1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên internet ở việt nam hiện nay

85 219 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Quyền tự do ngôn luận được ghi nhận trong pháp luật quốc tế, như Điều 19 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 quy định: Mọi người đều có quyền tự

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGÔ HƯƠNG GIANG

PH¸P LUËT VÒ QUYÒN Tù DO NG¤N LUËN TR£N INTERNET

ë VIÖT NAM HIÖN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGÔ HƯƠNG GIANG

PH¸P LUËT VÒ QUYÒN Tù DO NG¤N LUËN TR£N INTERNET

ë VIÖT NAM HIÖN NAY

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 8380101.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN ĐĂNG DUNG

HÀ NỘI - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, trích dẫn trong Luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực Tôi đã hoàn thành tất

cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Ngô Hương Giang

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục bảng, hình vẽ

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN INTERNET Ở VIỆT NAM 7

1.1 Internet trong cuộc sống 7

1.2 Vai trò của quyền tự do ngôn luận trên Internet 12

1.3 Quyền tự do ngôn luận trên Internet theo luật nhân quyền quốc tế 16

1.4 Pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên Internet ở một số quốc gia 19

1.4.1 Pháp luật của Hoa Kỳ về quyền tự do ngôn luận trên Internet 19

1.4.2 Pháp luật của Pháp về quyền tự do ngôn luận trên Internet 22

1.4.3 Pháp luật ở Nhật Bản về quyền tự do ngôn luận trên Internet 25

Kết luận chương 1 28

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN INTERNET Ở VIỆT NAM 30

2.1 Tình hình pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên Internet 30

2.1.1 Thành tựu về quyền tự do ngôn luận trên Internet ở Việt Nam 30

2.1.2 Hạn chế của việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận trên Internet 35

2.2 Thực trạng pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên Internet ở Việt Nam 41

Kết luận chương 2 53

Trang 5

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT VỀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN INTERNET

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 54

3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên Internet ở Việt Nam 54

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên Internet ở Việt Nam 59

3.2.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật 59

3.2.2 Tăng cường biện pháp giáo dục, tuyên truyền 70

Kết luận chương 3 72

KẾT LUẬN 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ

Bảng 1.1 Số người dùng Internet trên thế giới, châu Á và Việt

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Quyền tự do ngôn luận được ghi nhận trong pháp luật quốc tế, như Điều 19 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 quy định: Mọi người đều

có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như có quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, truyền bá các ý tưởng và thông tin qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào mà không

bị giới hạn về biên giới quốc gia Theo quy định trên của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948, tự do ngôn luận bao gồm tự do bày tỏ ý kiến, phổ biến thông tin và truy cập vào thông tin trên không gian mạng, vì internet cũng được xem là một kênh (phương tiện) truyền thông

Điều 19 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định: Mọi người có quyền tự do ngôn luận Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tùy theo sự lựa chọn của họ

Ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận được ghi nhận lần đầu tiên tại Điều thứ 10 Hiến pháp năm 1946: “Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận;

tự do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài” Đến Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân

có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định (Điều 25) Vì vậy, quyền tự do ngôn luận là một trong các quyền cơ bản đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các quyền con người và có ý nghĩa to lớn về kinh tế, chính trị và xã hội

Trang 8

Quyền tự do ngôn luận trên internet được bảo đảm trên các phương tiện truyền thông, bao gồm tự do ngôn luận trên internet Internet là phương tiện công nghệ và truyền thông mới, đặt ra nhiều thách thức cho việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận trên internet Internet mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có mặt tiêu cực đe dọa đến đời sống của cá nhân hay cộng đồng

Tự do ngôn luận là một điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các nguyên tắc minh bạch và trách nhiệm giải trình, đây là các nguyên tắc cần thiết cho việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền Quyền này thừa nhận mọi người tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến, tự do tìm kiếm, tiếp nhận, truyền bá các ý tưởng, thông tin không phân biệt lĩnh vực trên internet mà không bị giới hạn về biên giới Để thực hiện quyền này, sẽ có những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt kèm theo, đặt trong tương quan với việc tôn trọng các quyền

và lợi ích nhất định

Trách nhiệm của mọi quốc gia là tôn trọng đầy đủ quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, đồng thời thúc đẩy và tạo điều kiện tiếp cận với internet, hợp tác quốc tế nhằm phát triển các phương tiện truyền thông, thông tin và công nghệ truyền thông nhằm quảng bá, bảo vệ và tạo điều kiện để con người hưởng thụ các quyền cơ bản, trong đó có quyền tự do ngôn luận trên internet Do vậy, mọi biện pháp nhằm mục đích củng cố, ngăn chặn làm gián đoạn việc truy cập hoặc phổ biến thông tin trực tuyến đều phải được cân nhắc, quan tâm sâu sắc

Ở Việt Nam, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm mục đích bảo đảm các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, hiện là vấn đề cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự nghiệp xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực thi Hiến pháp năm 2013 Xuất phát từ thực tế đó, với mong muốn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả, thúc đẩy sự bảo đảm quyền tự do

Trang 9

ngôn luận ở nước ta trong thời gian tới, nên tôi chọn đề tài “Pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên Internet ở Việt Nam hiện nay”

2 Tình hình nghiên cứu

Bàn về quyền tự do ngôn luận trên Internet, đến nay đã có một số công trình khoa học nghiên cứu ở những phạm vi khác nhau, được đề cập trong nhiều đề tài, sách chuyên khảo, một số luận văn thạc sĩ và các bài báo Tiêu

biểu trong đó là cuốn sách “Phạm vi và giới hạn của tự do Internet”,

PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, PGS.TS Vũ Công Giao (đồng chủ biên), Nxb

Chính trị quốc gia Sự thật, 2018; “Lý luận và pháp luật về quyền con người”,

Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên), Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012; “Giới hạn chính đáng đối với các quyền con

người, quyền công dân trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”, Khoa

Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Hồng Đức, 2015; bài viết “Việt Nam với

việc nội luật hóa quy định của pháp luật quốc tế về quyền tự do ngôn luận”,

Chu Thị Thúy Hằng, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015, tập

31, số 3, luận văn thạc sĩ “Quyền tự do ngôn luận thông qua mạng xã hội ở

Việt Nam hiện nay”, Hoàng Đức Nhã, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt

Nam, Học viện Khoa học xã hội, 2016; luận văn thạc sĩ “Pháp luật về quyền

tự do ngôn luận ở Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Đình Nghĩa, Khoa Luật Đại

học Quốc gia Hà Nội, 2018…

Trong các công trình nêu trên, hầu hết mới tập trung đề cập cơ sở lý luận chung về quyền tự do ngôn luận, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ về quyền tự do ngôn luận trên Internet Vì vậy, việc nghiên cứu

đề tài này vẫn có tính cấp thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu của đề tài là bước đầu nghiên cứu một cách có hệ thống

Trang 10

những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên Internet trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó đề ra phương hướng và giải pháp

để nâng cao hiệu quả pháp luật quyền tự do ngôn luận trên Internet ở nước ta trong thời gian tới

3.2 Mục tiêu cụ thể

Đề tài có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề sau:

- Làm sáng tỏ thêm và hoàn thiện thêm những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động pháp luật quyền tự do ngôn luận trên Internet như: khái niệm, đặc điểm của quyền tự do ngôn luận, phân tích khuôn khổ pháp luật hiện hành liên quan đến quyền tự do ngôn luận trên Internet ở Việt Nam, từ đó đánh giá

về tính tương thích với các tiêu chuẩn của luật nhân quyền quốc tế

- Đánh giá thực trạng hoạt động pháp luật quyền tự do ngôn luận trên internet của người dân ở nước ta hiện nay

- Đề xuất phương hướng, giải pháp đẩy mạnh và hoàn thiện pháp luật quyền tự do ngôn luận trên internet ở nước ta trong thời gian tới

3.3 Tính mới và những đóng góp của đề tài

Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong luận văn có một số điểm mới sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề pháp luật quyền tự do

ngôn luận trên internet, phân tích và làm rõ nội hàm của các khái niệm, chức năng của pháp luật quyền tự do ngôn luận trên internet

Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo đối với

các vấn đề liên quan đến pháp luật quyền tự do ngôn luận trên Internet tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung trong điều kiện hội nhập và đổi mới quốc tế

Trang 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về pháp luật quyền tự do ngôn luận trên internet ở nước ta hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp để hoàn thiện pháp luật quyền tự do ngôn luận trên internet ở nước ta

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý và thực trạng pháp luật quyền tự do ngôn luận trên Internet ở Việt Nam hiện nay

5 Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nội dung nghiên cứu

Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền tự do ngôn luận trên Internet

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài vận dụng các phương pháp của Chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác – Lênin và các phương pháp chuyên ngành khoa học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn của quyền tự do ngôn luận trên internet Trong đó, chủ yếu sử dụng phương pháp logic pháp lý để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu Trong những trường hợp cụ thể, tôi kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp như thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích… nhằm kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức lý luận và thực tiễn để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu

Trang 12

5.3 Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu đề tài bảo đảm quyền tự do ngôn luận trên internet tôi chọn phạm vi ở pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam

Chương 2: Thực trạng về quyền tự do ngôn luận trên Internet ở Việt

Nam hiện nay

Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tự do

ngôn luận trên Internet ở Việt Nam hiện nay

Trang 13

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN

INTERNET Ở VIỆT NAM

1.1 Internet trong cuộc sống

Để cuộc sống của con người ngày càng phát triển tốt đẹp hơn thì con người đã không ngừng sáng tạo, phát minh ra những công cụ, thành tựu, phải

kể đó là phát minh ra internet Internet đã làm thay đổi cơ bản cuộc sống của mọi người trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội

Mạng Internet ra đời vào khoảng năm 1974, tiền thân là mạng ARPANET

Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển mạng ARPANET thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ liên kết bốn địa điểm đầu tiên vào tháng 7/1969 là Viện nghiên cứu Stanford, Đại học California, Los Angeles, Đại học Utah và Đại học California, Santa Barbara Đó chính là mạng liên khu vực (Wide Area Network – WAN) đầu tiên được xây dựng Đến năm 1983, tất cả máy tính nối với ARPANET phải sử dụng giao thức TCP/IP, giao thức này cũng được coi như một chuẩn mực đối với ngành quân sự Mỹ Năm 1980, mạng Internet chính thức ra đời được xác lập và liên kết các máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET Sự hình thành mạng xương sống của NSFNET và những mạng vùng khác đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của Internet Đến năm 1995, NSFNET thu lại thành một mạng nghiên cứu còn Internet thì vẫn tiếp tục phát triển cho đến ngày hôm nay

Với khả năng kết nối mở như vậy, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực như thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu khoa học, giáo dục, văn hóa, xã hội… Cũng từ đó, các dịch vụ trên Internet không ngừng phát triển tạo ra một

kỷ nguyên thương mại trên Internet cho nhân loại [22]

Trang 14

Ở Việt Nam, ngày 19/11/1997, sau rất nhiều bàn thảo, băn khoăn và thuyết phục, Ban điều phối quốc gia mạng Internet trao giấy phép cho các nhà cung cấp dịch vụ kết nối, truy nhập Internet “Internet Việt Nam” từ đó ra đời Đến ngày 01/12/1997, Internet được cung cấp cho đông đảo người sử dụng [24] Sau hơn 20 năm, Internet chính thức vào Việt Nam đã tạo ra rất nhiều thay đổi ở quy mô xã hội cũng như cá nhân con người

Vậy, khái niệm Internet có thể hiểu:

Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu [29]

Khái niệm Internet còn được giải thích chính thức trong khoản 14 Điều

3 Luật Viễn thông năm 2009, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2018 như sau: internet là hệ thống thông tin toàn cầu sử dụng giao thức internet và tài nguyên internet để cung cấp các dịch vụ và ứng dụng khác nhau cho người sử dụng dịch vụ viễn thông

Internet cho phép cá nhân truyền tải thông tin, tư tưởng với tốc độ nhanh chóng, dung lượng lớn và thuận tiện Internet có vai trò tích cực đối với quyền con người như hỗ trợ quyền giáo dục, tự do biểu đạt, hội họp, lập hội, tôn giáo, quyền tham gia chính trị, tăng cường bình đẳng giới, hỗ trợ các nhóm yếu thế (người dân tộc thiểu số, người khuyết tật…), thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội Internet có thể bị sử dụng để xâm phạm quyền tự do ngôn luận, quyền biểu đạt, quyền riêng tư, sở hữu trí tuệ, xâm phạm quyền của trẻ

em và các nhóm yếu thế

Internet đã từng được ca ngợi như là “công nghệ giải phóng”, vì nó

Trang 15

được xem là một công cụ quan trọng giúp người dân phá bỏ xiềng xích của nhiều chế độ chuyên chế Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người hiện đại

Internet quan trọng đối với cuộc sống hiện nay trong việc liên lạc kết nối toàn cầu, nhờ vào Internet người dùng có thể kết nối với nhau, tìm kiếm, trao đổi thông tin, đọc báo online, mua bán Internet mang lại nhiều lợi ích cho con người, Internet giúp ích cho việc học tập, làm việc và kinh doanh trở nên thuận tiện dễ dàng hơn, phục vụ đời sống con người

Bảng 1.1: Số người dùng Internet trên thế giới, châu Á và Việt Nam (tính

đến ngày 30-6-2019)

Khu vực

địa lý Tổng dân số

So với dân số thế giới

%

Số người dùng internet

Tỷ lệ so với dân

số

Số người dùng internet

so với thế giới Thế giới 7.716.223.209 100% 4.536.248.808 58.8% 100% Châu Á 4.241.972.790 55% 2.300.469.859 54,2% 50,7% Việt Nam 97.429.061 1,26% 68.541.344 70,3% 1,51%

(Nguồn: https://www.internetworldstats.com/stats3.htm)

Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm qua, có thể thấy, Internet Việt Nam đạt được nhiều thành tựu, thể hiện qua những chỉ số đáng khích lệ Nếu như thời đầu của Internet quay số qua mạng điện thoại công cộng, số người sử dụng Internet chỉ đạt đến 200.000 người (năm 2000) Sau gần 20 năm sau, theo số liệu người dùng Internet ở châu Á tính đến ngày 30/6/2019, thì Việt Nam đạt trên 68 triệu người dùng Internet, chiếm 70,3% dân số, Việt Nam nằm trong tốp những quốc gia và vùng lãnh thổ có tỷ lệ người dùng Internet

Trang 16

cao nhất tại châu Á, hiện đứng vị trí thứ 8/35 quốc gia thuộc khu vực châu Á

có số người dùng internet nhiều nhất châu Á

Hiện nay, Internet đã phủ rộng khắp lãnh thổ từ thành thị đến nông thôn, miền núi, hải đảo Internet trở thành công cụ rất quen thuộc với đa số người dân Việt Nam trong cuộc sống hằng ngày, trong giao tiếp, giải trí kể cả trong làm kinh tế cũng như các vấn đề khác liên quan như giáo dục, văn hóa,

y tế… Từ các tầng lớp thấp như nông dân, công nhân, rồi đến tầng lớp học sinh, sinh viên, kỹ sư đều có thể tìm kiếm được những thông tin cần thiết trên Internet và chính Internet đã dần làm thay đổi thói quen, cuộc sống của người dân Việt Nam hiện nay, đặc biệt là giới trẻ

Mạng internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mại và chuyển ngân, và các dịch vụ về y tế, giáo dục như là chữa bệnh

từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo

Ví dụ, trong lĩnh vực giáo dục, hầu hết các trường học hiện nay đều được trang bị Internet để phục vụ hoạt động dạy và học Ngoài phát triển các phương thức học trực tuyến song song với phương thức giảng dạy truyền thống thì Internet còn đang góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, liên lạc với phụ huynh, học sinh thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin

Internet và các ứng dụng trên nền Internet cũng đang tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Từ phát triển hình thức khám chữa bệnh từ xa đến việc quản lý bệnh nhân, liên thông dữ liệu giữa các tuyến, liên thông với bảo hiểm xã hội để thanh toán bảo hiểm y tế… [33]

Internet đóng vai trò quyết định trong việc xác định lại không gian công

Trang 17

và tư, các quan hệ giữa con người với nhau và giữa con người với các thiết chế Internet đã xóa bỏ các đường biên giới và đưa những cách thức mới của việc tạo ra và sử dụng kiến thức, góp phần thay đổi cách suy nghĩ, mở rộng phạm vi tham gia trực tiếp của con người vào đời sống chính trị công của xã hội ngày càng rộng mở hơn và trở thành nguồn tài nguyên quý giá hơn bao giờ hết

Internet ra đời và phát triển với các đặc trưng như tính kết nối, tính mở, tính tìm kiếm, tiếp nhận, truyền đạt đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cơ sở hạ tầng thông tin trên thế giới Internet mở ra phương thức mới cho từng cá nhân trong việc tiếp cận nhanh chóng với kiến thức cũng như đem tới cho họ một kênh thông tin mới để bày tỏ, chia sẻ những ý tưởng của mình với toàn thể nhân loại Internet đã tạo cơ hội cho con người có sức mạnh tìm kiếm thông tin và hợp tác

Internet là một công cụ truyền tin và tiếp nhận thông tin trên mạng rất phổ biến trên thế giới Do đó, có thể hiểu Internet là một kênh tiếp cận thông tin và tự do internet là một hình thức của tự do tiếp cận thông tin được quy định trong Hiến pháp

Dưới góc độ đó, Internet đã thúc đẩy những cơ hội và phương tiện để thực hiện các quyền con người cơ bản, trong đó tiêu biểu là quyền tự do ngôn luận Tuy nhiên, ở góc độ khác, Internet cũng có thể được sử dụng như công

cụ nguy hiểm để xâm phạm đến các quyền tự do khác của con người

Một nghiên cứu gần đây của Hội đồng Hiệp sỹ Mỹ (một nhóm gồm 17 chuyên gia về chính sách công), về Internet và tin tức đã kết luận rằng: Thời đại kỹ thuật số đang tạo ra một sự phục hưng cho truyền thông và thông tin - thời của những tư duy mới và táo bạo để thúc đẩy mạnh mẽ cơ hội tiếp cận thông tin cho người dân Mỹ, thông tin y tế cho các cộng đồng trong nước và

Trang 18

giá trị của nền dân chủ Mỹ Các mạng mở đóng vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng Tiềm năng sử dụng công nghệ nhằm tạo ra một nền dân chủ minh bạch và liên thông dường như chưa bao giờ sáng lạn hơn [38]

Ngày nay, internet đã trở thành một công cụ truyền tin và tiếp nhận thông tin trên mạng rất phổ biến trên thế giới, mà Việt Nam cũng không ngoại

lệ Có thể nói internet đã trở thành công cụ kết nối thông tin cuốn hút con người sử dụng nhiều nhất bởi sự nhanh chóng, thuận tiện, phong phú và “san phẳng” sự ngăn cách của không gian Những lợi ích to lớn mà internet mang lại chủ yếu là việc truyền tải thông tin và ứng dụng các mạng xã hội vào hoạt động kinh doanh và giao tiếp Tuy nhiên, Internet là nơi chứa nhiều thông tin nhưng không phải thông tin nào cũng có ích, thậm chí còn nguy hại cho nhận thức của con người

1.2 Vai trò của quyền tự do ngôn luận trên Internet

Theo Đại từ điển tiếng Việt, “Tự do là một phạm trù triết học chỉ khả

năng thể hiện ý chí, hành động theo ý muốn của mình trên cơ sở nhận thức quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội” Như vậy, khi nói đến tự do là nói

đến khả năng hoặc quyền của con người lựa chọn và hành động theo đúng ý chí của mình Qua đó có thể hiểu, tự do ngôn luận trên Internet là quyền được

tự do thể hiện ý kiến, quan điểm trên Internet mà không trái pháp luật quốc gia và quốc tế [18]

Tự do ngôn luận là quyền thiết yếu và là mục tiêu đấu tranh của các lực lượng tiến bộ tại nhiều quốc gia từ nhiều thế kỷ qua Những quyền này được gọi là “quyền bảo vệ quyền”, vì nếu không có chúng là thiếu đi một phương tiện quan trọng để bảo vệ các quyền khác [8, tr.307]

Tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người

Trang 19

Quyền tự do ngôn luận là một trong bốn quyền chính trị cơ bản luôn được coi trọng, đó là: tự do ngôn luận (freedom of speech), tự do biểu đạt (freedom of expression), tự do thông tin (freedom of information) và tự do lập hội và hội họp hòa bình (freedom of association and peaceful assembly) Xét về bản chất, tự do ngôn luận chính là quyền của mỗi cá nhân được biểu đạt, thể hiện

và trình bày những ý tưởng, quan điểm và chính kiến của mình mà không có bất cứ sự can thiệp, chối bỏ hay tước đi một cách tùy tiện và trái luật

Khái niệm tự do ngôn luận có thể được tìm thấy trong các văn kiện chính trị - pháp lý quốc tế từ rất sớm trong lịch sử nhân loại Bộ luật về quyền (Bill of Rights) của Vương quốc Anh ngay từ năm 1680 đã quy định quyền hiến định về tự do ngôn luận và còn nguyên giá trị tới ngày nay Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của Pháp năm 1789 cũng khẳng định tự do ngôn luận như là một quyền cố hữu của con người Điều 11 Tuyên ngôn dân quyền

và nhân quyền của Pháp năm 1789 khẳng định: “Trao đổi tự do các ý tưởng

và quan điểm là một trong những quyền quý giá nhất của con người Mọi người đều có quyền được nói, viết, in ấn tự do; đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những hành vi lạm dụng quyền tự do ngôn luận”

Một số nhà lập pháp và học giả cho rằng, tự do ngô luận là một quyền

đa diện và đa chiều (a multi-faceted right), vốn không chỉ bao gồm quyền biểu đạt, hay được phổ biến, chia sẻ thông tin và ý tưởng mà còn bao gồm ba khía cạnh đặc trưng sau đây: 1) Quyền tìm kiếm thông tin và ý tưởng; 2) Quyền tiếp nhận thông tin và ý tưởng; 3) Quyền được phổ biến thông tin và ý tưởng Như vậy, tự do ngôn luận và quyền tự do ngôn luận có mối liên hệ mật thiết với các quyền như quyền tự do biểu đạt, quyền tự do thông tin… Thuật ngữ tự do biểu đạt (freedom of expression) đôi khi còn được dùng để đề cập đến cả hành động tìm kiếm, tiếp nhận, và chia sẻ thông tin hoặc quan niệm, bất kể bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông nào [5]

Trang 20

Tự do ngôn luận trên Internet có vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội ngày nay Internet với nguồn thông tin đa dạng, phong phú, đa chiều và sự kết nối, tương tác giữa các chủ thể trong môi trường Internet đã góp phần thúc đẩy các tiến trình dân chủ hóa, bảo đảm tốt hơn quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do hội họp và lập hội, tăng cường sự trao đổi, tương tác giữa chính quyền và người dân, thúc đẩy các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học, đổi mới sáng tạo [44]

Tuy nhiên, thực chất “tự do internet” không phải là một quyền con người độc lập, mà là một tập hợp các quyền, bao gồm quyền được “vào”

mạng internet, tức là quyền tự do tiếp cận, kết nối với mạng internet (access

to the internet) và các quyền tự do “trên mạng internet”, tức là các quyền con

người đã được thừa nhận phổ biến trong môi trường ngoại tuyến, như quyền

tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, quyền tiếp cận thông tin…, trong đó trọng tâm là quyền tự do ngôn luận, vì đây là quyền dễ bị xâm phạm nhất và cũng dễ bị lạm dụng nhất trong môi trường internet

Không có quốc gia nào có tự do internet tuyệt đối, kể cả những nước phát triển nhất, có nền dân chủ ở mức cao nhất cũng đều xác định giới hạn của tự do internet Sở dĩ có những giới hạn này là bởi bên cạnh những lợi ích

to lớn mà tự do internet mang lại, các quốc gia còn phải theo đuổi các mục tiêu khác về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, và phải đảm bảo cân bằng giữa

tự do internet với các lợi ích khác có khả năng xung đột với nó

Nhà lập pháp và học giả hàng đầu của Hoa Kỳ Melvin Urofsky cũng đã khẳng định: “Nếu chỉ có một quyền có giá trị hơn tất cả các quyền khác trong một xã hội dân chủ, thì đó chính là quyền tự do ngôn luận” [5]

Tự do ngôn luận là quyền cơ bản không phân biệt về văn hóa, chính trị,

Trang 21

tôn giáo, dân tộc, là nền tảng mà không có nó, nhiều quyền con người cũng không thực hiện được Quyền được giữ quan điểm và tự do ngôn luận là cơ

sở để thực hiện đầy đủ nhiều quyền con người khác, ví dụ: để hưởng quyền

tự do hội họp, lập hội, quyền bầu cử, ứng cử thì quyền tự do ngôn luận là

cơ sở để con người thực hiện đầy đủ các quyền này Mặt khác, cũng như các quyền con người nói chung, quyền tự do ngôn luận, báo chí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Quyền tự do ngôn luận được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật quan trọng nhất ở mỗi quốc gia Quyền tự do ngôn luận được khẳng định lần đầu tiên tại Điều thứ 10 Hiến pháp năm 1946 (Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam), sau đó được ghi nhận tại Điều 25 Hiến pháp năm 1959, Điều 67 Hiến pháp năm 1980 Đặc biệt, Điều 69 Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 một lần nữa quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền đươc thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”

Đến Hiến pháp năm 2013 tự do ngôn luận là quyền hiến định được ghi

nhận: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin,

hội họp, lập hội, biểu tình Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” [13, Điều 25] Quyền tự do ngôn luận trên Internet được bảo đảm trên

các phương tiện truyền thông, bao gồm tự do ngôn luận trên internet

Như vậy, có thể thấy quyền tự do ngôn luận đã được quy định ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên và được cụ thể hóa trong tất cả các bản Hiến pháp sau này Hiến pháp là văn bản pháp lý có giá trị cao nhất, còn quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc phải tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân thực hiện các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận Đối với mỗi cá nhân, không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ

để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của Nhân dân

Trang 22

1.3 Quyền tự do ngôn luận trên Internet theo luật nhân quyền quốc tế

Quyền tự do ngôn luận là quyền cơ bản của con người được thừa nhận tại Điều 19 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 quy định:

Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự

do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào, và không có giới hạn về biên giới Theo quy định nêu trên của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948, tự

do ngôn luận bao gồm tự do bày tỏ ý kiến, phổ biến thông tin và truy cập vào thông tin trên không gian mạng, vì internet cũng được xem là một kênh (phương tiện) truyền thông

Khoản 1 Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị

năm 1966 bảo vệ quyền tự do quan điểm mà không bị ai can thiệp Khoản 2

Điều này quy định:

Mọi người có quyền tự do ngôn luận Quyền này bao gồm quyền tự

do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi loại thông tin và ý tưởng, không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền bằng miệng, viết hoặc in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác tuỳ theo sự lựa chọn của họ

Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam

Á cũng khẳng định:

Mỗi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm, bao gồm quyền giữ quan điểm mà không bị cản trở và quyền tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, thông qua hình thức truyền miệng, hay bằng văn bản hoặc thông qua mọi hình thức biểu đạt mà mỗi người có thể lựa chọn [39]

Trang 23

Theo luật nhân quyền quốc tế, tự do ngôn luận không phải là một quyền tuyệt đối Quyền này có thể bị hạn chế bởi các nhà nước, song việc hạn chế phải tuân thủ những điều kiện chặt chẽ để tránh sự lạm dụng Các quốc gia có quyền tự quyết định những vấn đề liên quan đến những hạn chế mà quốc gia đó áp dụng đối với quyền tự do ngôn luận (bao gồm việc xác định nội dung nào bị cấm xuất hiện trên internet); tuy nhiên, những hạn chế đó phải tương thích với những quy định quốc tế về quyền tự do ngôn luận theo các nguyên tắc về tính hợp pháp, tính cần thiết và tính thích hợp

Quy định trên tuy không nêu ra những hạn chế cụ thể về quyền tự do ngôn luận, song cũng giống như các quyền khác, tự do ngôn luận cần được xem xét dưới góc độ của Điều 29 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948:

1 Mọi người đều có nghĩa vụ đối với cộng đồng là nơi duy nhất mà nhân cách của bản thân họ có thể phát triển tự do và đầy đủ

2 Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ

3 Trong mọi trường hợp, việc thực hiện các quyền tự do này cũng không được trái với các mục tiêu và nguyên tắc của Liên hợp quốc Điều 10 Công ước châu Âu về nhân quyền năm 1950 cũng ghi nhận sự hạn chế tự do ngôn luận, gồm: các lợi ích an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ hay an toàn công cộng; ngăn ngừa rối loạn, tội phạm, bảo vệ sức khỏe hay đạo đức; bảo vệ danh dự và quyền của người khác; ngăn ngừa tiết lộ thông tin mật, hay duy trì quyền lực và tính công bằng của tư pháp Điều 10 Công ước châu Âu về nhân quyền năm 1950 quy định:

Trang 24

1 Tất cả mọi người đều có quyền tự do bày tỏ ý kiến Quyền này bao gồm việc được tự do bày tỏ ý kiến và tự do trao đổi các thông tin mà không cần phải nhận được bất kỳ việc cho phép nào từ phía

cơ quan công quyền và không phân biệt biên giới 2 Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, bởi lẽ nó luôn phải đi kèm với những nhiệm

vụ và trách nhiệm, có thể phải tuân theo các thủ tục, điều kiện, hạn chế hoặc hình phạt như được luật pháp quy định và cần thiết trong

xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ hoặc

an toàn công cộng, để ngăn ngừa rối loạn hoặc tội phạm, bảo vệ sức khỏe hoặc đạo đức, để bảo vệ danh tiếng hoặc quyền của người khác, nhằm ngăn chặn việc tiết lộ thông tin nhận được một cách tự tin hoặc duy trì thẩm quyền và công bằng của tòa án

Quyền tự do ngôn luận có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của từng cá nhân cũng như của cả cộng đồng xã hội Quyền tự do ngôn luận liên quan chặt chẽ đến việc thực thi quyền tham gia chính trị của người dân Trong Bình luận chung

số 34, Ủy ban nhân quyền dành riêng đoạn 20 đề cập mối quan hệ này:

Ủy ban, trong Bình luận chung số 25 về sự tham gia vào các hoạt động xã hội và quyền bầu cử, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tự

do biểu đạt trong thực hành các hoạt động xã hội và việc thực thi hiệu quả quyền bầu cử Tự do truyền bá thông tin và ý tưởng về các vấn đề công cộng và vấn đề chính trị giữa các công dân, các ứng cử viên và đại biểu dân cử là cần thiết Điều này có nghĩa là báo chí hay phương tiện truyền thông khác có thể bình luận về một vấn đề công cộng và để thông tin về quan điểm của công chúng mà không

có kiểm duyệt hay hạn chế Quốc gia thành viên cần chú ý đến những chỉ dẫn trong bình luận chung số 25 về việc thúc đẩy và bảo

vệ tự do biểu đạt trong bối cảnh này [8, tr.326]

Trang 25

Liên quan trực tiếp đến tự do ngôn luận trên internet, vào năm 2012, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua một Nghị quyết quan trọng,

trong đó khẳng định rằng: “Mọi người đều được bảo vệ như nhau dù là tham gia

hay không tham gia vào không gian mạng” Nghị quyết này được ban hành dựa

trên kết quả của hai bản báo cáo năm 2011 về “quyền tự do biểu đạt ý kiến và được thực hiện thông qua internet” của Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc (Frank La Rue) về xúc tiến và bảo vệ quyền tự do ngôn luận và biểu đạt Trong báo cáo thứ nhất, Frank La Rue đã nêu bật lên một thực tế là tự do ngôn luận có thể phát triển, đồng thời cũng có thể bị vi phạm thông qua internet Trong báo cáo

thứ hai, La Rue cảnh báo về “các hạn chế gia tăng trên internet thông qua việc sử

dụng các công nghệ ngày càng tinh vi để chặn nội dung, theo dõi và nhận diện các nhà hoạt động và phê bình, hình sự hóa hành vi biểu đạt và áp dụng pháp luật hạn chế các biện pháp như vậy” [1, tr 182]

Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng quyền tự do ngôn luận trên Internet là tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi tin tức, ý kiến, biểu đạt trạng thái, thảo luận với mọi người trên thế giới qua Internet Các nội dung đăng tải lên Internet không gây ảnh hưởng đến lợi ích an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ hay an toàn công cộng, ngăn ngừa rối loạn, tội phạm, bảo vệ sức khỏe hay đạo đức, bảo vệ danh dự và quyền của người khác, ngăn ngừa tiết lộ thông tin mật, hay duy trì quyền lực và tính công bằng của tư pháp

1.4 Pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên Internet ở một số quốc gia

1.4.1 Pháp luật của Hoa Kỳ về quyền tự do ngôn luận trên Internet

Theo pháp luật của Hoa Kỳ thì không có đạo luật nào riêng về tự do báo chí, tự do ngôn luận Tự do ngôn luận được xem là một trong những giá trị truyền thống của nền dân chủ Hoa Kỳ, vì vậy, tại Hoa Kỳ nó được bảo vệ

Trang 26

bằng Tu chính án thứ nhất (First Amendment) Khác với cách tiếp cận của Liên minh châu Âu trong đó nhấn mạnh sự giới hạn của tự do ngôn luận để bảo vệ quyền của những người khác, cũng như để ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng quyền tự do ngôn luận, Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do ngôn luận thông qua việc ấn định nghĩa vụ của Nhà nước (Quốc hội) phải bảo vệ quyền này:

“Quốc hội sẽ không ban hành luật nào để hạn chế quyền tự do ngôn luận hay tự do báo chí” [4]

Với quy định như trên, thực chất Tu chính án Thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ chỉ có mục đích ngăn chặn nhà nước có những hành động tuỳ tiện tước bỏ hay hạn chế quyền tự do ngôn luận chứ không đồng nghĩa với việc xác định tự do ngôn luận có tính chất tuyệt đối Trên thực tế, quyền tự do ngôn luận không được xem là quyền tuyệt đối ở Hoa Kỳ, tuy các giới hạn của quyền này được quy định theo cách thức và mức độ khác biệt so với châu Âu

Về cách thức, khác với châu Âu khi vấn đề được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật (của Liên minh châu Âu và của các nước thành viên),

sự giới hạn của tự do ngôn luận ở Hoa Kỳ được thể hiện qua án lệ của các toà

án, đặc biệt là Toà tối cao, trong các vụ kiện về những hành vi “phỉ báng” và

“phát ngôn thù hận” Trong vụ Chaplinsky kiện Chính quyền bang New

Hampshire (1942), lần đầu tiên các hành vi phỉ báng, phát ngôn thù hận được

quy định cụ thể thông qua phán quyết của Tòa án tối cao Hoa Kỳ, trong đó nêu rằng có một số phát ngôn mà chính quyền có thể ngăn chặn và trừng phạt người thực hiện mà không bị xem là vi hiến, bao gồm các phát ngôn có tính

chất khiêu dâm (lewd and obscene), tục tĩu (profane), phỉ báng (libelous), xúc phạm (insulting) và những từ ngữ gây hấn (fightings words) Tòa cũng định nghĩa “những từ ngữ gây hấn” (fighting words) là những câu từ do một người

Trang 27

đưa ra nhằm chỉ trích trực tiếp một cá nhân khác mà có khả năng kích động bạo lực với người nghe [41]

Hoa Kỳ là nơi bắt nguồn của Internet và là quốc gia có những quy định đầu tiên về Internet Vào khoảng giữa thập niên 1990, khi Internet mới bắt đầu xuất hiện, Quốc hội Hoa Kỳ đã nhận ra tầm quan trọng của nó trong việc cung cấp nguồn thông tin vô cùng phong phú cho người dân Hoa Kỳ, tạo ra bước tiến mới trong lĩnh vực giáo dục, cung cấp diễn đàn trao đổi quan điểm chính trị một cách thực sự đa dạng, đa chiều, cơ hội chưa từng thấy để phát triển giao lưu văn hóa và các hoạt động trí tuệ Quốc hội Hoa Kỳ cũng nhận thấy rằng internet và các dịch vụ đi kèm đã bùng nổ và đem lại lợi ích to lớn cho người dân Hoa Kỳ mà chỉ có rất ít quy chế điều tiết của chính quyền Do vậy, với truyền thống bảo đảm rất cao quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,

tự do biểu đạt – các quyền hiến định theo Tu chính án thứ nhất, Hoa Kỳ luôn theo đuổi chính sách bảo đảm tự do internet ở phạm vi tối đa và đặt ra những giới hạn ở mức độ tối thiểu đối với tự do internet

Theo đánh giá của Freedom House trong những năm gần đây, Hoa Kỳ luôn được đánh giá ở vào nhóm những nước dẫn đầu về mức độ tự do internet Ví dụ, năm 2017, về tiêu chí “các trở ngại đối với việc truy cập, kết nối internet”, Hoa Kỳ được đánh giá 3 điểm trong thang điểm từ 0 đến 33 theo mức độ tăng dần của các trở ngại Về tiêu chí “những hạn chế về nội dung”, Hoa Kỳ được đánh giá 4 điểm trong thang điểm từ 0 đến 35 theo mức

độ tăng dần của các hạn chế Về tiêu chí “vi phạm các quyền của người dùng”, Hoa Kỳ được đánh giá 14 điểm trong thang điểm từ 0 đến 40 theo mức

độ tăng dần của vi phạm Tuy nhiên, so với các năm trước, Freedom House đánh giá Hoa Kỳ có xu hướng ngày càng xiết chặt hơn những giới hạn đối với

tự do internet trong pháp luật và thực tiễn của mình [1, tr 301]

Trang 28

1.4.2 Pháp luật của Pháp về quyền tự do ngôn luận trên Internet

Pháp là một trong những quốc gia phát triển nhưng đã từng khá “dè dặt” với Internet Bên cạnh đó, Pháp cũng là quốc gia từ lâu đã có các quy tắc

về bảo vệ tự do cá nhân, quyền tự do ngôn luận trên internet Tự do ngôn luận được bảo vệ ngay trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp Pháp

đã xây dựng một hệ thống pháp lý tương đối đầy đủ nhằm bảo đảm tối ưu quyền tự do ngôn luận thông qua Luật Tự do báo chí năm 1881 (Luật 1881) Luật này được coi như là bộ luật gốc điều chỉnh các hành vi bày tỏ ngôn luận của mọi người Mặc dù vậy, pháp luật của Pháp cũng đưa ra các giới hạn, các chế tài nghiêm khắc trừng trị người nào lạm dụng quyền tự do ngôn luận ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khác Những quy định này được nêu tại Bộ luật 1881 về quyền tự do báo chí và Bộ luật Dân sự Napoleong Các quy định có liên quan bao gồm: bảo vệ nhân phẩm con người, chống lại việc vụ khống, bôi nhọ (Điều 29 Luật 1881), bảo vệ chống lại việc xâm phạm đời tư (Điều 9 Bộ luật Dân sự), chống phân biệt chủng tộc, tôn giáo (Điều 32 Luật 1881), kích động bạo lực, gây hận thù (Điều 24 Luật 1881)

Điều 29 Luật 1881 quy định: “Tất cả những nhận định hoặc quy kết cho một sự kiện gây thiệt hại đến danh dự hoặc nhân phẩm của cá nhân hoặc tổ chức có liên quan đến sự kiện đó đều bị coi là hành động vu khống” Điều luật này đưa ra định nghĩa về bôi nhọ: “Tất cả những phát ngôn có tính chất lăng nhục, sử dụng thuật ngữ miệt thị hoặc chưa được kiểm chứng” Như vậy, phạm

vi áp dụng Điều 29 Luật 1881 rất rộng, không chỉ để bảo vệ uy tín, danh dự cho một cá nhân, mà cho cả các cơ quan, tổ chức Các án lệ từ trước đến nay đưa ra hàng loạt cơ quan, tổ chức cần phải bảo vệ trước hành vi vu khống, đó là: các

cơ quan nhà nước (án lệ Tòa phá án hình sự ngày 26/4/1952), Quốc hội, Trường Đại học, Hội đồng nhân dân (án lệ Tòa phá án hình sự ngày 23/5/1955), bệnh viện công (án lệ Tòa dân sự ngày 30/9/1998; tòa hình sự ngày 03/7/1996),

cơ quan cảnh sát (án lệ Tòa hình sự ngày 3/12/2002)

Trang 29

Về các vi phạm trên Internet, Internet là một trong các phương tiện để mọi người thể hiện ý kiến của mình Do vậy việc bày tỏ quan điểm trên Internet cũng chịu sự điều chỉnh của Luật 1881 Án lệ của Pháp đã đưa ra rất nhiều vụ việc lạm dụng Internet để vu khống, bôi nhọ Mới đây nhất là việc Tòa án công nhận nhiều quyết định sa thải nhân viên do đã lạm dụng facebook để vu khống, nói xấu người khác Vụ việc đầu tiên là vào năm 2010, một số nhân viên của một công ty viết trên “tường” của facebook các câu chê bai doanh nghiệp của mình Họ đã bị cho nghỉ việc Các nhân viên này kiện ra tòa với lý do facebook chỉ là nhật ký mang tính đời tư (cá nhân) cho nên họ có quyền viết lên đó các suy nghĩ của mình Tuy nhiên Tòa lao động vùng Boulougne – Billancourt đã chứng minh rằng “bức tường” facebook đã không còn mang tính riêng tư khi mọi người đều và đọc được Do đó tòa đã công nhận quyết định sa thải của công ty (báo Le Monde ngày 19-11-2010) [37]

Điều 11 Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789 ghi nhận tự do ngôn luận là một quyền cơ bản của con người: “Tự do ngôn luận các tư tưởng, ý nghĩ là một trong những quyền quý báu nhất của con người Tất cả công dân có quyền phát ngôn, viết, xuất bản một cách tự do, trừ trường hợp xác định để giới hạn quyền này theo luật” Hội đồng Bảo hiến trong Quyết định số 2009-580 DC ngày 10-6-2009 đã cho rằng: dựa trên bối cảnh hiện tại của các phương tiện truyền thông, dựa trên sự phát triển phổ biến của các dịch vụ truyền thông trên mạng cũng như tầm quan trọng của các dịch vụ này đối với sự tham gia của công chúng vào đời sống dân chủ, vào việc thể hiện các tư tưởng và ý kiến, thì việc thực hiện quyền tự do ngôn luận được hiểu là bao hàm quyền tự do truy cập vào Internet

Trong Quyết định ban hành ngày 10-6-2009, Hội đồng Bảo hiến tuyên

bố cơ chế bảo vệ hiến pháp về quyền tự do giao tiếp và biểu đạt được áp dụng cho internet do vai trò ngày càng tăng của phương tiện này trong việc tiếp cận

Trang 30

thông tin của công dân Hội đồng Bảo hiến cũng nhấn mạnh rằng internet

là công cụ, thông qua e-mail, mạng xã hội, blog và các diễn đàn thảo luận khác, thực hiện quyền tự do ngôn luận và góp phần phổ biến thông tin và tham gia lưu thông, trao đổi ý tưởng Nhìn từ góc độ tự do ngôn luận thì internet mang đến cả hai chiều hướng: chiều thụ động, tức là thông qua các trang báo mạng, tin mạng hay truyền hình mạng; và chiều chủ động, với email, sự bùng nổ của các mạng xã hội, blog và các diễn đàn khác, để thực hiện tự do ngôn luận Nó thực sự là một phương tiện mới cung cấp cho người dùng internet khả năng đóng góp cho việc phổ biến thông tin và tham gia vào việc lưu thông và trao đổi ý kiến

Như vậy, quyền truy cập và sử dụng internet được coi như một phần của tự do ngôn luận và là quyền cơ bản của con người, có giá trị hiến định ở Pháp Điều này xuất phát từ đặc thù của pháp luật Pháp: bên cạnh hiến pháp thì các phán quyết của Hội đồng bảo hiến, các điều khoản của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền được coi là các quy phạm có giá trị Hiến pháp [10]

Sự tôn trọng tự do ngôn luận không có nghĩa là cho phép phỉ báng, tấn công vào phẩm giá của những người khác bằng những thông điệp, âm thanh, hình ảnh hoặc dàn dựng việc khiêu dâm trẻ em Trong các phiên tòa ở Pháp, thẩm phán cân nhắc đến cả những trao đổi được thực hiện trên Internet, ví dụ như trên Facebook, mà bị xem là vi phạm theo luật pháp Các cuộc trò chuyện trên Twitter hoặc Facebook nếu xúc phạm hay ảnh hưởng đến người khác vẫn

có thể trở thành đối tượng của các vụ kiện thông thường

Internet đã làm tăng sự tự do ngôn luận và giao tiếp, mặt khác cũng dẫn đến những khó khăn do sự lạm dụng của nó Theo báo cáo của Christian Paul

về quyền và tự do Internet trình Thủ tướng Chính phủ ngày 29-6-2000 đã lưu

ý, “internet đặt ra các vấn đề mới và đa dạng cho pháp luật” Trong thực tế, cuộc chiến chống lại nội dung bất hợp pháp không chỉ liên quan đến các đặc

Trang 31

tính kỹ thuật vốn có của mạng Internet, mà còn liên quan đến sự đa dạng của các quan niệm về tự do ngôn luận ở các quốc gia khác nhau Nội dung của một tin nhắn được chuyển tải qua Internet có thể được coi là hợp pháp ở một quốc gia, nhưng lại bị coi là bất hợp pháp ở quốc gia khác Ví dụ, các nội dung khiêu dâm bị cấm ở Ireland, bị xử phạt ở Saudi Arabia, song lại hoàn toàn hợp pháp ở Thụy Điển Tại một số nước, các bài phát biểu kích động thù hằn chủng tộc (tân phát xít) được dung thứ dưới tên gọi quyền tự do ngôn luận, trong khi đó chúng sẽ bị truy tố ở Pháp vì xâm phạm đến phẩm giá con người [1, tr 338]

1.4.3 Pháp luật ở Nhật Bản về quyền tự do ngôn luận trên Internet

Nhật Bản là quốc gia đi tiên phong trong phát triển ngành viễn thông, thông qua ban hành các văn bản luật nhằm xây dựng xã hội mạng thông tin - internet Cho đến nay, các ứng dụng internet thành công trong quản lý hành chính cũng như thúc đẩy phát triển các giao dịch dân sự và thương mại ở Nhật Bản là kết quả của nỗ lực hiện thực hóa tinh thần “tự do internet” Ở Nhật Bản quan điểm cho rằng “tự do internet” là khái niệm rộng, thể hiện ở việc có thể truy cập không bị hạn chế mạng internet theo nguyên tắc tự chủ không chịu sự chi phối của Nhà nước Ngoài ra, trên mạng internet, người sử dụng internet phải được bảo đảm quyền tự do biểu đạt và được biết, quyền được giữ bí mật, quyền tài sản trí tuệ… Trải qua gần 20 năm, Nhật Bản đã từng bước hoàn thiện các quy định pháp luật để khắc phục những bất cập liên quan đến quản lý, sử dụng và ứng dụng internet nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể

có thể sử dụng tiện ích từ các dịch vụ thông qua internet trên cơ sở bảo vệ quyền sở hữu và an toàn giao dịch [1, tr 317]

Năm 1985, Ở Nhật Bản, tự do hóa viễn thông bắt đầu xuất hiện, khi Chính phủ tư nhân hóa Công ty điện tín điện thoại nhà nước, mở cửa thị trường điện tín, điện thoại quốc tế và du nhập nguyên tắc cạnh tranh trong

Trang 32

kinh doanh viễn thông, từ đó mở ra thời kỳ tự do truyền tin bằng máy tính Năm 1995, Nhật Bản thay đổi cách quản lý mạng internet cho phép các công

ty viễn thông, máy tính tư nhân được cung cấp dịch vụ internet Năm 1996,

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã thông qua Hiệp ước Quyền tác giả WIPO về quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh phát triển mạng internet Sự tồn tại của Hiệp ước này có tác động quan trọng đến phát triển internet tại Nhật Bản, mặc dù năm 2000 Nhật Bản mới phê chuẩn Hiệp ước này

Trước khi internet được phổ cập, việc truyền thông tin qua hệ thống máy tính giúp cho doanh nghiệp, cá nhân kết nối với nhau với tư cách là hội viên, ngoài ra phương thức này có thể truyền thông tin cho số người không xác định Trong thời kỳ thịnh hành của truyền thông tin bằng máy tính đã phát sinh hàng loạt các vi phạm lừa đảo mạng, đăng thông tin mua bán lừa dối bằng email và nhiều tranh chấp giữa thành viên và công ty máy tính truyền thông tin… Điều này đòi hỏi phải hoàn thiện pháp luật nhằm bảo vệ người sử dụng, vì vậy, năm

1999, Nhật Bản đã ban hành Luật Cấm đăng nhập trái pháp luật

Có thể nhận thấy rằng, trước năm 1999 ở Nhật Bản, internet chưa được phổ cập, nhưng đây là thời kỳ hoàn thiện cơ sở hạ tầng internet và quy định các hành vi trái pháp luật về internet Các quy định này sau đó vẫn tiếp tục được áp dụng nhằm đối phó với các thông tin có hại và bảo đảm an ninh mạng

Sau đó, Internet được sử dụng với tư cách là mạng học thuật cho các học giả nghiên cứu và áp dụng nhanh chóng trong lĩnh vực thương mại

Năm 2000, Nhật Bản ban hành Luật Công nghệ thông tin, Luật Chữ ký điện tử Năm 2001, Nhật Bản sửa đổi Luật Hình sự quy định tội phạm ghi chép thẻ điện tử thanh toán; ban hành Luật Giới hạn trách nhiệm người cung cấp, và năm 2002, ban hành Luật Truyền thư điện tử nhằm đối sách với tình trạng thư rác

Trang 33

Năm 2008, Nhật Bản ban hành Luật Hoàn thiện môi trường internet cho thiếu niên Tiếp theo đó, năm 2014 Nhật Bản ban hành Luật An ninh mạng (Cyber securities law) Luật này được sửa đổi năm 2016 với mục đích giám sát hành vi bất hợp pháp trong việc sử dụng hệ thống thông tin do Nhà nước cung cấp nhằm bảo đảm an ninh mạng và mở rộng thêm đối tượng tham gia phân tích là pháp nhân hành chính độc lập công lập Ngoài ra, Luật quy định ủy thác một phần hoạt động của Cơ quan chiến lược an ninh mạng cho Cơ quan xúc tiến xử lý thông tin là pháp nhân hành chính độc lập công lập [1, tr 318]

Trang 34

Kết luận chương 1

Internet ra đời và phát triển với các đặc trưng như tính kết nối, tính mở, tính thích ứng và tốc độ đã thúc đẩy mạnh mẽ cơ sở hạ tầng thông tin trên thế giới Internet mở ra phương thức mới cho từng cá nhân trong việc tiếp cận nhanh chóng với kiến thức cũng như đem tới cho họ một kênh mới để bày tỏ, chia sẻ những ý tưởng của mình với toàn thể nhân loại Dưới góc độ đó, internet đã thúc đẩy những cơ hội và phương tiện để thực hiện quyền các quyền con người cơ bản, trong đó tiêu biểu là quyền tự do ngôn luận Tuy nhiên, ở góc độ khác, Internet cũng có thể được sử dụng như công cụ nguy hiểm để xâm phạm đến các quyền tự do khác của con người Chẳng hạn, tự do ngôn luận chưa bao giờ đứng trước những thách thức to lớn như trong kỷ nguyên internet hiện nay

Quyền tự do ngôn luận thừa nhận mọi người tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến, tự do tìm kiếm, tiếp nhận, truyền bá các ý tưởng, thông tin không phân biệt lĩnh vực trên internet mà không bị giới hạn về biên giới Để thực hiện quyền này, sẽ có những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt kèm theo, đặt trong tương quan với việc tôn trọng các quyền và lợi ích nhất định

“Internet ra đời đã làm thay đổi cách người ta sống và làm chính trị

Và bây giờ, nó có thể sẽ làm thay đổi cách người ta định nghĩa về nhân quyền” [21]

Khả năng tiếp cận, truy cập, kết nối internet là điều kiện tiên quyết của

tự do internet, do đó nó luôn được coi là một khía cạnh không thể thiếu của tự

do internet Mọi trở ngại khách quan hay chủ quan đối với khả năng truy cập internet đều dẫn đến tự do internet bị giới hạn

Trong thực tiễn, quyền tự do ngôn luận không phải là quyền tuyệt đối,

hệ thống pháp luật quốc tế, khu vực và các quốc gia đều có những quy định

Trang 35

về phạm vi giới hạn của quyền tự do ngôn luận Việc nghiên cứu thực trạng pháp luật về quyền tự do ngôn luận trong giai đoạn Đảng, Nhà nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay có ý nghĩa rất thiết thực Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để đề

ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân, đồng thời cũng thúc đẩy việc bảo đảm các quyền cơ bản khác theo quy định của Hiến pháp năm 2013

Trang 36

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN

TRÊN INTERNET Ở VIỆT NAM

2.1 Tình hình pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên Internet

2.1.1 Thành tựu về quyền tự do ngôn luận trên Internet ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Tổ chức thống kê số liệu Internet quốc tế (Internetwordstats) vào ngày 30-6-2019, Việt Nam có khoảng 68 triệu người dùng Internet, chiếm 70,3% dân số, đứng thứ 8 ở châu Á về số người sử dụng Internet, chỉ sau Trung Quốc (khoảng 854 triệu người), Ấn Độ (khoảng

560 triệu người), Indonesia (khoảng 171 triệu người), Nhật Bản (khoảng 118 triệu người), Bangladesh (khoảng 96 triệu người), Philippin (khoảng 79 triệu người), Pakistan (khoảng 71 triệu người) Và nếu so với số người sử dụng Internet ở Việt Nam năm 2000 (chỉ ở mức 200.000 người), sau gần 20 năm,

số người sử dụng Internet ở Việt Nam đã tăng hơn khoảng 340 lần “Điều đó cho thấy sự cởi mở, năng động của Việt Nam trong tiến trình hội nhập cùng thế giới số” [35]

Hình 2.1: Thời lượng truy cập Internet

(Nguồn: viet-nam-nam-2018)

Trang 37

https://www.dammio.com/2018/10/08/cac-so-lieu-thong-ke-internet-So với năm 2017, lượng thời gian trung bình hàng ngày mà một người dùng bỏ ra để truy cập Internet trên thiết bị PC/Tablet không có gì khác biệt,

đó là 6 giờ 52 phút, giảm đúng 1 phút so với năm trước Trong khi đó, 2 giờ

37 phút là thời gian người dùng đầu tư “vi vu” online với thiết bị di động, và

1 giờ 21 phút là thời gian trải nghiệm thưởng thức “âm nhạc” mỗi ngày

Hình 2.2: Tần suất truy cập Internet

(Nguồn: viet-nam-nam-2018)

https://www.dammio.com/2018/10/08/cac-so-lieu-thong-ke-internet-Có đến 94% tỉ lệ người dùng trực tuyến mỗi ngày, và khoảng 6% lên mạng ít nhất 1 lần trong 1 tuần Như vậy, tần suất người dùng truy cập ở Việt Nam rất cao và người ta coi Internet như một “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong đời sống hiện đại

Hình 2.3: Bảng xếp hạng website hàng đầu

(Nguồn: viet-nam-nam-2018)

Trang 38

https://www.dammio.com/2018/10/08/cac-so-lieu-thong-ke-internet-Theo SimilarWeb, người dùng Việt Nam vẫn truy cập trang tìm kiếm Google.com.vn nhiều nhất, sau đó vị trí thứ 2 là Facebook.com, tiếp đến Youtube.com ở vị trí thứ 3 và Google.com ở vị trí thứ 4 Có thể thấy, 4 vị trí dẫn đầu đều là các website nước ngoài, thuộc sở hữu của các tập đoàn công nghệ lớn ở Hoa Kỳ Trang báo người Việt VnExpress ở vị trí thứ 5 và cũng là trang tiếng Việt được nhiều người truy cập nhiều nhất, vị trí thứ 6 là Zing, sau

đó là Yahoo, CocCoc, News.Zing.vn và kênh cung cấp nội dung thông tin dành cho giới trẻ ở vị trí cuối cùng [30]

Với quy mô dân số trên 97 triệu người (tính đến năm 2019), tỷ lệ người

sử dụng internet tính đến ngày 30-6-2019 là 68 triệu người, chiếm 70,3 % dân

số Một thống kê đáng chú ý là thời gian sử dụng Internet trung bình của người Việt lên tới gần 7 giờ/ngày Điều này chứng minh rằng người Việt Nam

đã dành lượng thời gian đáng kể cho các hoạt động trên không gian mạng để phục vụ các nhu cầu khác [25]

Bên cạnh đó là hàng trăm tờ báo và tạp chí điện tử đã ra đời, hàng ngàn trang thông tin điện tử được cấp phép, nhiều mạng xã hội được cấp phép và lượng lớn blog cá nhân đang hoạt động Không những vậy, nhận thấy vai trò,

vị trí của internet trong phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin

và truyền thông” [1, tr.40]

Internet không chỉ là kênh thông tin mà còn là một nơi giao dịch buôn bán lớn ở Việt Nam Thương mại điện tử bắt đầu phát triển mạnh về cơ bản là việc ứng dụng các phương tiện điện tử vào hoạt động kinh doanh, thương mại Hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đang được thực hiện Mạng lưới internet phát triển và phổ cập rộng rãi đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh trực tuyến phát triển

và mang lại cho chủ thể kinh doanh những giá trị và lợi ích to lớn Internet đã

Trang 39

và đang thay đổi cách thức mua sắm của người tiêu dùng Tỷ lệ lớn thương mại điện tử đã và sẽ đến từ điện thoại thông minh với hàng triệu người dùng

để xem và mua sắm hàng hóa tại nhà, nơi làm việc, trong các nhà hàng, sân bay, nhà ga, phố đi bộ… vào bất kỳ giờ nào trong ngày Chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử bên cạnh việc tuân thủ các quy định trực tiếp về thương mại điện tử, còn phải thực hiện các quy định pháp luật liên quan khác như đầu tư kinh doanh, thương mại và dân sự Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại điện tử trở nên cần thiết và cấp bách Pháp luật về thương mại điện tử được xem là công cụ pháp lý bảo vệ, định hướng chủ thể kinh doanh, tạo ra môi trường kinh doanh thông qua thương mại điện tử an toàn

Để đạt được những thành tựu đó, phải kể đến là do sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng phát triển công nghệ thông tin Điều này đã xây dựng nên một nền tảng cơ bản để Internet xâm nhập và phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam hiện nay

Với chính sách mở cửa của Internet và sự phát triển không ngừng của Internet đã thúc đẩy người dân tiếp cận thế giới Internet Tự do Internet luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm Việt Nam không cấm truy cập, tìm kiếm, chia sẻ thông tin trên Internet mà chỉ hạn chế những mặt trái do Internet gây ra, tác động tiêu cực đến thuần phong mỹ tục, đạo đức, lối sống của người dân

Việc pháp luật thừa nhận quyền tự do ngôn luận nói chung cũng chính

là tiền đề, cơ sở cho việc thừa nhận pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên Internet Trong những năm qua, chính vì pháp luật đảm bảo quyền tự do ngôn luận trên Internet, hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng cởi mở, sôi động, đặc biệt là trên mạng Internet Các phiên họp của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, nhất là các buổi chất vấn được truyền tải trên Internet ngày càng nhiều Nhiều chương trình đối thoại, tranh luận, trả lời,

Trang 40

thăm dò ý kiến… với nội dung phong phú, đa dạng về mọi vấn đề được đăng tải rộng rãi trên Internet

Trên thực tế, Luật An ninh mạng tập trung hướng dẫn cho những người

có khả năng bị thương tổn do tội phạm trên mạng đem lại bao gồm cả cá nhân, tổ chức hay chính phủ Luật An ninh mạng còn bảo đảm và làm cải thiện sự truyền tải thông tin, dữ liệu trên Internet một cách an toàn

Hiện nay, có 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam, 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, hơn 1.170 trang thông tin điện tử của Việt Nam được cấp phép hoạt động Internet được Nhà nước khuyến khích sử dụng Giá dịch vụ internet ở Việt Nam thuộc dạng rẻ nhất khu vực Người dân Việt Nam có thể tiếp cận tin tức của hầu hết các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới

Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình… có thể bị hạn chế “vì lợi ích an ninh quốc gia, trật tự xã hội…” Năm 2016, Quốc hội thông qua Luật Tiếp cận thông tin Đây là một văn kiện pháp luật cụ thể hóa về quyền tự do ngôn luận, báo chí của Hiến pháp năm 2013 Theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 thì quyền tiếp cận thông tin là một quyền

có thể bị hạn chế hoặc là quyền có điều kiện Những quyền bị hạn chế chẳng hạn: “Thông tin thuộc bí mật Nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, ”; những thông tin mà “nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng…” (Điều 6) Những thông tin được tiếp cận có điều kiện: “1 Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận nếu chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý… 2 Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, nếu được người

Ngày đăng: 16/02/2020, 17:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao (đồng chủ biên) (2018), Phạm vi và giới hạn của tự do Internet, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm vi và giới hạn của tự do Internet
Tác giả: Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Sự thật
Năm: 2018
2. Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (2017), Một số vấn đề cần quan tâm trong công tác quản lý nhà nước về thông tin điện tử trên internet và mạng xã hội, Hà Nội, tr. 5-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cần quan tâm trong công tác quản lý nhà nước về thông tin điện tử trên internet và mạng xã hội
Tác giả: Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử
Năm: 2017
3. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2002), Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Sự thật
Năm: 2002
4. Gudmundur Alfredsson, Asbjứrn Eide (2017), Tuyờn ngụn quốc tế nhõn quyền 1948, Mục tiêu chung của nhân loại, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, tr. 401 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948, Mục tiêu chung của nhân loại
Tác giả: Gudmundur Alfredsson, Asbjứrn Eide
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 2017
5. Chu Thị Thúy Hằng (2015), “Việt Nam với việc nội luật hóa quy định của pháp luật quốc tế về quyền tự do ngôn luận”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, tập 31, (3), tr.52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam với việc nội luật hóa quy định của pháp luật quốc tế về quyền tự do ngôn luận”, "Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học
Tác giả: Chu Thị Thúy Hằng
Năm: 2015
6. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người
Tác giả: Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Sự thật
Năm: 2009
7. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Luật nhân quyền quốc tế - những vấn đề cơ bản, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật nhân quyền quốc tế - những vấn đề cơ bản
Tác giả: Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà XB: Nxb Lao động – xã hội
Năm: 2011
8. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966), Nxb Hồng Đức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966)
Tác giả: Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà XB: Nxb Hồng Đức
Năm: 2012
9. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2015), Giới hạn chính đáng đối với các quyền con người, quyền công dân trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới hạn chính đáng đối với các quyền con người, quyền công dân trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
Tác giả: Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà XB: Nxb Hồng Đức
Năm: 2015
11. Nguyễn Đình Nghĩa (2018), Pháp luật về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Nguyễn Đình Nghĩa
Năm: 2018
12. Hoàng Đức Nghĩa (2016), Quyền tự do ngôn luận thông qua mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền tự do ngôn luận thông qua mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Hoàng Đức Nghĩa
Năm: 2016
13. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp
Tác giả: Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2013
14. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
Tác giả: Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2015
15. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật An toàn thông tin mạng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật An toàn thông tin mạng
Tác giả: Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2015
16. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Luật An ninh mạng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật An ninh mạng
Tác giả: Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2018
17. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Luật Viễn thông năm 2009, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2018, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Viễn thông năm 2009, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2018
Tác giả: Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2018
20. Bàn về tính dân chủ trên Internet, http://www.tuanvietnam.net/2009-10-28-ban-ve-tinh-dan-chu-tren-internet Link
33. Nhìn lại 20 năm Internet vào Việt Nam: Những cú hích khiến internet bùng nổ (2017), https://thethaovanhoa.vn/the-gioi/nhin-lai-20-nam-internet-vao-viet-nam-nhung-cu-hich-khien-internet-bung-no-n20171119072601262.htm Link
39. Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, http://www.asean.org/storage/images/ASEAN_RTK_2014/6_AHRD_Booklet.pdf.II. Tài liệu tiếng Anh Link
41. Chaplinsky v. New Hampshire, 315 U.S. 568 (1942), https://supreme.justia.com/cases/federal/us/315/568/case.html Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w