1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề ôn thi HS giỏi sử mối liên hệ giữa lịch sử thế giới với lịch sử việt nam từ năm 1919 đến năm 1945 su06

30 159 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 53,76 KB

Nội dung

Mục đích của đề tàiChuyên đề nhằm tập trung làm rõ những nội dung cơ bản và phương pháp ôn tập cho HSG, đồng thời cung cấp thêm một số chuyên đề chuyên sâu về vấn đề Xác định mối liên hệ

Trang 1

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI – ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích của đề tài 2

NỘI DUNG 3

1 Một số vấn đề chung về bồi dưỡng HSG Lịch sử ở trường THPT chuyên 3

1.1 Chức năng, đặc điểm bộ môn Lịch sử 3

1.2 Đặc điểm nhận thức của học sinh chuyên và yêu cầu của việc học tập Lịch sử ở trường THPT chuyên 3

1.3 Một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT chuyên 5

2 Xác định mối liên hệ giữa các sự kiện lớn của lịch sử thế giới có tác động đến lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945 13

3 Chuyên đề chuyên sâu: Nghệ thuật chớp thời cơ trong cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc vận dụng bài học thời cơ trong kháng chiến chống Mỹ và trong thời kì đổi mới đất nước

20 KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

DANH MỤC VIẾT TẮT

GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo

HS : Học sinh HSG : Học sinh giỏi THPT : Trung học phổ thông

Trang 3

CTTG II :Chiến tranh thế giới 2

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng ở các trường THPT nói chung, đặcbiệt đối với trường THPT chuyên thì đây là nhiệm vụ then chốt Mục tiêu của trườngchuyên là phát hiện những học sinh (HS) có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc tronghọc tập và phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dụcphổ thông toàn diện; giáo dục các em thành người có lòng yêu nước, tinh thần vượt khó, tựhào, tự tôn dân tộc; có khả năng tự học, nghiên cứu khoa học và sáng tạo; có sức khỏe tốt đểtiếp tục đào tạo thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Là giáo viên của trường THPT Chuyên, chúng tôi luôn băn khoăn, trăn trở với việcnâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử, nhất là chất lượng bồi dưỡng học sinhgiỏi (HSG) Để đạt được hiệu quả cao nhất thì vấn đề lựa chọn nội dung giảng dạy vàphương pháp ôn tập cho học sinh theo từng giai đoạn, từng nội dung cụ thể là hết sức quantrọng Nếu giáo viên không xác định được những nội dung cốt yếu thì quá trình giảng dạy

dễ sa đà, khiến học sinh cảm thấy mệt mỏi và không rút ra được bản chất của các sự kiện,hiệu quả sẽ không cao

Những năm gần đây, hoạt động Hội thảo chuyên đề của Hội các trường chuyên khu vựcDuyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ thật sự trở thành diễn đàn bổ ích, mang tính hiệu quả caonhằm trao đổi kinh nghiệm công tác bồi dưỡng HSG; đồng thời, cung cấp nhiều tài liệuphục vụ bồi dưỡng HSG Quốc gia Thực tiễn dạy học trong những năm qua ở trường THPTchuyên, chúng tôi nhận thấy việc lựa chọn nội dung và phương pháp ôn tập cho HS khigiảng dạy theo chuyên đề đã được thực hiện một cách thường xuyên và đem lại tính hiệuquả khá cao Tuy nhiên, do đặc điểm, điều kiện của một trường non trẻ vừa mới thành lậpnên công tác bồi dưỡng HSG Quốc gia còn gặp nhiều khó khăn, bất cập

Vấn đề xác định mối liên hệ giữa các sự kiện lớn của lịch sử thế giới có tác động đếnlịch sử Việt Nam trong cùng thời điểm nói chung và trong giai đoạn từ sau thế chiến thứnhất đến hết thế chiến thứ hai (1919 - 1945) nói riêng là một nội dung quan trọng, là vấn đềkhá khó và thường xuyên được đề cập trong các đề thi chọn HSG Quốc gia, thi tốt nghiệpTHPT, đại học

Trên tinh thần đó, chúng tôi biên soạn chuyên đề: Xác định mối liên hệ giữa các sự kiện

lớn của lịch sử thế giới có tác động đến lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945 và đề xuất một

số biện pháp giảng dạy chuyên đề này nhằm trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp trong Hộithảo lần này

Trang 5

2 Mục đích của đề tài

Chuyên đề nhằm tập trung làm rõ những nội dung cơ bản và phương pháp ôn tập cho

HSG, đồng thời cung cấp thêm một số chuyên đề chuyên sâu về vấn đề Xác định mối liên

hệ giữa các sự kiện lớn của lịch sử thế giới có tác động đến lịch sử Việt Nam từ 1919 đến

1945 nhằm làm tài liệu tham khảo cho học sinh và trao đổi với các đồng nghiệp để góp phần

nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng HSG môn Lịch sử

Chuyên đề được cấu trúc gồm 3 nội dung:

1 Một số vấn đề chung về bồi dưỡng HSG Lịch sử ở trường THPT chuyên

2 Xác định mối liên hệ giữa các sự kiện lớn của lịch sử thế giới có tác động đến lịch sửViệt Nam từ 1919 đến 1945

3 Chuyên đề chuyên sâu: Nghệ thuật chớp thời cơ trong cách mạng tháng Tám năm

1945 và việc vận dụng bài học thời cơ trong Kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trongthời kì đổi mới đất nước

Trang 6

NỘI DUNG

1 Một số vấn đề chung về bồi dưỡng HSG Lịch sử ở trường THPT chuyên

1.1 Chức năng, đặc điểm bộ môn Lịch sử

Môn lịch sử không chỉ có chức năng nhận thức khoa học mà còn có chức năng giáo dục

tư tưởng rất lớn Thông qua việc dạy và học lịch sử phải làm rõ những vấn đề mang tính quyluật về lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại, góp phần quan trọng giáo dục chính trị, bồidưỡng tư tưởng, đạo đức cách mạng, hình thành nhân cách, giáo dục ý thức và đặc biệt làgiáo dục lý tưởng cách mạng và tinh thần phấn đấu cho lý tưởng cách mạng Đối với họcsinh giỏi, học sinh chuyên điều này càng có ý nghĩa quan trọng, bởi đó không chỉ là nguồnđào tạo nhân lực chất lượng cao mà còn có khả năng phát triển thành nhân tài cho đất nước.Một trong những đặc điểm của môn lịch sử là nếu chỉ học thuộc lòng một cách máymóc nội dung của từng sự kiện thì rất dễ quên Cùng với thời gian không ai có đủ khả năng

để nhớ tất cả và nhớ mãi chi tiết của từng sự kiện lịch sử đã học Thực tế ấy đã và đang diễn

ra với tất cả mọi người, không có ngoại lệ Cần có sự đổi mới tư duy nhận thức, tư duy dạy

và học Sử, nhằm khắc phục những quan niệm sai lầm khi cho rằng môn Lịch sử chỉ là “mônhọc thuộc lòng”, “không cần tư duy” Thực tế cho thấy, nếu “không có tư duy” thì rất khó

để “thuộc lòng” và chỉ yêu cầu học sinh học thuộc lòng thì cũng rất vất vả, dẫn đến tâm líchán nản, sợ môn học và tất nhiên hiệu quả thấp, kết quả sẽ không như mong muốn

1.2 Đặc điểm nhận thức của học sinh chuyên và yêu cầu của việc học tập Lịch sử ở trường THPT chuyên

Môn lịch sử là môn học có nhiều cơ hội nhất và có khả năng lớn nhất trong nhiệm vụ

“giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc”, giáo dục và rèn luyện đạo đức con ngườiViệt Nam Do đó, vấn đề bồi dưỡng kiến thức môn lịch sử là nhiệm vụ quan trọng của cáctrường Trung học phổ thông chuyên hiện nay nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức thi đạihọc, cao đẳng và các kì thi chọn học sinh giỏi

Cũng như các môn học khác, mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi của môn Lịch sử là mụctiêu kép, tức là vừa phải thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện của học sinh THPT, vừaphải phát triển năng khiếu về môn học để sau khi vào đại học, các em sẽ trở thành những tàinăng thực sự trong lĩnh vực khoa học lịch sử

Đặc điểm của học sinh chuyên là những học sinh giỏi, xuất sắc ở các trường trung học

cơ sở của địa phương, nhiều em đã dự thi và đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi cáccấp Về cơ bản, học sinh giỏi lớp 11, 12 là những học sinh có tư chất thông minh, năngđộng, sáng tạo có khả năng tự quyết định chứ không phụ thuộc vào người khác Các em là

Trang 7

những người có chính kiến, quan điểm riêng không dễ dàng tiếp nhận một cách máy mócnhững thông tin được truyền thụ một chiều; hơn nữa còn có nhu cầu kiểm tra tính đúng đắncủa các thông tin bằng cách so sánh với những gì đã biết hoặc đối chiếu với những kinhnghiệm và tài liệu khai thác được.

Học sinh giỏi có khả năng cung cấp thông tin cho nhau và giúp đỡ nhau về nội dung vàchương trình học tập, luôn kì vọng vào những kiến thức mà mình tiếp thu được sẽ giúp íchcho mình trong tương lai gần Quan trọng hơn là các em có ý thức cầu tiến, nhiệt tình họctập và luôn muốn vươn lên học tốt Do đó, phương pháp dạy, phương pháp học ở trườngTHPT chuyên phải thay đổi cho phù hợp với đối tượng học sinh

Dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng là quá trình truyền thụ của giáo viên vàtiếp thu kiến thức của học sinh Cho nên, vai trò của người giáo viên lịch sử ở trườngchuyên phải là người hướng dẫn và tổ chức điều khiển học sinh phát triển tư duy lịch sử,nhất là tư duy độc lập, sáng tạo; phải làm cho quá trình học tập của học sinh trở thành quátrình chủ động học tập, tiến dần lên quá trình tự nghiên cứu độc lập Nhiệm vụ tư duy đặt racho học sinh chuyên phần lớn là những vấn đề lịch sử tổng hợp, sâu rộng Vì vậy, học sinhchuyên cần có một khối lượng lớn tri thức đã được thông hiểu và nắm vững, biết vận dụngkiến thức đã học để hiểu biết kiến thức mới và giải quyết được các dạng bài tập lịch sử Nếukhông có sự đam mê, ham muốn hiểu biết, ham muốn học hỏi, tự học, tự tìm tòi và phải biếtsuy nghĩ, biết vận dụng kiến thức đã học để hiểu kiến thức mới thì học sinh không thể nàogiải quyết đựơc các vấn đề được đặt ra trong các bài tập lịch sử Sự nỗ lực t của các em baogồm cả tư duy trí tuệ, động cơ tâm lí, ý thức, thái độ tình cảm Nhưng khi đã giải quyếtđược vấn đề đặt ra học sinh sẽ cảm thấy phấn khởi, hứng thú, say mê hơn với bộ môn; đồngthời có niềm tin vào bản thân và khẳng định ý chí vươn lên trong cuộc sống

Mục tiêu đào tạo của trường THPT chuyên là mục tiêu kép, nhiệm vụ trường chuyênvừa phải thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện để hoàn thiện cho học sinh nền học vấn phổthông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp vừa phải thực hiện sựtác động đúng hướng để phát triển năng khiếu của học sinh về một môn học

Riêng về năng khiếu một môn học, khi mới tuyển vào học trường chuyên thì học sinhmới chỉ là những em có kết quả học tập xuất sắc ở THCS, có khả năng tiềm ẩn một năngkhiếu (chứ chưa chắc đã có năng khiếu) Trong quá trình học ở trường chuyên, nhà trườngphải tiếp tục phát triển để đi tới khẳng định năng khiếu Trên cơ sở đó mà phát triển năngkhiếu của học sinh, giúp các em khi tốt nghiệp trường chuyên phải là những học sinh cónăng khiếu phát triển Mục tiêu lâu dài của trường chuyên là học sinh phải tự đào tạo thànhnhững tài năng ở bậc đại học và sau đại học

Trang 8

Học tập nói chung và học tập lịch sử nói riêng là sự tiếp thu tri thức Tri thức lại hết sứcphong phú và đang tăng lên với tốc độ vô cùng nhanh chóng mà trường chuyên cũng khôngsao truyền thụ hết được Trong khi đó, khả năng hiểu biết và sự mong muốn của con ngườitrong cả cuộc đời là vô tận Cho nên, dạy học ở trường chuyên phải phù hợp với đặc điểmtâm lí và khả năng nhận thức của học sinh năng khiếu, cần thiết phải làm cho quá trình họctập của học sinh trở thành quá trình tự chủ động học tập, tiến dần lên quá trình tự nghiêncứu độc lập Muốn đạt được điều này, vai trò của người thầy là rất lớn, yêu cầu phải hướngdẫn và tổ chức điều khiển học sinh phát triển tư duy lịch sử nhất là tư duy độc lập, sáng tạo.Tóm lại, yêu cầu học tập các bộ môn nói chung ở trường chuyên là rất cao trong đó có

bộ môn Lịch sử nhằm đào tạo những nhân tài tương lai cho đất nước Nắm bắt đựơc yêu cầunày, người giáo viên giảng dạy lịch sử ở trường chuyên phải căn cứ vào mục tiêu đào tạo,đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh chuyên để vạch kế hoạch sư phạm thích hợp,trong đó phải lựa chọn phương pháp giảng dạy, phương tiện dạy học tối ưu nhất góp phầnnâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường chuyên và đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáodục- đào tạo

Muốn vậy, không chỉ đòi hỏi sự nhiệt huyết, yêu nghề mà còn phải là sự chuyên sâu vềkiến thức và có trình độ nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ thầy, cô giáo lịch sử dạy chuyên

1.3 Một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT chuyên

Trong quá trình giảng dạy ở trường THPT và nhất là trường THPT chuyên, chúng tôi đãtiếp cận nhiều phương pháp dạy học và ôn tập khác nhau Các phương pháp đó đều có thể

áp dụng nhưng tất nhiên, tùy vào điều kiện và khả năng của chính mỗi giáo viên, đối tượnghọc sinh và điều kiện của tường trường mà chúng ta phải tự sàng lọc và lựa chọn cho mìnhmột phương pháp phù hợp để áp dụng

Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu những phương pháp dạy và ôn tập của đồng nghiệp đitrước, chúng tôi xác định một số yêu cầu và đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần nângcao hiệu quả công tác bồi dưỡng HSG môn Lịch sử ở trường THPT chuyên như sau:

1.3.1 Tự học, tự nghiên cứu - nhân tố quyết định kết quả học tập

Trước hết, phải xác định động cơ, hứng thú học tập lịch sử cho học sinh Đây là khâu

đầu tiên có tác dụng đột phá trong việc giúp học sinh có sự lựa chọn môn học ngay từ đầunăm học Chính vì vậy, nên trong bài mở đầu của của chương trình năm học, người thầy nêu

ra một số vấn đề trong nội dung học tập, những quyền lợi được hưởng của học sinh tạo rahứng thú học tập, khao khát muốn được biết, kích thích tính tích cực của học sinh, làm chohọc sinh tham gia tích cực vào môn học

Trang 9

Tiếp đó, giáo viên cần nhấn mạnh và giúp học sinh hiểu rõ kết quả các bài thi chủ yếu

là do quá trình tự ôn tập, tự nghiên cứu của các em quyết định, giáo viên chỉ là người định hướng, giúp đỡ Do đó, học sinh cần phải có thái độ và hành vi học tập tích cực, chủ động

tự học, tự nghiên cứu để lĩnh hội kiến thức, phát huy tính sáng tạo trong việc học tập ngay

từ đầu Có như vậy, các em mới biến được các kiến thức trong sách giáo khoa, sách thamkhảo và các kiến thức do thầy cô hướng dẫn thành kiến thức của mình; đồng thời, có khảnăng xử lý thông minh các dạng câu hỏi khác nhau, các yêu cầu khác nhau trong đề thi

Cần thiết, sớm hình thành ở học sinh năng lực tự học và làm bài thi môn Lịch sử Việc

rèn kĩ năng tự học cho học sinh ở các lớp chuyên sử là điều rất cần thiết để thực hiện mụctiêu bộ môn Đó là con đường mà người giáo viên đưa học sinh của mình đến với chân lýkhoa học bằng chính hoạt động của họ Nó giúp học sinh đào sâu, củng cố kiến thức và pháttriển toàn diện cho các em Kĩ năng tự học là công cụ để các em học suốt đời Đó là: kĩ năng

tự làm việc với sách giáo khoa; kĩ năng tự làm việc với tài liệu tham khảo dưới sự hướngdẫn của giáo viên; kĩ năng nghe giảng kết hợp với tự ghi chép; kĩ năng phát hiện vấn đề vàgiải quyết vấn đề; kĩ năng tự kiểm tra đánh giá Vì vậy, khi ôn tập cho học sinh giỏi, chúngtôi rất coi trọng việc hướng dẫn học sinh tự học

Ví như để rèn cho học sinh kĩ năng tự làm việc với tài liệu tham khảo Giáo viên cần

xác định: việc đọc tài liệu tham khảo là yêu cầu bắt buộc vì nội dung ôn tập thường lànhững vấn đề mang tính chất tổng hợp xuyên suốt nhiều bài, thậm chí nhiều chương vớilượng kiến thức vừa rộng vừa sâu hơn so với sách giáo khoa Để có thể giải quyết được cácnhiệm vụ học tập ở trên lớp đòi hỏi học sinh phải nghiên cứu tìm hiểu trước tài liệu thamkhảo Đó là khâu chuẩn bị để học sinh có thể tiến hành trao đổi, thảo luận hay trình bày báocáo trước lớp Để cho việc đọc sách của học sinh không tản mạn, chệch hướng, giáo viêncần hướng dẫn các em chọn sách và phương pháp đọc Đọc sách không đơn thuần là mộtcông việc giải trí đơn giản mà là một hoạt động học tập, nghiên cứu phức tạp Tùy theo mụcđích, yêu cầu cụ thể của từng người mà kế hoạch và phương pháp đọc sách khác nhau Đốivới học sinh, việc nghiên cứu các chương, mục trong sách tham khảo là để hiểu sâu sắc, mởrộng, nâng cao kiến thức đã được học trong sách giáo khoa nhằm giải quyết những bài tập

mà thầy, cô giao cho

Ví dụ khi dạy chuyên đề “Vai trò của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cách mạng

tháng Tám năm 1945”, có thể hướng dẫn các em đọc những tài liệu sau:

1 Trần Bá Đệ, (2001), Lịch sử Việt Nam từ 1885 đến nay, NXB Đại học Quốc gia, Hà

Nội

Trang 10

2 Trịnh Đình Tùng (Chủ biên) (2012), Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử trung học

phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam

3 Phan Ngọc Liên (2008), Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử dân tộc, NXB Chính trị

Quốc gia

Để việc đọc sách có hiệu quả, giáo viên cần nêu rõ yêu cầu và hướng dẫn học sinh cáchđọc cũng như cách ghi chép khi đọc sách: tên tác giả, tên sách, thời gian đọc, nội dung chủyếu của sách, những vấn đề rút ra sau khi đọc sách (những vấn đề liên quan đến bài học, vấn

đề thích nhất, những thắc mắc cần giải quyết )

Ngoài ra, việc rèn luyện cho học sinh các kĩ năng khác như kĩ năng nghe giảng kết hợpvới ghi chép trên lớp, kĩ năng phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, kĩ năng tự kiểm trađánh giá cũng góp phần nâng cao hiệu quả ôn tập cho học sinh giỏi

Năng lực tự học là năng lực tự mình chiếm lĩnh kiến thức lịch sử một cách hiệu quảdưới sự điều khiển hướng dẫn của thầy Muốn như vậy học sinh phải được trang bị những

cơ sở mang tính định hướng Bài thi lịch sử thường đặt dưới dạng câu hỏi, phần lớn đề thi làcâu hỏi lý thuyết Khi biên soạn hệ thống câu hỏi, giáo viên cần chú ý đến nội dung và cách

trình bày câu hỏi Thông thường câu hỏi lý thuyết được kết thúc bằng những từ để hỏi: "như

thế nào?”, “ra sao”?, “là gì”?); hoặc bắt đầu bằng những từ yêu cầu, sai khiến: “Nêu”,

“Trình bày”, “Tóm tắt”, “Khái quát”, “So sánh”, “Tại sao”?, “Vì sao”?, “Giải thích”,

“Phân tích”, “Nhận xét” đôi khi có thêm chữ “Hãy” trước những từ đó Câu hỏi thực

hành thường bắt đầu bằng những từ (Hãy) kẻ bảng , điền vào bảng , lập biểu đồ , vẽ sơ

đồ/đồ thị

Những từ dùng để hỏi quy định mức độ kiến thức, kỹ năng, tức là quy định độ khó củacâu hỏi Có thể phân chia thành ba mức, tương ứng ba bậc mục tiêu nhận thức, ba cấp độkhó khác nhau:

Nhận biết, thể hiện khả năng nhớ, thuộc kiến thức, thường được hỏi bằng các từ: Nêu , Trình bày , Hãy kể

Thông hiểu, thể hiện khả năng phân biệt, so sánh, giải thích, chứng minh, thường được

hỏi bằng các từ: Hãy chứng minh rằng , Vì sao ? Tại sao ? (có khi thay bằng: Hãy trình

bày/giải thích nguyên nhân/ lý do ), Hãy so sánh (có khi thay bằng: Hãy nêu những điểm giống nhau, khác nhau )

Vận dụng (vận dụng thấp và vận dụng cao), thể hiện khả năng tư duy cao hơn, khả năng

đánh giá, phán xét, phân tích tổng hợp có thể vận dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề

Loại câu hỏi này thường dùng các từ Phân tích Nhận xét , Đánh giá Phát biểu ý kiến

Sau cùng, giáo viên lưu ý học sinh rằng: Phân tích đề, phát hiện và giải quyết vấn đề,

Trang 11

xác định đúng yêu cầu của từng câu hỏi là việc làm tối quan trọng, quyết định phươnghướng làm bài đúng, tránh tình trạng lạc đề.

1.3.2 Nắm vững chương trình, đi từ khái quát đến cụ thể và từ cụ thể đến khái quát, đặt ra các yêu cầu cần đạt về kiến thức của từng giai đoạn cụ thể

Đây là việc làm quan trọng vì khái quát hóa sẽ giúp học sinh hình dung được toàn bộchương trình, nắm được kiến thức một cách hệ thống, toàn diện và có khả năng làm các câuhỏi tổng hợp một cách nhanh nhất, linh hoạt nhất

Ví dụ 1: Khi dạy phần lịch sử Việt Nam 1919-1930, trước hết giáo viên giúp học sinh

hiểu được: mốc năm 1919 là tính từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn mốc năm 1930 là

sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Trong giai đoạn này, yêu cầu đặt ra là các em phảinắm được những nội dung chính sau:

Thứ nhất, những tác động của tình hình thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến

cách mạng Việt Nam

Thứ hai, chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp: Hoàn cảnh, nội

dung, tác động kinh tế - xã hội; và những chính sách thống trị về chính trị, văn hóa, giáo dụccủa thực dân Pháp

Thứ ba, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925:

+ Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân từ 1919 đến 1925

+ Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1925

+ Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh từ 1919 đến 1925

Thứ tư, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 đến 1930

+ Phong trào công nhân 1926 - 1929

+ Sự xuất hiện của ba tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ViệtNam Quốc dân đảng, Tân Việt cách mạng đảng

+ Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản

+ Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: hoàn cảnh lịch sử, nội dung, ý nghĩa của Hộinghị thành lập Đảng, ý nghĩa sự ra đời của Đảng; nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiêncủa Đảng

Thứ năm, vai trò của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam từ năm 1919 đến

năm 1930

Trang 12

Ví dụ 2: Sau khi học những nội dung cụ thể của phần lịch sử Việt Nam 1919-1930, giáo

viên cần yêu cầu học sinh rút ra nội dung lớn nhất của giai đoạn lịch sử này và giải thích tạisao có lại có đặc điểm đó?

1.3.3 Ôn tập theo từng chuyên đề cụ thể và chuyên sâu

Đây là việc làm rất cần thiết, bởi học sinh giỏi là những học sinh đã vượt qua các vòngthi ở các cấp nên về cơ bản các em đã có kiến thức nền tương đối vững Vì vậy, giáo viênkhông nên dạy lại theo tiến trình lịch sử hoặc các bài trong sách giáo khoa dễ gây nhàmchán cho học sinh mà nên giúp các em ôn tập dưới dạng các chuyên đề Yêu cầu của cácchuyên đề đưa ra phải đảm bảo là sau khi giải quyết xong các chuyên đề đó, học sinh vừanhớ lại những kiến thức cơ bản nhất, lại vừa có khả năng tổng hợp, khái quát cao hơn và cóthể làm tốt các dạng câu hỏi từ khái quát đến cụ thể của cả giai đoạn

Ví dụ: Khi giúp học sinh ôn tập giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1930, giáo viên

có thể đưa ra các chuyên đề sau:

Chuyên đề 1: Những chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thếgiới thứ nhất

Chuyên đề 2 Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919-1930)

Chuyên đề 3 Các tổ chức yêu nước và cách mạng Việt Nam từ 1919 đến trước 1930.Chuyên đề 4 Nguyễn Ái Quốc và quá trình hoạt động thành lập Đảng Cộng sản ViệtNam (1911- 1930)

Chuyên đề 5 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Với việc phân ra thành các chuyên đề như vậy, sẽ đặt học sinh trước những tình huống

“có vấn đề” ở mức độ nhất định và buộc học sinh phải tư duy, phải huy động kiến thức đãhọc để tổng hợp, định hướng, phân loại xem trong chuyên đề đó bao gồm những nội dung

cụ thể nào, diện mạo của nó ra sao

Tiếp theo, với mỗi chuyên đề, giáo viên đưa ra một hệ thống các câu hỏi cần phải giảiquyết xoay quanh chuyên đề đó, yêu cầu học sinh tự lập dàn ý cho từng câu (với những câuhỏi đơn giản có thể cho học sinh trình bày miệng để kiểm tra mức độ kiến thức của họcsinh) Dựa vào dàn ý học sinh đã lập, giáo viên sẽ biết được những nội dung nào học sinh đãnắm vững, những nội dung nào cần phải bổ sung, chỉnh sửa để giúp học sinh ôn tập Đối vớinhững câu hỏi học sinh đã nắm vững thì cho về nhà tự ôn tập lại; còn đối với những câu hỏihọc sinh còn thiếu sót về kiến thức hoặc yếu về kỹ năng thì giáo viên có thể cho học sinhthảo luận nhóm, trao đổi với nhau để tự thấy những ưu điểm, hạn chế trong bài làm củamình, của bạn và rút kinh nghiệm Cuối cùng, giáo viên nhận xét chung và chốt lại một dàn

Trang 13

ý chính xác, tương đối đầy đủ và hướng dẫn học sinh phương pháp làm cụ thể đối với câuhỏi đó Mỗi học sinh khác nhau sẽ về viết hoàn chỉnh lại các câu hỏi khác nhau (các câuphải viết lại là những câu các em làm chưa tốt ở trên lớp), buổi sau nộp cho giáo viên Khinhận được bài làm ở nhà của học sinh, giáo viên cần chấm, chữa tỉ mỉ từ cách mở bài, cáchkết bài, cách giải quyết vấn đề, từ lời văn đến lỗi chính tả, dung lượng các kiến thức đượcđưa vào…Có như vậy, học sinh mới nhận thấy rõ điểm nào mình cần phát huy, điểm nàomình cần khắc phục để làm tốt hơn các dạng bài tập tương tự và rút kinh nghiệm cho việclàm các bài tập khác

1.3.4 Tổ chức dạy học theo nhóm, phát huy tối đa tính chủ động, năng lực sáng tạo của học sinh

Với phương pháp này, giúp học sinh có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sángtạo trong học tập, đồng thời tăng cường khả năng diễn đạt, tăng kỹ năng hoạt động nhóm…nhằm phát hiện kiến thức mới hoặc phân tích đánh giá sâu hơn về một vấn đề nào đó, hướngđến một nhận thức chung nhất Để phương pháp này đạt hiệu quả cao nhất, người thầy phảichủ động đề xuất hệ thống các câu hỏi, bài tập, các vấn đề để học sinh dựa vào đó thảo luận,phát hiện kiến thức mới hoặc tranh luận để hướng đến những đánh giá, nhận thức vấn đềhoàn chỉnh nhất

1.3.5 Đưa ra nhiều dạng câu hỏi, ở những mức độ khác nhau cho cùng một vấn đề.

Trong quá trình ôn tập, cùng một vấn đề nhưng giáo viên cần đưa ra nhiều dạng câu hỏikhác nhau, với những mức độ yêu cầu khác nhau để rèn cho học sinh có khả năng xử lý linhhoạt các yêu cầu của đề đưa ra Để đạt hiệu quả cao nhất, giáo viên nên đưa ra nhiều dạngbài tập với đủ 4 mức độ từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp đến vận dụng cao cùngxoay quanh một vấn đề

Ví dụ 1: Cùng xoay quanh vấn đề ý nghĩa của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

đầu năm 1930 có thể có đưa ra 3 dạng bài tập (cách hỏi) khác nhau như sau:

Dạng 1: Hỏi trực tiếp:

- Nêu ý nghĩa của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 có ý nghĩa như thế nào

Dạng 2: Hỏi gián tiếp:

- Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam đã hoàn thành quá trình đấutranh từ tự phát sang tự giác ? Hãy nêu ý nghĩa của sự kiện lịch sử đó

- Sự kiện nào đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của khuynh hướng cách mạng vô sảntrước khuynh hướng cách mạng tư sản ở Việt Nam ? Hãy nêu ý nghĩa của sự kiện đó

Trang 14

- Sự kiện nào đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo của cách mạng ViệtNam đầu thế kỷ XX? Hãy trình bày ý nghĩa của sự kiện đó

Dạng 3: Hỏi sâu:

- Phân tích ý nghĩa sự kiện Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930

- Tại sao nói sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930) là một bướcngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

* Dạng 1: Đây là dạng bài tập yêu cầu nhận biết ở mức độ thấp, học sinh chỉ cần dẫn

dắt vào sự kiện Đảng ra đời và đi thẳng vào các ý nghĩa, không cần phân tích

* Dạng 2: Đây là dạng bài tập yêu cầu ở mức độ nhận biết và thông hiểu cao, đòi hỏi

học sinh phải nắm vững kiến thức, hiểu thật kỹ (ý nghĩa sự ra đời của Đảng) Ngoài phần ýnghĩa sách giáo khoa trình bày còn có những ý nghĩa “chìm” học sinh phải ngầm hiểu: Sựkiện Đảng ra đời đã đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam đã hoàn toàn chuyển sang tựgiác; đó cũng là mốc đánh dấu cuộc khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo của cách mạng ViệtNam đầu thế kỷ XX đã được giải quyết và từ đây, giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo trọnvẹn Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930) cũng là mốc đánh dấu sựthắng lợi hoàn toàn của khuynh hướng vô sản trước khuynh hướng tư sản, của giai cấp vôsản trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam trước giai cấp tư sản

Đó cũng là những dấu hiệu để nhận biết sự kiện lịch sử- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.Khi đã tìm ra câu trả lời cho ý đầu tiên thì yêu cầu còn lại (nêu ý nghĩa của sự kiện đó) trởnên đơn giản như cách 1 đã giải quyết

Tuy nhiên, với những câu hỏi dạng này nếu học sinh đi vào trả lời luôn ý nghĩa sự rađời của Đảng thì chắc chắn sẽ bị mất điểm Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với dạng bài tập này

là giáo viên cần hướng dẫn học sinh giải quyết theo hai bước với hai ý rõ ràng để không bịmất điểm một cách đáng tiếc:

Bước 1: Xác định chính xác sự kiện đó (Ví dụ: Sự kiện đánh dấu phong trào công nhân

Việt Nam đã hoàn toàn chuyển từ tự phát sang tự giác là sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam

ra đời (đầu năm 1930) – ý này thường được 0,5 điểm trong bài thi

Bước 2 Nêu ý nghĩa sự ra đời sự kiện đó (ý nghĩa sự ra đời của Đảng).

* Dạng 3: Đây là dạng bài tập yêu cầu phân tích ý nghĩa sự ra đời của Đảng nên không

chỉ nêu ra mà còn phải phân tích, lập luận làm sáng tỏ các ý nghĩa Hoặc đặc biệt là với

dạng bài tập “Tại sao nói sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là bước

ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam?”, giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu rõ khái

niệm “bước ngoặt” và yêu cầu các em phải giải thích rõ từng ý nghĩa bằng cách lấy dẫn

Trang 15

chứng, lập luận trước khi Đảng ra đời và sau khi Đảng ra đời để thấy rõ hai bức tranh khácnhau và đi đến kết luận: Đảng ra đời chính là một bước ngoặt vĩ đại

Ví dụ 2:

- Nêu: Đảng ra đời đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo ở Việt Nam

đầu thế kỷ XX

- Chứng minh

+ Trước khi Đảng ra đời, thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng kiến sự bước lên vũ

đài chính trị nắm quyền lãnh đạo cách mạng của nhiều bộ phận khác nhau như phong kiến(các văn thân sĩ phu trong phong trào Cần Vương), nông dân (Hoàng Hoa Thám), sĩ phu tưsản hóa (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh), tư sản (Việt Nam Quốc dân Đảng)…, nhưng tất

cả đều không đủ khả năng và điều kiện lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến thắng lợi

- Từ khi Đảng ra đời đã xác định rõ giai cấp công nhân Việt Nam với chính đảng củamình là lực lượng lãnh đạo duy nhất có thể đưa cách mạng đến thắng lợi hoàn toàn Từ đây,Đảng Cộng sản trở thành chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam

- Nêu: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị có tính tất yếu đầu tiên cho mọi

thắng lợi của cách mạng Việt Nam sau này

- Chứng minh

+ Trước khi Đảng ra đời, các phong trào đấu tranh yêu nước đều thất bại: phong tràoCần Vương, phong trào nông dân Yên Thế, phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân, khởinghĩa Yên Bái

+ Từ khi có Đảng lãnh đạo, cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác:Cách mạng tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống Pháp năm 1954, kháng chiến chống

Mỹ năm 1975, công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay

1.3.6 Kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Thực tiển dạy học lịch sử ở trường THPT nói chung và trường THPT chuyên nóiriêng cho thấy, trong những năm qua việc kiểm tra, đánh giá theo cách tiếp cận nội dung(chủ yếu kiểm tra kiến thức, kĩ năng) thực chất chúng ta mới đánh giá được năng lực học

tập của học sinh Bởi lẽ, năng lực là tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ cùng những phẩm

chất, năng lực khác Nếu quan niệm năng lực là một dải, thì kiến thức là giai đoạn đầu của dải năng lực, kĩ năng là dải tiếp theo, do đó trong học tập và kiểm tra, đánh giá lịch sử việc

học sinh ghi nhớ kiến thức, trình bày một cuộc kháng chiến, chiến dịch, hay lập bảng niênbiểu mà chúng ta chưa nhấn mạnh vấn đề năng lực vận dụng trong thực tiễn kiểm tra,đánh giá môn Lịch sử

Ngày đăng: 09/03/2020, 12:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Mậu Hãn (1999), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 3, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 3
Tác giả: Lê Mậu Hãn
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 1999
2. Trần Huy Đoàn, Trần Thùy Chi (2015), Hướng dẫn ôn thi, bồi dưỡng học sinh giỏi THPT chuyên đề Lịch sử, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn ôn thi, bồi dưỡng học sinh giỏi THPTchuyên đề Lịch sử
Tác giả: Trần Huy Đoàn, Trần Thùy Chi
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2015
3. Trịnh Đình Tùng (chủ biên) (2012), Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử THPT, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử THPT
Tác giả: Trịnh Đình Tùng (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2012
4. Trường ĐHSP Hà Nội (2017), Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên môn Lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên môn Lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa
Tác giả: Trường ĐHSP Hà Nội
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2017
5. Đường lối đối ngoại Việt Nam www.gistrung.com Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w