Tình hình phát triển du lịch ở Nam Dông...20 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG THÔN DỖI-THÁC MƠ CỦA CÔNG TY CPTTQC&
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình và cổ vũ của rất nhiều người Với lòng biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý Thầy, Cô Khoa
Du Lịch - Đại học Huế đã tận tình dạy bảo, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường, từ đó tôi có nền tảng kiến thức nhất định để có thể hoàn thành đề tài này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Giảng viên hướng dẫn PGS.TS Bùi Thị Tám - Người đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ, góp ý, truyền đạt kiến thức và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này Cùng với đó, tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các Anh/Chị ở Công ty Cổ Phần Truyền Thông Quảng Cáo và Dịch Vụ Du Lịch Đại Bàng đã tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị.
Xin chân thành cảm ơn những tình cảm, sự động viên, giúp đỡ về mặt vật chất và tinh thần của gia đình, người thân và bạn bè trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian hoàn thành đề tài này.
Tuy có nhiều cố gắng nhưng trong đề tài này không thể không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét, bổ sung thêm của quý Thầy, Cô, các bạn sinh viên và những người quan tâm đến đề tài này để bài khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2019Sinh viên thực hiện
Huỳnh Thị Thùy Nhiên
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các
số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực,
đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Huế, tháng 05 năm 2019Sinh viên thực hiện
Huỳnh Thị Thùy Nhiên
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
4.1 Phương pháp khảo sát thực tế 3
4.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 4
4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 4
4.2.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 4
5 Kết cấu của đề tài 5
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1 Các vấn đề về du lịch 6
1.1.1 Khái niệm du lịch 6
1.1.2 Các loại hình du lịch 6
1.1.2.1 Phân loại theo mục đích chuyến đi 6
1.1.3 Khách du lịch 7
1.1.3.1 Khái niệm 7
1.1.3.2 Phân loại khách du lịch 8
1.1.4 Chương trình du lịch 9
1.1.4.1 Khái niệm 9
1.1.4.2 Phân loại các chương trình du lịch 9
1.1.5 Du lịch cộng đồng 10
1.1.5.1 Khái niệm cộng đồng 10
1.1.5.2 Khái niệm du lịch cộng đồng 11
1.1.5.3 Các hình thức dựa trên du lịch cộng đồng 11
1.1.5.4 Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng 12
Trang 41.1.5.5 Các đặc điểm của du lịch cộng đồng 13
1.1.5.6 Cơ hội và thách thức cho du lịch cộng đồng ở Việt Nam 14
1.1.5.7 Vai trò của cộng dồng địa phương trong hoạt động du lịch 16
1.1.5.8 Những tác động của hoạt động du lịch cộng đồng 16
1.2 Huyện nam đông 17
1.1.2 Giới thiệu sơ lược về huyện nam đông 17
1.1.3 Tình hình phát triển du lịch ở Nam Dông 20
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG THÔN DỖI-THÁC MƠ CỦA CÔNG TY CPTTQC&DVDL ĐẠI BÀNG 21
2.1 Tổng quan về công ty 21
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty CPTTQC&DVDL Đại Bàng 21
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty CPTTQC&DVDL 24
2.1.3 Doanh thu hoạch động của Công ty CPTTQC & DVDL Đại Bàng giai đoạn 2015-2018 25
2.1.4 Tình hình luợng khách nội địa của Công ty CPTTQC & DVDL Đại Bàng giai đoạn 2015-2019 25
2.2 Phân tích mức độ hài lòng của du khách đối với CTDL dựa vào cộng đồng Thôn Dỗi-Thác Mơ của công ty CPTTQC & DVDL Đại Bàng 26
2.2.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 26
2.2.2 Thông tin về chuyến đi của du khách 27
2.2.2.1 Số lần đến Huế 27
2.2.2.2 Số lần sử dụng sản phẩm của công ty 27
2.2.2.3 Kênh thông tin biết đến Công ty CPTTQC & DVDL Đại Bàng 28
2.2.4.1 Mục đích KDL chọn CTDL dựa vào cộng đồng Thôn Dỗi-Thác Mơ 29
2.2.2.4 Đối tượng KDL cùng tham gia CTDLCĐ Thôn Dỗi-Thác Mơ 30
2.2.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 30
2.2.4 Mức độ hài lòng của khách du lịch về chất lượng của CTDL dựa vào cộng đồng Thôn Dỗi-Thác Mơ 33
2.2.4.1 Đánh giá của khách du lịch khi làm việc với nhân viên tại công ty 33
Trang 52.2.4.2 Đánh giá của KDL về CTDL dựa vào cộng đồng Thôn Dỗi-Thác Mơ 36
2.2.4.3 Đánh giá của KDL về HDV trong CTDL dựa vào cộng đồng Thôn Dỗi-Thác Mơ 39
2.2.4.4 Đánh giá của KDL đối với điểm tham quan trong CTDL 42
2.2.4.5.Đánh giá của KDL về người dân địa phương trong CTDL dựa vào cộng đồng Thôn Dỗi-Thác Mơ 45
2.2.5 Cảm nhận,hành vi của du khách sau khi tham gia CTDL dựa vào cộng đồng Thôn Dỗi-Thác Mơ của Công ty CPTTQC & DVDL Đại Bàng 48
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG THÔN DỖI-THÁC MƠ CỦA CÔNG TY CPTTQC&DVDL ĐẠI BÀNG 50
3.1 Một số giải pháp nhằm phát triển CTDL dựa vào cộng đồng Thôn Dỗi-Thác Mơ 50
3.1.1 Giải pháp nâng cao kỹ năng làm việc cho nhân viên tại công ty 50
3.1.2 Giải pháp về nâng cao chất lượng CTDL 50
3.1.3 Giải pháp về cải thiện môi trường du lịch các điểm đến trong chương trình .51 3.1.4 Giải pháp về cải thiện chất lượng HDV 51
3.1.5 Một số giải pháp khác 52
3.1.6 Đề xuất phát triển một số CTDLCĐ tại Nam Đông 52
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
1 Kết luận 55
2 Kiến nghị 56
2.1 Đối với công ty CPTTQC & DVDL Đại Bàng 56
2.2 Đối với Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 56
2.3 Đối với ủy ban nhân dân huyện Nam Đông 56
2.4 Đối với người dân địa phương tại huyện Nam Đông 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
Trang 6UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization
Tổ chức Giáo dục,Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang 7Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CPTTQC & DVDL Đại Bàng
giai đoạn 2015-2018 25
Bảng 2.2 Lượt khách du lịch nội địa của Công ty CPTTQC &DVDL Đại Bàng năm 2025-2017 25
Bảng 2.3 đặc điểm khách du lịch tham gia CTDL 26
Bảng 2.4 Số lần du khách đến Huế 27
Bảng 2.5: Số lần du khách sử dụng sản phẩm của công ty 27
Bảng 2.6: Hệ số Cronbach’s Alpha của các yếu tố trong thang đo mức độ đồng ý của KDL tham gia CTDL dựa vào cộng đồng Thôn Dỗi-Thác Mơ 31
Bảng 2.7 Đánh giá của KDL về nhân viên tại Công ty 33
Bảng 2.8 So sánh sự đánh giá khác nhau về giới tính của KDL đối với nhân viên của Công ty 34
Bảng 2.9.Kiểm định sự khác biệt về ý kiến đánh giá của KDL đới với nhân viên tại Công ty 35
Bảng 2.10 Đánh giá của du khách về CTDL 36
Bảng 2.11: So sánh sự khác nhau của KDL về giới tính đối với CTDL 37
Bảng 2.12.Kiểm định sự khác biệt về ý kiến đánh giá của KDL đối với CTDL 38
Bảng 2.13 Đánh giá của KDL HDV trong CTDL 39
Bảng 2.14 So sánh sự đánh giá khác nhau của KDL đối với HDV trong CTCL 40
Bảng 2.15 Kiểm định sự khác biệt về ý kiến đánh giá của KDL đối với HDV trong chương trình 41
Bảng 2.16 Đánh giá của KDL đốivới điểm đến trong CTDL 42
Bảng 2.17 So sánh sự đánh giá khác nhau về giới tính của KDL đối với các điểm tham quan trong CTDL 43
Bảng 2.18 Kiểm định sự khác biệt về ý kiến đánh giá của KDL đối với các điểm đến trong CTDL 44
Bảng 2.19 Đánh giá của KDL về người dân địa phương 45
Bảng 2.20 So sánh sự đánh giá khác nhau giữ KDL đối với người dân địa phương 46
Bảng 2.21 Kiểm định sự khác biệt về ý kiến đánh giá của KDL đối với người dân địa phương 47
Bảng 2.22 Cảm nhận của KDL sau tkhi tham gia CTDL dựa vào cộng đồng Thôn Dỗi-Thác Mơ 48
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang 8Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Nam Đông – tỉnh Thừa Thiên Huế 18
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Công ty CPTTQC & DVDL Đại Bàng 24Biểu đồ 1: Kênh thông tin khách du lịch biết đến Công ty CPTTQC & DVDL ĐạiBàng 28Biểu đồ 2: Mục đích KDL chọn lựa CTDL dựa vào cộng đồng Thôn Dỗi-Thác Mơ 29Biểu đồ 3: Đối tượng KDL đi cùng khi tham gia CTDL dựa vào cộng đồng Thôn Dỗi-Thác Mơ 30Biểu đồ 4: Hành vi của KDL sau khi tham gia CTDL dựa vào cộng đồng Thôn Dỗi-Thác Mơ 49
Trang 9PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, du lịch là một trong những ngành kinh tế phụ thuộcvào môi trường thiên nhiên cũng như các đặc trưng văn hóa xã hội của cư dânbản địa Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, các nhà khoa học trên thế giới đã đềcập nhiều đến phát triển du lịch với mục đích đơn thuần là kinh tế đang đe dọamôi trường sinh thái và nền văn hóa bản địa Hậu quả của các tác động này sẽảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của ngành du lịch Chính vì vậy phát triển dulịch bền vững đang là xu hướng và cũng là mục tiêu của ngành du lịch ở nhiềuđịa phương nước ta hiện nay Một số loại hình du lịch đã được ra đời bước đầuquan tâm đến khía cạnh môi trường và văn hóa bản địa như: du lịch sinh thái, dulịch gắn với thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá, du lịch cộng đồng
đã góp phần nâng cao hiệu quả của mô hình du lịch có trách nhiệm, đảm bảo cho
sự phát triển bền vững
Du lịch cộng đồng là một trong những loại hình du lịch đang được ưu tiênphát triển tại nhiều quốc gia Có thể nói đây là loại hình du lịch mang tính bềnvững, mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương, bảo vệ môi trường vàcung cấp cho du khách kinh nghiệm mới góp phần thực hiện mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương Mục đích cốt lõi của du lịch cộng đồng là tạođiều kiện cho mọi thành viên trong cộng đồng, trong cụm dân cư được tham giavào hoạt động du lịch, phát triển đời sống vật chất và tinh thần, tạo công ăn việclàm, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư địa phươngnhằm xóa đói giảm nghèo, đồng thời tham gia vào công tác bảo tồn, giữ gìnnhững giá trị văn hóa và cảnh quan tự nhiên của vùng Điều quan trọng hơn của
du lịch cộng đồng là du lịch dựa vào dân, dân tự làm tức là dân tham gia chịutrách nhiệm ra quyết định, thực thi và điều hành các dự án phát triển du lịch củađịa phương Ngày nay, phát triển du lịch cộng đồng đang nắm giữ một vị trí quantrọng trong chiến lược phát triển du lịch của các quốc gia với mục tiêu mang lạilợi ích chung cho cộng đồng địa phương, đặc biệt cho cộng đồng các làng quê xaxôi ở nông thôn
Trang 10Tại Việt Nam, du lịch cộng đồng cũng đã đem lại nhiều lợi ích thực sự vềmặt kinh tế cho người dân ở các vùng nông thôn Mô hình này đã mang lại hiệuquả, không chỉ phát huy thế mạnh văn hóa bản địa của các dân tộc mà còn gópphần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân địa phương của ViệtNam cũng như ở địa bàn Thôn Dỗi – Thác Mơ Nam Đông – Thừa Thiên Huế.
Là huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế với cảnh quan thiên nhiêntươi đẹp, nhiều địa danh như thác Mơ, thác Kazan, thác Phướn, thác Trượt…cùng những nét văn hoá đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tà ôi, Pa cô, Cơ tu,Vân Kiều… Nam Đông đang ngày càng hấp dẫn du khách, tạo điều kiện cho loạihình du lịch sinh thái và cộng đồng phát triển
Khởi động muộn hơn so với các địa phương khác, dù vậy, ngành du lịchNam Đông đang đặt ra những kế hoạch mang tính dài hạn, xây dựng những sảnphẩm có thế mạnh và mang đặc trưng riêng của vùng đất nơi đây Hướng đi của
du lịch Nam Đông trong thời gian tới là khai thác du lịch sinh thái và cộng đồng.Trong đó, sẽ tập trung đẩy mạnh du lịch cộng đồng, qua đó nét văn hóa độc đáocủa người dân Cơ Tu được bảo tồn Khi người trẻ tham gia du lịch sẽ học hỏi vàlưu giữ được những điệu múa, câu hát truyền thống, những món ăn gắn liền vớiđời sống của người dân Cơ Tu suốt bao đời qua…
Đặc biệt từ khi có sự đầu tư của công ty CTTQC & DVDL Đại Bàng –Eagle Tourist, du lịch Nam Đông càng ngày càng khởi sắc, với mô hình hoạtđộng du lịch gắn với cộng đồng, hệ thống homestay tại các điểm du lịch Công tyCPTTQC & DVDL Đại Bàng được kỳ vọng sẽ tham gia tích cực vào việc xâydựng thị trường du lịch cộng đồng, tạo cơ hội cho người dân địa phương tham giamột cách bình đẳng trong chuỗi giá trị du lịch, khuyến khích việc sử dụng cácdịch vụ du lịch có trách nhiệm cho du khách cũng như khuyến khích các doanhnghiệp lữ hành tham gia tích cực hơn vào việc phát triển các sản phẩm du lịchcộng đồng, đưa du lịch cộng đồng trở thành một sinh kế bền vững với người dân
ở những địa phương Đó chính là lý do tác giả quyết định thực hiện đề tài
“ Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với Chương Trình
Du Lịch dựa vào Cộng Đồng Thôn Dỗi-Thác Mơ Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Quảng Cáo Và Dịch Vụ Du Lịch Đại Bàng”
Trang 113 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát
Đối tượng nghiên cứu: CTDLCĐ Thôn Dỗi – Thác Mơ Nam Đông – TTHcủa công ty CPTTQC & DVDL Đại Bàng
Đối tượng khảo sát: chương trình du lịch này mới được công ty khai tháctrong thời gian gần đây, vì vậy lượng khách tham gia chương trình này chủ yếu làkhách du lịch nội địa Do vậy, trong đề tài này chỉ giới hạn đánh giá với khách dulịch nội địa đã và đang tham gia CTDLCĐ Thôn Dỗi – Thác Mơ Nam Đông –TTH của công ty CPTTQC & DVDL Đại Bàng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Thôn Dỗi ở xã Thượng Lộ và Thác Mơ ở xã HươngPhú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
Phạm vi thời gian: đề tài sử dụng số liệu thứ cấp của công ty từ năm 2014
- 2018 và số liệu sơ cấp được thu thập qua thực tế từ 05/01/2019 – 05/04/2019
Phạm vi nội dung: đề tài tập trung chủ yếu về việc phát triển CTDLCĐ ThônDỗi – Thác Mơ Nam Đông – TTH của công ty CPTTQC & DVDL Đại Bàng
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp khảo sát thực tế
Khảo sát thực địa tại xã Thượng Lộ và xã Hương Phú huyện Nam Đông
để thu thập tư liệu, quan sát trực tiếp, phỏng vấn nhân dân địa phương và nhữngngười có trách nhiệm
Trang 12Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống để khảo sát thực tế, áp dụngviệc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn, bổ sung cho lý luận ngày càng hoànchỉnh hơn Việc có mặt tại thực địa quan sát và tìm hiểu thông tin từ những người
có trách nhiệm là rất cần thiết Quá trình thực tế giúp cho tài liệu thu nhập đượcphong phú hơn, giúp cho việc học tập nghiên cứu đạt hiệu quả và có tầm nhìnkhách quan về đề tài nghiên cứu Đây là phương pháp vô cùng quan trọng để thuthập được những thông tin xác thực cho đề tài tăng tính thuyết phục Phương phápnày cho người nghiên cứu có cái nhìn khách quan và có những đánh giá đúng đắn vềvấn đề nghiên cứu Hiểu vấn đề một cách sâu sắc và tránh được tính phiến diệntrong khi nghiên cứu
4.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp:
Các tài liệu liên quan đến tài nguyên du lịch, văn hóa và dân cư do Phòngvăn hóa thông tin huyện Nam Đông cung cấp và tham khảo trên internet, sách,báo, tạp chí… Các số liệu thống kê du lịch về lượng khách, doanh thu từ hoạtđộng du lịch trong giai đoạn 2014 – 2016 tham khảo từ Phòng văn hóa thông tinhuyện Nam Đông, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh TTH và Công tyCPTTQC & DVDL Đại Bàng
- Số liệu sơ cấp:
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp dành cho đốitượng khách du lịch tham gia sử dụng dịch vụ của công ty, nhằm tại cơ sở thamkhảo và phân tích yêu cầu chát lượng chương trình du lịch của công ty
4.2.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 20
để phân tích và xử lý số liệu bao gồm:
Sử dụng thang đo Likert (1- Rất không đồng ý/ Rất không sẵn sàng, Không đồng ý/ Không sẵn sàng, 3 - Bình thường, 4 - Đồng ý/ Sẵn sàng, 5 - Rấtđồng ý/ Rất sẵn sàng)
Trang 132-Thống kê mô tả: Tần suất (Frequency), mô tả (Descriptive), phần trăm(Percent), giá trị trung bình (Mean).
So sánh hai giá trị trung bình (Independent Sample T Test): để kiểm tra sựkhác nhau về các ý kiến đánh giá giữa giới tính nam và nữ
Kiểm định phương sai một yếu tố (Oneway ANOVA): phân tích sự khácbiệt ý kiến đánh giá giữa các du khách theo các nhân tố: độ tuổi, nghề nghiệp
5 Kết cấu của đề tài
Phần 1: Đặt vấn đề
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương I: Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu
Chương II: Đánh giá mức độ sự hài lòng của du khách nội địa đối với….CTDLCĐ Thôn Dỗi – Thác Mơ Nam Đông – TTH của Công ty CPTTQC &DVDL Đại Bàng
Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển sự hài lòng của khách dulịch CTDLCĐ Thôn Dỗi – Thác Mơ Nam Đông – TTH của Công ty CPTTQC &DVDL Đại Bàng
Phần 3: Kết luận và kiến nghị
Trang 14PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Các vấn đề về du lịch
1.1.1 Khái niệm du lịch
Theo Tổ chức Du Lịch Thế Giới (World Tourist Organization), một tổchức thuộc Liên Hiệp Quốc: Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của nhữngngười du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trảinghiệm hoặc trong mục đích nghĩ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như hành nghề vànhững mục đích khác nữa ,trong thòi gian liên tục nhưng không quá một năm ,ởbên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đíchchính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môitrường sống khác hẳn định cư
Cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà phải làtất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó nên Kaspar đưa ra định nghĩa:
“Du lịch là toàn bộ những quan hệ và hiện tượng xảy ra trong quá trình di chuyển
và lưu trú của con người tại nơi không phải là nơi ở thường xuyên hoặc nơi làmviệc của họ” (Bùi Thị Tám, 2014)
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) tại điều 4, ban hành ngày 14/06/2005,chương I định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi củacon người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thamquan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định
1.1.2 Các loại hình du lịch
Theo Nguyễn Minh Tuệ (2012): “Các hoạt động du lịch rất phong phú và
đa dạng Tùy theo yêu cầu và mục đích khác nhau mà hoạt động đó được phânloại thành các loại hình khác nhau”
1.1.2.1 Phân loại theo mục đích chuyến đi
Du lịch kết hợp gồm các loại hình du lịch sau đây:
Trang 15- Du lịch chữa bệnh với mục đích chính của chuyến đi là để chữa bệnh,nâng cao sức khỏe cho khách du lịch.
- Du lịch học tập, nghiên cứu là loại hình du lịch ngày càng phổ biến donhu cầu kết hợp lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành
- Du lịch thể thao kết hợp khác với du lịch thể thao thuần túy ở chỗchuyến đi của các vận động viên có mục đích chính là luyện tập, tham dự cáchoạt động thể thao
- Du lịch tôn giáo là một hình thức du lịch tâm linh
- Du lịch công vụ bao gồm những người đi dự hội nghị, hội thảo hoặctham gia các cuộc họp, đàm phán kinh doanh…
Du lịch thuần túy có thể bao gồm các loại hình du lịch sau:
- Du lịch thể thao không chuyên là các loại hình nhằm đáp ứng lòng ham
mê thể thao của mọi người
- Du lịch khám phá là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao nhữnghiểu biết mới lạ về thế giới xung quanh
- Du lịch nghỉ dưỡng là hoạt động du lịch nhằm khôi phục sức khỏe củacon người sau những ngày lao động vất vả
- Du lịch tham quan là một hoạt động của con người để nâng cao nhận thức
về mọi mặt
- Du lịch giải trí là loại hình du lịch nảy sinh do nhu cầu thư giãn, nghỉngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe (thể chất và tinh thần) sau những thời gian làmviệc căng thẳng, mệt mỏi
1.1.3 Khách du lịch
1.1.3.1 Khái niệm
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) điều 4, chương I: “Khách du lịch làngười đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch , trừ trường hợp đi học, làm việc hoặchành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến.”
Theo một số nhà nghiên cứu, định nghĩa đầu tiên về khách du lịch xuấthiện vào cuối thế kỉ XVIII tại Pháp: “Khách du lịch là những người thực hiện
Trang 16một cuộc hành trình lớn” (cuộc hành trình dọc theo bờ Địa Trung Hải, xuốngphía tây nam nước Pháp và vùng Bourgone) (Nguyễn Minh Tuệ, 2012).
Vào đầu thế kỉ XX, nhà kinh tế học người Áo, Josef Stander định nghĩa:
“Khách du lịch là những hành khách đi lại, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trúthường xuyên để thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi cácmục đích kinh tế.” (Nguyễn Minh Tuệ, 2012)
1.1.3.2 Phân loại khách du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), điều 34: “Khách du lịch nội địa là
công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trongphạm vi lãnh thổ Việt Nam”
Tổ chức Du lịch quốc tế WTO đưa ra định nghĩa về khách du lịch nội địanhư sau: “Khách du lịch nội địa là là những người cư trú trong nước, không kểquốc tịch thăm viếng một nơi trong nước ngoài nơi cư trú thường xuyên củamình trong thời gian ít nhất 24 giờ và tối đa ít hơn một năm với mục đích giải trí,thể thao, kinh doanh, hội họp, nghiên cứu, thăm viếng bạn bè hay thân nhân, sứckhỏe, công vụ hay tôn giáo” (Bùi Thị Tám, 2014)
Theo điều 34 Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Khách du lịch quốc tế là ngườinước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dânViệt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”
Theo Bùi Thị Tám (2014): “Khách du lịch quốc tế như sau: “Là bất cứngười nào đi du hành đến một quốc gia khác với nơi cư trú thường xuyên của họtrong thời gian liên tục không quá 12 tháng, với mục đích chính là thăm viếngchứ không thực hiện hoạt động nào đó để có thu nhập trong thời gian ở lại quốcgia họ thăm viếng”
Theo điều 34 Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Khách du lịch quốc tế là ngườinước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dânViệt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”
Trang 171.1.4 Chương trình du lịch
1.1.4.1 Khái niệm
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) Điều 4, Khoản 13: “Chương trình dulịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến
đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi”
Theo Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (2010): “Các CTDL trọn gói là nhữngnguyên mẫu để căn cứ vào đó, người ta tổ chức các chuyến du lịch với mức giá
đã được xác định trước Nội dung của chương trình thể hiện lịch trình thực hiệnchi tiết các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú ăn uống, vui chơi giải trí, thamquan… Mức giá của chương trình bao gồm giá của hầu hết các dịch vụ hàng hóaphát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch Một chương trình dulịch có thể thực hiện nhiều lần vào nhiều thời gian khác nhau Tuy nhiên cónhững chương trình du lịch chỉ thực hiện một lần hoặc một số lần với khoảngcách rất xa về thời gian.”
1.1.4.2 Phân loại các chương trình du lịch
Theo Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (2010) đã phân loại các CTDL như sau:
- CTDL nghỉ ngơi, giải trí và chữa bệnh
- CTDL theo chuyên đề: văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán
- CTDL tôn giáo, tín ngưỡng
- CTDL thể thao, khám phá và mạo hiểm: leo núi, lặn biển, tham quan cácbản làng dân tộc
- CTDL đặc biệt, ví dụ như tham quan chiến trường xưa cho các cựu chiến binh
- Các CTDL tổng hợp là sự tập hợp của các thể loại trên đây
động và kết hợp.
- Các CTDL bị động: khách tự tìm đến với công ty lữ hành, đề ra các yêucầu và nguyện vọng của họ Trên cơ sở đó công ty lữ hành xây dựng chươngtrình Hai bên tiến hành thỏa thuận và thực hiện sau khi đã đạt được sự nhất trí.Các CTDL theo loại này thường ít tính mạo hiểm song số lượng khách rất nhỏ,công ty bị động trong tổ chức
Trang 18- Các CTDL chủ động: Công ty lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường,xây dựng các CTDL, ấn định các ngày thực hiện, sau đó mới tổ chức bán và thựchiện các chương trình, chỉ có các công ty lữ hành lớn, có thị trường ổn định mới
tổ chức các CTDL chủ động do tính mạo hiểm của chúng
- Các CTDL kết hợp: là sự hòa nhập của cả hai loại trên đây Các công ty
lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịchnhưng không ấn định các ngày thực hiện Thông qua các hoạt động tuyên truyềnquảng cáo, khách du lịch (hoặc các công ty gửi khách) sẽ tìm đến với công ty.Trên cơ sở các chương trình sẵn có, hai bên tiến hành thỏa thuận và sau đó thựchiện chương trình Thể loại này tương đối phù hợp với thị trường không ổn định
và có dung lượng không lớn Đa số các công ty lữ hành tại Việt Nam áp dụngcác CTDL kết hợp
- CTDL theo mức giá trọn gói bao gồm các dịch vụ, hàng hóa phát sinhtrong quá trình thực hiện CTDL và giá của chương trình là giá trọn gói
- CTDL theo mức giá cơ bản chỉ bao gồm một số dịch vụ chủ yếu củaCTDL với nội dung đơn giản Hình thức này thường do các hãng hàng không báncho khách du lịch công vụ Giá chỉ bao gồm vé máy bay, một vài tối ngủ tạikhách sạn và tiền taxi từ sân bay tới khách sạn
- CTDL theo mức giá tự chọn Với hình thức này khách du lịch có thể tùy
ý lựa chọn các cấp độ chất lượng phục vụ khác nhau với các mức giá khác nhau.Cấp độ chất lượng được xây dựng trên cơ sở thứ hạng khách sạn, mức tiêu chuẩn
ăn uống hoặc phương tiện vận chuyển Khách có thể được tự chọn từng thànhphần riêng rẽ của chương trình hoặc công ty lữ hành chỉ đề nghị lựa chọn cácmức khác nhau của cả một chương trình tổng thể
1.1.5 Du lịch cộng đồng
1.1.5.1 Khái niệm cộng đồng
Theo Bùi Thanh Hương và Nguyễn Đức Hoa Cương (2017) thì cộng đồng(Community) có thể được định nghĩa là “một nhóm người có chung một đặcđiểm, thường theo tiêu chí về địa lý” Vì mục đích phát triển du lịch, “cộng
Trang 19đồng” được áp dụng chủ yếu để nói về cộng đồng ở nông thôn, thành thị riêngbiệt hoặc cộng đồng có mối kết nối về di sản hoặc văn hóa.
1.1.5.2 Khái niệm du lịch cộng đồng
Theo Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam – Tàiliệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng (2012): “Du lịch cộng đồng là mộtloại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làmchủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việcgiới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hoá…)
Theo Võ Quế (2006): “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch dochính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợiích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với dukhách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hóa, ).”
Theo quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới WNF: Du lịch cộng đồng là loại hình
du lịch mà ở đó cộng đồng địa phương có sự kiểm soát và tham gia chủ yếu vào sựphát triển và quản lý hoạt động du lịch và phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạtđộng du lịch được hoạt động du lịch giữ cho cộng đồng (Lê Ngọc Hinh, 2009)
Du lịch sinh thái: du lịch sinh thái là một hình thức du lịch diễn ra trong khuvực tự nhiên (đặc biệt là trong các khu vực cân được bảo vệ và môi trường xungquanh nó) và kết hợptìm hiểu bản sắc văn hóa - xã hội của địa phương có sự quantâm đến vấn đề môi trường Nó thúc đẩy một hệ sinh thái bền vững thông qua mộtquá trình quản lý môi trường có sựtham gia của tất cả các bên liên quan
Trang 20Du lịch bản địa: Du lịch bản địa/dân tộc đề cập đến một loại du lịch, nơiđồng bào dân tộc thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động
du lịch, nền văn hóa vốn có của họ chính là yếu tố chính thu hút khách du lịch
Du lịch làng: Khách du lịch chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống thônbản, và các làng nông thôn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch Dânlàng cung cấp các dịch vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua đêm Nhà trọchính là các điểm kinh doanh du lịch, trong đó du khách ở lại qua đêm trongnhững ngôi nhà làng, cùng với một gia đình Khách du lịch có thể chọn nhà nghỉ,các nhà nghỉ này được hoạt động bởi một hợp tác xã, làng, hoặc cá nhân, cungcấp cho du khách không gian riêng tư hơn, thoải mái cho cả họ và đôi khi cũng làthoải mái hơn cho chủ nhà
Du lịch nông nghiệp: đây là một hình thức du lịch tại các khu vực nôngnghiệp như vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược vàcác trang trại động vật, đã được chuẩn bị phục vụ cho khách du lịch Khách dulịch xem hoặc tham gia vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp như làm việc vớidụng cụ của nhà nông hoặc thu hoạch mùa mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinhthái hoặc năng suất của gia đình chủ nhà Một sản phẩm mới đặc biệt là nghỉngơi ở các trang trại hữu cơ, nơi du khách có thể tìm hiểu thêm về thiên nhiên vàhọc tập các phương pháp canh tác không dùng thuốc trừ sâu
1.1.5.4 Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng
Theo Lê Ngọc Hinh (2009): “Các loại hình du lịch dựa vào cộng đồngthực chất là các loại hình phát triển du lịch bền vững, có trách nhiệm với tàinguyên môi trường cũng như sự phát triển của cộng đồng – chủ thể của các hoạtđộng du lịch và nguồn lợi từ các hoạt động này là hướng vào cộng đồng Vì thế,khi phát triển du lịch cộng đồng cần thực hiện các nguyên tắc sau:
- Thừa nhận, ủng hộ và thúc đẩy mối quan hệ sở hữu của cộng đồng về du lịch
- Lấy ý kiến của các bên tham gia, tôn trọng ý kiến của cộng đồng, bảođảm những kiến nghị của cộng đồng được chuyển đến những người có tráchnhiệm xem xét và giải quyết
- Ngay từ đầu thu hút, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào tất cảcác lĩnh vực hoạt động du lịch và bảo tồn
Trang 21- Phát triển du lịch như một công cụ giúp cộng đồng sử dụng để phát triển trongkhi vẫn duy trì sự đa dạng kinh tế không làm giảm các ngành nghề truyền thống.
- Tăng cường giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực địa phương
- Hỗ trợ địa phương trong hoạt động du lịch và phát triển kinh tế - xã hội
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của của cộng đồng
- Thúc đẩy niềm tự hào của cộng đồng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa
- Tăng cường giao lưu văn hóa truyền thống
- Khai thác, bảo tồn các nguồn lực theo hướng thận trọng, tiết kiệm, bền vững
- Giảm tiêu thụ và giảm xả thải
- Tôn trọng những giá trị văn hóa và phương cách sống của con người
- Phân chia lợi nhuận một cách công bằng giữa các thành viên của cộngđồng Phần lớn nguồn thu từ du lịch dành cho phát triển cộng đồng
- Hòa nhập quy hoạch phát triển du lịch vào phát triển kinh tế - xã hội vàquy hoạch môi trường
1.1.5.5 Các đặc điểm của du lịch cộng đồng
Theo Lê Ngọc Hinh (2009): “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch màcộng đồng dân cư là những người được tham gia ngay từ đầu và trong suốt quátrình phát triển du lịch
Địa điểm tổ chức phát triển du lịch dựa vào cộng đồng diễn ra tại nơi cưtrú hoặc gần nơi cư trú của cộng đồng địa phương
Cộng đồng dân cư phải là người dân sinh sống làm ăn trong hoặc liền kềcác điểm tài nguyên du lịch, đồng thời cộng đồng phải có trách nhiệm tham giabảo vệ tài nguyên môi trường nhằm hạn chế, giảm tác động tiêu cực từ chính việckhai thác tài nguyên của cộng đồng và hoạt động của khách du lịch
Du lịch cộng đồng có nghĩa là giao quyền cho cộng đồng, cộng đồng đượckhuyến khích tham gia và đảm nhiệm các hoạt động du lịch và bảo tồn tài nguyên
Phát triển du lịch cộng đồng, phải đảm bảo sự công bằng trong việc chia
sẻ nguồn lợi từ thu nhập du lịch cho cộng đồng và các bên tham gia
Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần làm đa dạng hóa các ngành kinh tếtrong khi vẫn duy trì và phát triển các ngành kinh tế truyền thống
Trang 22Du lịch cộng đồng còn bao gồm các yếu tố trợ giúp, tạo điều kiện của cácbên tham gia trong đó vai trò của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cấpquản lý Nhà nước, Ban quản lý ”
1.1.5.6 Cơ hội và thách thức cho du lịch cộng đồng ở Việt Nam
Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam(2012), Khách quốc tế có xu hướng đi du lịch ngày càng nhiều hơn (1 ngày 2triệu khách du lịch – 2007 Hàng năm có khoảng 1.5 tỷ người trên thế giới đi dulịch và thu nhập từ du lịch toàn thế giới đạt 1.100 tỷ USD/năm và tạo 6-7% việclàm cho tổng số lượng lao động trên thế giới Khách du lịch ở Việt Nam tăng từtrên 2 triệu lượt năm 2000 đến 4.1 triệu khách quốc tế năm 2007 Đặt mục tiêu5.5 – 6 triệu du khách quốc tế năm 2010, doanh thu 4.5 tỷ USD
Một xu hướng về du lịch cùng có thể là cơ hội cho một điểm đến nhưngcũng có thể là nguy cơ cho một điểm đến khác Do đó, xu hướng luôn luôn đượcphân tích trong mối liên quan cụ thể đến từng trường hợp Các cơ hội và nguy cơchính cho du lịch cộng đồng tại Việt Nam là:
- Du lịch bền vững ngày càng được quan tâm hơn bởi khách du lịch Bằngcách phát huy các giá trị truyền thống của địa phương, nâng cao nhận thức cộngđồng trong việc bảo vệ và ứng phó với những tác động của môi trường, du lịchcộng đồng tại Việt Nam có thể thu hút ngày càng nhiều du khách
- Sự gia tăng số lượng của du lịch kết hợp với công tác tình nguyện cungcấp cơ hội tốt cho các nhà cung cấp du lịch cộng đồng tại Việt Nam Một xuhướng đang phát triển là kết hợp công việc tình nguyện như là một phần của kỳnghỉ Du lịch kết hợp với công tác tình nguyện cho phép du khách để giúp đỡcộng đồng địa phương trong quá trình đi du lịch Loại hình du lịch này dự kiến sẽtăng vì du khách đang ngày càng tìm kiếm những cách đi du lịch có ý nghĩa hơn
và có thể đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng địa phương
- Nhu cầu du lịch mạo hiểm kết hợp các hoạt động du lịch cộng đồng ngàycàng tăng Bên cạnh các hoạt động mạo hiểm, khách du lịch cũng ngày càng trởnên quan tâm hơn đến sự tương tác với cộng đồng địa phương, giáo dục văn hóa,tình nguyện để mang lại lợi ích cho môi trường và cộng đồng địa phương Vì
Trang 23vậy, nhà tổ chức các tour phiêu lưu mạo hiểm ngày càng tăng và kết hợp đượccác chuyến thăm các cộng đồng địa phương như một yếu tố không thể thiếu tronghành trình của họ.
- Bằng cách mở rộng phạm vi các dịch vụ, nhà cung cấp du lịch cộng đồngtại Việt Nam có thể thu hút các nhóm khách hàng mục tiêu mới Trước đây, chỗ
ở được sử dụng để du lịch cộng đồng cung cấp dịch vụ thường xuyên nhất Tuynhiên, các nhóm mục tiêu khá hạn chế và cộng đồng không phải lúc nào cũng cóthể để cung cấp các tiêu chuẩn đạt chất lượng Để đạt tiếp cận được nhóm đốitượng mới và lôi kéo được một bộ phân số đông cộng đồng, các điểm du lịchcộng đồng mới và các hoạt động đang được thiết lập và phát triển Đây thường làcác hoạt động phản ánh các yếu tố độc đáo của lối sống và truyền thống địaphương, ví dụ, sản xuất hàng thủ công, biểu diễn nghệ thuật…
- Số lượng ngày càng tăng của những du khách đang tìm kiếm những trảinghiệm mới và thiết thực Ngày nay, du khách hiện đại thích những trải nghiệmmới, đích thực thay vì những ngày nghỉ đơn thuần phổ biến Những du khách nàyđang tìm kiếm một trải nghiệm càng lạ cuộc sống bình thường hàng ngày của họcàng tốt Họ muốn ghé thăm các điểm du lịch mà chưa bị ảnh hưởng bởi thế giớiphương Tây Các nhà cung cấp du lịch cộng đồng tại Việt Nam có thể đáp ứngnhững mong muốn này
Các sáng kiến du lịch cộng đồng có có khả năng thất bại nhiều hơn so vớicác loại hình du lịch khác do thiếu kiến thức tiếp thị Do đó, khuyến khích hợptác với một đối tác kinh doanh mạnh và phù hợp, những đối tác có kiến thức vàkinh nghiệm trên thị trường Tuy nhiên, sự tăng lên của các phương tiện truyềnthông trực tuyến của du lịch cộng đồng cũng cung cấp khả năng tiếp thị ngàycàng tăng cho các nhà cung cấp du lịch cộng đồng tại Việt Nam Du lịch cộngđồng được quan tâm đến bởi các tài liệu giới liệu, các chiến dịch tiếp thị điểmđến rộng lớn và đặc biệt là, quảng bá nhiều hơn trên Internet Videos (ví dụ trênYoutube - http://www.youtube.com), bản đồ tương tác như Google Earth, cáctrang truyền thông xã hội như Facebook (http://www.facebook.com) và Twitter(http://www.twitter com), diễn đàn du lịch trực tuyến và các blog du lịch cung
Trang 24cấp cho du khách một cái nhìn trước khi trải nghiệm Các phương tiện truyềnthông trực tuyến này chính là phương tiện đi đầu làm tăng sự thích thú và cuốnhút của du lịch cộng đồng.
1.1.5.7 Vai trò của cộng dồng địa phương trong hoạt động du lịch
Lê Ngọc Hinh (2009) đưa ra một số vai trò của cộng đồng địa phươngtrong hoạt động du lịch như sau:
Góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch, hoạt động
- Nhận thức của cộng đồng thông qua giáo dục, tập huấn về du lịch, môitrường sẽ giúp kỹ năng tổ chức cuộc sống, lao động sản xuất, chất lượng cuộcsống được cải thiện, qua đó sẽ giảm đi lối sống dựa vào tự nhiên Bảo tồn đượctài nguyên du lịch
Góp phần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và hạ giáthành sản phẩm du lịch
- Dân số đông, tăng nhanh, nguồn lao động trẻ khi tham gia hoạt động dulịch sẽ tạo ra sản phẩm du lịch có giá thành hợp lý
- Cộng đồng dân cư cùng mang tới cho du khách những yếu tố mới lạ, đặcsắc làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch
Từ đó tạo ra được môi trường du lịch hấp dẫn du khách (cả về tự nhiên vàvăn hóa).”
1.1.5.8 Những tác động của hoạt động du lịch cộng đồng
Theo Viện Ngiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012):
Trang 25Tác động tiêu cực: Du lịch cộng đồng đem lại rất nhiều tác động tích
cực về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, tuy nhiên nếu không có các biệnpháp quản lý tốt thì Du lịch cộng đồng cũng dễ gây ra nhiều nguy cơ như tăngchi phí sinh hoạt và giá đất, phá vỡ môi trường tự nhiên, ô nhiễm và rác thải, giatăng tiếng ồn, tắc nghẽn giao thông… Ngoài ra cũng cần phải tính đến các nguy
cơ về xã hội như sự gia tăng tội phạm, việc đánh mất bản sắc cộng đồng, xuốngcấp giá trị văn hóa…
Du lịch cộng đồng đem lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương và
du lịch, cụ thể là:
Cung cấp cơ hội tạo thêm việc làm cho cộng đồng địa phương
Tạo điều kiện để phát triển kinh tế địa phương thông qua việc bán các sảnphẩm và dịch vụ của du lịch
Đóng góp để bảo tồn và phát triển du lịch
Cung cấp thị trường cho hàng hoá và dịch vụ địa phương
Góp phần nâng cao hình ảnh của địa phương và của quốc gia
1.2 Huyện nam đông
1.1.2 Giới thiệu sơ lược về huyện nam đông
Theo HĐND và UBND huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế: “NamĐông là một huyện miền núi nằm về phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế có cảnhquan thiên nhiên đẹp, huyện Nam Đông là địa bàn sinh sống chủ yếu của ngườiKinh và Cơ Tu Trong đó, người Cơ Tu với đời sống văn hóa truyền thống vôcùng phong phú, độc đáo đã góp phần làm cho văn hóa vùng miền trở nên sốngđộng hơn và ngày càng thu hút nhiều du khách đến tham quan Đồng thời, gópmột phần không nhỏ cho sự đa dạng, phong phú trong bố cục thống nhất và hoànchỉnh của bức tranh văn hóa 54 anh em dân tộc Việt Nam
Trang 26Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Nam Đông – tỉnh Thừa Thiên Huế
Vị trí địa lý
Tổng diện tích: 647,78km2 (Theo niên giám thống kê năm 2015)
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ở miền Trung Việt Nam, phía Bắc giáp QuảngTrị, phía Nam giáp Thành phố Đà Nẵng, phía Tây Nam giáp tỉnh Quảng Nam,phía Tây dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, chính là biên giới Việt – Lào, phíaĐông giáp biển Đông Cách Hà Nội 660km, cách Thành phố Hồ Chí Minh1080km, nằm trên dãy đất miền Trung
Nam Đông là một trong hai huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế ởphía Tây Nam, là huyện mới được tách ra từ huyện Phú Lộc (vào tháng 10/1990).Huyện Nam Đông gồm 10 xã và 1 thị trấn Khe Tre với tổng diện tích tự nhiên là69,877 ha
Tọa độ địa lý huyện Nam Đông:
- Phía Nam giáp huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam
- Điểm cực Nam là 15059’33’’ vĩ Bắc
- Phía Bắc giáp huyện Hương Trà và huyện Phú Lộc
- Điểm cực Bắc là 16011’30’’ (khu vực Đông Truồi)
- Phía Tây giáp huyện A Lưới
Trang 27- Điểm cực Tây là 107030’30’’ kinh Đông (thượng nguồn sông Hữu Trạch).
- Điểm cực Đông 107053’ kinh Đông (phía Đông núi Bạch Mã)
- Huyện Nam Đông có dạng hình khối, chiều ngang từ Đông – Tây là33km, chiều dọc từ Bắc – Nam là 37km, nằm ở phía Tây Nam của Thành phốHuế, cách thành phố Huế khoảng 53km theo đường bộ Ở đây có tỉnh lộ 14B vớichiều dài 65km xuyên qua thung lũng Nam Đông – Khe Tre Đây là đường giaothông chính giữa các xã trong huyện Nam Đông với quốc lộ 1 qua đèo La Hy
Dân số: 25 871 người (Theo niên giám thống kê năm 2015)
Toàn huyện Nam Đông có 10 xã: Hương Giang, Hương Hòa, Hương Hữu,Hương Lộc, Hương Phú, Hương Sơn, Thượng Lộ, Thượng Long, Thượng Nhật,Thương Quảng và có 1 thị trấn: thị trấn Khe Tre; trong đó có 07 xã đặc biệt khókhăn, 6 xã là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 70% với tổng số 5.738 hộ, dân
số 24.815 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 2.423 hộ, 11.044 khẩu,chiếm 44,5% dân số toàn huyện Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyệnchủ yếu là dân tộc Cơ Tu và một số ít các dân tộc khác như Tà Ôi, Pa Cô, Pa Hy,Vân Kiều sống tập trung tại các xã Thượng Long, Thượng Quảng, Hương Hữu,Thượng Nhật, Hương Sơn, Thượng Lộ và Hương Phú
Địa hình rừng núi có nhiều hang động, bị chia cắt bởi hệ thống núi non vàkhe suối, do vậy vùng miền núi Nam Đông có một vị trí chiến lược rất quantrọng, nơi đây là căn cứ địa cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp vàchống Mỹ
Huyện Nam Đông thuộc vùng đồi núi phía Nam của dãy Trường Sơn Bắc.Tuy hướng chung của dãy Trường Sơn Bắc là Tây Bắc – Đông Nam nhưng đếnđịa phận huyện Nam Đông núi nằm ngang theo hướng Đông – Tây và kết thúc ởnúi Hải Vân Đây là phân giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
Nhìn tổng thể địa hình huyện Nam Đông chia thành hai bộ phận chính:Vùng gò đồi xen thung lũng Nam Đông – Khe Tre có dạng một lòng chảo kéodài theo hướng Bắc – Nam và vùng núi thấp và trung bình bao bọc xung quanh
Trang 28Nam Đông nổi tiếng với những thác nước đẹp như thác Kazan, thácPhướn, thác Trượt và đặc biệt là thác Mơ bắt nguồn từ núi rừng Bạch Mã đã trởthành khu du lịch sinh thái ngày càng được nhiều người biết đến.
Tài nguyên động, thực vật góp phần làm sinh động thêm cho điểm du lịch
và cũng là đặc sản làm nên nét riêng biệt của mỗi địa phương, là tài sản quý,hiếm của mỗi điểm du lịch và của cả nước Vì vậy, bảo tồn hệ động, thực vật làviệc làm cần thiết của bất kỳ nơi nào để phát triển bền vững
1.1.3 Tình hình phát triển du lịch ở Nam Dông
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế (2017): “Là một huyện
miền núi, cách thành phố Huế khoảng 50km, Nam Đông nằm trong thung lũngđược bao bọc bởi nhiều dãy núi cao, điều kiện tự nhiên phong phú, thổ nhưỡngkhí hậu trong lành, đa dạng về văn hóa và có phong cảnh nên thơ hữu tình Nhắcđến Nam Đông, không thể bỏ qua những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dântộc Cơ Tu (chiếm 43% dân số toàn huyện) từ kiến trúc nhà Gươl (thôn Dỗi), nhà
mồ hay trang phục truyền thống, dụng cụ âm nhạc dân tộc…đến hệ thống suối,thác, hang động, thảm thực vật, rừng nguyên sinh và hệ thống các hồ chứa lớnnhư Tả Trạch, Thượng Lộ và Thượng Nhật Hơn nữa, Nam Đông còn biết đến làđịa phương anh hùng trong chiến tranh bảo vệ đất nước, vẫn còn lưu giữ được rấtnhiều khu chiến tích cách mạng như Đồn Nam Đông, Đồn Khe Tre, địa đạo KaTư…Tất cả những thuận lợi trên mang đến cho Nam Đông nhiều điều kiện thuậnlợi để phát triển du lịch
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện NamĐông chia sẻ: “Tiềm năng du lịch của Nam Đông rất lớn, đặc biệt là du lịch sinhthái và cộng đồng Ngoài thác Mơ và thôn Dỗi là hai điểm đã thu hút được dukhách thì còn rất nhiều điểm lý tưởng để phát triển du lịch: thác Phướng (xãHương Phú); thác Trời, đập Tràn (xã Hương Giang); hang Dơi (xã ThượngQuảng)…Đây là những tiềm năng để địa phương phát triển du lịch.”
Trang 29CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG THÔN DỖI-THÁC MƠ CỦA CÔNG TY
CPTTQC&DVDL ĐẠI BÀNG
2.1 Tổng quan về công ty
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty CPTTQC&DVDL Đại Bàng
Là một trong những thương hiệu du lịch uy tín tại Huế và khu vục miềnTrung, công ty đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành dulịch Thừa Thiên Huế nói riêng và ngành du lịch nước nhà nói chung
Là công ty hoạt động kinh doanh trong 2 lĩnh vực truyền thông quảng cáo
và dịch vụ du lịch, nhân viên của công ty là đội ngũ nhân sự trẻ, được đào tạo bàibản, nhạy bén trong công việc, tích cực trau dồi các kiến thức mới để áp dụngvào công việc, bộ phận truyền thông quảng cáo không ngừng đưa ra những giảipháp mới để hỗ trợ cho bộ phận du lịch hoạt động trơn tru Phát triển theo hướngthương mại điện tử đòi hỏi sự làm việc khoa học và gắn kết giữa hai bộ phận
Bộ phận lữ hành
Là bộ phận hoạt động chính của công ty, tất cả nhân sự đều được đào tạobài bản trong các trường đại học lớn trên địa bàn, đóng vài trò chủ lực trongchiến lược phát triển kinh doanh của công ty, bộ phận du lịch tiến hành lên kếhoạch, xây dựng và cho ra các sản phẩm độc đáo và mới lạ nhằm cung cấp cho
du khách những dịch vụ tuyệt vời nhất Từ khi thành lập công ty đã tạo dựngđược uy tín đối với khách hàng, tham gia tổ chức nhiều chuyến tham quan chorất nhiều khách hàng là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc – Hiện tạicông ty CP Du Lịch Đại Bàng đã được cấp giấy phép lữ hành quốc tế – là đơn vị
đi đầu trong việc tổ chức các chương trình du lịch quốc tế như: Du lịch HànQuốc, Du Lịch Nhật Bản, Du Lịch Thái Lan, Du lịch SIngapore – Malaysia, Dulịch Hoa Kỳ, Các chương trình du lịch châu âu, du lịch Dubai…v.v
Trang 30Đến năm 2018, bộ phận du lịch phát triển với 70 nhân sự và hơn 100 cộngtác viên kinh doanh, chia làm những bộ phận nhỏ trong lĩnh vực du lịch với bộphận điều hành, bộ phận chăm sóc khách hàng, bộ phận kinh doanh, bộ phận ngheđiện thoại Các bộ phận liên kết chặt chẽ và thực hiện đúng các quy trình tiếp cận
và duy trì khách hàng, mang lại những sản phẩm, dịch vụ chất lượng nhất
Bộ phận truyền thông và quảng cáo: Bộ phận truyền thông quảng cáo từ
khi mới thành lập có 25 nhân sự, bao gồm 10 nhân viên kỹ thuật và 15 nhân viênkinh doanh và nhân viên thiết kế đồ họa, đã tích cực cho ra các sản phẩm in ấn,quảng cáo nổi bật và chất lượng, cung cấp các giải pháp truyền thông trực tuyếncho nhiều khách hàng là các doanh nghiệp trên toàn quốc Là lĩnh vực đòi hỏi tưduy, sáng tạo, công ty đã tạo điều kiện thuận lợi, tổ chức giới thiệu tập huốn ởcác khóa đào tạo mở để nâng cao năng lực nhân sự
Hoạt động trong 2 lĩnh vực, trong 4 năm hoạt động, công ty đã có nhữngbước tiến không ngừng trong việc nâng cao doanh thu từ những hợp đồng lớn
Chương trình du lịch sinh thaí-cộng đồng Thôn Dỗi-Thác Mơ (1 ngày)Chương trình du lịch,khám phá văn hóa cộng đồng A Lưới (2 ngày 1 đêm)Chương trình du lịch Huế-Bạch Mã-Huế (1 ngày)
Chương trình du lịch Huế-Bà Nà-Huế (1 ngày)
Chương trình du lịch Huế-Cù Lao Chàm-Huế (1 ngày)
Chương trình du lịch Huế-Ngũ Hành Sơn-Hội An-Huế (1 ngày)
Trang 31Chương trình du lịch Huế-Động Phong Nha (1 ngày)
Chương trình du lịch Huế-khám phá đảo Lý Sơn (2 ngày 1 đêm)
Và nhiều chương trình khác dành cho hàng nghìn lượt khách mỗi năm, ởđịa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, những khách hàng tiêu biểu công ty như: Ngânhàng Viettinbank, Ngân hàng Saccombank, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Vang, các trường Đại Họctrực thuộc Đại Học Huế, trường cao đẳng Công Nghiệp Huế, hệ thống các trườngtrung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học và mầm non trên địa bàn tỉnhThừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận
Với lĩnh vực tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại, công ty tham giacác hội chợ, hội thảo du lịch trên địa bàn, qua đó tiếp cận khách hàng bằng nhữnggiải pháp khác nhau, gắn kết khách hàng với doanh nghiệp Ngoài ra, lãnh đạocông ty thường xuyên tham gia công tác cùng đại diện sở văn hóa thể thao và dulịch tỉnh Thừa Thiên Huế khảo sát, kích cầu du lịch tại các tỉnh thành khác nhưQuảng Bình, Bạc Liêu…
Lĩnh vực truyền thông – quảng cáo.
Lĩnh vực này mang lại cho nhân sự bộ phận nguồn cảm hứng làm việcthông qua việc sáng tạo những sản phẩm mới mẻ, tham gia ký kết các hợp đồngquy mô lớn trong đó có thiết kế tập gấp, catalogue, sổ tay hướng dẫn du lịch ALưới của tổ chức ngân hàng phát triển châu Á (ADB) phối hợp với sở văn hóathể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong khuôn khổ dự án phát triển du lịch
Mê Kông
Những sản phẩm truyền thông mạng cung cấp cho khách hàng là cá nhân,doanh nghiệp trên toàn quốc nhận được sự phản hồi tích cực thông qua các giảipháp truyền thông hiệu quả như: quảng cáo hiển thị trên các trang báo lớn DânTrí, Thanh Niên, Vnexpress… thông qua các mạng quảng cáo Eclick, Admicro,Novanet và hệ thống các công cụ tìm kiếm như Cốc Cốc, Google
Doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho hơn 50 nhân viên, cộng tác viên,tạo môi trường thực tập thuận lợi cho gần 30 sinh viên mỗi năm Bên cạnh những
Trang 32hoạt động kinh doanh hiệu quả, công ty còn chú trọng nhưng công tác xã hội ýnghĩa như: là cơ quan chủ quản Kênh Du Lịch Huế, câu lạc bộ hướng dẫn viênmiễn phí tại Huế nhằm hỗ trợ tối đa cho du khách khi đến Huế, tham gia các hoạtđộng của tỉnh và thành phố.
Tổ chức tặng quà, các chương trình từ thiện thường niên “Ấm Áp NgàyXuân” đến bà con nghèo trên địa bàn Trong thời gian tới, công ty phấn đấu vàphát triển quy mô kinh doanh với các chi nhánh ở các tỉnh khác để phục vụ và hỗtrợ cộng đồng
Trưởng phòng sale online
Trưởng phòng điều hành
PGĐ-TP kinh doanh Media
Trưởng phòng thiết kế
Trang 332.1.3 Doanh thu hoạch động của Công ty CPTTQC & DVDL Đại Bàng giai đoạn 2015-2018.
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CPTTQC & DVDL Đại
Nguồn: Số liệu của Công ty CPTTQC & DVDL Đại Bàng
2.1.4 Tình hình luợng khách nội địa của Công ty CPTTQC & DVDL Đại Bàng giai đoạn 2015-2019
Bảng 2.2 Lượt khách du lịch nội địa của Công ty CPTTQC &DVDL Đại Bàng
Nguồn: Công ty CPTTQC & DVDL Đại Bàng Huế
Nhìn chung, tổng lượt khách của công ty bao gồm khách lẽ và khách đoàntăng qua các năm Năm 2015 lượt khách lẽ đến công ty đạt 7,723 nghìn lượtkhách chiếm 44,47% tổng lượt khách, trong khi đó khách đoàn chiếm 9,643nghìn lượt khách chiếm 55,53% tổng lượt khách Năm 2016, lượt khách lẽ đếnvới công ty chiếm 9,347% nghìn lượt khách chiếm 42,83% tổng lượt khách, vàkhách đoàn chiếm 12,475 nghìn lượt khách chiếm 57,17% tổng lượt khách Năm
2017, lượt khách đến với công ty là 13,246 nghìn lượt khách chiếm 45,66% tổnglượt khách, trong khi đó lượt khách đoàn chiếm 15,765% tổng lượt khaxsh Năm
2018, lượt khách lẽ của công ty chiếm tỷ lệ 16,605 nghìn lượt khách chiếm tỷ lệkhoảng 44,08% tổng lượt khách và lượt khách đoàn mà công ty đón dược là21,163 nghìn lượt khách chiếm 55,92% tỏng lượt khách
2.2 Phân tích mức độ hài lòng của du khách đối với CTDL dựa vào cộng
Trang 34đồng Thôn Dỗi-Thác Mơ của công ty CPTTQC & DVDL Đại Bàng
2.2.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bảng 2.3 đặc điểm khách du lịch tham gia CTDL
Qua bảng số liệu 2.3, cho ta thấy rằng số lượng du khách giữa nam giới và
nữ giới gần như ngang nhau, khách du lịch nam là 59 khách chiếm 49.2%, khách
du lịch nữ là 61 khách chiếm 50.8%
Độ tuổi tham gia CTDL có tỷ lệ cao nhất là Từ 36 – 60 tuổi chiếm 46.7%,
độ tuổi từ 18 – 35 tuổi chiếm 41.7% Tiếp theo là độ tuổi Trên 60 tuổi, chiếm6.7% Thấp nhất là độ tuổi dưới 18 tuổi, chỉ chiếm 5%
Nghề nghiệp
Nghề nghiệp của khách du lịch tập trung cao nhất là cán bộ công chứcchiếm tỷ lệ 33.3%, nhân viên văn phòng chiếm tỷ lệ 21.7% và kinh dooanh buônbán chiếm tỷ lệ 17.5% Nhóm lao động phổ thông chiếm 10.8% Nhóm học sinh,sinh viên chiếm 10% Nhóm nghề nghiệp khác chiếm 6.7%
2.2.2 Thông tin về chuyến đi của du khách
2.2.2.1 Số lần đến Huế
Trang 35Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, tháng 03/2019
Nhìn chung, khách nội địa chủ yếu đến với Huế lần tiên chiếm 51.7% Sốlượng khách du lịch đến với Huế lần 2 chiếm 34.2% Số khách du lịch đến vớiHuế lần 3 chỉ chiếm 14.2%
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên spss 22
Khách du lịch sử dụng dịch vụ của công ty lần đầu tiên chiếm 52.5%.Khách du lịch sử dụng dịch vụ của công ty lần 2 chiếm tỷ lệ đáng kể với 40.0%
Số lượng khách du lịch sử dụng dịch vụ của công ty chỉ chiếm 7.5% tỷ lệ