1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm phát triển vốn từ cho trẻ 4 5 tuổi trong trong trường mầm non

18 377 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 33,14 KB

Nội dung

Vốn từ là nền móng để phát triển ngôn ngữ, mà ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển trí tuệ của trẻ.. Người ta cho rằng sự phát triển vốn từ của trẻ phụ thuộc phần lớn vào t

Trang 1

Áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi trong trong trường mầm non.

PHẦN 1 - ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Ngôn ngữ là sự sang tạo kỳ diệu của con người Sự tuyệt vời của ngôn ngữ là do ngôn ngữ ngay từ khi hình thành đã trở thành phương tiện giao tiếp cơ bản nhất, hữu hiệu nhất của loài người Hơn thế ngôn ngữ là công cụ để chúng

ta tư duy, là chìa khóa vạn năng thông minh nhất để chúng ta mở kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại

Vốn từ là nền móng để phát triển ngôn ngữ, mà ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển trí tuệ của trẻ

Vốn từ được sử dụng trong lối nói được coi là một phương tiện tác động rất tinh

tế trong hệ thống xây dựng môi trường sư phạm có đinh hướng, bởi trong ngôn ngữ nói không chỉ có thông tin mà còn có cả ý nghĩa tình cảm

Trên con đường tiến lên chủ nghĩa hội, một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa cần tạo ra những con người hoàn thiện về mọi mặt Trong đó phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là một yêu cầu bức thiết cần đưa vào nội dung giáo dục mầm non

Người ta cho rằng sự phát triển vốn từ của trẻ phụ thuộc phần lớn vào tính tích

cự nói của cô giáo, cha mẹ và những người xung quanh “ hãy thường xuyên nói với trẻ càng nhiều càng tốt”

Trong trường mầm non các cô giáo còn quan tâm đến việc trẻ nói như thế nào?

Có biết giao tiếp hay không? Có biết tìm đúng từ để thể hiện nhu cầu mong muốn, suy nghĩ của mình không?

Trẻ 4 tuổi ngôn ngữ đã phát triển phong phú Tuy vậy cần quan tâm tiếp xúc, trò chuyện…để làm tăng thêm vốn từ và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ Nhằm mở rộng, phát triển vốn từ cho trẻ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi

Dạy cho trẻ biết ghép các danh từ, động từ, tính từ theo câu hoàn chỉnh

2 Đối tượng nghiên cứu:

Trẻ 4 tuổi lớp nhỡ 4 trường mầm non Tràng An

3 Đối tượng khảo sát thực nghiệm:

Trẻ 4 tuổi lớp nhỡ 4 trường mầm non Tràng An

Trang 2

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp trò chuyện

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp trò chơi

5 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu

Vì thời gian nghiên cứu không nhiều Rất mong sự đóng góp của Ban giám hiệu, hội đồng thi đua của nhà trường để tôi có được những biện pháp hoàn thiện hơn, thiết thực hơn

PHẦN 2- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2 1 Cơ sở lý luận

Trẻ mẫu giáo có nhu cầu rất lớn về mặt nhận thức, trẻ khao khát được tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh mình trong đó có ngôn ngữ là công cụ của tư duy

V.I Lê nin nói: “ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”, sống trong xã hội con người luôn luôn phải giao tiếp Khi giao tiếp phải

sử dụng vốn từ để biểu đạt với những người xung quanh

Theo tinh thần đổi mới đã được nêu trong nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục lần thứ III ( 1979 ) để nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ cần phải phát triển vốn từ đặt nền móng đầu tiên hình thành và phát triển ngôn ngữ tạo tiền đề cho trẻ bước vào những lớp cao hơn.Giáo dục mầm non với vị trí là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân mà phát triển vốn từ cho trẻ là hết sức quan trọng, là một hoạt động tân lý mà ở đó có một hoặc nhiều chủ thể cùng tham gia hoạt động mà ngôn ngữ mới hình thành được các chức năng:

 Chức năng giao lưu

 Chức năng truyền đạt, tiếp thu, ghi nhận

 Dựa vào thuyết vùng phát triển của Vưgotski thì các tiền đề của các cơ quan sinh lý, sự phát triển trưởng thành của các cơ quan sinh lý, sự phát triển, trưởng thành và chin muồi của các cơ quan sinh lý là tiền đề của việc phát triển vốn từ cho trẻ:

 Đặc điểm bộ máy phát âm

Trang 3

 Cơ quan thính giác các vùng miền bộ não.

 Vốn từ của những người xung quanh trẻ và môi trường giáo dục là điều kiện để phát triển vốn từ Trẻ giao tiếp với những người xung quanh, học qua bạn, cha mẹ, người thân, thầy cô

 Vốn từ được cấu tạo từ các hệ thống đó là âm thanh, ngữ nghĩa Nó phụ thuộc và các thành tố:

 Phát âm: hệ thống âm thanh của từ

 Ngữ nghĩa: ý nghĩa của từ

 Ngữ pháp: gồm cú pháp ( quy luật mà từ được liên kết trong câu ) và hình thái là cách sử dụng các quy luật ngữ pháp để biểu đạt

 Tình hình sử dụng vốn từ gắn với thực tiễn và thực tế giao tiếp.Phát triển vốn từ cho trẻ trong giờ hoạt động “ Tìm hiểu khám phá ” là hết sức thuận lợi Bằng vốn từ của mình trẻ sẽ biểu đạt những gì mình muốn nói và giúp trẻ tích cực tham gia các hoạt động giao tiếp Đây là thời kì “ Phát cảm về ngôn ngữ”, “ Trẻ lên ba cả nhà tập nói ” Đây là giai đoạn phát triển vốn từ cực nhanh và sau này khi lớn lên khó có giai đoạn nào sánh bằng

Qua hoạt động “Tìm hiểu khám phá” trẻ không chỉ được nói, được phát biểu mà trẻ còn được trải nghiệm, nhờ đó trẻ có thể trả lời được các câu hỏi: Ai? Cái gì? Vì sao?

Vì những cơ sở và lí do trên nên tôi xin bổ sung một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động Tìm hiểu khám phá về môi trường xung quanh

2 2 Cơ sở thực tiễn

* BGH: Được Ban giám hiệu và tổ chuyên môn luôn góp ý tạo điều kiện

về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học giúp tôi có điều kiện thực hiện tốt bộ môn t×m hiÓu kh¸m ph¸ môi trường xung quanh

* Phụ huynh: Nhiều phụ huynh quan tâm, nhiệt tình với việc dạy và học của cô và trẻ Đã có nhiều phụ huynh nhiệt tình ủng hộ những nguyên vật liệu giúp cô giáo tận dụng để cùng trẻ làm đồ dùng phục vụ cho bộ môn tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh

* Trẻ: Khả năng nhận thức của trẻ khá đồng đều, hầu hết đã qua lớp nhà

trẻ và mẫu giáo bé nên đã được làm quen với các hoạt động của bộ môn t×m hiÓu kh¸m ph¸ môi trường xung quanh

Trang 4

* Giáo viên: Giáo viên nhiệt tình, có khả năng sư phạm.

b Khó khăn:

- Khả năng ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, cách phát âm còn chưa được

rõ ràng

- Một số trẻ chưa tập trung, chăm phát biểu ý kiến của mình trong giờ học

- Một số trẻ còn nói ngọng một số từ

Các bài học, trò chơi mở rộng từ vựng, cách hướng dẫn kỹ năng cho trẻ còn mới lạ

2.3 Khảo sát thực tế

Trước khi thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng tìm hiểu khám phá của trẻ lớp mình Kết quả khảo sát như sau

Bảng 1: Kết quả đánh giá giờ hoạt động khám phá của trẻ trước khi làm thực nghiệm (Tổng số trẻ là 52):

STT Nhận thức của trẻ về thế giới xung

quanh

Kết quả

Số lượng Tỷ lệ %

Từ kết quả như trên, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp để hoạt động khám phá môi trường xung quanh đạt hiệu quả cao hơn Từ đó nâng dần khả năng quan sát, so sánh và phân loại cho trẻ, làm phong phú biểu tượng về môi trường xung quanh trong mỗi trẻ

PHẦN 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ

Căn cứ vào lý luận và thực tiễn có một số biện pháp giúp trẻ phát triển vốn thông qua hoạt động khám phá xung quanh nhsau:

1.Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi, tranh ảnh

 Khi tiếp xúc người lớn cần gợi ý cho trẻ nêu tên, đặc điểm, cấu tạo

Trang 5

2 Cô, mẹ và người thân luôn luôn trò chuyện với trẻ.

Hình thành ở trẻ các từ, các khái niệm, các kí hiệu tượng trưng của sự vật, hiện tượng…

Ví dụ: a) Quả chuối màu gì? Quả chuối có hình dáng như thế nào? Quả chuối có vị gì?

b)Con hổ kêu như thế nào?

Con hổ sống ở đâu?

Con hổ thích ăn gì?

c) Trong bức tranh này cô giáo đang làm gì?

Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?

Bác sĩ đang làm gì?

Con gà trống đang làm gì?

 Người lớn cần nêu các câu hỏi để phát triển vốn từ cho trẻ như:

+ Đây là cái gì?

+ Nó có màu gì?

+ Hình dáng nó như thế nào?

+ Nó dùng để làm gì?

 Trong tiết học cô giáo phải tạo tình huống để trẻ phát triển vốn từ…

Ví dụ: a) Hãy nhìn tranh và nói cho cô biết:

Đây là cái gì?

Đây là quả gì?

Đây là con gì?

Trông nó như thế nào?

b) Hãy bắt chước tiếng kêu của một số con vật và một số phương tiện giao thông sau: ô tô, tàu hỏa, xe đạp, xe máy, con hổ, con mèo, con

gà, co chó, con sư tử…

c) Hãy kể tên các loại hoa màu vàng?

Hãy kể tên các loại hoa màu đỏ? v.v

3 Người lớn luôn lắng nghe trẻ phát âm và uốn nắn từ ngữ cho trẻ.

Trang 6

 Khi trẻ phát âm , trả lời câu hỏi thì cô giáo và cha mẹ phải chú ý lắng nghe xem trẻ phát âm chính xác hay chưa, nếu trẻ phát âm còn chưa chính xác, ngọng thì người lớn phải có biện pháp giải thích, sửa sai cho trẻ

4 Cho trẻ tiếp xúc với nhau, với cộng đồng một cách thường xuyên qua tiết học với hình thức như dạo chơi, tham quan.

Cho trẻ chuyền tay nhau vật thật và nêu nhận xét của mình.

 Ví dụ: Giờ hoạt động chung nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi hiểu một số con vật nuôi trong gia đình

I Mục đích:

 Giúp trẻ nhớ tên các con vật nuôi trong gia đình Trẻ nói được đặc điểm, cấu tạo, thức ăn, cách sinh sản của một số con vật quen thuộc

I Nội dung:

 Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng, dung tình huống sư phạm, trò chơi cho trẻ gọi tên các con vật Ghép từ thành câu và khả năng sử dụng từ với tình huống giao tiếp cho đúng

I Chuẩn bị:

 Sa bàn cảnh sân vườn trong gia đình

 Một số con vật mô hình: mèo,chó, gà, lợn, vịt, bò, trâu…

I Tiến hành:

Bước 1: Cho trẻ tiếp xúc với các con vật và gọi tên

 Cho trẻ ngồi thành hình chữ U, đưa các con vật cho trẻ gọi tên

+ Đây là con gì?

+ Nó kêu như thế nào?

Bước 2: Cho trẻ tri giác từng con vật và nêu đặc điểm

Phát cho mỗi trẻ một con vật và hỏi:

+ Đây là con gì?

+ Nó có những bộ phận gì?

Trang 7

+ Màu lông của nó như thế nào?

+ Nó kêu như thế nào?

+ Nó thích ăn gì?

+ Nó đẻ trứng hay đẻ con?

 Cho trẻ so sánh giữa con gà và con chó

+ Giống nhau: Đều là con vật nuôi trong gia đình

+ Khác nhau:

Con gà

Con chó

- Gà có hai chân, lông màu vàng tía

- Gà kêu cục ta cục tác, ò ó o

- Gà ăn thóc

- Gà đẻ trứng

- Chó có bốn chân, lông màu đen

- Chó sủa Gâu! Gâu!

- Chó ăn cơm, thức ăn

- Chó đẻ con

 Trò chơi: Con gì biến mất?

+ Luật chơi; Ai nói sai tên con vật thì hát bài hát tên một con vật

+ Cách chơi: Cô bày các con vật trên bàn ( 5 con khác nhau)

Trẻ gọi tên con vật mà cô cất dần đi

 Trò chơi chiếc túi kì lạ

+ Luật chơi: Ai lấy nhầm con vật phải nhảy lò cò

+ Cách chơi: Cô miêu tả con vật rồi cho trẻ thò tay vào túi lấy con vật đó

mà không nhìn vào túi Lấy xong gọi to tên con vật đó

Bước 3: Luyện tập:

 Cô hướng dẫn trẻ cách chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình

Trang 8

 Củng cố giáo dục:

+ Chúng mình vừa làm quen các con vật nào?

+ Cách chăm sóc con vật đó?

+ Giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ các con vật

5 Cô giáo sử dụng trò chơi trong hoạt động “ Tìm hiểu khám phá "

Đối với trẻ mầm non thì việc '' Chơi mà học, học mà chơi '' sẽ giúp trẻ tiếp thu những kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc nhất Sau thời gian trò chuyện, đàm thoại với cô trẻ được hoạt động, được tham gia vào các trò chơi hứng thú Qua đó, trẻ không chỉ ngồi nghe cô nói và trả lời các câu hỏi của cô mà trẻ còn có cơ hội để bộc lộ các hiểu biết của mình thông qua các trò chơi Ngoài ra trò chơi còn có tác dụng củng cố, bổ sung và phát triển thêm các tri thức mà trẻ vừa lĩnh hội, tái tạo lại

biểu tượng toán học thông qua những hoạt động thực tiễn Do đó trò chơi củng cố trong giờ hoạt động khám phḠlà rất quan trọng.Trò chơi càng phong phú đa dạng bao nhiêu thì các tri thức trẻ lĩnh hội càng sâu sắc và trẻ càng nhớ lâu bấy nhiêu

 Dưới đây là một số trò chơi tôi đã tổ chức và thu được kết quả tốt:

Trò chơi: Chiếc túi kì lạ

I Mục đích: Giúp trẻ phân biệt và rèn phát âm

II Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với các đối tượng qua các giác quan III Chuẩn bị: Các loại đồ chơi hoặc vật thật

IV Cách tiến hành:

 + Lần đầu: Cô cho trẻ nhắm mắt, không nhìn vào túi lấy vật theo yêu cầu của cô ra khỏi túi và phát âm

+ Lần sau: Mức độ chơi bằng cách cô miêu tả vật để trẻ tưởng tượng xem

đó là vật gì? Sau đó trẻ lấy vật theo yêu cầu của cô và gọi tên

+ Lần 1: Cô cho trẻ ngồi vòng cung và hái quả theo yêu cầu của cô, sau

đó trẻ nói tên quả, màu sắc, mùi vị

+ Lần 2: Cô miêu tả rồi yêu cầu trẻ lấy quả theo yêu cầu của cô Sau đó trẻ nói tên, màu sắc, mùi vị

Tranh có hình các phương tiện giao thông

 Cách tiến hành:

Trang 9

+ Cô cho trẻ ngồi hình vòng cung rồi giới thiệu cách chơi:

Cô đưa phương tiện giao thông ra rồi hỏi trẻ: Đây là cái gì? Nó kêu như thế nào?

+ Cô cả lớp, tổ, các nhân bắt chước tiếng kêu của các phương tiện giao thông

+ Cô cho trẻ xếp thành hai tổ thi đua với nhau Lần lượt từng trẻ bật qua 5

ô vòng thể dục để đưa các con thú về rừng Đến đích trẻ nói to tên con thú, tiếng kêu của con thú mà mình vừa chuyển

Kết thúc cô cho trẻ cùng đếm số con vật đã về rừng của hai đội, đội nào nhiều con thú hơn sẽ là đội chiến thắng

* Trò chơi 1: “Bắt cá”

Sử dụng trong các tiết: Một số con vật nuôi trong gia đình (gia cầm, gia súc, vật nuôi nói chung)

 - Chuẩn bị: Cá, bể nước nông, chậu cá

- Cách chơi: Cho trẻ xuống bể bắt cá trong một thời gian là một bản nhạc, bạn nào bắt được nhiều cá hơn thì bạn ấy chiến thắng

- Luật chơi: Thi xem ai bắt được nhiều cá hơn thì bạn ấy chiến thắng

- Nhận xét sau khi chơi: Sau khi trẻ bắt được cá cô hỏi bạn bắt được nhiều cá bí quyết để bắt được cá và cho trẻ quan sát nhận xét con cá vừa bắt được

* Trò chơi 2: “Làm bè trôi trên song”

Sử dụng trong tiết: khám phá khoa học “ vật nổi, vật chìm trong nước”

- Chuẩn bị: Dọc mùng, Que xiên, chậu hoặc bể nước nhỏ

- Cách chơi: Chia làm hai đội, số lượng trẻ ở mỗi đội bằng nhau Chia làm hai vòng:

+ Vòng 1: “Ai khéo hơn ai”

Khi có hiệu lệnh chơi trẻ làm những chiếc bè trong một thời khoản thời gian đội nào làm được nhiều hơn thì đội đó chiến thăng vòng 1 + Vòng 2: “Đội nào nhanh hơn”

Sau khi làm xong bè,hai đội về hai hang và thi đua xem đội nào thả được nhiều bè hơn thì đội đó chiến thắng trong vòng 2

- Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức, đội nào thả đươc nhiều bè hơn thì đội đó dành chiến thắng

Trang 10

* Trò chơi 3: “Hội thi trồng rau” sử dụng trong giờ: Một số loại rau

- Chuẩn bị: Một số loại rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả; 2 luống cây

- Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội, nhiệm vụ của mỗi đội phải chọn loại rau

cô yêu cầu trồng đúng vào luống rau mà cô đã quy định Thời gian chơi là

1 bản nhạc Đội nào trồng được nhiều rau đúng yêu cầu hơn đội đó chiến thắng

- Luật chơi: Đội nào trồng được nhiều rau hơn sẽ dành chiến thắng,s rau trồng sai luống sẽ không được tính

Trên thực tế lớp tôi có đến 40% trẻ phát âm ngọng âm L- N Tôi thấy rằng sau một số lần được các cô sửa sai khi phát âm ngọng âm L- N trẻ thiếu sự tự tin khi giao tiếp với cô do sợ mình sẽ phát âm nhầm Và tôi thiết nghĩ việc trẻ nhỏ phát âm không chính xác (chẳng hạn như: Hoa ly - Hoa ly, Củ cà rốt – Củ cà lốt …) chủ yếu là do co quan phát âm của trẻ chưa linh hoạt, nhạy cảm, trẻ chưa biết cách diều chỉnh hơi thở ngôn ngữ

và giọng nói cho phù hợp với nội dung nói khiến trẻ cũng mất đi sự tự tin trong giao tiếp Vì vậy tôi dã sáng tác một số bài thơ ngắn có tác dụng rất tốt cho việc rèn luyện và phát triển ngôn ngữ của trẻ để trẻ có thể tự tin khi giao tiếp

Nhớ lời cô dạy

Nhớ lời cô dạy

Là bé mầm non

Nói năng thưa gửi

Với người lớn tuổi

Lễ phép dạ thưa

Nói với bạn bè

Là lời thân thiết

Nhớ cô

Năm nay Nam

Lên năm tuổi

Học lớp lớn

Lớp cô Linh

Nam luôn nói

Lên lớp một

Ngày đăng: 04/02/2020, 04:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w