mình và những ưu đãi, lợi ích nhà đầu tư nước ngoài có thể có được khi nhàđầu tư trực tiếp bỏ vốn, công nghệ và các nguồn lực cần thiết khác để đầu tưphát triển ngành, lĩnh vực kinh tế-
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn
Nguyễn Phương Hà
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……….… …i
MỤC LỤC……… ii
DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT……….….v
DANH MỤC CÁC BẢNG ……….… …vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ……… …vii
LỜI MỞ ĐẦU ……… ……… ……1
Chương I: TỔNG QUAN VỂ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO LĨNH VỰC XÂY DỰNG……… ……….…….… 5
1.1 Các vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài………… ……….….… …5
1.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài……… ……… …5
1.1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài………….… … ……5
1.1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài……… 5
1.1.2 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài……… ….…… 6
1.1.2.1 Khái niệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài……… ……….…6
1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài của
một quốc gia……… ……… 7
1.1.3 Tác động của FDI đối với quốc gia nhận đầu tư…… ….…… 11
1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh xây dựng………… ……… ….15
1.2.1 Xây dựng và thị trường xây dựng……… ………… ….15
1.2.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại ngành xây dựng………… 15
1.2.1.2 Khái niệm, đặc điểm và phân loại thị trường xây dựng… 25
1.2.2 Sự cần thiết phải thu hút đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực xây dựng……… … … 29
Trang 3Chương II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC VÀO
LĨNH VỰC XÂY DỰNG VIỆT NAM ……… …… ……… …30
2.1 Chính sách pháp luật điều chỉnh đầu tư trực tiếp nước ngài vào lĩnh vực xây dựng Việt Nam……… ………… …… 30
2.1.1 Luật đầu tư 2014………….……….…… … …… 31
2.1.2 Luật xây dựng 2014 ……….32
2.2 Vài nét cơ bản về FDI của Hàn Quốc vào Việt nam……… ….33
2.3 Thực trạng thu hút FDI vào lĩnh vực xây dựng Việt Nam………….…38
2.3.1 Cơ cấu FDI của Hàn Quốc vào lĩnh vực xây dựng trong tổng vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam……… ….38
2.3.1.1 Cơ cấu FDI của Hàn Quốc vào lĩnh vực xây dựng trong tổng vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam……….…….……… … 38
2.3.1.2 Thực trạng thu hút FDI Hàn Quốc vào Xây dựng……… …41
2.3.2 Quy mô và số lượng dự án FDI của Hàn Quốc vào lĩnh vực xây dựng của Việt Nam qua các năm (giai đoạn 2002 – 2016)……….….….43
2.3.3 Quy mô đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnh vực Xây dựng Việt Nam tại một số dự án lớn……… ……… … 49
2.4 Đánh giá thực trạng thu hút FDI của Hàn Quốc vào lĩnh vực xây dựng của Việt Nam……….……….……… …….54
2.4.1 Thành tựu……… ….…………
… 54
2.4.2 Hạn chế……… ….………….…… 56
2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế……… 58
Chương III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC VÀO LĨNH VỰC XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM 62
3.1 Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực xây dựng Việt Nam……… ………….… ……….…62
Trang 43.1.1 Quan điểm thu hút FDI vào lĩnh vực xây dựng Việt Nam…… …623.1.2 Định hướng thu hút FDI vào lĩnh vực xây dựng Việt Nam…… 633.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào lĩnh vực xây dựng Việt Nam ……… … ……….….633.2.1 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hơn nữa hệ thống chính sách và luật
pháp, tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước …… ……643.2.2 Giữ vững và tăng cường kinh tế ổn định……… …….….653.2.3 Thu hút đầu tư trong nước và quốc tế nhằm cải tạo cơ sở hạ tần….663.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực………… ……… …… …683.2.5 Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư …….……….…… 69KẾT LUẬN ……… ……… ……71DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 72
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
AFTA Khu vực mậu dịch tự do các nước
Đông Nam Á
Trang 5ASEAN Các nước khu vực Đông Nam Á
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FII Đầu tư gián tiếp nước ngoài
WTO Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc theo ngành (giai đoạn 2016) ……….35
Trang 61988-Bảng 2.2: Thực trạng thu hút FDI Hàn Quốc vào Xây dựng ở một số địa phương……… …41Bảng 2.3: 10 nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào lĩnh vực xây dựng của Việt Nam ( giai đoạn T1/1988-T3/2017)……… 43Bảng 2.4: Số dự án và FDI của Hàn Quốc vào lĩnh vực Xây dựng Việt Nam qua các năm ( giai đoạn 2002-2016)……… ……… 45
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam
2016 – tỷ trọng theo vốn đầu tư ……… 37Biểu đồ 2.2: Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam năm 2016 – tỷ trọng theo số dự án……… 37Biểu đồ 2.3: Phân bổ nguồn vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam, từ 1988-2016……… 39
Trang 7Biểu đồ 2.4: FDI của Hàn Quốc vào lĩnh vực xây dựng Việt Nam qua các năm từ năm 2002-2016 ………
……….46
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của đề tài
Đối với các nước đang phát triển, nhu cầu vốn để đẩy nhanh tốc độkinh tế và thu hẹp dần khoảng cách với các nước tiên tiến trên thế giới là rấtcao Trong những năm gần đây, xu hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI) đang trở thành một xu hướng tất yếu và ngày càng giữ vai tròquan trọng đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới Nghị quyết Đại hội đạibiểu toàn quốc của Đảng ta cũng đã khẳng định việc thu hút FDI là chủtrương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộnghợp tác kinh tế quốc tế tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đất nước
Nhìn vào diện mạo đô thị Việt Nam hôm nay phần nào cho thấy vị tríquan trọng và sự lớn mạnh của ngành xây dựng trong nỗ lực suốt nửa thế kỷqua để khẳng định vị trí của một nền kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp côngnghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Theo phân tích của các chuyên gia kinh tếthì hiện nay ngành xây dựng là 1 ngành có khả năng dẫn dắt nền kinh tế vàđem lại nguồn thu nhập quốc dân rất lớn Mạng lưới đô thị quốc gia hiện đãđược sắp xếp lại, mở rộng và phát triển hơn 720 đô thị trên cả nước, cùng 150khu công nghiệp và khu kinh tế, đã góp phần quan trọng tạo động lực pháttriển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở cả 2 khu vực đô thị vànông thôn
Trong xã hội ngày nay, vai trò của ngành xây dựng ngày càng trở nênquan trọng hơn Nhu cầu về xây dựng ngày càng lớn mà ngành xây dựng làngành có tính thời đại; mỗi năm, mỗi tháng lại có các công trình mới và nhucầu của con người cũng được cập nhật liên tục theo sự phát triển đó Khi quy
mô và yêu cầu của thị trường thay đổi, nhà đầu tư luôn hướng tới việc tìmkiếm, lựa chọn cơ cấu đầu tư danh mục theo các ngành nghề trọng điểm, cácdoanh nghiệp đầu ngành, có lịch sử phát triển ổn định và có sức cạnh tranh
Trang 9cao.ngành xây dựng luôn có sự phát triển nhanh và ổn định, thu hút rất nhiều
sự quan tâm và chiến lược dài hạn của các nhà đầu tư
Trong những năm trở lại đây, dòng vốn FDI vào lĩnh vực xây dựngđang tăng mạnh mẽ, ngành xây dựng Việt Nam trở thành một điểm đến lýtưởng cho các nhà đầu tư nói chung và Hàn Quốc nói riêng Hoạt động nàyngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ bởi những cải cách tiến bộ trong hệ thốngluật pháp và các quy định do nhà nước và chính phủ ban hành.Tuy nhiên bêncạnh đó vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn và thách thức Nhằm phát huy hơnnữa những lợi thế của quốc gia, đồng thời loại bỏ các khó khăn còn tồn tại,việc nghiên cứu hoạt động của dòng vốn FDI vào lĩnh vực Xây dựng ở ViệtNam là rất cần thiết Và Hàn Quốc lại là một nhà đầu tư lớn của Việt Namtrong lĩnh vực này Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã
mạnh dạn chọn đề tài “Các giải pháp tăng cường thu hút FDI của Hàn Quốc vào lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam”làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Mục đích nghiên cứu
Đề tài có những mục đích sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng
- Làm rõ vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực xây dựngViệt Nam
- Phân tích, đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnhvực xây dựng ở Việt Nam
- Đề xuất giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Hàn Quốcvào lĩnh vực xây dựng của Việt Nam, để thị trường xây dựng Việt Nam càngngày càng phát triển, tiếp túc đẩy nền kinh tế Việt Nam đi lên, nâng cao chấtlượng cuộc sống của người Việt Nam
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nói trên đề tài có nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Hệ thống hoá các vấn đề về lý luận xây dựng
Trang 10- Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnh vực xâydựng Việt Nam
- Đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnh vực xâydựng Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút nguồnvốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnh vực xây dựng
Phạm vi nghiên cứu
FDI được phép hoạt động tại Việt Nam từ cuối năm 1980 khi nhà nước
ta chính thức mở cửa nền kinh tế, tuy nhiên hoạt động đầu tư của các nhà đầu
tư nước ngoài nói chung và Hàn Quốc nói riêng mới chỉ diễn ra sôi nổi trongnhững năm đầu thế kỉ 21 Trong khóa luận này, các số liệu và nghiên cứu tậptrung chủ yếu vào hoạt động FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam từ năm 2012đến nay
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập - thống kê - phân tích số liệu: từ các nguồn
thông tin khác nhau, số liệu về hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nướcngoài nói chung và Hàn Quốc nói riêng vào lĩnh vực Xây dựng của Việt Namđược thu thập, sau đó liệt kê và tổng hợp để đưa ra một xu hướng vận độngchung nhất của dòng vốn đầu tư này Phương pháp so sánh: phương pháp sosánh được thực hiện bằng cách lấy một chỉ tiêu của hai hay nhiều đối tượngkhác nhau đem ra đối chiếu, nhận xét Khóa luận áp dụng phương phápnghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra 3 khu vực thu hút FDI vào Xây dựngnhiều nhất Việt Nam, hay xác định giai đoạn dòng vốn FDI vào lĩnh vực xâydựng là lớn nhất Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nộidung của khóa luận này được trình bày trong ba chương:
Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận này được trìnhbày trong ba chương:
Trang 11Chương 1: Tổng quan về Xây dựng và sự cần thiết trong việc thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Xây dựng
Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào
lĩnh vực Xây dựng tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút FDI của Hàn Quốc vào lĩnh
vực Xây dựng ở Việt Nam
Do thời gian và nguồn tài liệu còn bị hạn chế, khóa luận này khôngtránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em xin chân thành cảm ơn sự góp ý củacác thầy cô giáo và các bạn quan tâm tới vấn đề này Em cũng xin được bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên Đặng Lê Ngọc đã tận tình giúp đỡ chỉbảo để em có thể hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên Nguyễn Phương Hà
Trang 12CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỂ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
(FDI) VÀO LĨNH VỰC XÂY DỰNG
1.1 Các vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) định nghĩa đầu tư trực tiếp nước
ngoài như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư
từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ
để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp,
cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công
ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
Trong đầu tư quốc tế trực tiếp nhà đầu tư trục tiếp tham gia vào tổ chứcđiều hành, quản lý và sử dụng vốn đầu tư Nói chung các hoạt động đầu tưnày chủ yếu được diễn ra trong các lĩnh vực kinh doanh của nền kinh tế Đầu
tư quốc tế trực tiếp được thực hiện phổ biến giữa mọi lọai quốc gia, với nhiềuhình thức thực hiện, trong đó hình thức thực hiện thông qua các dự án FDI làphổ biến hơn cả
1.1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc tự mình quản lý,điều hành đối tượng bỏ vốn Đặc điểm này giúp phân biệt FDI và FII ( đầu tưgián tiếp nước ngoài), cụ thể là đối với FII thì nhà đầu tư không trực tiếp thamgia quản lý doanh ngiệp, mà chỉ góp vốn theo một tỷ lệ nhất định theo quyđịnh của pháp luật
Trang 13 Các bên tham gia dự án FDI có quốc tịch khác nhau, văn hóakhác nhau, đồng thời sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau Do đó trong cácdoanh nghiệp FDI thường xảy ra các mâu thuẫn, xung đột do những mâuthuẫn nói trên giữa các nhà đầu tư, lao động nước ngoài nhà đầu tư và laođộng nước sở tại.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu sự chi phối của đồngthời nhiều hệ thống pháp luật, bao gồm luật pháp của các quốc gia xuất thâncủa các bên và luật pháp quốc tế Quá trình tự do hóa thương mại và đầu tưquốc tế đòi hỏi các quốc gia đều phải tiến hành cải tiến hệ thống pháp luật củamình sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế
FDI được thực hiện thông qua nhiều hình thức có tính đặc thùnhư: Hình thức hợp đồnh hợp tác kinh doanh, BOT,… hoặc tạo ra những vụđầu tư tập trung đặc biệt các yếu tố nước ngoài như: khu chế xuất, đặc khukinh tế mở…
Hầu hết hoạt động đầu tư nước ngoài đều gắn liền với 3 yếu tố:hoạt đọng thương mại, chuyển giao công nghệ, di cư lao động quốc tế, chuyểngiao kỹ năng quản lý ở nhiều hình thức và mức độ khác nhau
FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Trong đóchính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài của mỗi quốc gia tiếp nhận thể hiệnqua quan điểm mở và hội nhập kinh tế quốc tế về đầu tư của quốc gia đó
Mức độ rủi ro của FDI là cao, vì ngoài phải chấp nhận các rủi rochung của dự án đầu tư, còn phải chấp nhận các rủi ro đặc thù, riêng có, trong
đó nổi bật nhất là rủi ro tỷ giá hối đoái cũng như rủi ro chính trị Song cái lợithu được hứa hẹn trên nhiều mặt
1.1.2.Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.2.1 Khái niệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI)
Hoạt động thu hút FDI là việc thực hiện các biện pháp của nước thu hútđầu tư để các nhà đầu tư nước ngoài thấy được những thế mạnh của nước
Trang 14mình và những ưu đãi, lợi ích nhà đầu tư nước ngoài có thể có được khi nhàđầu tư trực tiếp bỏ vốn, công nghệ và các nguồn lực cần thiết khác để đầu tưphát triển ngành, lĩnh vực kinh tế- xã hội ở các địa phương hay trên cả nước.Họat động thu hút FDI khá đa dạng và phức tạp, yêu cầu nỗ lực chung củanhà nước sở tại và các ngành lien quan, đặc biệt là sự nỗ lực từ các ngànhcông nghiệp Trong những nỗ lực nhằm thu hút FDI nhà nước đóng vai tròđưa ra các chính sách, quy định về đầy tư trực tiếp nước ngoài, bao gồm ràocản và các biện pháp kích thích đầu tư Vì thế, nhà nước cần có những chínhsách đúng đắn để thu hút FDI một cách có hiệu quả, hợp lý, tránh tình trạngthu hút tràn lan gây ảnh hưởng xấu đế môi trường kinh tế - xã hội trong nước.
1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài của một quốc gia
Nhóm động cơ về kinh tế
Nhân tố thị trường
Quy mô và tiềm năng phát triển của thị trường là một trong những nhân
tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài Khi đề cập đến quy môcủa thị trường, tổng giá trị GDP - chỉ số đo lường quy mô của nền kinh tế -thường được quan tâm Theo UNCTAD, quy mô thị trường là cơ sở quantrọng trong việc thu hút đầu tư tại tất cả các quốc gia và các nền kinh tế.Nhiều nghiên cứu cho thấy FDI là hàm số phụ thuộc vào quy mô thị trườngcủa nước mời gọi đầu tư Nhằm duy trì và mở rộng thị phần, các công ty đaquốc gia (MNEs) thường thiết lập các nhà máy sản xuất ở các nước dựa theochiến lược thay thế nhập khẩu của các nước này Các nghiên cứu khác cũngchỉ ra rằng, mức tăng trưởng GDP cũng là tín hiệu tốt cho việc thu hút FDI.Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư với chiến lược “đi tắt đón đầu” cũng sẽ mạnhdạn đầu tư vào những nơi có nhiều kỳ vọng tăng trưởng nhanh trong tương lai
và có các cơ hội mở rộng ra các thị trường lân cận Khi lựa chọn địa điểm để
Trang 15đầu tư trong một nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhắm đến những vùngtập trung đông dân cư – thị trường tiềm năng của họ.
Nhân tố lợi nhuận
Lợi nhuận thường được xem là động cơ và mục tiêu cuối cùng của nhàđầu tư Trong thời đại toàn cầu hóa, việc thiết lập các xí nghiệp ở nước ngoàiđược xem là phương tiện rất hữu hiệu của các MNEs trong việc tối đa hóa lợinhuận Điều này được thực hiện thông qua việc thiết lập các mối liên kết chặtchẽ với khách hàng và thị trường, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, chia rủi rotrong kinh doanh và tránh được các rào cản thương mại Tuy vậy trong ngắnhạn, không phải lúc nào lợi nhuận cũng được đặt lên hàng đầu để cân nhắc
Nhân tố về chi phí
Nhiều nghiên cứu cho thấy, phần đông các MNEs đầu tư vào các nước là
để khai thác các tiềm năng, lợi thế về chi phí Trong đó, chi phí về lao độngthường được xem là nhân tố quan trọng nhất khi ra quyết định đầu tư Nhiềunghiên cứu cho thấy, đối với các nước đang phát triển, lợi thế chi phí lao độngthấp là cơ hội để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong các thập kỷqua Khi giá nhân công tăng lên, đầu tư nước ngoài có khuynh hướng giảm rõrệch Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài cho phép các công
ty tránh được hoặc giảm thiểu các chi phí vận chuyển và do vậy có thể nângcao năng lực cạnh tranh, kiểm soát được trực tiếp các nguồn cung cấp nguyênnhiên vật liệu với giá rẻ, nhận được các ưu đãi về đầu tư và thuế, cũng nhưcác chi phí sử dụng đất Ngoài chi phí vận chuyển và các khía cạnh chi phíkhác, cũng cần nhấn mạnh đến động cơ đầu tư của các công ty xuyên quốc gianhằm tránh ảnh hưởng của hàng rào quan thuế và phi quan thuế, cũng nhưgiúp giảm thiểu đáng kể chi phí xuất nhập khẩu Trong một cuộc điều tra cácMNEs có mặt tại Philippines hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau chothấy vị trí địa lý, chi phí nhân công thấp và thị trường nội địa là ba nhân tố cơbản có tính quyết định đến việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các vùng khác
Trang 16nhau quốc gia này Trong khi đó, những nhân tố quan trọng nhất giúp thu hútđầu tư nước ngoài vào các địa phương của Thái Lan là chi phí nhân côngthấp, các điều kiện ưu đãi đầu tư của chính quyền địa phương và sự sẵn có vềtài nguyên thiên nhiên.
Nhóm động cơ về tài nguyên
Nguồn nhân lực
Khi quyết định đầu tư một cơ sở sản xuất mới ở một nước đang pháttriển, các MNEs cũng nhắm đến việc khai thác nguồn nhân lực trẻ và tươngđối thừa thãi ở các nước này Thông thường nguồn lao động phổ thông luônđược đáp ứng đầy đủ và có thể thỏa mãn yêu cầu của các công ty Tuy vậy,chỉ có thể tìm được các nhà quản lý giỏi, cũng như cán bộ kỹ thuật có trình độ
và kinh nghiệm ở các thành phố lớn Động cơ, thái độ làm việc của người laođộng cũng là yếu tố quan trọng trong việc xem xét, lựa chọn địa điểm để đầu
tư
Tài nguyên thiên nhiên
Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng là nhân tố tích cực thúcđẩy thu hút đầu tư nước ngoài Trong trường hợp của Malaysia, nguồn tàinguyên thiên nhiên của nước này có sức hút FDI mạnh mẽ nhất Các nhà đầu
tư nước ngoài đổ xô đến nước này là nhắm đến các nguồn tài nguyên dồi dào
về dầu mỏ, khí đốt, cao su, gỗ Đặc biệt tại các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN), khai thác tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu quan trọng của nhiềuMNEs trong các thập kỷ qua Thực tế cho thấy, trước khi có sự xuất hiện củaTrung Quốc trên lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, FDI chỉ tập trung vàomột số quốc gia có thị trường rộng lớn và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồidào Chỉ có 5 quốc gia là Brazil, Indonesia, Malaysia Mexico và Singapore đãthu hút hơn 50% FDI của toàn thế giới trong giai đoạn 1973-1984
Vị trí địa lý
Trang 17Một nghiên cứu về các nhân tố thu hút đầu tư nước ngoài tại các nướcđang phát triển trong thời kỳ 1980-2005 đã xác định rằng, lợi thế về vị trí địa
lý giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng ra các thịtrường xung quanh, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy cácdoanh nghiệp tập trung hóa
Nhóm động cơ về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa cóảnh hưởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào một nước hoặcmột địa phương Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả
hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cung cấp điện,nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác), là điều mong muốnđối với mọi nhà đầu tư nước ngoài Trong thập kỷ 80 và 90, để thu hút đầu tư,nhiều nước đã xây dựng các khu chế xuất (EPZ) Khu chế xuất Thẩm Quyếncủa Trung Quốc là một điển hình thành công của mô hình này Tuy vậykhông phải quốc gia nào cũng gặt hái được kết quả tương tự Cơ sở hạ tầng kỹthuật hiện đại bên trong khu chế xuất là quan trọng nhưng các yếu tố nguồnnhân lực phục vụ cho khu chế xuất, vị trí địa lý và các cơ chế chính sách kháccũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của các khu chế xuất Nói đến
cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ nói đến đường sá, cầu cống, kho tàng, bếnbãi mà còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống ngân hàng, cáccông ty kiểm toán, tư vấn Thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các hoạt động này,môi trường đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng Ngoài ra, hiệu quảhoạt động của các cơ sở công nghiệp địa phương, sự có mặt của các ngànhcông nghiệp hỗ trợ, sự tồn tại các đối tác tin cậy để các công ty nước ngoài cóthể liên doanh liên kết cũng là những yêu cầu rất quan trọng cần phải đượcxem xét đến
Cơ sở hạ tầng xã hội
Trang 18Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường thu hút đầu tư còn chịu ảnhhưởng khá lớn của cơ sở hạ tầng xã hội Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệthống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục và đào tạo,vui chơi giải trí và các dịch vụ khác Ngoài ra, các giá trị đạo đức xã hội,phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa cũng cấu thành trong bức tranhchung về cơ sở hạ tầng xã hội của một nước hoặc một địa phương Nghiêncứu của UNDP/ World Bank cho thấy xu hướng đầu tư vào khu vực ĐôngNam Á có nhiều chuyển biến tích cực là nhờ vào “tính kỷ luật của lực lượnglao động” cũng như “sự ổn định về chính trị và kinh tế” tại nhiều quốc giatrong khu vực này.
Nhóm động cơ về cơ chế chính sách
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển không chỉđược quyết định bởi các yếu tố về kinh tế, mà còn chịu sự chi phối của cácyếu tố chính trị Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, kết hợp với các ổn định vềchính trị được xem là rất quan trọng Một số nghiên cứu gần đây cho thấy mốiquan hệ rất chặt chẽ giữa ổn định về chính trị với việc thu hút đầu tư nướcngoài Chính sách cởi mở và nhất quán của chính phủ cũng đóng một vai tròrất quan trọng
1.1.3 Tác động của FDI đối với quốc gia nhận đầu tư
Chuyển giao vốn
Vốn cho đầu tư phát triển kinh tế bao gồm nguồn vốn trong và ngoàInước.Đối với nước lạc hậu, sản xuất ở trình độ thập , nguồn vốn tích luỹ cònhạn hẹp thì vốn ĐTNN đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển kinh
tế, ở các nước này có nhiều tiềm năng lao động và tài nguyên thiên nhiênnhưng trình độ sản xuất còn thập kém ,cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu nênchưa co điêù kiện để khai thác những tiềm năng đó Các nước này muốnthoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo nên đã tăng cường đầu tư pháttriển sản xuất, tạo ra mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định Để thực việc
Trang 19này các nước đang phát triển cần phải có nhiều vốn đầu tư Trong điêù kiệnnày ,khi mà một số nước cần nắm giữ một khối lượng lớn vốn và có nhu cầuđầu tư ra nuóc ngoài, thì đó là cơ hội tốt nhất cho các nước đang phát triển cóthể tranht hủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào việc phát triển kinh tế.
Tại nhiều nước đang phát triển ,vốn FDI chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổngvốn đầu tưcủa toàn bộ nền kinh tế, trong đó có một số nước hoàn toàn dựavào vốn ĐTNN ,đặc biệt là giai đoạn đâu tư phát triển kinh tế Một số nước
đã thực hiện khá thành công chiến lược thu hút FDI và có ý nghĩa quyết địnhđến tăng trưởng kinh tế các nước này như Indonexia, Malaysia, Singapore.Đối với các nước công nghiệp phát triển FDI vẫn là nguồn vốn bổ sungquan trọng có ý nghĩa lớn trong quá trình phát triển kinh tế Bằng chứng làcác nước công nghiệp phát triển đã thu hút trên 80% FDI toàn thế giới vàonước họ Khác với các nước đang phát triển ,không phải là họ thiếu vốn đầu
tư, cũng không phải trình độ thập kém mà các nước công nghiệp phát triểncần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Thực tế thì các nước phát triển đầu tư
ra nước ngoài nhiều nhất ,nhưng cũng thu hút phần lớn đầu tư trực tiếp nướcngoài Theo báo cáo đầu tư của Liên Hợp Quốc 1994 các nước phát triển đầu
tư ra nước ngoài khoảng 189 tỷ USD , chiếm 85% tổng vốn FDI trên toàncầu, nhưng ngược lại họ đã thu hút vào 135 tỷ USD chiếm 60% tổng vốn FDItoàn thế giới
FDI có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích tiết kiệm trong nước,điều này có thể giải thích như sau: khi có đầu tư trực tiếp nước ngoài có thểtạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập quốc dân do đó có thể tăng phần tiếtkiệm cho nước nhận vốn đầu tư
Khi FDI nhảy vào một nước ,nó có thể làm giảm cán cân vãng lai, nócũng có thể làm triệt tiêu khoản thâm hụt đó qua thời gian ,khi các công tynước ngoài thu được nhưng khoản xuất khấu ròng, thêm nữa , khi những lợithế của nền sản xuất nước ngoài được đưa vào nước chủ nhà như công nghệ,
Trang 20kỹ năng sản xuất … chúng làm nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của các hãngtrong nước, có thể làm tăng xuất khẩu, góp phần tạo ra ngoại tệ cải thiện cáncân thương mại
Chuyển giao công nghệ
Khi đầu tư vào một nước nào đó ,chủ đầu tư không chỉ mang vào nước
đó vốn băng tiền ,ma còn chuyển vốn băng hiện vật như máy móc thiết bị,nguyên vật liệu, công nghệ ,năng lực thị trường Thông qua hoạt động FDI;quá trình chuyển giao công nghệ được thực hiện một cách nhanh chóng vàthuận tiện cho cả hai bên
Một trở ngại lớn trên đường phát triển kinh tế của hầu hết các nước đangphát triển là trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu Trong thời đại khoa họccông nghệ phát triển như hiện nay, việc tự nghiên cứu khoa học kỹ thuật,công nghệ và trình độ sản xuất của các nước đang phát triển là phải biết tậndụng những thanh tựu khoa học tiên tiến của nước ngoài thông qua chuyểngiao công nghệ, tiếp nhận FDI là một phương thức cho phép các nước đangphát triển có thể tiếp thu được trình độ khoa học công nghệ hiên đại trên thêgiới , tuy nhiên mức độ hiện đại tới đâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác,nhưng dù thế nào đây cũng là lợi ích căn bản của các nước khi tiệp nhân FDI.Trong điều kiện này, trên thế giới có nhiều công ty của nhiều quốc gia khácnhau có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài và thực hiện chuyển giao công nghệcho nước tiêp nhận đầu tư Đây là cơ hội tốt cho các nước đang phát triển cóthể tiệp nhận công nghệ hiện đại mà không phải trả một khoản phí nào
Các nước phát triển mặc dù có trình độ sản xuất hiện đại ,khoa học kỹthuật tiên tiến nhưng không thể nào toàn diện được, để đạt được kết quả cao,mỗi nước chỉ tập chung vào một số lĩnh vực nào đó mà họ có lợi thế , ngượclại chính sự tập trung đó càng củng cố hơn địa vị và quyền lợi trên thế giớicủa nước đó Xu hướng phát triển phân công lao động xã hội cũng la quá trình
Trang 21chuyên môn hoá và liên kết chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau Hoạtđộng FDI là kết quả của qúa trình trên.
Chuyển giao công nghệ cũng là yêu cầu tất yếu của sự phát triển khoahọc Bất kỳ một tổ chức nào muốn thay thế kỹ thuật ,công nghệ mới cần tìmcho mình một nơi thải kỹ thuật công nghệ cũ Việc thảI công nghệ cũ dễ dàngđuợc nhiều nơi chấp nhận ,đặc biệt là các nước đang phát triển ,chính sự lantoả nhưng thành tựu khoa học ,công nghệ , kỹ thuật của nhân loại thườngxuyên như thế này , đã tạo ra môi trường thuận lợi cho sự tiệp nhận và pháttriển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài , các nước đang phát triểnmuốn sử dụng nó vào mục tiêu quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh tăng trưởngkinh tế Đây cũng là điểm nút để các nước đang phát triển thoát ra vòng luẩnquẩn đói nghèo Thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy quốc gianào thực hiệ chiến lược phát triển kinh tế mở với bên ngoài, biết tranh thủ vàphát huy các nhân tố bên ngoài biến nó thành nhân tố bên trong , thì quỗc gia
đó có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
Mức tăng trưởng kinh tế ở những nướ đang phát triển thường do nhân tốđầu tư là chủ yếu , nhờ đó các nhân tó khác như lao động được sử dụng ,năngsuất lao động được tăng lên Vì vậy , thông qua đầu tư có thể đánh giá mộtcách tương đối mức tăng trưởng kinh tế của mỗi nước
Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
FDI là bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại ,thông qua đócác quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào phân công lao động quốc tế đểhôị nhập vào nền kinh tế thế giới ,đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấukinh tế cho phù hợp với sự phân công lao động cua quốc tế Sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với trình đọ phát triển chung trên thế
Trang 22giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI Ngược lại chính FDI lạigóp phần vào đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bởi vì :
Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm xuất hiện nhiềulĩnh vực, ngành kinh tế mới ở nước nhận đầu tư
Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho sự phát triển nhanh chóng
về trình độ kỹ thuật công nghệ ở nhiều ngành kinh tế, góp phần thúc đẩy tăngnăng suất và làm tăng tỷ phần đóng góp của nó cho nền kinh tế
Một số ngành nghề được kích thích phát triển bởi đầu tư trực tiếpnước ngoài, bên cạnh đó cũng có một số ngành bị mai một rồi đi đến xoá sổ.Ngoài những tác động trên , FDI còn có một số tac động khác như sau :Góp phần tăng thu ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế của cácđơn vị đầu tư nước ngoài và phần thu từ tiền cho thuê đất … Cùng với khảnăng sản xuất, nhập khẩu hàng hoá, FDI còn giúp mở rộng thị trường cả trongnước và quốc tế Đa số các dự án FDI đều có phương án bao tiêu sản phẩm.Đây là hiện tượng hai chiều đang trở nên khá phổ biến ở nhiều nước đangphát triể hiện nay Về mặt xã hội, FDI đã tạo ra nhiều chỗ làm mới, thu hútđơn vị có vốn đầu tư nước ngoài Điều này góp phần đáng kể vào việc giảmbớt nạn thất nghiệp, vốn là tình trạng nan giải của nhiều quốc gia, đặc biệt đốivới nhiều quốc gia đang phát triển
1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực xây dựng
1.2.1 Xây dựng và thị trường xây dựng
1.2.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại ngành xây dựng
Khái niệm về xây dựng
Xây dựng là một quy trình thiết kế và thi công nên các cơ sở hạtầng hoặc công trình, nhà ở Hoạt động xây dựng khác với hoạt động sảnxuất ở chỗ sản xuất tạo một lượng lớn sản phẩm với những chi tiết giốngnhau, còn xây dựng nhắm tới những sản phẩm tại những địa điểm dành chotừng đối tượng khách hàng riêng biệt Tại những nước phát triển, ngành công
Trang 23nghiệp xây dựng đóng góp từ 6-9% tổng sản phẩm nội địa Hoạt động xâydựng bắt đầu bằng việc lên kế hoạch, thiết kế, lập dự toán và thi công tới khi
dự án hoàn tất và sẵn sàng đưa vào sử dụng
Mặc dù hoạt động này thường được xem là riêng lẻ, song trong thực tế,
đó là sự kết hợp của rất nhiều nhân tố Đầu tiên, một nhà quản lý dự án chịutrách nhiệm quản lý công việc chung, sau đó những nhà thầu, kỹ sư tư vấnthiết kế, kỹ sư thi công, kiến trúc sư, tư vấn giám sát chịu trách nhiệm điềuhành, thực hiện và giám sát hoạt động của dự án Một dự án thành công đòihỏi một kế hoạch xây dựng hiệu quả, bao gồm việc thiết kế và thi công đảmbảo phù hợp với địa điểm xây dựng và đúng với ngân sách đề ra trong dựtoán; tổ chức thi công hợp lý, thuận tiện cho việc chuyên chở, lưu trữ vật liệuxây dựng; đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, an toàn lao động; giảmthiểu những ảnh hưởng tới cộng đồng
Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây
dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng,giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giaođưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng
và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của
con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kếtđịnh vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phầndưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế Côngtrình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trìnhcông nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác
Đặc điểm của ngành xây dựng
Ngành xây dựng là một ngành kinh tế thâm dụng vốn,những nguyên liệuban đầu của nó là những tài sản nặng vốn,và chi phí cố định của ngành khácao Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền
Trang 24kinh tế vĩ mô Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của ngành
sẽ tăng cao do nhu cầu xây dựng được mở rộng Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệkhi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người dânkhông còn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ không mở rộngđầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng như cầu cống, sân bay, bến cảng,trường học, bệnh viện… Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận ngành xâydựng sụt giảm nhanh chóng Một đặc tính khác của ngành vật liệu xây dựng là
có mối tương quan rõ rệt với thị trường bất động sản Khi thị trường bất độngsản đóng băng thì ngành xây dựng sẽ gặp khó khăn và ngược lại lý do đơngiản là thị trường bất động sản phản ánh nhu cầu về ngành
- Lao động trong xây dựng cơ bản là lao động có nghề nghiệp làm theođịnh mức nhân công: được tổ chức theo khoa học Sản phẩm xây dựng ở mỗinhóm nghề đều có mục đích sử dụng rất khác nhau đòi hỏi phải hình thànhnhững kiến thức và kỹ năng ở từng chuyên ngành
- Công cụ trong sản xuất: công cụ phụ trợ, công cụ chính, công cụchuyên chở Công cụ lại đa dạng từ công cụ cầm tay thô sơ hoặc hiện đại đếnnhững máy móc đồ sộ, cần cẩu có sức nâng đến hàng nghìn tấn, cao hàngchục mét, công nghệ xây dựng phát triển theo hướng cơ giới hóa để nâng caochất lượng công trình và hiệu quả kinh tế
- Sản phẩm của xây dựng là phương tiện cho các hoạt động lao động sảnxuất dịch vụ khác: nhà máy để sản xuất công nghiệp, cầu, đường là phươngtiện của ngành giao thông, đê đập là phương tiện của ngành thủy lợi…
Nhiều khi sản phẩm xây dựng còn là mục đích của phúc lợi: nhà ở,công trình công cộng Phân định sản phẩm nào là mục đích hoặc là phươngtiện nhằm có chính sách đầu tư hiệu quả
Đặc điểm của sản phẩm xây dựng: chiếm diện rộng, vật liệu là phươngtiện thi công phải chuyển từ nơi khác đến địa điểm xây dựng.việc chiếm diệnrộng còn làm cho việc bảo vệ,gìn giữ quá trình xây dựng gặp khó khăn
Trang 25- Thời gian hoàn thành sản phẩm thường kéo dài, xây dựng hàng năm,nhiều năm nên tác động của thời tiết, khí hậu làm tăng khó khăn.
Thời gian kéo dài còn chịu những thay đổi của tổ chức, của con người,nhiều khi thay đổi như trong quá trình tạo ra sản phẩm xây dựng làm chocông trình chắp vá, thiếu đồng bộ Ngoài ra sản phẩm xây dựng còn do nhiềungười, có các nghề nghiệp khác nhau tham gia nên nó có tính phức hợp Hoạtđộng tổ chức xây dựng đòi hỏi phải có trình độ tổ chức khoa học cao
- Đóng góp của ngành xây dựng là một bộ phận lớn của thu nhập quốcdân, của quỹ tích lũy cùng với vốn đầu tư của nước ngoài So với các ngànhsản xuất khác, ngành xây dựng có những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêngbiệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây dựng và quá trình tạo ra sản phẩm củangành Điều này đã chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng
- Sản phẩm xây dựng là những công trình xây dựng, vật kiến trúc cóquy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sảnphẩm xây lắp lâu dài Do đó, việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩmxây dựng phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công) Quá trình sảnxuất xây dựng phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời
để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây dựng
Sản phẩm xây dựng được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuậnvới chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xâydựng không thể hiện rõ Sản phẩm xây dựng cố định tại nơi sản xuất còn cácđiều kiện sản xuất (phương tiện cơ giới, thiết bị thi công, người lao động )phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm Đặc điểm này làm cho công tácquản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điềukiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hỏng
Sản phẩm xây dựng từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trìnhbàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài Nó phụ thuộc vào quy mô, tính
Trang 26phức tạp về kỹ thuật của từng công trình Quá trình thi công được chia thànhnhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, cáccông việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môitrường như nắng, mưa, lũ lụt Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý,giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiết kế,
dự toán Những đặc điểm trên đã ảnh hưởng rất lớn đến kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng Công tác
kế toán vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán củamột doanh nghiệp sản xuất vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc thù của loạihình doanh nghiệp xây dựng
Phân loại công trình xây dựng
Phân loại công trình được xác định theo công năng sử dụng gồm:
b) Công trình y tế: Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trungương đến địa phương; các phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa khu vực;trạm y tế, nhà hộ sinh; nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhàdưỡng lão; cơ sở phòng chống dịch bệnh; các cơ sở y tế khác;
c) Công trình thể thao: Công trình thể thao ngoài trời, công trình thểthao trong nhà và công trình thể thao khác;
d) Công trình văn hóa: Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câulạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; công trình vui chơi, giải trí và cáccông trình văn hoá tập trung đông người khác; các công trình di tích; bảo
Trang 27tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, tượng đài ngoài trời và các công trìnhkhác có chức năng tương đương; pa nô, biển quảng cáo độc lập;
đ) Công trình tôn giáo, tín ngưỡng
Công trình tôn giáo: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhànguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, trường đào tạo nhữngngười chuyên hoạt động tôn giáo, tượng đài, bia, tháp và những công trìnhtương tự của các tổ chức tôn giáo;
Công trình tín ngưỡng: Đình, đền, am, miếu, từ đường, nhà thờ họ vànhững công trình tương tự khác;
e) Công trình thương mại, dịch vụ và trụ sở làm việc của các tổ chức xãhội, sự nghiệp và doanh nghiệp: Công trình đa năng, khách sạn, nhà khách,nhà nghỉ; trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội, sự nghiệp và doanh nghiệp;trung tâm thương mại, siêu thị; chợ; cửa hàng, nhà hàng ăn uống, giải khát vàcông trình tương tự khác; nhà phục vụ thông tin liên lạc: bưu điện, bưu cục,nhà lắp đặt thiết bị thông tin; cáp treo vận chuyển người;
g) Nhà ga: hàng không, đường thủy, đường sắt, bến xe ô tô
h) Trụ sở cơ quan nhà nước: Nhà làm việc của Quốc hội, Chính phủ,Chủ tịch nước; nhà làm việc của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân và các cơquan chuyên môn các cấp; trụ sở tổ chức chính trị; trụ sở tổ chức chính trị –
xã hội
Công trình công nghiệp
Công trình sản xuất vật liệu xây dựng:
Nhà máy sản xuất xi măng; mỏ khai thác vật liệu xây dựng và các côngtrình sản xuất vật liệu/sản phẩm xây dựng khác
Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo:
Nhà máy luyện kim màu, nhà máy luyện, cán thép, nhà máy chế tạomáy động lực và máy nông nghiệp, nhà máy chế tạo máy công cụ và thiết bịcông nghiệp, nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ, nhà máy chế tạo máy xây
Trang 28dựng; nhà máy chế tạo thiết bị toàn bộ, nhà máy sản xuất, lắp ráp phương tiệngiao thông (ô tô, xe máy, tàu thủy, đầu máy tầu hỏa…), chế tạo thiết bị điện-điện tử, sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản:
Mỏ than hầm lò; mỏ than lộ thiên; nhà máy sàng tuyển, chế biến than;nhà máy chế biến khoáng sản; mỏ quặng hầm lò; mỏ quặng lộ thiên; nhà máytuyển quặng, làm giầu quặng; công trình sản xuất alumin
Công trình dầu khí:
Các công trình khai thác trên biển (giàn khai thác và tàu chứa dầu); nhàmáy lọc dầu; nhà máy chế biến khí; nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học; khoxăng dầu; kho chứa khí hóa lỏng; tuyến ống dẫn khí, dầu; trạm bán xăng dầu;trạm chiết khí hóa lỏng; nhà máy sản xuất dầu nhờn; nhà máy tái chế dầu thải
Công trình năng lượng:
Nhà máy nhiệt điện; nhà máy cấp nhiệt; nhà máy cấp hơi; nhà máy cấpkhí nén; công trình thủy điện; nhà máy điện nguyên tử; nhà máy điện gió; nhàmáy điện mặt trời; nhà máy điện địa nhiệt; nhà máy điện thủy triều; nhà máyđiện rác; nhà máy điện sinh khối; nhà máy điện khí biogas; nhà máy điệnđồng phát; đường dây điện và trạm biến áp
Công trình hoá chất:
a) Công trình hóa chất: Công trình sản xuất sản phẩm phân bón; côngtrình sản phẩm hóa chất bảo vệ thực vật; công trình sản xuất sản phẩm hóadầu; công trình sản xuất sản phẩm hóa dược; công trình sản xuất sản phẩmhóa chất cơ bản và hóa chất khác; công trình sản xuất sản phẩm nguồn điệnhóa học; công trình sản xuất sản phẩm khí công nghiệp; công trình sản xuấtsản phẩm cao su; công trình sản xuất sản phẩm tẩy rửa; công trình sản xuấtsản phẩm sơn, mực in;
b) Công trình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp: Công trình sản xuất vậtliệu nổ công nghiệp; tiền chất thuốc nổ; kho chứa vật liệu nổ công nghiệp
Trang 29 Công trình công nghiệp nhẹ
a) Công nghiệp thực phẩm: Nhà máy sữa; nhà máy sản xuất bánh kẹo,
mỳ ăn liền; kho đông lạnh; nhà máy sản xuất dầu ăn, hương liệu; nhà máy sảnxuất rượu, bia, nước giải khát; nhà máy chế biến khác;
b) Công nghiệp tiêu dùng: Nhà máy xơ sợi; nhà máy dệt; nhà máy in,nhuộm; nhà máy sản xuất các sản phẩm may; nhà máy thuộc da và sản xuấtcác sản phẩm từ da; nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa; nhà máy sản xuất
đồ sành sứ, thủy tinh; nhà máy bột giấy và giấy; nhà máy sản xuất thuốc lá;các nhà máy sản xuất các sản phẩm tiêu dùng khác;
c) Công trình công nghiệp chế biến nông, thủy và hải sản: Nhà máy chếbiến thủy hải sản; nhà máy chế biến đồ hộp; các nhà máy xay xát, lau bónggạo; các nhà máy chế biến nông sản khác
Công trình hạ tầng kỹ thuật
Cấp nước:
Nhà máy nước, công trình xử lý nước sạch; trạm bơm (nước thô , nướcsạch hoặc tăng áp); bể chứa nước sạch; tuyến ống cấp nước (nước thô hoặcnước sạch)
Thoát nước:
Tuyến cống thoát nước mưa, cống chung; tuyến cống thoát nước thải;
hồ điều hòa; trạm bơm nước mưa; công trình xử lý nước thải; trạm bơm nướcthải; công trình xử lý bùn
Xử lý chất thải rắn:
a) Chất thải rắn thông thường: trạm trung chuyển ; bãi chôn lấp rác;khu liên hợp xử lý/khu xử lý; cơ sở xử lý chất thải rắn;
b) Chất thải nguy hại
Chiếu sáng công cộng: mạng lưới điện chiếu sáng, cột đèn.
Công trình khác
Trang 30a) Công trình thông tin, truyền thông: Cột thông tin, công trình thu phátsóng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông (Cáp chôn trực tiếp dưới lòngđất, cáp trong cống bể, cáp dưới đáy biển, cáp dưới đáy sông, cáp treo); côngtrình xây dựng lắp đặt cột bê tông (loại cột như trên) để treo các loại cápthông tin;
b) Nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng;
c) Công viên, cây xanh;
d) Bãi đỗ ô tô, xe máy: bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ xe nổi;
đ) Cống, bể kỹ thuật, hào và tuy nen kỹ thuật
Công trình giao thông
Trang 31Công trình sửa chữa/đóng mới phương tiện thủy nội địa (bến, ụ, triền,
đà, …); cảng bến thủy nội địa; âu tầu; đường thủy chạy tàu (trên sông, hồ,vịnh và đường ra đảo, trên kênh đào)
Công trình hàng hải:
Bến cảng biển; công trình sửa chữa/đóng mới phương tiện thủy nội địa(bến, ụ, triền, đà…); luồng hàng hải (chạy tàu 1 chiều); công trình chỉnh trị(đê chắn sóng/chắn cát, kè hướng dòng/bảo vệ bờ)
Các công trình hàng hải khác:
Bến phà/cảng ngoài đảo, bến cảng chuyên dụng, công trình nổi trênbiển; hệ thống phao báo hiệu hàng hải trên sông/biển; đèn biển, đăng tiêu
Công trình hàng không:
Khu bay (bao gồm cả các công trình đảm bảo bay)
Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
Công trình thủy lợi:
Hồ chứa nước; đập ngăn nước (bao gồm đập tạo hồ, đập ngăn mặt, giữngọt, điều tiết trên sông, suối.v.v…); tràn xả lũ; cống lấy nước, cống tiêunước, cống xả nước; kênh, đường ống dẫn nước; đường hầm thủy công; trạmbơm tưới-tiêu và công trình thủy lợi khác
Công trình đê điều:
Đê sông; đê biển; đê cửa sông và các công trình trên đê, trong đê vàdưới đê
Công trình chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản và các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn khác.
Công trình Quốc Phòng – An ninh
Công trình quốc phòng, an ninh là công trình được đầu tư xây dựngbằng nguồn vốn nhà nước do Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An quản lý, phục vụquốc phòng, an ninh Công trình an ninh quốc phòng không thuộc các loại
Trang 32công trình đã nêu từ Mục I đến Mục V của Phụ lục này do Bộ Quốc Phòng,
Bộ Công An quy định
1.2.1.2 Khái niệm, đặc điểm và phân loại thị trường xây dựng
Khái niệm thị trường xây dựng
Thị trường xây dựng là nơi gặp gỡ giữa sự chào hàng về khả năng vàkết quả xây dựng công trình giao thông của các doanh nghiệp xây dựng(người bán sản phẩm xây dựng ) và nhu cầu xây dựng của các chủ đầu tưcông trình (người mua sản phẩm xây dựng) nhằm đi đến kí kết hợp đồng xâydựng giữa người mua và người bán
Theo quan điểm của Marketing thì thị trường xây dựng là tập hợpnhững khách hàng hiện có và tiềm năng của doanh nghiệp xây dựng, đó là cácchủ đầu tư có nhu cầu hoặc mong muốn cụ thể về xây dựng công trình sẵnsàng và có khả năng tham gia vào việc trao đổi để thoả mãn nhu cầu hoặcmong muốn đó
Đặc điểm thị trường xây dựng :
Hoạt động thi công xây lắp công trình xây dựng của doanh nghiệp xâydựng là hoạt động sản xuất hàng hoá đặc biệt vì thế các hoạt động diễn ra trênthị trường xây dựng cũng có các đặc điểm chung của thị trường hàng hoákhác Song nó còn nhiều đặc điểm riêng đó là đặc điểm đấu thầu xây dựng,thương thảo kí kết hợp đồng xây dựng giữa doanh nghiệp trúng thầu với chủđầu tư (do các sản phẩm xây dựng được sản xuất theo đơn đặt hàng) Do đóthị trường xây dựng có một số đặc điểm sau:
- Trên thị trường xây dựng các chủ thể kinh doanh, chính là các doanhnghiệp xây dựng, phải có tính tự chủ cao, tự bù đắp chi phí, tự do liên doanhliên kết với các doanh nghiệp khác, tự do kinh doanh theo các luật định
- Trên thị trường xây dựng, người mua nói chung không thể chọn nhữngsản phẩm khác để mua vì sản phẩm xây dựng là hàng hoá đặc biệt, có tínhđơn chiếc, giá cả cao và gắn liền với địa điểm sử dụng
Trang 33- Trên thị trường xây dựng, chủ đầu tư tự chọn người nhận thầu Hợpđồng xây dựng thì đa dạng về hình thức, nội dung và giá cả Kí kết hợp đồngxây dựng chính làbiểu hiện của sự gặp nhau giữa cung và cầu, và là kết quảcủa sự thương lượng, thoả thuận giữa một bên là chủ đầu tư và một bên là cácdoanh nghiệp nhận thầu xây dựng.
- Trên thị trường xây dựng thì cạnh tranh có thể được coi là đặc điểmquan trọng của thị trường Cùng với việc cạnh tranh gay gắt giữa các doanhnghiệp xây dựng đó là việc tạo uy tín cho doanh nghiệp Muốn vậy thì doanhnghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, tìm tòi những biện pháp thicông tiên tiến, những dây chuyền sản xuất, những công nghệ mới Đây là haivấn đề có tác động tương hỗ cho nhau: có cạnh tranh thì sẽ kích thích việcnâng cao chất lượng sản phẩm, các sản phẩm làm ra mà ngày càng tốt hơn thì
sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt
- Trên thị trường xây dựng, mối quan hệ trao đổi mua bán giữa chủ đầu tư
và các đơn vị nhận thầu diễn ra chủ yếu thông qua đấu thầu, đàm phán, kí kếthợp đồng, thi công xây lắp, bàn giao công trình và thanh quyết toán
Tóm lại, từ những đặc điểm trên của thị trường xây dựng thì Marketingxây dựng phải có nhiệm vụ tìm hiểu những vấn đề liên quan tới chủ đầu tư,các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm Do chủ đầu tư khi mua sản phẩm thì chưađược nhìn thấy sản phẩm mình mua nên Marketing xây dựng phải có nhiệm
vụ quảng cáo, thuyết phục chủ đầu tư thấy được rằng giá cả mà nhà thầu đưa
ra là hợp lý, biện pháp thi công đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quiđịnh, ưu điểm của nhà thầu hơn so với các doanh nghiệp khác (về mặt cônhnghệ, chất lượng một số công trình đã thi công, đội ngũ công nhân lànhnghề ) Và khi nhận hợp đồng thi Marketing xây dựng có nhiệm vụ lựa chọncác phương thức thanh quyết toán bàn giao công trình sao cho hiệu quả kinh
tế cao nhất
Trang 34 Phân loại thị trường xây dựng
Phân loại thị trường xây dựng là việc phân chia hoạt động trao đổi theonhững tiêu thức phân chia hoạt động trao đổi theo những tiêu thức khác nhau,hay được phân chia trên cơ sở xem xét, phân chia thị trường theo các góc độkhác nhau, khác quan
Mục đích và tác dụng của việc phân loại thị trường là để phục vụ chocông tác Marketing trong các doanh nghiệp xây dựng trong việc thâm nhậpthị trường mới
Đối với thị trường xây dựng ta có thể phân loại theo những tiêu thức sau:
Phân loại thị trường xây dựng theo địa lý:
+ Thị trường xây dựng trong nước (thị trường dân tộc)
+ Thị trường xây dựng ngoài nước (thị trường thế giới)
+ Thị trường xây dựng khu vực, từng vùng lãnh thổ
+ Thị trường xây dựng thành thị, nông thôn
Phân loại thị trường xây dựng theo sản phẩm:
+ Thị trường tư vấn, khảo sát thiết kế
+ Thị trường xây dựng công trình công nghiệp
+ Thị trường xây dựng nhà ở và công trình dân dụng
+ Thị trường xây dựng công trình thuỷ lợi
+ Thị trường xây dựng công trình giao thông
Phân loại thị trường theo mức độ cạnh tranh:
+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
+ Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
+ Thị trường độc quyền
Phân loại thị trường theo quan điểm hệ thống:
+ Thị trường đầu vào
+ Thị trường đầu ra
Phân loại thị trường xây dựng theo các yếu tố sản xuất:
Trang 35+ Thị trường nguyên vật liệu và cấu kiện xây dựng.
+ Thị trường lao động cho xây dựng
+ Thị trường máy xây dựng
Phân loại thị trường xây dựng theo các quan hệ sở hữu:
+ Thị trường xây dựng các công trình thuộc sở hữu Nhà nước
+ Thị trường xây dựng các công trình thuộc sở hữu ngoài Nhà nước
Phân loại thị trường xây dựng theo nguồn vốn đầu tư:
+ Thị trường xây dựng các công trình sử dụng vốn ngân sách Nhànước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh
+ Thị trường xây dựng các công trình sử dụng vốn viện trợ, vốn hợp tácliên doanh với nước ngoài, vốn do các doanh nghiệp Nhà nước tự huy động
Phân loại thị trường xây dựng theo phương thức giao nhận thầu:
+ Thị trường xây dựng do chỉ định thầu
+ Thị trường xây dựng do đấu thầu
Các cách phân loại trên đây sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhận dạngthị trường xây dựng được tốt hơn, tuỳ theo mục đích sử dụng mà vận dụngcách phân loại nào cho phù hợp
Với mục đích nghiên cứu và vận dụng Marketing thì cách phân loại thịtrường xây dựng phù hợp và có ý nghĩa quan trọng là phân loại theo địa lý,theo sản phẩm, theo mức độ cạnh tranh, theo nguồn vốn và theo phương thứcgiao nhận thầu
Hiện nay ở nước ta thị trường xây dựng có nhu cầu lớn nhất là: thịtrường xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và đặc biệt được chú trọng đầu
tư là các công trình giao thông Các công trình này được thực hiện bằng vốnngân sác Nhà nước, vốn tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế như vốn vayODA, OECF, ADB
Trang 36
1.2.2 Sự cần thiết phải thu hút đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực xây dựng
Bổ sung cho nguồn vốn trong nước vào lĩnh vực xây dựng
Đầu tư vào lĩnh vực xây dựng đỏi hỏi một lượng vốn khổng lồ, đặc biệtxây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng cầu đường …và rất nhiều các dự án lớnkhác cần rất nhiều tiền của và công sức; nhiều đến mức mà nhiều khi nguồnlực trong nước không thể đáp ứng hết Chính vì thế mà nguồn vốn FDI đã bổsung một lượng vốn đáng kể vào trong lĩnh vực xây dựng, bên cạnh cácnguồn vốn khác như vốn đầu tư gián tiếp, vốn vay nước ngoài, vốn tự huyđộng bằng nội lực trong nước,
Tăng tính cạnh tranh, làm thị trường xây dựng trở nên hoàn hảo hơn
Việc tăng trưởng của luồng vốn "ngoại" này đã làm sôi động lại thịtrường xây dựng và tạo ra những cuộc chạy đua của các nhà đầu tư tầm cỡ.Việc cạnh tranh có thể diễn ra giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các nhà đầu
tư trong nước, hoặc cũng có thể giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau đãlàm cho thị trường xây dựng ở nước nhận đầu tư trở nên hoàn hảo hơn, pháttriển hơn Cạnh tranh dẫn đến chọn lọc tự nhiên, chọn ra những nhà đầu tư có
uy tín, kinh nghiệm và tiềm lực tài chính tốt hơn, thúc đẩy thị trường pháttriển và hoàn hảo hơn
Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
Đặc trưng của việc thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh xây dựng là các nhàđầu tư nước ngoài không chỉ đem vốn “đổ” vào lĩnh vực xây dựng mà cònmang theo vào nước nhận đầu tư những công nghệ hiện đại, bí quyết quản lýđiều hành kinh doanh tiên tiến, nguồn lao động với trình độ cao Họ có kinhnghiệm kinh doanh phong phú; trình độ quản lý giỏi; công nghệ mới hiện đại.Đây là nguồn vốn quý giá mà nhà đầu tư nước ngoài mang lại
Trang 37 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng số lượng việc làm
Khi những dự án xây dựng do nhà đầu tư nước ngoài đảm nhiệm đượccấp phép thì dự án đó cần đến nhiều nhân công để triển khai và hoàn thành.Nước chủ đầu tư đã tạo ra công ăn việc làm mới cho những người dân củanước tiếp nhận đầu tư Không những số lượng lao động được tăng lên mà chấtlượng nguồn nhân lực cũng được cải thiện, khả năng thích ứng của nhân lựclĩnh vực xây dựng cũng được tăng lên để phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tưnước ngoài
Tăng nguồn thu ngân sách
Một lợi ích quan trọng khác nữa của vốn đầu tư FDI là nguồn thu thuế từthuế thu nhập doanh nghiệp của những doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vàolĩnh vựcxây dựng và các loại thuế … để tăng nguồn thu cho ngân sách nhànước Càng có nhiều dự án đầu tư xây dựng thì càng nhiều tiền được thu chongân sách Có thể thấy rằng dòng vốn FDI nói chung và FDI đầu tư vào lĩnhvực xây dựng nói riêng ngày càng đóng góp nhiều hơn trong tổng nguồn thucho ngân sách Đây là một nguồn thu quan trọng, đặc biệt là đối với các nướcđang phát triển
Chương II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC
VÀO LĨNH VỰC XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM
2.1 Chính sách pháp luật điều chỉnh đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực xây dựng Việt Nam
Vì đầu tư vào Xây dựng là một loại hình đầu tư kinh doanh có điềukiện nên bất kể nhà đầu tư nào cả trong và ngoài nước khi muốn tham gia đầu
tư vào lĩnh vực này đều cần xem xét đến những yếu tố chính trị có liên quan
Trang 38Một trong những đặc điểm của thị trường bất động sản là thị trường này chịuảnh hưởng rất lớn của chính sách pháp luật:
2.1.1 Luật đầu tư 2014
Luật đầu tư năm 2014 (Số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 có hiệu
lực từ 1/7/2015) đã có rất nhiều sửa đổi hấp dẫn cho các nhà đầu tư nướcngoài về các thủ tục hành chính, đăng ký đầu tư, các quyền lợi của nhà đầu tưnước ngoài…Nghị định 118/2015/NĐ-CP cũng quy định rất rõ cụ thể nhữnghướng dẫn thi hành luật đầu tư.Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam khẳngđịnh: “Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo của doanh nghiệp liên doanhgiữa đại diện các bên tham gia” Điều này có nghĩa chủ đầu tư và nước tiếpnhận vốn đầu tư là người trực tiếp quản lý doanh nghiệp Việc chủ đầu tưtham gia trực tiếp vào quá trình quản lý điều hành hoạt động sử dụng vốn sẽmang lại những lợi ích sau:
- Vì lợi ích kinh tế họ sẵn sàng cung cấp chuyển giao công nghệ tốt nhấtcho quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp mà họ đã bỏ vốn ra
- Vì cùng chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nêncác quyết định của chủ đầu tư đưa ra được cân nhắc một cách kỹ lưỡng
Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số tối thiểu vào vốn phápđịnh, tùy theo luật doanh nghiệp của mỗi nước Luật đầu tư của Việt Nam quyđịnh: số vốn đóng góp tối thiểu của nước ngoài phải bằng 30% vốn pháp địnhcủa dự án
- Quyền quản lý, điều hành đối tượng đầu tư tùy thuộc vào mức độ gópvốn Nếu góp 100% vốn thì đối tượng đầu tư hoàn toàn do chủ đầu tư nướcngoài điều hành và quản lý
- Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định
Trang 39- FDI được xây dựng thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lạitoàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu đểthôn tính hay sáp nhập các doanh nghiệp với nhau.
Lĩnh vực xây dựng cũng là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện Vậynên nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng trướchết chịu sự ảnh hưởng của Luật đầu tư Việt Nam 2014,kế đến là chịu tác độngcủa các luật chuyên ngành như, Luật đất đai 2013,Luật nhà ở 2014, Luật đấuthầu 2013, Luật xây dựng 2014,Luật doanh nghiệp 2014, Luật thuế thu nhậpdoanh nghiệp 2008, Luật quy hoạch đô thị cùng các nghị định cụ thể hướngdẫn thi hành các luật đó (như Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hànhluật doanh nghiệp, nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai,
…) và các văn bản luật khác có liên quan
2.1.2 Luật xây dựng 2014
Luật xây dựng 2014 (Số 50/2014/QH13ngày 18/06/2014 có hiệu lực
từ 1/1/2015)đã có rất nhiều sửa đổi hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoàikhi đầu tư vào lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam Văn bản số 3428/BXD-HĐXD30/12/2014 của Bộ Xây dựng cũng quy định rất rõ cụ thể những hướng dẫnthihành Luật Xây dựng
Điểm mới nổi bật trong luật xây dựng 2014 nói chung cũng không có
sự phân biệt đối xử với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài Vìvậy Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá cao trong việc này
Theo điều 10: Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nướcngoài được khuyến khích và tạo điều kiện nghiên cứu áp dụng khoa học vàcông nghệ xây dựng tiên tiến, sử dụng vật liệu xây dựng mới, tiết kiệm nănglượng, tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; bảotồn, tồn tại và phát huy giá trị các di tích lịch sử, di sản văn hóa, tín ngưỡng,tôn giáo; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở xã hội, tham giahoạt động đầu tư xây dựng theo quy hoạch ở miền núi, vùng có điều kiện kinh
Trang 40tế - xã hội đặc biệt khó khăn và vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khíhậu.Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng thuộc các thành phầnkinh tế được đối xử bình đẳng trước pháp luật, được khuyến khích và tạo điềukiện thuận lợi trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Theo điều 11: Tổ chức, cá nhân trong nước được khuyến khích mởrộng hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng, thực hiện chuyển giaocông nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và sử dụng vật liệu mới.Nhà nướcbảo hộ thương hiệu xây dựng Việt Nam ở nước ngoài; tạo điều kiện hỗ trợ và
có biện pháp thúc đẩy việc ký kết, thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuậnquốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng giữa tổ chức, cá nhân trong nước với
tổ chức, cá nhân nước ngoài trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc cơ bản tronghoạt động đầu tư xây dựng
2.2 Vài nét cơ bản của FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam
Năm 2016 Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế là 6,21%, một trongnhững nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Đông Ávà Đông Nam Á.Việt Nam ngày càng trở thành điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.Quan
hệ hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc được thiết lập từ năm 1992 Tiếp đó làviệc mở rộng quan hệ về hợp tác kinh tế Về đầu tư trực tiếp, Hàn Quốc đã trởthành đối tác hàng đầu của Việt Nam và đứng thứ 2 trong các nền kinh tế đầu
tư trực tiếp tại Việt Nam về số lượng dự án, quy mô và lĩnh vực đầu tư Mốiquan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc ngày càng được phát triển khihai nước mở rộng quan hệ hợp tác song phương Hàn Quốc hiện là nhà đầu tưnước ngoài lớn nhất cả về số lượng dự án và tổng vốn đầu tư trong số 115quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với khoảng 50 tỷ USD, 5.593
dự án Tính đến nay, doanh nghiệp FDI Hàn Quốc đã đầu tư vào 19 lĩnh vực,chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (35 tỷ USD), kinh doanhbất động sản (8,2 tỷ USD), xây dựng (2,7 tỷ USD) Doanh nghiệp Hàn Quốcđầu tư vào 52 tỉnh/thành phố của Việt Nam, lớn nhất là Bắc Ninh (gần 6,2 tỷ