1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyen de luyen chu viet hay nhat

15 418 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 373 KB

Nội dung

Trường tiểu học Hoà Xuân Nam Luyện chữ viết trong trường Tiểu học. PHÒNG GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO HUYỆN ĐÔNG HOÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀ XUÂN NAM ----------- CHUYÊN ĐỀ Luyện chữ viết trong trường tiểu học. NĂM HỌC: 2008-2009. Tháng 10/08 Trang Huỳnh Văn Tuyên 1 NGƯỜI VIẾT: HUỲNH VĂN TUYÊN Trường tiểu học Hoà Xuân Nam Luyện chữ viết trong trường Tiểu học. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Thực trạng – nguyên nhân: Người xưa thường nói: “Nét chữ nết người” quả là một câu nói thâm thuý và sâu sắc. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình…”.Kinh nghiệm cho thấy, nhìn nhận ban đầu về con người thường thông qua chữ viết. Chính vì vậy việc rèn luyện chữ viết đúng và đẹp cho HS tiểu học cũng là một phương pháp để từng bước hình thành nhân cách cho HS sau này. Phong trào rèn chữ, giữ vở được ngành đặc biệt quan tâm và được sự đồng tình ủng hộ của toàn xã hội, trong đó nhiều chuyên gia viết sách luyện viết trên toàn quốc tham gia, góp phần giúp HS và GV trong quá trình dạy- học viết đúng, viết đẹp tốt hơn. Vì thế phong trào viết chữ đẹp đang diễn ra tích cực, nhiều thầy cô mở lớp luyện viết. Tỉnh Phú yên ta rất tự hào có thầy Bùi Xuân Các – trước công tác ở Bộ GD&ĐT, nay đã hơn 90 tuổi, đang nghỉ hưu ở Hà Nội là người viết chữ đẹp nhất nước. Việc HS càng lên lớp trên thì gần như chữ viết ngày càng giảm sút. Lí giải cho điều này, có phải chăng khối lớp càng lớn thì dung lượng kiến thức ngày càng nhiều, yêu cầu mức độ và tốc độ viết cũng cao hơn? Không ít HS TH lơ là việc rèn chữ, chưa ý thức được cái đẹp của chữ viết, viết theo quán tính, dẫn đến tuỳ tiện, cẩu thả. Bên cạnh đó sự quan tâm, nhắc nhở của GV chưa đúng mức, kòp thời nên lâu dần nếu không có sự uốn nắn, điều chỉnh kòp thời của GV thì sẽ trở thành thói quen. Mà một khi đã trở thành thói quen việc rèn chữ sẽ rất khó cho cả GV và HS. Vì vậy làm thế nào để rèn luyện kỹ năng viết chữ đẹp cho HS một cách tốt nhất? Là câu hỏi mà mọi GV trăn trở rất nhiều. 2. Mục đích- Ý nghóa: Mục tiêu GD trong nhà trường TH, không chỉ là kiến thức, hiểu biết cơ bản của môn học được qui đònh ở chương trình mà phải GD toàn diện cho HS. Trong đó việc rèn chữ viết cũng góp phần không nhỏ trong hình thành nhân cách HS. Đây là vấn đề quan trọng, được đồng nghiệp và ngành quan tâm. Cho nên hoạt động này phải được diễn ra liên tục trong quá trình dạy-học. Do đó phải có kế hoạch , biện pháp cụ thể để rèn luyện chữ viết cho HS. Việc này giúp cho HS có được ý thức chuẩn mực, cẩn thận trong khi viết. Từ đó chữ viết của các em mỗi ngày càng đẹp hơn. Ý thức này không những hình thành ở HS tiểu học mà còn ở các lớp trên và về sau. Mặt khác, vì sao phải rèn luyện kỹ năng viết chữ cho HS? Chúng ta đã biết, chữ viết là một hệ thống các kí hiệu ngôn ngữ bằng đồ hình, có chức năng giao tiếp và qui đònh thống nhất. Chữ viết đẹp sẽ gây được thiện cảm ban đầu đối với người đọc. Chữ viết còn phản ánh ý thức rèn luyện, óc thẩm mỹ và tính nết của người viết. Tập viết là một trong những nội dung có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học nhất là đối với lớp 1. Cho nên phải giáo dục rèn luyện chữ viết cho HS ngay từ lớp 1. Nếu chữ viết đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì HS có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập. II. NỘI DUNG-BIỆN PHÁP: Muốn dạy tốt, người GV phải có kỹ năng viết chữ thành thạo, phải có khả năng viết chữ mẫu để lôi cuốn hướng dẫn HS noi theo trong mỗi tiết học - nhất là giờ tập viết. Hơn nữa, rèn luyện kỹ năng viết đúng, đều, đẹp và nhanh là một công việc rất công phu, đòi hỏi tính kiên trì, chòu khó cùng với lòng say mê, yêu nghề mến trẻ của người GV. Tháng 10/08 Trang Huỳnh Văn Tuyên 2 (Cầm bút đúng) (Cầm bút sai) Trường tiểu học Hoà Xuân Nam Luyện chữ viết trong trường Tiểu học. 1. Biện pháp: - Việc đầu tiên là tìm hiểu kó từng đối tượng HS, khảo sát chữ viết để nắm được đặc điểm, cách viết của từng em, ghi chép cụ thể vào sổ cá nhân để làm cơ sở. - Phân loại đối tượng và đưa ra kế hoạch, biện pháp rèn luyện cho phù hợp. - Rèn luyện chữ viết không chỉ ở tiết tập viết mà trong mọi tiết học. Vì vậy GV cần phải quan tâm toàn diện, thích đáng. Không ngừng sửa chữa, uốn nắn kòp thời cho HS. Khắc phục khó khăn, động viên, khích lệ sự cố gắng của HS. 2. Cách thức thực hiện: Ban đầu GV cần chú ý đến những qui đònh về cách viết và kó thuật viết để giúp HS hiểu được những yêu cầu cơ bản khi rèn chữ. a) Tư thế ngồi viết và cầm bút: * Tư thế ngồi viết: Nhiều GV chưa quan tâm đúng mức đến việc tạo cho HS tư thế viết hợp lí. Bởi tư thế viết không những ảnh hưởng đến chất lượng kết quả của việc tập viết mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triẻn thể lực của HS. Tư thế viết không hợp lý là một trong những nguyên nhân làm các em chóng mệt mỏi, tạo ra các căn bệnh như cận thò, vẹo xương sống, lép ngực của HS. Tư thế ngồi đúng như sau: - Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng không tì ngực vào cạnh bàn. - Đầu hơi cúi, mắt cách mặt vở từ 25-30 cm. -Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái tì vào mép vở giữ vở không xê dòch khi viết. -Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn. Với cách để tay như vậy, khi viết, bàn tay và cánh tay phải có thể dòch chuyển thuận lợi từ trái sang phải dễ dàng. * Cách cầm bút: Cầm bút, điều khiển bút bằng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Đầu ngón tay trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón tay cái giữ bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào cạnh đốt đầu ngón tay giữa. Ba điểm tựa này giữ bút và điều khiển ngòi bút dòch chuyển linh hoạt. Ngoài ra, động tác viết cần có sự phối hợp cử động của cổ tay, khuỷu tay và cả cánh tay. b) Nét viết: Tập viết được nét thanh, nét đậm. - HD HS chọn loại bút để dễ rèn chữ cho ban đầu. - Chọn vở 6 dòng kẻ (5 ô li) phù hợp với độ cao chữ 2,5 đơn vò (HD HS dòng 1-6 HS dễ xác đònh điểm đặt bút viết nét đầu và kết thúc) + Chúng ta cần thống nhất tên gọi các đường kẻ ngang trên vở ô li trong vở tập viết, cũng như vở 5 ôli (vở trắng) của HS. 6 5 4 3 2 1 + Đường kẻ dọc như sau: Tháng 10/08 Trang Huỳnh Văn Tuyên 3 Trường tiểu học Hoà Xuân Nam Luyện chữ viết trong trường Tiểu học. Dọc 1 2 3 4 5 Ngang 6 5 4 3 2 1 c) Kích thước và cỡ chữ: Kích thước và cỡ chữ được lấy dòng kẽ trên giấy làm đơn vò tính độ cao hoặc độ dài của chữ. (Mỗi đơn vò chữ cao tương ứng với khoảng cách giữa 2 dòng kẽ) - Nhóm chữ có độ cao 1 đơn vò (1 ô li): a, ă, â,u, ư, n, m, i, e, ê, o, ô, ơ, v, c, x. - Nhóm chữ có độ cao 1,25 đơn vò (1 ô li hơn): s, r. - Nhóm chữ có độ cao 1,5 đơn vò (1 ô li rưỡi): t. - Nhóm chữ có độ cao 2 đơn vò (2 ô li): d, đ, p, q, và chữ số 0,1, 2,… - Nhóm chữ có độ cao 2,5 đơn vò (2 ô li rưỡi): b, h, l, g, k. - Tất cả các chữ viết hoa đều có độ cao 2,5 đơn vò (2 ô li rưỡi). Ở lớp 1, cỡ chữ dạy tập viết cho HS gồm 2 loại: cỡ chữ lớn và cỡ chữ vừa, chữ số; lớp 2 viết chữ thường theo cỡ nhỏ, chữ hoa cỡ vừa và nhỏ; lớp 3 viết chữ thường và chữ hao cỡ nhỏ. Ngoài ra việc rèn luyện kỹ năng tập viết còn triển khai trong các giờ chính tả và tập làm văn. Trên tinh thần này, tuy lớp 4 và 5 không có giờ tập viết song kỹ năng tập viết vẫn còn cần phải được chú ý rèn luyện thêm ở mức độ cao hơn và tổng hợp hơn. d) Tên gọi các nét cơ bản: Các nét cơ bản thường gặp trong cấu tạo hệ thống chữ viết tiếng Việt: * Các nét thẳng: - Thẳng đứng: Nét ngang: - Nét xiên phải: Nét xiên trái: - Nét hất: * các nét cong: - Nét cong kín (hình bầu dục đứng): - Nét cong hở: cong phải: , cong trái: * các nét móc: - Nét móc trên ( móc xuôi, móc trái): Nét móc dưới ( móc ngược, móc phải) Tháng 10/08 Trang Huỳnh Văn Tuyên 4 Trường tiểu học Hoà Xuân Nam Luyện chữ viết trong trường Tiểu học. - Nét móc hai đầu: - Nét móc hai đầu có thắt ở giữa: (k) * Nét khuyết: - Nét khuyết trên (xuôi) -Nét khuyết dưới (ngược) * Nét thắt: (b, r, s) Ngoài ra còn có một số nét bổ sung: nét chấm (trong chữ i); nét gẫy trong dấu phụ của chữ ă ; â ; dấu ? ; dấu õ. Đặt ở vò trí trên đầu các chữ cái. Điểm cao nhất của dấu không quá 3 1 đơn vò, điểm thấp nhất của dấu không chạm vào đầu các chữ cái (cách đàu chữ cái một khe hở), chiều ngang của dấu bằng 3 1 đơn vò chữ. e) Vò trí đặt các dấu thanh ở mỗi chữ viết: Đặt ở giữa chữ cái ghi âm chính của vần. Ví dụ: mía, nhãn, loá, khoẻ, tuỳ; … g) Viết liền mạch: Muốn viết nhanh phải viết liền mạch. Liền mạch giữa các nét trong một chữ cái, liền mạch giữa các nét trong một chữ sau đó mới nhấc bút lên viết tiếp các dấu chữ, dấu thanh. h) Cách lia bút, nối liền mạch giữa các nét: Ví dụ: o + o + + (nét lia cuối cùng dấu +) 3. Các bước thực hiện: Việc quan tâm đến hệ thống nét cấu tạo chữ cái latinh ghi âm vò tiếng Việt là việc làm không thể tiếu được trong quá trình tổ chức dạy học tập viết. Đây là điều kiện để HS viết đúng mẫu, đảm bảo không gây nhầm lẫn các chữ cái với nhau. Đó là cơ sở để viết nhanh, từ đó nâng cao tính thẩm mỹ của chữ viết. * Bước 1: Hình thành, rèn luyện những nét cơ bản từ dễ đến khó trước khi cho các em luyện viết các chữ cái. - Thẳng đứng: - Nét ngang: - Nét xiên phải: - Nét xiên trái: - Nét hất: + Chú ý luyện viết kó các nét tương đối phức tạp như các nét cong, các nét móc, các nét khuyết: a) Cách viết nét cong: (Viết cỡ chữ vừa) - Nét cong hở: + Cong phải: Điểm đặt bút bên dưới dòng kẻ thứ 3 một chút, đưa nét bút sang phải và lượn cong xuống cho đến dòng 1 rồi đưa bút về bên trái và lượn cong lên cho đến điểm dừng bút khoảng ở giữa dòng 1 và 2. Điểm dừng bút lệch về phía trái so với điểm đặt bút một chút. Viết sai Viết đúng + Cong trái: Điểm đặt bút bên dưới dòng kẻ thứ 3 một chút, đưa nét bút sang trái và lượn cong xuống cho đến dòng 1 rồi đưa bút về bên phải và lượn cong lên cho đến điểm dừng bút khoảng ở giữa dòng 1 và 2. Điểm dừng bút lệch về phía trái so với điểm đặt bút. Tháng 10/08 Trang Huỳnh Văn Tuyên 5 Trường tiểu học Hoà Xuân Nam Luyện chữ viết trong trường Tiểu học. - Nét cong kín : Điểm đặt bút bên dưới dòng kẻ thứ 3 một chút, đưa nét bút sang trái và lượn cong xuống cho đến dòng 1 rồi đưa bút về bên phải và lượn cong lên cho đến khi chạm nét đặt bút. Lưu ý: viết nét cong kín không nhấc bút, không đưa bút ngược chiều, không xoay tờ giấy, nét bút không viết nhọn quá. - Nét móc trên ( móc xuôi, móc trái): Điểm đặt bút từ dòng kẻ thứ 3, kéo thẳng xuống gần đến dòng 1 thì lượn cong sang bên phải về phía trên chạm đến dòng 2 thì dừng lại. Độ rộng của đường cong gần 2 1 đơn vò (gần bằng 1 ô li) - Nét móc dưới ( móc ngược, móc phải) Điểm đặt bút từ dòng kẻ thứ 2 lượn cong sang bên phải về phía trên chạm đến dòng 3 rồi kéo thẳng xuống chạm dòng 1 . Độ rộng của đường cong gần 2 1 đơn vò (gần bằng 1 ô li) Điểm đặt bút Điểm đặt bút Điểm uốn lượn Điểm uốn lượn Điểm dừng bút Điểm dừng bút - Nét móc hai đầu: Cách viết nét này là sự phối hợp cách viết nét móc phải và móc trái.Cần lưu ý sao cho chiều rộng của đường cong trên gần gấp đôi chiều rộng của đường cong dưới. Điểm uốn lượn Điểm đặt bút Điểm uốn lượn Điểm uốn lượn Điểm dừng bút Điểm đặt bút Điểm dừng bút - Nét móc hai đầu có thắt ở giữa: (k) - Nét khuyết trên (xuôi) Điểm đặt bút ở dòng 2, đưa nét bút sang bên phải và lượn cong về phía trên chạm vào dòng 6 thì kéo thẳng xuống dòng 1 thì dừng lại. -Nét khuyết dưới (ngược) Điểm đặt bút ở dòng 3 kéo thẳng xuống đủ 5 ô lithì lượn cong sang bên trái, đưa tiếp nét bút sang phải về phía trên chạm vào dòng 2 thì dừng lại. Điểm đăët bút Điểm dừng bút Điểm dừng bút Điểm uốn lượn - Nét thắt: (b, r, s) + Các nét cơ bản này GV phải hướng dẫn tỉ mỉ cho HS để rèn kỹ năng viết , cần phân biệt, so sánh cấu tạo mỗi nét và mỗi nét nên đưa bút như thế nào. Tháng 10/08 Trang Huỳnh Văn Tuyên 6 Trường tiểu học Hoà Xuân Nam Luyện chữ viết trong trường Tiểu học. + Mỗi nét cơ bản đòi hỏi phải chuẩn, do đó GV phải theo dõi sửa sai ngay từ ban đầu (tuỳ vào mức độ tiếp thu của nhiều đối tượng HS khác nhau) không nên vội vàng, bỏ qua những lỗi nhỏ của HS, phải tận tình, kiên nhẫn (HS viết chuẩn mới tiếp tục rèn nét khác). * Bước 2: Hình thành, rèn luyện các chữ cái. Trong tiếng Việt viết chữ cái có nhiều cách như: Viết thường, viết hoa, viết chữ số… Xét về cách viết thường thì: Như ở trên ta phân loại chữ cái tiếng Việt trong chương trình hiện hành theo nhóm chiều cao 1 đơn vò; 1,25 đơn vò; 1,5 đơn vò; 2,5 đơn vò. Tuy nhiên nếu xét về hình dáng thì các con chữ tiếng Việt có thể quy vào một số nhóm nhất đònh. Sự giống nhau về hình dáng của các con chữ là do sự tương đồng về các nét cơ bản dùng để cấu tạo chữ. Một con chữ có thể được cấu tạo chỉ bằng một nét cơ bản (ví dụ: c; o) hoặc một số nét cơ bản (m; n, a, t,…). Để phân nhóm, người ta dựa vào nét cơ bản chủ yếu nào tạo ra những con chữ trong nhóm. Cách sắp xếp các chữ cái có hình dáng tương tự (nét cơ bản chủ yếu) vào cùng bài dạy hoặc các bài kế tục nhau tạo điều kiện cho các em so sánh chữ đã biết với chữ chưa biết tìm sự giống nhau và khác nhau để sử dụng kiến thức và kỹ năng đã biết vào học viết chữ sau, làm cho các em dễ nhớ, dễ đọc và phát huy tính tích cực trong quá trình tập viết. Bảng chữ cái tiếng Việt có thể sắp xếp thành các nhóm đồng dạng như sau: - Nhóm 1: nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c; o; ô; ơ; e; ê; x. - Nhóm 2: nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc (hoặc nét thẳng): a; ă; â; d; đ; q. - Nhóm 3: nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i; t; u; ư; p; n; m. - Nhóm 4: nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối hợp với nét móc): l; h; k; b; y; g;… - Nhóm 5: nhóm các chữ cái có nét móc phối hợp với nét cong: r; v; s. Ta có bảng sau: Nhóm chữ theo độ cao Nhóm chữ có nét cơ bản đồng dạng 1 đơn vò: a, ă, â,u, ư, n, m, i, e, ê, o, ô, ơ, v, c, x. Nét cơ bản là nét cong: c; o; ô; ơ; e; ê; x. 1,25 đơn vò: s, r. Nét móc phối hợp với nét cong: r; v; s. 1,5 đơn vò: t. Nét cơ bản là nét móc: i; t; u; ư; p; n; m. 2 đơn vò: d, đ, p, q, và chữ số 0,1, 2,… Nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc (hoặc nét thẳng): a; ă; â; d; đ; q. 2,5 đơn vò: b, h, l, g, k. Nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối hợp với nét móc): l; h; k; b; y; g;… + GV bao giờ cũng viết mẫu đầu tiên. + Hướng dẫn kỹ thuật viết chữ bằng cách phân tích các nét qua quan sát chữ mẫu trong bộ đồ dùng dạy viết ở các lớp (có HD viết cụ thể, rõ ràng HS dễ học). + Cho HS thực hành viết. Ví dụ: Chữ A: mẫu cữ này cấu tạo bằng những nét nào? Cách viết đúng là như thế nào? Cách viết các chữ cái thường theo các nhóm đồng dạng:(Sử dụng bộ chữ dạy tập viết của Bộ Giáo duc và Đào tạo - có HD cụ thể, dễ dạy) Tháng 10/08 Trang Huỳnh Văn Tuyên 7 Trường tiểu học Hoà Xuân Nam Luyện chữ viết trong trường Tiểu học. Tiếp theo phần luyện viết các nét cơ bản là tập viết các con chữ rời. Có viết được các con chữ đúng mẫu, thành thạo thì mới có thể ghép chúng thành các chữ ghi tiếng một cách nhanh chóng và chính xác được. Chúng ta đã biết trước khi viết vào vở ô li, vở tập viết, hS cần được luyện viết chữ khổ to trên bảng con bằng phấn. Cách viết nhóm chữ cái cấu tạo từ nét cong cơ bản: (cỡ chữ vừa) Chữ cái C: - Cấu tạo: Chữ cái C là một nét cong trái, chiều cao chữ là 1 đơn vò (2 ô vuông), chiều rộng 1,5 ô vuông. - Cách viết: Điểm đặt bút ở vò trí số 1 (xem hình vẽ), viết nét cong về bên trái có điểm xa nhất nằm trên đường kẻ phân cách 2 ô vuông đường kẻ, lượn xuống phía dưới về bên phải xuống đến đường kẻ 1 rồi đưa bút lên đến điểm dừng bút ở đường kẻdọc 3 và trung điểm của 2 đường kẻ ngang 1 và 2. Chữ cái O: - Cấu tạo: Chữ cái O là một nét cong kín, tỉ lệ chữ O giống như chữ cái C. - Cách viết: Điểm đặt bút ở vò trí số 1. (xen hình vẽ) kéo bút sang bên trái xuống dưới chạm đến đường kẻ ngang 1, đưa bút lên phía trên vòng bên phải đến trùng khít với điểm đặt bút (vò trí 1). Chỗ rộng nhất của chữ O nằm trên đường ngang 2 từ trung điểm của đường kẻ dọc 1 và 2 đến đường kẻ dọc 3 (1,5 ô vuông). Chữ cái Ô: - Cấu tạo: Gồm một nét cong kín như chữ O có thêm mũ “^”. - Cách viết: Sau khi viết xong chữ cái O, từ điểm dừng bút trên đầu chữ O lia bút trên không rồi viết một nét gấp khúc từ trái qua phải. Hai chân dấu mũ không chạm đầu chữ cái O, đỉnh của dấu mũ nằm ở trung điểm hai đường ngang 3 và 4. Chữ cái Ơ: - Cấu tạo: Gồm một nét cong kín (chữ O) có thêm dấu mũ “?”. - Cách viết: Sau khi viết xong chữ cái O, từ điểm dừng bút trên đầu phía phải chữO lia bút trên không rồi viét dấu mũ “?”, chân của dấu mũ “?” chạm vào điểm dừng bút. Chữ cái e: - Cấu tạo: Độ cao 1 đơn vò (2 ô vuông), chiều ngang từ điểm đặt bút đến điểm dừng bút gần bằng 1 đơn vò. Chữ e gồm hai nét liền nhau: nét cong phải nối với nét cong trái (sách TV1 GV thì chữ e là một nét thắt) Tháng 10/08 Trang Huỳnh Văn Tuyên 8 Trường tiểu học Hoà Xuân Nam Luyện chữ viết trong trường Tiểu học. - Cách viết: Từ điểm đặt bút cao hơn đường kẻ ngang 1 viết chéo sang phải, hướng len trên, lượn cong tới đường ngang 3. Sau đó viết nét cong trái như viết chữ C. Điểm dừng bút ở trung điểm của hai đường ngang 1 và 2 và chạm vào đường kẻ dọc 3. Chữ cái ê: - Cấu tạo: Giống chữ e có thêm dấu mũ “^”. - Cách viết: Viết chữ cái e sau đó viết dấu mũ “^” như cách viết dấu mũ ở chữ Ô. Chữ cái X: - Cấu tạo: Độ cao 1 đơn vò, chiều ngang rộng hơn 1 đơn vò. Chữ có cấu tạo gồm hai nét cong hở: cong phải và cong trái. Hai nét cong này chạm lưng vào nhau. - Cách viết: Từ điểm đặt bút thấp hơn đường ngang 3 gần đường kẻ dọc 1 lượn cong sang phảiđể viét nét cong phải. Điểm dừng bút lần thứ nhất chạm đường kẻ dọc 1 và ở trung điểm hai đường ngang 1 và 2. Sau đó, lia bút đến vò trí số 2 (xem hình) viết đường cong trái như viết chữ C. Điểm dừng bút cuối cùng chạm đường kẻ dọc 4 và ở trung điểm giữa đường ngang 1 và 2. Lưu ý, khi viết cần cho lưng hai nét cong chạm vào nhau. Cách viết nhóm các chữ cái có cấu tạo nét cong phối hợp với nét móc: Chữ cái a: - Cấu tạo: Độ cao 1 đơn vò, bề ngang ở chỗ rộng nhất 1,25 đơn vò (2 ô rưỡi). - Cách viết: Đầu tiên viết nét cong kín như chữ cái O sao cho phía bên phải của nét này chạm vào đường kẻ dọc 3. Tiếp theo từ giao điểm của đường ngang 3 và dọc 3 (vò trí 2) đưa nét bút thẳng xuống viết nét móc ngược (móc phải). Điểm dừng bút ở giao điểm của đường kẻ dọc 4 và đường ngang 2. Chữ cái â: - Cấu tạo: Chữ a có thêm dấu mũ “^” - Cách viết: Đầu tiên viết chữ a, sau đó viết dấu mũ “^” giống như trường hợp viết chữ Ô, ê. Chữ cái ă: - Cấu tạo: Chữ ă là chữ a coa thêm dấu mũ “v”. - Cách viết: Đầu tiên viết chữ a, tiếp đó viết dấu mũ “v”. Dấu mũ “v” là nét cong nhỏ hình vòng cung. Điểm đặt bút bên nằm trên đường kẻ dọc 2 và trung điểm của đường ngang 3 và 4, viết nét cong xuống rồi lượn lên. Đóng nét cong không chạm vào đầu chữ a. Chữ cái d: - Cấu tạo:Độ cao 2 đơn vò, chiều ngang như chữ a. Chữ gồm hai nét: nét cong kín và nét móc ngược (móc phải) sát vào bên phải nét cong kín. Tháng 10/08 Trang Huỳnh Văn Tuyên 9 Trường tiểu học Hoà Xuân Nam Luyện chữ viết trong trường Tiểu học. - Cách viết: Sau khi viết nét cong kín như cách viết chữ O, lia bút lên giao điểm giữa đường ngang 5 và đường dọc 3. Từ đó kéo thẳng xuống viết nét móc ngược. Điểm dừng bút là giao điểm của đường dọc 4 và đường ngang 2. Chữ cái đ: - Cấu tạo: Chữ đ có cấu tạo như chữ d có thêm nét ngang. - Cách viết: Đầu tiên viết chữ d, tiếp đó viết nét thẳng ngang nằm trên dòng kẻ ngang 4 bắt đầu từ trung điểm giữa hai đường kẻ dọc 2 và 3 và kết thúc cũng tại trung điểm giữa hai đường kẻ dọc 3 và 4 (độ dài nét này đúng bằng cạnh của ô vuông). Chữ cái q: - Cấu tạo: Chữ q có cấu tạo gồm hai nét (nét cong kín) và nét thẳnh đứng sát vào bên phải nét cong. - Cách viết: Sau khi viết xong nét cong khép kín, lia bút đến đường ngang 3, viết thẳng xuống. Điểm dừng bút ở trên đường ngang cách đường ngang 1 hai ô vuông về phía dưới. Cách viết nhóm chữ cái có cấu tạo nét cơ bản là nét móc (hoặc nét móc phối hợp với nét móc): Chữ cái i: - Cấu tạo: Độ cao 1 đơn vò, chiều rộng 0,75 đơn vò. Chữ i có cấu tạo gồm hai nét: một nét thẳng ngắn chéo sang phải, nét móc ngược và một dấu chấm trên đầu nét móc. - Cách viết: Điểm đặt bút ở giữa đường kẻ ngang 1 và 2, viết nét thẳng hơi chéo sang phải đến đường kẻ ngang 3. Sau đó viết nét móc ngược. Đến điểm dừng bút thì lia bút lên phía trên đầu nét móc nửa dòng kẻ để đặt dấu chấm. Chữ cái t: - Cấu tạo: Độ cao 1, 5 đơn vò, chiều ngang 0,75 đơn vò. Chữ t gồm ba nét: nét thẳng ngắn chéo sang phải, nét móc ngược và nét thẳng ngang. - Cách viết: Điểm đặt bút nằm trên đường ngang 2 và giữa đường dọc 1 và 2, viết nét thẳng hơi chéo sang phải đến đường kẻ ngang 3, lia bút thẳng lên trên, dọc theo đường kẻ dọc 2 đến đường kẻ ngang 4 và bắt đầu viết tiếp nét thứ 2 (nét móc). Tiếp tục lia bút tới vò trí bắt đầu viết nét thứ 3 (trên đường ngang 3, giữa đường dọc 1 và2). Nét thẳng ngang có độ dài bằng 0,5 đơn vò (một cạnh của hình ca rô). Tháng 10/08 Trang Huỳnh Văn Tuyên 10 [...]... bài thơ và cả cách trình bày  Cách viết liền nét giữa các chữ cái để tạo thành chữ ghi tiếng: Khi viết một chữ (ghi vần, ghi tiếng) gồm từ hai hay nhiều chữ cái nối lại với nhau, để đảm bảo tốc độ viết, người ta không thể viết rời từng chữ cái mà phải di chuyển dụng cụ viết đưa nét chữ liên tục theo kỹ thuật viết liền mạch Viết xong chữ cái đứng trước, viết tiếp chữ cái đứng Tháng 10/08 Trang 13 Huỳnh... có nét liên kết (gọi là liên kết đầu) Khi viết, người viết chỉ cần đưa tiếp nét bút từ điểm dừng bút của chữ cái đứng trước nối sang điểm đặt bút của chữ cái đứng sau một cách thuận lợi theo hướng dòch chuyển từ trái sang phải Ví dụ: (liên kết nội bộ vần) (liên kết phụ âm đầu với vần) + Trường hợp viết nối không thuận lợi: Trong việc viết chữ ghi âm tiếng việt còn có nhiều trường hợp viết không thuận . ghi tiếng) gồm từ hai hay nhiều chữ cái nối lại với nhau, để đảm bảo tốc độ viết, người ta không thể viết rời từng chữ cái mà phải di chuyển dụng cụ viết. đặc biệt quan tâm và được sự đồng tình ủng hộ của toàn xã hội, trong đó nhiều chuyên gia viết sách luyện viết trên toàn quốc tham gia, góp phần giúp HS và

Ngày đăng: 19/09/2013, 14:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Cách viết: Điểm đặt bút ở vị trí số 1 (xem hình vẽ),   viết   nét   cong   về  bên trái có điểm xa nhất nằm  trên đường kẻ phân cách 2 ô vuông đường kẻ, lượn xuống phía dưới về bên phải  xuống đến đường kẻ 1 rồi đưa bút lên đến điểm dừng bút ở đường kẻd - Chuyen de luyen chu viet hay nhat
ch viết: Điểm đặt bút ở vị trí số 1 (xem hình vẽ), viết nét cong về bên trái có điểm xa nhất nằm trên đường kẻ phân cách 2 ô vuông đường kẻ, lượn xuống phía dưới về bên phải xuống đến đường kẻ 1 rồi đưa bút lên đến điểm dừng bút ở đường kẻd (Trang 8)
Ví du :Đ vớ iÔ hình bên (Cả hai chữ cái đều không có nét liên kết, ta phải tạo nét thẳng hất lên, lia bút về điểm đặt bút của chữ cái Ô đứng  sau. - Chuyen de luyen chu viet hay nhat
du Đ vớ iÔ hình bên (Cả hai chữ cái đều không có nét liên kết, ta phải tạo nét thẳng hất lên, lia bút về điểm đặt bút của chữ cái Ô đứng sau (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w