Nhiềunghiên cứu đã chỉ ra rằng: văn hóa doanh nghiệp là một tài sản vô hình của công ty,một văn hóa doanh nghiệp mạnh giúp nâng cao vị thế doanh nghiệp, uy tín, tạo dựngniềm tin với khác
Trang 1TÓM LƯỢC
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để cạnh tranh thành công trên thươngtrường thì sự khác biệt là rất quan trọng Hai doanh nghiệp có thể cùng sản xuất ra mộtloại sản phẩm, có công nghệ giống hệt nhau nhưng khách hàng sẽ chọn mua sản phẩm
từ doanh nghiệp này mà không mua của doanh nghiệp kia Bởi lẽ họ tin vào cách ứng
xử, các nguyên tắc kinh doanh, tính cam kết và tính chuyên nghiệp của doanh nghiệpnày hơn doanh nghiệp kia Văn hóa doanh nghiệp là linh hồn của thương hiệu, là yếu
tố khác biệt bền vững của doanh nghiệp Một thương hiệu tốt không chỉ là tài sản củadoanh nghiệp mà còn là tài sản của quốc gia Mọi quốc gia đều ra sức bảo vệ nhữngthương hiệu của mình
Văn hóa doanh nghiệp, các nguyên tắc cơ bản, giá trị cốt lõi không thể tách rờikhỏi tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp Những doanh nghiệp có nền tảng văn hóamạnh cũng là những doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn và sứ mệnh tốt đẹp, biết hàihòa, cân bằng các lợi ích giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, giữa lợi nhuận cóđược với lợi ích của cộng đồng, giữa các mục tiêu ngắn hạn với các phương châm pháttriển bền vững Xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính là xây dựng lợi thế cạnh tranh,lợi thế thương mại và bản sắc Việt Nam trên sân chơi của nền kinh tế toàn cầu hóa ởthế kỷ 21
Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường cần phải vạch
ra cho mình những chiến lược phát triển phù hợp với xu thế phát triển chung Nhiềunghiên cứu đã chỉ ra rằng: văn hóa doanh nghiệp là một tài sản vô hình của công ty,một văn hóa doanh nghiệp mạnh giúp nâng cao vị thế doanh nghiệp, uy tín, tạo dựngniềm tin với khách hàng và đối tác kinh doanh, thu hút nguồn lao động giỏi đến vớicông ty, từ đó tạo ra những lợi ích thiết thực cho công ty như: giảm chi phí, tăng doanhthu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơhội tiếp cận những thị trường mới
Xuất phát từ nhận thức trên em tiến hành nghiên cứu đề tài khóa luận “Phát triểnvăn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân.”.Khóa luận gồm 3chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển văn hóa doanh nghiệp Chương này hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về phát triển văn hóa doanh
Trang 2nghiệp, bắt đầu từ việc làm rõ khái niệm phát triển văn hóa doanh nghiệp, chỉ ra nhữngnội dung phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân chođến làm rõ các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp tạiCông ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân
Trước hết khóa luận giới thiệu khái quát về công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân
và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty Đồng thời khóa luận cũng phân tích và đưa ra các kết luận về thực trạng phát triển vănhóa doanh nghiệp công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân
Chương 3: Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển văn hóa tại Công
ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân
Trong chương này trình bày phương hướng hoạt động của công ty TNHH Mỹnghệ Thiên Tân trong thời gian tới và đưa ra quan điểm phát triển văn hóa doanhnghiệp công ty cùng những đề xuất, kiến nghị phát triển văn hóa doanh nghiệp công tyTNHH Mỹ nghệ Thiên Tân
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập và làm đề tài khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Pháttriển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân” em đã nhận đượcrất nhiều sự tận tình giúp đỡ
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Thầy PGS, TS- Trần Hùng về những chỉbảo của Thầy trong quá trình hoàn thành bài khóa luận này cũng như những chỉnh sửamang tính thực tế của Thầy
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của Trường Đại học Thương Mại đãtạo điều kiện về cơ sở hạ tầng cũng như việc điều hành quản lý để cá nhân em cùng tậpthể sinh viên của trường được theo học và làm tốt nghiệp cuối khóa, đặc biệt là cácthầy cô khoa quản trị kinh doanh về những kiến thức các thầy cô đã chỉ bảo em trongsuốt quá trình học tập và rèn luyện tại nhà trường
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Ông Lê Văn Hà – Giám đốc Công ty TNHH
Mỹ nghệ Thiên Tân cùng tập thể cán bộ, nhân viên của Công ty đã tạo điều kiện và tậntình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận này Cuối cùng, cho em gửi lời cảm ơn tới các bạn trong lớp đã giúp đỡ và động viên
em rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện tốt bài luận luận văn này
Sinh viên
Đào Minh Trung
Trang 4MỤC LỤ
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết nghiên của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Kết cấu đề tài 4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 5
1.1 Các khái niệm liên quan 5
1.1.1 Văn hóa và văn hóa kinh doanh 5
1.1.2 Văn hóa doanh nghiệp 6
1.2 Các nội dung lý luận liên quan đến phát triển văn hóa doanh nghiệp 7
1.2.1 Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp 7
1.2.2 Các cách thức xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp 10
1.2.3 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 13
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp 15
1.3.1 Người chủ doanh nghiệp 15
1.3.2 Lịch sử, truyền thống của doanh nghiệp 15
1.3.3 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp 15
1.3.4 Hình thức sở hữu của doanh nghiệp 15
1.3.5 Mối quan hệ giữa các thành viên của doanh nghiệp 16
1.3.6 Văn hóa dân tộc, vùng miền 16
Trang 5CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN
HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH MỸ NGHỆ THIÊN TÂN 17
2.1 Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp 17
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 17
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 17
2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 18
2.1.4 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp 19
2.1.5 Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp 19
2.1.6 Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp 20
2.2 Thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân 23
2.2.1 Thực trạng ảnh hưởng các nhân tố môi trường tới sự phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân 23
2.2.2 Thực trạng các yếu tố văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân trong 3 năm 2014-2016 26
2.2.3 Thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân 32
2.3 Đánh giá hoạt động phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân 34
2.3.1 Những kết quả đạt được của công ty 34
2.3.2 Những tồn tại trong hoạt động phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân 35
2.3.3 Nguyên nhân 35
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH MỸ NGHỆ THIÊN TÂN 36
3.1 Mục tiêu hoạt động của công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân trong thời gian tới 36
3.1.1 Mục tiêu ngắn hạn 36
3.1.2 Mục tiêu dài hạn 36
3.2 Quan điểm về vấn đề phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thiên Tân 37
Trang 63.2.1 Phát triển văn hóa doanh nghiệp có tính cạnh tranh 37
3.2.2 Phát triển văn hóa doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh 38
3.3 Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân 38
3.3.1 Nâng cao nhận thức về văn hóa doanh nghiệp 38
3.3.2 Nâng cao hình ảnh người lãnh đạo 39
3.3.3 Định hướng tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa mới 40
3.3.4 Xây dựng quy định về đồng phục, thẻ nhân viên cho thành viên công ty 40
3.3.5 Chấn chỉnh lại thái độ và phong cách làm việc cho nhân viên 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Y
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính của công ty mỹ Nghệ Thiên Tân trong 3 năm 2014-2016 19 Bảng 2.2: Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty Mỹ nghệ Thiên Tân trong 3 năm 2014-2016 20 Bảng 2.3: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty Mỹ nghệ Thiên Tân Tân trong 3 năm 2014-2016 21 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Mỹ nghệ Thiên Tân Tân trong 3 năm 2014-2016 22 Bảng 2.5: Trình độ học vấn của cán bộ nhân viên Công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân trong năm 2016 25 Bảng 2.6: Độ tuổi của cán bộ nhân viên công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân trong năm 2016 25 Bảng 2.7: Giới tính của cán bộ nhân viên công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân trong năm 2016 25 Bảng 2.8: Nhận thức của cán bộ nhân viên về các yếu tố hữu hình của VHDN tại công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân 28 Bảng 2.9: Phong cách làm việc của Ban lãnh đạo công ty Mỹ nghệ Thiên Tân.29 Bảng 2.10: Nhận thức của cán bộ nhân viên về các yếu tố vô hình của VHDN tại công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân 31 Bảng 2.11: Nhận thức của cán bộ nhân viên về quan niệm chung của VHDN tại công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân 31
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty Mỹ nghệ Thiên Tân (TNHH) 18
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 9
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết nghiên của đề tài
Xu thế phát triển chung hiện nay của nền kinh tế thế giới là đang tiến dần đếntầm cao của nền kinh tế tri thức, ở nơi đó văn hóa được coi trọng hơn bao giờ hết Xuthế mới tạo ra một sân chơi mới, với những luật lệ mới và những thành viên có thể đápứng được luật chơi Đó là những doanh nghiệp đã xây dựng văn hóa đủ mạnh để tự tinhòa nhập và phát triển bền vững Bởi vậy mà các giá trị văn hóa doanh nghiệp dần trởthành vũ khí cạnh tranh hiệu quả của các công ty Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: vănhóa doanh nghiệp là một tài sản vô hình của công ty, một văn hóa doanh nghiệp mạnhgiúp nâng cao vị thế doanh nghiệp, uy tín, tạo dựng niềm tin với khách hàng và đối táckinh doanh, thu hút nguồn lao động giỏi đến với công ty, từ đó tạo ra những lợi ích thiếtthực cho công ty như: giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệnhân viên xin nghỉ việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới.Trong doanh nghiệp, văn hóa là một tài sản vô hình, một vũ khí cạnh tranh sắcbén và có một vai trò rất quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh cũngnhư sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ giúpthu hút và gìn giữ nhân tài, gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp, khơi dậy niềmtin, niềm tự hào về doanh nghiệp, tạo nên sức mạnh tinh thần phát huy khả năng sángtạo của các nhân viên, giúp cho các hoạt động trong doanh nghiệp ổn định và giảm bớtrủi ro trong kinh doanh…Tóm lại, văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa cho sự phát triểnbền vững cho doanh nghiệp Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển văn hóa doanhnghiệp là đòi hỏi cấp bách hiện nay và là điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần lưu tâmtới Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp đang trở thành một xu hướng trênthế giới và được nâng lên tầm chiến lược trong nhiều doanh nghiệp hiện nay
Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, công ty TNHH Mỹnghệ Thiên Tân đã có những đầu tư không nhỏ đến công tác xây dựng và phát triểnvăn hóa doanh nghiệp từ những ngày đầu thành lập Công ty đã xây dựng được chomình một cơ chế quản lý hiệu quả tạo cho cán bộ nhân viên công ty có một môi trườnglàm việc lành mạnh, thoải mái, công bình, hiện đại, năng động và hiệu quả, phát huytối đa năng lực làm việc, tính năng động và sức khỏe của mỗi nhân viên; Các nghi lễ,nghi thức, phong trào, hoạt động tập thể trong công ty được tổ chức thường xuyên thể
Trang 10hiện sự quan tâm của giám đốc công ty, luôn chăm lo đời sống vật chất của cán bộcông nhân viên Công ty đã có một số thành công nhất định trong việc xây dựng bảnsắc những nét đặc trưng văn hóa giá trị vô hình và hữu hình.
Tuy nhiên công ty không tránh khỏi những mặt hạn chế còn tồn tại, cần khắcphục trong công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty Trong quá trình thựctập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài khóa luận em đã có thời gian tìm hiểu về công ty,công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Mỹ nghệThiên Tân Từ đó nhận ra một số mặt hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới nhằmđưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm “phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công tyTNHH Mỹ nghệ Thiên Tân.”
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Trong quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài “Phát triển văn hóa doanh nghiệp tạiCông ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân” em có tham khảo 3 đề tài:
“Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH thương mại và sản xuất bao
bì Minh Tường” - Tác giả: Phạm Văn Quyết, khóa luận tốt nghiệp 2013 trường đại họcThương Mại Khóa luận chỉ ra biểu hiện của các giá trị điển hình cấu thành nên vănhóa công ty Minh Tường, những ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới việc phát triểncác giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình của Văn phòng công ty Minh Tường
“Phát triển một số giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình của văn phòng công ty
Cổ Phần Thương Mại Phú Thái Hà Nội” - Tác giả: Vũ Thị Ngọc, khóa luận tốt nghiệpnăm 2010 trường Đại học Thương mại Đã đưa ra những lý luận cơ bản về xây dựng
và phát triển văn hóa doanh nghiệp, luận văn đã tập trung giải quyết một số mặt tồn tạicần khắc phục của công ty
“Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại công ty TNHH MTV Thươngmại Hà Tâm” - Tác giả: Mai Xuân Thảo, khóa luận tốt nghiệp 2012 trường Đại họcThương Mại
Tìm hiểu về 3 đề tài trên đã giúp em có cái nhìn cơ bản hơn về các lý thuyết vănhóa doanh nghiệp, sự vận dụng của văn hóa doanh nghiệp vào đời sống công ty, giúp
em có thêm kiến thức và kinh nghiệm tiếp cận văn hóa doanh nghiệp nơi công ty thựctập, phục vụ việc hoàn thành đề tài khóa luận của bản thân: “Phát triển văn hóa doanh
nghiệp tại Công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân”.
Trang 113 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận về văn hóa doanh nghiệp và nghiên cứutìm hiểu công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty nhằm đề xuất các giải
pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân Để đạt
được mục tiêu này luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
o Hệ thống hóa lý luận về phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là lý luận về phát triển văn hóa doanh
nghiệp trong các doanh nghiệp
Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian là nghiên cứu quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công tytrong 3 năm, từ năm 2014 đến năm 2016
Không gian là Công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân có địa chỉ tại: Khu phố Trang
Liệt, Phường Trang Hạ, Thị xã Từ Sơn, Thành phố Bắc Ninh
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân để thu thậpthông tin phục vụ việc nghiên cứu đề tài em đã sử dụng hai phương pháp: Phươngpháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp và phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứcấp
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệuchưa qua xử lý, được thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp tại Công ty TNHH ThiênTân nhằm mục đích điều tra, nghiên cứu cho việc xây dựng và phát triển văn hóadoanh nghiệp của công ty Trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện đề tài, em sử dụngphối hợp một số phương pháp:
Phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên
cứu xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn,… để thu nhận các
Trang 12thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Phương pháp điều tra: Phiếu điều tra là một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời
được sắp xếp theo logic nhất định (bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câuhỏi mở) dành cho các đối tượng cần nghiên cứu, đây là công cụ ghi chép và lưu giữ kếtquả thu thập được trong cuộc điều tra, trong đó in sẵn nội dung và tiêu thức tìm hiểu
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn là một phương pháp được sử dụng
rộng rãi nhất trong việc nghiên cứu xã hội Phương pháp này chủ yếu dùng trongphỏng vấn trực tiếp ban lãnh đạo tại Công ty TNHH Thiên Tân với các chủ đề và nộidung gồm mỗi đối tượng hai câu hỏi phỏng vấn
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu dongười khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứucủa chúng ta Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc
dữ liệu đã xử lý Dữ liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.Nhằm mục đích điều tra, nghiên cứu cho việc xây dựng và phát triển văn hóadoanh nghiệp của công ty trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện đề tài em tiến hànhthu thập các thông tin từ: Bản báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm của công ty, bảnbáo cáo thường niên của công ty, những bài viết trên bản giới thiệu doanh nghiệp vềvăn hóa tại Công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân
Phương pháp phân tích thống kê: Là phương pháp thống kê các dữ liệu thứ cấp
thu thập được và tiến hành phân tích, đưa ra các nhận định cụ thể nhất về công tác pháttriển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân trong thời gianqua
Phương pháp so sánh: Là phương pháp sử dụng các thông tin sơ cấp và thông tin
thứ cấp đã thu thập được so sánh chúng với nhau để từ đó rút ra các kết luận thông quachênh lệch của các số liệu, thông tin Dựa vào những chênh lệch này để đánh giá cácthông tin và đưa ra các nhận định về việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệptại Công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân
Trang 13Chương 3: Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển văn hóa doanh
nghiệp tại Công ty TNHH Mỹ nghệ Thiên Tân
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1 Các khái niệm liên quan
1.1.1 Văn hóa và văn hóa kinh doanh
Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau,liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người Trong lịch sử loàingười, xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau đã có rất nhiều định nghĩa về vănhóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau về các hoạtđộng của loài người như:
Ngay từ những năm 1942-1943, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho rằng: "Vì lẽ sinhtồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngônngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công
cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ nhữngsáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thứcsinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng vớinhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [10, t3, tr431]
Năm 1970, nghĩa là gần 30 năm sau thời điểm Hồ Chí Minh viết những lời này,tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp ở Vơ-ni-dơ (I-ta-li-a),UNESCO đã thừa nhận khái niệm do Ph.Mây-ơ (F Mayor) - nguyên Tổng Giám đốccủa tổ chức này đưa ra là khái niệm chung, chính thức của cộng đồng quốc tế về vănhóa: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từnhững sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lốisống và lao động” [11]
Theo như GS.TS Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trịvật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thựctiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội” [12, tr27]Văn hóa là một trong những sản phẩm của loài người, nó được tạo ra và pháttriển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lại tham giavào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Văn hóa là trình độ
Trang 14phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các hình thức tổ chức đờisống và hành động cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra Trên cơ sở phân tích các quan niệm trên chúng ta có thể hiểu một cách khái quátnhất:
“ Văn hóa là toàn bộ các giá trị về vật chất và tinh thần do con người được sáng tạo ra trong quá trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường xung quanh (môi trường tự nhiên và xã hội) và tính cách của từng tộc người Văn hóa ảnh hướng tới tình cảm, ý nghĩ và hành vi của con người”
Càng ngày con người càng nhận thấy rằng văn hóa tham gia vào mọi quá trìnhhoạt động của con người và sự tham gia đó ngày càng được thể hiện rõ nét và thànhcác lĩnh vực văn hóa đặc thì như văn hóa chính trị, văn hóa pháp luật, văn hóa giáodục, văn hóa gia đình… và văn hóa kinh doanh
Theo Từ điển tiếng Việt, “kinh doanh” được hiểu là “tổ chức việc sản xuất buônbán sao cho sinh lời” Với nghĩa phổ thông này từ “kinh doanh” không những có nghĩa
“buôn bán” mà còn bao hàm cả nghĩa “tổ chức việc sản xuất” Vậy có thể hiểu văn hóakinh doanh là lối ứng xử của cá nhân, tổ chức làm kinh tế với tất cả những gì liênquan, phù hợp với xu thế thời đại Do vậy, theo nghĩ hẹp có thể hiểu:
“Văn hoá trong kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực”.
[4, tr43]
1.1.2 Văn hóa doanh nghiệp
Qua nghiên cứu về văn hoá nói chung, đặc biệt là nghiên cứu về văn hoá của các
bộ lạc thời kỳ trước đây, người ta thấy rằng, mỗi một bộ lạc đều có một văn hoá riêngbiệt, trong đó, họ thường có một vật truyền của bộ lạc mình, ví dụ như việc tôn thờmột vị thần hoặc tin vào một sức mạnh siêu phàm nào đó trong tự nhiên Mỗi một bộlạc duy trì hoạt động của thành viên mình bằng cách ban ra các điều cấm kị hoặcnhững nguyên tắc khắt khe bắt buộc thành viên này đối xử với các thành viên kháctrong bộ lạc và với một người xa lạ từ một bộ lạc khác ra sao Bất kỳ một cá nhân nàokhông tuân thủ lập tức sẽ bị trừng trị theo luật lệ hà khắc của bộ lạc, bị giết hoặc làmmồi cho thú giữ Đối với tổ chức hay một doanh nghiệp bất kỳ nào cũng sẽ đề ra cácqui tắc riêng cho hoạt động của mình, bao gồm các quy tắc và chuẩn mực bắt buộc,
Trang 15những lễ nghi và thủ tục cần thiết khi thực hiện một công việc nào đó Chúng đượcphát triển theo thời gian và làm toát lên những đặc điểm cơ bản về hoạt động củadoanh nghiệp đó Cũng như văn hoá, VHDN có rất nhiều quan điểm khác nhau xoayquanh nó Tất cả các khái niệm đó sẽ giúp chúng ta hiểu về VHDN một cách toàn diện
và đầy đủ hơn:
Theo quan điểm của George De Sainte Marie - chuyên gia Pháp về doanh nghiệpvừa và nhỏ: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyềnthoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nềnmóng sâu xa của doanh nghiệp” [15, b]
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặcbiệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễnghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết” [15, b]
Theo quan điểm của chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Edgar Schein: “Văn hóadoanh nghiệp là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công tyhọc được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môitrường xung quanh” [15, h]
Theo quan điểm của hai học giả là Rolff Bergman và Ian Stagg đồng thời làgiảng viên của khoa quản trị kinh doanh trường đại học Monash - Úc cho rằng: “Vănhoá doanh nghiệp là một hệ thống các ý nghĩa biểu đạt chung bao trùm lên toàn bộdoanh nghiệp, có tính chất quyết định tới mọi hành vi và hoạt động của toàn bộ cácthành viên trong doanh nghiệp đó” [15, g]
Tóm lại, Văn hóa doanh nghiệp là những quy phạm chung nhất của một doanhnghiệp, nó định hướng cho một doanh nghiệp và tạo nên những giá trị khác biệt giữa cácdoanh nghiệp Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về văn hoá doanh nghiệp, nhưngqua một số những cách hiểu trên, chúng ta có thể rút ra một khái niệm khái quát nhất:
“Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt động của mọt thành viên trong doanh nghiệp và tạo nên bản sác kinh doanh riêng của doanh nghiệp” [4, Tr234]
1.2 Các nội dung lý luận liên quan đến phát triển văn hóa doanh nghiệp
1.2.1 Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp
Những quá trình và cấu trúc hữu hình của văn hóa doanh nghiệp
Kiến trúc đặc trưng: Bao gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất, đây là một
Trang 16giá trị văn hóa rất quan trọng, vì tại mỗi doanh nghiệp điều đầu tiên mà khách hàng vàđối tác cảm nhận được khi đến làm việc là kiến trúc công ty, nó thể hiện hình ảnh và
bộ mặt của công ty trong những mối quan hệ lâu dài sau này Phần lớn những công tythành đạt hay đang phát triển hoặc muốn gây ấn tượng đối với mọi người về sự khácbiệt, thành công và sức mạnh của họ bằng những công trình kiến trúc đặc biệt và đồ
sộ, đó chính là biểu tượng hình ảnh, thể hiện tính cách và bản sắc riêng về doanhnghiệp Bên cạnh đó những thiết kế nội thất cũng rất được quan tâm, từ những chi tiếtlớn như tiêu chuẩn về màu sắc, kiểu dáng của bao bì đặc trưng, thiết kế nội thất nhưmặt bằng làm việc, quầy, bàn ghế, phòng làm việc, giá để hàng, lối đi, trang phục đến các chi tiết nhỏ như đồ ăn, vị trí công tắc điện, thiết bị và vị trí của chúng trongphòng vệ sinh…tất cả đều được thiết kế sao cho tiện ích dễ sử dụng, tạo ấn tượng thânquen thể hiện thiện trí và sự quan tâm
Nghi lễ, nghi thức: Là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ
lưỡng dưới hình thức các hoạt động, sự kiện văn hóa-xã hội chính thức, nghiêm trang,tình cảm được tổ chức định kỳ hay bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ trong doanhnghiệp, giới thiệu về những giá trị được doanh nghiệp coi trọng và thường được tổchức vì lợi ích của những người tham dự Có bốn loại nghi lễ cơ bản: Nghi lễ chuyểngiao, nghi lễ củng cố, Nghi lễ nhắc nhở, nghi lễ liên kết
Biểu tượng: Các công trình kiến trúc, lễ nghi, giá thoại, khẩu hiệu đều chứa đựng
những đặc trưng của biểu tượng, bởi thông qua những giá trị vật chất, cụ thể, hữu hình,các biểu trưng này đều muốn truyền đạt những giá trị, ý nghĩa tiềm ẩn bên trong Mộtbiểu tượng khác là logo hay một tác phẩm sáng tạo được thiết kế để thể hiện về hìnhtượng của một tổ chức, một doanh nghiệp bằng ngôn ngữ nghệ thuật phổ thông Cácbiểu tượng vật chất này có tác dụng hướng sự chú ý của người thấy nó vào một vài chitiết hay điểm nhấn cụ thể có thể diễn đạt được những giá trị chủ đạo mà tổ chức doanhnghiệp muốn tạo ấn tượng, lưu lại hay truyền đạt cho người thấy nó
Mẩu chuyện, giai thoại, tấm gương điển hình: Mẩu chuyện là những câu chuyện
thường được thêu dệt từ những sự kiện có thực điển hình về những giá trị, triết lý củavăn hóa doanh nghiệp được các nhân viên trong doanh nghiệp thường xuyên nhắc lại
và phổ biến những nhân viên mới Một số mẩu truyện gắn với sự kiện mang tính lịch
sử và có thể khái quát hóa hoặc hư cấu thêm trở thành những giai thoại Trong các mẩuchuyện kể thường xuất hiện những tấm gương điển hình, đó là những hình mẫu lý
Trang 17tưởng về hành vi phù hợp với chuẩn mực và giá trị văn hóa doanh nghiệp
Trang 18Ngôn ngữ, khẩu hiệu: Đây là cách diễn đạt cô đọng nhất triết lý hoạt động, kinh
doanh của một công ty, được coi như là một vũ khí quảng cáo, xây dựng thương hiệu
và cạnh tranh vô cùng quan trọng Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng những câu chữ đặcbiệt, khẩu hiệu, ví von, ẩn dụ hay một sắc thái ngôn từ để truyền tài một ý nghĩa cụ thểđến nhân viên và những người liên quan Vì vậy khẩu hiệu thường rất đơn giản dễ nhớ
và cũng có tác dụng khích lệ tinh thần lao động của các thành viên trong doanh nghiệp
Ấn phẩm điển hình: Đây là những tư liệu chính thức có thể giúp mọi người có thể
nhận thấy rõ hơn về cấu trúc văn hóa của doanh nghiệp Chúng có thể là bản tuyên bố
sứ mệnh, báo cáo thường niên, tài liệu giới thiệu về tổ chức, công ty, sổ vàng truyềnthống, ấn phẩm định kỳ hay đặc biệt, các tài liệu, hồ sơ hướng dẫn sử dụng, bảohành Thông qua những tài liệu này doanh nghiệp làm rõ được mục tiêu, phươngchâm hành động, niềm tin và giá trị chủ đạo triết lý quản lý, thái độ đối với lao động,công ty, người tiêu dùng, xã hội; Đối với khách hàng và những người liên quan, đâychính là những căn cứ để xác định tính khả thi, hiệu lực của văn hóa doanh nghiệp
Cấu trúc vô hình trong văn hóa doanh nghiệp
Giá trị: Giá trị là khái niệm phản ánh nhận thức của con người về những chuẩn
mực đạo đức và cho biết con người cần thực hiện như thế nào Những giá trị trong vănhóa doanh nghiệp và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện thông quá cácyếu tố hữu hình, những nhắc đi nhắc lại trong các chương trình đạo đức được cácthành viên tổ chức và những người liên quan tiếp nhận, tiếp thu và dần chuyển hóathành cách chuẩn mực hành vi trong những hoàn cảnh nhất định
Thái độ: Thái độ được định nghĩa là một thói quen tư duy theo kinh nghiệp để
phản ứng theo một cách thức nhất quán, thể hiện sự mong muốn hoặc không mongmuốn đối với sự vật, hiện tượng Thái độ được hình thành theo thời gian từ sự tiếp thu,phân tích những giá trị của văn hóa doanh nghiệp và trên cơ sở những giá trị và triết lý
đã được nhận thức Thái độ của con người bị ảnh hưởng từ cảm giác và tình cảm,chúng tương đối ổn định và có những ảnh hưởng nhất định tới hành động
Niềm tin: Niềm tin là đề cập đến mọi người cho rằng làm thế nào là đúng-là sai;
là giá trị được hình thành một cách vững chắc về một cách thức hành động, trạngthái nhất định.Nhận thức ở cấp độ niềm tin, con người luôn có xu thế hành độngchủ động, tự nguyện, bộc lộ trạng thái tình cảm thông qua sự tự giác và sự nhiệttình trong hành động
Trang 19Lý tưởng/ Sứ mệnh: Lý tưởng được định nghĩa là sự vận dụng lý luận vào thực
tiễn Ở mức độ nhận thức này, trạng thái tình cảm của con người không chỉ là sự tựgiác và lòng nhiệt tình, mà hơn thế nữa còn là sự sẵn sang hy sinh và cống hiến Lýtưởng tác động mạnh mẽ đến hành động, tình cảm của nhân viên, tạo ra động lực vànhững hành động cụ thể thể hiện sự cảm thông, chia sẻ và cống hiến
Triết lý kinh doanh và cam kết hành động: Triết lý kinh doanh là những giá trị
cốt lõi mà một doanh nghiệp luôn hướng tới và đảm bảo để nó được thực hiện mộtcách tốt nhất Triết lý kinh doanh là động lực và cũng là thước đo để một doanh nghiệphướng tới, là nét đặc trưng riêng của mỗi doanh nghiệp, do các thành viên trong doanhnghiệp sáng tạo ra, trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức mỗi thành viên trongdoanh nghiệp.Thông qua triết lý kinh doanh, doanh nghiệp tôn vinh một hệ giá trị chủđạo xác định nền tảng cho sự phát triển, gắn kết mọi người và làm cho khách hàng biếtđến doanh nghiệp
Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa: Tuy có trước và tồn tại bất chấp mong
muốn và quan điểm thiết kế của người quản lý hiện nay, tuy nhiên chúng là nền tảng cho
sự hình thành và phát triển văn hóa trong doanh nghiệp, thông qua sự hình thành và lịch
sử phát triển của doanh nghiệp chúng ta hiểu được đầy đủ quá trình hình thành, vận động
và thay đổi của các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp, những nguyên nhân và ảnh hưởngcủa chúng tới quá trình vận động và thay đổi của văn hóa trong tổ chức
1.2.2 Các cách thức xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
Phát triển nhỏ ở mức độ tổng thể và chi tiết
Nếu doanh nghiệp không phải chịu quá nhiều từ sức ép bên ngoài và nếu ngườisáng lập ra nó vẫn còn dính dáng ít nhiều thì sự phát triển sẽ không lớn lắm, những giátrị cốt lõi còn hát huy tác dụng sẽ tiếp tụ được duy trì Tuy nhiên, nhà lãnh đạo mới tấtyếu sẽ đem theo những giá trị mới, những giá trị này sẽ được đưa vào nền văn hóadoanh nghiệp ở mức độ khác nhau
Mức độ tổng thể: Cốt lõi văn hóa doanh nghiệp (những quan niệm chung) về cơ
bản vẫn được giữ nguyên nhưng các giá trị thuộc lớp văn hóa thứ nhất và thứ hai sẽđược phát triển ở mức độ cao hơn, đa dạng hóa và đổi mới hơn Lấy ví dụ, doanhnghiệp sẽ có những khẩu hiệu làm việc mới, bầu không khí làm việc cũng sẽ phát triểncho phù hợp với “với phong cách” của sếp mới
Trang 20Mức độ chi tiết: Phát triển ở một số bộ phận trong doanh nghiệp (phát triển các
nền tiểu văn hóa) cho phù hợp với điều kiện mới của môi trường kinh doanh Ví dụ, ởdoanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, phòng marketing sẽ tập trung hơn vào việcnâng cao kỹ năng và trình độ Những phát triển này, nếu tích cực và có hiệu quả, sẽ cóảnh hưởng đến toàn bộ nền văn hóa của doanh nghiệp
Phát triển tự giác.
Trong trường hợp này vai trò của nhà lãnh đạo không phải là “áp đặt” những giátrị văn hóa mới mà phải làm cho mọi nhân viên trong doanh nghiệp tự ý thức nhữngviệc cần phải phát triển và kiểm soát quá trình phát triển Các thành viên phải tự nhậnthức các mặt còn tồn tại của doanh nghiệp, nguyên nhân, và cùng nhau tìm cách giảiquyết vấn đề
Phát triển nhờ nhân rộng điển hình.
Việc này đòi hỏi nhà lãnh đạo cao nhất phải có tầm nhìn rộng để xác định xemnền văn hóa doanh nghiệp của mình còn thiếu những yếu tố nào, cần bổ sung như thếnào và tìm ra những cá nhân điển hình có những quan niệm chung phù hợp, có khảnăng tạo ra phát triển cho doanh nghiệp Phong cách làm việc của họ dần dần có ảnhhưởng đến toàn doanh nghiệp và hướng nền văn hóa phát triển theo hướng đã định
Phát triển nhờ phát huy một cách có trật tự những nền tiểu văn hóa tiêu biểu.
Sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong thời kì này nằm trong sự đa dạng củacác nền tiểu văn hóa Một cách có ý thức hoặc không, nhà lãnh đạo thường đánh giáđiểm mạnh yếu của các tiểu nền văn hóa này và sớm muộn sẽ nghiêng về một nền vănhóa cụ thể Những thành viên thuộc về nền tiểu văn hóa này sẽ được ưu ái hơn, đượcthăng chức (dĩ nhiên là một cách hợp lý và có trật tự)
Ở chức vụ cao hơn các thành viên này có điểu kiện phát triển và nhân rộng cácgiá trị mà họ tiếp thu được từ nền tiểu văn hóa của mình ra toàn doanh nghiệp Thựcchất, phương pháp này là sự mở rộng của phương pháp “nhân rộng điển hình” trongthời kì đầu của doanh nghiệp
Phát triển thông qua phát triển doanh nghiệp.
Sự phát triển doanh nghiệp có thể định nghĩa như một quá trình phát triển có kếhoạch, được chỉ đạo từ trên xuống, bao gồm cả phát triển về cơ sở vật chất và conngười Dĩ nhiên không phải kế hoạch phát triển nào của doanh nghiệp cũng bao gồm
cả kế hoạch phát triển văn hóa
Trang 21Để thực hiện phương pháp này, doanh nghiệp sẽ xây dựng một hệ thống thửnghiệm song song nhằm truyền bá, giáo dục những văn hóa mới (những quan niệmchung mới) Có thể doanh nghiệp sẽ gặp sai lẩm, thất bại và thời gian tiến hànhphương pháp này cũng rất lâu nhưng đây lại là phương pháp không gây xáo trộn vàtâm lý lo lắng cho người lao động.
Phát triển nhờ áp dụng công nghệ mới.
Nhà lãnh đạo có thể nhờ vào ảnh hưởng của công nghệ mới để phát triển các giátrị của nền văn hóa doanh nghiệp Có thể nói công nghệ thông tin hiện đang ảnh hưởngrất lớn đến doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Bên cạnh việc sử dụng thư điện tử như
đã nêu ở phần trên là việc các doanh nghiệp ngày càng chú trọng xây dựng trang webgiới thiệu về dịch vụ và sản phẩm của mình
Ví dụ như việc tự động hóa, máy tính hóa trong các nhà máy, công sở sẽ khiếnngười lao động phát triển tác phong, lề lối làm việc, sẽ phải học hỏi để sử dụng tốtcông nghệ mới (phát triển lớp văn hóa thứ nhất và thứ hai) từ đó sẽ dẫn đến sự pháttriển niềm tin và giá trị thuộc lớp văn hóa thứ ba
Phát triển nhờ thay thế các vị trí trong doanh nghiệp.
Những giá trị văn hóa và quan niệm chung có thể phát triển nếu như doanhnghiệp đổi mới cấu trúc các nhóm hoặc nhà lãnh đạo Phương pháp hữu hiệu nhất làphát triển giám đốc điều hành Giám đốc mới sẽ thay thế các vị trí quan trọng trongdoanh nghiệp bằng những người phù hợp với phong cách lãnh đạo và đường lối mới,xóa bỏ dần nền tiều văn hóa vốn là gốc hình thành nên văn hóa doanh nghiệp cũ (chủyếu là thay thế người đứng đầu nền văn hóa đó)
Phát triển do các vụ scandal và việc phá vỡ các huyền thoại, biểu tượng.
Đến giai đoạn này, doanh nghiệp đã có những triết lý và huyền thoại nhất định vềquá trình hình thành và phát triển của mình Tuy nhiên, nhiều khi nhưng triết lý vàkhẩu hiệu mà doanh nghiệp đưa ra lại không hoàn toàn trùng hợp với quan niệm chungtiềm ẩn trong bản thân nền văn hóa (sự không ăn khớp giữa lớp văn hóa thứ nhất, thứhai và thứ ba) Lấy ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất tuyên bố về vấn đề an toàn sảnxuất cho người lao động lên hàng đầu, nhưng trên thực tế để tiết kiệm chi phí sản xuất
họ lại bỏ qua nhiều khâu đảm bảo an toàn cần thiết
Trong những trường hợp trên, việc xảy ra scandal hay huyền thoại bị phá vỡphần nào cũng có thể dẫn đến sự phát triển văn hóa doanh nghiệp Sẽ không có phát
Trang 22triển nếu những quan niệm chung của văn hóa (bản chất của những suy nghĩ và lối làm
ăn trong doanh nghiệp) không bị phơi bày ra trước công chúng và bị chỉ trích mạnhmẽ
Trong trường hợp doanh nghiệp nói trên, điều kiện an toàn lao động không đượcđảm bảo đã khiến công nhân bị tai nạn lao động, lúc này những lời than phiền trongnội bộ bắt đầu xuất hiện, báo giới vào cuộc và công chúng mới thật sự biết đến doanhnghiệp “quan tâm” đến người lao động như thế nào Nếu những vụ scandal đủ mạnh,các vị trí lãnh đạo trong doanh nghiệp sẽ bị thay thế và tất yếu sẽ có những giá trị vănhóa mới ra đời
1.2.3 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo những nghiên cứu của những nhà xã hội học Mỹ thì những công ty tuân thủ
và thực hiện một văn hóa doanh nghiệp chính đáng, thì giá trị của nó có thể sẽ tăng lên200%, và có nhiều doanh nghiệp còn đạt được hiệu quả cao hơn như những công tyGeneral Electric (GE), Southwest, Airline, ConAgra, IBM, Nếu bất kỳ một doanhnghiệp nào thiếu đi yếu tố văn hóa thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồntại được, điều này được thể hiện cụ thể ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Từ nửa sau thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, giao lưu hàng hóa trên phạm vitoàn cầu đã trở nên phổ biến, việc áp dụng ISO đã trở nên thông lệ quốc tế, chất lượngkhông còn là công cụ tạo ra lợi thế cạnh hiệu quả mà là trở thành điều kiện cần thiết để
có thể tham gia thị trường toàn cầu Để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thời kỳ này,buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng vốn tri thức, bằng tài nguyên của conngười, và một công cụ quản lý mới chính là : Văn hóa doanh nghiệp Việc xây dựng vàphát triển văn hóa doanh nghiệp làm nền tảng gắn kết, thu hút, lôi kéo nhân tài trong
và ngoài doanh nghiệp, tạo ra một môi trường làm việc tốt với đời sống văn hóa caotạo điều kiện cho nâng cao năng lực cá nhân, tạo động lực, thúc đẩy lòng nhiệt huyết,tính tự giác, sáng tạo và gắn kết các tư tưởng cá nhân vào hệ tư tưởng của tập thể
Thứ hai: Tạo ra bản sắc riêng cho doanh nghiệp.
Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp khẳngđịnh được tên tuổi của mình trên thương trường, in đậm hình ảnh doanh nghiệp trongtâm trí của khách hàng, tạo sự nhận biết, phân biệt đối với các doanh nghiệp khác Bản
Trang 23sắc đó được thể hiện thông qua các giá trị tài sản vô hình như: sự trung thành của mỗinhân viên, bầu không khí làm việc như gia đình thứ hai, tinh thần trách nhiệm, lòngnhiệt huyết của nhân viên từ đó đẩy nhanh tiến độ trong thảo luận và ra quyết định, sựtin tưởng vào các quyết định, chính sách của doanh nghiệp… Mặt khác thông qua cácyếu tố hữu hình như: kiến trúc, nghi lễ, biểu tượng logo, bao bì, mẫu mã sản phẩm,…tạo nên sự nhận biết, cái riêng của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.
Thứ ba: Tạo ra khả năng thích ứng cao.
Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ có một văn hóa doanh nghiệp mạnhmới có khả năng thích ứng cao với những thay đổi liên tục từ môi trường Bởi vì mọiyếu tố xã hội, khoa học công nghệ, khả năng của con người,… luôn luôn thay đổi vậnđộng và phát triển, chính vì vậy mà một doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và thànhcông nếu không có sự định hướng đúng đắn cho tương lai, cùng một tập thể thống nhấtmột lòng
Thứ tư: Tạo nên giá trị tinh thần
Làm việc trong một môi trường văn hóa lành mạnh với sự quan tâm thỏa đángcủa các cấp lãnh đạo sẽ làm cho mọi người cảm thấy lạc quan và cống hiến hết mìnhcho mục tiêu của doanh nghiệp Các doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp ở cấp độcao, có ảnh hưởng lớn thì nhân viên càng cần phải hy sinh nhiều hơn, họ nhận thức đượcrằng chỉ có sức mạnh tổng lực của tất cả nhân viên trong doanh nghiệp mới có thể giúpdoanh nghiệp vượt qua những tình thế khó khăn nhất và sức mạnh ấy chỉ đạt được khi
nó có một văn hóa doanh nghiệp mạnh- văn hóa của sự hi sinh, đoàn kết
Thứ năm: Tạo sức hút cho doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp là hình ảnh phản ánh chân thực nhất về một doanh nghiệp,qua văn hóa doanh nghiệp ta có thể cảm nhận hoạt động của doanh nghiệp đó mạnhhay yếu, là sự khác biết mà doanh nghiệp khác không có Thông qua hình ảnh về mộtmôi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, đội ngũ nhân viên nhiệt huyết tận tâm sẽgiúp thu hút nguồn nhân lực và các đối tác tiềm năng đến với doanh nghiệp Hay đốivới khách hàng thì chính thái độ phục vụ ân cần, chu đáo, nhiệt tình và sáng tạo sẽđem lại cho khách hàng cảm giác hài lòng và hứa hẹn sự quay lại lần sau
Thứ sáu: Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp di truyền, bảo tồn bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế
hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp, truyền tải ý thức,giá trị của tổ chức tới các thành viên trong tổ chức đó, văn hoá tạo lên một cam kết
Trang 24chung vì mục tiêu và giá trị của tổ chức, nó lớn hơn lợi ích của từng cá nhân trong tổchức đó, văn hoá tạo lên sự ổn định của tổ chức, cụ thể văn hóa doanh nghiệp giúp ta:giảm xung đột, điều phối và kiểm soát, tạo động lực làm việc, tạo lợi thế cạnh tranh…thông qua việc nêu cao tinh thần làm việc tập thể vì sự thành công của tập thể.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp.
1.3.1 Người chủ doanh nghiệp.
Người lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, họ được
ví như những người chèo lái cho doanh nghiệp tiến bước ra thị trường rộng lớn đầycạnh tranh và thử thách Họ là người quyết định cuối cùng cho các vấn đề quan trọngmang tính chiến lược, và cũng là người góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành
và phát triển văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp phản ánh những phongcách, ý chí, phong thái làm việc của ban lãnh đạo Tầm nhìn xa của người lãnh đạoquyết định tính đổi mới trong kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa doanh nghiệp
1.3.2 Lịch sử, truyền thống của doanh nghiệp.
Đây là một trong các yếu tố cốt lõi có vai trò quyết định tới việc xây dựng vàphát triển văn hóa doanh nghiệp, là nền tảng cho sự hình thành và phát triển văn hóadoanh nghiệp Lịch sử hình thành của doanh nghiệp là một quá trình lâu dài của sự nỗlực xây dựng và vun đắp cho doanh nghiệp, là niềm tự hào cho các nhân viên trongdoanh nghiệp Những truyền thống, tập quán, nhân tố văn hóa đã định hình và xuấthiện trong lịch sử vừa là chỗ dựa, những cũng có thể trở thành những rào cản tâm lýkhông dễ vượt qua trong xây dựng và phát triển những đặc trưng văn hóa mới
1.3.3 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Mỗi một ngành nghề kinh doanh đều có một môi trường kinh doanh khác nhau,điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng và phát triển văn hóa doanhnghiệp Dựa vào đặc thù của mỗi ngành nghề mà hình thành những nét đặc trưng củavăn hóa doanh nghiệp, từ đó tạo ra bản sắc riêng cho một khối ngành kinh doanh
1.3.4 Hình thức sở hữu của doanh nghiệp.
Loại hình sở hữu khác nhau hay loại hình công ty khác nhau cũng tạo ra sự khácbiệt trong văn hóa kinh doanh của doanh nghiêp Các công ty cổ phần sẽ có những giátrị văn hóa khác với giá trị của các công ty trách nhiệm hữu hạn và càng khác giá trịvăn hóa của các công ty nhà nước Sở dĩ như vậy vì bản chất hoạt động và điều hànhcũng như ra quyết định của các công ty này là khác nhau Trong các công ty nhà nước
Trang 25khi giám đốc điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên nguồn vốn 100%của nhà nước, lại hoạt động chủ yếu trong các môi trường độc quyền và điều hành hoạtđộng theo các chỉ tiêu kế hoạch mà nhà nước thông qua thì tính tự động và tự giác sẽthấp hơn các công ty tư nhân Theo các nhà nghiên cứu thì các công ty nhà nướcthường có giá trị văn hóa thích sự tuân thủ, ít chú ý đến các hoạt động chăm sóc kháchhàng trong khi các công ty tư nhân lại có giá trị văn hóa hướng tới khách hàng và thích
sự linh hoạt hơn
1.3.5 Mối quan hệ giữa các thành viên của doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp sẽ là yếu tố ảnh hưởngmạnh mẽ đến văn hóa doanh nghiệp cũng như sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp Một doanh nghiệp có những giá trị phù hợp để mọi thành viên cùng chia sẻ,quan tâm, có một hệ thống định chế bao gồm các vấn đề liên quan tính chuyện nghiệpcũng như sự hoàn hảo của công việc, sự hài hòa giữa quyền hạn và trách nhiệm, quyềnlợi và nghĩa vụ của người lao động, có quy trình giám sát, đánh giá chính xác hiệu quảlàm việc của người lao động thì sẽ thành một thể thống nhất, tạo được sự gắn bó, đoànkết giữa các thành viên Từ đó doanh nghiệp có thể phát huy cao nhất nguồn lực conngười như năng lực quản lý, năng lực nghiên cứu, năng lực tiếp thu và vận dụng côngnghệ, năng lực khám phá thị trường Với ý nghĩa như vậy nguồn lực luôn có tính quyếtđịnh đồng thời giúp cho doanh nghiệp có thể vượt qua được những rủi ro lớn
1.3.6 Văn hóa dân tộc, vùng miền.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong doanh nghiệp, có các nhân viên đến
từ các địa phương, các vùng khác nhau thì các giá trị văn hóa vùng miền thể hiện rất rõnét Các hành vi mà nhân viên mang đến nơi làm việc không dễ dang thay đổi bởi cácquy định của doanh nghiệp Hay nói cách khác văn hóa của công ty không dễ dàng làmgiảm đi hoặc hoại trừ văn hóa vùng miền trong mỗi nhân viên của công ty Một số cácnghiên cứu khác cũng chỉ ra các mâu thuẫn tại nơi làm việc giữa các nhân viên đến từcác vùng miền khác nhau khi họ mang văn hóa của các vùng miền khác nhau mặc dùlàm việc chung cho một công ty và chịu tác động chung của văn hóa công ty đó Do
đó, đây cũng là yếu tố tác động đến văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 26CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH MỸ NGHỆ THIÊN TÂN
2.1 Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Tên Công ty: Công Ty Mỹ Nghệ Thiên Tân (TNHH)
Địa chỉ : Khu công nghiệp Dốc Sặt – Phường Trang Hạ - Thị xã Từ Sơn – TỉnhBắc Ninh
Điện thoại: 0241 6260 899
Fax: 02416260898
Email: mynghethientan@gmail.com
Công ty Mỹ Nghệ Thiên Tân được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh số;
2300312476 cấp ngày 17/09/2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp Công
ty hoạt động kinh doanh và sản xuất trong lĩnh vực các sản phầm từ gỗ: Sản xuất cácsản phẩm từ tre, nứa, rơm rạ và vật liệu bện (Chi tiết: Sản xuất đồ gỗ Mỹ nghệ) Công
ty đã không ngừng cải tiến mình nhằm hiện thực hóa tối đa phương châm hợp tác thânthiện, cùng nhau chia sẻ, hướng đến thành công
Với tinh thần ham học hỏi cán bộ nhân viên công ty luôn phấn đấu hết mình,nâng cao tinh thần tự giác, kỹ năng quản lý, chất lượng kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầukhách hàng và tiêu chuẩn đề ra
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Chức năng của Công ty Mỹ Nghệ Thiên Tân là công ty chuyên về lĩnh vực sản
xuất các sản phẩm từ gỗ, đồ gỗ nội thất gia đình, vật liệu thiết bị lắp đặt bằng gỗ trongxây dựng, tư vấn thiết kế đáp ứng nhu cầu, sự hài lòng của khách hàng cả về chấtlượng, giá cả Mang đến sản phẩm đẹp, chắc chắn và độc đáo tới khách hàng
Nhiệm vụ của Công ty Mỹ Nghệ Thiên Tân cam kết cung cấp các sản phẩm và
dịch vụ về nội thất có chất lượng tốt nhất, hữu ích nhất cho xã hội:
+ Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Làm tốtnghĩa vụ với Nhà nước về việc nộp đầy đủ các khoản tiền cho ngân sách Nhà nước dướihình thức thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Thực hiện tốt chính sách cán bộ, tiền lương, làm tốt công tác quản lý lao động,đảm bảo công bằng trong thu nhập, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao nghiệp vụ,tay nghề cho cán bộ công nhân viên của Công ty
Trang 27+ Thực hiện tốt những cam kết trong hợp đồng kinh tế với các đơn vị nhằm đảmbảo đúng tiến độ sản xuất Quan hệ tốt với khách hàng, tạo uy tín với khách hàng.+ Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường.
2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty Mỹ nghệ Thiên Tân (TNHH)
- Giám đốc: là người đứng đầu Công ty, là người điều hành, ra quyết định toàn
bộ các hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật của nhà nước về mọihoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Phòng Kinh Doanh: Tìm kiếm khai thác thị trường mới, tìm các chiến lược mới
cho phòng, chăm sóc khách hàng cũ Tiếp nhận yêu cầu và xử lý các yêu cầu củakhách hàng và phân tích báo giá Làm theo các chỉ thị của ban giám đốc về công việccủa phòng
- Phòng Kế Toán-Tài chính: hạch toán thu chi, quản lý công nợ, và quản lý các
hóa đơn đầu ra vào của công ty Làm báo cáo và làm việc với cơ quan thuế Làm theocác chỉ thị của giám độc về các vấn đề của phòng
- Phòng Hành Chính Nhân Sự: quản lý tiền lương, quản lý ngày công của công
nhân viên, làm công tác tuyển dụng, và thực hiện đúng các chế độ cho người lao động.quản lý chung các công việc hành chính như: thư từ ra vào công ty, quản lý văn phòngphẩm và làm các thông báo của công ty…
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÒNG KẾ HOẠCH- SẢN XUẤT
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG KẾ TOÁN-TÀI CHÍNH
PHÒNG
KINH
DOANH
Trang 28- Phòng Kế Hoạch –Sản Xuất: Tham mưu cho ban giám đốc và tổ chức thực hiện
các lĩnh vực: Kế hoạch sản xuất kinh doanh và chiến lược phát triển của công ty
2.1.4 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên kinh doanh
+ Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
+ Đại lý, môi giới, đấu giá
+ Hoạt động thiết kế chuyên dụng
+ Hoàn thiện công trình xây dựng (Trang trí ngoại thất)
2.1.5 Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp.
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính của công ty Mỹ nghệ Thiên Tân trong
3 năm 2014-2016.
Chỉ tiêu
Số người Cơ cấu
(%) Số người
Cơ cấu (%) Số người
Cơ cấu (%) 2.Giới tính
Trang 29kích thước lớn, phải có tay nghề khỏe, sức khỏe tốt, điều kiện công việc nặng nhọc, áplực Các lao động nữ của công ty chủ yếu làm việc tại văn phòng.
Nhân lực của công ty chủ yếu là những có độ tuổi trên 25 tuổi Đây là lực lượnglao động chính của công ty với trình độ chuyên môn cao đã có kinh nghiệm trongnghề, chuyên nghệp có tay nghề cao, năng động, năng lực quản lý, đào tạo sản xuấttheo các chương trình chuyên sâu giúp công ty tạo ra những sản phẩm chất lượng, đạt
được những mục tiêu đã đề ra.
2.1.6 Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.6.1 Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm
(%) Vốn cố định 2.568.365.145 22,9
3 2.545.323.145
21,4
4 2.659.657.265
15,94
14.028.652.211
84,06
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy tổng số vốn của công ty năm 2015 là 11.870.448.377 đồngtăng thành 16.688.309.476 đồng so với năm 2016, điều này cho thấy công ty đã đạt đượcnhững kết quả khả qua trong kinh doanh Nhìn chung, vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớnnhất là năm 2016 cho thấy tốc độ vòng quay của vốn là khá nhanh, hiệu quả sử dụng vốn tốt,công ty kinh doanh tương đối hiệu quả trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay Đây cũng là
một lợi thế rất lớn cho công ty trong việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh trong tương lai.