+ chỉnh các thông số của dụng cụ : bấm phải chuột vào dụng cụ, chọn Properties , chọn các thông số trong bảng Properties cho phù hợp + Lưu và chạy thử thí nghiệm + trình chiếu thí nghiệm
Trang 1PHẦN 2 : ĐÓNG GÓP CHO ĐỀ TÀI Sử Dụng Phần Mềm Crocodile Physic, Thiết Kế Thí
Nghiệm Ảo Sử Dụng Trong Dạy Học Bài Thực Hành “Khảo Sát Đặc Tính Chỉnh Lưu Của
Diode Bán Dẫn Và Đặc Tính Khuyếch Đại Của Transistor , chương trình vật lý 11 THPT.
I, Giới Thiệu Phần Mềm Crocodile Physic :
Hiện nay có rất nhiều phần mềm mô phỏng các thí
nghiệ vật lý , như working model , electronic workbench,
Crocodile Physic… mỗi phần mềm đều có những ưu nhược điểm và thế mạnh riêng trong đó , phần mềm
Crocodile Physic hiện đang thể hiện được nhiều ưu điểm
và đuợc sử dụng trong dạy học vật lý phần mềm thiết kế thí nghiệm ảo Crocodile Physic của Crocodile clips Ltd cho đến nay đã có rất nhiều phiên bản, phiên bản mới nhất là 606 nó chuyên dùng thiết kết và trình diễn các thí nghiệm cơ học , quang học, điện học, sóng và dao động điều hòa … sử dụng trong dạy học và nghiên cứu vật lý
Phần mềm Crocodile Physic có giao diện đẹp , dễ
sử dụng , có thể kết hợp với powerpoint để thiết kế
một bài giảng vật lý hay và sinh động , phù hợp với yêu cầu dạy học hiện nay
II, Giới Thiệu Tổng Quan Các Dụng Cụ Sử
Dụng Trong Phần
Điện Học
1, Giao Diện Phần Mềm Crocodile Physic :
Trang 2 Giao diện phần mềm Crocodile Physic gồm ba phần chính :
+ Side pane : chứa các thí nghiệm mẫu , thư viện các
dụng cụ và bảng thuộc tính của các dụng cụ
+Scene : là vùng thiết kế và tiến hành các thí
nghiệm
+ Thanh menu và thanh công cụ :
- Chứa các menu File, Edit, view, Scene ,…
- Thanh công cụ :
Chứa các công cụ delete , New , Open, Save, phóng to, thu nhỏ …
2, Cách Thức Tạo Một Thí Nghiệm Ảo :
+ Mở một trang thí nghiệm mới : vào menu File / New
Hoặc CTRL + N …
+ Lấy các dụng cụ trong phần Parts library
+ thiết kế , ghép nối các dụng cụ , tạo thành thí
nghiệm
+ chỉnh các thông số của dụng cụ : bấm phải
chuột vào dụng cụ, chọn Properties , chọn các thông số trong bảng Properties cho phù hợp
+ Lưu và chạy thử thí nghiệm
+ trình chiếu thí nghiệm : để trình chiếu , vào menu View / full Screen , hoặc bấm F11 Chúng ta có thể đưa vào
PowerPoint bằng cách tạo một liên kết từ PowerPoint rồi dẫn đến File thí nghiệm Đặc biệt với phiên bản
Crocodile Phyics thương mại sẽ cho phép chúng ta xuất thí
Trang 3nghiệm thành Flash hoặc phim , có thể nhúng vào PowerPoint một cách dễ dàng
TRANG THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM
LẤY DỤNG CỤ
CHỈNH TỐC ĐỘ THÍ NGHIỆM
Trang 43, Các Dụng Cụ Thí Nghiệm Phần Điện Học – Điện Từ Học :
Trong thư viện dụng cụ phần điện gồm có 3 ngăn chứa
+ Analog : chứa các dụng cụ ở dạng kí
hiệu
+ Pictorial : chứa các dụng cụ ở
dạng hình ảnh
+ Digital : chứa các dụng cụ thiết bị
số , logic
Riêng trong phần Analog , là phần chúng ta sẽ sử dụng trong
thiết kế thí nghiệm vật lý THPT gồm có các thành phần sau :
III, Thiết Kế Thí Nghiệm :
1, Thí nghiệm khảo sát đặc tính chỉnh lưu
của Điốt :
Bước 1 : tạo mới một trang thí nghiệm
Bước 2 : lấy các dụng cụ thí nghiệm trong phần Parts library / Electronic
gồm có:
+ Nguồn phát tín hiệu xoay chiều (Trong phần
Analog/Signal gernerator & Sound)
+ Điện trở R (Trong phần Analog / passive components)
+ Điốt D (Trong phần Analog/ Discrete Semiconductor)
+ Khóa K (Trong phần Analog/ Switches)
+ Các nút bấm Pause và Reload trong phần
Presentation
Bước 3 : Lắp các dụng cụ thành mạch điện như hình
dưới đây , chọn lại các thông số của linh kiện
+ Đối với nguồn phát tín hiệu xoay chiều, sau khi
chúng ta lấy ra từ thư viện , cần phải điều chỉnh
Chứa các nguồn Chứa các khóa và công tắc Chứa các thiết bị nhận tín hiệu Chứa các linh kiện thụ động (điện trở , tụ điện …) Chứa các linh kiện bán dẫn
(Diode, transistor ….) Chứa các mạch tích hợp , IC số … Chứa các nguồn tín hiệu (xoay chiều , âm tần )
Chứa các lọai đèn và thiết bị quang báo
Chứa các loại đồng hồ đo (Ampe kế , Vôn kế)
Trang 5tần sồ bằng cách trỏ chuột và bấm vào con số chỉ tần số sau đó nhập lại số mới 50 Hz (xem hình vẽ hướng dẫn)
+ Đối với điện trở cũng tương tự , chọn giá trị 100 và đơn vị
Để học sinh thấy rõ đặc tính chỉnh lưu của Điốt ,
chúng ta nên mắc hai mạch điện , một mạch có điốt và một mạch chỉ có điện trở và tạo hai đồ thị biểu diễn dòng điện trong hai mạch
Điều chỉnh tần
số máy phát Điều chỉnh giá trị và đơn vị đo điện trở
Sơ đồ lắp ghép mạch điện
Trang 6 Bước 4 : Tạo và điều chỉnh đồ thị biểu diễn dòng điện trong mạch để thể hiện rõ đặc tính chỉnh lưu của Điốt
+ chúng ta lấy đồ thị từ ngăn Presentation trong
Parts library
+ lấy ra hai đồ thị, một đồ thị chúng ta nhấp chuột
vào nút properties ( ) kéo đến điện trở thứ nhất trong mạch có chỉnh lưu , đồ thị còn lại chúng
ta kéo đến nối với điện trở trong mạch không chỉnh lưu chọn thuộc tính của đồ thị là Curent (dòng điện) + điều chỉnh lại đồ thị bằng cách bấm nút phải chuột vào đồ thị , chọn properties trong bảng
properties chọn các thông số như sau :
- Trong mục Traces , chọn Show Traces, các thông số màu khác tùy ý
- Trong mục Y-axis , chọn min -60, max 60, unit là mA
- Trong mục X-axis , chọn trong thẻ Measure là Global Property , trong thẻ Range chọn min 0 , max 100, unit là ms, trong thẻ Gridline chọn major, evrey 5
- Hai đồ thị nên chỉnh các thông số giống nhau hoàn toàn và đăït thẳng hàng với nhau
+ Tạo các đoạn text chú thích cho đồ thị : vào Parts library / Presentation
chọn đối tượng Text ( ) kéo thả vào
Scene Hoặc tạo một autoShape & văn bản trong word sau đó chèn vào dưới dạng hình ảnh
Bước 5 : Chạy thử thí nghiệm
+ Sau khi đặt các nút reload và pause, vào File/Save as, chọn nơi lưu
+ Đóng các khóa K , bấm nút pause để bắt đầu thí nghiệm
+ để quay lại trạng thái ban đầu , chúng ta bấm vào nút Reload
Trang 7KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM NHƯ SAU :
Trang 8Kết luận : Dựa vào đồ thị , chúng ta thấy rằng dòng
điện qua điện trở dao động theo hình sin , trong mạch chỉnh lưu chỉ có nửa chu kì dương Diode mới cho dòng điện chạy qua nửa chu kì âm, Diode không cho dòng điện chạy qua Qua đó học sinh có thể hiểu được đặc tính chỉnh lưu của Diode
2, Thí nghiệm khảo sát đặc tính khuyếch đại của Transistor
Bước 1 : tạo mới một trang thí nghiệm
Bước 2 : lấy các dụng cụ thí nghiệm trong phần Parts library / Electronic
gồm có :
+ 1 Nguồn phát tín hiệu xoay chiều (Trong phần
Analog/Signal gernerator & Sound)
+ 3 Điện trở R (Trong phần Analog / passive components) + 1 Transistor NPN (Trong phần Analog/ Discrete
Semiconductor)
+ 2 Khóa K (Trong phần Analog/ Switches)
+ 1 nguồn điện trong phần Analog/Power Supplies
+ 1 điểm nối đất (Ground) trong phần Analog/Power Supplies
+ Các nút bấm Pause và Reload trong phần
Presentation
Bước 3 :
+ Chọn các thông số của kinh liện là :
-Các điện trở là 10 kΩ và 150kΩ -Tụ dẫn tín hiệu : 1µF (1000pF)
-Máy phát tín hiệu ở tần số khoảng 500Hz -Nguồn điện : 9V
+Lắp ghép thí nghiệm như hình vẽ
Trang 10+ Chèn các hình ảnh đã vẽ bằng autoShape chú thích cho thí nghiệm :
-Vào Parts library / Presentation, chọn đối tượng picture
kéo thả vào trong Scene đang làm việc
- Nhấp phải chuột vào đối tượng picture , chọn
Properties
- Trong hộp Properties, nhấp chuột vào dấu + chọn đường dẫn hình ảnh
Bước 4 : Tạo đồ thị biểu diễn tín hiệu vào và tín hiệu ra , cho thấy được đặc tính khuyếch đại của
Transistor
+ Chúng ta lấy đồ thị từ ngăn Presentation trong
Parts library
+ Nhấp chuột vào đồ thị , chọn Properties Trong hộp Properties, chỉnh các thông số như sau :
- Ở mục Trace, chọn Trace 1, đánh dấu vào Show trace, chọn màu của đường là màu đỏ
-Chọn Trace 2, đánh dấu Show trace, chọn màu của đường là màu xanh
-Trong mục Y-axis , chọn min -10, max 10, unit là V
-Trong mục X-axis , chọn trong thẻ Measure là Global Property , trong thẻ Range chọn min 0, max 10, unit là
ms, trong thẻ Gridline chọn major , evrey 2
+ Trở lại Scene , nhấp vào nút Properties của Trace 1 (màu đỏ) kéo đến nối với đầu ra của tín hiệu
(chân E của Transistor) chọn Trace 1 là đường biểu diễn của tín hiệu ra, đã được khuyếch đại
+ Nhấp vào nút Properties của Trace 2 (màu xanh) kéo đến nối với đầu vào của tín hiệu (đầu ra của nguồn phát tín hiệu) Trace 2 là đường biểu diễn của tín hiệu vào
Bước 5 : Chạy thử thí nghiệm
+ Sau khi đặt các nút reload và pause, vào File/Save as, chọn nơi lưu
+ Đóng các khóa K , bấm nút pause để bắt đầu thí nghiệm
+ để quay lại trạng thái ban đầu , chúng ta bấm vào nút Reload
Kết luận : dựa vào đồ thị , chúng ta thấy rằng tín hiệu
đầu vào dao động theo hình sin từ -5v 5v được khuyếch đại lên mức cao hơn từ 0v 9v Thông qua thí nghiệm , học sinh có thể hiểu được đặc tính khuyếch đại của Transistor
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM NHƯ SAU : (hình 12)
Trang 11Phần 3 :Một Số Phụ Lục :Kỹ Thuật Tạo Nút Bấm Động Trong Các Thí Nghiệm Ảo Crocodile Physics
Trong một số thí nghiệm ảo Crocodile Physics
chúng ta cần tạo nút bấm để thực hiện một số tác vụ , chẳn hạn như dịch chuyển một đối tượng , xoay đối tượng , thay đổi các thông số …
Chúng ta hãy xét một ví dụ trong phần Contents : Optics / Convex and Concave mirror Các nút bấm
(Hình 12)
Trang 12
(Hình 13)
Trong giới hạn đề tài này , tôi xin trình bày cách tạo một nút bấm làm dịch chuyển thấu kính sang trái hoặc sang phải
Trước hết , chúng ta tạo mới một Scene, Vào Parts library / Optics lấy không gian Optic Space và thấu kính đặt vào Scene
Chèn vào Scene một nút ( ) trong phần Parts library / Presentation
Chỉnh lại hình ảnh cho nút : nhấp phải chuột vào nút, chọn Properties, trong bảng Properties,chọn Button Type và đánh dấu vào Push
Trong thẻ Frame:
- chọn up image, bấm dấu cộng (+), chọn đến hình dấu mũi tên qua phải , hình này
là lớp trên (hình này có thể vẽ
trong powerpoint hay Corel)
- chọn hover image, chọn trùng với
hình up image
- chọn down image, bấm dấu cộng,
chọn đến hình dấu mũi tên qua
phải của ở lớp dưới
Nút bấm dịch chuyển vật sang phải
Nút bấm dịch chuyển vật sang trái
Trang 13(Giải thích : up image là hình lớp phía trên, hình này
hiện khi ta không bấm vào nut Down image là hình hiện lên khi ta bấm chuột Hover image là hình hiện lên khi ta rê chuột qua nút)
Tạo một Pop up cho nút đó : nhấp phải chuột vào nút , chọn Show/New Popup (Trong
một Poup có thể chứa nhiều
câu lệnh và các thao tác tương
tự như trong một Scene)
Đối với phiên bản Crocodile
Physics 605 không cho phép chúng
ta chèn các câu lệnh vào trong
Popup , việc này chỉ có thể thực
hiện trong Crocodile Physics 605
phiên bản Thương mại Chúng ta
có thể chèn câu lệnh vào Popup
bằng cách Copy các câu lệnh đã
sẵn có trong các thí nghiệm mẫu
Để copy các lệnh , cầ phải mở Popup ra bằng cách nhấp phải chuột vào đối tượng , chọn Show, đánh dấu vào Popup cần hiện lên cụ thể trong phần này ta nhấp phải chuột vào nút bấm dịch sang phải , chọn Show / Popup 1 Khi Popup 1 hiện lên , chúng ta copy từng khung chứa các lệnh Sau đó trở lại Popup của nút dịch
chuyển thấu kính , dán vào đó Chúng ta dán đủ 4
khung lệnh sau đó ghép lại dúng thứ tự như trước (hình 15)
Trang 14lệnh Ta bấm vào nút Properties của khung lệnh thứ hai, kéo đến nối với thấu kính tương tự ta cũng kéo nút
Properties của khung thứ ba nối
với thấu kính
Trong khung thứ 3 , chọn giá trị
là X+50
Sau khi hoàn thành các đối
tượng trong Popup ta đóng Popup
lại
Lúc này ta có thể bấm vào nút để thực hiện việc dịch chuyển thấu kính sang phải Độ rộng của khoảng dịch chuyển có thể chọn là X + 75 hay một giá trị tùy
ý
Sau khi hoàn thành nút dịch chuyển sang phải , chúng
ta tiến hành tương tự để tạo nút dịch chuyển sang trái nhưng chú ý trong khung lệnh thứ 3 ta chọn giá trị là
X-50
Trên đây tôi đã trình bày cách thực hiện một nút bấm làm dịch chuyển thấu kính, có thể áp dụng nút này cho các đối tượng khác tùy vào mục đích sử dụng