1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Các chúa Nguyễn ở Đàng Trong

3 425 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 38,5 KB

Nội dung

Các chúa Nguyễn Đàng Trong Chính quyền chúa Nguyễn Đàng Trong Với ý đồ tách Đàng Trong ra khỏi sự thống trị của nhà Lê - Trịnh, Nguyễn Hoàng và những người nối nghiệp như Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Tần v.v một mặt củng cố việc phòng thủ đất Thuận Quảng, chống lại các cuộc tấn công của quân Trịnh, mặt khác tìm cách mở rộng lãnh thổ xuống phía nam. Từ năm 1611, Nguyễn Hoàng đã cử chủ sự Văn Phong, nhân sự cướp phá biên giới của quân Chăm pa, đánh vào, chiếm đất, đặt thành phủ Phú Yên. Năm 1653, Nguyễn Phúc Tần lại cử tướng đem quân chiếm vùng đất từ nam Phú Yên đến bờ sông Phan Lang, đặt ra hai phủ Thái Khang và Diễn Khánh. Năm 1693, tướng Nguyễn Hữu Kính được cử đem quân chiếm nốt vùng đất còn lại của Chăm pa, vua Bà Tranh bị bắt. Vốn suy nhược từ cuối thế kỉ XV, Chămpa không còn cơ sở và điều kiện để hồi phục và đến đây, hoàn toàn hòa nhập vào Đại Việt. các thế kỉ XVI - XVIII, Chân Lạp ngày càng suy yếu, cư dân thưa thớt. Vùng Thủy Chân Lạp (nay là Nam bộ) tuy xưa kia là trung tâm của nước Phù Nam, vẫn chưa được khai phá bao nhiêu. Trong tình thế chiến tranh với Đàng Ngoài, nhiều dân nghèo bắc Thuận Hóa tìm cách chạy vào Chân Lạp khai hoang lập làng sinh sống. Nhân cơ hội đó, chúa Nguyễn Phúc Nguyên, năm 1620 đã đặt quan hệ thân thiện với vua Chân Lạp là Châychitta và yêu cầu cho phép cư dân Việt được vào Thủy Chân Lạp buôn bán và khai hoang lập làng. Vua Chân Lạp đã chấp thuận. Nhiều làng Việt đã ra đời Mô Xoài, Đồng Nai. Làn sóng di dân Việt tiếp tục tràn vào trong các thập kỉ sau. Giữa thế kỉ XVII, nhà Minh đổ. Trên 5000 quan lại và binh sĩ, cư dân Trung Quốc không chịu theo nhà Thanh, đã dong thuyền vào Nam, cập bến Đà Nẵng, xin chúa Nguyễn cho nhập cư vùng đất Đông Phố (sau là Gia Định). Cùng với di dân Việt, dân "Minh hương” mở rộng dần vùng đất khai hoang ra các nơi phụ cận Sài Gòn lập nên nhiều làng mạc, phố xá. Năm 1688, phó tướng nhà Minh là Hoàng Tiến nổi loạn Mỹ Tho, giết chủ là Dương Ngạn Địch, đắp luỹ, đóng thuyền chiến uy hiếp vua Chân Lạp, chống lại chúa Nguyễn. Nhận lời yêu cầu của vua Chân Lạp, chúa Nguyễn sai tướng đem quân đánh bại bọn Hoàng Tiến và làm chủ đất Đông Phố. Năm 1698, hai dinh Trấn Biên (Biên Hoà), Phiên Trấn (Gia Định) được thành lập, số hộ nông dân đã lên đến hơn 4 vạn. Vào khoảng năm 1680 , một người nhà Minh là Mạc Cửu cùng họ hàng, gia đình chạy sang Phnôm Pênh xin trú ngu. Vua Chân Lạp phong Mạc Cửu làm ốc nha đất Sài Mạt (tây Thủy Chân Lạp). Mạc Cửu mộ thêm di dân Việt đến đây khai phá đất hoang, lập thành làng mạc rồi xin thần phục chúa Nguyễn. Trấn Hà Tiên được thành lập. Tình hình tiếp diễn cho đến năm 1757, cả vùng đất Thủy Chân Lạp hoàn toàn thuộc quyền hành của chúa Nguyễn. - Tổ chức chính quyền: Cho đến giữa thế kì XVIII, họ Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng lớn từ nam dải Hoành Sơn cho đến mũi Cà Mau. Hình thành 12 đơn vị hành chính gọi là dinh: Thuận - Quảng cũ gồm 6 dinh: Bố Chính, Quảng Bình, Lưu Đồn, Cựu (hay Chính dinh cũ), Chính Dinh, Quảng Nam. Vùng đất mới chia thành 6 dinh: Phú Yên, Bình Khang, Bình Thuận, Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ(Vĩnh Long). Ngoài ra có một trấn phụ thuộc: Hà Tiên. Mỗi dinh quản hạt một phủ, dưới phủ có huyện, tổng, xã (hay phường, thuộc) . Riêng dinh Quảng Nam quản 3 phủ: Thăng Hoa, Quảng Ngài, Quy Nhơn. Thủ phủ ban đầu đóng xã Ái Tử thuộc Cựu Dinh, năm 1570 dời vào xã Trà Bát (Triệu Phong - Quảng Trị), năm 1626 dời vào xã Phước Yên, sau đó dời sang Kim Long (đều thuộc Thừa Thiên), cuối cùng vào khoảng năm 1687 dời về Phú Xuân (Huế). Thời Nguyễn Phúc Khoát (1739 - 1765) Phú Xuân được gọi là đô thành. - Năm 1614, Nguyễn Phúc Nguyên lên nối nghiệp Nguyễn Hoàng, quyết định thải hồi các quan lại do nhà Lê cử, cải tổ lại bộ máy chính quyền. Các dinh đều có những ti như nhau: Ti Xá Sai giữ việc giấy tờ, kiện tụng do đô tri và kí lục đứng đầu. Ti Tướng thần lại coi việc thu thuế và phát lương cho quân lính các dinh ngoài Chính dinh, do cai bạ đứng đầu. Ti Lệnh sử giữ việc tế tự và phát lương cho quân lính chính dinh, do Nha úy đứng đầu. Tuy nhiên, trừ Chính dinh có đủ 3 ti, các dinh khác chỉ có 1 hay 2 ti. Ngoài ra, Chính dinh có thêm: Ti Nội lệnh sử coi các loại thuế. 2 ti Tả, Hữu lệnh sử chia nhau thu nộp tiền sai dư (thuế thân) . Không những thế, họ Nguyễn còn đặt một hệ thống "Bản đường quan” phụ trách thu thuế trong cả miền. Buổi đầu, mặc dầu nhân dân quen gọi những người đứng đầu dòng họ thống trị là chúa, các chúa Nguyễn vẫn chỉ xưng quốc công. Năm 1692 chúa Phúc Chu dự định tách Đàng Trong thành một nước riêng, tự xưng Đại Việt quốc vương, nhưng việc không thành. Nối tiếp ý đồ đó, năm 1744 chúa Phúc Khoát xưng vương, thành lập triều đình, đổi các chức kí lục, nha úy, đô tri, cai bạ làm Lại bộ, Lễ bộ, Hình bộ, Hộ bộ và đặt thêm 2 bộ Binh và Công, đặt Hàn lâm viện. Các dinh, trấn đều có trấn thủ, cai bạ, kí lục cai quản. các huyện có tri huyện, đề lại, thông lại, huấn đạo, lễ sinh. Xã vẫn là đơn vị quan trọng nhất gồm 2 loại chức dịch: tướng thần và xã trưởng. Tùy theo mức lớn, nhỏ của xã mà có sổ chức dịch tương ứng, chẳng hạn các xã lớn có từ 400 - 1000 người thì đặt 18 tướng thần và xã trưởng. Số người này phụ trách chủ yếu việc thu thuế. Do đặc trưng của Đàng Trong, nửa đầu thế kỉ XVII, quan lại được bổ nhiệm theo tiến cử, thân tộc. Năm 1646, chúa Phúc Lan bắt đầu mở khoa thi, 2 cấp Chính đồ (cấp cao) và Hoa văn (cấp thấp). Về sau nhiều kì thi được mở tiếp, song sang thế kỉ XVIII, chế độ mua quan bán tước bắt đầu phát triển. Như nhận xét của Lê Quý Đôn “Mọi người tranh nhau nộp tiền để lĩnh bằng. Đến nay (cuối thế kỉ XVIII) một xã mà có đến 16 - 17 tướng thần, hơn 20 xã trưởng cùng làm việc”. Quan lại không được cấp bổng lộc nhất định mà chỉ được ban một số dân phu hoặc được phép thu thêm một số tiền gạo ngoài thuế của dân. Như nhận xét của tuần phủ Quảng Ngại là Nguyễn Cư Trinh năm 1751: "Từ trước đến nay, phủ huyện chỉ trông vào sự bắt bớ tra hỏi mà kiếm lộc khiến của dân càng hao, tục dân càng bạc”. Cùng một ý đó, Lê Quý Đôn viết: “Quan liêu Đàng Trong nhũng lạm quá lắm, hết thảy bổng lộc đều lấy vào của dân, dân không chịu nổi”. - Quân đội của chúa Nguyễn gồm 3 loại: quân Túc vệ hay Thân quân, quân chính quy các dinh và thổ binh hay tạm binh. Các loại quân đều chia thành cơ, đội, thuyền. Tất cả dân đinh từ 18 đến 50 đều phải ghi tên vào sổ đinh và trình lên để phủ, huyện xét duyệt, lấy lính. Theo nhà sư Thích Đại Sán vào Đàng Trong cuối thế kỉ XVII: "Vào quân đội rồi, mỗi người bắt buộc phải chuyên học một nghề, kế đó phân phái theo các thuyền để luyện tập, có chiến tranh thì ra đánh giặc. Lúc vô sự thì vương phủ làm xâu, tuổi chưa đến 60 thì không được về làng cùng cha mẹ, vợ con đoàn tụ, hàng năm thân thích đem áo quần vật dụng đến thăm mà thôi". Cũng như Đàng Ngoài, quân đội Đàng Trong gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và pháo binh. Thủy binh rất mạnh, đã từng đánh bạt một hạm thuyền Hà Lan trong một trận. Đầu thế kỉ XVII, người Đàng Trong học được cách đúc súng, các thuyền lớn đều có 5 khẩu đại bác. Một đặc điểm của Đàng Trong là vùng nam sông Gianh có rất nhiều luỹ, trên luỹ có đặt đại bác. Chúa Nguyễn cũng thường tổ chức các cuộc thi bắn súng, huấn luyện thủy quân. Như vậy, từ sau khi Nguyễn Hoàng từ bỏ đất Bắc, trở lại Thuận Quảng, họ Nguyễn dần dần xây dựng vùng đất Đàng Trong thành một lãnh địa riêng, có chính quyền độc lập, mặc dầu, cho đến trước năm 1744 vẫn giữ tước vị Quốc công, dùng niên hiệu của vua Lê. Trong lúc đó, nhân dân vẫn luôn luôn xem vùng đất Thuận Quảng là Đàng Trong của nước Đại Việt xưa. Nguồn: Đại cương Lịch sử Việt Nam – Tập 1. Nhà Xuất bản Giáo Dục – Chủ biên G.S Trương Hữu Quýnh. Tr 349-352 . Các chúa Nguyễn ở Đàng Trong Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong Với ý đồ tách Đàng Trong ra khỏi sự thống trị của nhà Lê - Trịnh, Nguyễn Hoàng. người đứng đầu dòng họ thống trị là chúa, các chúa Nguyễn vẫn chỉ xưng quốc công. Năm 1692 chúa Phúc Chu dự định tách Đàng Trong thành một nước riêng, tự xưng

Ngày đăng: 20/09/2013, 00:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w