Trong kĩ thuật thâm canh lạc thì bệnh hại là một trong các yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, có trường hợp năng suất giảm nhiều gần như thất thu do sâu bệnh gây ra, bệnh hại cũng là một trong những nguyên nhân rất quan trọng làm giảm năng suất cây lạc.
Điều kiện thời tiết mà trong đó yếu tố nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát sinh của bệnh trên cây lạc. Ngoài ra khả năng chống chịu bệnh cũng là một nhân tố có tác động không nhỏ đến tỉ lệ và mức độ gây hại của bệnh trên cây.
Đối với cây lạc thường có 4 loại bệnh gây hại chính là bệnh gỉ sắt, bệnh héo xanh, bệnh đốm nâu và bệnh đốm đen. Bốn loại bệnh này bắt đầu gây hại chủ yếu vào thời kì trước khi cây ra hoa. Đối với từng loại giống và từng loại bệnh thì có biểu hiện gây hại không giống nhau qua theo dõi tôi thu được kết quả ở bảng 4.6 và đồ thị 6.
Bảng 4.6. Mức độ nhiễm bệnh hại trên các giống lạc
Giống
Đối tƣợng gây hại Bệnh gỉ sắt (Cấp 1- 9) Bệnh đốm nâu (Cấp 1- 9) Bệnh đốm đen (Cấp 1- 9) Bệnh héo xanh (%) ĐP1 (Đ/c) 3 3 5 3,5 L14 3 5 3 2,6 ĐP2 1 3 3 2,4
Do điều kiện thời tiết trong giai đoạn này thuận lợi cho sự phát triển của bệnh như: thời tiết âm u, mưa, ẩm độ không khí cao,… Qua theo dõi chúng tôi thấy tất cả các giống đều bị bệnh, tuy nhiên mức độ gây hại và tỉ lệ gây hại là không giống nhau.
Đồ thị 6. Mức độ nhiễm bệnh hại trên các giống lạc
Đối với bệnh gỉ sắt thì các giống bị bệnh ở cấp 1 đến cấp 3 (từ rất nhẹ đến nhẹ) trong đó giống ĐP1 (Đ/c) và giống L14 bị bệnh ở mức nhẹ còn giống ĐP2
bị bệnh ở mức rất nhẹ, nhình chung các giống tham gia thí nghiệm không thấy có giống nhiễm bệnh ở mức nặng.
Bệnh đốm nâu, hầu hết tất cả ba giống tham gia thí nghiệm đều bị bệnh đốm nâu, tuy nhiên mức độ nhiễm bệnh của các giống là khác nhau và biến động từ cấp 3 đến cấp 5. Trong đó giống bị bệnh ở cấp cao nhất là giống L14 ở cấp bệnh 5 - trung bình. Giống bị nhiễm bệnh ở mức nhẹ là giống ĐP1 (Đ/c) và giống ĐP2.
Bệnh đốm đen, các giống tham gia thí nghiệm bị nhiễm bệnh từ mức 3 đến mức 5, trong đó giống ĐP1 (Đ/c) có mức độ nhiễm bệnh cao nhất ở mức 5 (trung bình). Còn lại ở hai giống L14 và giống ĐP2 đều có mức độ nhiễm bệnh ở mức 3 (nhẹ).
Bệnh héo xanh, tỉ lệ bệnh của các giống biến động từ 2,4% đến 3,5 %, trong đó giống có mức độ nhiễm bệnh thấp nhất là giống ĐP2 với mức độ nhiễm bệnh là 2,4 %, tiếp đó là đến giống L14 với mức độ nhiễm bệnh là 2,6 % và giống có mức nhiễm bệnh héo xanh cao nhất là giống ĐP1 (Đ/c).
Như vậy trong các giống tham gia thí nghiệm thì thấy đối với bệnh gỉ sắt, bệnh đốm nâu và bệnh đốm đen thì các giống nhìn chung bị bệnh ở mức độ rất nhẹ đến mức độ trung bình.
Bệnh héo xanh là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với cây lạc, nó làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, thậm chí làm thất thu khi bị nhiễm bệnh nặng, trong các giống tham gia thí nhiệm thì thấy giống ĐP1 (Đ/c) là bị bệnh ở mức nặng nhất với tỉ lệ cây bị bệnh là 3,5 %.
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận
Qua quá trình theo dõi và phân tích kết quả chúng tôi đưa ra một số kết luận về khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lạc thí nghiệm tại Chiềng Mung- Mai Sơn như sau:
- Về động thái tăng trưởng chiều cao thân chính: Giống ĐP2 có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thời tiết của địa phương có chiều cao cây cao nhất đạt 28,5 cm, và có tốc độ tăng trưởng cao nhất trung bình 2,68 cm.
- Động thái ra lá: Giống có số lá cao nhất là giống ĐP2 với 11,2 lá, với tốc độ tăng trưởng đạt 1 lá.
- Khả năng phân cành: Giống có khả năng phân cành cấp 1 nhiều nhất là giống L14 với tống số cành trên cây đạt 5,1 cành/cây. Giống có khả năng phân cành cấp 2 nhiều nhất là giống L14 với tổng số cành trên cây đạt 2,7 cành/cây.
- Động thái ra hoa: Tổng số hoa trên cây của giống ĐP2 là cao nhất với tổng số hoa trên cây đạt 32 hoa.
- Về tình hình bệnh hại của các giống tham gia thí nghiệm: Về bệnh gỉ sắt thì giống ĐP2 bị nhiễm bệnh nhẹ nhất, bệnh đốm nâu thì giống L14 là bị nhiễm bệnh nặng nhất. Bệnh đốm đen hại trên giống ĐP1 cao nhất và bệnh héo xanh hại trên giống ĐP1 là cao nhất so với hai giống tham gia thí nghiệm.
6.2. Đề nghị
- Cần tiến hành thí nghiệm này trong nhiều vụ, nhiều vùng có điều kiện khác nhau để có kết luận chính xác nhất về khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống lạc nói trên.
- Cần tiến hành phân tích chỉ tiêu về cấu thành năng suất của các giống lạc để từ đó khẳng định giống mang lại hiệu quả năng suất cao nhất. - Đề tài mới chỉ bố trí ở một địa điểm trong khi xã Chiềng Mung – Huyện Mai Sơn có địa hình đồi núi hết sức phúc tạp, có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, đất đai khác nhau. Do vậy để xác định chắc chắn giống nào thích hợp và hiệu quả nhất để phổ biến cho người dân sản xuất áp dụng vào đại trà, cần tiếp tục nghiên cứu thêm về nhiều giống hơn.
PHẦN VI