không phụ thuộc vào người lớn ở một mức độ nhất định.- Các em đòi hỏi, mong muốn người lớn quan hệ đối xử với mình bình đẳng như đối xử với người lớn, không can thiệp quá tỉ mỉ vào một s
Trang 1NỘI DUNG
I Đặc điểm tâm lí giao tiếp của học sinh THCS trong mối quan hệ với người lớn.
Tuổi học sinh trung học cơ sở có những thay đổi căn bản trong giao tiếp với người lớn Các em có nhu cầu mở rộng quan hệ với người lớn, mong muốn người lớn quan hệ với mình một cách bình đẳng như người lớn, không muốn người lớn coi mình là trẻ con, muốn người lớn tin tưởng tôn trọng mình Việc chuyển quan hệ giữa thiếu niên với người lớn đã làm xuất hiện ở các em “cảm giác mình là người lớn”
1 “Cảm giác mình là người lớn” của học sinh THCS.
Ở tuổi thiếu niên xuất hiện một cảm giác rất độc đáo : “cảm giác mình là người lớn” Các em cảm thấy mình không còn là trẻ con nữa, nhưng các em cũng có cảm giác mình chưa thực sự là người lớn
Tâm lý thiếu niên gắn liền với những thay đổi quan trọng trong tính khí thỉnh thoảng được gọi là những sự thay đổi tính khí Những thay đổi về nhận thức, tình cảm và thái độ là đặc điểm của thiếu niên thường diễn ra trong giai đoạn này, và điều này có thể là nguyên nhân của sự xung đột hoặc cũng có thể là sự phát triển nhân cách tích cực
Cảm giác về sự trưởng thành của bản thân là nét đặc trưng trong nhân cách thiếu niên, vì nó biểu hiện lập trường sống mới của thiếu niên đối với người lớn và thế giới xung quanh
2 Nội dung và hình thức của “cảm giác mình là người lớn”
ở học sinh THCS.
“Cảm giác mình là người lớn” được thể hiện rất phong phú cả
về nội dung và hình thức
- Các em quan tâm đến hình thức, tác phong, cử chỉ rồi những phẩm chất tâm lí, khả năng của bản thân
- Trong học tập, các em muốn độc lập lĩnh hội tri thức, muốn có
Trang 2không phụ thuộc vào người lớn ở một mức độ nhất định.
- Các em đòi hỏi, mong muốn người lớn quan hệ đối xử với mình bình đẳng như đối xử với người lớn, không can thiệp quá tỉ mỉ vào một số mặt trong đời sống riêng của các em
- Các em bắt đầu chống đối những yêu cầu mà trước đây nó vẫn thực hiện một cách tự nguyện
- Các em bảo vệ quan điểm và ý kiến của mình không chỉ trong lời nói mà cả trong cả hành động, việc làm
- Ngoài ra, các em còn tỏ thái độ coi thường những yêu cầu của người lớn đề ra cho mình
3 Nguyên nhân khiến tuổi học sinh THCS có cảm giác
Cảm giác về sự trưởng thành và nhu cầu được người lớn thừa nhận nó là người lớn đã đưa đến vấn đề quyền hạn của người lớn và các em trong quan hệ với nhau Các em mong muốn hạn chế quyền hạn của người lớn, mở rộng quyền hạn của mình, mong muốn người lớn tôn trọng nhân cách, phẩm giá, tin tưởng và mở rộng tính độc lập của các em
Giai đoạn thiếu niên đang trải qua nhiều thay đổi mạnh về nhận thức và thân thể, lần đầu tiên trong đời các em có thể bắt đầu coi những người bạn, nhóm bạn, là quan trọng hơn và có ảnh hưởng lớn hơn cha mẹ/người giám hộ Bởi áp lực bạn bè, các em có thể thỉnh thoảng tự cho phép mình thực hiện các hành vi dường như không được xã hội chấp nhận, dù đây thường là một hiện tượng xã hội hơn là một hiện tượng tâm lý
Nguyện vọng muốn được tin tưởng và độc lập hơn, muốn được quyền bình đẳng nhất định với người lớn có thể thúc đẩy các em tích cực hoạt động, chấp nhận những yêu cầu đạo đức của người lớn và phương thức hành vi trong thế giới người lớn, khiến các em xứng đáng với vị trí xã hội tích cực Nhưng mặt khác nguyện vọng này cũng
có thể khiến các em chống cự, không phục tùng những yêu cầu của người lớn
Như vậy có những nguyên nhân nhất định khiến học sinh THCS
có cảm giác trưởng thành của bản thân mà cụ thể hơn là:
- Các em thấy được sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể và sức lực của mình
Trang 3- Các em thấy tầm hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo của mình được mở rộng (thậm chí có điểm các em còn hơn người lớn)
- Các em tham gia nhiều hơn vào cuộc sống xã hội nhiều hơn trước, tính độc lập phát triển hơn Tính tự lập khiến các em thấy mình giống người lớn ở nhiều điểm hơn
- Mặt khác, người lớn cũng đòi hỏi các em tự lập hơn so với lứa tuổi trước
Tuy nhiên “cảm giác mình là người lớn” cũng tạo cho các em những nhược điểm như: Các em có xu thế cường điệu hóa những thay đổi của bản thân, có nhu cầu tham gia vào đời sống thực sự như người lớn, trong khi kinh nghiệm còn đang hạn chế dẫn đến khả năng chưa cân xứng với yêu cầu
II Tuổi thiếu niên là tuổi xung đột với người lớn.
Vấn đề đặt ra ở đây là “ Có thể nói: Tuổi thiếu niên là tuổi xung đột với người lớn đúng không?”.
Ở tuổi thiếu niên, nguyện vọng thay đổi thái độ ứng xử là chính đáng Song người lớn vẫn giữ nguyên thái độ đối xử với các em như trước đây Đây chính là nguyên nhân gây nên “Đụng độ”, “Xung đột”,
giữa thiếu niên với người lớn Vì vậy, có thể nói “ Tuổi thiếu niên là tuổi xung đột với người lớn” là đúng.
Gia đình là một khía cạnh quan trọng của tâm lý thiếu niên: môi trường gia đình và nhà ở có ảnh hưởng lớn trên sự phát triển tâm lý của thiếu niên, và những phát triển đó có thể đạt tới đỉnh điểm trong thời thiếu niên Ví dụ, những người cha mẹ có khuynh hướng lạm dụng thường dẫn tới việc một đứa trẻ "chế giễu" các bạn cùng lớp khi
nó tới tuổi mười bảy hay lớn hơn, nhưng trong thời thiếu niên, tình trạng này thường trở nên dần tồi tệ hơn Nếu các ý tưởng và các lý thuyết đằng sau sự đúng và sai không được hình thành sớm trong cuộc đời một đứa trẻ, sự thiếu hụt sự hiểu biết này có thể làm sút giảm khả năng đưa ra các quyết định có lợi của thiếu niên cũng như cho phép nó
có khả năng kiểm soát các hành động của mình
Trong cuộc tìm kiếm một bản sắc riêng biệt cho chính mình, các thiếu niên thường nhầm lẫn giữa cái là “đúng” và cái là “sai” G Stanley Hall cho thời kỳ này là một trong các giai đoạn của "Dông bão
và Stress" và theo ông xung đột tại giai đoạn phát triển này là bình thường và không phải là sự bất thường Mặt khác, Margaret Mead gắn
Trang 4cách hành xử của thiếu niên trong giai đoạn này với văn hoá và sự nuôi dưỡng của họ Tuy nhiên, Piaget lại gắn giai đoạn phát triển này với sự gia tăng lớn về khả năng nhận thức; ở giai đoạn này của cuộc đời các tư tưởng của một cá nhân bắt đầu có một hình thức trừu tượng hơn và các tư tưởng coi trọng bản thân dần giảm bớt, vì thế cá nhân được cho là có khả năng suy nghĩ và lập luận ở một mức độ cao hơn
Cũng cần lưu ý rằng thiếu niên là giai đoạn đột phá về tâm sinh
lý trong cuộc đời một con người khi sự phát triển nhận thức diễn ra nhanh chóng và các tư tưởng, ý tưởng và khái niệm được phát triển trong giai đoạn này ảnh hưởng lớn tới cuộc sống tương lai của người
đó, đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và tính nết
Những cuộc đấu tranh giữa cái tôi và tình trạng phiền muộn ở tuổi thiếu niên thường hình thành khi một thiếu niên trải qua một sự mất mát Sự mất mát quan trọng nhất trong cuộc đời các em là sự thay đổi mối quan hệ giữa thiếu niên và cha mẹ Các thiếu niên cũng có thể trải qua sự xung đột trong quan hệ với bạn bè Điều này có thể xảy ra
từ các hành động mà bạn bè các em tham gia vào khiến thiếu niên cảm thấy việc tham gia vào các hoạt động đó dường như là căn bản để duy trì các mối quan hệ bạn bè đó Tình trạng phiền muộn của thiếu niên
có thể rất mãnh liệt ở nhiều thời điểm bởi những thay đổi thân thể và hormone Sự bất ổn về cảm xúc là một phần của thiếu niên, sự thay đổi trong đầu óc, thân thể và quan hệ của các em thường đặt các em trước sự stress và sự thay đổi đó, các em cho rằng đó là một thứ đáng
sợ Ngoài ra, các quan điểm về quan hệ gia đình trong thời thiếu niên cũng thay đổi
1 Nguyên nhân gây ra xung đột giữa người lớn với thiếu niên.
Chính sự không thay đổi thái độ của người lớn khi thiếu niên đang trở thành người lớn là nguyên nhân gây ra “đụng độ” giữa thiếu niên với người lớn Nếu người lớn không thay đổi thái độ, các em sẽ
có thái độ chống đối, các em sẽ xa lánh người lớn, cho rằng người lớn không hiểu và không thể hiểu mình
Tinh thần độc lập và phản ứng chống đối của con trẻ ở tuổi thanh thiếu niên gặp nhiều khó khăn hơn cả trong môi trường gia đình
và trường học Đó là hai môi trường mà ở đó sự khẳng định cái “tôi” gặp nhiều trở ngại Trong gia đình, mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái
Trang 5ở lứa tuổi này sẽ trở nên phức tạp nếu sự nôn nóng của các em đụng phải sự không hiểu biết đầy đủ, đôi khi còn thô bạo của cha mẹ sẽ gây nên sự xung đột nghiêm trọng giữa hai bên Gia đình chỉ là môi trường bình thường mà ở đó trẻ có thể phát triển đầy đủ mọi mặt về thể chất và tinh thần từ lúc ra đời đến tuổi dậy thì, bắt đầu từ tuổi dậy thì gia đình sẽ không thoả mãn đầy đủ và kịp thời tất cả những hoạt động của thanh thiếu niên, nhất là thanh thiếu niên nam Ở tuổi này, các công việc gia đình không còn lôi cuốn được các em, các em thích đi dạo chơi với bạn bè thân thiết hơn là vui lòng giúp cha mẹ các công việc gia đình Tính ngoan ngoãn của các em trở thành tính dễ tự ái và đôi khi khó bảo Các em thường có những lời kêu ca, so bì với bạn bè cùng lứa Một điểm nổi bật ở các em luôn khát khao làm được một việc gì đó để tự khẳng định mình và chứng tỏ mình đã là người lớn, có thể ngang hàng với bố mẹ Những điểm cọ sát thường gặp là vấn đề nghề nghiệp và quan
hệ bạn bè Hầu hết tất cả thanh thiếu niên đều phải tìm và chọn cho mình một nghề trong tương lai, thế mà ngay cả sự định hướng của việc học tập mà các em phải tiếp tục theo học tiếp hoặc việc học nghề thì quyết định khởi đầu cũng do gia đình Khi quyết định đó phù hợp với sở thích và năng lực của các em thì mọi việc đều êm đẹp, ngược lại thì đó là cơ sở của sự đụng độ Bởi vì, nghề nghiệp có một vai trò rất quan trọng và trực tiếp trong sự khẳng định cái tôi Nó biểu hiện tính độc lập và cho phép tuổi trẻ sống bằng phương tiện riêng của mình
Những tình bạn cùng giới hay khác giới ở tuổi thanh thiếu niên luôn luôn làm cha mẹ phải quan tâm lo lắng Tình bạn, nhất là tình bạn khác giới, đó là một lĩnh vực bí mật của các em Bất hạnh cho những bậc cha mẹ "sờ " vào đó với một bàn tay vụng về Bố mẹ có lý do và quyền tìm hiểu, nhưng cần một sự khéo léo không làm cho các em thấy mình bị kiểm soát và bị xúc phạm mà vẫn quản lý được các em
Bổ sung vào hai nguồn đụng độ ấy là hàng nghìn sự rắc rối của cuộc sống hàng ngày; kể từ lời nhận xét cùng với lời khuyên của bố
mẹ về vấn đề hút thuốc, cho đến việc kiểm tra thư từ mà các em nhận được hoặc sách, báo, trò chơi giải trí, tất cả làm cho các em cảm thấy mình bị xúc phạm và bị kiểm soát chặt chẽ, còn cha mẹ luôn rơi vào trạng thái căng thẳng, đó là những mầm mống dẫn đến sự xung đột trong mối quan hệ cha mẹ và con cái
Sự khẳng định cái tôi ở tuổi thanh thiếu niên luôn trong chiều hướng trái ngược với những mong muốn của cha mẹ Đó là một khó khăn
Trang 6trong mối quan hệ với gia đình trong độ tuổi thanh thiếu niên Đây cũng là cội nguồn tạo nên một gia đoạn quyết định cho sự xa dần cha
mẹ của các đứa con trong quá trình trưởng thành Sự vận hành này bắt đầu từ lúc sinh bằng sự cắt đứt với cơ thể của người mẹ, tiếp đến bằng việc cai sữa, đến trường học và kết thúc bằng việc " cai tâm lý " khi
mà con cái tách khỏi gia đình để xây dựng một tổ ấm mới Tình cảm, đạo làm con chịu một sự thay đổi sâu sắc từ sự việc đó
Ở tuổi thanh thiếu niên có một điều gì đó tuyệt đối đối với con cái, bố và mẹ đại diện cho một sự hoàn mỹ, một sức mạnh toàn bộ, một sự che trở nhạy cảm Đó là hình ảnh của quyền lực, là hình ảnh của tình yêu thương và chia sẻ mà từ đó trong mối quan hệ và tình cảm giữa cha mẹ và các con ở tuổi thanh thiếu niên cần có một chất liệu mới, đôi khi nó mang cách xử sự của tình anh em, của người đã trưởng thành Có nhiều yếu tố làm cho người lớn vẫn giữ nguyên quan
hệ như trước đây đối với các em : các em vẫn còn là học sinh, vẫn phụ thuộc vào cha mẹ về kinh tế; cha mẹ và giáo viên vẫn đang giữ vai trò giáo dục các em; hơn thế nữa, ở các em vẫn còn những nét trẻ con trên khuôn mặt, trong dáng dấp, trong hành vi và trong tính cách Mặt khác, nhiều người lớn còn thấy việc tăng quyền hạn và tính độc lập cho thiếu niên là không hợp lí
Những quan hệ xung đột giữa các em và người lớn làm nảy sinh những hành vi tương ứng ở các em: xa lánh người lớn, không tin tưởng vào người lớn, cho rằng người lớn không hiểu các em và không chịu hiểu các em, khó chịu một cách có ý thức với những yêu cầu, những đánh giá, những nhận xét của người lớn Tác động giáo dục của người lớn đối với các em bị giảm sút
2 Biện pháp khắc phục.
Trước hết, người lớn cần phải thấy: nhu cầu và nguyện vọng của thiếu niên là chính đáng, người lớn phải thay đổi thái độ đối xử đối với thiếu niên.
Nếu người lớn không chịu thay đổi quan hệ với các em, thì các
em sẽ trở thành người khởi xướng thay đổi mối quan hệ này Nếu người lớn chống đối, sẽ gây ra những phản ứng của các em với người lớn dưới dạng bướng bỉnh, bất bình, không vâng lời… Nếu người lớn thấy sự phản đối của các em,mà không suy xét về phía mình để thay đổi quan hệ với các em, thì sự xung đột của các em với người lớn còn kéo dài đến hết thời kì của lứa tuổi này
Trang 7Vì vậy, trong quan hệ với thiếu niên, người lớn cần chú ý:
- Cần nhận thức đúng đắn và có hiểu biết cụ thể về tâm lý thiếu niên
- Phải mong muốn và biết cách tôn trọng tính độc lập và quyền
- Quan hệ giữa thiếu niên và người lớn có thể không có mâu thuẫn nếu quan hệ đó được xây dựng trên cơ sở tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau
- Khi tiếp xúc với thiếu niên cần gương mẫu, khéo léo, tế nhị, cần phải theo dõi, hướng dẫn các em một cách thường xuyên Như vậy, tính độc lập và quyền bình đẳng trong quan hệ của các em với người lớn là vấn đề phức tạp và gay gắt nhất trong giao tiếp của các em với người lớn nói riêng, trong việc giáo dục các em ở lứa tuổi này nói chung Không nên coi đây là biểu hiện của sự “khủng hoảng” tuổi dậy thì, mà là sự khủng hoảng trong quan hệ của thiếu niên với người lớn, chủ yếu do người lớn gây ra Những khó khăn, mâu thuẫn có thể hạn chế hoặc không xảy ra, nếu người lớn và các em xây dựng được mối quan hệ bạn bè, quan hệ có hình thức hợp tác trên
cơ sở tôn trọng, thương yêu, tin cậy, bình đẳng và tế nhị trong cư xử
Sự hợp tác này cho phép người lớn đặt các em vào vị trí mới
-vị trí của người giúp việc và người bạn trong những công việc khác nhau, còn bản thân người lớn trở thành người mẫu mực và người bạn tin cậy của các em