng dẫn cụ thể cho HS yểu kém) 3. Dặn dò. Về làm bài tập trong SGK.Chuẩn bị bài sau . ----------------------------------------------------------------------------- Tiết 3: Chính tả ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ * Phạm Thị Hoài ---------------------------------------------------------------------------------------8 * Giáo án 5 – 2009-2010- TH Trần Quốc Toản ------------------------------------------------------------------------------- I - Mục tiêu 1. Viết đúng bài chính tả ,trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 2. Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có ia,iê(BT2,3). 3.Rèn kỷ năng viết chính tả. II Đồ dùng dạy - học VBT Tiếng Việt 5, tập một III. Các hoạt động dạy - học 1 .Kiểm tra bài cũ: HS viết vần của các tiếng chúng - tôi - mong - thế -giới - này - mãi - mãi - hoà - bình và mô hình cấu tạo vần ; Sau đó nói rõ vị trí đặt dấu thanh trong từng tiếng . T nhận xét tiết học 2. Bài mới : a.Giới thiệu bài mới: b.Hướng dẫn HS nghe viết - GV đọc toàn H theo dõi Sgk,chú ý những từ dễ viết sai Luyện viết bảng con những từ ,ngữ khó, danh từ riêng T đọc bài chép H chép bài vào vở T đọc bài H dò bài chữa lỗi T chấm bài ,nhận xét chữ viết c.Hướng dẫn Hs làm bài tập chính tả Bài 2:H đọc yêu cầu bài tập ?Tìm những từ in đậm trong câu hỏi ?(nghĩa,chiến) T hướng dẫn Hs thảo luận nhómđôi điền 2 tiếng trên vào mô hình . H làm việc theo nhóm -lên bảng trình bày,cả lớp nhận xét,bổ sung. T kết luận ,ghi bảng Bài 3: H đọc yêu cầu BT Tiếng "nghĩa,chiến" có gì giống nhau và khác nhau? Giống :Âm chính có 2 chữ cái, Khácnhau: Tiếng nghĩa không có âm cuối. ?Khi đánh dấu ở vần có nguyên âm đôi ta viết như thế nào?(Ổ chữ cái đầu của nguyên âm đôi khi không có âm cuối,.đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai nguyên âm đôi khi tiếng có âm cuối) 4.Củng cố dặn dò: T nhận xét giờ học,Về nhà luyện thêm chữ viết,làm bài tập chính tả ,chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Luyện từ và câu : TỪ TRÁI NGHĨA * Phạm Thị Hoài --------------------------------------------------------------------------------------- 9 * Giáo án 5 – 2009-2010- TH Trần Quốc Toản ------------------------------------------------------------------------------- I - Mục tiêu: -Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa ,tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau(ND ghi nhớ) -Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ,tục ngữ(BT1),biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước(BT2,3) II- Đồ dùng dạy - học - Từ điển Tiếng Việt hoặc một vài trang phô tô từ điển (nếu có) - Bảng lớp viết nội dung BT 1, 2, 3 - phần luyện tập III. Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ - HS đọc lại đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật dựa theo một ý, một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu - BT 3, tiết học trước (Luyện tập về từ đồng nghĩa) - T nhận xét,ghi điểm 2.Bài mới: 1.Giới thiệu bài - Trong các tiết TLVC trước, các em đã biết thế nào là từ đồng nghĩa và tác dụng của từ đồng nghĩa. Tiết học này giúp các em sẽ biết về từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa. 2. Phần nhận xét Bài tập 1: - HSđọc yêu cầu BT -HS thảo luận cặp đôI (. HS có thể dùng từ điển để hiểu nghĩa 2 từ chính nghĩa, phi nghĩa.) -Đại diện 2 nhóm trình bày kq thảo luận -GVchốt KQ đúng : - Lời giải:SGV Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau. Đó là những từ trái nghĩa. Bài tập 2 -HS đọc YC BT -HS làm cá nhân (. HS có thể sử dụng từ điển) -2HS trình bày Kq làm cá nhân- HS khác nhận xét. -GV chốt ý đúng : + Lời giải: sống/chết; vinh/nhục (vinh: được kính trọng, đánh giá cao; nhục: xấu hổ vì bị khinh bỉ) -GV chốt KN về từ trái nghĩa . Bài tập 3 -HS đọc YC BT. -HS thảo luận nhóm đôi . -2 nhóm trình bày Kq thảo luận - nhóm khác nhận xét -GV chốt về cách dùng từ trái nghĩa : * Phạm Thị Hoài ---------------------------------------------------------------------------------------10 [...]... EM BẦU TRỜI XANH Nhạc và lời: Huy Trân I Mục tiêu: II Chuẩn bị của giáo viên - Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng đĩa nhạc bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh - Tranh ảnh minh hoạ bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh - Đệm đàn và hát bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh III Hoạt động dạy học Nội dung HĐ của HS Học hát: Hãy giữ cho em bầu trời xanh HS ghi bài 1 Giới thiệu bài hát- GV giới thiệu tranh minh hoạ HS... súng vào mang tai của một phụ nữ đứng tuổi Đoạn 3: Giọng hồi hộp, sau đó giới thiệu ảnh 3, đây là tấm ảnh tư liệu chụp hình ảnh chiếc trực thăng của Tôm-xơn và đồng đội đậu trên cánh đồng Mĩ Lai, tiếp cứu 10 người dân vô tội Đoạn 4: Giới thiệu các ảnh tư liệu 4 và 5 * ảnh 4: Hai lính Mĩ đang dìu anh lính da đen Hơ-bớt vì anh đã tự bắn vào chân để khỏi tham gia tội ác * ảnh 5: Nhà báo Rô-nan đã tố cáo... cho sinh hoạt: + Là nguồn thuỷ điện và là đường giao thông; + Cung cấp nhiều tôm, cá - HS lên bảng chỉ trên Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam: + Vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp lên chúng + Vị trí Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, Y-a-ly và Trị An Kết luận: Sông ngòi bồi đắp phù sa tạo nên nhiều đồng bằng Ngoài ra, sông còn là đường giao thông quan trọng, là nguồn thuỷ điện, cung cấp nước cho... Trần Quốc Toản - Đoạn 2: Giọng nhanh hơn, căm hờn, nhấn giọng những từ ngữ tả tội ác của lính Mĩ Kể xong giới thiệu ảnh 2: Năm 1968, quân đội Mĩ đã huỷ diệt Mĩ Lai Đây là tấm ảnh tư liệu ghi lại một cảnh có thực - cảnh một tên lính Mĩ đang châm lửa đốt nhà Tấm ảnh này do nhà báo Mĩ tên là Rô-nan chụp được trong vụ thảm sát Mĩ Lai Còn nhiều tấm ảnh khác nữa là bằng... theo) I Mục tiêu: Giúp HS bước đầu làm quen và giải được bài toán liên quan đến tỉ lệ (dạng thứ hai) II Chuẩn bị: - Vẽ sẵn bảng như bài toán ví dụ ở SGK III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1: Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ - GV nêu bài toán trong SGK HS tự tìm kết quả rồi điền vào bảng (viết ở trên bảng) - GV cho HS quan sát bảng rồi nhận xét: “số kilôgam gạo ở mỗi bao tăng lên bao nhiêu... chuyện: Chuyện giúp bạn hiểu điều gì? Bạn suy nghĩ gì về chiến tranh? Hành động của những người lính Mĩ có lương tâm giúp bạn hiểu điều gì? Hoạt động 4 Củng cố, dặn dò - Một HS nêu lại ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam - GV nhận xét tiết học Dặn HS về nhà kể lại... phát âm , ngắt nghỉ ,giọng đọc) Chú ý hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng nhịp thơ VD: Trái đất này/là của chúng mình Quả bóng xanh/bay giữa trời xanh Trái đất trẻ/của bạn trẻ năm châu Vàng, trắng, đen./dù da khác màu Bom H, bom A/ không phải bạn ta Tiếng hát vui/ giữ bình yên trái đất Tiếng cười ran/cho trái đất không già -HS luyện đọc theo cặp 3 -3 HS đọc cả bài -GV đọc diễn cảm toàn bàI ( Giọng vui tươi, hồn... trái đất? (Phải chống chiến tranh, chống bom nguyên tử, bom hạt nhân Vì chỉ có hoà bình, tiếng hát, tiếng cười mới mang lại sự bình yên, sự trẻ mãi không già cho trái đất) + Câu hỏi bổ sung: Bài thơ muốn nói với em điều gì? (Trái đất là của tất cả trẻ em/Dù khác nhau về màu da nhưng mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng, đều là của quý trên trái đất/Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên... động 3 : Thực hành HS vẽ vào vở GV quan sát giúp đỡ những em còn yếu và giúp HS xác định dúng khung hình chung và khung hình riêng Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá - GV gợí ý cho H nhận xét ,xếp loại một số bài vẽ tốt và chưa tốt - GV bổ sung nhận xét , điều chỉnh xếp loại và khen một số bài vẽ tốt - Về nhà quan sát những con vật quen thuộc và sưu tầm một số tranh ảnh về các con vật đó ……………………………………………………... man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam II- Đồ dùng dạy - học - Các hình ảnh minh hoạ phim trong SGK - Bảng lớp viết sẵn ngày, tháng, năm xảy ra vụ thảm sát Sơn Mĩ (16-3-1968); tên những người Mĩ trong câu chuyện III Các hoạt động dạy - học Hoạt động 1 - kiểm tra bài cũ HS kể việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước của một người mà các em biết - GV hướng dẫn HS quan . 5 * ảnh 4: Hai lính Mĩ đang dìu anh lính da đen Hơ-bớt vì anh đã tự bắn vào chân để khỏi tham gia tội ác. * ảnh 5: Nhà báo Rô-nan đã tố cáo vụ thảm sát. chiến tranh/Cái chết của bạn làm chúng tôi hiểu sự tàn bạo của chiến tranh/Tôi căm ghét những kẻ đã làm bạn phải chết. Tôi sẽ cùng mọi người đấu tranh xoá

Ngày đăng: 20/09/2013, 21:10

Hình ảnh liên quan

HS vẽ vào vở GV quan sát giúp đỡ những em còn yếu và giúp HS xác định dúng khung hình chung và khung hình riêng . - giao an 5-tuan 4(CKT)

v.

ẽ vào vở GV quan sát giúp đỡ những em còn yếu và giúp HS xác định dúng khung hình chung và khung hình riêng Xem tại trang 17 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan