1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế - Trần Kim Thanh

165 172 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 165
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế do thầy Trần Kim Thanh nhằm trang bị cho bạn đọc một số khái niệm và một số vấn đề chung nhất của thống kê như: Thống kê học là gì; lịch sử phát triển của Thống kê học; đối tượng nghiên cứu của Thống kê học;...

TS. TRẦN KIM THANH BÀI  G NGUN LÝ THỐNG KÊ KINH   TẾ Tp. HỒ CHÍ MINH ­ 2015 Chương 1 NHẬP MƠN THỐNG KÊ HỌC Mục tiêu của chương này nhằm trang bị cho bạn đọc một số khái niệm và một số vấn đề chung nhất của  thống kê, như: ­ Thống kê học là gì? ­ Lịch sử phát triển của Thống kê học; ­ Đối tượng nghiên cứu của Thống kê học; ­ Một số khái niệm thống kê cơ bản; ­ Các loại thang đo trong thống kê; ­ Hai hình thức trình bảy tài liệu thống kê Phần lớn trong số các kiến thức nhập mơn nói trên sẽ được nhắc lại ở các chương tiếp theo của giáo  trình này, với tư cách là các khái niệm và thuật ngữ đã được hiểu thống nhất I KHÁI NIỆM VỀ THỐNG KÊ Trước đây, khi chưa có sự tác động của các cơng cụ tốn học, thuật ngữ “thống kê” được hiểu là những dữ  liệu được ghi chép một cách có hệ thống để phản ánh các hiện tượng tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội.  Chẳng hạn như số liệu ghi chép về lượng mưa, về nhiệt độ, về độ ẩm khơng khí trên các vùng lãnh thổ của  mỗi quốc gia; số liệt về dân số; GDP, vốn đầu tư phát triển của nền kinh tế; giá trị sản xuất, lao động và  vốn sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp… Cùng với sự phát triển của tốn học, đặc biệt là Lý thuyết xác suất thống kê tốn, thống kê đã trở thành   một ngành khoa học quan trọng: khoa học về hệ thống các phương pháp thu nhập và phân tích các dữ  liệu về mặt định lượng những hiện tượng nói trên để tìm hiểu bản chất và tính quy luật của chúng Điều khác biệt cơ bản và quan trọng nhất là ở chỗ: Nếu như trước đây người ta quan niệm thống kê là  những dữ liệu xơ cứng thì Lý thuyết xác suất thống kê tốn chỉ ra rằng: những dữ liệu thống kê ghi chép đó  là những giá trị thể hiện của các phần tử ngẫu nhiên và các tiêu thức quan sát chính là các phần tử ngẫu  nhiên. Đây chính là chiếc cầu nối liền giữa tốn học với thống kê học, nó giúp cho việc chuyển tải các cơng  cụ của tốn học và đặc biệt là của lý thuyết xác suất thống kê tốn vào giải quyết các vấn đề của thống kê  học như: Ước lượng, kiểm định, phân tích hồi quy, phân tích phương sai,  Chiếc cầu nối này giúp chúng ta  tìm hiểu các quy luật – cái tất nhiên – thơng qua số lớn các quan sát ngẫu nhiên bới Luật số lớn nổi tiếng.  Vì thế, nếu nói Lý thuyết thống kê chính là một loại tốn học ứng dụng là có căn cứ Chẳng hạn, qua số liệu về kết quả sản xuất, lao động và thu nhập của lao động ở một doanh nghiệp theo  thời gian. Sử dụng các phương pháp của thống kê học, ta có thể tính được các chỉ tiêu năng suất lao động,  thu nhập bình quận của lao động. Qua đó phân tích được tính quy luật của sự biến động năng suất lao  động và thu nhập bình qn của lao động, phân tích được tính quy luật giữa tốc độ tăng năng suất lao động  và tốc độ tăng thu nhập bình qn của lao động… từ đó giúp lãnh đạo doanh nghiệp có những giải pháp  kịp thời II SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỐNG KÊ HỌC Thống kê học ra đời và phát triển xuất phát từ nhu cầu của hoạt động thực tiễn xã hội. Để trở thành một   mơn khoa học độc lập như ngày nay, thống kê học đã có một q trình phát triển lâu dài từ đơn giản đến  phức tạp, đúc rút dần thành lý luận ngày càng hồn chỉnh Ngay từ thời bình minh của nhân loại, các di chỉ khảo cổ ở Trung Quốc, Hy Lạp, La Mã, Ai Cập,… cho  thấy các bộ lạc, bộ tộc đã biết cách ghi chép để năm được số dân, số súc vật, số nơ lệ… Mặc dù việc ghi  chép cịn rất đơn giản và cục bộ trong từng phạm vi hẹp Trong xã hội phong kiến, thống kê học đã có những bước phát triển vượt bậc so với thời cổ đại. Việc ghi  chép, đăng ký dân số, tài sản… được tiến hành ở phạm vi rộng hơn, mang tính thống kê rõ hơn. Song, nó  vẫn mang tính tự phát, thiếu khoa học, chưa thật sự trở thành một mơn khoa học độc lập Đến cuối thể kỷ thứ XVII, cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ  nghĩa, các phương pháp ghi chép và phân tích mặt lượng của các hiện tượng kinh tế ­ xã hội đã được các  nhà khoa học đúc kết thành lý luận. Nhiều ấn phẩm về lĩnh vực này đã được ra đời. Ở một số trường đại  học người ta bắt đầu giảng dạy về lý luận thống kê, về phương pháp nghiên cứu hiện tượng kinh tế ­ xã  hội dựa vào số liệu điều tra cụ thể. Cơng tác thống kê phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu thơng tin  thường xun về tình hình sản xuất và cung ứng hàng hóa, ngun liệu, lao động… của nền kinh tế thị  trường tư bản chủ nghĩa, phục vụ cho các mục đích kinh tế, chính trị và qn sự của nhà nước tư bản và  của các nhà tư bản. Năm 1682, William Petty (1623 – 1687) nhà kinh tế học người Anh đã cho xuất bản cuốn  “Số học chính trị”. Đây là tác phẩm đầu tiên nghiên cứu các hiện tượng xã hội thơng qua sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích các  dữ liệu thống kê. K.Marx đã mệnh danh cho William Petty là người sáng lập ra mơn thống kê học1 Đến giữa thế kỷ XVIII (năm 1759), G.Achenwall (1719 – 1772), một giáo sư đại học người Đức, lần đầu  tiên dùng từ “Statistic” (sau này được dịch là Thống kê) để chỉ phương pháp nghiên cứu nói trên, và quan  niệm đó là mơn học so sánh các nước khác nhau về mọi mặt qua các dữ liệu thu nhập được Những thành tựu của của khoa học tự nhiên trong thời kỳ này, đặc biệt là sự ra đời của lý thuyết xác suất và  thống kê tốn, đã có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển và hồn thiện của thống kê học, để nó trở  thành một mơn khoa học thật sự độc lập. Nếu như trước đây thống kê là các con số xơ cứng thì bằng cơng  cụ xác suất và thống kê tốn, tốn học đã thổi hồn vào đó, khiến cho các con số biết nói Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa cùng với những thành tựu nổi bật về khoa học kỹ thuật, khoa học  tự nhiên đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của thống kê học. Thống kê trở thành một cơng cụ  quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế ­ xã hội Ngày nay, thống kê được coi là một trong những cơng cụ quản lý kinh tế và quản lý xã hội quan trọng.  Thơng qua nghiên cứu tính quy luật về lượng của các hiện tượng, các dữ liệu thống kê giúp kiểm tra,  đánh giá các chương trình, kế hoạch và định hướng phát triển kinh tế ­ xã hội; cung cấp đầy đủ và kịp  thời các thơng tin thống kê trung thực, khách quan cho các cấp quản lý từ vi mơ đến vĩ mơ III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC Từ q trình hình thành và phát triển của thống kê, có thể thấy: đối tượng nghiên cứu của thống kê học là   các dữ liệu về mặt định lượng của các hiện tượng kinh tế ­ xã hội số lớn, trong điều kiện lịch sử cụ thể Do vậy, chúng ta cần hiểu đúng đối tượng nghiên cứu của thống kê ở các điểm chính sau: Các hiện tượng về nguồn tài ngun, mơi trường, của cải tích lũy của đất nước và của một vùng Các hiện tượng về sản xuất, phân phối, lưu thơng, tiêu dùng sản phẩm như : giá cả, lượng hàng xuất khẩu,  nhập khẩu… Các hiện tượng về đời sống vật chất, sức khỏe, văn hóa của dân cư như trình độ văn hóa, số người mắc  bệnh, các loại bệnh, phịng chống bệnh… Các hiện tượng về sinh hoạt chính trị xã hội Thống kê học thơng qua nghiên cứu các biểu hiện về lượng của hiện tượng kinh tế xã hội tìm hiểu bản  chất và tính quy luật của chúng. Điều này có nghĩa là, thống kê học sử dụng các dữ liệu về quy mơ, kết cấu,  quan hệ so sánh, trình độ phổ biến, tốc độ phát triển… của hiện tượng nghiên cứu để qua đó biểu thị được  bản chất và tính quy luật của chúng. Do vậy, các dữ liệu thống kê khơng phải là những con số trừu tượng,  hoặc mang tính số học thuần túy, mà là những con số có ý nghĩa kinh tế, chính trị hoặc xã hội nhất định,  giúp ta nhận thức được hiện tượng nghiên cứu Thống kê học nghiên cứu hiện tượng số lớn, tức là một tổng thể bao gồm nhiều đơn vị hợp thành. Các số  liệu thống kê về hiện tượng nghiên cứu thường được xử lý ra từ cơ sở dữ liệu thu thập trên một số lớn các  đơn vị cá biệt của hiện tượng nghiên cứu. Mặt lượng của các đơn vị này thường chịu tác động của nhiều  nhân tố. Trong đó có cả các nhân tố tất nhiên và ngẫu nhiên. Mức độ và xu hướng tác động của các nhân tố  này thường khơng giống nhau trên từng đơn vị cá biệt. Nếu chỉ thu thập số liệu trên một số ít các đơn vị của  hiện tượng nghiên cứu thì số liệu thống kê tính ra khó có thể phản ánh được bản chất và tính quy luật của  hiện tượng nghiên cứu. Song, nếu tổng hợp mặt lượng trên một số lớn các đơn vị của hiện tượng, tác động  của các nhân tố ngẫu nhiên sẽ được bù trừ và triệt tiêu, số liệu thống kê xử lý ra có thể biểu hiện được bản  chất và tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu ­ Thống kê học nghiên cứu hiện tượng số lớn, song khơng có nghĩa là bỏ qua việc nghiên cứu các hiện  tượng cá biệt (đơn vị tổng thể). Giữa hiện tượng số lớn và hiện tượng cá biệt có mối quan hệ biện chứng.  Nghiên cứu hiện tượng số lớn kết hợp với mở rộng nội dung nghiên cứu các hiện tượng cá biệt này sẽ giúp  nhận thức đầy đủ hơn bản chất và tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu ­ Hiện tượng số lớn mà thống kê học nghiên cứu ln tồn tại trong những điệu kiện thời gian và địa điểm  cụ thể. Trong những điều kiện lịch sử khác nhau, hiện tượng nghiên cứu sẽ có đặc điểm về chất và biểu  hiện về lượng khơng giống nhau. Chính vì thế, khi sử dụng các dữ liệu thống kê về hiện tượng nghiên cứu  phải để ý tới điệu kiện lịch sử cụ thể của nó Thống kê được chia thành hai lĩnh vực: Thống kê mơ tả : Bao gồm các phương pháp thu thập số liệu (tiến hành điều tra, quan sát, thực nghiệm…)  mơ tả và trình bày số liệu (thơng qua các bảng biểu và biểu đồ), tính tốn các đặc trưng đo lường Thống kê suy diễn: Sử dụng các cơng cụ của tốn học: các phương pháp như ước lượng, kiểm định phân  tích mối liên hệ, dự báo, đưa ra quyết định… trên cở sở các thơng tin thu thập từ mẫu IV MỘT SỐ KHÁI NIỆM THỐNG KÊ CƠ BẢN Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể thống kê Tổng thể thống kê là phạm vi của hiện tượng nghiên cứu Tổng thể thống kê là hiện tượng số lớn, gồn những đơn vị hoặc phần tử cá biệt hợp thành, cần được quan  sát, phân tích mặt lượng của chúng. Những đơn vị hoặc phần tử cá biệt cấu thành hiện tượng nghiên cứu  được gọi là đơn vị tổng thể. Đơn vị tổng thể là bộ phận nhỏ nhất trong tổng thể thống kê, nơi phát  sinh ra nguồn thơng tin ban đầu cần thu thập. Chẳng hạn, tồn bộ các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt  Nam tại một thời điểm nào đó là một tổng thể thống kê, trong đó mỗi doanh nghiệp là một đơn vị tổng thể.  Dân số Việt Nam là một tổng thể thống kê, trong đó mỗi người dân là một đơn vị tổng thể… Như vậy, thực chất của việc xác định tổng thể thống kê chính là việc xác định các đơn vị  của nó. Tổng thể thống kê có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: ­ Dựa vào đặc điểm nhận biết được hay khơng nhận biết được của các đơn vị tổng thể, người ta chia  tổng thể thống kê ra thành tổng thể bộc lộ và tổng thể tiềm ẩn * Tổng thể bộc lộ là tổng thể gồm các đơn vị cấu thành có thể xác định được bằng trực quan (ví dụ,  tổng thể dân số của một quốc gia, tổng thể doanh nghiệp đóng trên địa bàn của một địa phương…) * Tổng thể tiềm ẩn là tổng thể gồm các đơn vị cấu thành khơng thể nhận biết được bằng trực quan  (chẳng han, tổng thể những người mắc một căn bệnh nào đó, tổng thể những người thích đi du lich vào  cuối tuần…). Nghiên cứu thống kê đối với các tổng thể bộc lộ tiến hành khá thuận lợi, song sẽ gặp rất  nhiều khó khăn khi nghiên cứu các tổng thể tiềm ẩn, địi hởi phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp  khác nhau, chi phí nghiên cứu tốn kém gấp nhiều lần mới có được kết quả mong đợi ­ Dựa vào các đặc điểm chung giống nhau và khơng giống nhau, người ta phân chia tổng thể thống kê thành tổng thể đồng chất và tổng thể khơng đồng chất * Tổng thể đồng chất gồm các đơn vị cấu thành có các đặc điểm chung giống nhau theo mục đích nghiên  cứu, các đặc điểm chung này cũng chính là các đặc điểm hình thành nên tổng thể thống kê. Chẳng han,  tổng thể sinh viên của một trường đại học, tổng thể các bác sĩ trong một bệnh viện…; * Tổng thể khơng đồng chất gồm các đơn vị cấu thành khác nhau về loại hình và khơng có các đặc điểm  chung giống nhau theo mục đích nghiên cứu. Ví dụ, tổng thể hành khách trên một chuyến tàu là tổng thể  khơng đồng chất nếu mục đích nghiên cứu là tìm hiểu tình hình thu nhập, việc làm hoặc trình độ tay nghề Nghiên cứu thống kê chỉ đặt ra với các tổng thể đồng chất ­ Ngồi ra, cịn có thể phân chia thành  tổng thể chung (bao gồm tất cả các đơn vị của hiện tượng nghiên   cứu) và tổng thể bộ phận (chỉ gồm một phần các đơn vị của tổng thể chung). Cả hai tổng thể này, nếu   là đồng chất, thì đều có thể thực hiện được các nghiên cứu thống kê khác nhau Tiêu thức thống kê Nghiên cứu thống kê phải dựa vào các đặc điểm của đơn vị tổng thể. Mỗi đơn vị tổng thể đều có nhiều  đặc điểm. Các đặc điểm này được gọi là các tiêu thức thống kê. Như vậy, tiêu thức thống kê là các đặc  điểm của đơn vị tổng thể. Khi nghiên cứu về một tổng thể thống kê, do gặp phải giới hạn về thời gian,  về nhân lực, vật lực và tài lực nên tùy theo mục đích nghiên cứu, người ta chỉ chọn ra một số tiêu thức có  liên quan để thu thập thơng tin ban đầu Tiêu thức thống kê được chia thành hai loại: tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng * Tiêu thức thuộc tính là tiêu thức mà các biểu hiện của nó được dùng để phản ánh tính chất hoặc loại  hình của các đơn vị tổng thể, khơng biểu hiện trực tiếp được bằng con số. Ví dụ: giới tính, nghề nghiệp,  khu vực, thành phần kinh tế… * Tiêu thức số lượng là tiêu thức có thể biểu hiện trực tiếp được bằng con số. Ví dụ: Tuổi đời, tuổi  nghề, GDP của một quốc gia, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của một doanh nghiệp, dân số  của một địa phương… Các tiêu thức chỉ có hai biểu hiện khơng trùng nhau trên một đơn vị tổng thể được gọi là tiêu thức thay  phiên. Ví dụ, tiêu thức giới tính chỉ có hai biểu hiện khơng trùng nhau là nam và nữ, tiêu thức tình trạng  hơn nhân là các tiêu thức thay phiên Chỉ tiêu thống kê Chỉ tiêu thống kê là sự biểu hiện bằng định lượng của các mặt, các tính chất, các mối quan hệ cơ  bản của hiện tượng số lớn trong điều kiện lịch sử cụ thể Trong Khoản 3, Điều 3, Chương 1 của Luật Thống kê, cụm từ chỉ tiêu thống kê được giải thích như  sau: “Chỉ tiêu thơng kê là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh quy mơ, tốc độ phát triển, cơ cấu,  quan hệ tỉ lệ của hiện tượng kinh tế ­ xã hội trong điều kiện khơng gian và thời gian cụ thể” Ví dụ: GDP bình qn đầu người của Việt Nam năm 2011 là 2.000 USD; thu nhập bình qn  hàng tháng của một lao động trong khu vực nhà nước năm 2011 là 4,5 triệu đồng… Do chỉ tiêu thống kê được tổng hợp từ mặt lượng của nhiều đơn vị, nên nó phản ánh những mối  quan hệ chung của tất các đơn vị hoặc nhóm đơn vị tổng thể Chỉ tiêu thống kê bao gồm hai mặt: khái niệm và con số * Mặt khái niệm bao gồm định nghĩa và các giới hạn về thực thể, thời gian và khơng gian của hiện tượng  kinh tế ­ xã hội, phản ánh nội dung của chỉ tiêu thống kê * Mặt con số của chỉ tiêu thống kê là trị số được phát hiện, đo tính được theo các đơn vị tính tốn phù  hợp Căn cứ vào nội dung, có thể chia các chỉ tiêu thống kê thành hai loại: chỉ tiêu chất lượng và chỉ  tiêu khối lượng (hay số lượng) * Chỉ tiêu chất lượng biểu hiện các tính chất, tốc độ phát triển, trình độ phổ biến, mối quan hệ của biểu  hiện các tính chất, tốc độ phát triển, trình độ phổ biến, mối quan hệ của tổng thể giá bán đơn vị sản  phẩm, năng suất lao động, tỉ suất lợi nhuận tính trên tổng vốn (ROA)… * Chỉ tiêu khối lượng (hay số lượng) biểu hiện quy mơ của tổng thể, ví dụ: số lượng sản phẩm sản xuất,  doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ, tổng vốn dùng vào sản xuất kinh doanh… Việc phân loại này nhằm đáp ứng u cầu của một số phương pháp phân tích thống kê Tập hợp các chỉ tiêu số lượng và chất lượng theo từng u cầu nghiên cứu cụ thể ta được các hệ  thống chỉ tiêu thống kê Hệ thống chỉ tiêu thống kê là một tập hợp những chỉ tiêu có thể phản ánh các mặt, các tính chất  quan trọng nhất, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của tổng thể và mối liên hệ giữa tổng thể và các  hiện tượng liên quan Hệ thống các chỉ tiêu thống kê được cấu thành từ nhiều nhóm chỉ tiêu và được xây dựng theo  những u cầu nghiên cứu riêng. Chẳng hạn, hệ thống chỉ tiêu thống kê chủ yếu của doanh nghiệp bao  gồm các nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất, chi  phí xản xuất và các nhóm chỉ tiêu khác. Nếu u cầu nghiên cứu cần chi tiết và cụ thể hơn thì có thể thêm  các nhóm chỉ tiêu về giá thành, giá bán sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh… Hệ thống chỉ tiêu thống kê là cơ sở để thu thập, tổng hợp thơng tin từ các đơn vị tổng thể, tính tốn  trị số của chỉ tiêu giúp nhận thức được bản chất, tính quy luật và xu hướng biến động, phát triển của hiện  tượng số lớn Vấn đề xây dựng (hay xác định) hệ thống chỉ tiêu thống kê cho một hướng nghiên cứu cụ thể phải  dựa trên các căn cứ sau đây: ­ Phải xuất phát từ mục đích nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu quyết định nhu cầu thơng tin về những  mặt, những khía cạnh của đối tượng nghiên cứu ­ Phải dựa vào tính chất và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu càng phức tạp  thì số lượng chỉ tiêu xây dựng (hay xác định) càng nhiều và ngược lại ­ Phải dựa vào khả năng cho phép về thời gian và về nhân, tài, vật lực để tiến hành thu thập và tổng hợp  thơng tin cho các chỉ tiêu. Căn cứ này địi hỏi người xây dựng (hay xác định) hệ thống chỉ tiêu thống kê phải  cân nhắc để xây dựng (hay xác định) những chỉ tiêu cơ bản và quan trọng nhất, sao cho với số lượng chỉ tiêu  khơng nhiều nhưng vẫn đáp ứng được mục đích nghiên cứu Ngồi việc tn thủ các căn cứ mang tính ngun tắc nói trên, hệ thống chỉ tiêu thống kê xây dựng (hay  xác định) cho một hướng nghiên cứu cụ thể nào đó cịn cần phải đáp ứng các u cầu sau: ­ Hệ thống chỉ tiêu phải có khả năng nêu lên được mối liên hệ giữa các bộ phận, các mặt của đối tượng  nghiên cứu và giữa đối tượng nghiên cứu với các hiện tượng có liên quan theo mục đích nghiên cứu đã đề  ­ Trong hệ thống chỉ tiêu ngồi các chỉ tiêu mang tính chất chung (tổng hợp) cịn phải có các chỉ tiêu phản  ánh các bộ phận của đối tượng nghiên cứu và các chỉ tiêu phản ánh các nhân tố tác động đến đối tượng  nghiên cứu ­ Các chỉ tiêu trong hệ thống phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung, phương pháp, phạm vi tính tốn  và có khả năng thu thập được số liệu V CÁC LOẠI THANG ĐO TRONG THỐNG KÊ Theo tính chất của việc đo lường, người ta thường sử dụng bốn loại thang đo sau đây: Thang đo định danh (hay đặt tên) Thang đo này dùng để đếm tần số biểu hiện của tiêu thức thuộc tính. Khi sử dụng thang đo này để tổng  hợp dữ liệu thống kê cần tiến hành đánh số (hay đặt tên) các biểu hiện cùng loại của tiêu thức Ví dụ, khi tổng hợp giới tính của dân số, biểu hiện “nam” được đánh số 1 và “nữ” được đánh số 2.  Giữa các con số ở đây khơng có quan hệ hơn, kém. Vì thế, các phép tính với chúng đều là vơ nghĩa Thang đo thứ bậc Thang đo thứ bậc là thang đo định danh, được dùng để đếm số lần biểu hiện của tiêu thức thuộc tính có sự  hơn kém khi tổng hợp dữ liệu thống kê. Chênh lệch giữa các biểu hiện khơng nhất thiết phải bằng nhau ... Có hai hình thức trình bày dữ liệu? ?thống? ?kê,  đó là bảng (biểu)? ?thống? ?kê? ?và đồ thị? ?thống? ?kê Bảng (biểu)? ?thống? ?kê 1.1 Khái niệm bảng? ?thống? ?kê Bảng? ?thống? ?kê? ?là sự sắp xếp theo hệ? ?thống? ?hai chiều số liệu về các chỉ tiêu? ?thống? ?kê? ?trên các hàng và cột... tự nhiên đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của? ?thống? ?kê? ?học.? ?Thống? ?kê? ?trở thành một cơng cụ  quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống? ?kinh? ?tế? ?­ xã hội Ngày nay,? ?thống? ?kê? ?được coi là một trong những cơng cụ quản? ?lý? ?kinh? ?tế? ?và quản? ?lý? ?xã hội quan trọng. ... quan, ban, ngành ) ­ Cơ quan? ?thống? ?kê? ?Nhà nước : Các số liệu do các cơ quan? ?thống? ?kê? ?Nhà nước( Tổng cục? ?Thống? ?kê,  Cục  Thống? ?kê,  Phịng? ?Thống? ?kê, ) cung cấp trong các niêm giám? ?thống? ?kê ­ Cơ quan Chính phủ : Số liệu do các cơ quan trực thuộc Chính phủ( Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân 

Ngày đăng: 03/02/2020, 19:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN