1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học ở huyện văn bàn, tỉnh lào cai theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục

234 59 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 234
Dung lượng 4,06 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn:“Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ” là công trình

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ VĂN TĨNH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

Ở HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI THEO TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN h tt p ://lr c t nu.edu v n

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ VĂN TĨNH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

Ở HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI THEO TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tiến Hùng

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn:“Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kếtquả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trìnhnào khác

Thái Nguyên, ngày 9 tháng 9 năm 2019

Tác giả luận văn

Đỗ Văn Tĩnh

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN h tt p ://lr c t nu.edu v n

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành nhất, tác giả xin trân trọng cảm ơn các Tập thểLãnh đạo, giảng viên và chuyên viên của Trường Đại học Thái Nguyên đã tạođiều kiện, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình đào tạo

Đặc biệt,tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS

TS Nguyễn Tiến Hùng, người đã tận tâm, tận tình chỉ dẫn các phương pháptriển khai các nhiệm vụ trong suốt quá trình nghiên cứu để tác giả có thể hoànthiện luận văn đúng thời hạn và đảm bảo theo yêu cầu

Tác giả xin trân thành cảm ơn Phòng GD&ĐT huyện Văn Bàn tỉnh LàoCai, Ban lãnh đạo, giáo viên các trường Tiểu học trong huyện đã nhiệt tình,trách nhiệm trong việc cung cấp những thông tin xác thực để giúp tác giả thuđược những minh chứng quan trọng trong phân tích đánh giá thực trạng quản lýhoạt động hỗ trợ giáo dục hòa nhập của Phòng GD&ĐT huyện Văn Bàn phục

vụ nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý trong luận văn

Mặc dù đã thực sự nỗ lực cố gắng,xong do năng lực và kinh nghiệmnghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế cho nên luận văn khó tránh khỏi nhữngthiếu sót Tác giả kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy,

cô, các nhà khoa học và những người quan tâm để giúp luận văn thêm hoànthiện và có giá trị thiết thực, cũng như giúp tác giả có được các bài học quý báutrong chặng đường tiếp theo

Tác giả xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019

Tác giả

Đỗ Văn Tĩnh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Câu hỏi nghiên cứu 3

6 Giả thuyết khoa học 3

7 Phạm vi nghiên cứu 3

8 Phương pháp nghiên cứu 4

9 Cấu trúc luận văn 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1.Nghiên cứu ngoài nước 5

1.1.2 Nghiên cứu trong nước 7

1.2 Một số khái niệm cơ bản 9

1.2.1 Quản lý 9

1.2.2 Quản lý giáo dục 11

1.2.3 Quản lý nhà trường 12

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN h tt p ://lr c t nu.edu v n

1.2.4 Kiểm tra, thanh tra Giáo dục và Đào tạo 16

1.2.5 Trường Tiểu học 22

1.3 Một số vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động KTNB ở trường Tiểu học 24

1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ KTNB trường học 24

1.3.2 Nội dung KTNB trường học 25

1.3.3 Nguyên tắc kiểm tra nội bộ trường học 27

1.3.4 Quản lý hoạt động KTNB trường học 28

1.4 Nội dung quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học 30

1.4.1 Xây dựng kế hoạch KTNB trường Tiểu học 30

1.4.2 Tổ chức quản lý hoạt động KTNB ở các trường Tiểu học 32

1.4.3 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện KTNB trường Tiểu học 37

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường Tiểu học 41

1.5.1 Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên về hoạt động kiểm tra nội bộ 41

1.5.2 Năng lực quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học của cán bộ quản lý 41

1.5.3 Cơ sở vật chất phục vụ cho quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học 42

1.5.4 Quy định của hệ thống văn bản và công tác chỉ đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp 42

1.6 Tầm quan trọng của quản lý hoạt động KTNB ở trường Tiểu học 43

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 44

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI 45

2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 45

2.1.1 Vị trí địa lý, dân số 45

Trang 7

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 45

2.1.3 Sơ lược về các trường Tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 46

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 50

2.2.1 Mục đích khảo sát 50

2.2.2 Nội dung khảo sát 51

2.2.3 Đối tượng khảo sát 51

2.2.4 Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu 51

2.3 Hoạt động KTNB ở các trường Tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 53

2.3.1 Thực trạng nhận thức về hoạt động KTNB ở các trường Tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 53

2.3.2 Thực trạng hoạt động KTNB ở các trường Tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 57

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động KTNB ở các trường Tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 72

2.4.1 Thực trạng nhận thức tầm quan trọng về công tác quản lí hoạt động KTNB ở các trường Tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 72

2.4.2 Thực trạng quản lí hoạt động KTNB ở các trường Tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 73

2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động KTNB ở các trường Tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 78

2.5.1 Những ưu điểm trong công tác quản lí hoạt động KTNB ở các trường Tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 78

2.5.2 Những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lí hoạt động KTNB ở các trường Tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 79

2.5.3.Nguyên nhân của thực trạng quản lí hoạt động KTNB ở các trường Tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 80

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 82

Trang 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN h tt p ://lr c t nu.edu v n

Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA

NỘI BỘ Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI 83

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trường tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 83

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 83

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 83

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 83

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 84

3.2 Một số biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trường Tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 84

3.2.1 Biện pháp thứ nhất: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc làm tốt công tác KTNB trường Tiểu học cho Hiệu trưởng và cán bộ tham gia hoạt động KTNB trường Tiểu học 84

3.2.2 Biện pháp thứ hai: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác KTNB trường học đảm bảo tính toàn diện, bám sát thực tế và yêu cầu phát triển của ngành GD và ĐT huyện Văn Bàn 86

3.2.3 Biện pháp thứ ba: Tăng cường công tác tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học 88

3.2.4 Biện pháp thứ tư: Đổi mới phương thức chỉ đạo, tăng cường điều kiện vật chất, thiết bị cho công tác quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học đáp ứng đổi mới GD 90

3.2.5 Biện pháp thứ năm: Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động KTNB trường Tiểu học và về quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học cho cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện nhiệm vụ KTNB trường học .93

3.2.6 Biện pháp thứ sáu: Tăng cường sự phối hợp quản lý hoạt động KTNB giữa các cấp quản lý trong hệ thống giáo dục các trường Tiểu học 95

Trang 9

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 97

3.4 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 98

3.4.1 Các bước tiến hành khảo nghiệm 98

3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 99

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 104

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 106

1 Kết luận 106

2 Khuyến nghị 107

2.1 Đối với UBND tỉnh Lào Cai 107

2.2 Đối với Sở GD và ĐT tỉnh Lào Cai 107

2.3 Đối với UBND huyện Văn Bàn 107

2.4 Đối với Phòng GD và ĐT 108

2.5 Đối với các trường Tiểu học 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Kết quả xếp loại HS Tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai giai

đoạn 2015 - 2018 48Bảng 2.2 Thống kê xếp loại cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Văn

Bàn, tỉnh Lào Cai năm học 2017 - 2018 49Bảng 2.3 Thống kê đội ngũ GV tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 49Bảng 2.4 Nhận thức chung về hoạt động KTNB của CBQL và GV tiểu học

huyện Văn Bàn 53Bảng 2.5 Nhận thức của CBQL và GV tiểu học huyện Văn Bàn về nội

dung hoạt động KTNBTH 55Bảng 2.6 Đánh giá mức độ đạt mục tiêu KTNBTH ở các trường Tiểu học

huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 57Bảng 2.7 Đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện nội dung Hiệu

trưởng tự kiểm tra công tác quản lý trường học ở các trường Tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 59Bảng 2.8 Đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện nội dung Hiệu

trưởng kiểm tra giáo viên 62Bảng 2.9 Đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện nội dung Hiệu

trưởng kiểm tra việc học tập và rèn luyện của HS 64

Bảng 2.10 Đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện nội dung Hiệu

trưởng kiểm tra cán bộ, nhân viên trong trường 67Bảng 2.11 Đánh giá về mức độ phù hợp của các phương pháp và hình thức

KTNB ở các trường Tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 69Bảng 2.12 Ý kiến đánh giá về phẩm chất và năng lực đội ngũ làm công tác

KTNB ở các trường Tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 71Bảng 2.13 Nhận thức tầm quan trọng về công tác quản lí hoạt động KTNB

ở các trường Tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 72

Trang 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN h tt p ://lr c t nu.edu v n

Bảng 2.14 Thực trạng đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động KTNBTH 73Bảng 2.15 Đánh giá mức độ sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động

KTNB trường tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 75Bảng 2.16 Đánh giá hiệu quả sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động

KTNB trường tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 77Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 99Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 101

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH

Sơ đồ 1.1 Quy trình kiểm tra trong quản lý 18Biểu đồ 2.1 Kết quả xếp loại HS Tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

năm học 2017 - 2018 48Biểu đồ 2.2 Thống kê đội ngũ GV tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

giai đoạn 2015 - 2018 50Biểu đồ 2.3 Mức độ đạt mục tiêu KTNBTH ở các trường Tiểu học huyện

Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 58Biểu đồ 2.4 Thực trạng mức độ cần thiết và mức độ thực hiện nội dung

Hiệu trưởng tự kiểm tra công tác quản lý trường học 61Biểu đồ 2.5 Thực trạng mức độ cần thiết và mức độ thực hiện nội dung

Hiệu trưởng kiểm tra giáo viên 63Biểu đồ 2.6 Thực trạng mức độ cần thiết và mức độ thực hiện nội dung

hiệu trưởng kiểm tra việc học tập và rèn luyện của HS 66Biểu đồ 2.7 Thực trạng mức độ cần thiết và mức độ thực hiện nội dung

Hiệu trưởng kiểm tra cán bộ, nhân viên trong trường 68Biểu đồ 2.8 Thực trạng đánh giá về phẩm chất và năng lực đội ngũ làm

công tác KTNB ở các trường Tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnhLào Cai 72Biểu đồ 2.9 Đánh giá mức độ sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động

KTNB 76Biểu đồ 2.10 Đánh giá hiệu quả sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động

KTNBTH 78Biểu đồ 3.1 Tương quan mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện

pháp quản lý hoạt động KTNB các trường Tiểu học huyệnVăn Bàn, tỉnh Lào Cai 103

Trang 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN h tt p ://lr c t nu.edu v n

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ở nước ta, đổi mới quản lý giáo dục nhằm phát triển và nâng cao chấtlượng đào tạo nguồn nhân lực đã và đang là một nhiệm vụ có tính chiến lượctrong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo theo định hướng chuẩn hoá, hiệnđại hoá và xã hội hoá

Việt Nam giáo dục được xác định là quốc sách hàng đầu và đã có một sựđầu tư đáng kể Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chất lượng giáo dục củaViệt Nam vẫn còn nhiều yếu kém Công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá giáodục còn nhiều hạn chế; những hiện tượng tiêu cực, như bệnh thành tích, thiếutrung thực trong đánh giá kết quả giáo dục, trong học tập, tuyển sinh, thi cử, cấpbằng và tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan kéo dài, chậm được khắc phục

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định “Đổi mới căn bản nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”

và “Giáo dục và Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng vào xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam” Để đạt được mục tiêu trên, nghị quyết 29-

NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết 29) đã chỉ rõ hệ thống các nhiệm vụ,

giải pháp, trong đó nhấn mạnh “Thực hiện giám sát của các chủ thể trong nhà trường và xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý các cấp; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch”.

Thực hiện đổi mới giáo dục theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ XI, ngày 09/5/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số42/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục, ngành giáo dục và đàotạo đổi mới các hoạt động thanh tra theo hướng chuyển nội dung từ thanh trachuyên môn sang thanh tra công tác quản lý với nhiều nội dung trong đó có nộidung thanh tra công tác kiểm tra nội bộ (KTNB) trường học

Trang 15

Huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai là một huyện khó khăn với 22 xã và 01 thịtrấn, diện tích đất tự nhiên hơn 142,63 nghìn ha và dân số trên 87 nghìnngười; tỷ lệ hộ nghèo (năm 2018) trên 40%, tỷ lệ người dân tộc thiểu sốtrên 60%, giao thông đi lại khó khăn (trung tâm huyện cách trung tâm thànhphố 75 km), điều kiện kinh tế, xã hội gặp rất nhiều khó khăn, chất lượng giáodục và đào tạo của huyện thấp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xãhội.

Theo tác giả, có rất nhiều nguyên nhân song một trong những nguyênnhân sâu xa đó là nhà quản lý chưa quan tâm chú trọng đến công tác KTNB;chưa xây dựng được kế hoạch kiểm tra khoa học phù hợp với thực tế nhàtrường; chưa công khai kết quả kiểm tra; chưa có biện pháp chấn chỉnh, tưvấn, thúc đẩy sau kiểm tra

Qua công tác thanh tra, kiểm tra của các cấp đối với các trường Tiểu họctrên địa bàn huyện Văn Bàn cho thấy: Cán bộ quản lý một số nhà trường chưaphát huy nhiệm vụ được giao; một số đơn vị chưa thực hiện công tác KTNBtheo các văn bản quy định, hoạt động KTNB còn mang tính hình thức, hiệu quảcông tác KTNB chưa cao, chưa kịp thời phát hiện những hạn chế trong công tácquản lý

Để hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyệnvăn Bàn thực sự hiệu quả giúp cho nhà trường hướng đến sự thay đổi đáp ứngđược yêu cầu quản lý chất lượng hiện nay

Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các

trường Tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục”.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận về hoạt động kiểm tra nội bộ và thực trạng về quản lýhoạt động kiểm tra nội bộ của các trường Tiểu học huyện Văn Bàn tỉnh Lào Caitheo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục; đề xuất một số biện pháp cụ

Trang 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN h tt p ://lr c t nu.edu v n

thể về quản lý hoạt động KTNB nhằm góp phần tăng cường hiệu lực và hiệuquả quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học tại các trường Tiểu học trên địabàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Trang 17

3 Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động KTNB của Hiệu trưởng các trường Tiểu học

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động KTNB của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyệnVăn Bàn, tỉnh Lào Cai theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động KTNB ở các trường Tiểu học

- Thực trạng hoạt động KTNB của Hiệu trưởng các trường Tiểu họchuyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai

- Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng KTNB của Hiệu trưởng các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Văn Bàntỉnh Lào Cai

5 Câu hỏi nghiên cứu

1 Vai trò của công tác quản lý hoạt động KTNB như thế nào?

2 Để nâng cao hiệu quả của hoạt động KTNB đối với các trường Tiểuhọc trên địa bàn huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai cần những biện pháp quản lý nhưthế nào?

6 Giả thuyết khoa học

Công tác kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng ở các trường Tiểu học trên địabàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai hiện nay còn nhiều hạn chế, nếu đề xuất biệnpháp quản lý hoạt động KTNB một cách đồng bộ, phù hợp với tnh hìnhthực tễn của các nhà trường thì hiệu quả quản lý hoạt động KTNB của Hiệutrưởng tại các trường Tiểu học sẽ được nâng cao góp phần giữ vững kỷ cương

nề nếp trong nhà trường, xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh,chất lượng giáo dục được nâng cao đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáodục

7 Phạm vi nghiên cứu

Trang 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN h tt p ://lr c t nu.edu v n

- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu biệnpháp quản lý hoạt động KTNB của Hiệu trưởng các trường Tiểu học trên địabàn huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai;

Trang 19

- Giới hạn phạm vi khảo sát: Đề tài tến hành khảo sát trên 31trườngtiểu học trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai; thu thập số liệu điều tra từnăm học 2016-2017 đến năm học 2017-2018.

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt vềquản lí hoạt động kiểm tra nội bộ nhà trường; phân tích, phân loại, xác địnhcác khái niệm cơ bản; đọc sách, tham khảo các công trình nghiên cứu có liênquan để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài

8.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

8.2.1 Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi

8.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Phỏng vấn với một số lãnh đạo của các trường để tm hiểu rõ hơnnhững vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học

8.2.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý, phân tch số liệu

từ các mẫu phiếu điều tra thu được

Thống kê các số liệu lấy được từ giáo viên, phó Hiệu trưởng, Hiệutrưởng các trường Tiểu học đánh giá theo nội dung bảng hỏi

Kết luận thông qua phân tích kết quả số liệu điều tra

9 Cấu trúc luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các

trường Tiểu học theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động KTNB ở các trường Tiểu học

trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng

Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các

trường Tiểu học huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục

Phần kết luận và khuyến nghị

Trang 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN h tt p ://lr c t nu.edu v n

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Ở

CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT

LƯỢNG 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1.Nghiên cứu ngoài nước

Có thể thấy, hoạt động KTNB trường học được gọi theo nhiều cách khácnhau và được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, các nghiên cứu đều thốngnhất rằng quy trình KTNB trường học được thực hiện hoàn toàn bởi nhân viêncủa nhà trường, được thành lập thành một nhóm đánh giá chuyên biệt.Những nhóm này thường bao gồm các giáo viên và các thành viên thuộc Banquản lý của nhà trường

Tác giả Ah-Teck, J C., & Starr, K C với công trình nghiên cứu “Quản lý chất lượng giáo dục tại Mauritius và các quyết định của hiệu trưởng đến cải thiện môi trường giáo dục” tại Hà Lan [2014- Tạp chí Journal of Educational

Administration, 52(6), 833 -849] đã tập trung nghiên cứu việc Hiệu trưởng ởcác trường thuộc Mauritus (Hà Lan) sử dụng hệ thống dữ liệu quản lý chấtlượng nội bộ trong việc đưa ra quyết định cải thiện môi trường giáo dục.Kết quả nghiên cứu của các tác giả cũng cho thấy việc quản lý chất lượng KTNBrất quan trọng và nó còn quan trọng hơn khi các Hiệu trưởng sử dụng kếtquả đó trong các quyết định của mình trong quá trình quản lý nhà trường

Trong một nghiên cứu với tên: “Đánh giá kiểm tra nội bộ” (Local

Education Authority), tác giả Davies, D and Rudd, P (2001) người Mỹ đã đềcập về các nhân tố tác động đến việc đưa ra quyết định thực hiện KTNB trườnghọc của các trường học Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Lãnh đạo trường học

có vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định việc thực hiện KTNB, trong

Trang 21

đó lãnh đạo quản lý tốt sẽ duy trì hoạt động KTNB và hướng tới tầm nhìn rõràng cho sự phát triển của giáo dục.

Trang 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN h t t p : / / l r c t nu.edu v n

Các tác giả Hall, C., & Noyes, A người Anh (2007), nghiên cứu về “Ảnh hưởng của kiểm tra nội bộ trường học đến quan điểm của giáo viên tại Anh về công tác giảng dạy của bản thân” Các tác giả đã phân tích về nhận thức của

giáo viên và hiểu biết của họ đối với quy trình tự đánh giá chất lượng khi chínhphủ Anh đưa ra chính sách yêu cầu các trường thực hiện công tác KTNBtrường học Bên cạnh đó, họ xem xét mối liên hệ giữa Thanh tra viên và giáoviên thuộc nhóm KTNB trường học thay đổi thế nào kể từ khi chính sách cóhiệu lực Kết quả nghiên cứu cho thấy giáo viên và Ban lãnh đạo trường họchưởng ứng và thực hiện tốt công tác KTNB trường học, không những thếKTNB trường học được giáo viên sử dụng như một công cụ, biện pháp trongviệc nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân

Các nghiên cứu về hoạt động KTNB trường học của một số nước đã chỉ

- Các nghiên cứu thực hiện tại Đan Mạch, Anh, Phần Lan, Xcốt-len vàThụy Điển chỉ ra rằng: Ở tất cả các nghiên cứu này đã cho thấy rằng, giáo viêntin là đánh giá, KTNB có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến quá trình giảng dạy của

họ cũng như chất lượng học tập của học sinh và KTNB đem lại nhiều lợi íchhơn các biện pháp đánh giá từ bên ngoài

Như vậy, từ một số nghiên cứu trên đây có thể thấy, KTNB trường họcđược các nhà quản lý giáo dục ở nước ngoài rất coi trọng Công tác KTNB

Trang 23

trường học được đánh giá cao trong việc nâng cao chất lượng giảng dạycủa giáo viên, cũng như nâng cao chất lượng học tập của học sinh và việcKTNB

Trang 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN h t t p : / / l r c t nu.edu v n

trường học được giáo viên cho rằng quan trọng hơn và có tác động nhiều hơnđến hoạt động của trường so với những cuộc kiểm tra từ bên ngoài (thanhtra) Đồng thời các nghiên cứu trên đây cũng cho thấy vai trò của Hiệu trưởngtrong việc quyết định, tổ chức KTNB trường học tại các nước này

1.1.2 Nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, hoạt động KTNB trường học cũng được nhiều học giảnghiên cứu, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Đồng thời, Chínhphủ còn xây dựng, tổ chức hệ thống thanh tra, kiểm tra từ Trung ương (BộGD&ĐT), đến địa phương và các cơ sở dạy học và giáo dục trên cả nước vàđiều hành hệ thống đó bằng các quy định pháp luật, các Nghị định, Thông tư…

Tác giả Hà Sĩ Hồ với công trình “Những bài giảng về quản lý trường học”,

đã chỉ ra rằng: “Chức năng kiểm tra đặc biệt quan trọng, vì quá trình quản lýđòi hỏi những thông tin chính xác, kịp thời về thực trạng của đối tượng quản

lý, về việc thực hiện các quyết định đã đề ra, tức là đòi hỏi những liên hệngược chính xác, vững chắc giữa các phân hệ quản lý…” Ông khẳng định

“Quản lý mà không kiểm tra thì quản lý sẽ ít hiệu quả và quản lý trở thành quản lý quan liêu” [11].

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang chỉ ra rằng: “… kiểm tra là giai đoạn cuốicùng, kết thúc một chu trình quản lý Kiểm tra giúp cho việc chuẩn bị tích cựccho kỳ kế hoạch tiếp theo Kiểm tra tốt, đánh giá được sâu sắc, chuẩn bị trạngthái cuối cùng của hệ (nhà trường) thì đến kỳ kế hoặc tiếp theo (năm học) việcsoạn thảo kế hoạch năm học mới sẽ thuận lợi, kế thừa được các mặt mạnh đểphát huy, phát hiện được lệch lạc để uốn nắn, loại trừ” Ông kết luận: “…kiểm tra giữ vai trò liên hệ nghịch trong quá trình quản lý Nó giúp cho chủthể quản lý điều khiển một cách tối ưu hệ quản lý Không có kiểm tra không

có quản lý” [16].

Trong công tác quản lý nhà trường, các tác giả Đặng Quốc Bảo, Nguyễn

Trang 25

Ngọc Quang, Hồ Sỹ Tiến đã đưa ra các nguyên tắc chung của quá trình Dạy

Trang 26

-Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN h t t p : / / l r c t nu.edu v n

Học, từ đó chỉ ra một số biện pháp quản lý nhà trường Trong đó biện phápthanh tra, kiểm tra là một trong những biện pháp hữu hiệu để duy trì hoạtđộng của nhà trường đi đúng mục têu, kế hoạch đã định ra cho nhàtrường trong từng thời kỳ phát triển [20]

Cùng với đó, một số công trình nghiên cứu của các học viên thuộc ngànhquản lý giáo dục đã đánh giá về một số biện pháp, sáng kiến quản lý hoạt độngKTNB trường học nói chung và KTNB trường Tiểu học nói riêng Tuy nhiêncác đề tài, nghiên cứu này thường nghiên cứu công tác KTNB trường học trongphạm vi các trường trong một Huyện của Phòng GD&ĐT thuộc Sở GD&ĐT

của một tỉnh Cụ thể: Đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng KTNB trường Trung học cơ sở” của tác giả Nguyễn Duy Hưng Đề tài này đề cập

đến thực trạng công tác KTNB trường học của trường Trung học cơ sở QuangYên, thuộc tỉnh Vĩnh Phúc Đồng thời tác giả đề xuất các biện pháp nhằmnâng cao chất lượng KTNB trường học như: Nâng cao nhận thức của đội ngũcán bộ quản lý giáo dục; xây dựng kế hoạch và nội dung kiểm tra phù hợp; xâydựng lực lượng KTNB; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cả về chuyên môn

và nghiệp vụ KTNB trường học; tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho công tácKTNB trường học… Đồng thời tại các Phòng GD&ĐT của các tỉnh thành trong cảnước đều có các báo cáo Tổng kết công tác KTNB trường học thuộc phạm viquản lý của Phòng, tại các báo cáo này cũng nêu lên những ưu điểm và nhữnghạn chế trong công tác KTNB trường học tại địa phương và đề raphương hướng, kế hoạch cho năm học tiếp theo về công tác KTNB trường học(“ Báo cáo Tổng kết công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2015-2016của phòng GD&ĐT Cẩm Khê”; “ Báo cáo Tổng kết công tác KTNB trường họcnăm học 2015 của huyện Kiến Thụy”…)

Như vậy có thể thấy, công tác KTNB trường học được thực hiện thườngxuyên tại các trường phổ thông nói chung và tại các trường Tiểu học nói riêng

Trang 27

Tuy nhiên những công trình nghiên cứu tổng thể nhằm nâng cao chấtlượng

Trang 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN h t t p : / / l r c t nu.edu v n

quản lý hoạt động KTNB trường học trong đó có trường Tiểu học chưa thực sựnhiều Trong thời gian tới ngành Quản lý giáo dục cần đẩy mạnh hơn nữa cáchoạt động nghiên cứu về lĩnh vực này, nhằm góp phần vào việc nâng cao chấtlượng quản lý quá trình dạy và học trong nhà trường tốt hơn

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

Quản lý là một hiện tượng xã hội, là yếu tố cấu thành sự tồn tại và phátcủa loài người Loài người đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển với nhiều hìnhthái xã hội khác nhau nên cũng trải qua nhiều hình thức quản lý khác nhau.Các triết gia, các nhà chính trị từ thời cổ đại đến nay đều rất coi trọng vai tròcủa quản lý trong sự ổn định và phát triển của xã hội Quản lý là mộtphạm trù khách quan là một tất yếu lịch sử Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa rakhái niệm về quản lý dưới góc độ khác nhau

Theo C.Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chungnào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉđạo để điều hòa những HĐ cá nhân và thực hiện những chức năng chung phátsinh từ vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khí quanđộc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dànnhạc thì cần phải có một nhạc trường”.[25]

F.W Taylor được coi là cha đẻ của thuyết QL khoa học đã cho rằng cốtlõi trong QL là: “Mỗi loại công việc dù nhỏ nhất đều phải 7 chuyên môn hóa vàphải QL chặt chẽ”, “QL là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm vàcái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất” [22]

Theo Harol Koonzt: “Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục têu

đã đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt độngcủa những người khác” [14]

Trang 29

Theo lý thuyết hệ thống: “Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủthể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái nàysang

Trang 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN h t t p : / / l r c t nu.edu v n

trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới

Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: HĐ QL là: “Tácđộng có định hướng, có chủ đích của chủ thể QL (người QL) đến khách thể

QL (người bị QL) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạtđược mục đích của tổ chức”[35]

Có thể thấy bản chất chung của khái niệm QL là một quá trình tác động

có ý thức, có định hướng và có tổ chức của chủ thể QL đến khách thể QL nhằmđạt được mục têu đã đề ra một cách hiệu quả nhất trong điều kiện biếnđộng của môi trường QL tồn tại trong mọi quá trình HĐ của xã hội và là điềukiện quan trọng để tổ chức XH vận hành và phát triển trong khái niệm QL,

ta cần chú ý các yếu tố sau: Chủ thể QL: là một cá nhân, một nhóm người haymột tổ chức tạo ra những tác động QL Nó trả lời câu hỏi: Ai QL Khách thể QL:

là những đối tượng tiếp nhận các tác động QL

+ Khách thể QL có thể là người, trả lời câu hỏi: QL ai?

+ Khách thể QL có thể là vật, trả lời câu hỏi: QL cái gì?

+ Khách thể thể QL là việc, trả lời câu hỏi: QL việc gì?

Trang 31

Mục tiêu QL: là căn cứ để chủ thể tạo ra những tác động QL lên đốitượng QL Quá trình QL mang tính tổng hợp, không tuân theo những quy địnhcứng nhắc mà phải mềm dẻo linh hoạt.

Trang 32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN h t t p : / / l r c t nu.edu v n

- Về chức năng của quản lý: Chức năng quản lý là một thể thống nhấtnhững hoạt động tất yếu của chủ thể quản lý nảy sinh từ sự phân công,chuyên môn hóa của hoạt động quản lý Có nhiều cách để phân chia chức năngquản lý, song về bản chất chung, quản lý đều thực hiện các chức năng sau:

+ Chức năng Lập kế hoạch

+ Chức năng Tổ chức

+ Chức năng Chỉ đạo và kiểm tra

Các chức năng trên có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành mộtchu trình quản lý khép kín, tạo hiệu quả trong quá trình quản lý

Như vậy, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có ý thức, có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý để lãnh đạo, hướng dẫn, điều khiển đối tượng quản lý thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

1.2.2 Quản lý giáo dục

Nghiên cứu về vấn đề này, có thể thấy các khái niệm về QLGD cũng hếtsức phong phú Có thể nêu lên một số khái niệm là: Theo P.V Khudominxly:

“QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và mục đích của cácchủ thể QL ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm mụcđích bảo vệ việc GD, đảm bảo sự phát triển toàn diện, hài hoà của họ” [34]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “QLGD là những hệ thống tác động

có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL (hệ GD) nhằm làm cho

hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý GD của Đảng, thực hiện được các tínhchất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà têu điểm hội tụ là quátrình D-H, GD thế hệ trẻ, đưa GD đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới

về chất” [29]

Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “QLGD là sự tác động liên tục, có tổ chức,

có hướng đích của chủ thể QL lên hệ thống GD nhằm tạo ra tính vượt trội/tính trồi (emergence) của hệ thống; sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng,các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục têu một cách tốt nhấttrong điều kiện đảm bảo sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn luôn biến

Trang 33

động”[30] Cũng theo tác giả Trần Kiểm: “Cũng có thể định nghĩa QLGD là

HĐ tự giác

Trang 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN h t t p : / / l r c t nu.edu v n

của chủ thể QL nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát mộtcách có hiệu quả các nguồn lực GD (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mụctêu phát triển GD, đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội.”[30]

Như vậy, quản lý giáo dục cũng như quản lý xã hội là hoạt động có ýthức của con người nhằm theo đuổi những mục đích nhất định của mình:

Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có mục đích, hợp quy luật

và chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục, nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành, phát triển, thực hiện mục tiêu của nền giáo dục.

- Đặc điểm chung của quản lý: Quản lý bao giờ chia thành chủ thể vàđối tượng của quản lý; quản lý bao giờ cũng liên quan đến trao đổi thôngtin và đều có mối liên hệ ngược; quản lý bao giờ cũng có khả năng thích nghi;quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật; quản lý gắn liền với quyền lực,lợi ích và danh tiếng;

- Đặc điểm riêng của lĩnh vực QLGD:

+ QLGD gắn liền với quá trình giáo dục và đào tạo con người, đặc biệt làlao động sư phạm của các nhà giáo;

+ QLGD gắn liền với quyền lực của nhà nước trong việc điều hành, điềuchỉnh các hoạt động giáo dục, thông qua việc xây dựng, ban hành và chấphành các văn bản như luật, điều lệ, các quy trình, quy chế chuyên môn sưphạm;

Sản phẩm của giáo dục có tính chất đặc thù là hình thành và phát triểnnhân cách cho người học, nên QLGD phải chú ý phòng ngừa, ngăn chặn nhữngsai sót trong công việc tạo ra sản phẩm, cũng như không được tạo ranhững “phế phẩm” trong giáo dục

1.2.3 Quản lý nhà trường

1.2.3.1 Khái niệm về nhà trường

Trang 35

Có nhiều quan niệm về nhà trường, tuy nhiên ở đây chỉ xét 2 quanđiểm là quan điểm của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng Mác - LêNin về nhàtrường nói chung và quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà trường Việt Nam nóiriêng.

Trang 36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN h t t p : / / l r c t nu.edu v n

+ Dưới quan điểm của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng Mac - LêNin thìnhà trường là một dạng thiết chế tổ chức chuyên biệt và đặc thù của xãhội, được hình thành do nhu cầu tất yếu khách quan của xã hội nhằm thựchiện các chức năng truyền thụ kinh nghiệm xã hội cho từng nhóm dân cưnhất định trong cộng đồng xã hội

+ Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà trường ở Việt Nam: “Sựhọc tập trong nhà trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên

và tương lai của thanh niên là tương lai của đất nước mình Vì vậy cốt nhất làphải dạy cho học trò biết yêu nước thương nòi… phải dạy cho họ có ý chí tựlập tự cường quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ”.Người cho rằng học tập ở nhà trường chính là yếu tố quyết định đến việcxây dựng đất nước, phục vụ đắc lực cho nâng cao dân trí, đẩy lùi giặc dốt.Tầm quan trọng của nhà trường là không thể phủ nhận

Như vậy, nhà trường có thể coi là một thiết chế tổ chức chuyên biệt trong hệ thống tổ chức xã hội, đóng vai trò tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển của xã hội.

Trong bối cảnh hiện nay, nhà trường được thừa nhận rộng rãi như mộtthiết chế chuyên biệt của xã hội để giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ thànhnhững công dân có ích cho tương lai Thiết chế đó có mục đích rõ ràng, có

tổ chức chặt chẽ, được cung ứng những nguồn lực cần thiết cho việc thực hiệnnhững chức năng của mình mà không một thiết chế nào có thể thay thế được

Là một thiết chế riêng biệt của xã hội, thực hiện chức năng kiến tạo nhữngkinh nghiệm xã hội cần thiết cho mọi nhóm dân cư của xã hội đó Nhà trườngđược tổ chức sao cho việc kiến tạo nói trên đạt được mục đích xã hội đó đặt racho các nhóm dân cư, được huy động vào sự kiến tạo này một cách tối ưutheo quan niệm của xã hội đó

Trang 37

Quá trình sư phạm là quá trình kiến tạo các điều kiện và cơ hội để các cánhân lĩnh hội, chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội, thực hiện xã hội hóa nhân cách

Trang 38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN h t t p : / / l r c t nu.edu v n

của mình Nhà trường kiến tạo các kinh nghiệm xã hội thông qua quá trình sưphạm, hay nói cách khác nhà trường là thiết chế chủ yếu để thực hiện quátrình sư phạm

1.2.3.2 Quản lý nhà trường

Mỗi nhà trường ở Việt Nam đều có hình thức quản lý với chế độ một thủtrưởng, tức là mỗi nhà trường đều có một hiệu trường và hội đồng giáo viên làchủ thể quản lý trực tiếp vận hành hệ thống giáo dục thực hiện các mụctêu giáo dục chung Bản chất của quản lý trường học là quản lý quá trình giáodục theo nghĩa rộng

Đối tượng của quản lý nhà trường là các thành tố cấu thành nhà trườngvận động xung quanh trục quá trình giáo dục Do đó, đối tượng quản lýnhà trường có thể hiểu là tất cả các thành tố cấu thành quá trình giáo dục vànhững nguồn lực được huy động, sử dụng cho quá trình đó Nội dung củaquản lý nhà trường được xác định cho từng loại chủ thể quản lý Các chủ thểquản lý bên ngoài nhà trường: Các cấp quản lý, quản lý nhà trường theotrách nhiệm và phạm vi quyền hạn của mình, trong đó các chủ thể quản lýchủ yếu là các chủ thể nằm trong cơ cấu dọc của bộ máy quản lý giáo dụctheo phân cấp quản lý Phân cấp quản lý giáo dục ở nước ta sắp xếp từ cấp

Bộ (Bộ GD & ĐT) rồi đến các Sở, các Phòng giáo dục… hay còn gọi là quản lýnhà nước về giáo dục

Bản chất của việc quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy - học, tức

là làm sao đưa được hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác đểdần tến tới mục têu giáo dục

Bàn về vấn đề này, tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: Quản lý nhà trường là những tập hợp tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp…) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ khác Nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, xã hội

Trang 39

đóng góp, do lao động xây dựng và vốn lao động tự có hướng vào việc đẩymạnh mọi hoạt động của nhà trường, mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế

hệ trẻ Thực

Trang 40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN h t t p : / / l r c t nu.edu v n

hiện có chất lượng mục tiêu và có kế hoạch đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới [20]

Tác giả Phạm Viết Vượng cho rằng: Quản lý nhà trường là hoạt động củacác cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, họcsinh và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực giáo dục đểnâng cao giáo dục và đào tạo trong nhà trường

* Quản lý nhà trường bao gồm hai tác động sau:

- Tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhàtrường: Đó là tác động quản lý của cơ quan QLGD cấp trên nhằm hướng dẫn

và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, học tập, giáo dục của nhà trường,hoặc những chỉ dẫn, những quyết định của các thực thế bên ngoài nhàtrường, nhưng có liên quan trực tiếp đến hoạt động của nhà trường, nhưcộng đồng được đại diện dưới hình thức hội đồng giáo dục, nhằm định hướngcho sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiệnphương hướng phát triển đó;

- Tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường: Baogồm các hoạt động quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý quá trình dạyhọc - giáo dục, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, quản lý tàichính trường học, quản lý mối quan hệ giữa trường học và cộng đồng

Như vậy quản lý nhà trường chính là QLGD trong một phạm vi xác định

đó là nhà trường (đơn vị quản lý giáo dục) Quản lý nhà trường là mộthoạt động được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của quản lý, đồngthời có những nét riêng mang tính đặc thù của giáo dục Vì vậy quản lý nhàtrường cần vận dụng tất cả các nguyên lý chung của QLGD để đẩy mạnh mọihoạt động của nhà trường theo mục tiêu đào tạo

Có thể khẳng định, nhà trường là một thành tố cơ bản của hệ thống giáodục, nên quản lý nhà trường cũng được hiểu như là một bộ phận của QLGD

Ngày đăng: 10/02/2020, 15:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
4. Nguyễn Văn Bình (Tổng chủ biên) (1999), Khoa học tổ chức và quản lý.Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tổ chức và quản lý."Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Văn Bình (Tổng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 1999
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quyết định 04/2000/QĐ-GD&ĐT ngày 1/3/2000 về Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhàtrường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2000
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 41 năm 2010/ TT- BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theothông tư số 41 năm 2010/ TT- BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2010
1. Ban Bí thư Trung ương (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương về Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Khác
2. Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Hội nghị lần thứ 8, Nghị quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Khác
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Thông tư 43/2006/BGDĐT, Thông tư hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo Khác
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Tài liệu nghiệp vụ thanh tra giáo dục Khác
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT ngày04 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w