1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Toàn cầu hóa từ góc nhìn văn hóa

6 85 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bản chất của toàn cầu hóa là mối tương tác giữa người và người được mở rộng ở cấp độ toàn cầu và những hệ quả phát sinh từ đó. Toàn cầu hóa ngày càng được khẳng định là xu thế khách quan, tất yếu, được mở rộng từ kinh tế sang các mặt khác của đời sống xã hội, như chính trị, văn hoá, an ninh, quốc phòng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu Toàn cầu hóa từ góc nhìn văn hóa dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này.

Tồn cầu hóa từ góc nhìn văn hóa 17:32' 31/7/2015 TCCS ­ Phần lớn các học giả hiện nay đều cho rằng, bản chất của tồn cầu hóa là   mối tương tác giữa người và người được mở  rộng ở cấp độ tồn cầu và những hệ  quả phát sinh từ đó. Tồn cầu hóa ngày càng được khẳng định là xu thế khách quan,   tất yếu, được mở rộng từ kinh tế sang các mặt khác của đời sống xã hội, như chính   trị, văn hố, an ninh, quốc phòng,  Nếu tồn cầu hóa kinh tế đã trở  nên quen thuộc   thì tồn cầu hóa văn hóa đang đặt ra nhiều băn khoăn cần lý giải Những cách nhìn về tồn cầu hóa văn hóa Vào khoảng cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, khái niệm “tồn cầu hóa” xuất hiện thường   xun hơn trong các cơng trình nghiên cứu văn hóa. Khái niệm này dường như nói lên một   hiện tượng mà ở đó tính chất cá nhân của mỗi nền văn hóa dân tộc và địa phương bị “qt  sạch” và bị đồng nhất hóa một cách khách quan bởi quyền lực thương mại to lớn của các  cơng ty đa quốc gia và bởi các mạng lưới thơng tin bao trùm khắp thế  giới. Hiện nay, sự  xâm nhập diễn ra từng phút, từng giờ  trên khắp hành tinh với một nhịp độ  ngày càng gia   tăng. Nhiều nước đang “vật lộn” với “cơn bão” tồn cầu hóa mà mục đích khơng gì khác là  bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế ­ xã hội và bảo tồn văn hóa dân tộc Vậy tồn cầu hóa được nhìn nhận như  thế  nào dưới góc độ  văn hóa? Câu hỏi đó từng   được nêu ra dưới nhiều cách đặt vấn đề  cụ  thể  trong các hội thảo quốc tế  và khu vực,   nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời thống nhất Tồn cầu hóa  được hình thành từ  những  khuynh hướng tương  phản. Trong  rất  nhiều   những mâu thuẫn của thế  giới đương đại, nổi lên những xung đột giữa “trung tâm” và  “ngoại vi”, giữa “dân tộc” và “siêu dân tộc”, giữa chủ  nghĩa địa phương và chủ  nghĩa thế  giới, giữa các nền văn hóa và tiểu văn hóa, giữa cái phổ biến và cái đặc thù  Tồn cầu hóa   đang khiến cho các cá nhân lẫn cộng đồng (ở mọi cấp độ) đều phải trăn trở  về những tác  động của nó Là một hiện thực đa khuynh hướng, với những tác động thuận nghịch đan xen, tồn cầu  hóa được cảm nhận và giải thích khác nhau từ những góc nhìn khác nhau. Đối với một nhà  đầu tư  ngân hàng, tồn cầu hóa có một ý nghĩa khác về  căn bản so với một người phát  ngơn của một bộ tộc ngun thủy trong rừng rậm nhiệt đới, nơi mà khơng gian sinh sống   bị  đe dọa bởi việc khai thác rừng. Điểm gặp gỡ    đây là tất cả  mọi chủ  thể  xã hội đều   khơng thốt khỏi sự tác động của tồn cầu hóa và buộc phải lựa chọn phương án ứng xử  với nó. Trên thực tế,  ở bất cứ lĩnh vực nào của đời sống, người ta đều có thể  cảm nhận   được sự hiện diện của tồn cầu hóa cùng với những đảo lộn do nó gây ra, song lại rất khó  nhận diện nó một cách rõ ràng N. Rơ­xnơ (N. Rosneau), Giáo sư Khoa Quan hệ quốc tế Trường Đại học Tổng hợp Gic­ giơ  Oa­sinh­tơn (The George Washington University) nhận xét: “ Trong khi người ta vẫn  chưa hình dung về những đổi thay ấy đến nơi đến chốn, thì hơi thở của chúng đã bao trùm   khắp nơi, giăng mắc khắp các nước, xun thấu vào từng bước đi của đời sống, thẩm lậu   vào mọi giai tầng trong xã hội. Tóm lại là ngấm sâu vào tất cả  các yếu tố  cấu thành nên   đời sống tồn cầu. Những biến động như vậy đang làm cho cái trật tự mà trên đó vốn trụ  vững các quan niệm về gia đình, cộng đồng, đất nước và thế  giới nói chung, trở  nên mâu  thuẫn và bất định”(1) Dưới góc độ  văn hóa, câu hỏi thường được đặt ra là  tồn cầu hóa là tốt hay xấu? Các   cộng đồng truyền thống ứng xử như thế nào trước tồn cầu hóa? Làm thế nào để giao lưu   văn hóa thành cơng trong điều kiện của tồn cầu hóa? Vấn đề bao trùm đặt ra là làm sao  hiện đại hóa nền văn hóa đất nước mà khơng đánh mất bản sắc dân tộc và ngược lại.  Khơng phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà văn hóa thế giới đều băn khoăn lo lắng cho số phận  văn hóa và các giá trị  tinh thần dân tộc. Sự  xuất hiện ngày càng nhiều các hiện tượng   xun quốc gia khiến nhiều học giả nghi ngờ về khả năng sống sót của mơ hình quản lý  cộng đồng truyền thống là nhà nước dân tộc Ở một góc nhìn, sự thâm nhập lẫn nhau của các xã hội trên thế  giới và q trình gia tăng  sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước khiến nhiều mối quan hệ có xu hướng vượt ra ngồi   ranh giới quốc gia và châu lục. Sự  dịch chuyển vơ hạn các biên giới văn hóa tạo ra cảm   giác khơng chắc chắn. Khả năng trong tương lai, một nền văn hóa quốc tế với ý nghĩa như  một liên văn hóa, một “hành lang giá trị” xun bản sắc, sẽ thay thế văn hóa dân tộc. Dự  cảm đó gây nên sự bất an và những quan ngại sâu sắc từ phía chủ thể các nền văn hóa dân   tộc. Câu hỏi đặt ra là, liệu sự “mở cửa” của các thế giới văn hóa có thể tạo ra bản sắc mới   và đưa đến một nền văn hóa chung của thế  giới hay khơng, hay cần phải tính đến những  khó khăn, bất ổn, xung đột thường trực, trong khi sự an tồn cũ đã bị đánh mất? Vào đầu thế  kỷ  XXI, khi xu thế  tồn cầu hóa ngày càng trở  nên tất yếu, khơng thể  đảo  ngược thì cũng là q trình san bằng dần dần những khác biệt và đặc thù về mặt văn hóa,  nhất thể  hóa các tiêu chuẩn và giá trị  trên phạm vi tồn cầu. Tồn cầu hóa thường được   xem là q trình phương Tây hóa mà cốt lõi là Mỹ  hóa về  mặt văn hóa, trong đó phương   thức sống phương Tây được truyền bá và thực hiện một cách phổ biến. Trong khi đó, các  phương thức sống khác cùng với hệ  thống các giá trị  và các mẫu hình văn hóa nền tảng,  đặc biệt là bản sắc văn hóa dân tộc, có nguy cơ bị phủ lấp, xói mòn, phân rã và thay thế Vì thế, chẳng có gì đáng ngạc nhiên rằng trên thực tế, trong tất cả các khu vực và các nền  văn hóa trên thế  giới, tồn cầu hóa bị  coi như  mối đe dọa, bởi các cơ  cấu truyền thống  quen thuộc bị  phá vỡ, hiệu lực của các quy tắc và chuẩn mực trở  nên bị  nghi ngờ  và sự  định hướng trở nên khó khăn. Tồn cầu hóa đặt ra những thách thức hết sức nghiêm trọng   trong việc giữ  gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nó khiến cho tâm trạng khoắc khoải, hồi   nghi, lo lắng và bất định trong các cộng đồng dâng cao. Áp lực về  nguy cơ rạn vỡ, thậm   chí là biến mất những bản sắc văn hóa được tạo dựng từ hàng nghìn năm qua trong các xã  hội truyền thống, sự thương mại hóa bản sắc độc đáo của từng dân tộc là những tác nhân   chủ yếu quy tụ nhiều chủ thể văn hóa vào mặt trận chống tồn cầu hóa văn hóa Trong mấy thập niên qua, xu hướng quốc tế hóa đời sống nhân loại về văn hóa, đồng nhất   hóa mọi phương diện của cuộc sống từ sinh hoạt đến tiêu dùng, giải trí, đã gia tăng mạnh  mẽ. Khắp nơi trên thế  giới, đâu đâu cũng thấy lặp đi lặp lại những dáng dấp hiện đại   cùng với lối sống ngày càng giống nhau, thậm chí y hệt. Sân bay, trung tâm thành phố, hình   dáng kiến trúc, dịch vụ, quần áo, biển báo, âm nhạc, ẩm thực  đều cùng một “phong cách  quốc tế” hướng về tiêu dùng và giải trí. Theo xu hướng đó, một số nước còn tìm cách áp   đặt văn hóa của mình cho các dân tộc khác Sự  quảng bá các sản phẩm tiêu dùng của văn hóa đại chúng dẫn đến tính chất đơn điệu,  dần làm mai một các đặc điểm và truyền thống dân tộc, làm mất đi tính độc đáo bản sắc   tộc người, đồng thời sản sinh ra những “lai tạp văn hóa” mới. Những ý kiến phản đối tồn   cầu hóa cho rằng, tồn cầu hóa tất yếu sẽ gây ra những đứt gẫy và mai một các nền văn  hóa dân tộc Thế giới quan văn hóa của nhiều dân tộc đang phải lựa chọn những phương án ứng xử với  “sự kiện tồn cầu hóa”. Theo đó, sự đóng cửa về văn hóa vẫn tồn tại khơng phải như một  giải pháp có tính cơ  học mà với tính cách là một khả  năng  ứng xử. Khả  năng đó đồng  nghĩa với những phản ứng tự vệ, sự điều tiết phù hợp và q trình gia tăng các yếu tố dân   tộc mang bản sắc địa phương trong văn hóa,  duy trì khuynh hướng khu vực hóa để đối phó   với những thách thức của tồn cầu hóa Dưới giác độ  văn hóa ­ xã hội, chiến lược này thơng thường được thực hiện với lời kêu   gọi phục hồi truyền thống, cái được giữ gìn và lưu truyền, những “giá trị  cơ bản” và đức   hạnh của cộng đồng (dân tộc) để  giành lại sự  an tồn đã bị  đánh mất hoặc trở  nên mong  manh và sự thân thiết của bản sắc văn hóa của mình Ở một góc nhìn khác trong văn hóa, người ta cho rằng, bên cạnh những nguy cơ và thách   thức, tồn cầu hóa cũng đem lại nhiều cơ hội cho sự phát triển văn hóa các dân tộc. Trước  hết là các dân tộc có điều kiện nhìn nhận lại chính mình khi so sánh, đối chiếu với văn hóa  nhân loại. Một nền văn hóa chỉ  có thể tự  tri đầy đủ  và sâu sắc sau các cuộc tiếp xúc văn   hóa. Các lĩnh vực của đời sống văn hóa được đối sánh với văn hóa nước ngồi sẽ  bộc lộ  cái hay và cái dở để từ đó các chủ thể văn hóa dân tộc tiến hành học hỏi và tiếp biến văn   hóa. Với cách nhìn này, người ta cho rằng tồn cầu hóa mở ra cơ hội mới cho sự học hỏi,   hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, để văn hóa các dân tộc có thể đạt tới tính tồn cầu và   hiện diện trên bản đồ  văn hóa thế  giới. Cố  nhiên, sự  dự  phóng những thành tựu của văn   hóa dân tộc lên tầm tồn cầu sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự tiếp biến văn hóa của các chủ  thể văn hóa dân tộc Người ta cũng hy vọng rằng, giao lưu văn hóa tích cực trong điều kiện bùng nổ  của cách   mạng khoa học ­ cơng nghệ sẽ làm thay đổi nhận thức của con người về vấn đề  dân tộc   và bản sắc, sẽ  tạo ra các bản sắc văn hóa đa tầng và mềm dẻo, khơng bị  ràng buộc vào   khn khổ nhà nước ­ dân tộc. Theo nghĩa đó, người ta trơng đợi việc tạo ra một kiểu văn  hóa đại chúng mới vượt ra ngồi biên giới các quốc gia. Các nền văn hóa chủng tộc và địa   phương (dân tộc thiểu số) vốn đã phải chịu những bất lợi thiệt thòi, bất bình đẳng về kinh   tế, chính trị hay văn hóa trong khn khổ nhà nước ­ dân tộc sẽ  có điều kiện để  giao lưu  bình đẳng trong một sân chơi với những luật lệ  chung. Các giá trị  văn hóa cổ  truyền của   họ cũng sẽ được nhìn nhận và sáng tạo lại qua q trình giao lưu với các nền văn hóa khác   trên thế giới Đối thoại văn hóa ­ phương thức ứng xử trong bối cảnh tồn cầu hóa văn hóa Bất chấp thái độ  của chúng ta như  thế  nào, tồn cầu hóa vẫn là một q trình hiện thực  phải đương đầu. Vận mệnh của các quốc gia, cộng đồng, dân tộc dường như  đang đứng   trước thách thức của tồn cầu hóa. Khơng một quốc gia nào có thể  “đóng cửa” và tồn tại  biệt lập. Tồn cầu hóa buộc các dân tộc muốn tiếp tục tồn tại và phát triển phải hòa nhập  vào trào lưu chung để  tiếp thu những thành tựu văn hóa ­ văn minh chung của nhân loại   Nói cách khác, dù phản đối hay ủng hộ tồn cầu hóa về phương diện văn hóa, các quốc gia  đều phải tìm phương thức  ứng xử  mới với tồn cầu hóa. Trong bối cảnh đó, tiếp xúc ­  giao lưu ­ đối thoại văn hóa được xem là một giải pháp quan trọng để  giải quyết những   mâu thuẫn nảy sinh trong q trình này. Tiếp xúc ­ giao lưu ­ đối thoại giữa các nền văn   hóa là những khái niệm tương đồng về bản chất, biểu đạt q trình trao đổi thơng tingiữa  các chủ  thể  văn hóa dân tộc. Trong đó, tiếp xúc là bước khởi đầu và đối thoại là sự  phát   triển theo chiều sâu của tiếp xúc và giao lưu. Vì vậy cũng có thể  gọi tắt q trình này  là đối thoại văn hóa. Để  hoạt động này mang lại những kết quả  thiết thực, hữu ích, cần  tn thủ một số ngun tắc cơ bản sau đây Thứ nhất, đối thoại văn hóa phải dựa trên sự bình đẳng, tương hỗ  Trong đời sống văn hóa   giới, khơng có sự  phân cấp, tơn vinh đặc biệt hay hạ  thấp một nền văn hóa nào. Đối   thoại văn hóa nhằm tiếp thu, học hỏi những yếu tố  tốt đẹp đặc sắc của nhau. Mỗi nền   văn hóa đều là giá trị  sáng tạo của một cộng đồng người, gắn với những điều kiện sinh  thái cụ thể. Ngun tắc chung của đối thoại văn hóa là phải được tiến hành giữa các bên   đồng đẳng, theo phương thức có đi có lại và vì lợi ích chung. Khơng một dân tộc nào có   thể đem giá trị, chuẩn mực của mình áp đặt lên giá trị, chuẩn mực của dân tộc khác. Thái   độ  trịch thượng trong tiếp xúc, giao lưu văn hóa sẽ  cản trở  sự  hiểu biết và học hỏi lẫn   nhau, làm cho bản thân sự đối thoại mất đi ý nghĩa tích cực của nó Thứ hai, đối thoại văn hóa phải dựa trên tinh thần tơn trọng tính khác biệt về bản sắc văn   hóa. Q trình hiện đại hóa có thể mang nhiều hình thức văn hóa khác nhau. Hiện đại hóa   khơng chỉ là đồng nhất hóa mà còn là đa dạng hóa. Việc thủ tiêu tính đa dạng trong các nền   văn hóa địa phương bằng sự thuần nhất và tiêu chuẩn hóa về văn hóa diễn ra cùng với q   trình tồn cầu hóa sẽ san bằng và nén chặt mọi khả năng phong phú của các nền văn hóa  của nhân loại. Thách thức này cần phải được loại trừ. Chúng ta cần cổ vũ cho sự đa dạng   văn hóa, cần duy trì những nét đặc thù của các nền văn hóa, khuyến khích việc bảo tồn  bản sắc dân tộc như  một điều kiện để  thực hiện tiếp xúc và giao lưu văn hóa. Nếu một  dân tộc nào đó đánh mất bản sắc văn hóa riêng của mình thì nó khơng còn gì để hội nhập   văn hóa với cộng đồng thế giới. Khơng nên coi những nỗ lực  ứng xử để  duy trì nét riêng   của cộng đồng là bảo thủ, chống tồn cầu hóa hay là biểu hiện của sự “đóng cửa”, từ chối   giao lưu. Thực chất, đó chỉ là một phản ứng tự vệ của các nền văn hóa. Hơn nữa, nó còn   chứa đựng một ý nghĩa tích cực giống như sự tìm kiếm một giải pháp thích nghi cho văn   hóa dân tộc trong bối cảnh tồn cầu hóa Thứ ba, đối thoại văn hóa phải được thực hiện theo tinh thần khoan dung, dựa trên nhận   thức về  “cầu đồng tồn dị”. Nghĩa là biết tìm ra những điểm tương đồng, những lợi ích  chung, đồng thời chấp nhận sự khác biệt về sắc tộc, tơn giáo, tín ngưỡng, đạo lý, thị hiếu,   thẩm mỹ, lối sống,  để  học cách cùng tồn tại và đóng góp vào sự  phát triển chung. Do   vậy, để tiến tới một nền văn hóa thế giới hiện đại trong đa dạng, đòi hỏi phải chấp nhận  sự tồn tại của các giá trị khác nhau và tiến hành đối thoại giữa các nền văn hóa. Việc đối  thoại giữa các tơn giáo, việc đánh giá lại văn hóa khoa học và việc tìm hiểu các trào lưu   tinh thần mới đều là một phần của cố gắng này./ ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ (1) Rosneau James N: “The challenges and tensions of a globalized world”, American Studies   International,Vol.38, No.2, June 2000, p. 8 ­ 22  ... tộc người, đồng thời sản sinh ra những “lai tạp văn hóa  mới. Những ý kiến phản đối tồn   cầu hóa cho rằng, tồn cầu hóa tất yếu sẽ gây ra những đứt gẫy và mai một các nền văn hóa dân tộc Thế giới quan văn hóa của nhiều dân tộc đang phải lựa chọn những phương án ứng xử với ... manh và sự thân thiết của bản sắc văn hóa của mình Ở một góc nhìn khác trong văn hóa,  người ta cho rằng, bên cạnh những nguy cơ và thách   thức, tồn cầu hóa cũng đem lại nhiều cơ hội cho sự phát triển văn hóa các dân tộc. Trước ... hóa.  Các lĩnh vực của đời sống văn hóa được đối sánh với văn hóa nước ngồi sẽ  bộc lộ  cái hay và cái dở để từ đó các chủ thể văn hóa dân tộc tiến hành học hỏi và tiếp biến văn   hóa.  Với cách nhìn này, người ta cho rằng tồn cầu hóa mở ra cơ hội mới cho sự học hỏi,

Ngày đăng: 04/02/2020, 09:33

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w