1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài giảng e learning thông tin về ngày trái đất năm 2000

15 202 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,77 MB
File đính kèm baigiang_E-learning.rar (3 MB)

Nội dung

Bài Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 đã cho thấy được một vấn đề thời sự nóng bỏng hiện nay và con người đang đứng trước nguy cơ hủy diệt nếu không có nhận thức và những hành động đúng. Đó là vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, trong đó có bao bì ni lông. Tuy nhiên, một khó khăn khi dạy văn bản này là văn bản ra đời năm 2000 và chỉ đề cập đến những cái chung chứ không đưa ra những con số cụ thể. Có lẽ tác giả SGK cũng có lí vì một bộ SGK tồn tại khoảng 20 năm thì nếu đưa ra những con số thì văn bản sẽ trở nên lạc hậu. Tuy nhiên, nếu đề cập đến vấn đề môi trường mà không cập nhật thông tin với những con số cụ thể thì sẽ rất khó cho học sinh thấy được đây là một vấn đề cấp bách cần sự chung tay của tất cả mọi người, trong đó có các em. Thêm vào đó đối với những văn bản nhật dụng thì vấn đề mở rộng kiến thức đời sống là không thể thiếu, nó giúp các em có mối liên hệ chặt chẽ giữa kiến thức và cuộc sống xung quanh, giữa nhận thức và hành động. Và nếu có những trải nghiệm thực tế thì càng tốt. Vậy làm sao để học sinh có mối liên hệ tự nhiên giữa ý nghĩa văn bản với đời sống hiện tại của mình và biến nó thành nhận thức và hành động của bản thân? Làm sao để học sinh có những trải nghiệm và suy ngẫm? Và đơn giản hơn là làm sao để học sinh có hứng thú học tập? Đó là những điều mà tôi nghĩ với một bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp học sinh đạt được một cách tốt nhất.

Trang 1

PHÒNG GD-ĐT TRI TÔN

TRƯỜNG THCS LƯƠNG PHI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Lương Phi, ngày 8 tháng 2 năm 2020

BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

I- Sơ lược lý lịch tác giả:

- Họ và tên: Đỗ Thị Ngọc Trâm Nam, nữ: nữ

- Ngày tháng năm sinh: 25/7/1984

- Nơi thường trú: 345, ấp An Nhơn, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, An Giang

- Đơn vị công tác: THCS Lương Phi

- Chức vụ hiện nay: Tổ trưởng chuyên môn

- Lĩnh vực công tác: Ngữ văn

II Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: Bài giảng E-learning “Thông tin về Ngày Trái

Đất năm 2000” (Ngữ văn 8, tập I)

III Lĩnh vực: giải pháp kĩ thuật chuyên môn (Ngữ văn)

IV Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:

1 Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:

Bài Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 đã cho thấy được một vấn đề thời sự

nóng bỏng hiện nay và con người đang đứng trước nguy cơ hủy diệt nếu không có nhận thức và những hành động đúng Đó là vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, trong đó có bao bì ni lông Tuy nhiên, một khó khăn khi dạy văn bản này là văn bản ra đời năm 2000 và chỉ đề cập đến những cái chung chứ không đưa ra những con số cụ thể Có lẽ tác giả SGK cũng có lí vì một bộ SGK tồn tại khoảng 20 năm thì nếu đưa ra những con số thì văn bản sẽ trở nên lạc hậu Tuy nhiên, nếu đề cập đến vấn

đề môi trường mà không cập nhật thông tin với những con số cụ thể thì sẽ rất khó cho học sinh thấy được đây là một vấn đề cấp bách cần sự chung tay của tất cả mọi người, trong đó có các em Thêm vào đó đối với những văn bản nhật dụng thì vấn đề mở rộng kiến thức đời sống là không thể thiếu, nó giúp các em có mối liên hệ chặt chẽ giữa kiến thức và cuộc sống xung quanh, giữa nhận thức và hành động Và nếu có những trải nghiệm thực tế thì càng tốt Vậy làm sao để học sinh có mối liên hệ tự nhiên giữa ý nghĩa văn bản với đời sống hiện tại của mình và biến nó thành nhận thức và hành động của bản thân? Làm sao để học sinh có những trải nghiệm và suy ngẫm? Và đơn giản hơn là làm sao để học sinh có hứng thú học tập? Đó là những điều mà tôi nghĩ với một bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp học sinh đạt được một cách tốt nhất

Trang 2

Mặt khác, chúng ta có thể nhận thấy học sinh ngày nay đa số đều có điện thoại thông minh Nhưng đa số các em chưa biết khai thác lợi thế đó vào việc học mà lại sa vào việc chơi game hay lướt web, tán gẫu với bạn bè…Đó là một sự thay đổi lớn buộc chúng ta không thể không thay đổi tư duy giảng dạy Phải làm sao cho việc học bài, soạn bài cũng hấp dẫn như việc chơi game hay lướt web? Việc học trên điện thoại với

âm thanh, hình ảnh sinh động chắc chắn sẽ tiện lợi và hấp dẫn hơn là một bài học nằm yên trong sách vở

2 Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:

Ngày nay, dạy học gắn với thực tiễn đời sống, biến kiến thức thành hành động

cụ thể là một yêu cầu cần thiết và ngày càng cần thiết hơn trong xã hội hiện đại Bởi

“học đi đôi với hành” Kiến thức và kĩ năng là hai yêu cầu song song cần hướng tới.

Nếu ngày xưa hay nói nhiều về kiến thức mà quên kĩ năng thì ngày nay kĩ năng lại được chú trọng nhiều bên cạnh kiến thức Đối với các môn học khác nhất là các môn

tự nhiên, “hành” là yêu cầu thể hiện rõ và những kiến thức đó dễ đi vào đời sống Còn đối với môn Ngữ văn, yêu cầu về “hành” lại tương đối trừu tượng, nhất là đối với phần văn bản Tuy nhiên, Chương trình Ngữ văn của học sinh THCS đã có những văn bản cập nhật thực tế đời sống và giúp học sinh đi từ nhận thức đến hành động cụ thể

Đó là cụm văn bản nhật dụng Khi dạy những văn bản này, yêu cầu cập nhật những vấn đề bức thiết trong đời sống là yêu cầu cao nhất, học sinh phải thấy rõ được trách nhiệm của mình và hình thành văn hóa ứng xử trong đời sống Có rất nhiều bài học có thể đáp ứng được yêu cầu đó Tuy nhiên, một bài học có thể có giá trị thực tiễn đối với

mọi người, có ý nghĩa ngày càng cấp thiết thì không thể không nhắc đến bài Thông tin

về Ngày Trái Đất năm 2000.

Bài Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 đã ra đời cách đây 2 thập niên

nhưng vấn đề nó đề cập đến vẫn không hề xưa cũ mà ngày càng trở nên cấp thiết Đó

là vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, trong đó có bao bì ni lông Những túi ni lông này rất gần gũi trong đời sống của học sinh, được các em và gia đình sử dụng hằng ngày Vì vậy, nói đến mối nguy hại của chúng sẽ giúp học sinh nhận ra dễ dàng và thúc đẩy các em hành động vì bản thân và môi trường xung quanh Hơn nữa các em chính là những chủ nhân tương lai của thế giới, là người tạo nên và sẽ là người

chịu hậu quả của ngày mai Vì vậy văn bản đặt ra một vấn đề “tồn tại hay không tồn tại”của chính các em trong tương lai, có ý nghĩa quyết định từ những hành động nhỏ

nhất của các em được giáo dục từ trên ghế nhà trường

Mặt khác, trong những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy – học cho học sinh bằng khả cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử e-learning Bởi dạy học trực tuyến là một hình thức giáo dục được nhiều người hưởng ứng bởi tính chủ động về mặt thời gian, phong phú về hình thức học tập, học sinh có thể tự học, tự lĩnh hội kiến thức thông qua các kênh hình, video cùng với lời giảng của giáo viên, từ đó học sinh nắm chắc nội dung kiến thức của bài học

Trang 3

Vì tất cả những lí do đó, tôi thấy sự cần thiết để áp dụng bài giảng e-learning Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy và giải quyết một số khó khăn, nhằm đạt đến hiệu quả giảng dạy tốt hơn

3 Nội dung sáng kiến:

a.Tiến trình thực hiện:

- Chọn bài học, lên ý tưởng cho bài giảng

- Soạn bài giảng và ghi âm lời giảng, sưu tầm video tư liệu, soạn bài tập tương tác,…

- Cài đặt phần mềm Ispring Suite 9 và phần mềm Camtasia 8

- Tiến hành các thao tác trên phần mềm Ispring suite 9 kết hợp với phần mềm Camtasia 8 để thiết kế bài giảng

- Xuất bài giảng dưới dạng Web và áp dụng cho học sinh các lớp 8A1, 8A2, 8A3 tự học ở nhà (soạn bài, học bài, ôn tập)

b Thời gian thực hiện: Học kì I năm học 2019 – 2020

c Biện pháp tổ chức: Bài giảng E-learning “Thông tin về Ngày Trái Đất năm

2000” được thiết kế như sau:

STT

Nội dung trình chiếu

Mục tiêu

và ý tưởng thiết kế

Slide 1:

Giới

thiệu

Trang mở đầu giới thiệu những thông tin liên quan đến giáo viên và tên bài giảng, kết hợp với

âm thanh bài hát

“Hãy giữ hành tinh xanh”

Slide 2,3,

4

Học sinh xem đoạn video cung cấp thông tin về mức độ hủy hoại môi

trường của rác thải nhựa, trong đó có bao bì ni lông

Video giáo viên giới thiệu bài

Hs có cái nhìn và ấn tượng ban đầu về vấn đề ô nhiễm

Trang 4

môi trường do rác thải nhựa, (trong đó

có bao bì

ni lông) làm cơ sở cho giáo viên giới thiệu bài, tạo sự tò

mò và tâm thế tiếp thu bài mới

Slide 5:

mục tiêu

bài học

Để người học nắm mục tiêu

về kiến thức, kĩ năng, thái

độ cần đạt được qua bài học

Slide

6-slide 15:

Tìm hiểu

chung về

hoàn

cảnh ra

Sử dụng hình ảnh

và lời giảng nhằm giúp học sinh

Trang 5

đời, kiểu

văn bản,

phương

thức biểu

đạt, bố

cục của

văn bản,

lưu ý học

sinh một

số thuật

ngữ cần

tìm hiểu

ở chú

thích

nắm những nét chung về văn bản

Slide

16-slide 17:

Câu hỏi

củng cố

phần I

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu hỏi chọn một đáp án đúng nhất

 Hs lựa chọn đáp án bằng cách nhấp vào vòng tròn trước đáp án

Câu hỏi sắp xếp

 Học sinh kéo thả để sắp xếp

Giúp học sinh tự kiểm tra lại mức độ tiếp thu kiến thức

ở phần I

Trang 6

Slide 18,

19:

Đọc-hiểu phần

1.Thông

báo về

Ngày

Trái Đất

(nguyên

nhân ra

đời của

bản thông

điệp)

Gv dùng bảng để học sinh lọc lại thông tin chính ở phần đầu văn bản

Slide 20:

Cập nhật

thông tin

Gv đặt câu hỏi cho hs tìm hiểu thêm thông tin

về Ngày Trái Đất năm 2019

để thấy được vấn

đề mà văn bản đề cập

là vấn đề bức thiết hiện nay

và ngày càng cấp thiết Slide 21,

22: thực

trạng sử

dụng bao

bì ni lông

nói riêng

và rác

thải nhựa

nói chung

của Việt

Nam

Kết hợp giữa lời giảng và hình ảnh, video  cho hs thấy được việc lạm dụng bao

bì ni lông

và sự thải

ra môi

Trang 7

trường một cách

vô ý thức của con người

Slide

23-30: Tìm

hiểu tác

hại của

việc sử

dụng bao

bì ni lông

Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận để học sinh

tự đọc lại

và phát hiện những ý nói về tác hại của bao bì ni lông trên

2 phương diện cơ bản: môi trường và sức khỏe con

người Kết hợp với lời giảng, phân tích

và một số hình ảnh minh họa

Trang 8

Slide

31-33: Tìm

hiểu giải

pháp cho

việc sử

dụng bao

bì ni

lông

Kết hợp giữa lời giảng và hình ảnh, video 

Hs thấy được những giải pháp

cụ thể, khả thi mà văn bản đưa ra, đồng thời

có sự đối chiếu với những cách xử lí

mà các em

đã từng thấy trong thực tế để lựa chọn hành động đúng

Slide

34-38: Tìm

hiểu lời

kêu gọi

của bản

thông

điệp

Kết hợp giữa lời giảng và hiệu ứng

sinh thấy được lời kêu gọi khẩn thiết

từ nhận thức đến hành động Một số hình ảnh

và một đoạn video minh họa cho những hành động, phong trào hạn

Trang 9

chế rác thải ni lông, nhựa

và bảo vệ môi

trường (liên hệ thực tế)

Slide

39-40: Câu

hỏi củng

cố phần

II

Kết hợp trắc

nghiệm lựa chọn 1 đáp án và trắc

nghiệm chọn nhiều đáp án: Giúp học sinh

tự kiểm

Trang 10

tra đánh giá mức

độ tiếp thu phần II

Slide 41,

42, 43,

44, 45:

Tổng kết

Giáo viên dùng câu hỏi tổng

nghĩa văn bản, sơ đồ

tư duy giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức Một số câu hỏi trắc

nghiệm và

tự luận nhằm giúp học sinh

hệ thống hóa lại kiến thức bài học, những nội dung trọng tâm

và tự kiểm tra lại mức độ nắm kiến thức

Slide 46,

47: kết

thúc bài

giảng

Hướng dẫn học sinh tự học

Giúp học sinh định hướng tự học

Video ghi hình giáo viên vừa chốt bài học vừa liên hệ thực tế

Trang 11

Lời kết thúc bài học.

Video giáo viên chốt nội dung bài học-lời chào

Slide 48:

Tài liệu

tham

khảo

Giúp người học

có thêm tư liệu tham khảo, mở rộng kiến thức nếu cần

Làm rõ nguồn gốc

tư liệu sử dụng trong bài giảng và một số phần mềm thiết kế bài giảng

* Ghi chú: Ở đây, slide hướng dẫn tự học chỉ có phần hướng dẫn đối với bài

Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 , không có phần hướng dẫn chuẩn bị bài mới vì

phân phối chương trình mỗi đơn vị sẽ khác nhau Thêm vào đó, đối tượng người học ở đây không chỉ là học sinh mà có thể mở rộng thành phần người học Họ sẽ không bị gò

bó vào phân phối chương trình nên tôi đã không đưa phần này vào như một bài học thông thường

Trang 12

V Mức độ khả thi:

Bài giảng được Việt hóa hoàn toàn, nội dung bài giảng có video ghi hình

người giảng, các trang trắc nghiệm tương tác để củng cố kiến thức, phù hợp đối tượng người học, kích thích người học tư duy, tiếp thu nhanh chóng, chính xác nội dung bài giảng

Bài giảng được xuất bản dưới dạng web, đọc được trên các thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại di động nên người học có thể chủ động hơn về mặt thời gian và không gian Người học có thể là học sinh hoặc bất kì đối tượng nào có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu nội dung bài học

Bài giảng có thể ứng dụng để học sinh chuẩn bị bài ở nhà, khắc sâu kiến thức sau khi đã học ở lớp hay để ôn tập khi kiểm tra Hay nói cách khác, với những bài giảng như thế này, học sinh có thể có một người bạn đồng hành rất hữu ích, một không gian học tập mở rộng chứ không chỉ gói gọn trong 45’ trên lớp

VI Hiệu quả đạt được:

Khi bài giảng được áp dụng vào thực tế lớp học (8A1, 8A2, 8A3 năm học 2019-2020) đã kích thích được hứng thú học tập của học sinh, giúp các em rèn luyện thêm kĩ năng tự học ở nhà với một bài học sinh động Khi giới thiệu bài học đến học

sinh, tôi kiểm tra việc soạn bài (Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000) của các em ở

nhà thì thấy 100% học sinh có soạn bài (tăng nhiều so với năm học trước là 74,5%) và

số bài soạn đạt chất lượng (trả lời cơ bản đúng các câu hỏi SGK) là 92,7% (so với năm học trước là 62,0%)

Hình thức dạy học này giúp học sinh không bị gò bó bởi thời gian học tập, tiết kiệm chi phí học tập Các em có thể dừng lại để tìm hiểu kĩ hơn một đơn vị kiến thức chưa rõ, cũng có thể lướt qua những đơn vị kiến thức đã biết, đã hiểu Cũng có thể xem đi xem lại để khắc sâu kiến thức hơn

Điều quan trọng nữa là sau khi xem các đoạn video và hình ảnh, thấm thía nội dung ý nghĩa bài học, các em đã nhận thức được sự nguy hại của bao bì ni lông đối với môi trường và sức khỏe con người Các em có ý thức hơn và tự giác hơn trong vệ sinh trường lớp và hạn chế sử dụng bao bì ni lông nói riêng cũng như chất thải nhựạ nói chung (học sinh đã chủ động thu gom chai nhựa để bán lấy tiền bổ sung vào quỹ lớp chứ không vứt bừa bãi trong hộc tủ hay trên nền gạch sau giờ học nữa) Các em cũng

đã tuyên truyền đến gia đình và cộng đồng nơi sinh sống để mọi người nâng cao ý thức hơn nữa trong việc hạn chế sử dụng bao bì ni lông và bảo vệ môi trường Trong Hội trai xuân Canh Tý, tham gia cuộc thi thời trang tự chế, một số lớp đã sử dụng bao bì ni lông làm nguyên liệu chính thiết kế những bộ trang phục nhằm tuyên truyền đến mọi người thông điệp hạn chế sử dụng bao bì ni lông, bảo vệ môi trường

Trang 13

Học sinh thu gom chai nhựa, giữ gìn vệ sinh trường lớp.

Học sinh sử dụng bao bì ni lông thi diễn thời trang để tuyên truyền

tác hại của bao bì ni lông và gửi gắm thông điệp bảo vệ môi trường.

Những hiệu quả đó phần nào cũng được khẳng định hơn khi bài giảng đã được giải C trong Hội thi sáng tạo, tự làm thiết bị dạy học và thiết kế bài giảng e-leảning năm học 2019-2020 do Phòng giáo dục và đào tạo Tri Tôn tổ chức

VII Mức độ ảnh hưởng:

Giải pháp có thể áp dụng với mọi đối tượng người học khi học bài Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 Riêng ở cơ sở, được sự kiểm duyệt và chấp thuận của Ban

biên tập nhà trường THCS Lương Phi, tôi cũng đã đăng bài giảng trên trang web của trường để làm tài liệu học tập cho học sinh và tham khảo cho giáo viên Ngoài ra tôi cũng đăng tải bài giảng lên thư viện trực tuyến Violet để bài giảng có thể làm tư liệu

Trang 14

tham khảo và học tập cho cộng đồng người học Vì vậy mà mọi đối tượng người học trong và ngoài nhà trường đều có thể tiếp cận được với bài giảng nếu có nhu cầu

VIII Kết luận:

Ứng dụng công nghệ vào trong công tác giảng dạy không phải là điều gì quá mới mẻ Song, để có ý tưởng và tiến hành thiết kế một bài giảng e-learning đối với bản thân tôi- một giáo viên không chuyên về công nghệ thông tin - là một điều khá mới và phức tạp Tuy nhiên, tôi cũng đã cố gắng tiếp cận và học hỏi để áp dụng cái mới đó vào thực tế giảng dạy Từ đó, tôi nhận ra nó đem lại hiệu quả rất thiết thực cho người học

Cách học này đã tạo cho các em hứng thú học tập bởi trong bài giảng tôi đã khai thác các nội dung bằng nhiều phương pháp dạy học như: bình giảng, trực quan, phân tích, thảo luận, liên hệ thực tế … Các em nắm bắt được bài học một cách dễ dàng, có ý thức vận dụng vào cuộc sống để hình thành kĩ năng, các em có thể học bất

cứ lúc nào Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái Đặc biệt với hình thức học này, học sinh có thể tương tác với bài học, có thể tự đánh giá mức độ tiếp thu bài học của bản thân Thông qua các dạng câu hỏi trắc nghiệm, điền khuyết, câu hỏi trả lời ngắn được đánh giá bằng điểm số, bài giảng sẽ giúp học sinh tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn Qua sự hướng dẫn của giáo viên, các em có thể tự tìm tòi và khai thác kiến thức một cách hệ thống và dễ dàng hơn

Với cách học này, đối tượng người học cũng được mở rộng, không chỉ bó hẹp trong phạm vi lớp học

Tóm lại, bài giảng e-learning là một vấn đề mới cần học tập và vận dụng nhất là đối với những bài học mang tính thực tiễn cao và cần có tính cập nhật như bài Thông

tin về Ngày Trái Đất năm 2000.

Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật

Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến

Đỗ Thị Ngọc Trâm

Ngày đăng: 20/02/2020, 10:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w