1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ văn học qua các tác phẩm thơ cho trẻ 4 5 tuổi

23 306 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,77 MB

Nội dung

Ở trẻ, phần lớn trẻ tiếp thu còn mang tính thụ động, khả năng đọc thơ diễn cảm chưa được chú ý nhiều, sử dụng câu chưa rõ ràng mạch lạc,trẻ ghi nhớ tác phẩm mang tính hình thức chứ chưa

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH OAI

TÊN ĐƠN VỊ: TRƯỜNG MẦM NON THANH CAO

Năm học : 2015 - 2016

Trang 2

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI

TÊN ĐƠN VỊ: TRƯỜNG MẦM NON THANH CAO

Năm học : 2015 – 2016

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Chức vụ, đơn vị công tác : Giáo viên

Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm mầm non

Hệ đào tạo : Từ xa

Khen thưởng : Giáo viên giỏi cấp trường

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

2 Mục tiêu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm 4

3 Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài 5

* Biện pháp 1 Rèn luyện, nâng cao nghệ thuật giảng dạy 6

* Biện pháp 2: Tự rèn luyện nâng cao nhận thức chuyển tải tác

* Biện pháp 3 Tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm thơ theo

* Biện pháp 4 Rèn luyện kĩ năng đọc thơ diễn cảm, kĩ năng sử

* Biện pháp 5.Tuyên truyền, phổ biến kiến thức và phối hợp với

phụ huynh để nâng cao nghệ thuật đọc thơ cho trẻ 16

Trang 5

Ngoài ra, văn học còn giúp trẻ yêu thích hào hứng và có nhu cầu tham gia vào các hoạt động nghệ thuật góp phần phát triển ngôn ngữ của trẻ, dạy trẻ phát âm chính xác các âm tiết của tiếng mẹ đẻ… Ngoài ra, văn học còn giúp trẻ rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc khi tham gia giao tiếp

Trẻ mẫu giáo hầu như chưa biết đọc, biết viết chính vì vậy các em tiếp nhận các tác phẩm văn học thường phải qua trung gian là cô giáo(ở trường) và người lớn ở nhà như: ông, bà, bố mẹ Tác phẩm văn học là một bản nghệ thuật ngôn ngữ nên việc cảm thụ tác phẩm văn học đối với trẻ gặp nhiều khó khăn

Qua hơn 8 năm trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy việc thực hiện dạy trẻ các tác phẩm thơ còn nhiều hạn chế Phương pháp tổ chức các hoạt động dạy thơ của cô còn chưa thật sự đa dạng phong phú, chưa thu hút được sự chú ý của trẻ dẫn đến trẻ hoạt động chưa tích cực và điều quan trọng là trẻ chưa phát huy được tính tích cực sáng tạo của mình

Ở trẻ, phần lớn trẻ tiếp thu còn mang tính thụ động, khả năng đọc thơ diễn cảm chưa được chú ý nhiều, sử dụng câu chưa rõ ràng mạch lạc,trẻ ghi nhớ tác phẩm mang tính hình thức chứ chưa cảm nhận và ghi nhớ sâu được nội dung của tác phẩm

2 Mục tiêu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm:

- Tìm ra nguyên nhân, khắc phục thực trạng trẻ chưa học tốt hoạt động làm quen với tác phẩm thơ

- Nghiên cứu, áp dụng các biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi học tốt hoạt động

làm quen với văn học thể loại thơ

Trang 6

- Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nói chung và chất lượng dạy hoạt động làm quen văn học thể loại thơ nói riêng

3 Phạm vi và đối tượng thực hiện đề tài:

Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 09 năm 2015 đến tháng 04 năm 2016 Đối tượng và địa điểm trẻ: Trẻ 4- 5 tuổi tại lớp B2 khu Thương nhiệp - Trường MN Thanh Cao - Thanh Oai - Hà Nội

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp quan sát: quan sát trẻ đọc thơ diễn cảm để nắm bắt thực trạng, khả năng hoạt động làm quen văn học thể loại thơ của trẻ 4- 5 tuổi tại lớp B2 khu Thương nghiệp - Trường MN Thanh Cao - Thanh Oai - Hà Nội

- Phương pháp đàm thoại: Nhằm nắm bắt khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ

- Phương pháp sử dụng toán thống kê: Sử dụng tính phần trăm của các tiêu chí đánh giá thực trạng trước và sau khi thực hiện đề tài

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Với trẻ mầm non văn học là một phương tiện có hiệu quả mạnh mẽ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ và nó có ảnh hưởng to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ

Ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ rất thích hỏi, thích tìm hiểu về nguồn gốc, về cấu tạo, về cách làm, về sự phát triển của cây cối, con vật, đồ vật có hoặc không có ở gần trẻ.Trẻ hỏi để phát triển tư duy nhưng để trả lời hết những câu hỏi đó thì không phải dễ Rất nhiều truyện, thơ ca đồng dao đã giúp chúng ta giải đáp thắc mắc cho trẻ

Văn học phản ánh thế giới loài vật sinh động, đa dạng, môi trường thiên nhiên với với những điều mới mẻ, hấp dẫn Với phạm vi phản ánh rộng lớn, văn học không chỉ mở rộng hiểu biết của trẻ về thế giới tự nhiên mà còn mở rộng hiểu biết của trẻ về xã hội Niềm tự hào về con người, về đất nước Việt Nam còn được khơi dậy trong trẻ qua các tác phẩm phản ánh phong tục, tập quán, cổ truyền tốt đẹp của dân tộc

Trong quá trình cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học cô giáo giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật Mượn các nhân vật như cô bé, cậu bé, những con vật như gà, vịt, thỏ, gấu, các nhà văn nhà thơ đã gửi đến trẻ những bài học giáo dục đạo đức nhẹ nhàng mà sâu sắc Từ đó bồi dưỡng, vun đắp những tình cảm tốt đẹp là tiền đề của việc xây dựng , hình thành những hành vi đạo đức mang tính chuẩn mực ở trẻ

Trang 7

2 Thực trạng

a Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường đầu tư trang thiết bị đầy đủ

- Bản thân yêu trẻ, có tâm huyết với nghề

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy

- Các cháu trong lớp khỏe mạnh, nhanh nhẹn

b Khó khăn:

- Lớp học có sĩ số đông, nhiều cháu nam hiếu động

- Nhận thức của trẻ không đồng đều

- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới việc chăm sóc giáo dục trẻ

* Số liệu điều tra trước khi thực hiện

- Điều tra 48 trẻ Trong đó có 22 trẻ trai và 26 trẻ gái

- Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát các cháu với những tiêu chí cụ thể như sau:

STT Nội dung Số lượng Mức độ đạt được Tỉ lệ

1 Khả năng chú ý, tích cực tham gia hoạt động 24 50%

5 Khả năng diễn đạt câu rõ ràng, mạch lạc 21 44%

3 Những biện pháp thực hiện

Từ thực tế trên tôi đã đề ra những biện pháp sau:

* Biện pháp 1: Rèn luyện nâng cao nghệ thuật giảng dạy

Tác phẩm thơ chỉ có thể phát huy tác dụng của nó khi giáo viên biết chuyển tải được tư tưởng, cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm thông qua các hình thức nghệ thuật hấp dẫn, phong phú và đa dạng

Để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp, hấp dẫn như hội thi, tham quan đặc biệt chọn các hình ảnh đẹp, sinh động đưa vào giáo án điện tử

Ví dụ: Cho trẻ làm quen bài thơ “Em yêu nhà em” với đoạn thơ:

“Chẳng đâu bằng chính nhà em

Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo

Có nàng gà mái hoa mơ Cục ta cục tác khi vừa để xong

Trang 8

Có bà chuối mật lưng ong

Có ông ngô bắp râu hồng như tơ

Tôi thiết kế một slide với những hình ảnh, màu sắc kết hợp các hiệu ứng sinh động Những chú chim sẻ đang ríu rít hót bên thềm nhà, cô gà mái hoa mơ đang tìm ổ đẻ kêu cục ta cục tác hay những chú cá cờ đang tung tăng bơi lội Khi xem phần trình chiếu này trẻ tỏ ra rất chăm chú

Hay với mỗi bài dạy tôi sử dụng những hình ảnh trực quan sinh đông, sáng tạo, gần gũi với trẻ để thu hút trẻ vào bài thơ

Hình ảnh cô sử dụng mô hình xa bàn cho bài thơ “Hoa kết trái” để dạy trẻ

Trang 9

Hình ảnh giáo viên đóng vai bà trong bài thơ “Quạt cho bà ngủ”

Có những tình huống bất ngờ xảy ra nếu giáo viên biết tận dụng tốt thì hiệu quả của việc tiếp nhận bài thơ của trẻ đạt hiệu quả cao

Ví dụ: Cho trẻ làm quen bài thơ “ Mưa ơi đừng rơi nữa” mà ngoài trời cũng đang mưa, tôi có thể tận dụng tình huống đó cho trẻ quan sát trời mưa và giới thiệu tác phẩm tới trẻ

Với phương trâm “ lấy trẻ làm trung tâm” tôi rất chú ý đến hệ thống câu hỏi trong quá trình đàm thoại Các câu hỏi mang tính gợi mở đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, phát huy năng lực tư duy của mình hồi tưởng lại những sự vật sự việc đã được mô tả Khi trẻ trả lời tôi yêu cầu trẻ nói đủ câu, rõ ràng mạch lạc

Ngoài ra, giáo viên cần đưa ra những câu hỏi giúp trẻ suy nghĩ về nội dung tư tưởng của tác phẩm bằng cách hướng trẻ vào nhân vật chính với những hành động của nhân vật, phát hiện ra phẩm chất, đưa ra nhận xét về nhân vật và xác định thái độ của mình với nhân vật

Ví dụ: Bài thơ “Quạt cho bà ngủ” tôi đặt ra các câu hỏi:

- Khi bà ngủ bạn nhỏ đã làm gì?

- Bà bạn bị làm sao?

- Cháu thấy bạn nhỏ là người như thế nào?

Để hiểu sâu sắc về nội dung tư tưởng của tác phẩm, giáo viên cần cho trẻ học cách biểu thị thái độ của mình đối với nhân vật, dạy trẻ nghệ thuật tự đặt mình vào nhân vật

Ví dụ: - Nếu là bạn nhỏ trong bài thơ cháu có làm như vậy không? Tại sao?

- Cháu sẽ làm như thế nào?

Ở trẻ 4 – 5 tuổi vốn từ của trẻ đã được mở rộng hơn so với độ tuổi trước nhưng vẫn còn nhiều hạn chế Những từ mới, từ khó nếu không được giải thích

sẽ cản trở việc hiểu tác phẩm của trẻ Giải thích từ khó phải ngắn gọn, dễ hiểu, tạo cho trẻ có ấn tượng mạnh mẽ về từ đó, không được tách từ ra khỏi bài thơ

Trang 10

mà phải đảm bảo việc giải thích nằm trong chỉnh thể ngôn ngữ Để giải thích từ khó giáo viên phải chọn từ, hiểu đúng từ và giải thích phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ Khi giải thích từ mới, từ khó cần kết hợp hình ảnh và lời giải thích

Ví dụ: Khi giải thích từ “rung ring trước gió” trong bài thơ “Hoa kết trái” tôi cho trẻ quan sát mô hình cây mận với những cánh hoa đang rung rinh trước gió để trẻ cảm nhận được sự rung chuyển nhẹ nhàng kết hợp giải thích: “rung rinh ” là sự chuyển động nhẹ nhàng khi gió thổi

Giáo viên là nhịp cầu nối giữa tác phẩm và các độc giả nhỏ tuổi Vì vậy giáo viên phải là người đọc đúng, phát âm chuẩn, rõ ràng mạch lạc Nâng cao hơn nữa là đọc diễn cảm Để đọc diễn cảm tôi tìm hiểu, xác định thể loại của bài thơ sắp dạy Từ đó xác định nhịp ngắt, nghỉ trong các câu thơ Tôi thường luyện đọc bằng cách đứng trước gương đọc kết hợp với dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ, giọng điệu, ngữ điệu ngôn ngữ Nhìn qua gương tôi tự nhận xét cử chỉ , điệu bộ nào là phù hợp, cử chỉ nào cần phải chỉnh sửa

Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn theo tổ, khối tôi thể hiện các bài thơ sắp dạy để đồng nghiệp nghe và đóng góp ý kiến

Với mỗi bài thơ giáo viên cần thể hiện được cảm xúc chủ đạo

Ví dụ: Bài “Ảnh Bác” cảm xúc chủ đạo là trang trọng

Bài “Em yêu nhà em” thể hiện cảm xúc trong sáng, êm dịu Bài “Ông mặt trời óng ánh” thể hiện sự vui tươi, dí dỏm

Cảm xúc chủ đạo bao trùm toàn bộ bài thơ nhưng với từng đoạn, từng câu giáo viên phải thể hiện sắc thái, ngữ điệu giọng phù hợp với nội dung

Khi đọc thơ không nên đọc đều đều mà phải biết nhấn vào các từ mang vần hay các từ không mang vần nhưng được lặp đi lặp lại nhiều lần

Ví dụ: Bốn câu đầu của bài thơ “Giữa vòng gió thơm”

“Này chú gà nâu Cãi nhau gì thế?

Này chú vịt bầu Chớ gào ầm ĩ”

“Nâu” và “bầu” là hai từ mang vần cần được nhấn mạnh khi đọc Từ

“Này” ở đầu câu được láy lại cũng đọc nhấn mạnh Câu thứ nhất khi đọc phải nhấn vào từ đầu câu và từ cuối câu Trong câu thứ hai không có từ mang vần hoặc láy lại, các từ đọc như nhau về cường độ nhưng phải thể hiện giọng đối với câu hỏi, từ “thế” ở cuối câu đọc hơi cao giọng hơn một chút Câu thứ ba đọc nhấn vào từ đầu và cuối câu giống như câu thứ nhất Câu thứ tư đọc nhấn vào từ đầu tiên “ Chớ” tỏ ý ngăn cấm

Ngôn ngữ, hình thể, tư thế, nét mặt, cử chỉ của cô giáo luôn gắn với đọc diễn cảm Ngôn ngữ đọc diễn cảm, rõ ràng, mạch lạc, tình cảm hòa quện giữa giọng điệu và sự biểu lộ trên nét mặt, ánh mắt, phong thái tự nhiên của cô giáo

sẽ làm hiện lên trong óc trẻ những hình ảnh sáng tỏ.Vì vậy khi đọc thơ tôi rất chú ý tới điều này

Trang 11

Trước đối tượng là trẻ em giáo viên phải hết sức khéo léo trong việc sử dụng cử chỉ, nét mặt để trẻ không bị phân tán bới các yếu tố bên ngoài tác phẩm

Ngoài yếu tố ngôn ngữ tôi còn chú ý tới trang phục của mình và cố gắng tạo môi trường giàu chất thẩm mĩ gắn với tác phẩm

Do tính nhịp điệu mà thơ gần gũi với âm nhạc Có những bài thơ đã được phổ nhạc thành bài hát như: “Hoa kết trái”, “Đèn xanh đèn đỏ”, Sau khi cho trẻ làm quen tác phẩm thơ tôi cho trẻ nghe các bài đã được phổ nhạc trẻ rất hứng khởi.Với một số bài thơ tôi có thể ngâm trên nền nhạc Việc kết hợp với âm nhạc để ngâm thơ sẽ làm tăng sức hấp dẫn của những câu thơ, dễ đi vào lòng con trẻ như bài thơ “Chú giải phóng quân”

* Biện pháp 2: Tự rèn luyện nâng cao nhận thức chuyển tải tác phẩm thơ cho trẻ

Việc truyền thụ tác phẩm thơ tới trẻ của giáo viên giữ vai trò quan trọng trong kết quả tiếp nhận tác phẩm của trẻ Để sử dụng các phương pháp, hình thức dạy thơ cho trẻ đạt kết quả như mong muốn trước tiên giáo viên phải là người hiểu trẻ.Vì vậy tôi đã tìm hiểu về đặc điểm tiếp nhận tác phẩm thơ của trẻ

Tiếp nhận tác phẩm thơ của trẻ phụ thuộc vào sự lớn khôn, vào kinh nghiệm sống của trẻ Vì vậy khi tổ chức dạy thơ giáo viên phải chú ý tới mối quan hệ giữa tác phẩm với cuộc sống của trẻ, phải hướng tới quá trình phát triển của chính trẻ Khi xây dựng kế hoạch giảng dạy tôi đã lựa chọn các bài thơ phù hợp với khả năng ngôn ngữ, khả năng hiểu biết về môi trường tự nhiên xã hội của trẻ 4-5 tuổi Các bài thơ tôi lựa chọn không quá ngắn vì nó sẽ hạn chế về nội dung cũng như ngôn từ và cũng không quá dài vì trẻ sẽ khó ghi nhớ tác phẩm Những bài thơ cho trẻ 4-5 tuổi làm quen phạm vi mở rộng, mang tính kế tiếp so với các bài thơ dành cho trẻ 3-4 tuổi

Tiếp nhận tác phẩm của trẻ là tiếp nhận gián tiếp Trẻ 5-6 tuổi chưa thể

tự đọc bằng mặt chữ, trẻ tiếp nhận qua khâu trung gian là cô giáo.Vì vậy việc đọc một tác phẩm diễn cảm, sống động, sáng tạo của cô giáo có ảnh hưởng rất lớn đến sự cảm thụ và việc thể hiện lại tác phẩm của trẻ Để có thể giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong thơ người giáo viên phải biết cảm thụ tác phẩm Sự khác biệt rõ nét giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi là nhịp điệu Muốn xác định đúng nhịp điệu bài thơ cũng như cảm nhận nội dung tác phẩm tôi phải đọc đi đọc lại nhiều lần, tập đọc cho diễn cảm, chuẩn bị hệ thống câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu mang tính gợi mở để kích thích suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của trẻ Trước khi dạy trẻ đọc thơ tôi thường tranh thủ thời gian nghiên cứu tài liệu, tham khảo các bài dạy trên mạng Internet, các băng thơ dành cho trẻ 4-5 tuổi

Trang 12

Hình ảnh giáo viên nghiên cứu tài liệu

Bên cạnh đó tôi thường xuyên trao đổi tọa đàm với đồng nghiệp qua các buổi sinh hoạt chuyên môn theo tổ, khối, qua các buổi dự giờ của đồng nghiệp

để học hỏi kinh nghiệm, tìm tòi đổi mới cách quan sát, đánh giá, tổ chức hoạt động áp dụng vào giảng dạy sáng tạo và phù hợp với lứa tuổi và tình hình thực

tế ở lớp Ngoài ra tôi tích cực tham gia các buổi bồi dưỡng chuyên môn do phòng, nhà trường tổ chức Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy mà bản thân còn nhiều hạn chế, tôi cố gắng chuẩn bị các giáo án điện tử đưa vào bài dạy để bộ phận chuyên môn dự giờ đóng góp ý kiến cũng như thường xuyên dự giờ của đồng nghiệp để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân

Việc tiếp nhận thơ của trẻ còn chịu sự tác động của các yếu tố tâm lý Trẻ

dễ nhạy cảm, dễ xúc động trước tác động bên ngoài Vì vậy khi tổ chức hoạt động, giáo viên cần tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, tự nhiên không áp đặt

* Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm thơ theo hướng tích hợp

Tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm thơ theo hướng tích hợp sẽ tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện, vận dụng những hiểu biết mới vào các hoàn cảnh, tình huống mới góp phần hình thành kĩ năng, thói quen cũng như hình thành cho trẻ kĩ năng thích ứng nhanh với môi trường, phát huy được tính độc lập, chủ động, sáng tạo của trẻ Vì vậy tôi cố gắng lựa chọn các hình thức đa dạng nhằm đạt được kết quả cao trong quá trình cho trẻ làm quen tác phẩm

Ví dụ: Sau khi trẻ được làm quen với bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” tôi cho trẻ củng cố bài thơ qua trò chơi “Hoạt động góc” Tôi cho trẻ nhận vai theo

Ngày đăng: 07/03/2020, 20:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w