1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cao cấp lý luận chính trị: Việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn

25 126 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 152,5 KB

Nội dung

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tư tưởng đó, của Đảng là phương châm hành động, tạo điều kiện mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, động viên mọi tiềm năng sáng tạo, đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật Nhà nước.Nhằm cụ thể hoá tư tưởng chỉ đạo của Đảng, ngày 18021998 Bộ chính trị ban hành Chỉ thị số 30 – CHÍNH TRỊTW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; ngày 26021998 Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 45NQ.QH về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; ngày 11051998 Chính phủ ban hành Nghị định số 291998NĐ – CP về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã.Sau gần năm năm, triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và của Chính phủ, Huyện Giồng Riềng đã đạt được những kết quả đáng kể, cần phải tổng kết đánh giá lại, để nêu lên những bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp chỉ đạo sắp tới trong thực tiễn, lãnh đạo điều hành phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ xây dựng cơchế cụ thể để thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểmtra” đối với chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước Tư tưởng đó, củaĐảng là phương châm hành động, tạo điều kiện mở rộng khối đại đoàn kết dântộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, động viên mọi tiềm năng sáng tạo,đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, thực hiện thắng lợiNghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật Nhà nước

Nhằm cụ thể hoá tư tưởng chỉ đạo của Đảng, ngày 18/02/1998 Bộ chínhtrị ban hành Chỉ thị số 30 – CHÍNH TRỊ/TW về xây dựng và thực hiện quychế dân chủ ở cơ sở; ngày 26/02/1998 Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hànhNghị quyết số 45/NQ.QH về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã,phường, thị trấn; ngày 11/05/1998 Chính phủ ban hành Nghị định số 29/1998/

NĐ – CP về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã

Sau gần năm năm, triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và củaChính phủ, Huyện Giồng Riềng đã đạt được những kết quả đáng kể, cần phảitổng kết đánh giá lại, để nêu lên những bài học kinh nghiệm Trên cơ sở đó, đềxuất, kiến nghị một số giải pháp chỉ đạo sắp tới trong thực tiễn, lãnh đạo điềuhành phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước Với ý nghĩa đó, tôi

chọn đề tài “Việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn Huyện Giồng Riềng” để làm tiểu luận tốt nghiệp lớp cap cấp Chính trị năm 2003 -

2004 nhằm cung cấp thêm thông tin về kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở

xã, phường, góp phần chứng minh và làm phong phú thêm những nội dung vàgiải pháp cho quá trình ứng dụng thực tiễn trong chỉ đạo điều hành của Đảng

và Nhà nước

Đề tài “Việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn” chỉ giới

hạng trong phạm vi nội dung chính của Nghị định số 29/1998/NĐ – CP ngày11/05/1998 của Chính phủ đã được thực hiện tại Huyện Giồng Riềng bao gồmnhững việc cần thông báo để nhân dân biết; “những việc nâhn dân bàn vàquyết định trực tiếp”, “những việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến, Hội đồngnhân dân, Uỷ ban nhân dân xã quyết định”; “những việc nhân dân giám sát

kiểm tra” Mà thực chất của nội dung đó được tổng kết gọn lại là : “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Như thế, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định chế độ ta là chế độdân chủ, nhân dân là người làm chủ mọi quyền lực chính trị, quyền lực Nhànước Từ đó đến nay, xuyên suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhànước luôn có những chủ trương, giải pháp thực hiện việc mở rộng và phát huydân chủ ở cơ sở

Với nội dung giới hạn như vậy, tiểu luận được cấu tạo gồm ba phần, gồm:

Trang 2

+ Phần thứ nhất : Cơ sở lý luận và thực tiễn của “Quy chế dân chủ ở xã,phường, thị trấn” Huyện Giồng Riềng.

+ Phần thứ hai : Thực trạng tình hình kết quả thực hiện quy chế dân chủ

ở xã, phường, thị trấn, Huyện Giồng Riềng, Tỉnh Kiên Giang

+ Phần thứ ba : Phương hướng và giải pháp tiếp tục xây dựng hoàn thiện

và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn

Trang 3

PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DÂN CHỦ VÀ QUI CHẾ DÂN CHỦ

Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CẦN HIỂU THỐNG NHẤT VỀ DÂN CHỦ VÀ QUI CHẾ DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRONG ĐỀ TÀI NÀY :

1 Dân chủ là hình thức tổ chức thiết kế chính trị xã hội dựa trên việc thừa

nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng

và tự do

2 Dân chủ trực tiếp là hình thức để nhân dân (với tư cách là chủ thể quyền

lực) có thể trực tiếp biểu thị ý kiến của mình về những vấn đề cơ bản, chínhyếu của nhân dân như chế độ bầu cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND;trưng cầu dân ý; tham gia ý kiến vào các dự thảo pháp luật; tổ chức đờisống cộng đồng…

3 Dân chủ đại diện, là hình thức thể hiện ý chí không trực tiếp từ nhân dân

mà thông qua đại diện thẩm quyền do nhân dân bầu ra như Quốc hội vàHĐND các cấp

4 Qui chế dân chủ ở xã, là những qui phạm pháp luật được ban hành kèm

theo Nghị định số 29/1998 NĐ- CP, ngày 11/05/1998 của Chính phủ điềuchỉnh mối quan hệ của chính quyền cơ sở nơi nhân dân trong việc thực hiện

cơ chế dân chủ Nghị định qui định những việc của chính quyền địa phươngphải thông tin và công khai để dân biết; những việc dân bàn và quyết địnhtrực tiếp; những việc dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan Nhà nướcquyết định; những việc dân giám sát, kiểm tra và các hình thức thực hiệnqui chế dân chủ Thực chất nội dung này được tổng kết bằng khẩu hiệu

“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

5 Dân trong qui chế dân chủ được hiểu là công dân.

6 Dân biết, là dân được hiểu, tiếp thu được đường lối chủ trương chính sách

của Đảng, pháp luật Nhà nước các chủ trương kế hoạch, biện pháp thựchiện của cấp ủy, chính quyền, mặt trận đoàn thể, địa phương và cơ sở

7 Dân bàn, là dân thảo luận, trao đổi góp ý kiến tính toán tìm biện pháp thực

hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình,

kế hoạch, các nhiệm vụ chính trị của địa phương

8 Dân làm, là dùng sức lực trí tuệ của mình để thực hiện chủ trương đường

lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, đoàn thể của mình, nhằm đem lại lợiích cho bản thân, gia đình xã hội và đất nước

9 Dân kiểm tra, là dân xem xét đánh giá hoạt động của hệ thống chính trị,

của cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước, tự kiểm tra đánh giá thực hiệncủa bản thân và những điều qui định của tập thể của cộng đồng

Trang 4

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUI CHẾ DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN :

1 Dân chủ và khái niệm chính trị học có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ

đại là quyền lực của nhân dân Ngày nay, khái niệm dân chủ đã mang nhiềunội dung mới mẽ, rộng rãi hơn nhiều so với nghĩa gốc của nó Trong từ điển

bách khoa Việt Nam xuất bản năm 1995 định nghĩa : “Dân chủ là hình thức

tổ chức thiết kế chính trị xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do”.

Các nhà tư tưởng thời cận đại đều ủng hộ đề cao chế độ cộng hoà “ Theo

Mas More (1478 – 1535) cho rằng “ Dân chủ tự do và bình đẳng không gắn liền với chế độ tư hữu”; Montesquieu (1689 -1775) lên án chế độ chuyên chế,

đề cao ủng hộ chế độ tam quyền phân lập có hệ thống Ông cho rằng chỉ cóhọc thuyết “Tam quyền phân lập” thì xã hội mới giảm được chế độ chuyênquyền, chuyên chế, xã hội mới thực hiện công bằng dân chủ

Các nền dân chủ hiện đại ở phương Tây được xây dựng trên một số tínđiều về quyền lực thiêng liêng của cá nhân, từ quyền lực chính trị và nhân dân,chính quyền đều bị giới hạn bởi luật pháp và nhân dân, “Đa số khôn ngoanhơn thiểu số” và sự cai trị ít là cai trị tốt Trên cơ sở đó mà tuyên ngôn độc củanước Pháp, Mỹ đều đề cao “Tự do, bình đẳng, bác ái”

2 Theo quan điểm của Mác – Lênin dân chủ là hiện tượng lịch sử ra đời

trong giai đoạn phát triển nhất định của lực lượng sản xuất, của quan hệ giaicấp trong xã hội Do phát triển của lực lượng sản xuất thông qua các cuộc xãhội, mọi hàm của khái niệm nhân dân, cũng như nội dung giai cấp của dân chủthay đổi, làm xuất hiện nền dân chủ XHCN Đó là dân chủ nhân dân lao động,dân chủ cho số đông dân cư, dân chủ toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh

tế, xã hội, văn hoá

Nền dân chủ ấy thực sự gắn liền với bản chất của chế độ xã hội mơi, xãhội được xây dựng trên cơ sở lực lượng sản xuất phát triển cao, đảm bảo choquá trình tiến bộ xã hội và có khả năng giải phóng con người Chủ nghĩa Mác

đã dự báo điều đó rằng : “Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đốikháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó phát triển tự do củamọi người” Về sau Lênin tiếp tục phát triển tư tưởng ấy trong điều kiện mới.Theo Người, dân chủ gắn bó hữu cơ một thiết với XHCN đến mức không códân chủ thì cũng không có XHCN Người viết : “Không có chế độ dân chủ thìCNXH không thể thực hiện được theo cách mạng XHCN nếu họ không chuẩn

bị cho cách mạng đó thông qua cuộc đấu tranh cho dân chủ Hai là chủ nghĩa

xã hội chiến thắng sẽ không giữ được thắng lợi của mình và sẽ không dẫnđược nhân loại để đến chổ thủ tiêu Nhà nước nếu không thực hiện đầy đủ chế

độ dân chủ”

Như vậy, dân chủ là cái bản chất của CNXH, giành và giữ chính quyềnđều phải thông qua dân chủ Thực chất của dân chủ XHCN là sự tham gia một

Trang 5

cách thực sự bình đẳng và ngày càng rộng rãi của nhân dân lao động vào quản

lý công việc của Nhà nước và xã hội

3 Ở Việt Nam thời phong kiến đã tiếp thu học thuyết “Đức trị” của

Khổng Tử để xây dựng tư tưởng giáo dục thuyết phục là chính (“Đức trị” phùhợp với bản sắc nhân nghĩa của người Việt Nam truyền thống yêu nước củangười Việt Nam, không tách rời đức trị)

Cách mạng Tháng tám thành công đã giành lại độc lập tự do, chủ quyềnđất nước, lập ra nền dân chủ cộng hoà, đưa dân tộc ta từ một dân tộc bị áp bức,

nô lệ trở thành dân tộc có chủ quyền, nhân dân Việt Nam chủ thể của quá trìnhxây dựng và phát triển đất nước mình kế thừa và phát huy thành quả cáchmạng Tháng tám, hơn 59 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản ViệtNam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa không ngừng được cũng cố, pháttriển vững mạnh, nhân dân trở thành chủ thể xây dựng nên Nhà nước, thamgia quản lý Nhà nước xã hội Ngay từ khi mới thành lập chính quyền nhândân, Hồ Chủ Tịch đã chỉ rõ “Các cơ quan chính phủ từ toàn quốc đến các làngđều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc cho dân, chứ không phải đèđầu dân” Người khẳng định nước ta là nước dân chủ Bao nhiêu lợi ích đều vìdân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân” Nói tóm lại, quyền hành và lực lượngđều ở nơi dân” Nhà nước ta là Nhà nước của dân và vì dân Quán triệt tưtưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước ta đã thểhiện nền dân chủ đối với dân và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân tronghiến pháp và các văn bản pháp luật và chính sách của mình

Mọi việc trong xã hội đều do nhân dân làm, vì vậy cái mà nhân dân cần

là cơ chế chính sách Cơ chế chính sách đúng sẽ tạo điều kiện cho nhân dânphát huy quyền làm chủ của mình trên mọi phương diện, tạo ra niềm tin và sứcmạnh của nhân dân, trở thành động lực thúc đẩy nhân dân tham gia xây dựngđất nước, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, thu hút nhân dân tíchcực tham gia hoạt động trêm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Mọi chủ trương, chính sách, luật pháp do Nhà nước ban hành đều dưatrên chủ trương đường lối của Đảng và ý chí của nhân dân, nó có tác dụng đếnquyền lợi và lợi ích của nhân dân Ngay từ khi ra đời, Nhà nước ta đã quantâm đến xây dựng Hiến pháp và các văn bản pháp luật để đảm bảo quyền lợi

và lợi ích của nhân dân, tạo điều kiện và hành lang pháp luật để nhân dân pháthuy quyền làm chủ của mình xây dựng và đảm bảo chính quyền cách mạng

Điều I hiếp pháp Việt Nam Dân chủ cộng hoà 1946 đã ghi rõ “ Tất cả quyền hành trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” Đây là văn bản pháp lý

đầu tiên, khẳng định vai trò vị trí, quyền và nghĩa vụ của dân ta trong xâydựng đất nước, xây dựng chính quyền; công nhận quyền cơ bản của công dân

Đó là bình đẳng trước pháp luật, quyền được tham gia chính quyền, quyềnđược ứng cử, cầu cử, quyền được tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổchức và lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tự do cư trú v.v ”

Trang 6

4 Sau năm 1954, hoà bình lập lại miền Bắc, cách mạng nước ta chuyển

sang giai đoạn mới để phù hợp với nhiệm vụ mới, Hiến pháp năm 1959 khẳngđịnh một lần nữa Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nềntảng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo, “Tất cả quyền lựctrong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều thuộc về nhân dân sử dụngquyền lực Quốc hội và HĐND các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệmtrước nhân dân

5 Sau năm 1975, nước nhà thống nhất, cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, tiếp

theo Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp trước,Hiến pháp năm 1992 một lầnnữa thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo nhân dân làm chủ, Nhà nướcquản lý nhằm động viên và phát huy mọi khả năng của nhân dân, thực hiệnthắng lợi cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ mới – quá độ lên chủnghĩa xã hội, giành thắng lợi to lớn trong sự nghiệp đổi mới đất nước, xâydựng và bảo vệ tổ quốc Điều 2 Hiến pháp năm 1992 khẳng định “Nhà nướcCộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân,

mà trên nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầnglớp trí thức Nhà nước đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ mọimặt của nhân dân, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân, nghiêm cấmmọi hành vi vi phạm đến lợi ích của nhân dân và của tổ quốc, thực hiện côngbằng xã hội, mọi người đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điềukiện phát triển toàn diện”

Trong quá trình đổi mới đất nước hiện nay, một nhiệm vụ trọng đại đặt ratrước nhân dân ta là thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và côngcuộc cải cách nền hành chánh nhà nước, vấn đề phát huy quyền làm chủ củanhân dân là yếu tố có ý nghĩa quyết định thực hiện quyền làm chủ theophương châm mọi việc nhân dân phải được biết, phải được hiểu, được bànbạc, tham gia ý kiến; nhân dân là người vừa thực hiện nghĩa vụ đó, nhưngcũng là người kiểm tra giám sát nhà nước thực thi những nhiệm vụ của mình

Để kiểm tra được để làm được nhân dân phải biết và hiểu được các chủ trươngchính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Vì vậy, phương châm “ Dânbiết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” như một nguyên tắc quản lý Nhà nước,trong sự lãnh đạo của Đảng

6 Từ nhận thức về tầm quan trọng của dân chủ như vậy, Đảng ra đã đưa

vào cuộc sống nhân dân cụ thể hoá với phương châm “ Dân biết, dân bàn, dânlàm, dân kiểm tra” bằng chỉ thị 53 CT/TW ngày 18/11/1984 của Ban bí thưTrung ương Đảng khoá V về tăng cường công tác quần chúng của Đảng Đếnđại hội VI nhận thức của Đảng về dân chủ với phương châm nói trên đã cómột bước tiến lớn Nghị quyết đã khẳng định : “Dân biết, dân bàn, dân làm,dân kiểm tra” đó là nề nếp hàng ngày của xã hội mới, thể hiện chế độ nhândân lao động tự quản lý Nhà nước của mình Đại hội VIII của Đảng đã ghithành nhiệm vụ để thực hiện định hướng Đại đoàn kết dân tộc, phát huy vai tròlàm chủ của nhân dân : “Xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện phương châm

“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với chủ trương chính sách lớn

Trang 7

của Đảng và Nhà nước” Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trungương Đảng khoá VIII (tháng 06/1997) đã nhấn mạnh, hiện nay để giữ vững vàphát huy được bản chất tốt đẹpc Nhà nước ta, phải phát huy quyền làm chủcủa nhân dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, tham gia kiểm kê,kiểm soát nhà nước, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu mất dân chủ vànạn tham nhũng Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân ở cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương chínhsách của Đảng và Nhà nước, là nơi cần thực hiện quyền dân chủ của nhân dânmột cách trực tiếp và rộng rãi nhất.

Muốn vậy, Nhà nước cần ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở có tính pháp

lý, yêu cầu mọi người, mọi tổ chức cơ sở đều phải nghiêm chỉnh thực hiện.Qui chế dân chủ cơ sở xã, phường, doanh nghiệp, bệnh viện trường học, việnnghiên cứu, cơ quan hành chính…v.v.phù hợp với đặc điểm từng loại cơ sở( ở xã, cơ quan và doanh nghiệp) theo quan điểm đó, ngày 18/02/1998 Bộchính trị ban hành Chỉ thị số 30CT/TW về xây dựng và thực hiện qui chế dânchủ ở cơ sở, với những quan điểm sau :

Đặc biệt phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổngthể của hệ thống chính trị “Đảng lãnh đạo Nhà nước quản lý nhân dân làmchủ” Coi trọng ba mặt nói trên không vì nhấn mạnh một mặt mà coi nhẹ, hạthấp các mặt khác

Vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diệ, nâng cao chất lượng và hiệu lựchoạt động của Quốc hội, Chính phủ, HĐND và UBND các cấp, vừa thực hiệntốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết địnhtrực tiếp những công việc quan trọng thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình.Phát huy dân chủ gắn liền với phát triển kinh tế xã hội và nâng cao dântrí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lượng và hiệu quả

Nội dung câu qui chế phát huy dân chủ ở cơ sở phải phù hợp với Hiếnpháp, Pháp luật, thể hiện tinh thần dân chủ đi đôi với kỷ cương, trật tự, quyềnhạn gắn với trách nhiệm, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ; chống quan liêu, mệnhlệnh; đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dụng dân chủ vi phạm phápluật

Gắn quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ với công tác cảicách hành chánh, sửa đổi những cơ chế chính sách về thủ tục hành chíhnkhông phù hợp

Thực hiện Chỉ thị số 30CT/TW của Bộ chính trị và Nghị quyết số45/1998/Nghị quyết – UBTVQH10 ngày 26/02/998 về việc ban hành qui chếthực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, ngày 11/05/1999 Chính phủ có Nghịđịnh số 29/1998/NĐ – CP về việc ban hành qui chế thực hiện dân chủ ở xã,nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, phường, thịtrấn, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nông dân và nhândân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, tăng cường đoàn kết

Trang 8

nông thôn, cải thiện dân sinh nâng cao dân trí, xây dựng Đảng bộ, chính quyền

và đoàn thể ở xã trong sạch vững mạnh, góp phần vào sự nghiệp dân giàu,nước mạnh Xã hội công bằng, dân chủ văn minh, theo định hướng xã hội chủnghĩa

Với mục đích ý nghĩa đó Nghị định số 29/1998/NĐ – CP của Chính phủchỉ hạn chế trong phạm vi nhất định, chỉ quy định những việc chính quyền địaphương phải thông tin và công khai dân biết; những việc dân bàn và quyếtđịnh trực tiếp; những việc dân tham gia ý kiến trước cơ quan nhà nước quyếtđịnh; những việc dân giám sát kiểm tra và các hình thức thực hiện quy chế dânchủ; cụ thể gồm các chương sau :

Chương I : Những quy định chung, có ba điều giới thiệu mục đích ýnghĩa, nguyên tắc, giới hạn của quy chế dân chủ ở xã; Chương II : Gồm 14 nộidung công việc phải thông báo cho dân biết; Chương III : Gồm 6 nội dungcông việc phải để cho dân bàn và quyết định trực tiếp đồng thời nêu lên baphương hướng để thực hiện; Chương IV : Gồm 8 nội dung công việc phải đưa

ra nhân dân bàn tham gia ý kiến trước khi HĐND, UBND cấp xã quyết định,hoặc từng cấp có thẩm quyền quyết định; Chương V : Gồm 10 nội dung côngviệc và phương thức thực hiện những công việc phải để nhân dân giám sátkiểm tra; Chương VI : Quy định về xây dựng cộng đồng dân cư thôn, làng,bản, ấp Và cuối cùng là chương quy định tổ chức thực hiện hiệu lực thi hành.Những nội dung của Nghị định 29/CP của Chính phủ là căn cứ pháp lý đểHuyện Giồng Riềng tổ chức triển khai thực hiện “Quy chế dân chủ ở xã,phường, thị trấn trên địa bàn Huyện Giồng Riềng từ cuối năm 1998 đến nay.Với việc ban hành và triển khai thực hiện quy chế dân chủ này, đây là lầnđầu tiên, khái niệm dâ n chủ ở nước ta đã được biến thành thể chế, thành quyphạm pháp luật Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã ra đờiđúng lúc, được đông đảo các tầng lớp nhân dân hoan nghênh Nó không chỉđáp ứng kịp thời những vấn đề bức xúc trước mắt, mà còn góp phần giải quyếtnhững vấn đề cơ bản, lâu dài có tính chiến lược đối với sự nghiệp cách mạngnước ta Nó còn là liều thuốc chữa căn bệnh quan liêu, tham nhũng, vi phạmquyền làm chủ của nhân dân, góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội,phát huy bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân tađang xây dựng

Trang 9

PHẦN II

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ

SỞ HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG 2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế – Xã Hội và quá trình kiện toàn hệ thống chính quyền các cấp huyện Giồng Riềng :

Huyện Giồng Riềng là một trong 12 huyện thị của tỉnh Kiên Giang,huyện được phong danh hiệu anh hùng Toàn huyện có 16 xã thị trấn, trong đó

có 5 xã được phong tặng danh hiệu anh hùng, có 7 xã nghèo nằm trongchương trình 135/CP của Chính phủ

Huyện Giồng Riềng có diện tích tự nhiên 635 km2, đất nông nghiệp54.653ha trong đó đất trồng lúa màu là 44.745ha Dân số 201.804 người gồm

3 dân tộc chủ yếu: Kinh 169.357 người, dân tộc Khơ me 30.866 người, dân tộcHoa 1.526 người Là huyện vùng sâu, dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn.Toàn huyện có 39.295 hộ, trên 90% dân số sinh sống chủ yếu là sản xuất nôngnghiệp Huyện nằm trong vùng ngập lũ hàng năm của Đồng bằng sông CửuLong từ đó chính quyền các cấp rất chú trọng đầu tư các nguồn vốn cho xâydựng và phát triển sản xuất, tạo chỗ ở ổn định cho hàng ngàn hộ nghèo Chínhquyền cũng rất quan tâm phát triển y tế giáo dục trong toàn huyện Các phongtrào đền ơn đáp nghĩa, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, thể dụcthể thao được đẩy mạnh Đồng thời việc đảm bảo an ninh quốc phòng luônluôn được chỉ đạo chặt chẽ

Cùng với việc đổi mới xây dựng kinh tế – xã hội hệ thống chính trị cáccấp của huyện cũng được kiện toàn từng bước Việc sắp xếp lại bộ máy chínhquyền cho tinh giảm, gọn nhẹ và hiệu quả luôn được huyện chú trọng Nhờ đókhả năng lãnh đạo tổ chức quản lý các quá trình xã hội và đời sống nhân dântrong huyện được nâng lên Đội ngũ cán bộ từng bước cũng được đưa đi đàotạo về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ ở các cấp bậc từ sơ cấp đến cao cấp do

đó năng lực cán bộ nâng cao một cách rõ rệt từng bước đáp ứng yêu cầu củacông tác đổi mới hệ thống chính trị hiện nay

Công tác xây dựng Đảng trong toàn Đảng bộ huyện cũng được quantâm làm tốt Chất lượng và số lượng đội ngũ Đảng viên được nâng cao Đồngthời các tổ chức Đảng các chi bộ Đảng đã không ngừng được cũng cố, nội bộthống nhất đoàn kết Mấy năm qua, hầu hết các tổ chức cơ sở Đảng trong sạch– vững mạnh khẳng định được tốt các vai trò lãnh đạo của mình

2.2 Tình hình triển khai thực hiện quy chế dân chủ trên địa bàn huyện Giồng Riềng :

a Với cấp ủy Đảng :

Thực hiện nghị quyết BCH TW Đảng lần thứ 3 (khóa VIII) và chỉ thị 30– CTTW của bộ Chính trị và các Nghị định của chính phủ về thực hiện quychế dân chủ ở cơ sở do đồng chí chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban,

Trang 10

trưởng phòng tổ chức chính quyền làm phó ban trực Một số ban ngành có liênquan là thành viên (sau khi hợp nhất cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xâydựng cuộc sống mới ở khu dân cư“, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa“ và “Thực hiện quy chế dân chủ“ thành cuộc vận động “Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và thực hiện quy chế dânchủ ở cơ sở” Ban chỉ đạo do đồng chí phó bí thư thường trực huyện ủy làmtrưởng ban, đồng chí chủ tịch mặt trận làm phó ban trực, các ngành có liênquan làm thành viên.

Ban chỉ đạo hàng năm có xây dựng kế hoạch thực hiện quy chế và tổchức hội nghị triển khai thực hiện trong toàn huyện Các xã cũng đã thành lậpban chỉ đạo (sau khi hợp nhất các cuộc vận động thì thành lập ban vận động)với thành phần tương tự như cấp huyện

Đến nay việc triển khai thực hiện đạt kết quả như sau: Toàn huyện đãtriển khai được 10 cuộc, có 378 lượt cán bộ các cấp các ngành tham dự ra dân

941 cuộc, 36.371 lượt người tham dự

Qua triển khai các cấp ủy Đảng đã tạo ra sự chuyển biến khá sâu sắc vềnhận thức của cán bộ Đảng viên trong quá trình dân chủ hóa, xem quá trìnhnày vừa là mục tiêu vừa là động lực thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địaphương

Nhận thức của Đảng viên cán bộ qua thực hiện quy chế dân chủ ngàycàng được nâng lên, thực hiện tốt các quy trình quy phạm trong việc tổ chứcthực hiện nhiệm vụ chính trị cơ sở như hiệp thương giới thiệu người ứng cửvào HĐND, UBMTTQ, lấy ý kiến nhân dân trong việc cơ cấu vào cấp ủyĐảng các cấp và trong công tác phát triển Đảng viên mới thực hiện khá tốtviệc bố trí cán bộ lãnh đạo tiếp xúc với dân như bố trí nơi tiếp dân, lịch tiếpdân và thông báo cán bộ trực tiếp xúc với dân, giải đáp kịp thời những vấn đềcủa người lao động Thông qua các đợt sinh hoạt chính trị hàng năm mỗi năm

2 lần

Thực hiện dân chủ trong quy hoạch, bố trí cán bộ được thực hiệnthường xuyên đúng quy trình cấp trên quy định dân chủ trong sinh hoạt Đảngđược nhiều chi Đảng bộ chú trọng thực hiện các quy định của Đảng về nhữngđiều Đảng viên không được làm, sinh hoạt với tổ nhân dân tự quản và chi bộnơi cư trú

Việc tổ chức để quần chúng tham gia đóng góp xây dựng chi bộ Đảng

và cán bộ Đảng viên được chỉ đạo hàng năm và tập trung trong quá trình triểnkhai thực hiện nghị quyết TW6 lần 2

b Với các cấp chính quyền :

UBND huyện đã triển khai thực hiện các nghị định 29, 71 của chính phủđến từng cơ sở Nhiều cơ quan đơn vị đã quán triệt trong công nhân viên chứccác văn bản pháp quy của Chính phủ như pháp lệnh công chức các quy địnhquy trình quy phạm thực hiện dân chủ cơ sở cụ thể thành các quy định, quy

Trang 11

chế hoạt động, quy chế phối hợp với mặt trận và các đoàn thể, kiểm tra đônđốc việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở một số chuyển biến như sau :

Việc tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân từng bước đivào nề nếp, UBND huyện xã có bố trí nơi tiếp công dân, định kỳ lãnh đạo trựctiếp tiếp công dân, định kỳ giải quyết khiếu nại của công dân kịp thời, dứtđiểm theo quy định của pháp luật đạt 98,42% đơn thư thuộc thẩm quyền, tổchức thực hiện các quyết định thẩm quyền đạt 100%

Tổ chức tốt, đúng định kỳ các kỳ hợp HĐND các cấp, việc tiếp xúc cửtri tiếp nhận ý kiến cử tri, tổ chức thực hiện và giải trình đến cử tri …

Tổ chức thực hiện đạt kết quả khá tốt quyết định 99 của chính phủ (vàquyết định 19 của UBND tỉnh hiện nay) về vận động nhân dân đóng góp xâydựng giao thông thủy lợi và đã triển khai thực hiện hàng năm đưa giao thôngthông suốt đến trung tâm các xã thị trấn nạo vét thủy lợi đảm bảo cho sản xuấtnông nghiệp không ngừng phát triển

Gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ với việc thực hiện pháp lệnhcán bộ công chức chống tham nhũng thực hành tiết kiệm, cải cách hành chínhcông khai dân chủ trong thực hiện các chủ trương ở cơ sở cũng được các cấpchính quyền được quan tâm

Trong quản lý Nhà nước, phong cách của cán bộ chính quyền được xâydựng tốt hơn, gần dân, sát dân hơn trước, các hiện tượng quan liêu, hách dịch,sách nhiễu giảm

c Với Mặt Trận Tổ Quốc và các đoàn thể nhân dân :

Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đã phát huy được vai trò vận độngnhân dân và người lao động trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ thamgia công tác triển khai chỉ thị 30 và các nghị định chính phủ trong đoàn, hộiviên và nhân dân, tham gia vào các hoạt động bình xét miễn giảm nghĩa vụ,thực hiện các quyền lợi cơ bản của người dân, là thành viên trong ban chỉ đạo,ban hòa giải giám sát hoạt động của HĐND, UBND phát hiện và kiến nghị cácvấn đề phát sinh với cấp ủy chính quyền các cấp nhằm bảo đảm phát huyquyền làm chủ của nhân dân

Mặt trận và các đoàn thể tham gia hiệp thương giới thiệu người ứng cử

và HĐND và các cơ quan dân cử, tham gia việc xây dựng cấp ủy tổ chức các

kỳ họp tiếp xúc cử tri, các cuộc lấy ý kiến nhân dân đối với tư cách, cán bộĐảng viên

Phong trào quần chúng từ khi ban hành quy chế dân chủ đến nay cóbước khởi sắc hơn, việc phát triển đoàn hội viên, tập hợp quần chúng có thuậnlợi hơn Nông dân tham gia phong trào hợp tác sản xuất, phụ nữ tham gia các

tổ chức xoay đồng vốn giúp nhau làm kinh tế gia đình, các câu lạc bộ thoátnghèo, câu lạc bộ gia đình hạnh phúc … Năm 2003 đoàn thể tham gia công tácxóa đói giảm nghèo cho đoàn hội viên đã tạo ra luồng sinh khí mới trong hoạt

Trang 12

động đoàn thể, tích cực và thiết thực hơn, tạo sự gắn bó giữa đoàn hội viên với

* Về kết quả thực hiện quy chế dân chủ :

- Qua kiểm tra thực tế ở 8/16 xã thị trong huyện, một số nội dung quychế dân chủ đã bước đầu đi vào nề nếp, tạo chuyển biến tốt trong nhân dân và

hệ thống chính trị ở cơ sở như : (chương II điều 4 những việc dân biết)

+ Phổ biến chính sách pháp luật qua 2 đợt sinh hoạt chính trị hàngnăm và qua các kỳ sinh hoạt tổ nhân dân tự quản (chương II điều 4 những việcdân biết

+ Tổ chức đúng quy định các kỳ họp HĐND và tiếp xúc cử tri thôngqua các nghị quyết của HĐND và quyết định của UBND xã và của cấp trênthông qua dự toán và quyết toán ngân sách xã hàng năm, các chủ trương vayvốn sản xuất xóa đói giảm nghèo, điều chỉnh địa giới hành chính công tác vănhóa xã hội phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hộicủa địa phương ( Chương III điều 6 những việc dân quyết định)

+ Các chủ trương đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng việc xây dựngquy ước ấp văn hóa và các công việc trong mọi bộ cộng đồng dân cư.( Chương IV điều 9 những việc dân bàn)

+ Dự thảo đồ án phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính xã đồ ánchia tách, thành lập ấp và khu vực

+ Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình y tế quốc gia, nướcsạch môi trường, các chủ trương đề bù giải phóng mặt bằng, giới thiệu ngườiứng cử đại biểu HĐND xã … ( Chương VI điều 15 xây dựng thôn bản ấp)

+ Việc bầu trưởng ấp thôn, bản có 16/16 xã thị trực tiếp bầu cửtrưởng ấp

Ngày đăng: 11/03/2020, 06:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w