Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
204,5 KB
Nội dung
Trường tiểu học thị trấn Ngọc lặc TUẦN 4: Thứ hai, ngày 14 tháng 9 năm 2009 Học vần Âm: n – m I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Học sinh đọc và viết được n, m, nơ, me. - Đọc được câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê no nê. - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: bố mẹ, ba má (HS khá giỏi nói được đầy đủ nội dung chủ đề). - HS khá, giỏi biết đọc trơn bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Sử dụng tranh SGK bài 13. - HS: Bộ thực hành Tiếng Việt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc, viết: i, a, bi, cá (cả lớp). - 2 HS đọc câu ứng dụng: bé hà có vở ô li. - GV nhận xét. 2. Dạy học bài mới TIẾT 1 * Giới thiệu bài - GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK rồi hướng dẫn HS rút ra âm mới học. - GV kết luận, giới thiệu âm mới là n, m và ghi bảng. - GV đọc, HS đọc theo. * Dạy chữ ghi âm Âm n a. Nhận diện: - GV đưa chữ n gắn lên bảng, yêu cầu HS nhận xét. - Học sinh tìm âm n trong bộ thực hành giơ lên. - GV nhận xét, chỉnh sửa. b. Phát âm, đánh vần tiếng: - Phát âm - GV yêu cầu một HS khá phát âm n (nờ). GV nhận xét, chỉnh sửa. - HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). GV giúp đỡ hs yếu. - Đánh vần và đọc - GV yêu cầu HS ghép tiếng nơ và đánh vần. + Học sinh thực hành ghép tiếng nơ và đọc trơn. + HS phân tích tiếng nơ (n + ơ). + Khuyến khích HS khá, giỏi đánh vần (nờ - ơ - nơ). GV nhận xét chỉnh sửa . Giáo viên: Phạm Thị Hồng – Lớp 1C Trường tiểu học thị trấn Ngọc lặc + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). GV lưu ý giúp đỡ HS yếu đọc. c. Viết: Viết chữ n - HS quan sát chữ mẫu và nhận xét về số nét độ cao độ rộng của chữ n. - GV hướng dẫn quy trình và viết mẫu. Học sinh theo dõi và viết trên không trung. - HS viết vào bảng con (GV theo dõi, giúp đỡ HS viết yếu). Viết chữ nơ GV hướng dẫn HS lưu ý viết liền nét từ n sang ơ. Âm m Quy trình dạy tương tự n Lưu ý: - Nhận diện: GV yêu cầu HS so sánh m với n. - Phát âm: mờ Yêu cầu ghép - đánh vần - đọc trơn (mờ - e - me / me) - Viết: HS viết vào bảng con, GV nhắc viết liền nét từ m sang e. GV nhận xét chỉnh sửa. - HS đọc lại cả bài (cá nhân, đồng thanh). d. Đọc từ ngữ ứng dụng - GV ghi bảng các từ ứng dụng, đồng thời yêu cầu HS đọc thầm trong SGK. - Yêu cầu một HS khá đọc trơn các từ đó. GV kết hợp giải nghĩa một số tiếng. - GV yêu cầu HS lên bảng gạch chân các tiếng có âm mới vừa học. - HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp) + HS khá, giỏi đọc trơn. + HS yếu đánh vần rồi đọc trơn. GV lắng nghe chỉnh sửa lỗi phát âm và giúp đỡ HS yếu. - Học sinh đọc đồng thanh toàn bài. Tiết 2 * Luyện tập: a. Luyện đọc: - Đọc bài tiết 1 + Học sinh đọc bài trên bảng lớp và SGK (cá nhân, nhóm, lớp). + GV nhận xét và giúp đỡ HS yếu. - Đọc câu ứng dụng: + GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK và rút ra nội dung câu đọc: Bò bê có cỏ, bò bê, no nê. + GV đọc mẫu câu ứng dụng. + HS đọc câu ứng dụng (cá nhân, lớp) HS yếu đánh vần và đọc trơn. + HS tìm tiếng có chứa âm n hay m vừa học trong câu và phân tích tiếng đó. b. Luyện viết: - GV hướng dẫn HS trình bày vào vở tập viết, HS viết đúng theo yêu cầu. Giáo viên: Phạm Thị Hồng – Lớp 1C Trường tiểu học thị trấn Ngọc lặc - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu viết bài. - GV thu 1 số bài chấm điểm và nhận xét. c. Luyện nói: - Gọi 1 HS khá đọc tên chủ đề luyện nói: bố mẹ, ba má - Yêu cầu HS quan sát tranh và luyện nói theo nhóm đôi dựa vào câu hỏi gợi ý của GV: + Quê con gọi người sinh ra mình là gì? + Con còn biết cách gọi nào khác không? - Học sinh luyện nói trong nhóm nhóm đôi. GV giúp đỡ nhóm yếu. - Học sinh trình bày trước lớp + HS TB, yếu nói được 2 - 3 câu theo chủ đề + HS khá giỏi nói được nội dung chủ đề. - GV cùng lớp nhận xét. * Củng cố dặn dò: - Yêu cầu HS thi tìm tiếng ngoài bài có âm vừa học. - Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị trước bài 14. Đạo đức GỌN GÀNG, SẠCH SẼ (Tiết 2) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Học sinh nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. - Biết lợi ích của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ. - Biết phân biệt giữa ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và chưa gọn gàng, sạch sẽ. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Vở bài tập đạo đức, lược chải đầu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Học sinh làm bài 3 Mục đích: Học sinh biết được cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ. - Yêu cầu học sinh quan sát tranh thảo luận theo câu hỏi: + Bạn trong tranh đang làm gì? + Bạn có gọn gàng, sạch sẽ không? + Em có muốn làm như bạn không? - HS thảo luận theo cặp. GV quan sát giúp đỡ nhóm yếu. - HS trình bày trước lớp. GV cùng hs nhận xét. GV kết luận: Chúng ta nên làm như các bạn nhỏ trong tranh 1, 3, 4, 5, 7, 8. Hoạt động 2: Thực hành Yêu cầu: Học sinh từng đôi một giúp nhau sửa sang quần áo, đầu tóc cho gọn gàng, sạch sẽ. + HS từng cặp thực hành sửa sang đầu tóc, quần áo cho nhau. + HS nhận xét lẫn nhau. Giáo viên: Phạm Thị Hồng – Lớp 1C Trường tiểu học thị trấn Ngọc lặc GV khen các đôi làm tốt. Hoạt động 3: Cả lớp hát bài “Rửa mặt như mèo” GV H: Lớp ta có ai giống mèo không? Hoạt động 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu thơ. “ Đầu tóc em chải gọn gàng Áo quần sạch sẽ trông càng thêm yêu”. Học sinh đọc đồng thanh, cá nhân. Hoạt động nối tiếp: - Thực hiện đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ. - Chuẩn bị bài sau. Thủ công : XÉ, DÁN HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN (Tiết 1) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Học sinh làm quen với kĩ thuật xé, dán giấy để tạo hình. - Xé dán được: hình vuông đường xé có thể chưa thẳng, hình tròn tương đối tròn và bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng . - Đối với HS khéo tay: Xé dán được hình tròn, hình vuông có đường xé tương đối thẳng, ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Có thể xé được thêm hình vuông, hình tròn có kích thước khác nhau. Có thể trang trí thêm vào hình. - Giáo dục HS có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, lớp học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bài mẫu về xé, dán hình vuông, hình tròn - Vở thực hành thủ công, giấy kẻ ô, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét - Hướng dẫn học sinh quan sát bài mẫu và nhận xét. - Yêu cầu học sinh quan sát và tìm ra 1 số đồ vật xung quanh có dạng hình tròn, hình vuông. + Học sinh nêu. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu a. Vẽ và xé hình vuông: - Giáo viên hướng dẫn các thao tác. Yêu cầu học sinh quan sát và nêu các bước: + Đánh dấu, vẽ hình vuông, xé hình. - Yêu cầu học sinh lấy giấy nháp đánh dấu với 4cạnh đều bằng nhau. + Học sinh thực hành. + GV theo dõi và giúp đỡ những em chưa biết vẽ, xé. b. Vẽ và xé hình tròn: - Cách tiến hành tương tự (lưu ý HS phải dựa vào hình vuông để ước lượng và vẽ hình tròn tương đối chính xác). + Học sinh thực hành vẽ và xé hình tròn. GV theo dõi giúp đỡ hs chưa biết Giáo viên: Phạm Thị Hồng – Lớp 1C Trường tiểu học thị trấn Ngọc lặc vẽ, xé. - GV lưu ý: 2 ngón tay trỏ, cái phải sát nhau để bài xé ít bị răng cưa. * Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau để thực hành xé, dán. Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2009 Toán BẰNG NHAU, DẤU = I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - HS nhận biết được sự bằng nhau về số lượng; mỗi số bằng chính nó (3 = 3, 4 = 4). - Biết sử dụng từ “bằng nhau” và dấu = để so sánh các số. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: 3 lọ hoa và 3 bông hoa, 4 cái cốc và 4 cái thìa. - HS: 3 hình tròn màu xanh và 3 hình tròn màu đỏ, vở bài tập. - Bảng phụ ghi nội dung bài 4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu hs so sánh 5 và 4; 4 và 5; 2và 3; 3 và 2. + Học sinh làm bảng con. - H: Để so sánh 2 mẫu vật có số lượng không bằng nhau ta làm thế nào? - GV nhận xét. 2. Dạy học bài mới: Hoạt động 1: Nhận biết quan hệ bằng nhau * Hướng dẫn hs nhận biết 3 = 3 - GV đưa trực quan 3 lọ hoa, 3 bông hoa và gọi một hs lên cắm mỗi lọ một bông hoa. Yêu cầu HS quan sát, so sánh số lọ hoa và số hoa và nêu: 3 lọ hoa bằng 3 bông hoa. - Yêu cầu HS lấy 3 hình tròn xanh, 3 hình tròn đỏ rồi so sánh và nêu: 3 hình tròn xanh bằng 3 hình tròn đỏ. - GV kết luận: “ ba bằng ba”. - GV hướng dẫn hs cách viết: 3 = 3 và giới thiệu dấu = - HS viết bảng con: 3 = 3 - HS đọc cá nhân, đồng thanh ( ba bằng ba). GV chỉnh sửa, giúp đỡ hs yếu. * Hướng dẫn nhận biết 4 = 4. Tương tự như trên HS đọc, viết: 4 = 4 (bốn bằng bốn) - GV H: Hãy so sánh 2 và 2 5 và 5 1 và 1 + Học sinh trả lời: 2 = 2; 5 = 5; 1 = 1Giáo viên: Phạm Thị Hồng – Lớp 1C Trường tiểu học thị trấn Ngọc lặc - Em có nhận xét gì về những kết quả trên? + Mỗi số luôn bằng chính nó. - GV kết luận: Mỗi số bằng chính nó và ngược lại nên chúng bằng nhau. Yêu cầu học sinh nhắc lại (cá nhân, lớp). Hoạt động 2: Thực hành. Hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong vở bài tập toán. Bài 1: Hướng dẫn học sinh viết dấu = + HS viết vào vở bài tập. + GV quan sát nhận xét. Bài 2: Viết( theo mẫu) - GV nêu yêu cầu và gợi ý, hs nhận xét và nêu cách làm. - HS tự làm bài vào vở bài tập. GV quan sát giúp đỡ HS yếu. - HS nêu miệng kết quả.GV, HS nhận xét. Bài 3: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm. - GV nêu yêu cầu, HS tự làm bài. GV quan sát giúp đỡ hs yếu. - HS chữa bài miệng. Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi - GV treo bảng phụ nêu yêu cầu: Làm cho bằng nhau (theo mẫu). - GV hướng dẫn HS quan sát mẫu và nêu cách làm. - HS làm bài. - Gọi 1 hs lên bảng chữa bài. GV cùng HS nhận xét. * Củng cố, dặn dò: - H: Muốn so sánh hai nhóm mẫu vật có số lượng bằng nhau ta làm thế nào? - GV nhận xét tiết học. Học vần : Bài 14: d - đ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Học sinh đọc và viết được: d, đ, dê, đò - Đọc được từ và câu ứng dụng: dì Na đi đò, bé và mẹ đi bộ (HS khá giỏi đọc trơn). - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: dế, cá cờ, bi ve, lá đa (HS khá giỏi nói được nội dung chủ đề). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh SGK bài 14 Bộ thực hành Tiếng Việt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 11. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS đọc: ca nô, bó mạ, nơ, me (cá nhân, cả lớp). Giáo viên: Phạm Thị Hồng – Lớp 1C Trường tiểu học thị trấn Ngọc lặc - Cả lớp viết vào bảng con: nơ, me. - GV nhận xét. 2. Dạy học bài mới: * Giới thiệu bài: - Yêu cầu HS quan sát tranh SGK rồi hướng dẫn hs rút ra âm mới. - GV kết luận và giới thiệu âm mới: d - đ và ghi bảng. - GV đọc, HS đọc theo. * Dạy chữ ghi âm: Âm d: a.Nhận diện chữ: - GV đưa chữ d in thường gắn lên bảng yêu cầu học sinh quan sát nhận xét. + Học sinh nêu các nét. - HS lấy chữ d trong bộ thực hành cài vào bảng cài giơ lên. GV nhận xét. b. Phát âm đánh vần tiếng: - Phát âm: - GV yêu cầu một HS khá phát âm mẫu d. GV chỉnh sửa lỗi phát âm. + HS lần lượt phát âm (cá nhân, nhóm, lớp). GV giúp đỡ HS yếu. - Đánh vần: - Yêu cầu học sinh ghép tiếng dê và đánh vần. + HS thực hành ghép dê và đọc trơn. + HS phân tích tiếng dê (d + ê) + HS khá đánh vần tiếng dê (dờ - ê - dê / dê). GV chỉnh sửa. + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). GV lưu ý giúp đỡ hs yếu. c. Hướng dẫn viết chữ: Viết chữ d - GV cho HS quan sát chữ mẫu và nhận xét về tên nét, chiều cao, độ rộng của chữ d. - GV hướng dẫn qui trình và viết mẫu, hs quan sát và viết vào không trung. - HS viết bảng vào con. GV nhận xét, sửa sai. Viết chữ dê: (Hướng dẫn tương tự). Lưu ý nối từ d sang ê Âm đ: (Qui trình dạy tương tự âm d). Lưu ý: - Nhận diện: HS so sánh âm d và đ. - Phát âm: đờ - Viết: GV lưu ý hs vị trí nét ngang và dấu huyền. d. Đọc tiếng, từ ứng dụng: - GV viết các tiếng lên bảng lớp: da, dê, do, đa, đe, đo. + HS đọc tiếng theo cá nhân, lớp (HS khá đọc trơn, HS yếu đánh vần rồi đọc trơn). GV chỉnh sửa và giúp đỡ hs yếu. + GV kết hợp giải nghĩa một số tiếng - GV ghi tiếp các từ: da dê, đi bộ. Giáo viên: Phạm Thị Hồng – Lớp 1C Trường tiểu học thị trấn Ngọc lặc + một HS lên bảng gạch chân những tiếng chứa âm mới vừa học. + Yêu cầu hs phân tích các tiếng: da, đi. GV kết hợp giải nghĩa từ. + HS đọc từ theo cá nhân, nhóm, lớp (HS khá giỏi đọc trơn; HS yếu và TB đánh vần rồi đọc trơn). GV giúp đỡ hs yếu. - HS cả lớp đọc lại toàn bài. TIẾT 2 3. Luyện tập: a. Luyện đọc: - Yêu cầu học sinh đọc lại bài tiết 1. + Học sinh đọc (cá nhân, nhóm, lớp). + GV sửa sai và giúp đỡ hs yếu đọc. - Đọc câu ứng dụng: + GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK và rút ra câu đọc: dì Na đi đò, mẹ và bé đi bộ. + HS luyện đọc câu ứng dụng (cá nhân, nhóm, lớp) HS khá giỏi đọc trơn. HS TB, yếu đánh vần rồi đọc trơn. GV quan sát giúp đỡ hs yếu. + HS tìm tiếng chứa âm mới trong câu và phân tích tiếng đó. + GV đọc mẫu, 2 hs đọc lại. b. Luyện viết: - Yêu cầu HS lấy vở tập viết, GV nhắc nhở quy trình viết và tư thế ngồi viết. + HS viết vào vở tập viết - GV theo dõi giúp đỡ học sinh khi viết bài. - Thu một số bài chấm điểm và nhận xét. c. Luyện nói: - Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nêu chủ đề luyện nói: + dế, cá cờ, bi ve, lá đa. - HS luyện nói trong nhóm đôi dựa theo câu hỏi gợi ý. GV giúp đỡ nhóm yếu. - Đại diện các nhóm trình bày + HS yếu, TB chỉ cần nói được 2 - 3 câu theo chủ đề. + HS khá giỏi nói được nội dung chủ đề. - GV cùng học sinh nhận xét, đánh giá. * Củng cố, dặn dò: - Thi tìm nhanh tiếng ngoài bài chứa âm d, đ vừa học. - Về đọc thuộc bài và chuẩn bị trước bài 15. Mĩ thuật: VẼ HÌNH TAM GIÁC (Gv hoạ dạy) Giáo viên: Phạm Thị Hồng – Lớp 1C Trường tiểu học thị trấn Ngọc lặc Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2009 Toán: LUYỆN TẬP I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp học sinh biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu >, <, = để so sánh các số trong phạm vi 5. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ viết bài 3. Vở bài tập toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu học sinh so sánh: 3…5 5…3 5…5 + Học sinh cả lớp làm bảng con. - GV nhận xét. 2. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. Hướng dẫn làm bài tập: (trong vở bài tập toán) Bài 1: - GV nêu yêu cầu: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm. + HS làm bài vào vở bài tập. - GV theo dõi, nhắc nhở HS làm bài và giúp đỡ HS yếu. - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài. HS đổi chéo vở kiểm tra. - GV nhận xét, sửa sai. - GV yêu cầu HS quan sát cột 3 (2 < 3, 3 < 5, 2 < 5) H: + Các số được so sánh ở 2 dòng đầu có gì giống nhau? (cùng so sánh với 3). + Kết quả thế nào? (hai bé hơn ba, ba bé hơn năm). GV nêu: “Vì hai bé hơn ba, ba bé hơn năm nên hai bé hơn năm”. GV yêu cầu 1số HS nhắc lại. Bài 2: - GV nêu yêu cầu: Viết (theo mẫu) - Hướng dẫn quan sát tranh và nêu cách làm. - HS làm bài vào vở. GV quan sát giúp đỡ HS yếu. - Gọi HS đọc chữa bài, GV ghi bảng kết quả: 4 < 5, 5 > 4, 3 = 3, 5 = 5. - GV, HS nhận xét. Bài 3: - GV treo bảng phụ và nêu yêu cầu: Làm cho bằng nhau (theo mẫu) - Yêu cầu HS quan sát mẫu và nêu cách làm. Giáo viên: Phạm Thị Hồng – Lớp 1C Trường tiểu học thị trấn Ngọc lặc - HS làm bài vào vở bài tập. GV quan sát giúp đỡ hs yếu. - Gọi 1 hs lên chữa bài. - GV, hs nhận xét. Củng cố, dặn dò: - GV nêu: Trong các số 1, 2, 3, 4, 5. H: 5 lớn hơn những số nào? 1 bé hơn những số nào? - GV nhận xét tiết học. Học vần: Bài 15: t - th I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Học sinh đọc, viết được: t, th, tổ, thỏ. - Đọc được từ, câu ứng dụng: bố thả cá mè, bé thả cá cờ (HS khá giỏi đọc trơn). - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: ổ, tổ (HS khá giỏi nói được nội dung chủ đề). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh vẽ SGK. Bộ thực hành Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS các tiếng, từ: dê, đò, da dê, đi bộ (cá nhân, lớp). - Yêu cầu cả lớp viết bảng con: dê, đò. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: TIẾT 1 * Giới thiệu bài: - Yêu cầu hs quan sát tranh SGK, trả lời câu hỏi để rút ra tiếng, âm mới. - GV kết luận rút ra âm mới t - th và ghi bảng. - GV đọc, hs đọc theo. * Dạy chữ ghi âm: Âm t a. Nhận diện: - Giáo viên đưa chữ t in thường, yêu cầu học sinh quan sát nhận xét. - HS lấy âm t trong bộ thực hành. - GV nhận xét. b. Phát âm, đánh vần: Phát âm: - GV phát âm mẫu t (tờ) - Học sinh phát âm (cá nhân, nhóm, lớp) - GV chỉnh sửa, giúp đỡ hs yếu. Đánh vần: Giáo viên: Phạm Thị Hồng – Lớp 1C [...]... - GV HD cách đọc (sáu), hs đọc cá nhân, nhóm, lớp Giáo viên: Phạm Thị Hồng – Lớp 1C Trường tiểu học thị trấn Ngọc lặc Bước 3: Nhận biết thứ tự số 6 trong dãy số: 1, 2, 3, 4, 5, 6 - HS dùng que tính để hình thành dãy số: 1, 2, 3, 4, 5, 6 - Giáo viên yêu cầu HS đếm từ 1 đến 6 rồi ngược lại từ 6 đến 1 - H: Số 6 đứng liền sau số nào trong dãy các số 1, 2, 3, 4, 5, 6? Những số nào đứng trước số 6? + HS khá... ngày 18 tháng 9 năm 2009 Toán SỐ 6 I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS: - Biết 5 thêm 1 được 6, viết được số 6; đọc, đếm được từ 1 đến 6 và so sánh các số trong phạm vi 6 - Biết vị trí của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6 II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Các nhóm đồ vật có số lượng là 6, bảng phụ ghi nội dung bài 2, 3 - Bộ thực hành Toán III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1 Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu học sinh so sánh: 5 4 3 2 4. .. chữviết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập 1 - HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập 1 - Rèn kỹ năng viết đúng, đẹp, đều nét, đúng tốc độ - Giáo dục HS tính cẩn thận, kiên trì Giáo viên: Phạm Thị Hồng – Lớp 1C Trường tiểu học thị trấn Ngọc lặc II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: chữ mẫu, bảng phụ kẻ sẵn ô li - HS: vở tập viết, bảng con III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 Bài cũ: - HS viết... mỏ kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập 1 - HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập 1 - Rèn kỹ năng viết đúng, đẹp, đều nét, đúng tốc độ - Giáo dục hs tính cẩn thận, kiên trì II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: chữ mẫu, bảng phụ kẻ li HS: vở tập viết, bảng con III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 Kiểm tra bài cũ: Giáo viên: Phạm Thị Hồng – Lớp 1C Trường tiểu học thị trấn Ngọc... th; các từ ngữ ứng dụng từ bài 12 đến bài 16 - HS khá, giỏi đọc trơn toàn bài - Nghe, hiểu và kể được 1 đoạn truyện theo tranh truyện kể: Cò đi lò dò (HS khá, giỏi kể được 2 - 3 đoạn truyện theo tranh) II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết bảng ôn trang 34 SGK - Tranh vẽ SGK III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 Kiểm tra bài cũ: - HS đọc: tổ, thỏ, ti vi, thợ mỏ (cá nhân, lớp) - Cả lớp viết bảng con: tổ, thỏ - GV... tay hát Giáo viên: Phạm Thị Hồng – Lớp 1C Trường tiểu học thị trấn Ngọc lặc - GV nhận xét tiết học Thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2009 Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp học sinh biết sử dụng các từ bằng nhau, lớn hơn, bé hơn và các dấu >, . biết 4 = 4. Tương tự như trên HS đọc, viết: 4 = 4 (bốn bằng bốn) - GV H: Hãy so sánh 2 và 2 5 và 5 1 và 1 + Học sinh trả lời: 2 = 2; 5 = 5; 1 = 1 Giáo. Bộ thực hành Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu học sinh so sánh: 5 . 4 3 .2 4. . .4 3 .5 + Cả lớp làm vào bảng