1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI VIỆT NAM

109 182 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI V

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng

NGUYỄN THÚY HẰNG

Hà Nội - 2019

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI VIỆT NAM

Ngành: Tài Chính – Ngân Hàng – Bảo Hiểm Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng

Mã số: 83.40.201

Họ tên học viên: NGUYỄN THÚY HẰNG Người hướng dẫn: PGS.TS Đào Ngọc Tiến

Hà Nội - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép bất kỳ tài liệu nào Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực,

có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn và phát triển từ các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã được công bố, tham khảo các giáo trình, tạp chí chuyên ngành và các trang thông tin điện tử

Học viên

Nguyễn Thúy Hằng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Đào Ngọc Tiến, giáo viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trường Đại Học Ngoại Thương, những người đã cung cấp cho tôi những kiến thức nền tảng quý báu trong suốt những năm học qua

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ tôi trong những lúc khó khăn nhất để hoàn thành luận văn

Do khuôn khổ thời gian nghiên cứu có hạn cũng như do trình độ người viết còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong các thầy,

cô giáo thông cảm và góp ý chân thành để luận văn được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 5

1.1 Lịch sử hình thành và các xu thế chính 5

1.1.1 Khái niệm……… 5

1.1.2 Lịch sử hình thành……… 6

1.1.3 Các xu thế chính……… 9

1.2 Xu thế kỹ thuật số 11

1.2.1 Dữ liệu lớn………11

1.2.2 Internet kết nối vạn vật……… 13

1.2.3 Trí thông minh nhân tạo……… 15

1.3 Một số tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 16

1.3.1 Tác động tới nền kinh tế……… 16

1.3.2 Tác động tới các doanh nghiệp……… 24

1.3.3 Tác động tới người dân……… 33

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNGCÔNG NGHIỆP 4.0 37

2.1 Xu hướng phát triển ngân hàng số 37

2.1.1 Tác động của ngân hàng số đến hoạt động của các ngân hàng……… 37

2.1.2 Kinh nghiệm triển khai ngân hàng số tại một số ngân hàng………… 41

2.2 Xu hướng sử dụng dữ liệu lớn – Big data 46

2.2.1 Một số ứng dụng tiêu biểu của Big Data trong xu hướng phát triển của các ngân hàng……… 46

2.2.2 Triển khai ứng dụng Big Data tại một số ngân hàng……… 54

2.3 Xu hướng sử dụng Internet kết nối vạn vật 56

2.3.1 Một số ứng dụng tiêu biểu của IoT trong xu hướng phát triển của các ngân hàng……… 56

2.3.2 Triển khai ứng dụng Internet kết nối vạn vật tại một số ngân hàng…… 58

2.4 Xu hướng sử dụng trí thông minh nhân tạo 60

2.4.1 Một số ứng dụng tiêu biểu của AI trong xu hướng phát triển của các ngân hàng……… 60

Trang 6

2.4.2 Triển khai ứng dụng AI tại một số ngân hàng……… 63

2.5 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 67

CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI NGÀNH NGÂN HÀNGVIỆT NAM 72

3.1 Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngân hàng Việt Nam 72 3.1.1 Với Ngân hàng nhà nước……… 72

3.1.2 Với các tổ chức tín dụng……… 72

3.2 Cơ hội và thách thức với ngành ngân hàng Việt Nam 80

3.2.1 Cơ hội……… 80

3.2.2 Thách thức……… 82

3.3 Một số kiến nghị để hệ thống ngân hàng phát triển và hòa nhập hiệu quả với CMCN 4.0 88

3.3.1 Với Chính Phủ……… 88

3.3.2 Với Ngân hàng nhà nước……… 88

3.3.3 Với các tổ chức tín dụng……… 90

KẾT LUẬN 97

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 1.1: Hình ảnh về các cuộc cách mạng công nghiệp 6

Hình 1.2 Hình ảnh các xu thế chính của cuộc cách mạng công nghiệp 10

Hình 2.1 Hình minh họa mô hình ngân hàng số 38

Hình 2.2 Chiến lược số của DBS 43

Hình 2.3 Hình ảnh ứng dụng Groceries trên tủ lạnh Samsung 59

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Thống kê tình hình triển khai ngân hàng số đến năm 2018 76

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Số lượng giao dịch trung bình hàng tháng của khách hàng châu Á 39

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ khách hàng của Ngân hàng sử dụng dịch vụ Ngân hàng số 40

Biểu đồ 2.3: Thị trường phân tích dữ liệu lớn 2016 47

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ các dịch vụ tài chính ứng dụng dữ liệu lớn 2016 48

Biểu đồ 2.5: Thiết bị được kết nối IoT trên toàn thế giới từ 2015 - 2025 56

Biểu đồ 2.6: Đầu tư vào trí tuệ nhân tạo và tự động hóa theo ngành năm 2016 – 2019 61

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ các công ty ứng dụng AI năm 2017 62

Biểu đồ 3.1: Số lượng các giao dịch thanh toán qua các kênh điện tử 75

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KH & CN Khoa học và công nghệ

Trang 9

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Luận văn nghiên cứu đề tài: “Một số xu hướng phát triển của ngành ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra với Việt Nam” Trước tiên, bài viết đã nêu ra cái nhìn tổng quan về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những xu thế chính và các tác động của nó đến nền kinh tế, hoạt động của các doanh nghiệp và người dân

Tại chương II, người viết tìm hiểu được tình hình xu hướng phát triển của một

số ngân hàng trên thế giới trong bối cảnh CMCN 4.0 trên một số quốc gia đã phát triển mạnh mẽ.Trên cơ sở đó, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm tiêu biểu cho Việt Nam

Cuối cùng, trên cơ sở nghiên cứu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến xu hướng phát triển ngành ngân hàng, tác giả đã đề xuất những kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng để góp phần xây dựng và phát triển ngành ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ trên toàn cầu

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cho đến nay, thế giới đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) Cuộc CMCN đầu tiên xuất phát từ thế kỉ XVIII khi con người biết dùng hơi nước và máy móc để thay cho sức người, sau đó đến lượt điện - dây chuyền sản xuất và các

mô hình sản xuất quy mô lớn ra đời tạo nên cuộc cách mạng thứ 2 Cuộc cách mạng thứ 3 hình thành khi máy tính ra đời vào những năm 1970, bắt đầu cho một loạt thay đổi về cách con người xử lí thông tin và tự động hóa bằng robot Trong giai đoạn hiện nay, cuộc CMCN 4.0 đang phát triển dựa trên các trụ cột chính là kỹ thuật số, công nghệ sinh học, vật lý Cuộc cách mạng sản xuất mới này được dự đoán sẽ tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và người dân khắp toàn cầu, cũng như làm thay đổi căn bản cách sống, làm việc và sản xuất Ngân hàng cũng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng từ cuộc CMCN này Các ngân hàng đang chứng kiến sự dịch chuyển của thị trường tài chính với sự xuất hiện của nhiều yếu tố mới, gồm cả chủ thể và sản phẩm, dịch vụ và những xu thế mới được tạo ra, những kỳ vọng vào công nghệ như ứng dụng dữ liệu lớn, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, công nghệ in 3D…Dù mới chỉ bắt đầu nhưng cuộc CMCN 4.0 đã đặt tất cả các quốc gia, các lĩnh vực nói chung và Việt Nam nói riêng trước rất nhiều cơ hội và thách thức lớn

Nắm bắt được vấn đề này, với những kiến thức đã tích lũy được trong quá

trình học tập và nghiên cứu, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Một số xu hướng

phát triển của ngành ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra với Việt Nam”

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, trong

đó tài chính - ngân hàng là một trong những khu vực chịu tác động rõ nét nhất với việc hình thành nên những xu thế phát triển mới, nhiều nhà nghiên cứu trong nước

và trên thế giới đã dành sự quan tâm cho vấn đề này Một số công trình có thể khái quát như sau:

Trang 11

+ Nghiên cứu của thế giới:

Trên phạm vi quốc tế, một số bài viết điển hình về xu hướng phát triển mới của ngân hàng được hình thành từ ứng dụng của CMCN 4.0 bao gồm:

Nghiên cứu của tác giả Brett King, “Bank 4.0: Banking Everywhere, Never at

a Bank”, Nhà xuất bản: Marshall Cavendish International, 2018 đã đưa ra hình dung

về ngân hàng trong tương lai dưới sự ảnh hưởng của các công nghệ mới của thế kỷ

21 khi tiền mặt không còn, thẻ đã biến mất và tất cả các dấu tích của hệ thống ngân hàng truyền thống đã được thiết kế lại

Nghiên cứu của tác giả Gaurav Sarma,“What is digital banking”, 2017, đã làm

rõ hơn các tác động, ý nghĩa của việc chuyển đổi ngân hàng số với các ngân hàng thương mại cũng như lợi ích của ngân hàng số đối với các khách hàng

Nghiên cứu của Kumba Sennaar, AI in Banking – An Analysis of America’s

7 Top Banks, 2019 đã chỉ ra các lợi ích của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động ngân hàng và thực trạng triển khai ứng dụng AI tại 7 ngân hàng lớn ở Mỹ

+ Nghiên cứu trong nước:

Tại Việt Nam, hiện nay tài liệu nghiên cứu còn tương đối hạn chế, trong số đó

có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu là:

Nghiên cứu của Phạm Bích Liên, Trần Thị Bình Nguyên (2018) với đề tài

“Phát triển ngân hàng số - kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam” đã làm rõ khái niệm Ngân hàng số và tác động của Ngân hàng số  đến ngân hàng và khách hàng, kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra, đồng thời phân tích thực trạng triển khai Ngân hàng số của các NHTM Việt Nam và đề ra một số giải pháp, khuyến nghị

Nghiên cứu của Lê Vân Chi, Đỗ Tuấn Anh (2018) với đề tài “ Ứng dụng dữ liệu lớn trong hoạt động của Ngân hàng Trung ương” phân tích việc áp dụng Big Data tại một số NHTW trên thế giới, từ đó đưa ra các khuyến nghị cho việc phát triển áp dụng Big Data tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nghiên cứu của Lương Thái Bảo (2018) với bài viết “Công nghệ số và chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng – một khuôn khổ phân tích” đã làm rõ hơn việc tại

Trang 12

sao chuyển đổi số lại xảy ra trong ngành ngân hàng, đưa ra các ví dụ về mô hình ngân hàng nền tảng trong bối cảnh công nghệ tài chính đang là một xu hướng nóng hiện nay

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Đào Thu (2018) với đề tài luận văn thạc sĩ ““Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0: Nghiên cứu trường hợp điển hình tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” đã hệ thống, phân tích, luận giải, làm rõ hơn những vấn đề cơ bản về sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại Đồng thời cũng đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và đề xuất một số kiến nghị phù hợp với điều kiện và khả năng của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nhằm giải quyết những khó khăn, hoàn thiện và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Như vậy, các tài liệu trong và ngoài nước đã có khá nhiều nghiên cứu về sự phát triển ngành ngân hàng trước tác động của cuộc CMCN 4.0 Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ được đề cập ở các khía cạnh với các góc nhìn khác nhau Một

số bài nghiên cứu cũng mới chỉ đề cập về một xu hướng đơn lẻ nào đó ví dụ như phát triển ngân hàng số hoặc ứng dụng công nghệ AI, chưa được xem xét tổng thể ở mức độ toàn hệ thống Vì vậy, vấn đề “Một số xu hướng phát triển của ngành ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra với Việt Nam” đã được tác giả lựa chọn làm đề tài luận văn nghiên cứu

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là tìm hiểu các xu hướng phát triển mới của ngành ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, thực trạng ứng dụng những xu thế này tại các ngân hàng Việt Nam, từ đó đề xuất kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng để góp phần xây dựng ngành ngân hàng phát triển và hòa nhập hiệu quả với cuộc CMCN này Để đạt được mục tiêu nêu trên , luận văn sẽ hướng đến các mục tiêu cụ thể sau:

+ Thứ nhất: Luận văn nghiên cứu tổng quan về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, lịch sử hình thành và phát triển, các xu thế chính của nó

Trang 13

+ Thứ hai: Luận văn nghiên cứu các xu hướng phát triển mới của ngành ngân hàng trên thế giới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

+ Thứ ba: Qua tìm hiểu thực trạng ứng dụng các xu thế phát triển mới tại các ngân hàng Việt Nam, thấy được các cơ hội, thách thức từ đó đề xuất những kiến nghị để ngân hàng Việt Nam hội nhập hiệu quả với cuộc CMCN 4.0

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu mà luận văn hướng đến là các xu hướng phát triển của ngành ngân hàng trong thời gian tới và những cơ hội, thách thức với các ngân hàng Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu từ các báo cáo, tài liệu nghiên cứu đã công bố có liên quan đến xu hướng phát triển của ngành ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra với Việt Nam

- Phương pháp xử lý số liệu: phân tích tổng hợp thống kê các số liệu

6 Kết cấu luận văn

Luận văn có kết cấu gồm 03 chương:

- Chương 1: Tổng quan về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

- Chương 2: Một số xu hướng phát triển của ngành ngân hàng trên thế giới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

- Chương 3: Những vấn đề đặt ra với ngành ngân hàng Việt Nam

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 1.1 Lịch sử hình thành và các xu thế chính

1.1.1 Khái niệm

Từ “cách mạng” có nghĩa là một sự thay đổi đột ngột và căn bản Các cuộc cách mạng trong lịch sử diễn ra khi những công nghệ và cách thức mới trong việc nhận thức thế giới gây ra sự thay đổi sâu sắc trong hệ thống kinh tế và cấu trúc xã hội Lấy lịch sử làm khung tham chiếu, những thay đổi đột ngột này có thể mất nhiều năm để nhìn thấy

Theo định nghĩa tại từ điển Oxford thì Cách mạng công nghiệp là một quá trình thay đổi lớn và căn bản theo hướng tiến bộ trong một lĩnh vực nào đó, ví dụ như cách mạng khoa học-kỹ thuật, cách mạng, cách mạng về tư tưởng, văn hóa Trong đó, cách mạng khoa học kỹ thuật căn bản là: Sự biến đổi căn bản về chất của lực lượng sản xuất trên cơ sở biến khoa học thành yếu tố hàng đầu của sự phát triển sản xuất xã hội, thành lực lượng sản xuất trực tiếp Theo bất cứ cách hiểu nào khác nhau, kể cả cụm danh từ cách mạng công nghiệp được định nghĩa trong từ điển Oxford cũng có cách hiểu tương tự như vậy

Khái niệm Industry 4.0 hay là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (The Fourth Industrial Revolution - FIR) lần đầu tiên được đề cập trong bản Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao được chính phủ Đức thông qua vào năm 2012.Theo GS Klaus Schwab, chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Industry 4.0 (tiếng Đức là Industrie 4.0) là một thuật ngữ bao gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, xu hướng trao đổi dữ liệu, công nghiệp chế tạo và sản xuất thông minh

Nhìn chung, có thể định nghĩa như sau: Cách mạng 4.0 là một thuật ngữ dùng

để chỉ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, là sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thức trong lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học, cùng với quy trình sản xuất thông minh nhằm tạo ra hệ sinh thái kỹ thuật số và biến đổi ngay lập tức ngành công nghiệp, chuỗi giá trị sản xuất và toàn bộ mô hình kinh doanh

Trang 15

1.1.2 Lịch sử hình thành

Trong lịch sử phát triển, nhân loại đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp, các cuộc cách mạng đã trải qua đánh dấu những bước phát triển vượt bậc.Những đặc trưng riêng của từng cuộc cách mạng mang lại những lợi ích cũng như tác động đến kinh tế, chính trị và xã hội của các quốc gia trên thế giới.Mặc dù vậy, sự ra đời của mỗi cuộc cách mạng là tính tất yếu trong sự phát triển của loài người

Các cuộc cách mạng này đánh dấu sự chuyển đổi từ sức mạng cơ bắp sang năng lượng cơ học, tiến triển đến ngày nay, với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó năng lực nhận thức nâng cao đang giúp tăng năng suất con người

Hình 1.1: Hình ảnh về các cuộc cách mạng công nghiệp

Nguồn: ictnews

 Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên xảy ra vào cuối thế kỷ XVIII và

kết thúc vào đầu thế kỷ XIX

Cuộc CMCN lần thứ Nhất được bắt đầu bằng việc xây dựng các tuyến đường sắt và phát minh ra động cơ hơi nước Phát minh này của James Watt, được công bố vào khoảng năm 1775, đã châm ngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ Cuộc CMCN đầu tiên đã mở ra một kỷ

Trang 16

nguyên mới trong lịch sử nhân loại - kỷ nguyên sản xuất cơ khí Cuộc CMCN lần thứ Nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp, chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công), sức nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá Nó khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ khí trên cơ sở khoa học CMCN lần thứ nhất đã thay đổi bộ mặt của các nước tư bản, hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản

 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, diễn ra từ cuối thế kỷ XIX và

đầu thế kỷ XX

Cuộc CMCN lần thứ Hai diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và sản xuất tiêu dùng hàng loạt Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện - cơ khí và sang giai đoạn tự động hoá cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần tuý, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp Công nghiệp hóa thậm chí còn lan rộng hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị Duy Tân, và thâm nhập sâu vào nước Nga, nước đã phát triển bùng nổ vào đầu Thế Chiến I Về tư tưởng kinh tế - xã hội, cuộc cách mạng này tạo ra những tiền đề thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới

 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào những năm 1960

Cuộc CMCN lần thứ 3 với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hoá sản xuất Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân (thập niên

1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990)

Trang 17

Cuộc CMCN lần thứ 3 được thúc đẩy nhờ Cách mạng KH&CN hiện đại So với các cuộc CMCN lần thứ Nhất và lần thứ 2 trước đây chỉ thay thế một phần chức năng lao động chân tay của con người bằng máy móc cơ khí, hoặc tự động hoá một phần, hay tự động hoá cục bộ, thì khác biệt cơ bản nhất của cuộc Cách mạng KH&CN hiện đại là sự thay thế phần lớn và hầu hết chức năng của con người (cả lao động chân tay lẫn trí óc) bằng các thiết bị máy móc tự động hoá hoàn toàn trong quá trình sản xuất nhất định

Cuộc CMCN lần thứ 3 thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của nền sản xuất xã hội đã bảo đảm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng theo hai hướng chủ yếulà thay đổi chức năng và vị trí của con người trong sản xuất trên cơ sở dịch chuyển từ nền tảng điện - cơ khí sang nền tảng cơ - điện tử và cơ - vi điện tử, vàchuyển sang sản xuất trên cơ sở các ngành công nghệ cao - như công nghệ thông tin, công nghệ nano, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới, công nghệ Vũ trụ có tính thân thiện với môi trường

Nếu các cuộc CMCN trước đây góp phần tiết kiệm lao động sống thì cuộc CMCN lần thứ 3 đã tạo điều kiện tiết kiện các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra cùng một khối lượng hàng hoá tiêu dùng Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông - lâm - thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã hội Làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc Cách mạng KH&CN hiện đại đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát sinh của cuộc cách mạng này

Tuy nhiên, cuộc CMCN này cũng để lại những hệ quả tiêu cực , với việc tồn tại của những vũ khí hủy diệt hàng loạt như vũ khí sinh học đến bom nguyên tử, ô nhiễm môi trường với hiệu ứng nhà kính

Tới ngày nay, Cuộc CMCN lần thứ 4 (The Fourth Industrial Revolution) đang được hìnhthành trên nền tảng của CMCN lần thứ 3, đó là cuộc cách mạng số, đã bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỷ trước Cuộc cách mạng này có đặc trưng là sự kết hợp

Trang 18

các công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra một thế giới mà ở trong đó các

hệ thống sản xuất ảo và vật lý trên toàn cầu có thể liên kết với nhau một cách linh hoạt Điều này cho phép việc hoàn toàn tùy biến các sản phẩm và tạo ra các mô hình hoạt động mới

Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ là về máy móc

và hệ thống thông minh và được kết nối Phạm vi của nó rộng lớn hơn nhiều, các làn sóng đột phá trong các lĩnh vực khác nhau xảy ra đồng thời, từ giải mã trình tự gen cho tới công nghệ nano, từ năng lượng tái tạo đến tính toán lượng tử Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự dung hợp giữa các công nghệ này và sự tương tác của chúng trên các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học khiến cuộc cách mạng này về cơ bản khác với những cuộc cách mạng trước đó

Trong cuộc cách mạng này, những công nghệ mới nổi và sự đổi mới trên diện rộng được khuếch tán nhanh hơn và rộng rãi hơn so với những lần trước Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai vẫn chưa đến được với 17% dân số của thế giới – tức ước tính khoảng gần 1,3 tỉ người chưa tiếp cận được với điện Điều này cũng chính xác với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, với hơn một nửa dân số thế giới, 4 tỷ người mà phần lớn đang sống ở những nước đang phát triển, chưa tiếp cận internet Bài học từ cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên vẫn còn giá trị đến ngày nay

đó là mức độ chấp nhận đổi mới công nghệ của một xã hội là nhân tố chính quyết định sự tiến bộ.Chính phủ và các tổ chức công cộng, cũng như khu vực tư nhân, cần phải thực hiện bổn phận của họ, nhưng một điều cũng quan trọng là người dân phải

thấy được những lợi ích lâu dài.(Tổng luận Cuộc CMCN lần thứ 4, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, 2017, tr6)

1.1.3 Các xu thế chính

Theo GS Klaus Schwab, tất cả những sự phát triển và công nghệ mới đều có một đặc điểm chung: đó là tận dụng sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin Tất cả những đổi mới được kích hoạt và được tăng cường nhờ sức mạnh

kỹ thuật số Ví dụ, việc giải mã trình tự gen không thể được thực hiện nếu thiếu tiến

Trang 19

bộ trong sức mạnh tính toán và phân tích dữ liệu.Tương tự vậy, những con rô bốt cao cấp sẽ không tồn tại mà không có trí thông minh nhân tạo, mà trong đó, bản thân trí thông minh nhân tạo lại phần lớn phụ thuộc vào sức mạnh điện toán

Để xác định các xu thế lớn và truyền đạt cái nhìn bao quát về các yếu tố thúc đẩy công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ông đã chia danh sách các yếu tố thành ba nhóm: vật lý, kỹ thuật số và sinh học

Hình 1.2.Hình ảnh các xu thế chính của cuộc cách mạng công nghiệp

Nguồn: TTXVN, weforum

Cả ba đều liên quan chặt chẽ với nhau và với các công nghệ khác để đem lại lợi ích cho nhau dựa vào những khám phá và tiến bộ của từng nhóm

Trang 20

Cốt yếu của kỹ thuật số trong cuộc cách mạng này là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IoT), và dữ liệu lớn (Big Data)

Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu

Cuối cùng là lĩnh vực vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới và công nghệ nano

1.2 Xu thế kỹ thuật số

1.2.1 Dữ liệu lớn

Theo Wikipedia, Big Data là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn

và rất phức tạp đến nỗi những công cụ, ứng dụng xử lí dữ liệu truyền thống không thể xử lý được Tuy nhiên, nếu được trích xuất thành công, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc kinh doanh, nghiên cứu khoa học, dự đoán các dịch bệnh sắp phát sinh và thậm chí là cả việc xác định điều kiện giao thông theo thời gian thực Chính vì thế, những dữ liệu này phải được thu thập, tổ chức, lưu trữ, tìm kiếm, chia sẻ theo một cách khác so với bình thường

Vào năm 2001, nhà phân tích Doug Laney của hãng META Group (bây giờ chính là công ty nghiên cứu Gartner) đã nói rằng những thách thức và cơ hội nằm trong việc tăng trưởng dữ liệu có thể được mô tả bằng ba chiều: tăng về lượng (volume), tăng về vận tốc và tăng về chủng loại

Theo định nghĩa của Gartner: “Big Data là tài sản thông tin, mà những thông tin này có khối lượng dữ liệu lớn, tốc độ cao và dữ liệu đa dạng, đòi hỏi phải có công nghệ mới để xử lý hiệu quả nhằm đưa ra được các quyết định hiệu quả, khám phá được các yếu tố ẩn sâu trong dữ liệu và tối ưu hóa được quá trình xử lý dữ liệu”

Dữ liệu lớn có 5 đặc trưng cơ bản sau: Dung lượng (volume), Tốc độ (velocity), Tính đa dạng (variety), Độ chính xác (veracity), Giá trị thông tin (value)

Trang 21

Hình 1.3 Các đặc trưng cơ bản của Big Data

( Nguồn: vienthongke.vn)

Dung lượng (volume): Dung lượng của Big Data đang tăng lên mạnh mẽ theo thời gian Lợi ích thu được từ việc xử lý một khối lượng lớn dữ liệu chính là điểm thu hút chủ yếu của Big Data, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều khó khăn trong việc tìm

ra những phương pháp, kỹ thuật để xử lý khối lượng dữ liệu này

Tốc độ (velocity): Với sự ra đời của các kỹ thuật, công cụ, ứng dụng lưu trữ, nguồn dữ liệu liên tục được bổ sung với tốc độ nhanh chóng

Tính đa dạng (variety): Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, từ các thiết bị cảm biến, thiết bị di động, qua mạng xã hội… Các kiểu dữ liệu có cấu trúc, bán cấu trúc và không có cấu trúc tồn tại dưới nhiều hình thức bao gồm hình ảnh, âm thanh, video, văn bản…

Độ chính xác (veracity): Một trong những tính chất phức tạp nhất của Big Data Với xu hướng truyền thông xã hội (social media) và mạng xã hội (social network) ngày nay và sự gia tăng mạnh mẽ tính tương tác và chia sẻ của người dùng

di động làm cho bức tranh xác định về độ tin cậy và chính xác của dữ liệu ngày một khó khăn hơn

Trang 22

Giá trị thông tin (value): Tính chất quan trọng nhất của xu hướng công nghệ Big Data Ở đây doanh nghiệp phải hoạch định được những giá trị thông tin hữu ích của Big Data mang lại để giải quyết vấn đề, bài toán hoặc mô hình hoạt động kinh doanh của mình.Có thể nói việc đầu tiên là phải xác định được tính chất giá trị thông tin thì mới nên bắt đầu triển khai Big Data

Hiện nay, nhiều dữ liệu cộng đồng tồn tại lâu hơn bao giờ hết, khả năng hiểu

và quản lý dữ liệu này đang được nâng cao theo thời gian Các chính phủ bắt đầu nhận ra cách thu thập dữ liệu trước đây của họ không còn cần thiết, và có thể chuyển sang công nghệ dữ liệu lớn để tự động hoá các chương trình hiện tại và cung cấp những cách thức mới để phục vụ người dân và khách hàng Tận dụng dữ liệu lớn sẽ cho phép việc ra quyết định tốt hơn và nhanh hơn trong một loạt các ngành công nghiệp và các ứng dụng.Tự động ra quyết định có thể giảm phiền nhiễu cho người dân và cho phép các doanh nghiệp và chính phủ cung cấp các dịch vụ thời gian thực và hỗ trợ tất cả mọi thứ từ các tương tác khách hàng tới hồ sơ thuế và thanh toán tự động

Có rất nhiều rủi ro và cơ hội khi tận dụng dữ liệu lớn để đưa ra quyết định, việc tạo dựng niềm tin trong các dữ liệu và các thuật toán để đưa ra quyết định là rất quan trọng.Mối quan tâm của người dân về quyền riêng tư và thiết lập trách nhiệm trong kinh doanh và cấu trúc pháp lý sẽ yêu cầu điều chỉnh trong suy nghĩ, cũng như hướng dẫn rõ việc sử dụng để ngăn ngừa sao chép và những hậu quả không lường trước được Tận dụng dữ liệu lớn để thay thế các quy trình mà hiện nay đang được thực hiện bằng tay có thể làm công việc lỗi thời, nhưng cũng có thể tạo ra các danh mục công việc và các cơ hội việc làm mới trên thị trường

1.2.2 Internet kết nối vạn vật

Theo định nghĩa của Wikipedia: mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là Mạng lưới thiết bị kết nối Internet viết tắt là IoT (tiếng Anh: Internet of Things) là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây,

Trang 23

công nghệ vi cơ điện tử và Internet Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.

Một trong những cây cầu chính kết nối các ứng dụng vật lý và kỹ thuật số được tạo ra bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là mạng lưới vạn vật kết nối Internet Ở dạng đơn giản nhất, nó có thể được mô tả như một mối quan hệ giữa các

sự vật (các sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, v.v) và con người, thông qua các công nghệ kết nối và các nền tảng khác nhau

Mô hình cơ bản của IoT bao gồm 3 phần:

- Cảm biến và thiết bị truyền động: có nhiệm vụ đọc giá trị từ các cảm biến như âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, … và chuyển thành các tín hiệu điện để giúp cho các thiết bị hiểu và đưa ra những hành động hợp lý

- Kết nối: các tín hiệu đọc được sẽ được truyền tải lên mạng lưới thông qua các phương thức giao tiếp khác nhau như Wifi, Bluetooth, …

- Con người và quy trình: các đầu vào của mạng lưới IoT sẽ được tổng hợp thành một hệ thống bao gồm dữ liệu, con người và các quy trình với mục đích đưa ra quyết định tốt hơn

Kết quả sau cùng sẽ được hiển thị trên trình duyệt web hoặc thiết bị di động của con người

Ngày nay, có hàng tỉ các thiết bị trên thế giới như điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính được kết nối với internet Số lượng này dự kiến sẽ tăng đáng

kể trong vài năm tới, ước tính từ vài tỷ đến hơn một nghìn tỷ thiết bị Điều này sẽ thay đổi hoàn toàn cách thức chúng ta quản lý chuỗi cung ứng bằng cách cho phép chúng ta giám sát và tối ưu hóa tài sản và các hoạt động đến một mức độ rất chi tiết Trong quá trình đó, mạng lưới vạn vật kết nối internet IoT sẽ có những tác động biến đổi trên tất cả các ngành công nghiệp, từ sản xuất đến cơ sở hạ tầng cho tới chăm sóc sức khỏe

Xem xét việc giám sát từ xa là một ứng dụng phổ biến của IoT Bất kỳ một kiện, hay container nào giờ đây cũng có thể được trang bị một thẻ cảm ứng, máy phát hoặc thiết bị nhận dạng tần số sóng vô tuyến cho phép công ty có thể theo dõi

Trang 24

nó đang di chuyển đến đâu trong chuỗi cung ứng – nó hoạt động như thế nào, được

sử dụng như thế nào, vv Tương tự, khách hàng có thể liên tục theo dõi (hầu như là

ở thời gian thực) tiến độ của gói hàng hay tài liệu mà họ đang mong đợi Đối với các công ty đang kinh doanh có chuỗi cung ứng dài và phức tạp, đây là sự đổi mới Trong tương lai gần, những hệ thống giám sát tương tự cũng sẽ được áp dụng trong việc di chuyển và theo dõi con người Tất cả mọi thứ sẽ trở nên thông minh và kết nối với internet, cho phép truyền thông lớn hơn và các dịch vụ dữ liệu theo định hướng mới dựa trên việc nâng cao khả năng phân tích

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, IoT đóng vai trò như là “huyết mạch” của hệ thống AI và Big Data có vai trò như bộ xử lý dữ liệu, nhận về một lượng lớn

dữ liệu, xử lý và đưa ra những quyết định đúng đắn trong mọi trường hợp, cuối cùng, việc kết nối các thiết bị, các quy trình thu thập, xử lý và phản ứng sẽ do IoT đảm nhận

1.2.3 Trí thông minh nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (tên đầy đủ là Artificial Intelligence) trước hết được định nghĩa trên Wikipedia là trí tuệ phát sinh bởi máy móc, đối lập với trí tuệ tự nhiên phát sinh bởi con người và các loài vật.Ngoài ra, AI còn được định nghĩa như một ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông minh AI là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể

tự động hóa các hành vi thông minh như con người Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi v.v…

AI có thể học hỏi từ những tình huống trước đó để cung cấp đầu vào và tự động hóa các quy trình ra quyết định tương lai phức tạp, giúp việc đi đến kết luận cụ thể nhanh hơn và dễ dàng hơn dựa trên dữ liệu và kinh nghiệm quá khứ

Hiện tại, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong đời sống theo hai hướng: Dùng máy tính để bắt chước quá trình xử lý của con người và thiết kế những máy tính thông minh độc lập với cách suy nghĩ của con người

Trang 25

Một số ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong cuộc sống thực tiễn có thể kể đến như: Nhận dạng chữ viết, Nhận dạng tiếng nói, Dịch tự động, Tìm kiếm thông tin, Khai phá dữ liệu và phát triển tri thức, Lái xe tự động, Robot

Trong tương lai, trí tuệ nhân tạo với sự quan tâm và phát triển của các ông lớn trong ngành công nghệ, dự kiến sẽ mở rộng hơn nữa phạm vi ứng dụng sang các lĩnh vực như: Y tế, Xây dựng, Ngân hàng, Công nghệ siêu vi, …

AI hoạt động tốt trong các việc phù hợp hóa mô hình và tự động hoá quy trình, khiến công nghệ phát huy nhiều chức năng trong các tổ chức lớn.Trong tương lai, AI sẽ thay thế một loạt các chức năng do con người thực hiện ngày nay

Nhìn vào độ nhạy cảm của những công việc được tin học hóa nhờ AI và robot, có thể thấynhiều công việc có khả năng cao sẽ bị biến mất vì tự động hóa trong 10-20 năm tới

Nhìn chung, nền tảng kỹ thuật số đã giảm đáng kể các chi phí giao dịch và vận hành phát sinh khi các cá nhân hoặc tổ chức chia sẻ việc sử dụng một tài sản hoặc cung cấp một dịch vụ Mỗi giao dịch giờ đây có thể được chia thành từng phần lợi tức rõ ràng, với lợi ích kinh tế cho các bên liên quan Ngoài ra, khi sử dụng các nền tảng kỹ thuật số, chi phí cận biên của việc sản xuất thêm mỗi sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ có xu hướng về không

1.3 Một số tác động của cách mạng công nghiệp 4.0

1.3.1 Tác động tới nền kinh tế

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có một tác động rất lớn và đa diện tới nền kinh tế toàn cầu, nó khiến cho các nền kinh tế khó có thể thoát khỏi một hiệu ứng riêng lẻ nào.Về cơ bản, cuộc CMCN 4.0 tác động trực tiếp đến đời sống, kinh

tế, xã hội, chính phủ, doanh nghiệp, kinh doanh, tổ chức, cá nhân, an ninh

 Tăng trưởng

Cuộc CMCN 4.0 là cơ hội lớn cho sản xuất công nghiệp với trình độ khoa học

và công nghệ tiên tiến, dự báo sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất và quản lý trên thế giới, tạo ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, hiệu quả sản xuất, thúc đẩy sáng tạo, phát triển, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, tăng

Trang 26

năng suất, tính linh hoạt và hiệu quả, giảm đáng kể các loại chi phí, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, qua đó làm giảm giá cả hàng hóa, dịch vụ và tăng mức độ cạnh tranh sản phẩm

Nền kinh tế thế giới sẽ chuyển sang giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào công nghệ đổi mới và sáng tạo, đó là những động lực không giới hạn, CMCN 4.0 có tiềm năng tạo ra nhiều lợi ích to lớn, nâng cao mức thu nhập toàn cầu, cải thiện chất lượng sống của người dân trên thế giới Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ các sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá cả cạnh tranh hơn Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này cho phép người tiêu dùng được tiếp cận thông tin sản phẩm minh bạch hơn do áp lực duy trì lợi thế cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, nhiều người mua sắm nhiều hơn ở một mức giá thấp hơn, giúp việc tiêu dùng trở nên bền vững hơn

Công nghệ và đổi mới đang ở tại một bước ngoặt và sẽ sớm tạo ra một sự đột biến về năng suất và tăng trưởng kinh tế cao hơn Một số hiệu ứng phân phốicủa nó

có thể ảnh hưởng tích cực tới vốn trên lao động và siết chặt tiền lương và từ đó giảm tiêu thụ

 Sự già hóa dân số

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra cho chúng ta khả năng sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn và năng động hơn Vì thế, chúng ta sẽ phải suy nghĩ lại về các vấn

đề như dân số trong độ tuổi lao động, vấn đề hưu trí và kế hoạch cuộc sống cá nhân Tình trạng già hóa dân số là một thách thức kinh tế bởi vì trừ khi tuổi nghỉ hưu được tăng lên đáng kể để những người già trong xã hội có thể tiếp tục đóng góp cho lực lượng lao động (một yêu cầu cấp báchmang lại nhiều lợi ích kinh tế), dân số trong độ tuổi lao động sẽ giảm xuống cùng lúc khi mà tỷ lệ những người lớn tuổi phụ thuộc tăng lên Khi dân số già đi và có ít người trẻ hơn, sức mua các mặt hàng đắt tiền như nhà cửa, đồ nội thất, ô tô và các thiết bị giảm đi Ngoài ra, dường như

sẽ có ít người phải đối mặt với rủi ro kinh doanh hơn, bởi vì người lao động khi già

đi có xu hướng bảo toàn tài sản mà họ cần để có thể nghỉ hưu thoải mái, hơn là đầu

tư vào việc kinh doanh mới Điều này có phần được cân bằng bởi việc người lao

Trang 27

động nghỉ hưu và giảm số tiền tiết kiệm tích lũy của họ, trong đó tính gộp lại sẽ hạ thấp mức tiết kiệm và tỷ suất đầu tư

Những thói quen và mô hình này đương nhiên có thể thay đổi, bởi vì các xã hội già hóa cũng biến chuyển để thích ứng, nhưng xu hướng chung là một thế giới già hóa được định sẵn là sẽ tăng trưởng chậm hơn, trừ khi cuộc cách mạng công nghệ kích thích tăng trưởng lớn trong năng suất, với khả năng làm việc thông minh hơn chứ không phải làm việc nhiều hơn

 Năng suất

Năng suất là nhân tố quyết định quan trọng nhất cho tăng trưởng dài hạn và nâng cao mức sống, do vậy nếu thiếu nó trong suốt cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì có nghĩa là tăng trưởng kinh tế và mức sống sẽ ít được cải thiện hơn

Trong thập kỷ qua, năng suất trên thế giới (dù được đo như năng suất lao động hay năng suất các nhân tố tổng hợp) vẫn tăng một cách chậm chạp, bất chấp sự tăng trưởng theo cấp số nhân của tiến bộ công nghệ và đầu tư vào đổi mới

Các hàng hóa và dịch vụ sáng tạo được tạo ra trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những chức năng và chất lượng cao hơn đáng kể, hiện đã được lưu thông trên các thị trường mà cơ bản khác với những thị trường chúng ta thường dùng để đo lường Nhiều hàng hóa và dịch vụ mới là “không đối thủ”, có chi phí cận biên bằng không và khai thác các thị trường cạnh tranh cao thông qua các nền tảng kỹ thuật số, tất cả đều dẫn đến mức giá thấp hơn Dưới các điều kiện này, những thống kê truyền thống của chúng ta có thể sẽ thất bại trong việc nắm bắt giá trị tăng thực tế do thặng dư tiêu dùng chưa được phản ánh trong tổng doanh thu hoặc mức lợi nhuận cao hơn

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cơ hội để hợp nhất các nhu cầu chưa được đáp ứng của hàng tỉ người vào nền kinh tế toàn cầu, dẫn đến các nhu cầu tăng thêm cho các sản phẩm và dịch vụ sẵn có, bằng cách trao quyền và kết nối các cá nhân và cộng đồng trên toàn thế giới với nhau Có rất nhiều dịch vụmà người

sử dụng có xu hướng nâng cao hiệu quả và và từ đó tăng năng suất Tuy nhiên, vì về

cơ bản là miễn phí nên chúng mang lại những giá trị không đong đếm được Điều

Trang 28

này tạo ra sự khác biệt giữa giá trị được tạo ra thông qua một dịch vụ cụ thể đối lập với tăng trưởng thường được đo lường dựa trên thống kê quốc gia Nó cũng cho thấy chúng ta đang thực sự sản xuất và tiêu thụ hiệu quả hơn so với những điều mà các chỉ số kinh tế thể hiện

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ làm tăng đáng kể khả năng giải quyết các tác động ngoại biên tiêu cực của chúng ta và trong quá trình đó, sẽ thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng kinh tế Lấy ví dụ khí thải các bon, một tác động ngoại biên tiêu cực cơ bản.Cho đến gần đây, đầu tư xanh chỉ hấp dẫn khi được hưởng trợ cấp lớn từ chính phủ Các tiến bộ công nghệ nhanh chóng về năng lượng tái tạo, tiết kiệm nhiên liệu và dự trữ năng lượng không chỉ làm cho đầu tư trong những lĩnh vực này ngày càng có lợi nhuận, thúc đẩy tăng trưởng GDP, mà còn góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu, một trong những thách thức toàn cầu lớn của thời đại chúng ta

Chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư,

và nó sẽ đòi hỏi các cấu trúc kinh tế và tổ chức hoàn toàn mới để nắm bắt đầy đủ giá trị của nó.Các quy tắc cạnh tranh của các nền kinh tế trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là khác với các giai đoạn trước Để giữ thế cạnh tranh, cả các công ty và quốc gia đều phải đạt tới giới hạn của sự đổi mới trong mọi hình thức, điều đó có nghĩa là các chiến lược tập trung chủ yếu vào việc giảm chi phí sẽ kém hiệu quả hơn so với các chiến lược dựa trên việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với những cách thức sáng tạo hơn Như chúng ta thấy ngày nay, các công ty đã thành lập từ trước đang chịu những áp lực tột cùng gây ra bởi các nhân tố phá vỡ và đổi mới mới nổi từ các ngành công nghiệp và ở cả các nước khác Điều tương tự có thể đúng đối với các quốc gia không nhận ra sự cần thiết phải tập trung xây dựng hệ sinh thái đổi mới một cách phù hợp

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có cả tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời giảm nhẹ một số những thách thức toàn cầu chủ yếu mà tất cả chúng ta phải đối mặt Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhận thức và giải quyết các tác động tiêu cực của nó, đặc biệt là đối với bất bình đẳng, việc làm và thị trường lao động

Trang 29

 Việc làm

Mặc dù công nghệ có những tác động tích cực tiềm năng đối với tăng trưởng kinh tế, nhưng vẫn cần phải chỉ ra các tác động tiêu cực có thể có của nó, ít nhất là trong ngắn hạn, đối với thị trường lao động Đó là hiện tượng các máy tính thay thế cho một số công việc, đặc biệt là kế toán, thủ quỹ và tổng đài viên điện thoại

Cuộc cách mạng công nghệ mới sẽ gây nhiều biến động hơn các cuộc cách mạng công nghệ trước đây đó là: tốc độ (mọi thứ đang diễn ra với một tốc độ nhanh chưa từng có), phạm vi ảnh hưởng và chiều sâu (rất nhiều thay đổi căn bản đang diễn ra đồng thời), và sự biến đổi hoàn toàn của toàn bộ hệ thống) Những công nghệ mới sẽ làm thay đổi đáng kể bản chất của công việc trên tất cả các ngành công nghiệp và ngành nghề Những bất ổn cơ bản sẽ tăng cùng với tốc độ khi sự tự động hóa thay thế cho lao động

Đầu tiên, đó là đột phá công nghệ nhiên liệu và tự động hóa thay thế vốn cho lao động, buộc người lao động phải nghỉ việc hoặc chuyển đổi sang công việc khác Thứ hai, tác động này được đi kèm với một hiệu ứng mà trong đó nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ mới tăng lên và dẫn đến sự ra đời của những ngành nghề, các loại hình kinh doanh và thậm chí các ngành công nghiệp mới

Với sự ra đời nhiều loại hình công việc khác nhau, những công việc có liên quan đến lao động chân tay vận hành cơ học và đòi hỏi tính chính xác được tự động hóa Trong tương lai, công việc của các ngành nghề khác nhau như luật sư, các nhà phân tích tài chính, bác sĩ, nhà báo, kế toán, bảo lãnh bảo hiểm hoặc cán bộ thư viện

có thể được tự động hóa một phần hoặc hoàn toàn

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư dường như tạo ra ít việc làm hơn trong các ngành công nghiệp mới so với các cuộc cách mạng trước Theo ước tính của Chương trình Công nghệ và Việc làm Oxford Martin, chỉ 0,5% lực lượng lao động Mỹ đang làm việc trong các ngành công nghiệp mà thời điểm chuyển giao thế

kỷ vẫn chưa xuất hiện, một tỷ lệ rất thấp so với khoảng 8% việc làm mới được tạo

ra trong các ngành công nghiệp mới từ những năm 1980 và 4,5% việc làm mới được tạo ra trong những năm 1990 Điều này được chứng thực gần đây bởi Tổng cục

Trang 30

Điều tra Kinh tế Mỹ, trong đó đã làm rõ được mối quan hệ giữa công nghệ và tình trạng thất nghiệp Nghiên cứu này cho thấy rằng sự đổi mới thông tin và các công nghệ đột phá có xu hướng nâng cao năng suất bằng cách thay thế người lao động hiện có, hơn là tạo ra các sản phẩm mới cần thêm lao động để sản xuất chúng

Nghiên cứu này kết luận rằng khoảng 47% tổng số việc làm ở Mỹ có nguy cơ

bị tự động hóa, có thể là trong một hoặc hai thập kỷ tiếp theo, được đặc trưng bởi phạm vi rộng lớn của sự suy giảm việc làm với một tốc độ nhanh hơn so với những thay đổi mà thị trường lao động đã trải qua trong các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây Ngoài ra, xu hướng sắp tới là sự phân cực mạnh hơn trong thị trường lao động Việc làm sẽ tăng theo hướng các công việc trí tuệ và sáng tạo có thu nhập cao

và công việc chân tay có thu nhập thấp, nhưng sẽ giảm đáng kể đối với các công việc thường nhật, lặp đi lặp lại có thu nhập trung bình

Sự đơn giản hóa việc làm này có nghĩa là các thuật toán có nhiều khả năng thay thế con người hơn bởi vì người ta có thể giám sát tốt hơn các nhiệm vụ riêng biệt, được xác định rõ, và cũng tạo ra một nền tảng tốt hơn nhờ những dữ liệu chất lượng cao hơn xung quanh nhiệm vụ, do đó mà từ đó các thuật toán có thể được thiết kế để thực hiện các công việc

Trên thực tế, trong đa số các trường hợp, sự kết hợp của các công nghệ kỹ thuật số, vật lý và sinh học sẽ định hướng những thay đổi hiện nay đểnâng cao chất lượng nguồn lao động và nhận thức, có nghĩa là các nhà lãnh đạo cần chuẩn bị lực lượng lao động và phát triển các mô hình giáo giục để có thể làm việc cùng những thiết bị máy móc ngày càng có năng lực, được kết nối và thông minh hơn

 Tác động đối với kỹ năng

Trong tương lai gần, các việc làm có nguy cơ tự động hóa thấp sẽ là những việc làm đòi hỏi kỹ năng xã hội và sáng tạo; đặc biệt, là các việc cần ra quyết định trong tình trạng không chắc chắn và các việc phát triển những ý tưởng mới lạ Tuy nhiên, điều này có thể không kéo dài.Ví dụ như một trong những nghề sáng tạo nhất – nghề viết – và sự ra đời của máy viết tự động Các thuật toán phức tạp có thể sáng tạo nên các bản viết theo bất kỳ phong cách nào phù hợp với những đối tượng cụ

Trang 31

thể Nội dung được máy tạo ralại giống “con người” đến mức mà trong thử nghiệm gần đây thực hiện bởi The New York Times đã chỉ ra rằng khi đọc hai đoạn văn tương tự, người ta không thể phân biệt được đoạn văn nào là do người viết và đoạn văn nào là sản phẩm của rô bốt

Trong một môi trường làm việc phát triển nhanh chóng như vậy, khả năng dự đoán xu hướng việc làm trong tương lai và các nhu cầu về kiến thức và kỹ năng cần thiết để thích ứng trở nên quan trọng hơn hết Các xu hướng này thay đổi theo ngành công nghiệp và vùng địa lý, và vì vậy điều quan trọng là phải hiểu đặc trưng của các ngành công nghiệp và quốc gia

Trong thế tương lai, nhiều việc làm và ngành nghề mới sẽ xuất hiện, không chỉ đượcđịnh hướng bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mà còn do các yếu tố phi kỹ thuật như áp lực dân số, thay đổi địa chính trị và các chuẩn mực xã hội và văn hóa mới Ngày nay, chúng ta không thể lường trước được chính xác những ngành nghề đó là gì nhưng tài năng sẽ là yếu tố sản xuất quan trọng hơn so với vốn

Vì lý do này, nhiều khả năng sự khan hiếm của một lực lượng lao động có tay nghề, chứ không phải khan hiếm vốn sẵn có, sẽ trở thành thách thức đối với sự đổi mới, khả năng cạnh tranh và tăng trưởng

Điều này có thể làm phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt với các phân đoạn tay nghề thấp/lương thấp và tay nghề cao/lương cao, hoặc như nhà văn đồng thời là nhà kinh doanh phần mềm Silicon Valley, Martin Ford, dự đoán một sự xói mòn trong toàn bộ nền tảng của kim tự tháp kỹ năng làm việc, sẽ dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng và căng thẳng xã hội, trừ khi chúng ta chuẩn bị cho những thay đổi này từ ngày hôm nay

Những áp lực này cũng sẽ buộc chúng ra phải xem xét lại những gì chúng ta đang cho là kỹ năng cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Các định nghĩa truyền thống về lao động có kỹ năng dựa vào sự hiện diện của nền giáo dục tiên tiến và chuyên môn hóa, và một tập hợp các năng lực được xác định trong một nghề nghiệp hoặc một lĩnh vực chuyên môn Với tốc độ thay đổi công nghệ đang gia tăng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ đòi hỏi và yêu cầu tập

Trang 32

trung hơn vào năng lực của người lao động để có thể thích ứng liên tục, học tậpcác

kỹ năng và phương pháp tiếp cận mới trong một loạt các bối cảnh

Các tổ chức đòi hỏi một tư duy mới để đáp ứng nhu cầu thu hút tài năng của

họ và để giảm thiểu các hậu quả xã hội không mong muốn

 Tác động đối với các nền kinh tế đang phát triển

Những giai đoạn trước của cuộc cách mạng công nghiệp vẫn chưa chạm tới nhiều người dân trên thế giới, những người vẫn chưa được tiếp cận với điện, nước sạch, vệ sinh môi trường và nhiều thiết bị cơ bản được dùng trong các nền kinh tế tiên tiến Mặc dù vậy, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư chắc chắn sẽ tác động đến các nền kinh tế đang phát triển

Trong những thập kỷ gần đây, mặc dù bất bình đẳng trong các nước có gia tăng, nhưng sự chênh lệch giữa các nước lại giảm đáng kể

Thách thức đối với các nước thu nhập thấp là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư dẫn đến việc các nền kinh tế tiên tiến đưa phần lớn sản xuất toàn cầu trở về với các nguồn lực trong nước, điều này rất có khả năng xảy ra khi việc tiếp cận lao động chi phí thấp không còn là nhân tố cạnh tranh của các doanh nghiệp Khả năng phát triển các khu vực sản xuất mạnh mẽ phục vụ nền kinh tế toàn cầu dựa trên lợi thế chi phí là một phương thức phát triển đã được sử dụng nhiều lần, trong đó cho phép các quốc gia tích lũy vốn, chuyển giao công nghệ và nâng cao thu nhập

Một nguy cơ đi kèm cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự tăng thêm căng thẳng và xung đột xã hội, và tạo ra một thế giới kém gắn kết nhưng nhiều biến động hơn, đặc biệt là cho dù ngày nay con người nhận thức nhiều hơn và nhạy cảm hơn đối với các bất công xã hội và chênh lệch về điều kiện sống giữa các nước khác nhau Trừ khi các nhà lãnh đạo trong khu vực công cũng như tư nhân đảm bảo với người dân rằng họ đang thực hiện các chiến lược đáng tin cậy để cải thiện đời sống của người dân, thì tình trạng bất ổn xã hội, di cư hàng loạt, và chủ nghĩa cực đoan bạo lực vẫn có thể gia tăng, và do đó tạo ra rủi ro cho các quốc gia ở tất cả các giai đoạn phát triển

Trang 33

1.3.2 Tác động tới các doanh nghiệp

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có bốn tác động chính lên doanh nghiệp khắp các ngành, đó là những kỳ vọng của khách hàng đang thay đổi, sản phẩm đang được nâng cao chất lượng nhờ các dữ liệu, giúp tăng những tài sản sinh lời Đồng thời, quan hệ đối tác mới đang được hình thành do các công ty hiểu được tầm quan trọng của những hình thức hợp tác mới, và các mô hình điều hành đang được chuyển đổi thành những mô hình kỹ thuật số mới

Công nghệ làm nền tảng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang có một tác động lớn đến cách các doanh nghiệp được dẫn dắt, thành lập và huy động nguồn lực Ngoài những thay đổi trong các mô hình tăng trưởng, thì thị trường lao động và tương lai của công việc sẽ ảnh hưởng một cách tự nhiên đến tất cả các tổ chức

Một dấu hiệu cụ thể của hiện tượng này là tuổi thọ trung bình của một công ty niêm yết trong danh sách S&P 500 đã sụt giảm ở mức lịch sử từ khoảng 60 xuống còn xấp xỉ 18 Các công nghệ mới nổi, hầu như luôn được hỗ trợ và kích hoạt bởi các tính năng kỹ thuật số, đang gia tăng tốc độ và quy mô của sự thay đổi cho các doanh nghiệp

Điểm chú ý đầu tiên về tác động kinh doanh tạo bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự cần thiết phảitự nhìn vào chính mình như một nhà lãnh đạo kinh doanh và tại các tổ chức của mình, xu hướng này sẽ chỉ đi nhanh hơn, những thay đổi sẽ là cơ bản, và do đó cuộc hành trình này sẽ đòi hỏi một cái nhìn nghiêm khắc và trung thực vào chính năng lực của các tổ chức trong việc hoạt động với sự mau lẹ và nhanh nhạy hơn

Về phía cung, nhiều ngành công nghiệp đang chứng kiến sự xuất hiện của các công nghệ mới giúp sáng tạo nên những cách thức hoàn toàn mới trong việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại và làm phá vỡ đáng kể các chuỗi giá trị hiện có

Công nghệ lưu trữ và điện toán mạng lưới mới trong lĩnh vực năng lượng sẽ đẩy nhanh sự chuyển dịch về phía những nguồn phân cấp nhiều hơn.Việc áp dụng rộng rãi công nghệ in 3D sẽ làm cho phân phối sản xuất và bảo trì phụ tùng dễ dàng hơn và rẻ hơn Thông tin và các tin tức theo thời gian thực cung cấp cái nhìn riêng

Trang 34

biệt về những khách hàng và hiệu suất tài sản mà sẽ giúp mở rộng các xu hướng công nghệ khác

Những công ty truyền thống đang bị cạnh tranh từ những từ đối thủnhanh nhạy

và đầy sáng kiến, những người này tiếp cận các nền tảng kỹ thuật số toàn cầu trong nghiên cứu, phát triển, tiếp thị, bán hàng và phân phối, có thể hất cẳng những công

ty truyền thống trên thị trường nhanh hơn bao giờ hết vì họ có thể cải thiện chất lượng, tốc độ và giá cả của hàng hóa mà họ cung cấp Đây là lý do tại sao nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp xem xét mối đe dọa lớn nhất của họ là đối thủ cạnh tranh vẫn chưa được đánh giá đúng mức

Tuy nhiên, sự rối loạn cạnh tranh sẽ chỉ tới thông qua các doanh nghiệp khởi nghiệp Số hóa cũng cho phép các công ty lớn đang hoạt động trong ngành vượt qua ranh giới công nghiệp bằng cách tận dụng nền tảng khách hàng, cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ của họ Động thái của các công ty viễn thông hướng vào phân khúc chăm sóc sức khỏe và máy móc tự động là những ví dụ cho điều này Kích thước doanh nghiệp có thể vẫn là một lợi thế cạnh tranh nếu được tận dụng một cách thông minh

Sự thay đổi lớn về phía cầu cũng đang gây ra đột phá trong kinh doanh: vì yêu cầu minh bạch cùng sự gắn kết ngày một nhiều hơn của người tiêu dùng và việc có thêm các mô hình mới về hành vi của người tiêu dùng (ngày càng xây dựng dựa trên sự truy cập vào các mạng di động và dữ liệu) đã bắt buộc các công ty thích ứng theo cách họ thiết kế, quảng cáo, và phân phối sản phẩm và dịch vụ hiện có cũng như sản phẩm và dịch vụ mới

Nhìn chung, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với doanh nghiệp giống như là một sự thay đổi không lay chuyển được từ việc số hóa đơn giản, đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba,tới một hình thức đổi mới phức tạp hơn dựa trên sự kết hợp của nhiều công nghệ theo những cách mới

lạ Điều này buộc các công ty phải xem xét lại cách họ làm kinh doanh và sử dụng các hình thức làm việc khác nhau Đối với một số công ty, việc phát triển kinh doanh mới trong những phân khúc liền kề có thể giúp thu được những lợi nhuận mới, trong khi đối với những người khác, đó là xác định xem nên thay đổi các khoản đầu tư nào trong các lĩnh vực hiện có

Trang 35

 Kỳ vọng của khách hàng

Khách hàng, cho dù là những cá nhân hoặc các doanh nghiệp, đang ngày càng giữ vị trí trung tâm trong nền kinh tế kỹ thuật số.Những mong đợi của khách hàng đang được định nghĩa lại dựa trênnhững trải nghiệm.Ví dụ,những trải nghiệm của khách hàng từcông ty Apple không chỉ là về cách mà ta sử dụng sản phẩm mà còn

về bao bì, thương hiệu, mua sắm và các dịch vụ khách hàng Do đó, Apple đang xác định lại những kỳ vọngđó là phảibao gồm sự trải nghiệm sản phẩm của khách hàng Các phương pháp tiếp cận truyền thống giờ đây đang chuyển hướng sangxác định mục tiêu thông qua các tiêu chí kỹ thuật số, nơi mà khách hàng tiềm năng có thể được xác định dựa trên sự sẵn sàng của họ trong chia sẻ dữ liệu và tương tác Khiviệc chuyển đổi tăng tốc từ người sở hữu sang tiếp cận sở hữu (đặc biệt là ở các thành phố), thìviệc xác nhận giá trị sẽ là cần thiết để chia sẻ dữ liệu Ví dụ, đề án chia

sẻ ô tô sẽ đòi hỏi sự tích hợp của thông tin cá nhân và tài chính trênkhắp các công ty hoạt động trong những lĩnh vực tự động hóa, tiện ích, truyền thông và ngân hàng

Chính khả năng khai thác nhiều nguồn dữ liệu từ cá nhân tới nghề nghiệp, từ lối sống đến hành vigiúp cung cấp những hiểu biết sâu sắc về hành trình mua sắm của khách hàng, điều mà chúng ta không thể tưởng tượng được cho đến gần đây Ngày nay, dữ liệu và số liệu cung cấp những hiểu biết quan trọng trong thời gian gần như thực về về nhu cầu và hành vi của khách hàng giúp định hướng các quyết định tiếp thị và bán hàng

Xu hướng này của số hóa là đang hướng về yêu cầu minh bạch hơn, có nghĩa

là nhiều dữ liệu hơn trong chuỗi cung ứng, nhiều dữ liệu hơn trong tầm tay của người tiêu dùng và do đó tạo ra nhiều sự so sánh ngang hàng giữa những người tiêu dùng về hiệu năng của các sản phẩm, thứ giúp chuyển quyền lực cho người tiêu dùng Ví dụ như, các trang web so sánh giá cả khiến việc so sánh giá cả, chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của sản phẩm trở nên dễ dàng Với một cú nhấp chuột hoặc vuốt tay, người tiêu dùng ngay lập tức quay lưng với một thương hiệu, nhà bán lẻ dịch vụ hoặc kỹ thuật số để chuyển sang nơi khác Các công ty không còn có thể trốn tránh trách nhiệm do hoạt động kém Điều này sẽ chỉ được mở rộng

ra trong một thế giới minh bạch hơn

Trang 36

 Những sản phẩm được nâng cao chất lượngnhờ dữ liệu

Những công nghệ mới đang thay đổi cách thức tổ chức nhận thức và quản lý tài sản của các doanh nghiệp, vì các sản phẩm và dịch vụ được cải tiến với năng lực công nghệ kỹ thuật số giúp gia tăng giá trị của chúng

Những vật liệu mới giúp tài sản trở nên lâu bền hơn và dẻo dai hơn,trong khi

dữ liệu và phân tích cũng đang chuyển đổi vai trò của công tác bảo trì Phân tích được cung cấp bởi các cảm biến gắn trên trên tài sản cho phép giám sát liên tục và bảo trì chủ động, và khi làm như vậy, sẽ tối đa hóa việc sử dụng tài sản

Bên cạnh công tác bảo trì, khả năng dự báo hiệu suất của một tài sản cho phép những mô hình kinh doanh mới được thành lập Hiệu suất tài sản có thể được đo và theo dõi qua thời gian, những phân tích đưa ra những hiểu biết về dung sai hoạt động và cung cấp nền tảng cho các sản phẩm gia công mà không phải là sản phẩm cốt lõi hay sản phẩm chiến lượccho tới các nhu cầu của doanh nghiệp Khả năng dự báo hiệu suất của một tài sản cũng mở ra những cơ hội mới cho các dịch vụ định giá Tài sản với hiệu suất đầu vào cao như thang máy hoặc thang cuốn có thể được định giá bằng hiệu suất tài sản, và các nhà cung cấp dịch vụ có thể được thanh toán trên cơ sở hiệu suất thực tế đổi lấy một ngưỡng tương đương 99,5% thời gian hoạt động trong một chu kỳ nhất định

 Đổi mới trong hợp tác

Một thế giới của những trải nghiệm của khách hàng, các dịch vụ dựa trên cơ

sở dữ liệu và hiệu suất tài sản thông qua phân tích đòi hỏi những hình thức hợp tác mới, đặc biệt là với tốc độ đổi mới và phá vỡ như đã thấy Điều này chính xác cho

cả những công ty lâu đời trong ngành cũng như với các doanh nghiệp trẻ, năng động Những doanh nghiệp trước thường thiếu các kỹ năng cụ thể và có độ nhạy cảm thấp hơn trong việc tìm ra nhu cầu của khách hàng, trong khi các doanh nghiệp trẻ lại ít vốn và thiếu dữ liệu phong phú từ các hoạt động sản xuất hoàn thiện Khi các doanh nghiệp chia sẻ nguồn lực thông qua đổi mới hợp tác, giá trị quan trọng có thể được tạo ra cho cả hai bên cũng như cho nền kinh tế

Tuy nhiên, những sự hợp tác như vậy thường vô cùng phức tạp Chúng đòi hỏi phải đầu tư đáng kể từ cả hai bên để phát triển các chiến lược công ty, tìm kiếm đối

Trang 37

tác phù hợp, thiết lập các kênh thông tin liên lạc, sắp xếp các quy trình, và phản ứng linh hoạt khi những điều kiện thay đổi, cả bên trong và bên ngoài công ty Đôi khi,

sự hợp tác như vậy nảy sinh ra các mô hình kinh doanh hoàn toàn mới như đề án chia sẻ xe trong thành phố sẽ giúp các doanh nghiệp từ nhiều ngành công nghiệp hợp tác với nhau để cung cấp một trải nghiệm tích hợp cho khách hàng Tuy nhiên chúng lại gần như là các liên kết yếu nhất trong chuỗi quan hệ đối tác Các công ty cần phải tiến xa hơn ra ngoài các thoả thuận tiếp thị và bán hàng để hiểu làm thế nào để áp dụng các phương pháp tiếp cận hợp tác toàn diện Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ thúc đẩy các công ty suy nghĩ về cách mà thế giới trực tuyến và ngoại tuyến có thể làm việc cùng nhau trong thực tế

 Các mô hình điều hành mới

Tất cả những tác động khác nhau đòi hỏi các công ty phải xem xét lại mô hình hoạt động của họ Theo đó, lập kế hoạch chiến lược đang bị thách thức bởi nhu cầu hoạt động nhanh nhạy hơn của các công ty

Một mô hình hoạt động quan trọng được kích hoạt bởi các hiệu ứng mạng số hóa chính là mô hình nền tảng.Trong khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba chứng kiến sự xuất hiện của các nền tảng kỹ thuật số thuần tuý, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự xuất hiện của các nền tảng toàn cầu kết nối chặt chẽ với thế giới vật chất

Chiến lược nền tảng, cùng với sự cần thiết phải đặt khách hàng là trung tâm hơn và để cải tiến các sản phẩm với dữ liệu, đang chuyển hướng nhiều ngành công nghiệp từ chỗ chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm tiến tới phân phối các dịch vụ Ngày càng nhiều người tiêu dùng trả tiền cho việc cung cấp các dịch vụ cơ bản mà

họ truy cập thông qua một nền tảng kỹ thuật số Ví dụ, ta có thể truy cập kỹ thuật số tới hàng tỉ cuốn sách thông qua Kindle Store của Amazon, có thể nghe hầu như bất

kỳ bài hát nào trên thế giới thông qua phần mềm Spotify, hoặc tham gia một công ty chia sẻ xe hơi, nơi cung cấp các dịch vụ di chuyển mà không cần phải sở hữu những phương tiện này Sự thay đổi đó vô cùng mạnh mẽ và có tính đến các mô hình minh bạch và bền vững hơn khi trao đổi giá trị trong nền kinh tế Nhưng nó cũng tạo ra

Trang 38

những thách thức trong cách chúng ta xác định quyền sở hữu, làm thế nào chúng ta sắp xếp và tham gia vào các nội dung không giới hạn, và sẽ tương tác ra sao với các nền tảng ngày càng mạnh mẽ mà đang cung cấp các dịch vụ này trên quy mô lớn

Các mô hình kinh doanh dựa trên dữ liệu tạo ra những nguồn doanh thu mới từ việc họ có thể tiếp cận các thông tin có giá trị về các khách hàng trong một bối cảnh rộng lớn hơn và ngày càng dựa vào phân tích và phần mềm thông minh để mở khóa

Có rất nhiều ví dụ về các doanh nghiệp xoay chuyển theo hướng những mô hình kinh doanh tập trung vào ứng dụng công nghệ mới để sử dụng năng lượng và nguyên vật liệu hiệu quả hơn, do đó bảo tồn được các nguồn lực, giảm chi phí, và

có một tác động tích cực đối với môi trường

Những biến chuyển này có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ cần phải đầu tư rất nhiều vào những hệ thống ảo và dữ liệu bảo mật để tránh sự tấn công trực tiếp của tội phạm, hoặc những sai sót ngẫu nhiên trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật số Ước tính tổng chi phí hàng năm chống lại các cuộc tấn công mạng ở mức 500 tỷ USD Những kinh nghiệm của các công ty như Sony Pictures, TalkTalk, Target và Barclays cho thấy việc mất kiểm soát dữ liệu nhạy cảm của công ty và khách hàng

có ảnh hưởng tiêu cực tới giá cổ phiếu

Sự xuất hiện của những mô hình hoạt động mới cũng có nghĩa là tài năng và văn hóa phải được xem xét lại theo các yêu cầu kỹ năng mới và sự cần thiết để thu hút và duy trì nguồn vốn nhân lực Vì dữ liệu trở thành trung tâm của việc ra quyết định cũng như các mô hình hoạt động khắp các ngành, nên lực lượng lao động đòi hỏi phải có những kỹ năng mới, trong khi các quy trình cần phải được nâng cấp

Trong một thế giới nơi mà tài năng là nhân tố chi phối của lợi thế chiến lược, bản chất của cơ cấu tổ chức sẽ phải xem xét lại Sự phân cấp linh hoạt, các cách thức mới để đo lường hiệu quả công việc và khuyến khích khen thưởng, những chiến lược mới để thu hút và giữ chân nhân tài, tất cả sẽ trở thành chìa khóa cho sự thành công của tổ chức Khả năng nhanh nhạy cũng sẽ là giải pháp đằng sau động lực làm việc và giao tiếp của nhân viên cũng nhưviệc thiết lập các ưu tiên kinh doanh và quản lý các tài sản vật chất

Trang 39

Các tổ chức thành công sẽ ngày càng chuyển từ cấu trúc phân cấp tới những

mô hình theo mạng lưới và hợp tác Động lực làm việc sẽ ngày càng thực chất, được thúc đẩy bởi mong muốn hợp tác của nhân viên và quản lý công việc với sự chủ động, độc lập và có ý nghĩa Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp sẽ ngày càng được tổ chức thông qua các đội ngũ phân bố trên toàn cầu, những nhân viên làm việc từ xa và các tập thể không ngừng thay đổi, trong đó liên tục trao đổi dữ liệu và thông tin về những công việc hay nhiệm vụ cần thực hiện

 Kết hợp những thế giới kỹ thuật số, vật chất và sinh học

Các công ty có thể kết hợp đa chiều - kỹ thuật số, vật lý và sinh học - thường thành công trong việc cải biến toàn bộ một ngành công nghiệp và các hệ thống liên quan của họ về sản xuất, phân phối và tiêu dùng

Sự phổ biến của những công ty như Grab tại nhiều thành phố bắt đầu với việc cải thiện trải nghiệm khách hàng – người ta có thể theo dõi vị trí của chiếc xe thông qua một thiết bị di động, được cung cấp bản mô tả về đặc điểm chiếc xe và một quá trình thanh toán liền mạch Các trải nghiệm này đã được nâng cao và đi kèm với sản phẩm vật chất bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng các tài sản Trong trường hợp như vậy, những cơ hội số thường không được hiểu chỉ là một mức giá cao hơn hay chi phí thấp hơn mà còn là một sự thay đổi cơ bản trong mô hình kinh doanh

Những mô hình kinh doanh dựa trên sự kết hợp như vậy đã minh họa cho sự kết hợp của các nền tảng kỹ thuật số hiện có được sử dụng để tổ chức lại các mối quan hệ với các tài sản vật chất, đánh dấu một sự thay đổi đáng chú ý từ việc sở hữu

để tiếp cận Trong thị trường của họ, không phải các công ty sở hữu các tài sản, mà là: một người lái xe sở hữu chiếc xe và cho phép chiếc xe sẵn sàng sử dụng Trong

cả hai trường hợp, lợi thế cạnh tranh được xây dựng dựa trên một trải nghiệm tuyệt đối, kết hợp với giảm các chi phí giao dịch và chi phí gián đoạn Ngoài ra, các công

ty này giúp gắn cung và cầu hàng hóa dịch vụ một cách nhanh chóng và thuận tiện, khác hẳn với các mô hình kinh doanh của những công ty truyền thống Cách tiếp cận thị trường này dần dần xóa bỏ ranh giới giữa các ngành công nghiệp Một khi khách hàng đã tin tưởng và tự tin với nền tảng này, các nhà cung cấp kỹ thuật số sẽ

dễ dàng giới thiệu và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khác

Trang 40

Những công nghệ mới gây ra sự phân tách của các ngành công nghiệp cùng các chuỗi giá trị truyền thống, và cũng loại bỏ trung gian phân phối trong các mối quan hệ hiện có giữa doanh nghiệp và khách hàng của họ.Những nhân tố mới có thể nhanh chóng mở rộng quy mô với chi phí thấp hơn nhiều so với các công ty truyền thống, và nhờ các hiệu ứng đã tăng trưởng nhanh chóngtrong lợi nhuận tài chính của mình Sự phát triển của Amazon từ một nơi bán sách cho tới một tập đoàn bán

lẻ với doanh thu hàng tỷ USD một năm cho thấy lòng trung thành của khách hàng, kết hợp với những hiểu biết về sở thích và quá trình thực hiện đáng tin cậy có thể giúp bán các sản phẩm thông qua liên kết nhiều lĩnh vực công nghiệp

Trong hầu hết các ngành công nghiệp, công nghệ kỹ thuật số đã mở ra những phương pháp mới, đột phá trong việc kết hợp các sản phẩm và dịch vụ, và trong quá trình này, đã xoá bỏ ranh giới truyền thống giữa các ngành công nghiệp

Trong lĩnh vực máy móc tự động, giờ đây một chiếc xe hơi chính là một máy tính được gắn bánh xe, với các thiết bị điện tử chiếm khoảng 40% chi phí của một chiếc xe Trong tương lai, khi giá trị chuyển về phía các thiết bị điện tử, thì công nghệ và bản quyền phần mềm có thể có lợi về mặt chiến lược hơn so với sản xuất một chiếc xe thực tế

Ngành tài chính cũng đang trải qua một thời kỳ thay đổi phá vỡ tương tự Các nền tảng ngang hàng P2P hiện đang tháo dỡ các rào cản gia nhập và giảm chi phí

Trong kinh doanh đầu tư, chuyên gia tư vấn tài chính tự động (robo-advisory)

và các ứng dụng tương ứng của chúng sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn và các công

cụ danh mục đầu tư với chi phi chỉ bằng một phần nhỏ của chi phí giao dịch cũ, theo đó đe dọa toàn bộ phân khúc của ngành công nghiệp tài chính hiện hành Các đầu mối phân phối (blockchain) sẽ sớm cách mạng hóa phương thức ngành tài chính hoạt động vì các ứng dụng có thể của nó trong lĩnh vực tài chính tạo

ra cơ hội để giảm chi phí thanh toán và giao dịch và biến đổi cách hoạt động của ngành tài chính Các công nghệ chia sẻ cơ sở dữ liệu có thể sắp xếp hợp lý hoá các hoạt động đa dạng như lưu trữ các tài khoản của khách hàng, thanh toán xuyên biên giới, và thanh toán bù trừ thương mại, cũng như các sản phẩm và dịch vụ không tồn

Ngày đăng: 24/02/2020, 21:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Vân Chi, Đỗ Tuấn Anh, Ứng dụng dữ liệu lớn trong hoạt động của ngân hàng trung ương, Kỷ yếu hội thảo khoa học "Tài chính - ngân hàng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, 2018 2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Đánh giá tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và ột số định hướng hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam, 2016, Hà Nội 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính - ngân hàng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân
3. Nguyễn Công Hoan, Tổng quan về dữ liệu lớn (Big Data), Trung tâm Thông tin Khoa học thống kê (Viện Khoa học thống kê), 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về dữ liệu lớn (Big Data)
4. Nguyễn Việt Trinh , Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Na : trường hợp của Timo với ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Ngoại thương, Hà Nội, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ hội và thách thức trong hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech tại Việt Na : trường hợp của Timo với ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
6. Trung tâm phân tích thông tin,Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư,Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, Hà Nội 2017Tài liệu tham khảo tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
1. Brett King, Bank 4.0: Banking Everywhere, Never at a Bank, NXB: Marshall Cavendish International, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Brett King, "Bank 4.0: Banking Everywhere, Never at a Bank
Nhà XB: NXB: Marshall Cavendish International
2. IDC, Worldwide Semiannual Big Data and Analytics Spending Guide, 2017 3. KLaus Schwab,The Fourth Industrial Revolution, World Economic Forum, 2016 4. Kumba Sennaar , AI in Banking – An Analysis of A erica’s 7 Top Banks, 2019 5. Mckinsey & Company, Asia’s digital banking race: Giving custo ers what they want, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: IDC", Worldwide Semiannual Big Data and Analytics Spending Guide, 2017 "3. KLaus Schwab,"The Fourth Industrial Revolution",World Economic Forum, 2016 4. Kumba Sennaar" , AI in Banking – An Analysis of A erica’s 7 Top Banks, "2019 5. Mckinsey & Company, "Asia’s digital banking race: Giving custo ers what they want
6. Mckinsey & Company, McKinsey Asia Personal Financial Services Survey, 2017 7. Mckinsey & Company, McKinsey Asia Personal Financial Services Survey, 2015 8. PwC, How FinTech is shaping Financial Services, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: McKinsey Asia Personal Financial Services Survey, 2017" 7. Mckinsey & Company, "McKinsey Asia Personal Financial Services Survey, 2015" 8. PwC, "How FinTech is shaping Financial Services
1. Consultancy.uk, How Artificial Intelligence is transforming the banking industry, 2017 tại địa chỉ:https://www.consultancy.uk/news/14017/how-artificial-intelligence-is transforming- the-banking-industry truy cập ngày 19/04/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Consultancy.uk", How Artificial Intelligence is transforming the banking industry
3. Dữ liệu lớn và ứng dụng trong ngành tài chính ngân hàng, 2017 tại địa chỉ: http://ictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2018/01/31/tttt-ky1-t10-2017-min-105515-310118-56.pdf truy cập ngày 18/04/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dữ liệu lớn và ứng dụng trong ngành tài chính ngân hàng
4. Maria Terekhova , JPMorgan takes AI use to the next level, 2017 tại địa chỉ: https://www.businessinsider.com/jpmorgan-takes-ai-use-to-the-next-level-2017-8 truy cập ngày 16/04/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: JPMorgan takes AI use to the next level
5. MasterCard, Introducing Groceries™ by MasterCard on the Samsung Family Hub Refrigerator, 2016 tại địa chỉ:https://newsroom.mastercard.com/videos/introducing-groceries-by-mastercard-on-the-samsung-family-hub-refrigerator/ truy cập ngày 20/03/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Introducing Groceries™ by MasterCard on the Samsung Family Hub Refrigerator
6. Nhà băng chạy đua công nghệ cho mục tiêu ngân hàng số, tại địa chỉ: https://vnexpress.net/kinh-doanh/nha-bang-chay-dua-cong-nghe-cho-muc-tieu-ngan-hang-so-3914625.html truy cập ngày 09/04/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà băng chạy đua công nghệ cho mục tiêu ngân hàng số
7. Nguyễn Việt Trung, Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các tác động đến kinh tế, quân sự và những nguy cơ, thách thức, 2017, tại địa chỉ:http://www.haiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/SKHCN/12/Cong%20nghiep%204.0/CMCN%204.0%20t%C3%A1c%20%C4%91%E1%BB%99ng%20%C4%91%E1%BA%BFn%20kinh%20t%E1%BA%BF,%20qu%C3%A2n%20s%E1%BB%B1.pdf truy cập ngày 10/04/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các tác động đến kinh tế, quân sự và những nguy cơ, thách thức
8. Olanrewaju, The rise of the digital bank, 2014 tại địa chỉ: https://www.mckinsey.com/business-functions/mckinsey-digital/our-insights/the-rise-of-the-digital-bank truy cập ngày 10/03/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The rise of the digital bank
9. Raghav Bharadwaj , AI for Banking in Europe – 3 Current Applications, 2019 tại địa chỉ: https://emerj.com/ai-sector-overviews/ai-for-banking-in-europe-3-currentapplications/ truy cập ngày 15/05/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: AI for Banking in Europe – 3 Current Applications
10. Rodrigues, J. and Speciale, How Central Banks Are Using Big Data to Help Shape Policy, 2017 tại địa chỉ:https://www.bloomberg.com/news/articles/2017-12-18/central-banks-are-turning-to-big-data-to-help-themcraft-policy. truy cập ngày 05/04/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: How Central Banks Are Using Big Data to Help Shape Policy
13. Ứng dụng của big data trong lĩnh vực banking, tại địa chỉ: https://bigdatauni.com/vi/tin-tuc/ung-dung-cua-big-data-trong-linh-vuc-banking-phan-2.html truy cập ngày 19/03/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng của big data trong lĩnh vực banking
14. Vladimir Fedak , Big Data analytics in the banking sector, 2018 tại địa chỉ: https://medium.com/datadriveninvestor/big-data-analytics-in-the-banking-sector-b7cb98d27ed2 truy cập ngày 10/04/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Big Data analytics in the banking sector
2. DBS và Hành trình Chuyển đổi ngân hàng số Gandalf tại địa chỉ: http://www.chuyendoi.so/2018/09/dbs-va-hanh-trinh-chuyen-doi-ngan-hang-so-digital-banking.html truy cập ngày 20/04/2019 Link
5. Quyết định số 488/QĐ-NHNN ngày 27/03/2017 của Thống đốc NHNN v/v ban hành Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin của các Tổ chức tín dụng giai đoạn 2017 – 2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w