1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ

27 599 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 414,33 KB

Nội dung

Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ

Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ Hoàng Lan Phương Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: TS. Trần Văn Hải Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam, so sánh với pháp luật quốc tế (mà Việt Nam đã tham gia). Nghiên cứu thực trạng về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT), nhận diện những bất cập của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền SHTT. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền SHTT. Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Quyền sở hữu trí tuệ Content MỞ ĐẦU Thương mại hóa quyền SHTT là một đòi hỏi tất yếu của việc phát triển kinh tế và hội nhập của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Để thương mại hóa quyền SHTT thành công trước hết hệ thống pháp luật quốc gia cần phải hoàn thiện. Các văn bản pháp luật Việt Nam như: BLDS 2005, LDN 2005, Luật thương mại 2005, Luật SHTT 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây gọi là Luật SHTT), Luật CGCN 2006 và các Nghị định hướng dẫn thi hành đã bước đầu ghi nhận việc thương mại hóa quyền SHTT. Tuy nhiên, việc ghi nhận đó của các văn bản pháp luật Việt Nam còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. BLDS cũng chỉ quy định các nguyên tắc liên quan đến các giao dịch dân sự đối với các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng nào áp dụng cho quyền SHTT. LDN cũng chỉ ghi nhận quyền góp vốn bằng giá trị của quyền SHTT nhưng lại không có một hướng dẫn cụ thể nào để thực hiện các quyền đó và theo thủ tục nào. Ngay cả Luật SHTT tuy mới được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 cũng chỉ quy định các nội dung của việc bảo vệ và thực thi quyền SHTT và đề cập tới một phần về thương mại hóa quyền SHTT. Ngoài ra việc định giá quyền SHTT cũng chưa được ghi nhận thống nhất tại một văn bản pháp luật nào. 2 Những bất cập này của pháp luật đã khó thúc đẩy việc thương mại hóa quyền SHTT ở Việt Nam. Chính vì những bất cập của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền SHTT, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình. Với đề tài này, tác giả tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền SHTT, trong đó có so sánh với các quy định của pháp luật quốc tế về thương mại hóa quyền SHTT; tìm hiểu những bất cập của pháp luật trong việc thương mại hóa quyền SHTT; thực trạng thương mại hóa quyền SHTT và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện các quy định pháp luật để thúc đẩy quá trình thương mại hóa quyền SHTT ở Việt Nam. CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƢƠNG MẠI HÓA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 1.1. Khái quát chung về quyền Sở hữu trí tuệ 1.1.1. Khái niệm về quyền Sở hữu trí tuệ Quyền SHTT là quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ. Quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Quyền chiếm hữu tài sản trí tuệ được thể hiện rất mờ nhạt và trong một số trường hợp nhất định là không có ý nghĩa. Đối với quyền sử dụng, tùy thuộc vào từng đối tượng của quyền SHTT mà việc sử dụng được thể hiện khác nhau. Quyền định đoạt đối với tài sản trí tuệ được thể hiện gần giống như quyền định đoạt tài sản hữu hình. 1.1.2. Các đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ Quyền tác giả: Tác phẩm: văn học, nghệ thuật, khoa học - Cuộc biểu diễn Quyền liên quan: - Bản ghi âm, ghi hình - Chương trình phát sóng SHTT - Tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa - Sáng chế - Kiểu dáng công nghiệp SHCN - Nhãn hiệu 3 - Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn - Chỉ dẫn địa lý - Tên thương mại - Bí mật kinh doanh Quyền đối với giống cây trồng - Vật liệu nhân giống - Vật liệu thu hoạch Hình 1.1. Các đối tượng được bảo hộ quyền SHTT 1.2. Khái quát chung về thƣơng mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ 1.2.1. Định nghĩa thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ “Thương mại hóa quyền SHTT” là việc tạo ra lợi nhuận từ chính việc khai thác giá trị của quyền sở hữuquyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT đang được bảo hộ. 1.2.2. Các nhóm quyền của quyền Sở hữu trí tuệ có thể thương mại hóa + Quyền tác giả: Đối với quyền tác giả, chỉ có quyền nhân thân gắn với quyền tài sản và quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả mới đối với các tác phẩm sau được phép thương mại hóa: - Tác phẩm văn học - Tác phẩm nghệ thuật. - Tác phẩm khoa học (trừ việc thương mại hóa nội dung của các bản viết của các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn). + Quyền liên quan: Việc thương mại hóa quyền liên quan chính là việc thương mại hóa quyền tài sản của các chủ sở hữu của cuộc biểu diễn, tổ chức phát sóng, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. + Quyền SHCN: - Quyền tài sản của chủ sở hữu sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí. - Quyền SHCN đối với nhãn hiệu, BMKD. - Quyền SHCN đối với tên thương mại (chỉ được khai thác quyền sở hữu tên thương mại đó cùng với cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó). + Quyền đối với giống cây trồng 1.2.3. Các điều kiện để thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ 4 1.2.3.1. Các đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ phải được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam. 1.2.3.2. Các đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ là các đối tượng đang còn hiệu lực bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam. 1.2.3.3. Các đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ không phải là các đối tượng đang bị tranh chấp. 1.2.3.4. Các đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ phải đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. 1.3. Các hình thức thƣơng mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ 1.3.1. Chủ sở hữu tự khai thác quyền Sở hữu trí tuệ của mình. Chủ sở hữu tự khai thác các quyền tài sản (đối với quyền tác giả thì chủ sở hữu còn khai thác được cả quyền nhân thân gắn với tài sản) mà pháp luật quy định để thương mại hóa các tài sản trí tuệ mà mình sở hữu. 1.3.2. Chuyển nhượng quyền sở hữu. Chuyển nhượng quyền sở hữu được áp dụng với quyền tác giả và quyền liên quan và quyền SHCN đối với sáng chế, nhãn hiệu, KDCN, thiết kế bố trí, BMKD. Quyền SHCN đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu cũng được áp dụng với quyền đối với giống cây trồng. 1.3.3. Chuyển quyền sử dụng Việc nhận chuyển quyền sử dụng (license) các đối tượng của quyền SHTT từ chủ sở hữu hoặc từ những chủ thể được chủ sở hữu cho phép license cũng là một hình thức thương mại hóa quyền SHTT rất phổ biến trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, theo quy định của Luật SHTT có một số đối tượng của quyền SHCN lại không được chuyển quyền sử dụng hoặc bị hạn chế chuyển quyền sử dụng, đó là: - Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý và tên thương mại không được phép chuyển giao; - Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của nhãn hiệu tập thể đó. - Quyền sử dụng nội dung của các tác phẩm khoa học là bản viết của các kết quả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn không thể license được. 1.3.4. Nhượng quyền thương mại. 5 NQTM cũng là một trong những hình thức để thương mại hóa các đối tượng của quyền SHTT mà cụ thể ở đây là một số đối tượng của quyền SHCN: nhãn hiệu, tên thương mại và BMKD. 1.3.5. Góp vốn bằng quyền Sở hữu trí tuệ. (i) Điều kiện để góp vốn bằng quyền SHTT: + Bên góp vốn phải là chủ sở hữu của các đối tượng của quyền SHTT; + Các đối tượng của quyền SHTT được góp vốn phải là những tài sản không bị tranh chấp, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh; + Việc góp vốn này chỉ áp dụng với quyền nhân thân gắn với quyền tài sản và quyền tài sản trong quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học (trừ việc góp vốn bằng quyền sử dụng nội dung các tác phẩm khoa học là các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn); quyền tài sản của chủ sở hữu của quyền liên quan; quyền SHCN đối với sáng chế, nhãn hiệu, KDCN, thiết kế bố trí, BMKD, tên thương mại (chỉ trong trường hợp góp vốn bằng quyền sở hữu tên thương mại và việc góp vốn này phải kèm theo cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó); quyền đối với giống cây trồng. (ii) Các hình thức góp vốn bằng quyền SHTT: * Góp vốn bằng quyền sở hữu các đối tượng của quyền SHTT * Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT 1.4. Định giá quyền Sở hữu trí tuệ - một công cụ để thƣơng mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ. Quyền SHTT là một loại tài sản vô hình, không thể được xác định bằng chính đặc điểm vật chất của chính nó nhưng nó lại có giá trị rất lớn và có khả năng sinh ra lợi nhuận. Định giá quyền SHTT đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thương mại hóa quyền SHTT. Nó giúp chủ sở hữu các đối tượng của quyền SHTT biết được đúng giá trị của quyền SHTT từ đó có những quyết định, kế hoạch và chiến lược thương mại hóa phù hợp. 6 CHƢƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ THƢƠNG MẠI HÓA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 2.1. Pháp luật quốc tế về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ. Hiện nay có rất nhiều các văn bản pháp luật quốc tế quy định về việc bảo hộ quyền SHTT song lại chưa có một văn bản pháp luật quốc tế nào thống nhất quy định về việc thương mại hóa quyền SHTT. Các quy định liên quan đến việc thương mại hóa quyền SHTT trong các văn bản pháp luật quốc tế chỉ tập trung vào 3 hình thức thương mại hóa đó là: quy định các quyền của chủ sở hữu được bảo hộ để từ đó họ có thể tự khai thác những độc quyền này, chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển quyền sử dụng. 2.1.1.1. Các quy định của pháp luật quốc tế về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền tác giả và quyền liên quan. * Quy định của pháp luật quốc tế về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền tác giả: - Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật Điều 8, Điều 9, Điều 11, Điều 11bis, Điều 11ter, Điều 12, Điều 14, Điều 14ter. - Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả (Hiệp ước WCT): Điều 6, Điều 7, Điều 8. - Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền SHTT – TRIPS: Điều 11. * Quy định của pháp luật quốc tế về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền liên quan: - Công ước quốc tế về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng (Công ước Rome 1961): Điều 7, Điều 10, Điều 13. - Công ước Geneva về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép không được phép bản ghi âm của họ: Điều 6. - Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm (Hiệp ước WPPT): Điều 6, Điều 7, Khoản 1 Điều 8, Điều 9, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 15. - Hiệp định TRIPS: Điều 14. 2.1.1.2. Các quy định của pháp luật quốc tế về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền SHCN: - Công ước Paris 1883 về bảo hộ SHCN (Công ước Paris): Điều 5. - Hiệp định TRIPS: Điều 26, Điều 36. 7 2.1.1.3. Các quy định của pháp luật quốc tế về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền đối với giống cây trồng: - Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (Công ước UPOV): Điều 14, Điều 15, Điều 16. 2.1.2. Quy định của pháp luật quốc tế về chuyển nhượng quyền sở hữu. - Chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu quốc tế được quy định tại Công ước Paris về bảo hộ SHCN 1883: Điều 6 quater. - Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa: Điều 9bis, Điều 9ter. - Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa: Điều 9. - Thỏa ước Lahay về đăng ký quốc tế KDCN 1925: Điều 12. - Hiệp định TRIPS 2.1.3. Quy định của pháp luật quốc tế về chuyển quyền sử dụng - Công ước Geneva - Hiệp định TRIPS: Điều 21. 2.2. Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ Các quy định về thương mại hóa quyền SHTT được quy định rải rác ở nhiều các văn bản pháp luật Việt Nam. Các văn bản pháp luật này bước đầu đã ghi nhận các hình thức thương mại hóa quyền SHTT bên cạnh 3 hình thức là chủ sở hữu tự khai thác các quyền SHTT của mình, chuyển nhượng quyền sở hữu và license thì cũng đã quy định về các hình thức NQTM và góp vốn bằng quyền SHTT. - Quy định của pháp luật Việt Nam về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền tác giả: Điều 738 BLDS 2005; Luật SHTT: Khoản 3 Điều 19, Điều 20; Nghị định 100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLDS và Luật SHTT về quyền tác giả và quyền liên quan: Khoản 3 Điều 22, Điều 23. Có rất nhiều điểm tương đồng giữa pháp luật Việt Nam trong các quy định về quyền tác giả với các công ước quốc tế về quyền tác giả đặc biệt là các quy định về quyền tài sản. Tuy nhiên, các đối tượng của quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam là các “tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học”. Nhưng Công ước Berne và các công ước khác về quyền tác giả như Công ước WCT, Hiệp định TRIPS chỉ bảo hộ các “tác phẩm văn học và nghệ thuật”. Ngoài ra, so với quy định của Công ước Berne thì Luật SHTT Việt Nam có 1 8 điểm khác biệt trong quy định về “quyền nhân thân” đó là bên cạnh việc quy định các “quyền nhân thân không gắn với quyền tài sản” còn quy định về “quyền nhân thân gắn với quyền tài sản” là: “quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm”. Quyền nhân thân gắn với quyền tài sản này cùng với các quyền tài sản có thể thương mại hóa được theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Quy định của pháp luật Việt Nam về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền liên quan: + Quyền của chủ sở hữu cuộc biểu diễn: Khoản 3 Điều 745 BLDS, Khoản 3 Điều 29 Luật SHTT; Điều 31 Nghị định 100/2006/NĐ-CP. + Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình: Điều 746 BLDS, Điều 30 Luật SHTT; + Quyền của tổ chức phát sóng: Điều 747 BLDS, Điều 31 Luật SHTT; + Quyền của chủ sở hữu đối với tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa (Điều 748 BLDS). Đối với quyền liên quan, có một điểm khác biệt căn bản giữa các quy định của pháp luật Việt Nam và các văn bản pháp luật quốc tế là các công ước quốc tế đều chỉ bảo hộ quyền của chủ sở hữu “bản ghi âm”, chưa bảo hộ quyền của chủ sở hữu “bản ghi hình” nhưng pháp luật Việt Nam lại bảo hộ cả “bản ghi âm” và “bản ghi hình”. Bên cạnh đó, về cơ bản pháp luật Việt Nam đều có sự tương đồng trong việc quy định các quyền của chủ sở hữu quyền liên quan với pháp luật quốc tế, kể cả các công ước quốc tế Việt Nam đã là thành viên như công ước Rome, Hiệp định TRIPS và công ước chưa là thành viên như hiệp ước WPPT. - Quy định của pháp luật Việt Nam về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền SHCN: + BLDS 2005: Điểm b Khoản 1 Điều 751. + Luật SHTT: Điều 123 đến Điều 125. - Quy định của pháp luật Việt Nam về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền đối với giống cây trồng: + BLDS 2005: Điểm b Khoản 1 Điều 751. + Luật SHTT: Điều 186, Điều 187. Đối với các quy định về quyền của chủ bằng bảo hộ đối với giống cây trồng theo pháp luật Việt Nam có những sự tương đồng với quy định của Công ước UPOV. Điểm khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và Công ước UPOV là về ngoại lệ của việc hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ theo như quy định tại Khoản 2 Điều 190 Luật SHTT. Công ước UPOV bên cạnh việc quy định ngoại lệ này áp dụng với “vật liệu của giống cây trồng được bảo hộ” còn áp 9 dụng với “giống cây trồng có nguồn gốc; giống cây trồng không có sự khác biệt rõ ràng; giống cây trồng mà việc sản xuất đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống cây trồng được bảo hộ”. 2.2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng quyền sở hữu 2.2.2.1. Bộ luật dân sự 2005 + Chuyển giao quyền tác giả (Điều 742); + Hợp đồng chuyển giao quyền tài sản thuộc quyền tác giả (Điều 743); + Chuyển giao quyền liên quan (Điều 749); + Chuyển giao quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng (Điều 753). 2.2.2.2. Luật Sở hữu trí tuệ + Chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan (Điều 45-46). + Chuyển nhượng quyền SHCN (Điều 138-140). 2.2.2.3. Thông tư 01/2007/TT-BKHCN: từ Điều 47 đến Điều 49. Pháp luật Việt Nam đã ghi nhận việc “chuyển nhượng một phần nhãn hiệu” đối với các nhãn hiệu được đăng ký cho nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ tương tự nhau và quy định này là hoàn toàn phù hợp với quy định của Công ước Paris. Việc chuyển nhượng nhãn hiệu theo như quy định của pháp luật Việt Nam không cần phải gắn liền với việc chuyển giao toàn bộ hoặc đồng thời doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu đó cũng phù hợp với quy định lựa chọn tại Điều 6 quarter của Công ước Paris. + Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng (Điều 194). 2.2.2.4. Luật CGCN 2006 2.2.2.5. Nghị định 88/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT về quyền đối với giống cây trồng. 2.2.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng. 2.2.3.1. Bộ luật dân sự 2005: + Chuyển giao quyền tác giả (Điều 742); + Chuyển giao quyền liên quan (Điều 749); + Chuyển giao quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng (Điều 753). 2.2.3.2. Luật Sở hữu trí tuệ: + License quyền tác giả và quyền liên quan (Điều 47-48). + License các đối tượng SHCN (Điều 141-144). 10 + License đối với giống cây trồng (Điều 192-193). 2.2.3.3. Luật Chuyển giao công nghệ 2006: Khoản 3 Điều 17. 2.2.3.4. Nghị định 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010: Điều 26. 2.2.3.5. Thông tư 01/2007/TT-BKHCN: từ Điều 47 đến Điều 49. 2.2.4. Quy định của pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại. - Điều 755 của BLDS 2005 - Điều 284 đến Điều 291 của Luật Thương mại 2005. - Nghị định 35/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động NQTM - Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động NQTM - Quyết định 106/2008/QĐ-BTC ngày 17.11.2008 về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hoạt động NQTM. Ngoài ra, nếu trong hợp đồng NQTM có quy định về phần CGCN thì hợp đồng NQTM cũng chịu sự điều chỉnh của Luật CGCN 2006. 2.2.5. Quy định của pháp luật Việt Nam về góp vốn bằng quyền Sở hữu trí tuệ. 2.2.5.1. Luật Doanh nghiệp 2005: Khoản 4 Điều 4. 2.2.5.2. Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01.10.2010 được ban hành hướng dẫn thi hành LDN: Điều 5. 2.2.5.3. Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2005: Điểm đ Khoản 1 Điều 2. 2.2.5.4. Luật Chuyển giao công nghệ 2006: Điểm b Khoản 2 Điều 22 2.2.6. Quy định của pháp luật Việt Nam về định giá quyền Sở hữu trí tuệ. 2.2.6.1. Luật Doanh nghiệp 2005: Khoản 1 Điều 30. 2.2.6.2. Chuẩn mực kế toán số 04 về TSCĐ vô hình ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: Đoạn 6. 2.2.6.3. Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20.10.2009 quy định về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ: Điểm b Khoản 1 Điều 6; Khoản 2 Điều 4. 2.2.6.4. Thông tư 146/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành CTCP theo quy định tại Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ.

Ngày đăng: 19/09/2013, 08:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Quyền liên quan: - Bản ghi âm, ghi hình - Chương trình phát sóng  - Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền  Sở hữu trí tuệ
uy ền liên quan: - Bản ghi âm, ghi hình - Chương trình phát sóng (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w