1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

21 1,6K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 397,61 KB

Nội dung

Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Trang 1

Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Đinh Hải Yến

Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: PGS TS Phạm Hữu Nghị

Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận của những quy

định của pháp luật Việt Nam về ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) một cách

có hệ thống, đầy đủ và toàn diện; nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong quá trình hoàn thiện pháp luật về ưu đãi thuế TNDN, những điểm tiến bộ mà Việt Nam cần học hỏi Nghiên cứu thực trạng của việc áp dụng pháp luật về ưu đãi thuế TNDN ở nước ta, kết quả thu thuế và ưu đãi thuế TNDN từ khi có Luật thuế TNDN đến nay, đưa ra những nhận xét, đánh giá những điểm chưa phù hợp và những vấn đề bất cập trong việc áp dụng quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN Đưa ra xu hướng cải cách thuế TNDN trong thời gian tới, các mục tiêu cần đạt được và đề xuất một số biện pháp sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNDN cũng như các điều kiện để Qua

đó nêu lên những kiến nghị có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật đối với lĩnh vực này, đồng thời xây dựng cơ chế cho việc áp dụng chúng một cách

phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế

Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Thuế thu nhập; Doanh Nghiệp

Content

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thuế TNDN là khoản thu quan trọng và chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu NSNN Thuế TNDN là một công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế và thu ngân sách, trong đó cùng với thuế suất phổ thông, hệ thống pháp luật về

ưu đãi thuế TNDN đóng vai trò then chốt

Từ khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế, chính sách ưu đãi thuế TNDN đã được đưa vào Luật Thuế TNDN và các văn bản pháp luật về đầu tư Qua gần 20 năm thực hiện, chúng ta đã

có hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đa dạng và tương đối hoàn chỉnh với các quy định chi tiết về các điều kiện ưu đãi, các hình thức ưu đãi và mức độ ưu đãi Điều này đã góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế ổn định, xoá đói và giảm nghèo Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO vào cuối năm 2006 Sự kiện này mang lại nhiều cơ hội và cả những thách thức không nhỏ đối với chúng ta Chúng ta cần phải

có những chính sách ưu đãi thoả đáng để các nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn kinh doanh Một

Trang 2

trong những chính sách khuyến khích được nhiều nhà đầu tư quan tâm đến đó là các quy định

ưu đãi về thuế, đặc biệt là ưu đãi thuế TNDN

Trong bối cảnh hiện nay, một yêu cầu được đặt ra là hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế TNDN một mặt phải vừa thực hiện được mục tiêu quan trọng là quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế; mặt khác vừa phải phù hợp với các thông lệ và cam kết quốc tế Đồng thời, tính hiệu quả của hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đến nay chưa được xem xét, đánh giá một

cách đầy đủ và toàn diện Từ thực tiễn này, đề tài “Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh

nghiệp ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp” đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu để làm

luận văn thạc sĩ luật học với mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện những quy định của pháp luật Việt Nam về ưu đãi thuế TNDN

2 Mục đích của nghiên cứu

Để hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu có mục đích như sau:

Thứ nhất, là làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận của những quy

định của pháp luật Việt Nam về ưu đãi thuế TNDN một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện; nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong quá trình hoàn thiện pháp luật

về ưu đãi thuế TNDN, những điểm tiến bộ mà Việt Nam cần học hỏi

Thứ hai, trong nội dung trình bày, từ thực trạng của việc áp dụng pháp luật về ưu đãi

thuế TNDN ở nước ta, kết quả thu thuế và ưu đãi thuế TNDN từ khi có Luật thuế TNDN đến nay, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá những điểm chưa phù hợp và những vấn

đề bất cập trong việc áp dụng quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN

Thứ ba, đưa ra xu hướng cải cách thuế TNDN trong thời gian tới, các mục tiêu cần

đạt được và đề xuất một số biện pháp sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNDN cũng như các điều kiện để Qua đó nêu lên những kiến nghị có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật đối với lĩnh vực này, đồng thời xây dựng cơ chế cho việc áp dụng chúng một cách phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế

3 Phạm vi nghiên cứu

Do thời gian có hạn nên tác giả nghiên cứu các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN tại Việt Nam thông qua pháp luật Việt Nam về ưu đãi thuế TNDN (Luật Thuế TNDN, Luật Quản lý thuế, Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành ) Bên cạnh đó, để khách quan hơn tác giả còn nghiên cứu pháp luật về ưu đãi thuế TNDN của một số nước nhằm làm

rõ hơn tình hình thực hiện nội dung pháp luật về ưu đãi của thuế TNDN tại Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là các phương pháp như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp so sánh, phương pháp định tính, định lượng… Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn được thực hiện trên nền tảng của phương pháp duy vật biện chứng; trên cơ sở các quan điểm, đường lối chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam Các phương pháp được sử dụng để giải quyết mục tiêu đề ra

5 Kết cấu đề tài

Đề tài nghiên cứu gồm có 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về pháp luật ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 3

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam

Trang 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ƯU ĐÃI THUẾ THU

NHẬP DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế thu nhập công ty)

Thuế thu nhập là tên gọi để chỉ những sắc thuế lấy thu nhập làm đối tượng tính thuế Trong hệ thống luật thực định về thuế ở các nước, thuế thu nhập được phân chia thành hai loại

là thuế thu nhập công ty (thuế TNDN) và thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập công ty (thuế TNDN) là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế

Thuế thu nhập công ty ở các nước đều có quy định về chế độ ưu đãi thuế, miễn giảm thuế Tuy nhiên do chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia là khác nhau mà các nước có sự quy định về ưu đãi thuế cho ngành nghề, lĩnh vực đầu tư khác nhau

Ở Việt Nam, thuế TNDN cũng có quy định về mức thuế suất ưu đãi, về các trường hợp được miễn, giảm thuế cho các đối tượng kinh doanh trong các ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư theo chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước

1.2 Quan niệm pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Pháp luật về ưu đãi thuế TNDN được hiểu là những quy định về những biện pháp, những lợi thế nhằm giảm bớt gánh nặng về thuế TNDN cho các nhà đầu tư, khuyến khích và thu hút đầu tư mà Nhà nước dành cho những DN hoặc những nhóm DN nhất định (ưu đãi về thuế suất, thời gian miễn giảm ) so với những đối tượng chịu thuế khác trong cùng điều kiện nhất định

Pháp luật ưu đãi thuế TNDN được coi là một bộ phận trong chiến lược khuyến khích phát triển của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định Khi nói đến chiến lược của một đất nước là nói về quan điểm, cách nhìn nhận chính thống của nhà nước đó về một lĩnh vực, một hoạt động trong một giai đoạn nhất định Các quan điểm chính thống của nhà nước thuộc phạm trù ý chí, vì vậy chúng là vô hình Để cụ thể hoá các quan điểm chính thống này, nhà nước thông qua hình thức các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể

1.3 Những yếu tố chi phối pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Cũng như những quy định pháp luật về kinh tế khác, các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN được ban hành dưới tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó 3 yếu tố quan trọng nhất là: chính trị, kinh tế và xã hội Cụ thể:

1.3.1 Yếu tố chính trị

Các luật thuế nói chung, pháp luật ưu đãi thuế TNDN nói riêng phải thể hiện được các quan điểm chính trị của nhà nước trên từng lĩnh vực, trong từng thời kỳ để đảm bảo việc điều hành đất nước thông suốt

Trong giai đoạn hội nhập, pháp luật về ưu đãi thuế TNDN không chỉ thể hiện ý chí của nhà nước mà còn thể hiện một phần ý chí của cộng đồng quốc tế thông qua các cam kết và Hiệp định

1.3.2 Yếu tố kinh tế

Trên cơ sở kinh tế, các quy định pháp luật về thuế nói chung, pháp luật về ưu đãi thuế TNDN nói riêng được xây dựng mới mang tính chất khả thi cao Một chính sách ưu đãi thuế TNDN tốt là vừa huy động được nguồn tài chính dồi dào vào NSNN nhưng cũng vừa tạo điều

Trang 5

Những yếu tố kinh tế thường tác động đến các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN là mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, giá cả, quan hệ cung - cầu trên thị trường, sự biến động của Ngân sách, tỷ giá hối đoái

Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố kinh tế đối với pháp luật về ưu đãi thuế TNDN

để thấy rõ hơn về bản chất kinh tế của thuế và quán triệt quan điểm việc xây dựng các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN phải căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nền kinh

tế và dựa trên các chính sách phát triển kinh tế từng thời kỳ của mỗi quốc gia

1.3.4 Các yếu tố khác

Bên cạnh 3 yếu tố quan trọng nêu trên, hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế TNDN cũng chịu tác động của các yếu tố khác (mối tương quan với các cam kết quốc tế về thuế và các Hiệp định về thuế; mối quan hệ giữa các yếu tố (Luật đầu tư, hay Luật quản lý thuế…)

1.4 Vai trò của pháp luật về ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Vai trò của các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN được thể hiện trên các khía cạnh sau đây:

1.4.1 Góp phần điều tiết nền kinh tế

Ưu đãi thuế TNDN tức là hình thức cho người nộp thuế được hưởng những điều kiện thuận lợi khi nộp thuế TNDN Thông qua thực hiện các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN, Nhà nước đã điều tiết nền kinh tế một cách linh hoạt, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của cục diện nền kinh tế để đạt được những mục tiêu đã đặt ra Tác dụng kích thích của các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN được xem như một hình thức Nhà nước cấp phát vốn trực tiếp cho các DN và các tầng lớp dân cư Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, Nhà nước có thể tăng hoặc giảm quy mô và mức độ của các ưu đãi thuế để kích thích tăng tích luỹ và tích tụ vốn trong các DN và dân cư

1.4.2 Góp phần tạo nguồn thu cho NSNN

Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, đảm bảo công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh; thực hiện giảm mức thuế suất chung để khuyến khích DN có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy, tích tụ đổi mới thiết bị, đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh Từ đó, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, góp phần tạo nguồn thu cho NSNN

1.4.3 Là công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội

Thuế là công cụ quan trọng mà Nhà nước sử dụng để tác động trực tiếp vào quá trình phân phối thu nhập, của cải của xã hội và đặc biệt pháp luật về ưu đãi thuế cũng góp phần điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội

Trang 6

1.4.4 Góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư và thay đổi cơ cấu kinh tế

Phụ thuộc vào chủ trương kinh tế đất nước, mà nhà nước có thể dùng các quy định pháp luật về ưu đãi thuế để tác động, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh ở một số ngành, vùng để khuyến khích sản xuất, kinh doanh phát triển nhằm tạo ra một cơ cấu hợp lý hơn

Thông qua ưu đãi về thuế suất và miễn giảm thuế cho các dự án đầu tư sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo động lực phát triển kinh tế, khuyến khích người dân bỏ vốn thành lập DN mới, đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái Đồng thời, hệ thống pháp luật ưu đãi thuế TNDN cũng hướng các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề, vùng kinh tế theo đúng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước

1.5 Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của một số nước trên thế giới

Rất nhiều các nước sử dụng công cụ ưu đãi thuế TNDN cho các mục đích kinh tế và

xã hội khác nhau

1.5.1 Malaysia

Trong các nước ASEAN, Malaysia là một trong những ví dụ điển hình về thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để thực hiện công nghiệp hóa Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, đa sắc tộc, tích luỹ nội địa thấp, Malaysia luôn coi trọng nguồn vốn FDI đối với sự phát triển nền kinh tế đất nước vì coi đây là yếu tố then chốt để thực thiện công nghiệp hóa

Tại Malaysia, hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế đối với hoạt động đầu tư được quy định tại Luật Khuyến khích đầu tư năm 1986, Luật Thuế Thu nhập năm 1967, Luật Hải quan năm 1967, Luật Thuế hàng hoá năm 1972, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt năm 1976, Luật Các khu tự do năm 1990 Các Luật này quy định các hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực: sản xuất, nông nghiệp, du lịch (bao gồm cả khách sạn), dịch vụ, nghiên cứu phát triển, giáo dục đào tạo

và bảo vệ môi trường

Ưu đãi thuế dành cho lĩnh vực sản xuất là ưu đãi cơ bản Ngoài ra, DN đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất còn được hưởng một số ưu đãi đặc thù theo ngành và Chính phủ Malaysia khuyến khích đầu tư vào các loại hình KCN

Về việc chuyển lỗ, pháp luật thuế TNDN của Malaysia cho phép DN có số lỗ được

chuyển lỗ vô thời hạn về sau nhưng không được chuyển lỗ về năm trước

1.5.2 Philippines

Tại Philippines, các DN trong nước và nước ngoài đều chịu thuế suất 35% (trước năm 2009) và 30% (từ năm 2009) Lỗ kinh doanh ròng có thể được chuyển sang 3 năm sau để bù trừ các khoản thu nhập tương lai trong các năm đó Lỗ kinh doanh ròng được định nghĩa là số chênh lệch của các khoản được trừ so với lãi gộp của cả năm tính thuế Lỗ ròng có thể được chuyển sang các năm sau nếu lỗ phát sinh trong năm mà DN được miễn hoặc nếu có sự thay đổi về chủ sở hữu Đối với một số trường hợp miễn thuế đặc biệt, từ năm tính thuế thứ tư sau khi DN trong nước và DN nước ngoài là đối tượng cư trú bắt đầu hoạt động kinh doanh, các

DN này phải nộp một khoản thuế TNDN tối thiểu nếu số thuế này vượt quá số thuế tính theo cách tính thuế thông thường Số thuế TNDN tối thiểu này là 2% của lãi gộp

Trang 7

Các DN trong nước và nước ngoài đăng ký với Ban đầu tư theo đạo luật đầu tư theo nhiều hạng mục có thể được hưởng ưu đãi thuế TNDN và miễn thuế đối với một số loại thuế

và thuế quan nhất định

1.5.3 Các nước khác:

Các nước khác trong khu vực, mặc dù có thuế suất phổ thông cao hơn nước ta nhưng lại có nhiều chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế hơn Ví dụ như Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc hay Singapore

1.6 Sơ lƣợc quá trình xây dựng và phát triển những quy định của pháp luật về ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam

Trước năm 1990 có một loại thuế đánh vào thu nhập của các cở sở sản xuất, kinh doanh gọi là thuế lợi tức Kể từ sau năm 1990, pháp luật về ưu đãi thuế TNDN được quy định trong Luật thuế lợi tức, Thuế TNDN năm 1997, Luật Thuế TNDN năm 2003 và Luật Thuế TNDN năm 2008

Luật Thuế TNDN năm 2008 đã góp phần hoàn thiện khung pháp luật thuế TNDN, cải thiện môi trường đầu tư theo hướng mở rộng hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài và tạo

cơ sở vững chắc cho việc bổ sung nguồn NSNN trong giai đoạn hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNDN; Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN và Nghị định số 124/2008/NĐ-

CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ; và mới đây nhất là Thông tư số 18/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 28/02/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế TNDN, trong đó quy định rất cụ thể

về các chế độ ưu đãi thuế TNDN

Mặt khác, triển khai thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, tháo gỡ khó khăn đối với DN và thực hiện những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành các

Nghị quyết, Quyết định và Thông tư hướng dẫn kịp thời

Trang 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH

NGHIỆP Ở VIỆT NAM

2.1 Những quy định pháp luật hiện hành về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam

2.1.1 Điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Các ưu đãi về thuế TNDN chỉ áp dụng đối với DN thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định và đăng ký, nộp thuế TNDN theo kê khai DN phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế; trường hợp không hạch toán riêng được thì thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế được xác định theo tỉ lệ doanh thu giữa hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế trên tổng doanh thu của DN

Về ưu đãi về thuế suất và thời gian miễn giảm thuế TNDN không áp dụng đối với: Thu nhập khác của DN; thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác; thu nhập từ kinh doanh trò chơi có thưởng, cá cược theo quy định của pháp luật và trường hợp khác được Chính phủ quy định

2.1.2 Nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế TNDN được quy định cụ thể, rõ ràng, bao gồm 8 nguyên tắc

2.1.3 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi và thời hạn áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi

Tại Điều 10 Luật Thuế TNDN năm 2008 quy định: Thuế suất thuế TNDN là 25%, trừ trường hợp ưu đãi về thuế suất (Điều 13 Luật thuế TNDN) và thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh Ưu đãi về thuế suất quy định cụ thể như sau:

(1) Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với:

- DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ

- DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại khu kinh tế, khu công nghệ cao được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

- DN thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: (+) Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; (+) Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; (+) Sản xuất sản phẩm phần mềm

(2) DN thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực quy định tại gạch đầu dòng thứ

ba điểm (1) nêu trên thuộc loại dự án có quy mô lớn, công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu

hút đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% có thể kéo dài thêm nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ căn

cứ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính

Trang 9

(3) Thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần thu nhập của DN có

được từ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường (sau đây gọi chung là lĩnh vực xã hội hoá)

Danh mục chi tiết các hoạt động trong lĩnh vực xã hội hoá được thực hiện theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quy định

(4) Thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian mười năm (10 năm) áp dụng đối với DN

thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ

(5) Thuế suất ưu đãi 20% trong suốt thời gian hoạt động được áp dụng đối với Hợp tác

xã dịch vụ nông nghiệp và Quỹ tín dụng nhân dân

Đối với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, quỹ tín dụng nhân dân thành lập mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ sau khi hết thời hạn áp dụng

thuế suất 10% quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất điểm (1) nêu trên thì chuyển sang áp dụng

mức thuế suất 20%

(6) Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định nêu trên được tính liên tục từ năm đầu

tiên DN có doanh thu từ hoạt động được hưởng ưu đãi thuế

(7) Hết thời gian áp dụng mức thuế suất ưu đãi tại điểm (1), điểm (2), điểm (4) nêu

trên, DN chuyển sang áp dụng mức thuế suất 25%

2.1.4 Mức và thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

Mức và thời gian miễn giảm thuế TNDN đã được nhà nước ta quy định khá rõ ràng

từng trường hợp Theo đó:

(1) Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với:

- DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ

- DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại khu kinh tế, khu công nghệ cao được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

- DN thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: (+) Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; (+) Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy thuỷ điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; (+) Sản xuất sản phẩm phần mềm

Để được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo trường hợp DN thành lập mới từ dự án đầu tư vào các ngành nghề đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định thì DN phải phát sinh doanh thu, thu nhập từ quá trình hoạt động của các dự án đầu tư nêu trên Trường hợp các DN thực hiện thi công, xây dựng các công trình này thì phần thu nhập từ hoạt động thi công, xây dựng các công trình này không được hưởng ưu đãi thuế TNDN

- DN thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hoá thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế

- xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định

Trang 10

(2) Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với DN

thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hoá thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn

có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ

(3) Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với DN

thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ

(4) Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định nêu trên được tính liên tục từ năm đầu

tiên DN có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế; Trường hợp DN không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu

tư thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư

(5) Năm miễn thuế, giảm thuế xác định phù hợp với kỳ tính thuế Thời điểm bắt đầu

tính thời gian miễn thuế, giảm thuế tính liên tục kể từ kỳ tính thuế đầu tiên DN bắt đầu có thu nhập chịu thuế (chưa trừ số lỗ các kỳ tính thuế trước chuyển sang) Trường hợp, kỳ tính thuế đầu tiên DN có thu nhập chịu thuế, nhưng thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ dưới 12 tháng thì DN có quyền đăng ký với cơ quan thuế tính thời gian miễn thuế, giảm thuế ngay kỳ tính thuế đầu tiên đó hoặc tính từ kỳ tính thuế tiếp theo Trường hợp DN đăng ký thời gian miễn giảm thuế vào kỳ tính thuế tiếp theo thì phải xác định số thuế phải nộp của kỳ tính thuế đầu tiên để nộp vào NSNN theo quy định Kỳ tính thuế hướng dẫn tại điểm 3 Phần B Thông tư số 130/2008/TT-BTC không áp dụng để xác định ưu đãi miễn thuế, giảm thuế theo quy định tại điểm này

2.1.5 Các trường hợp giảm thuế khác

Ngoài ưu đãi về thuế suất, ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế, Chính phủ quy định về các trường hợp giảm thuế khác nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư (11 trường hợp)

2.1.6 Chuyển lỗ

(1) Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế

(2) DN sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào

thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ

DN có số lỗ giữa các Quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó Khi quyết toán thuế TNDN DN xác định số

lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên

DN tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thu ế theo nguyên tắc nêu trên Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế TNDN xác định số lỗ DN được chuyển khác với số lỗ do DN tự xác định thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra nhưng đảm bảo chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định

Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau

Ngày đăng: 19/09/2013, 08:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
18. Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật thuế Việt Nam
Tác giả: Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản Công an nhân dân
Năm: 2010
19. Trường Nghiệp vụ Thuế - Tổng cục Thuế (2009), Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ thuế cho công chức mới, Nhà xuất bản Giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ thuế cho công chức mới
Tác giả: Trường Nghiệp vụ Thuế - Tổng cục Thuế
Nhà XB: Nhà xuất bản Giao thông vận tải
Năm: 2009
20. Lê Thị Ánh Nguyệt – ThS. Luật học, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2007), Tác động từ việc gia nhập tổ chức Thương mại thế giới đối với chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp luật số 1 (38) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động từ việc gia nhập tổ chức Thương mại thế giới đối với chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam
Tác giả: Lê Thị Ánh Nguyệt – ThS. Luật học, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2007
21. Nguyễn Thị Hải Yến (2006), Các hình thức khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động tới thương mại, Vụ thương mại đa biên (Bộ Thương mại) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hình thức khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động tới thương mại
Tác giả: Nguyễn Thị Hải Yến
Năm: 2006
22. Báo Hà Nội mới (2009), Điều chỉnh thuế giá trị gia tăng và thuế TNDN: Ai hưởng lợi, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều chỉnh thuế giá trị gia tăng và thuế TNDN: Ai hưởng lợi
Tác giả: Báo Hà Nội mới
Năm: 2009
23. Bộ Tài chính – VCCI (2011), Báo cáo tại Hội thảo về những vướng mắc về thuế giá trị gia tăng và thuế TNDN trong quá trình thực hiện Nghị định số 123/2008/NĐ-CP và Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 03 năm 2011, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tại Hội thảo về những vướng mắc về thuế giá trị gia tăng và thuế TNDN trong quá trình thực hiện Nghị định số 123/2008/NĐ-CP và Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 03 năm 2011
Tác giả: Bộ Tài chính – VCCI
Năm: 2011
26. Tổng cục Thuế (2009, 2010 và 2011), Báo cáo tình hình thực hiện miễn, giảm thuế TNDN qua các năm 2009, 2010 và 2011; Hà Nội;Websites Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình thực hiện miễn, giảm thuế TNDN qua các năm 2009, 2010 và 2011
4. Chính phủ (2008), Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 quy định chi tiết Khác
5. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với DN và thực hiện những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội Khác
6. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 05 tháng 06 năm 2011 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2011 Khác
7. Chính phủ (2009), Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2009 ban hành một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với DN Khác
8. Chính phủ (2011), Quyết định số 21/2011/QĐ-TTg ngày 06/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc gia hạn nộp thuế TNDN của DN nhỏ và vừa nhằm tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011 Khác
9. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN Khác
10. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế TNDN Khác
11. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13 tháng 01 năm 2009 hướng dẫn thực hiện giảm, gia hạn nộp thuế TNDN theo Nghị quyết số 30/2008/NQ- CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội Khác
12. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 12/2009/TT-BTC ngày 22 tháng 01 năm 2009 hướng dẫn thực hiện gia hạn nộp thuế TNDN năm 2009 đối với DN kinh doanh một số ngành nghề Khác
13. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 85/2009/TT-BTC ngày 28 tháng 04 năm 2009 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 58/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với DN Khác
14. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 12/2009/TT-BTC ngày 28 tháng 04 năm 2009 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 58/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Khác
16. Văn phòng Chính phủ (2008), công văn số 8951/VPCP-KTTH ngày 31 tháng 12 năm 2008 về ưu đãi thuế TNDN khi thực hiện cam kết với WTO Khác
17. Bộ Tài chính (2009), công văn số 2348/BTC-TCT ngày 03 tháng 03 năm 2009 hướng dẫn về ưu đãi thuế TNDN khi thực hiện cam kết với WTO Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w