Nhờ có Cách mạng tháng Mười Nga mà phong trào công nhân ở cácnước tư bản phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông có sựgắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu
Trang 1HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Lí do chọn đề tài 4
2 Mục đích của đề tài 5
PHẦN NỘI DUNG 7
CHƯƠNG I: NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1945 7
1 Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội của Liên Xô (1921 – 1941) 7
2 Phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế (1919 – 1945) 14
3 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) 17
4 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) 19
5 Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) 20
CHƯƠNG II: NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN NĂM 1945 26
1 Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp (1919 – 1929) 26
2 Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 – 1945 28
3 Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919 – 1930) 33
4 Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập (tháng 2-1930) 39
5 Phong trào cách mạng 1930 – 1931 41
6 Phong trào dân chủ 1936 – 1939 44
7 Cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 – 1945 47
8 Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ và thắng lợi 50
CHƯƠNG III MỐI QUAN HỆ GIỮA LỊCH SỬ THẾ GIỚI VỚI LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1945 54
1 Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười ở Nga (1917) và công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô (1921 – 1941) đến cách mạng Việt Nam 54
2 Ảnh hưởng của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế đến cách mạng Việt Nam 57
3 Ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đến cách mạng Việt Nam 60
Trang 34 Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đến cách
mạng Việt Nam 62
5 Tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) 64
IV KHAI THÁC NỘI DUNG “MỐI QUAN HỆ GIỮA LỊCH SỬ THẾ GIỚI VÀ LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1945” TRONG GIẢNG DẠY 72
1 Hệ thống kiến thức 72
2 Các dạng câu hỏi 73
PHẦN KẾT LUẬN 85
1 Những vấn đề quan trọng của đề tài 85
2 Đề xuất ý kiến 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 4Cũng như các môn học khác, mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử là vừaphải thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện của học sinh trung học phổ thông, vừa phảiphát triển năng khiếu về môn học, để sau khi vào đại học, các em sẽ trở thành những tàinăng thực sự trong lĩnh vực khoa học lịch sử.
Sứ mệnh phát hiện, bồi dưỡng các tài năng khoa học lịch sử thuộc về trường trunghọc phổ thông chuyên và các trường trọng điểm chất lượng cao của mỗi địa phương trong
cả nước Đặc điểm của học sinh chuyên là những học sinh được tuyển chọn nghiêm túcqua kì thi tuyển sinh vào các trường Trung học phổ thông chuyên, có sẵn tố chất và niềmđam mê với môn học Do vậy, phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thôngchuyên phải tiên tiến nhất, phù hợp với đối tượng học sinh này Trong quá trình dạy học,đặc biệt là trong nhiệm vụ bồi dưỡng các đội tuyển Học sinh giỏi quốc gia, vai trò củangười giáo viên lịch sử ở trường chuyên là phải yêu cầu, hướng dẫn và tổ chức điều khiểnhọc sinh phát triển tư duy lịch sử, nhất là tư duy độc lập, sáng tạo, tiến dần lên quá trình
tự học, tự nghiên cứu độc lập Nhiệm vụ tư duy đặt ra cho học sinh chuyên phần lớn lànhững vấn đề lịch sử tổng hợp, sâu rộng Vì vậy, học sinh chuyên cần nắm vững, thônghiểu một khối lượng lớn tri thức và biết vận dụng kiến thức để giải quyết được các vấn đềđặt ra của môn học, thể hiện được tầm cao trí tuệ và bản lĩnh của bản thân, nỗ lực phấnđấu đạt thành tích cao nhất trong kì thi chọn Học sinh giỏi quốc gia do Bộ Giáo dục vàĐào tạo tổ chức hàng năm
Trang 5Muốn đạt được những yêu cầu trên, không chỉ đòi hỏi sự nhiệt huyết, yêu nghề màcòn phải là sự chuyên sâu về kiến thức và có trình độ nghiệp vụ sư phạm của đội ngũthầy, cô giáo lịch sử dạy chuyên.
Phần Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 đến năm 1945 là mộtgiai đoạn quan trọng đối với tiến trình phát triển của loài người Đây là thời kì diễn ranhiều sự kiện lớn có tính chất bước ngoặt Trong Lịch sử thế giới đó là các sự kiện Cáchmạng tháng Mười Nga năm 1917, Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), Cuộckhủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933), Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945),
… Lịch sử Việt Nam có các sự kiện như: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930,Cách mạng tháng Tám năm 1945 Đây là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động thăngtrầm và cũng là giai đoạn khó học nhất đối với học sinh Học sinh rất dễ nhầm lẫn, lạc đềkhi giải quyết các câu hỏi vận dụng phần kiến thức này Điều đó, đòi hỏi người giáo viênphải nghiên cứu, chọn lọc, cung cấp và hướng dẫn học sinh học hiểu đúng bản chất lịch
sử, mối quan hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 đến năm 1945.Trên cơ sở đó, mỗi học sinh sẽ rút ra được những bài học, kinh nghiệm cho bản thân vàxác định được động lực phấn đấu
Từ thực tiễn giảng dạy, nhóm giáo viên Lịch sử trường THPT chuyên Lương Văn
Tụy, tỉnh Ninh Bình đã tập hợp tài liệu, tiến hành nghiên cứu chuyên đề “Mối quan hệ
giữa Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945” Chúng tôi hi
vọng rằng, chuyên đề sẽ là một tài liệu hữu ích để các đồng nghiệp, học sinh có thể thamkhảo, học tập Trong quá trình biên soạn chuyên đề, dù rất cố gắng nhưng vẫn không thểtránh khỏi khiếm khuyết, chúng tôi rất mong nhận được đóng góp ý kiến, bổ sung đểchuyên đề hoàn chỉnh hơn
2 Mục đích của đề tài
Từ việc tập hợp, hệ thống và biên soạn nội dung chuyên đề cũng như hệ thống câu
hỏi - đáp án, chuyên đề Mối quan hệ giữa Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam từ năm
1919 đến năm 1945 nhằm mục đích:
* Về kiến thức: Chuyên đề tập trung làm rõ những vấn đề sau:
- Những sự kiện nổi bật của Lịch sử thế giới từ năm 1919 đến năm 1945
Trang 6- Những sự kiện nổi bật của Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945.
- Mối quan hệ của Lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm1945
- Xây dựng một số câu hỏi, bài tập giúp học sinh khắc sâu kiến thức cơ bản, nângcao cũng như kích thích tư duy, sự sáng tạo của học sinh, đáp ứng yêu cầu của cả hai kìthi Trung học phổ thông quốc gia và thi học sinh giỏi
Qua đó học sinh sẽ được trang bị kiến thức ở cả 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu,vận dụng thấp, vận dụng cao Đồng thời, giúp giáo viên có thêm một nguồn tư liệu thamkhảo trong quá trình giảng dạy học sinh giỏi
* Về kĩ năng: Việc học tập chuyên đề Mối quan hệ giữa Lịch sử thế giới và Lịch
sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945 sẽ giúp học sinh rèn luyện và củng cố thêm các
kĩ năng trình bày, phân tích, nhận định, đánh giá, so sánh, liên hệ các sự kiện, hiện tượng,quy luật lịch sử,…
* Về thái độ: Chuyên đề góp phần bồi dưỡng thêm lòng yêu nước, tự hào dân tộc,
niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Đồng thời khơi dậy trong các em ý thức làm chủ vậnmệnh đất nước cũng như trách nhiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiệnnay
Trang 7PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM
1919 ĐẾN NĂM 1945
1 Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội của Liên Xô (1921 – 1941)
1.1 Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
Cách mạng tháng Mười Nga là một cuộc cách mạng vĩ đại không chỉ với nước Nga
mà còn đối với Lịch sử nhân loại Nó làm thay đổi sâu sắc mọi lĩnh vực đời sống xã hội,
từ kinh tế, chính trị và văn hóa nước Nga Nó mở ra một thời đại mới cho nhân loại, thờiđại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Cách mạng tháng Mười Nga năm
1917 bùng nổ và thành công là do cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX nước Nga đã có nhữngchuyển biến sâu sắc về chính trị, kinh tế
1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử
- Tình hình kinh tế
Là một nước tư bản phát triển trung bình, nhưng ở nước Nga quá trình tập trungsản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền (xanhđica) đã phát triển nhanh chóng Đầuthế kỉ XX, ở Nga đã có 150 tổ chức độc quyền, lũng đoạn tất cả các ngành kinh tế quốcdân
Các tổ chức độc quyền không chỉ kiểm soát và chi phối nhiều lĩnh vực công nghiệpquan trọng như dầu mỏ, luyện kim, than đá, đường sắt mà còn kiểm soát cả trong lĩnhvực ngân hàng - tín dụng Năm 1890, các xí nghiệp có 100 công nhân chiếm 2% số xínghiệp nhưng đã sản xuất đến 50% tổng sản lượng công nông nghiệp
Ở nước Nga đã xuất hiện sự lũng đoạn của tư bản tài chính trên cơ sở hợp nhất tưbản ngân hàng và tư bản công nghiệp Trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chỉ 13ngân hàng lớn ở Pêtécbua mà đã nắm trong tay 65% tổng số vốn của tư nhân và 72% sốtiền gửi vào ngân hàng Do có thế lực kinh tế mạnh, tư bản độc quyền Nga đã giữ nhữngcương vị quan trọng trong Viện Đuma Quốc gia, trong các cơ quan nhà nước, câu kết chặtchẽ với chính quyền Nga hoàng để chi phối chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước
Tuy nhiên, khác với các nước đế quốc phương Tây, nước Nga bước sang giai đoạnchủ nghĩa đế quốc chưa hề trải qua một cuộc cách mạng tư sản Tuy trong thời cận đại,
Trang 8nước Nga có tiến hành hai cuộc cải cách (Cải cách nông nô 1861 và Cải cách của Xtôlpinsau cách mạng 1905) nhưng mới chỉ tạo điều kiện cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản,chưa xóa bỏ triệt để cơ cấu kinh tế - chính trị của chế độ phong kiến Quan hệ sản xuấtphong kiến vẫn được duy trì bên cạnh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN) Chế độ
sở hữu lớn về ruộng đất vẫn tồn tại Hai phần ba ruộng đất nằm trong tay địa chủ, quý tộc
và nhà thờ, riêng gia đình Nga hoàng đã chiếm 7 triệu đềxiatin1 ruộng đất, còn 30 nghìnđịa chủ chiếm 70 triệu đềxiatin ruộng đất, bằng số ruộng đất của 10,5 triệu nông nô
Những tàn tích phong kiến - nông nô nói trên là nguyên nhân làm cho nền kinh tế nước Nga lạc hậu và chậm phát triển
Trước chiến tranh sản lượng công nghiệp Nga chỉ chiếm 4% sản lượng côngnghiệp thế giới, trong lúc đó Anh chiếm 13%, Mĩ 38% Công nghiệp Nga đứng hàng thứnăm trên thế giới sau Anh, Pháp, Đức và Mĩ Chủ nghĩa tư bản ở Nga phát triển khônghoàn chỉnh, không có nền đại công nghiệp cơ khí do đó phải lệ thuộc vào các nước đếquốc bên ngoài Tư bản nước ngoài đầu tư mạnh mẽ vào nước Nga Nước Nga trở thànhthuộc địa của các nước đế quốc, đặc biệt là Anh, Pháp Đầu tư của nước ngoài vào Ngatrong lĩnh vực luyện kim chiếm 72%, trong lĩnh vực dầu mỏ chiếm 50% Nga cung cấp55% số sắt và 74,3% số than đá cho nhu cầu hàng năm của Pháp
Như vậy, nền kinh tế Nga tuy còn lạc hậu nhưng nó đã chứa đựng nhiều mâu thuẫn cần phải giải quyết: mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất tư bản với quan hệ sản xuất phong kiến, mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển độc lập của nền kinh tế Nga với
sự bóc lột và kìm hãm của chủ nghĩa tư bản nước ngoài Tình hình kinh tế đã trở thành một trong những tiền đề cho cách mạng.
- Tình hình chính trị - xã hội
Trên cơ sở nền kinh tế nói trên, một chế độ chính trị - xã hội Nga tồn tại có những
điểm khác với các nước đế quốc lúc bấy giờ Nước Nga là một nước quân chủ chuyên
chế, mọi quyền lực chính trị nằm trong tay Nga hoàng Câu kết chặt chẽ với giai cấp tư
sản, nền chuyên chính của giai cấp địa chủ mà Nga hoàng là đại diện không chỉ nắm giữmọi đặc quyền, đặc lợi về chính trị và kinh tế mà còn thẳng tay bóc lột và đàn áp nhân
1 Đơn vị đo lường ruộng đất của Nga, 1 đềxiatin = 1,09 ha.
Trang 9dân lao động, tước đoạt các quyền tự do dân chủ tối thiểu của nhân dân Bản chất của
chế độ Nga hoàng là chế độ phong kiến quân phiệt, đó là nên chuyên chính của bọn địa chủ - chủ nông nô.
Nhân dân Nga không có một quyền tự do dân chủ nào Các quyền tự do tối thiểunhư tự do trình bày ý kiến của mình, tự do hội họp cũng không có chưa nói gì đến quyền
tự do lập hội, tự do xuất bản báo chí 90% dân số mù chữ Nhân dân bị nhiều tầng áp bức,bóc lột, đời sống hết sức cùng cực
Chế độ Nga hoàng còn là nhà tù của các dân tộc Là một quốc gia có hơn 100 dântộc khác nhau, trong đó các dân tộc không phải Nga chiếm 57% dân số Họ vừa bị bọn địachủ và tư sản địa phương áp bức bóc lột, vừa bị kì thị, gây chia rẽ dân tộc, nền văn hóatruyền thống của dân tộc bị hủy hoại
Trong khi đế quốc Nga đi xâm lược và áp bức các dân tộc nhỏ, lạc hậu, thì chínhnước Nga lại lệ thuộc vào các nước đế quốc phương Tây, trở thành thuộc địa chung chocác nước đế quốc trong đó chủ yếu là Anh và Pháp
Sự tồn tại đồng thời quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và quan hệ sản xuất tiền tư bản đã làm cho nước Nga thành nơi tập trung những mâu thuẫn gay gắt của chủ nghĩa đế quốc: mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản, mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân, mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các dân tộc bị áp bức và mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các nước đế quốc khác Những mâu thuẫn trên chồng chéo nhau và ngày càng gay gắt, nhất là khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ Nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc mà cách mạng
có thể chọc thủng Những mâu thuẫn gay gắt nói trên cũng dẫn tới sự hình thành những tiền đề khách quan cho một cuộc cách mạng xã hội ở nước Nga
- Tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917
Sau Cách mạng 1905 - 1907, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế đứng đầu
là Nga hoàng Ni-cô-lai II Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích của chế độphong kiến không chỉ làm cho đời sống nhân dân Nga ngày càng khó khăn mà còn kìmhãm nặng nề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nước này Năm 1914, Nga hoàng thamgia cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước: kinh tế
Trang 10suy sụp, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi Quân đội liên tiếp thua trận Mọi nỗi khổ đè nặnglên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân Nga và hơn 100 dân tộc kháctrong đế quốc Nga Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộngkhắp trong nước Chính phủ Nga hoàng ngày càng tỏ ra bất lực, không còn khả năng tiếptục thống trị như cũ được nữa Nước Nga đã tiến sát tới một cuộc cách mạng.
Nội bộ giai cấp thống trị Nga mâu thuẫn sâu sắc Nga hoàng Nicôlai II thấy nguy
cơ trực tiếp từ giai cấp tư sản nên một mặt tập trung quân đội, cảnh sát để chống giai cấp
tư sản, giải tán Viện Đuma cùng các tổ chức kinh tế, chính trị của giai cấp tư sản; mặtkhác, đàm phán bí mật và âm mưu kí hòa ước riêng rẽ với Đức để có thể rảnh tay đối phóvới phong trào cách mạng Giai cấp tư sản Nga chống lại việc kí hòa nước và chủ trươngtheo đuổi cuộc chiến tranh đến cùng Được sự hậu thuẫn của các nước đế quốc Anh, Pháp
và chỗ dựa trong nước là lực lượng Mensêvích và Xã hội cách mạng, giai cấp tư sản dự
định tiến hành “một cuộc đảo chính cung đình” để lật đổ Nga hoàng Nicôlai II.
Tình thế cách mạng đã hình thành Quần chúng nhân dân do bị áp bức và phải chịuhậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nên khi được sự lãnh đạo kịp thời củaĐảng Bônsêvích đã xuống đường tham gia cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917
Tháng 2 – 1917 (theo lịch Nga)2 cuộc cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ ở Nga
Sự kiện mở đầu là cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát (nay làXanh Pê-téc-bua)3 Phong trào nhanh chóng lan rộng toàn thành phố và chuyển từ tổngbãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang Quân khởi nghĩa chiếm các công sở, bắt giamcác bộ trưởng và tướng tá của Nga hoàng Chế độ quân chủ chuyên chế sụp đổ
Tin thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Thủ đô đã lan nhanh khắp trong nước Trongvòng 8 ngày trên phạm vi cả nước, quần chúng nhân dân đã vùng dậy lật đổ chế độ cũ,bầu ra các xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính Giai cấp tư sản thành lập
Chính phủ lâm thời Nước Nga trở thành nước Cộng hòa.
Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai thắng lợi Tuy nhiên, một tình hình chính trị
phức tạp chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga Đó là tình trạng hai chính quyền song song
2 Ở Nga, trước tháng 3 – 1918 dùng lịch Nga, so với dương lịch chậm 13 ngày Chuyên đề ghi những sự kiện trước tháng 3 – 1918 theo lịch Nga, có ghi chú phần tính theo dương lịch trong ngoặc đơn.
3 Từ tháng 3 – 1918, Mát-xcơ-va trở thành Thủ đô của nước Nga.
Trang 11tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùngtồn tại lâu dài Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bônsêvích đã chuẩn bị kế hoạch tiếptục làm cách mạng, lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời
Tháng 4 – 1917, Lê-nin có bản báo cáo quan trọng trước Trung ương Đảng
Bônsêvích (sau này đã đi vào Lịch sử với tên gọi Luận cương tháng tư), chỉ ra mục tiêu
và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
Trải qua 8 tháng đấu tranh, từ đấu tranh hoà bình nhằm tập hợp lực lượng quầnchúng đông đảo để đủ sức lật đổ giai cấp tư sản, Đảng Bônsêvích đã chuyển sang khởinghĩa vũ trang giành chính quyền Đầu tháng 10 – 1917, không khí cách mạng bao trùmkhắp nước Nga Ngày 7- 10 (20 – 10), Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grát, trựctiếp chỉ đạo cách mạng Các đội Cận vệ đỏ ra đời Trung tâm Quân sự cách mạng đượcthành lập để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước
1.1.2 Diễn biến cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
Cuộc khởi nghĩa bắt đầu đêm 24 – 10 (6 - 11) Các đội Cận vệ đỏ đã nhanh chóngchiếm được những vị trí then chốt ở Thủ đô Đêm 25 – 10 (7 – 11), quân khởi nghĩachiếm Cung điện Mùa Đông Toàn bộ Chính phủ tư sản lâm thời (trừ Thủ tướng Kê-ren-xki) bị bắt Ngày 25 – 10 (7 – 11) trở thành ngày thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hộichủ nghĩa tháng Mười Tiếp theo, khởi nghĩa thắng lợi ở Mát-xcơ-va, đầu năm 1918, cáchmạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn
1.1.3 Ý nghĩa
Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thắng lợi đã làm rung chuyển cả thế giới mở ramột thời kỳ mới cho lịch sử loài người Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga có ýnghĩa lịch sử trọng đại không chỉ đối với nước Nga mà còn đối với cả thế giới
* Trước hết là đối với nước Nga:
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa tư bản
và chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở nước Nga mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử nướcNga Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, một đất nước rộng lớn chiếm 1/6 diện tích thếgiới giai cấp công nhân, nhân dân lao động được giải phóng thoát khỏi mọi xiềng xích nô
Trang 12lệ đứng lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh mình bắt tay vào công cuộc xây dựngchế độ mới.
* Đối với thế giới: Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi có ảnh hưởng mạnh mẽ
đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã đánh đổ chủ nghĩa tư bản ở một khâuquan trọng nhất của nó là Đế quốc Nga, làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thốngduy nhất trên toàn thế giới nữa Trên thế giới hình thành 2 hệ thống xã hội đối lập là tưbản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thếgiới chỉ ra cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước con đường đấu tranh để
tự giải phóng mình Nhờ có Cách mạng tháng Mười Nga mà phong trào công nhân ở cácnước tư bản phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông có sựgắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi cũng để lại nhiều bài học kinh nghiêm quýbáu: Bài học về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, bài học về khởi nghĩa vũ trang, vềxây dựng chính quyền mới Được sự cổ vũ của Cách mạng tháng Mười Nga phong tràocách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ trong những năm 1919- 1923 đã làm lung lay nềnthống trị của giai cấp tư sản ở nhiều nước
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã mở ra thời kỳ mới cho Lịch sử thế giới:thời kỳ Lịch sử thế giới hiện đại
Đây chính là sự kiện tác động mạnh mẽ nhất đến Lịch sử Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
1.2 Công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô (1921 – 1941)
Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hoà bình xây dựng đất nước tronghoàn cảnh cực kì khó khăn Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng tình hình chínhtrị không ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ởnhiều nơi Trong bối cảnh đó, tháng 3 - 1921, Đảng Bônsêvich Nga quyết định thực hiệnChính sách kinh tế mới (NEP) do V.I Lê-nin đề xướng, bao gồm các chính sách chủ yếu
về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ Bằng việc thực hiện Chính sách
Trang 13kinh tế mới, chỉ sau một thời gian ngắn, nền kinh tế quốc dân của nước Nga Xô viết đã cónhững chuyển biến rõ rệt Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế
do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫnđặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước Với chính sách này, nhân dân Xô viết đã vượt quađược những khó khăn to lớn, phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh
tế Cho đến nay, Chính sách kinh tế mới còn để lại nhiều kinh nghiệm đối với công cuộcxây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới
Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, nhân dân Liên Xô bước vào thời
kì xây dựng chủ nghĩa xã hội với nhiệm trọng tâm là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá theo đường lối ưu tiên triển công nghiệpnặng: công nghiệp chế tạo máy móc và nông cụ, công nghiệp năng lượng (điện, than, dầumỏ ), công nghiệp khai khoáng, công nghiệp quốc phòng Trong 2 năm đầu (1926 -1927), Liên Xô đã từng bước giải quyết thành công các vấn đề về vốn đầu tư, đào tạo cán
bộ kĩ thuật, công nhân lành nghề
Công cuộc công nghiệp hoá ngày càng mở rộng đòi hỏi phải có những kế hoạchdài hạn với những mục tiêu cụ thể cho từng thời kì Đó là những kế hoạch 5 năm pháttriển kinh tế - xã hội Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 – 1932) và kế hoạch 5 năm lầnthứ hai (1933 - 1937) đều được hoàn thành trước thời hạn Từ năm 1937, nhân dân Liên
Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba, nhưng công cuộc xây dựng chủ nghĩa xãhội tạm thời bị gián đoạn bởi cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức
Công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô (1921 – 1941) thành công đã đưa Liên
Xô từ một nước nông nghiệp trở thành một cường quốc công nghiệp, với nền công nghiệphùng hậu, một nền nông nghiệp được cơ giới hóa Bộ mặt đất nước Xô Viết có sự thay đổisâu sắc trong tất cả các lĩnh vực, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.Liên Xô trở thành một cường quốc hùng mạnh, đã phá bỏ thế bao vây của các nước tưbản, là một quốc gia lớn mà các nước tư bản không thể xem thường, buộc họ phải lần lượt
từ bỏ chính sách cô lập, bao vây Liên Xô Từ những năm 1924 - 1925 trở đi, các nước tưbản phải lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô Liên Xô có đủ sứcmạnh về vật chất và tinh thần để đánh bại chủ nghĩa phát xít trong cuộc chiến tranh vệ
Trang 14quốc vĩ đại (1941-1945) Những thành công trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô
đã góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới, giúp những nhà yêu nước ở các thuộcđịa trong đó có Việt Nam tin tưởng và đi theo con đường cách mạng vô sản
2 Phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế (1919 – 1945)
2.1 Hoạt động của Quốc tế Cộng sản (1919 – 1943)
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, cao trào cách mạng bùng nổ ở nhiều nước châu
Âu, dẫn tới các Đảng Cộng sản được thành lập ở nhiều nước Đức, Áo, Ba Lan, PhầnLan Lúc này, các Đảng Cộng sản còn non yếu về tư tưởng, lí luận tổ chức, đòi hỏi phải
có một tổ chức quốc tế để tập hợp lực lượng và chỉ đạo phong trào theo một đường lốiđúng đắn Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự tồn tại của nhà nước Xô viết
là điều kiện thuận lợi để thực hiện yêu cầu đó Nhờ sự cố gắng bền bỉ của Lênin và một sốnhà hoạt động cách mạng quốc tế, tổ chức Quốc tế Cộng sản đã được thành lập ngày 2-3-
1919 tại Mát-xcơ-va Từ khi thành lập đến lúc giải tán, Quốc tế Cộng sản đã tiến hành 7đại hội; trong đó, những đại hội có tác động đến Việt Nam là: Đại hội II và Đại hội VII
Đại hội II (1920): thông qua một loạt Cương lĩnh và văn kiện quan trọng nhằm
xác định đường lối chiến lược và sách lược của phong trào cách mạng thế giới (Luậncương về vai trò của Đảng Cộng sản trong cách mạng vô sản, 21 điều kiện gia nhập Quốc
tế Cộng sản, Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa ) Đại hội II có ý nghĩa sâu sắcđối với cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương về vấn đề dân tộc vàthuộc địa đã quyết định con đường cứu nước theo cách mạng vô sản
Đại hội VII (1935): Trước sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến
tranh thế giới bùng nổ, Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhândân thế giới lúc này không phải là chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa đế quốc nói chung mà
là chủ nghĩa phát xít Chủ nghĩa phát xít là nền chuyên chính khủng bố công khai củanhững phần tử phản động nhất, số vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính.Đại hội nêu nhiệm vụ trước mắt là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, giành dân chủ vàbảo vệ hòa bình Nêu rõ vấn đề về tổ chức: thiết lập liên minh công nhân và nông dân,trên cơ sở đó thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi Đoàn đại biểu của Đảng Cộng sảnĐông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu cùng tham dự đại hội Căn cứ vào chủ trương
Trang 15của Quốc tế Cộng sản và vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể, Đảng Cộng sản Đông Dươngphát động cuộc đấu tranh dân chủ công khai trong những năm 1936 – 1939.
Quốc tế Cộng sản ra đời năm 1919 đã đóng góp nhiều công lao to lớn cho cáchmạng thế giới Quốc tế Cộng sản đã đoàn kết giai cấp công nhân và nhân dân các nước tưbản chính quốc, các nước thuộc địa, phụ thuộc chống chủ nghĩa đế quốc Quốc tế Cộngsản trở thành cơ quan lãnh đạo của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thếgiới, có vai trò trong chỉ đạo cách mạng thế giới với đường lối đúng đắn thống nhất Đểlại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân
và các dân tộc trên thế giới trong đó có Việt Nam
2.2 Phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế (1919 – 1945)
- Giai đoạn 1919 – 1923:
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã tác động rất lớn đến phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế: một mặt cổ vũ tinh thần cách mạng của giai cấp công nhân trongcác nước tư bản và các dân tộc bị áp bức, mặt khác soi sáng cho họ con đường đấu tranhchống giai cấp tư sản
Phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế phát triển mạnh mẽ, liên tục và rộngkhắp với nội dung phong phú ở các nước Hunggari, Đức, Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc,…đưa đến sự thành lập của các Đảng Cộng sản ở nhiều nước như: Hunggari, Đức (1918);Anh, Pháp (1920); Mĩ, Trung Quốc (1921), … Sự kiện này có tác dụng cổ vũ nhân ViệtNam đấu tranh theo khuynh hướng cách mạng vô sản
phong trào cách mạng vô sản giảm sút, đi vào thoái trào Tuy vậy, những cuộc đấu tranh
Trang 16của các Đảng Cộng sản nhằm thống nhất giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản vẫn
nổ ra
Ở Đức, Đảng Cộng sản đứng đầu là E Ten-lơ-man đã lãnh đạo phong trào quần
chúng công nhân phản đối giai cấp tư sản áp dụng phương pháp tăng cường độ lao động,kêu gọi công nhân đấu tranh thành lập mặt trận thống nhất chống tư bản
Ở Pháp, bên cạnh phong trào chống hợp lí hóa sản xuất, ngày 1 – 8 - 1929, Đảng
Cộng sản phát động chiến dịch chống nguy cơ chiến tranh thu hút hàng vạn người laođộng tham gia
- Đảng Cộng sản ở Ba Lan, Anh, Italia, cũng lãnh đạo giai cấp công nhân đấu tranh
thu được nhiều thắng lợi Những người cộng sản Ba Lan đã giành được gần 1 triệu phiếutrong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1928 Cuộc bãi công của công nhân Anh vào tháng 5-
1926 đã lôi cuốn gần 5 triệu người tham gia
- Giai đoạn 1929 - 1945:
Chủ nghĩa tư bản đã lâm vào cuộc khủng hoảng hoảng kinh tế trầm trọng và đưađến những hậu quả rất nặng nề Khủng hoảng đã làm cho những mâu thuẫn vốn có củachủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc thêm Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản trong các nước
tư bản dẫn tới những cuộc đấu tranh giai cấp mới ngày càng mạnh mẽ Thời kì ổn địnhtạm thời của chủ nghĩa tư bản đã kết thúc, các nước tư bản đang tìm lối thoát bằng conđường phát xít hóa bộ máy nhà nước và chuẩn bị chiến tranh Trong tình hình đó, phongtrào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước tư bản bùng nổ vớimột sức mạnh mới
Nước Đức là điển hình của khủng hoảng và là nơi xuất hiện chủ nghĩa phát xít và
nguy cơ chiến tranh Năm 1933, Hitle lên làm Thủ tướng Đức, thi hành đường lối phát xít
và xúc tiến chuẩn bị gây chiến tranh thế giới
Ngay từ những năm 1930-1931, Đảng Cộng sản Đức đã công bố hai cương lĩnh,Cương lĩnh giải phóng nhân dân và Cương lĩnh ruộng đất, nhằm tìm ra con đường cáchmạng để thoát khỏi sự khủng hoảng và chia ruộng đất cho nông dân Khi Hitle lên cầmquyền, E Tenlơman đã đề nghị các lãnh tụ Đảng Xã hội - Dân chủ và các công đoàn hãyphối hợp bãi công để chống lại nguy cơ phát xít, nhưng bị từ chối
Trang 17Tại Brucxen (Bỉ), tháng 10-1935, Đảng Cộng sản Đức đã họp đại hội vạch ranhiệm vụ trung tâm của Đảng là thống nhất hành động trong các bộ phận của giai cấpcông nhân và thành lập mặt trận nhân dân chống phát xít nhằm xây dựng một nước Cộnghòa dân chủ Trong hai năm 1935-1936 phong trào công nhân vẫn nổ ra, riêng năm 1935
đã có 25.000 công nhân tham gia bãi cong
Ở Pháp, trong các năm 1930-1932, nhiều cuộc bãi công liên tiếp nổ ra.
Ở Anh, bên cạnh quá trình đấu tranh giành quyền lãnh đạo phong trào quần chúng
lao động từ năm 1929, cuối năm 1930, phong trào đấu tranh cho Hiến chương công nhân
đã đưa ra những yêu sách về kinh tế và tiếp theo là các yêu sách về chính trị như chốngchiến tranh đế quốc, bảo vệ Liên Xô, trả lại độc lập cho các nước thuộc địa, rút quân đội
số chính sách tiến bộ ở thuộc địa trong đó có Việt Nam
Như vậy, dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản, các đảng cộng sản, công nhân vànhân dân thế giới đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phátxít và ngăn chặn chiến tranh thế giới, giúp đỡ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở cácnước phụ thuộc và thuộc địa cũng như đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh đòi tự
do dân chủ trong các nước tư bản
3 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
3.1 Hoàn cảnh Lịch sử
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đồng đều giữa các nước tưbản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế
Trang 18quốc Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa đã dẫn đến các cuộc chiếntranh đế quốc đầu tiên: Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895); Chiến tranh Mĩ - Tây BanNha (1898); Chiến tranh Anh - Bôơ (1899 – 1902); Chiến tranh Nga – Nhật (1904 –1905), đây được xem là bước dạo đầu của chiến tranh thế giới Chính mâu thuẫn giữa cácnước đế quốc về vấn đề thuộc địa chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
Để chuẩn bị một cuộc chiến tranh lớn tranh giành thị trường, thuộc địa, các nước
đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập: Khối Liên minh (1882) gồm: Đức, Áo –Hung Khối Hiệp ước (1907): Anh, Pháp, Nga Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trangnhằm chia lại thế giới Ngày 28 – 6 - 1914, thái tử Áo – Hung bị ám sát, lợi dụng sự kiệnnày phe Đức, Áo – Hung chớp thời cơ gây chiến tranh
Ngày 28 – 7 – 1914, Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi Từ ngày 1 đến ngày 3 – 8
– 1914, Đức tuyên chiến với Nga, Pháp Ngày 4 - 8 Anh tuyên chiến với Đức Chiến
tranh thế giới bùng nổ.
3.2 Diễn biến
Chiến tranh thế giới thứ nhất chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất (1914 - 1916): Giai đoạn này, Đức tập trung lực lượng về phía
Tây nhằm thôn tính Pháp Do Nga tấn công Đức ở Phía Đông nên Pháp được cứu nguy
Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức thất bại Năm 1916 hai phe chuyển sang thếcầm cự Hai phe lôi kéo nhiều nước tham gia, sử dụng nhiều vũ khí hiện đại dẫn đến hàngtriệu người chết và bị thương Trong giai đoạn thứ nhất của chiến tranh, gánh nặng củacủa chiến tranh đã làm cho đời sống nhân dân lao động ở các nước ngày càng khốn cùng.Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh của công nhân và quần chúngnhân dân phát triển nhanh chóng Tình thế cách mạng đã xuất hiện ở nhiều nước châu Âu
Giai đoạn thứ hai (1917 – 1918): Tháng 2 – 1917, cách mạng Dân chủ tư sản ở
Nga diễn ra, phong trào cách mạng thế giới dâng cao buộc Mĩ tham chiến và đứng về pheHiệp ước (4-1917) Phe Liên minh liên tiếp thua trận Trong năm 1917 hai phe vẫn ở thếcầm cự Tháng 11 - 1917, dưới sự lãnh đạo của Lê-nin và Đảng Bônsêvích, nhân dân Ngađứng lên làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Nhà nước Xô viết ra đời, thông qua Sắclệnh Hòa bình, kêu gọi các nước tham chiến kết thúc chiến tranh Từ tháng 7 -1918, Mĩ đổ
Trang 19bộ vào châu Âu nhờ đó phe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công làm cho đồng minh
của Đức lần lượt đầu hàng Ngày 11 – 11 – 1918, Đức đầu hàng vô điều kiện Chiến
tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đức, Áo-Hung
Pháp là nước bị thiệt hại nặng nề nhất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (hơn 1,4triệu người chết, thiệt hại về vật chất lên gần 200 tỉ phrăng) Để bù đắp thiệt hại do chiếntranh gây ra Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, làm chonền kinh tế, xã hội Việt Nam có những chuyển biến sâu sắc
4 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).
Tháng 10 - 1929 cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra ở nước Mĩ sau đó lan sang hầuhết các nước tư bản, lan sang các nước thuộc địa, kéo dài đến 1933 Đây là cuộc khủnghoảng kinh tế có quy mô lớn nhất, kéo dài nhất và gây ra những hậu quả nặng nề nhấttrong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản
*Nguyên nhân: Trong những năm 1924 - 1929 các nước tư bản bước vào thời kỳ
ổn định về chính trị và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế Tuy nhiên sự phát triển kinh tếdiễn ra không đồng đều giữa các nước tư bản Hơn nữa sự phát triển kinh tế mạnh mẽnhưng thiếu kế hoạch, không tương xứng với sự cải thiện đời sống của đa số nhân dân dẫntới khủng hoảng kinh tế (hàng hóa ế thừa cung vượt quá cầu gây ra khủng hoảng thừa)
* Cuộc khủng hoảng diễn ra từ tháng 10 - 1929, kéo dài đến năm 1933 bắt đầu
từ Mĩ sau đó lan sang các nước tưbản khác: Đức, Anh, Pháp…trong đó trầm trọng nhất lànăm 1932
* Hậu quả: Cuộc khủng hoảng đã gây ra những hậu quả nặng nề về kinh tế, chính
trị, xã hội
Trang 20Về kinh tế: Cuộc khủng hoảng đã tàn phá nặng nề nền kinh tế thế giới, làm cho
mức sản xuất ở các nước tư bản giảm sút tới 42% Cuộc khủng hoảng diễn ra ở tất cả cácnghành công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng… Mọi hoạt động sản xuất đều bịngừng trệ Để giữ giá hàng hóa, giai cấp tư sản các nước đã phá hủy đi một khối lượnglớn hàng hóa cùng với các cơ sở sản xuất Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nôngdân phá sản…đời sống người lao động hết sức khó khăn
Về xã hội: Để bù đắp những thiệt hại do cuộc khủng hoảng gây ra, giai cấp tư sản
tăng cường vơ vết, bóc lột giai cấp công nhân, nhân dân lao động trong nước và tìm cáchtrút gánh nặng của cuộc khủng hoảng lên nhân dân các nước thuộc địa làm cho mâu thuẫngiữa nhân dân lao động với giai cấp tư sản, giữa các dân tộc thuộc địa với chính quốcngày càng gay gắt, phong trào cách mạng có điều kiện phát triển
Về Chính trị: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã đe dọa nghiêm trọng sự
tồn tại của chủ nghĩa tư bản Các cuộc biểu tình liên tục diễn ra ở các nước tư bản Cácnước đế quốc có nhiều thuộc địa như Anh, Pháp, Mĩ đã tiến hành những cải cách về kinh
tế, xã hội: đổi mới quá trình quản lý, tổ chức lại sản xuất, trút gánh nặng khủng hoảng lênnhân dân các nước thuộc địa Còn những nước đế quốc có ít thuộc địa như Đức, Italia,Nhật lại tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước dẫn tới sự xuất hiện của chủ nghĩa phátxít Chủ nghĩa phát xít ra đời đã ra sức chạy đua vũ trang đe dọa nghiêm trọng đến nềnhòa bình và an ninh thế giới
5 Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
5.1 Hoàn cảnh lịch sử
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết là do những mâu thuẫn về quyền lợi,
về lãnh thổ hết sức gay gắt giữa các nước đế quốc với nhau Sự phân chia thế giới theo Hệthống Vécxai - Oasinhtơn chứa đựng những mẫu thuẫn không thể dung hoà được giữa cácnước đế quốc Những mâu thuẫn đó đã dẫn tới một cuộc chiến tranh mới giữa các nước đếquốc để phân chia lại thế giới
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm sâu sắc thêm những mâuthuẫn của chủ nghĩa đế quốc, dẫn đến việc lên cầm quyền của các thế lực phát xít ở Đức,Italia, Nhật Bản Các nước Đức, Italia, Nhật Bản tăng cường chạy đua vũ trang, chuẩn bị
Trang 21cho cuộc chiến tranh thế giới Chủ nghĩa phát xít ở ba nước nêu trên là thủ phạm gây raChiến tranh thế giới thứ hai.
Trật tự thế giới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ nhất vốn chứa đựngnhiều mâu thuẫn và bất ổn Do mâu thuẫn về quyền lợi (thị trường, thuộc địa) giữa cácnước đế quốc đã dần dần hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau: khối Đồng minh Anh– Pháp - Mĩ và khối phát xít Đức – Italia - Nhật Bản Tuy nhiên, chính sách hai mặt củacác cường quốc phương Tây đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây chiến
Chiến tranh thế giới thứ hai còn gắn liền mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc vớichủ nghĩa xã hội và âm mưu tiêu diệt nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.Khối các nước đế quốc mặc dù có mâu thuẫn với khối phát xít nhưng đều thống nhất vớinhau trong âm mưu chống Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới
5.2 Diễn biến
Chiến tranh thế giới thứ hai chia làm ba giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: Từ thắng 9 – 1939 đến tháng 6 – 1941, chiến tranh thế giới
thứ hai bùng nổ và lan rộng ở châu Âu
Từ tháng 9 – 1939 đến tháng 9 – 1940 phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm châu Âu Rạng sáng 1 - 9 – 1939, quân đội Đức tấn công Ba Lan Hai ngày sau, Anh và
Pháp buộc phải tuyên chiến với Đức Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Với ưu thếtuyệt đối về sức mạnh quân sự, quân Đức áp dụng chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng”
và chiếm được Ba Lan sau gần một tháng Trong khi đó, liên quân Anh – Pháp dàn trận ởbiên giới phía tây nước Đức, nhưng không tấn công Đức và không có hành động quân sựnào chi viện cho Ba Lan Tháng 4 - 1940, quân Đức chuyển hướng tấn công từ phía đôngsang phía tây, chiếm hầu hết các nước tư bản châu Âu như Đan Mạch, Na Uy, Bỉ, Hà Lan,LúcXăm-bua và đánh thẳng vào nước Pháp Ngày 10 – 6 – 1940, Chính phủ Pháp rời Pa-
ri chạy về Tua Quân Đức tràn vào nước Pháp Nước Pháp bại trận sau 6 tuần chiến đấu
và phải kí Hiệp định đình chiến ngày 22 - 6 – 1940 Theo đó, Đức chiếm đóng 3-4 lãnhthổ Pháp (bao gồm cả Thủ đô Pa-ri) Tại vùng phía nam nước Pháp không bị chiếm đóng,Chính phủ Pháp, do Pê-tanh làm Quốc trưởng, nắm quyền tự trị và làm tay sai cho Đức.Tháng 7- 1940, quân Đức thực hiện kế hoạch tiến đánh nước Anh Tuy nhiên, do ưu thế
Trang 22về không quân và hải quân của Anh, đồng thời do sự viện trợ của Mĩ dành cho Anh bắtđầu từ tháng 9 – 1940, kế hoạch đổ bộ lên nước Anh của Đức không thực hiện được.
Từ tháng 9 - 1940 đến tháng 6 – 1941, phe phát xít bành trướng ở Đông và Nam
Âu Tháng 9 – 1940, nhằm củng cố khối liên minh phát xít, Hiệp ước Tam cường Đức -
I-ta-li-a- Nhật Bản được kí kết tại Béc-lin Hiệp ước quy định, nếu một trong ba nước bị đốiphương tấn công thì hai nước kia phải lập tức trợ giúp nước đó về mọi mặt; công khai vềviệc phân chia thế giới: Đức, I-ta-li-a ở châu Âu, Nhật Bản ở Viễn Đông Từ tháng 10 –
1940, Hít-le chuyển sang thôn tính các nước Đông và Nam châu Âu Các nước Ru-ma-ni,Hung-ga-ri, Bun-ga-ri trở thành chư hầu của Đức và bị quân Đức chiếm đóng Bằng vũlực, quân Đức thôn tính Nam Tư và Hi Lạp Đến mùa hè năm 1941, phe phát xít đã thốngtrị phần lớn châu Âu Phát xít Đức đã chuẩn bị xong mọi điều kiện cần thiết để tấn côngLiên Xô
Giai đoạn thứ hai: Từ tháng 6 – 1941 đến tháng 11 - 1942, chiến tranh lan rộng
khắp thế giới
Phát xít Đức tấn công Liên Xô Ngay từ tháng 12 – 1940, Hít le đã thông qua kế
hoạch tấn công Liên Xô với chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng”, đánh nhanh thắngnhanh, tận dụng ưu thế về trang thiết bị kĩ thuật và yếu tố bất ngờ Ngày 22 - 6 – 1941,phát xít Đức tấn công Liên Xô Ba đạo quân Đức gồm 5,5 triệu người đồng loạt tấn côngtrên suốt dọc tuyến biên giới phía tây Liên Xô Trong những tháng đầu tiên của cuộcchiến tranh, nhờ ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến, quân Đức tiến sâu vào lãnhthổ Liên Xô Đạo quân phía bắc bao vây Lê-nin-grát (tức Xanh Pê-téc-bua), đạo quântrung tâm tiến tới ngoại vi Thủ đô Mát-xcơ-va, đạo quân phía nam chiếm Ki-ép và phầnlớn U-crai-na Quân đội và nhân dân Liên Xô kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.Tháng 12 - 1941, Hồng quân Liên Xô do tướng Giu-cốp chỉ huy đã phản công quyết liệt,đẩy lùi quân Đức ra khỏi cửa ngõ Thủ đô Chiến thắng Mát-xcơ-va đã làm phá sản chiếnlược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hít-le Sau thất bại ở Mát-xcơ-va, quân Đức chuyểnmũi nhọn tấn công xuống phía nam nhằm chiếm vùng lương thực và dầu mỏ quan trọngnhất của Liên Xô Mục tiêu chủ yếu của quân Đức là nhằm đánh chiếm Xta-lin-grát (nay
Trang 23là Von-ga-grát), thành phố được mệnh danh là “nút sống” của Liên Xô Cuộc chiến đấukéo dài hơn 2 tháng, nhưng quân Đức không thể chiếm được thành phố này
Ở Mặt trận Bắc Phi, ngay từ tháng 9 – 1940 quân đội I-ta-li-a đã tấn công Ai Cập.
Cuộc chiến ở đây diễn ra trong thế giằng co, không phân thắng bại giữa liên quân Đức - ta-li-a với liên quân Anh – Mĩ Tháng 10 – 1942, liên quân Anh - Mĩ giành thắng lợi trongtrận En A-la-men (Ai Cập), giành lại ưu thế ở Bắc Phi và chuyển sang phản công trêntoàn mặt trận
I-Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ Trong khi chiến tranh thế giới diễn ra ở
châu Âu thì ở châu Á, Nhật Bản đã ráo riết chuẩn bị nhảy vào cuộc chiến Tháng 9 –
1940, khi quân Nhật kéo vào Đông Dương, Mĩ đã kiên quyết phản đối hành động này củaNhật Quan hệ Nhật - Mĩ ngày càng căng thẳng, khiến Nhật Bản quyết định tiến hành
chiến tranh với Mĩ Ngày 7 - 12 – 1941, quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu cảng - căn
cứ hải quân chủ yếu của Mĩ ở Thái Bình Dương Hạm đội Mĩ bị thiệt hại nặng nề Mĩtuyên chiến với Nhật Bản và sau đó là với Đức và I-ta-li-a Chiến tranh lan rộng ra toàn
thế giới Sau trận tập kích thắng lợi vào Trân Châu cảng, Nhật Bản mở một loạt cuộc tấn công vào các nước ở Đông Nam Á và bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương Chỉ trong
vòng 6 tháng (từ tháng 12 – 1941 đến tháng 5- 1942), quân Nhật đã chiếm được một vùngrộng lớn, bao gồm Thái Lan, Mã Lai, Xin-ga-po, Phi-líp-pin, Miến Điện, In-đô-nê-xi-a vànhiều đảo ở Thái Bình Dương Đến năm 1942, quân phiệt Nhật đã thống trị khoảng 8 triệukm2 đất đại với 500 triệu dân ở Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương
Khối Đồng minh chống phát xít hình thành Hành động xâm lược của phe phát xít
đã thúc đẩy các quốc gia trên thế giới cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chốngphát xít Đồng thời, việc Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị vàquân sự của cuộc chiến Cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô đã cổ vũmạnh mẽ phong trào kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng Cácchính phủ Anh, Mĩ đã phải dần dần thay đổi thái độ, bắt tay với Liên Xô trong cuộc chiếnchống chủ nghĩa phát xít, khôi phục chủ quyền của các dân tộc bị phát xít nô dịch Khối
Đồng minh chống phát xít được hình thành Ngày 1-1- 1942, tại Oa-sinh-tơn, 26 quốc gia
(đứng đầu là ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh) đã ra một bản tuyên bố chung gọi là
Trang 24Tuyên ngôn Liên hợp quốc Các nước tham gia Tuyên ngôn cam kết cùng nhau tiến hành
cuộc chiến đấu chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình
Giai đoạn thứ ba: Từ tháng 11 – 1942 đến tháng 8 – 1945 quân Đồng minh
chuyển sang phản công, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
Từ tháng 11 – 1942 đến tháng 6 – 1944 quân Đồng minh chuyển sang phản công.
Ở Mặt trận Xô - Đức, trận phản công tại Xta-lin-grát (từ tháng 11 – 1942 đến tháng7- 1943) của quân đội Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh thế giới Trongtrận đánh vĩ đại này, Hồng quân Liên Xô đã tấn công, bao vây, chia cắt để tiêu diệt và bắtsống toàn bộ đội quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 vạn người do Thống chế Phôn Pao-lútchỉ huy Bắt đầu từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trêncác mặt trận Tiếp đó, Hồng quân đã nhanh chóng bẻ gãy cuộc phản công của quân Đứctại vòng cung Cuốc-xcơ (từ ngày 5 - 7 đến ngày 23 - 8- 1943), đánh tan 30 sư đoàn địch,loại khỏi vòng chiến đấu 50 vạn quân của chúng Hồng quân liên tục tấn công, cho đếntháng 6 – 1944 đã giải phóng phần lớn lãnh thổ Liên Xô
Ở Mặt trận Bắc Phi, quân Anh (từ phía đông) và quân Mĩ (từ phía tây) phối hợpphản công (từ tháng 3 đến tháng 5 – 1943), quét sạch liên quân Đức - I-ta-li-a khỏi lục địachâu Phi
Ở I-ta-li-a, quân Đồng minh đổ bộ đánh chiếm đảo Xi-xi-li-a (7 – 1943) TạiRôma, Mút-xô-li-ni bị tống giam, chính phủ mới được thành lập, đầu hàng Đông minh.Fila XIL I-ta-li-a sụp đổ Nhưng quân Đức đã đối phó kịch liệt, giải thoát cho Mút-xô-li-
ni và lập lại chính phủ phát xít ở miền Bắc I-ta-li-a Hơn 30 sư đoàn quân Đức được điềusang I-ta-li-a, chống cự kéo dài hơn 2 năm, mãi tới tháng 5 - 1945 mới chịu khuất phục
Ở Thái Bình Dương, việc quân đội Mĩ đánh bại quân Nhật trong trận nan (từ tháng 8 – 1942 đến tháng 1 – 1943) đã tạo ra bước ngoặt trên toàn mặt trận này
Gu-a-đan-ca-Mĩ chuyển sang phản công và lần lượt đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương
Phát xít Đức bị tiêu diệt, Nhật Bản đầu hàng, chiến tranh thế giới kết thúc.
Đầu năm 1944, cuộc tổng phản công của Hồng quân Liên Xô diễn ra với 10 chiếndịch lớn nối tiếp nhau trên toàn mặt trận nhằm quét sạch quân xâm lược ra khỏi lãnh thổ
Trang 25nước mình Tiếp đó, Liên Xô tiến quân vào giải phóng các nước ở Đông Âu Cuộc tổngtấn công đại thắng đã đưa Hồng quân tiến sát biên giới nước Đức.
Mùa hè năm 1944, Mĩ - Anh và quân Đồng minh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âubằng cuộc đổ bộ tại Noóc-măng-đi (miền Bắc Pháp) Phong trào khởi nghĩa vũ trang củanhân dân Pháp nổi lên khắp nơi, giải phóng nhiều vùng rộng lớn, làm chủ Pa-ri Chínhphủ lâm thời của nước Cộng hoà Pháp được thành lập Nước Pháp được giải phóng khỏiách phát xít Tiếp sau, quân Đồng minh tiến vào giải phóng các nước Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua và chuẩn bị tấn công nước Đức Từ tháng 1- 1945, Hồng quân Liên Xô cũng bắtđầu cuộc tấn công nước Đức ở Mặt trận phía Đông
Trước khi kết thúc chiến tranh với Đức, Hội nghị giữa nguyên thủ của ba nướcLiên Xô, Mĩ, Anh được tổ chức tại I-an-ta (Liên Xô) tháng 2 – 1945, Hội nghị đã phânchia khu vực chiếm đóng nước Đức và châu Âu, đề ra đường lối tổ chức lại thế giới sauchiến tranh Liên Xô cam kết sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật sau khi nước Đức đầuhàng
Cuộc tấn công quân Đức ở Mặt trận phía Tây của quân Đồng minh bắt đầu từtháng 2 – 1945 Hồng quân Liên Xô bắt đầu mở cuộc tấn công Béc-lin từ giữa tháng 4 -
1945 và đập tan sự kháng cự của hơn 1 triệu quân Đức Quân đội Anh, Mĩ đã gặp Hồngquân Liên Xô ở Tóoc-gâu (bên bờ sông Enbơ) Ngày 30 – 4, lá cờ đỏ búa liềm của Liên
Xô được cắm trên nóc nhà Quốc hội Đức Hítle tự sát dưới hầm chỉ huy Ngày 9 – 5
-1945, nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện, chiến tranh chấm dứt ở châu Âu
Ở Mặt trận Thái Bình Dương, từ năm 1944, liên quân Mĩ - Anh đã triển khai cáccuộc tấn công đánh chiếm Miến Điện và quần đảo Phi-líp-pin Quân Mĩ tăng cường uyhiếp, đánh phá các thành phố lớn của Nhật Bản bằng không quân
Cuối tháng 7 - 1945, nguyên thủ ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh họp tại xđam để giải quyết các vấn đề sau chiến tranh ở châu Âu và việc tiêu diệt hoàn toàn phátxít Nhật
Pốt-Ngày 6 – 8 – 1945, Mĩ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố
Hi-rô-si-ma làm 8 vạn người chết Ngày 8 - 8, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản và tấn công đạoquân Quan Đông gồm 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu Ngày 9 – 8, Mĩ ném tiếp quả bom
Trang 26nguyên tử thứ hai huỷ diệt thành phố Na-ga-xa-ki, giết hại 2 vạn người Ngày 15 – 8,Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
5.3 Hậu quả
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệtnhất và tàn phá nặng nề nhất trong Lịch sử nhân loại Đứng trước thảm họa của chiếntranh, các quốc gia với chế độ chính trị khác nhau đã cùng phối hợp trong khối Đồngminh (trong đó có Việt Nam) chống phát xít Nhân dân thế giới đã kiên trì chiến đấuchống trả bọn phát xít xâm lược Trong đó, cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dânLiên Xô đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đây là sựkiện quan trọng tác động mạnh mẽ đến Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1939 – 1945
CHƯƠNG II: NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919
ĐẾN NĂM 1945
Dân tộc Việt Nam, một dân tộc anh hùng, một dân tộc luôn phấn đấu hi sinh hếtmình cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước Thế kỉ XX, thế kỉ đầy biến động của Lịch sửdân tộc, với những biến đổi lớn lao, mỗi chặng đường, mỗi giai đoạn Lịch sử đánh dấumỗi bước trưởng thành của dân tộc, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1945
có nhiều sự kiện tiêu biểu, đóng vai trò quan trọng trong Lịch sử dân tộc Đó là các sựkiện:
1 Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp (1919 – 1929)
1.1 Nguyên nhân: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm cho nền kinh tế của Pháp
bị tổn thất nặng nề, với hơn 1,4 triệu người chết và thiệt hại về vật chất lên tới 200 tỉphrăng Để hàn gắn và khôi phục nền kinh tế, nhà cầm quyền Pháp vừa tìm cách thúc đẩysản xuất trong nước, vừa tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa, trước hết là các nước ở
Đông Dương và châu Phi Từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai nền kinh tế Việt Nam
có những chuyển biến sâu sắc
1.2 Nội dung:
- Chương trình khai thác lần thứ hai thực hiện ở Đông Dương do Anbe Xarô – Toàn
quyền Đông Dương - vạch ra
- Chương trình này được triển khai từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919) đến trướccuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933)
Trang 27- Thực dân Pháp đã đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế Việt Nam.Chỉ trong vòng 6 năm (1924 – 1929), số vốn đầu tư vào Đông Dương, chủ yếu là Việt
Nam lên đến 4 tỉ phrăng, nhiều nhất là vào nông nghiệp.
- Nông nghiệp: Năm 1924, vốn đầu tư vào nông nghiệp là 52 triệu phrăng, đến năm 1927
đã lên đến 400 triệu phrăng Diện tích các đồn điền trồng lúa, cao su, cà phê được mởrộng Diện tích trồng cao su từ 1 500 hécta năm 1918 lên đến 78 620 hécta năm 1930.Nhiều công ti trồng cao su ra đời: Công ti Đất đỏ, Công ti Misơlanh, Công ti Trồng câynhiệt đới v.v
- Công nghiệp:
+ tư bản Pháp chú trọng đầu tư vào khai thác mỏ, trước hết là mỏ than Nhiều công ty
khai thác mỏ than mới được thành lập như Công ti than Hạ Long - Đồng Đăng, Công tythan và kim khí Đông Dương, Công ti than Tuyên Quang, Công ti than Đông Triều + Ngoài than, các cơ sở khai thác mỏ thiếc, kẽm, sắt đều được bổ sung thêm vốn, tăngthêm nhân công và đẩy mạnh tiến độ khai thác Một số cơ sở chế biến quặng kẽm, thiếc,các nhà máy tơ sợi Hải Phòng, Nam Định, nhà máy rượu Hà Nội, Nam Định, nhà máydiêm Hà Nội, Bến Thuỷ, nhà máy đường Tuy Hoà, nhà máy xay xát gạo Chợ Lớn đãđược nâng cấp và mở rộng quy mô
- Thương nghiệp: trước hết là ngoại thương, có sự tăng tiến hơn trước Trước chiến tranh,
hàng hoá Pháp nhập vào Đông Dương mới chiếm 37%, đến những năm 1929 – 1930 đãlên đến 63% tổng số hàng nhập Quan hệ giao lưu buôn bán nội địa cũng được đẩy mạnh
- Giao thông vận tải: phát triển nhằm phục vụ công cuộc khai thác và chuyển nguyên vật
liệu, lưu thông hàng hoá trong và ngoài nước
+ Đường sắt xuyên Đông Dương được nối thêm đoạn Đồng Đăng - Na Sầm (1922), Vinh
- Đông Hà (1927) Đến năm 1932, Pháp đã xây dựng 2 389 km đường sắt - lãnh thổ ViệtNam
+ Hệ thống giao thông đường thuỷ tiếp tục được khai thác Ngoài các cảng đã có từ trướcnhư cảng Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng, Quy Nhơn, thực dân Pháp xúc tiến xây dựng cáccảng mới như Hòn Gai, Bến Thủy Các đô thị được mở rộng và dân cư đông hơn
Trang 28+ Ngân hàng Đông Dương nắm trong tay quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hànhtiền giấy và cho vay lãi.
1.3 Nhận xét
Như vậy, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đã kết hợp giữabóc lột kiểu tư bản với bóc lột kiểu phong kiến giúp cho Pháp thu được nguồn lợi nhuậnkhổng lồ Đặc biệt các nguồn thu từ thuế đã làm ngân sách Đông Dương năm 1930 tănggấp 3 lần so với năm 1912
Với cuộc khai thác lần thứ hai, nền kinh tế tư bản thực dân tiếp tục bao trùm và mởrộng lên nền kinh tế phong kiến Việt Nam Các yếu tố kinh tế tư bản mang tính thực dân
đã xuất hiện ở nước ta Tuy nhiên, thành phần kinh tế phong kiến còn rất phổ biến, vì vậynền kinh tế Việt Nam mang tính chất thực dân nửa phong kiến Nền kinh tế Việt Nam cóbước phát triển mới Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dânPháp cũng có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế Cơ cấu vùng kinh tế Việt Nam
có sự chuyển biến ít nhiều, song chỉ có tính chất cục bộ ở một số địa phương, còn phổbiến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn Kinh tế Đông Dương ngày càng bị cột chặtvào kinh tế chính quốc và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp
2 Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 – 1945
do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam Bản yêu sáchkhông được chấp nhận Vì vậy, “muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậyvào lực lượng của bản thân mình”
Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương
về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V I Lênin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng
Trang 29Xã hội Pháp Luận cương của Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đườnggiành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam.
Ngày 25 – 12 – 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXVIII của Đảng Xã hội Pháp họp tại thành phố Tua Người đã đứng về phía đa số đại biểuĐại hội bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sảnPháp Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên cộng sản và là một trong những người thamgia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp Như vậy, sau khoảng 10 năm tìm đường cứu nước,Nguyễn Ái Quốc đã bắt gặp chủ nghĩa Mác – Lênin và xác định được con đường giảiphóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, mở đường giải quyết tình trạng khủng hoảng vềđường lối cứu nước đầu thế kỷ XX
– Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc ra sức hoạtđộng để xây dựng và truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khyunh hướng
vô sản vào Việt Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị điều kiện về tư tưởng chính trị và tổchức cho sự thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam
– Hoạt động ở Pháp (1921 – 1923):
Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các nước trong khối thuộcđịa Pháp thành lập Hội liên hiệp thuộc địa (1921) Cơ quan ngôn luận của Hội là báoNgười cùng khổ do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút
Người viết bài cho nhiều báo: Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp, Đời sống côngnhân của Tổng Liên đoàn lao động Pháp Đặc biệt, người viết tác phẩm Bản án chế độ
thực dân Pháp (được xuất bản lần đầu tiên tại Pari năm 1925).
– Hoạt động ở Liên Xô (1923-1924):
Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự đại hội Quốc tế Nông dân 1923) và được bầu vào Ban chấp hành của Hội
(10-Người vừa nghiên cứu, học tập, vừa viết bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng sảnLiên Xô, tạp chí Thư tín quốc tế của Quốc tế Cộng sản
Tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc khẳng định vị tríchiến lược của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước
Trang 30đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn củagiai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.
– Hoạt động ở Trung Quốc và Đông Bắc Xiêm (1924 – 1929):
Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu Trung Quốc để trực tiếp đàotạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộcvào Việt Nam
Nguyễn Ái Quốc lựa chọn một số thanh niên trong Tâm tâm xã để tổ chức thànhnhóm Cộng sản đoàn (2-1925) làm nòng cốt để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanhniên (6-1925) nhằm chuẩn bị điều kiện tiến tới thành lập Đảng Cộng sản; xuất bản báoThanh niên để tuyên truyền tư tưởng cách mạng cho quần chúng
Nguyễn Ái Quốc mở nhiều lớp huấn luyện đào tạo cán bộ Từ năm 1925 đến năm
1927 đã đào tạo được 75 người Những bài giảng của Người được xuất bản thành cuốnĐường kách mệnh (1927)
Những năm 1928-1929, Người còn hoạt động ở Đông Bắc Xiêm, tuyên truyền lýluận cách mạng và tổ chức Việt kiều yêu nước
Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất các nhómcộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam Người soạn thảo ra Cương lĩnh chính trị đầutiên của Đảng (bao gồm Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt), được Hội nghị thôngqua Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng ViệtNam
trang giành chính quyền Hội nghị dương cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải quyết vấn
đề dân tộc trong điều kiện nước Đông Dương Nhờ sự chỉ đạo đó, toàn Đảng toàn dân đãtích cực bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc
Trang 31Nguyễn Ái Quốc trực tiếp sáng lập Mặt trận Việt minh, chuẩn bị lực lượng chính trị Người rất quan tâm đến lực lượng chính trị, đã chủ trương thành lân Mặt trận
Việt minh (19-5-1941) Việt minh là khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, tập hợp đôngđảo các tầng lớp nhân dân, các đảng phái chính trị và các tôn giáo yêu nước, có tác dụng
cô lập cao độ kẻ thù đế quốc và tay sai để chia mũi nhọn đấu tranh vào chúng Sự pháttriển của Mặt trận Việt minh không chỉ tập hợp được đông đảo quần chúng tham gia cứunước mà còn góp phần xây dựng, tổ chức, giác ngộ và chuẩn bị lực lượng chính trị chocách mạng Mặt trận Việt minh là một lực lượng cơ bản và có ý nghĩa quyết định trongTổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc
Nguyễn Ái Quốc trực tiếp lãnh đạo công cuộc chuẩn bị lực lượng vũ trang và xây dựng căn cứ địa cách mạng Ngay trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, Người đã
quan tâm đào tạo cán bộ quân sự, nghiên cứu lý luận quân sự, đặt nền móng cho sự ra đờilực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam Từ năm 1945 đến năm 1927, tại Quảng Châu(Trung Quốc) người mở các lớp đào tạo cán bộ quân sự, chính trị cho cách mạng ViệtNam Một số cán bộ được Nguyễn Ái Quốc cử đi học tại các trường quân sự của TrungQuốc và Liên Xô nhằm chuẩn bị lượng vũ trang cho cách mạng
Những năm 1941-1944, Người viết Kinh nghiệm du kích Tàu, Nga Đặc biệt,Người biên soạn nhiều tài liệu huấn luyện cán bộ quân sự, tiêu biểu là Chiến thuật dukích
Trên cơ sở lực lượng chính trị phát triển mạnh ở Cao Bằng, các đội tự vệ cứu quốc
ra đời Cuối năm 1941, Người chỉ thị thành lập một đội vũ trang gồm 12 chiến sĩ, làm cácnhiệm vụ: bảo vệ cơ quan đầu não, giao thông liên lạc và huấn luyện tự vệ cứu quốc
Cuối năm 1944, Người ra Chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóngquân, xác định nguyên tắc tổ chức, phương thức hoạt động và phương châm tác chiến củalực lượng vũ trang Đó là Cương lĩnh quân sự và tiên của Đảng Chấp hành chỉ thị này,ngày 22-12-1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (Tuyên Quang), Đội Việt Nam tuyêntruyền giải phóng quân được thành lập, lúc đầu có 34 chiến sĩ, do Võ Nguyên Giáp chỉhuy
Trang 32Thực hiện tư tưởng vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dâncủa Hồ Chí Minh, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân được thốngnhất thành Việt Nam giải phóng quân (5-1945); đồng thời lực lượng bán vũ trang gồm cácđội du kích, tự vệ và tự vệ chiến đấu được xây dựng ngày càng rộng khắp Cả hai lựclượng chính trị và vũ trang đều là chỗ dựa của bạo lực cách mạng, là điều kiện để kết hợpđấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang
Đầu năm 1941, khi mới về nước Người chọn Cao Bằng làm nơi đứng chân đầutiên Trong thời kỳ kháng Nhật cứu nước, khi vùng giải phóng ở Việt Bắc được mở rộng,bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên,
Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Khu giải phóng Việt Bắc và củng cố thành căn cứ địa cáchmạng cho cả nước
Tháng 5-1945, Người cùng Trung ương Đảng chuyển về Tân Trào (Tuyên Quang),
sử dụng Tân Trào thành nơi chỉ đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc
Hồ Chí Minh đã xác định đúng thời cơ, kiên quyết phát động tổng khởi nghĩa.
Cùng với Trung ương Đảng, Người đã dự đoán chính xác thời cơ và kịp với phát độngtổng khởi nghĩa Ngay từ đầu tháng 8-1945, nhận được những thông tin về chiến thắngcủa quân đội Đồng minh đối với phát xít Nhật, Người đã cảm nhận thời cơ thuận lợi cho
cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền toàn quốc đã tới, nên đã khẳng định: “Lúc
này thời cơ đã tới, dù có hi sinh, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết tâm giành cho được độc lập” Sự chỉ đạo của Người đã giúp cho Trung ương Đảng có chủ
trương kịp thời và phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cả nước trước khi quânđội Đồng minh kéo vào nước ta
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh khôngđiều kiện (15-8-1945), hàng ngũ chỉ huy của Nhật ở Đông Dương chia rẽ đến cực điểm;
quân lính Nhật tan rã, mất tinh thần; bọn Việt gian thân Nhật hoảng sợ “Những điều kiện
khởi nghĩa ở Đông Dương như đã chín muồi” “Cơ hội rất tốt cho ta giành quyền độc lập
đã tới” Ngày 16-8-1945 Hồ Chí Minh kêu gọi: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta
đã đến Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta Chúng ta không thể chậm trễ".
Trang 33Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh, cả dân tộc Việt Nam nhất tề nổi dậygiành chính quyền trong tháng 8 - 1945 Cách mạng Việt Nam tiến đến bước nhảy vọt vĩđại, nhanh chóng chuyển từ khởi nghĩa từng phần trong cao trào kháng Nhật cứu nước lêntổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Nhờ có sự chuẩn bị lực lượng chu đáo, lại nổ ra đúng thời cơ, cách mạng tháng
Tám 1945 đã giành được thắng lợi “nhanh, gọn, ít đổ máu” Đó là một điển hình thành
công về nghệ thuật tạo thời cơ, dự đoán thời cơ, nhận định chính xác thời cơ, đồng thờikiên quyết chớp thời cơ phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền
Hồ Chí Minh đã góp phần sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Khi
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh Quốc dân đạihội họp tại Tân trào (16 và 17-8-1945) đã cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (tứcChính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm chủ tịch
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công Ngày 2-9-1945, lễ Độc lập được tổ chứctrọng thể tại Quảng trường Ba Đình Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân Thay mặt
Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa - nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đầu tiên ở ĐôngNam Á
3 Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919 – 1930).
3.1 Phong trào dân chủ công khai của giai cấp tư sản Việt Nam trong những năm 1919 – 1930
- Giai đoạn 1919 – 1925:
*Hoạt động của giai cấp tư sản
Giai cấp tư sản ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phân hóa thành hai bộphận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc Tầng lớp tư sản mại bản, quyền lợi gắn với đếquốc nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng; Tầng lớp tư sản dân tộc có khuynhhướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc vàphong kiến, nhưng thái độ chính trị không kiên định, dễ thảo hiệp khi được Pháp cho một
số quyền lợi
Trang 34Giai cấp tư sản dân tộc nhân đà làm ăn thuận lợi sau chiến tranh muốn vươn lêngiành vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam
Từ năm 1919, Việt Nam tổ chức tẩy chay hàng Hoa Kiều, vận động “chấn hưngnội hóa” “bài trừ ngoại hóa”
Năm 1923, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đấu tranh chống độc quyền cảngSài Gòn và xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì
Năm 1923, một số tư sản và đại địa chủ ở Nam Kì (Bùi Quang Chiêu, NguyễnPhan Long, …) thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng, rồi đưa ra một số khẩuhiệu để đòi tự do, dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng, nhằm gây áp lực vớiPháp Cơ quan ngôn luận của Đảng Lập hiến là tờ Diễn đàn Đông Dương và Tiếng dội AnNam Nhưng lại sẵn sàng thoả hiệp với Pháp khi được chúng ban phát cho ít quyền lợi
Giai cấp tư sản dùng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình
Ngoài ra, còn có nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh cổ vũ cho thuyết “quân chủlập hiến” và nhóm Trung Bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh đề cao tư tưởng “trực trị” ởngoài Bắc
* Nhận xét
Về lực lượng tham gia: chủ yếu là tư sản, ngoài ra có một số địa chủ lớp trên.
Về mục tiêu: Hoạt động của giai cấp tư sản Việt Nam chỉ chủ trương cải cách chế
độ mà không chủ trương đánh đổ chế độ thống trị của thực dân phong kiến Cuộc đấutranh của tư sản Việt Nam chủ yếu nhằm cải thiện điều kiện làm ăn trong khuôn khổ chế
độ thuộc địa Mũi nhọn cuộc đấu tranh cũng mới chỉ nhằm vào bộ phận tư sản Hoa kiềuhoặc một công ty tư bản Pháp chưa dám chống lại toàn bộ ách cai trị của chủ nghĩa thựcdân Pháp trên nước ta
Về tính chất và hình thức đấu tranh: Các hoạt động của giai cấp mang tính chất cải
lương, phục vụ quyền lợi của các tầng lớp trên, khi Pháp nhượng bộ một số quyền lợi thì
họ thoả hiệp với chúng nên đã bị phong trào quần chúng vượt qua
Phong trào dân tộc, dân chủ của giai cấp tư sản Việt Nam có năm 1919 - 1925 đã chuẩn bịcho sự ra đời của các tổ chức cách mạng trong những năm tiếp theo
Trang 35- Giai đoạn 1925 – 1930: Thông qua hoạt động của Việt Nam Quốc Dân Đảng (1927 – 1930)
Sự ra đời: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trào lưu dân chủ tư sản tiếp tục ảnh
hưởng vào Việt Nam, đặc biệt là chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn, tác động đến một
bộ phận tư sản dân tộc và tiểu tư sản Việt Nam Trên cơ sở hạt nhân là nhà xuất bản NamĐồng thư xã, ngày 25-12-1927, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Phạm Tuấn Tài thànhlập Việt Nam Quốc dân đảng Đây là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc Việt Nam theokhuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản
Tôn chỉ mục đích:
Khi mới thành lập, đảng chưa có chính cương rõ ràng mà chỉ nêu chung chung là
“trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng” Năm 1928, đảng nêu lên chủnghĩa của đảng là “chủ nghĩa xã hội dân chủ” Mục đích của Đảng là đoàn kết lực lượng
để đẩy mạnh cách mạng dân tộc, xây dựng nền dân chủ trực tiếp, giúp đỡ các dân tộc bị
áp bức Bản chương trình hành động của Đảng (1929) nêu nguyên tắc tư tưởng là “Tự do– Bình đẳng - Bác ái”, chương trình gồm 4 thời kỳ, thời kỳ cuối cùng là bất hợp tác vớiChính phủ Pháp và triều đình nhà Nguyễn; cổ động bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh
đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền
Việt Nam quốc dân đảng chủ trương tiến hành “cách mạng bằng sắt và máu”
Thành phần: trí thức, học sinh, giáo viên, công chức, những người làm nghề tự do,
một số thân hào ở nông thôn, một số binh lính người Việt trong quân đội Pháp
Tổ chức cơ sở trong quần chúng rất ít, địa bàn hoạt động chỉ bó vào trong một sốtỉnh ở Bắc kỳ, ở Trung kỳ và Nam kỳ không đáng kể
Hoạt động: Tháng 2-1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát trùm mộ phu
Ba danh ở Hà Nội Thực dân Pháp tiến hành khủng bố, lực lượng của Đảng và quầnchúng bị tổn thất nặng nề Trước tình thế đó, những cán bộ lãnh đạo quyết định thực hiệncuộc bạo động cuối cùng với ý tưởng “không thành công cũng thành nhân” Cuộc khởinghĩa Yên Bái nổ ra ngày 9-2-1930, trung tâm là thị xã Yên Bái, có nơi có những hoạtđộng phối hợp như Phú Thọ, Sơn Tây, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội , nhưng cuối cùng
bị quân Pháp phản công và dập tắt
Trang 36Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại kéo theo sự tan rã hoàn toàn của Việt Nam Quốc dânđảng, chấm dứt vai trò Lịch sử của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào giải phóngdân tộc Việt Nam.
* Nhận xét
Tích cực: Giai cấp tư sản Việt Nam đã có cố gắng trong việc đấu tranh chống lại
sự cạnh tranh, chèn ép của tư bản nước ngoài Hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng có
tác dụng thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng tự do trong nhân dân, truyền bá tưtưởng cách mạng mới
Hạn chế: Các hoạt động của giai cấp tư sản chỉ mang tính chất cải lương, phục vụ
quyền lợi của các tầng lớp trên Chưa có một đường lối chính trị đúng đắn và một phương pháp cách mạng khoa học Tổ chức của Việt Nam Quốc dân đảng rất lỏng lẻo, thành phần
đảng viên phức tạp nên dễ bị kẻ thù phát hiện, thiếu cơ sở trong quần chúng, nên không
đủ sức chống đỡ trước sự tiến công của đế quốc Pháp
3.2 Phong trào yêu nước của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam giai đoạn 1919 – 1930
- Giai đoạn 1919 - 1926
Giai cấp tiểu tư sản: gồm chủ xưởng nhỏ, những người buôn bán nhỏ, sinh viên, trí
thức tăng nhanh về số lượng, có ý thức dân tộc dân chủ, chống thực dân Pháp và tay sai.Đặc biệt bộ phận trí thức, học sinh, sinh viên rất hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh vìđộc lập, tự do của dân tộc
Năm 1923, một số thanh niên yêu nước hoạt động ở Quảng Châu - Tung Quốc,trong đó có Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu lập ra tổ chức Tâm tâm xã Năm 1924, PhạmHồng Thái thực hiện mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méc-lanh ở Sa Diện (QuảngChâu), tuy không thành công nhưng đã khích lệ tinh thần đấu tranh của nhân dân, nhất làtầng lớp thanh niên yêu nước
Ở trong nước, tầng lớp tiểu tư sản trí thức sôi nổi đấu tranh đòi quyền tự do dânchủ; thành lập một số tổ chức chính trị (như Phục Việt, Hưng Nam, Việt Nam nghĩa đoàn,Thanh niên cao vọng), xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ (bằng tiếng Pháp có: An Nam Trẻ,Người nhà quê, Chuông rè, báo bằng tiếng Việt có: Hữu Thanh, Đông Pháp thời báo )
Trang 37Một số nhà xuất bản như Nam đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quanhải tùng thư (Huế), đã phát hành nhiều sách tiến bộ.
Hoạt động tiêu biểu của tiểu tư sản Việt Nam là cuộc đấu tranh đòi trả tự do choPhan Bội Châu (1925), truy điệu và để tang Phan Châu Trinh, đòi thả nhà yêu nướcNguyễn An Ninh (1926) Ngoài ra, tiểu tư sản Việt Nam còn tiến hành những hoạt độngvăn hoá tiến bộ, tuyên truyền tư tưởng tự do dân chủ và cổ vũ lòng yêu nước Càng vềsau, phong trào của tiểu tư sản càng bị phân hoá mạnh, có bộ phận đi sâu hơn nữa vàokhuynh hướng tư sản, có bộ phận chuyển dần sang khuynh hướng vô sản
* Nhận xét:
- Về mục tiêu đấu tranh: Đòi các quyền tự do dân chủ, chống đế quốc và phong kiến,
khích lệ lòng yêu nước và ý thức giành độc lập dân tộc
- Lực lượng nòng cốt: của phong trào là tầng lớp trí thức tiểu tư sản trí thức; ngoài ra còn
có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân khác
- Về hình thức đấu tranh: là cuộc đấu tranh dân chủ công khai, đã xuất hiện những hình
thức đấu tranh rất phong phú như: mít tinh, biểu tình, bãi thị, bãi khóa, báo chí, tuyêntruyền
- Giai đoạn 1926 – 1930: Thông qua hoạt động của Tân Việt Cách mạng Đảng (1927 – 1930)
Ngày 14 – 7 – 1925, một số tù chính trị ở Trung Kì như Lê Văn Huân, NguyễnĐình Kiên … cùng một nhóm sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội lập ra HộiPhục Việt, sau đổi thành Hội Hưng Nam, và đến ngày 14 – 7 – 1928, Hội tiến hành đạihội tại Huế, quyết định đổi thành Tân Việt Cách mạng đáng (Đảng Tân Việt)
Đảng tập hợp những trí thức và thanh niên tiểu tư sản yêu nước, địa bàn hoạt độngchủ yếu ở Trung Kì Đảng chủ trương lãnh đạo quần chúng ở trong nước và liên lạc vớicác dân tộc bị áp bức trên thế giới để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, nhằm thiết lập một xãhội bình đẳng và bác ái
Đảng Tân Việt ra đời và hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam Cách mạngThanh niên phát triển mạnh, nên tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và đường lốicủa Hội có sức cuốn hút nhiều đảng viên trẻ, tiên tiến của Đảng Tân Việt
Trang 38Một số đảng viên tiên tiến đã sớm gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Số đảng viên tiên tiến còn lại tích cực chuẩn bị để tiến tới thành lập một chính đảng cáchmạng theo tư tưởng Nguyễn Ái Quốc và học thuyết Mác – Lênin
3.3 Phong trào yêu nước của giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 1919 – 1929
Giai cấp công nhân ra đời trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, ngay trong cuộc
khai thác thuộc địa của Pôn Đume với số lượng khoảng 10 vạn, sau chiến tranh tăng lên
22 vạn (1929) Công nhân Việt Nam bị thực dân và tư sản, địa chủ phong kiến áp bức bóclột, có quan hệ gắn bó tự nhiên với nông dân, được kế thừa truyền thống yêu nước, sớmchịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nhanh chóng vươn lên thành động lựcmạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại Dưới ảnh hưởng của tràolưu cách mạng vô sản, phong trào công nhân ngày càng phát triển theo phương hướng từ
tự phát đến tự giác
- Phong trào công nhân 1919 – 1925:
Từ năm 1919 đến năm 1925, nổ ra 25 cuộc đấu tranh, tiêu biểu là: năm 1922, có
các cuộc bãi công của công nhân và viên chức các cơ sở công thương tư nhân ở Bắc Kì và
công nhân các lò nhuộm ở Sài Gòn - Chợ Lớn Năm 1924 có các cuộc bãi công của công nhân các nhà máy xay xát ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương Tháng 8 – 1925, thợ máy
xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn - không chịu sửa chữa chiến hạm Misơlê của Pháp trướckhi chiến hạm này chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.Lần đầu tiên trong cuộc đấu tranh này đã xuất hiện ý thức giai cấp, có tổ chức, có lãnhđạo; đấu tranh không chỉ vì mục đích kinh tế và còn vì mục tiêu chính trị Lần đầu tiên,cuộc đấu tranh thể hiện tinh thần quốc tế vô sản Đánh dấu phong trào công nhân Việt
Nam bắt đầu bước vào giai đoạn đấu tranh tự giác Về tổ chức, năm 1920, có tổ chức
Công hội bí mật do Tôn Đức Thắng thành lập ở Sài Gòn
* Nhận xét:
Phong trào công nhân có bước phát triển mới so với trước Chiến tranh thế giới thứnhất; hình thức bãi công đã trở nên phổ biến hơn, qui mô lớn hơn và thời gian dài hơn.Tuy nhiên khẩu hiệu đấu tranh chủ yếu vẫn là kinh tế Giai cấp công nhân Việt Nam chưa
Trang 39ý thức được sứ mệnh Lịch sử của mình, còn thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất và mộtđường lối chính trị đúng đắn Phong trào vẫn còn dừng ở trình độ tự phát và còn phụthuộc vào phong trào yêu nước nói chung
- Phong trào công nhân 1926 – 1929
Tháng 6 – 1925, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập Thông quanhững hoạt động của tổ chức này, phong trào công nhân ngày càng phát triển mạnh
Trong hai năm 1926 – 1927, nổ ra khoảng 20 cuộc bãi công, sôi nổi nhất là phongtrào công nhân đồn điền
Năm 1928, sau khi có chủ trương “vô sản hoá”, nhiều cán bộ của Hội Việt NamCách mạng thanh niên đã đi vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, có sinh hoạt và lao động vớicông nhân để tuyên truyền vận động cách mạng nâng cao ý thức chính trị cho giai cấpcông nhân, làm cho phong trào công nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng
Trong hai năm 1928 – 1929, có khoảng 40 cuộc bãi công của công nhân nổ ra từBắc chí Nam, nhất là ở các trung tâm kinh tế, chính trị
Về tổ chức: Tại nhiều nhà máy, xí nghiệp, sự lãnh đạo của tổ chức Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên hay Tân Việt cách mạng đảng được mở rộng Công hội Nam Kì đãbắt liên lạc với Tổng liên đoàn lao động Pháp để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối vớiphong trào công nhân Việt Nam
Điều đáng chú ý là trong phong trào, những khẩu hiệu kinh tế được kết hợp chặtchẽ với các khẩu hiệu chính trị; có sự liên kết của công nhân nhiều nhà máy, nhiều địaphương và nhiều ngành kinh tế
Trang 40Năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời và tích cực lãnh đạo quần chúng đấu tranh,thúc đẩy phong trào cách mạng dân tộc, dân chủ, đặc biệt là phong trào của giai cấp côngnhân và nông dân phát triển mạnh mẽ Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu
tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ ngàycàng mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản
Tuy nhiên, ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng củanhau làm cho phong trào cách mạng trong cả nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn Tình hình đóđặt ra yêu cầu cấp thiết là phải thống nhất các tổ chức cộng sản để lãnh đạo phong tràođấu tranh của quần chúng
Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có quyền quyết định mọi vấn đề củacách mạng Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập đại biểu của Đông DươngCộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng để thống nhất đảng Hội nghị bắt đầu họp ngày6-1-1930 tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì Dự Hộinghị có Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh là đại biểu của Đông Dương Cộng sảnđảng, Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu là đại biểu của An Nam Cộng sản đảng
4.2 Nội dung hội nghị
Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sảnriêng rẽ và nêu chương trình Hội nghị
Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng
duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt của Đảng,
Sách lược vắn tắt của Đảng, do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam
Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành “tư
sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”
Nhiệm vụ của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản
phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do; lập chính phủ công nôngbinh, tổ chức quân đội công nông; tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc; tịch thu ruộngđất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạngruộng đất