phần Lịch sử lớp 4Bảng 1.3 Cách thức GV tổ chức hoạt động học tập cho HSBảng 1.4 Sự hiểu biết của GV về PPDA Bảng 3.1 Trường, lớp và số HS tham gia thực nghiệm Bảng 3.2 Mức độ hứng thú c
Trang 1Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Phan Lâm Quyên
Ngành đào tạo : Giáo dục Tiểu học
Đà Nẵng, tháng 1 năm 2018
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận này, lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơnchân thành và sâu sắc nhất đến cô Thạc sĩ Nguyên Phan Lâm Quyên đã tậntình hướng dẫn và sát cánh cùng em trong suốt quá trình nghiên cứu và thựchiện đề tài Nhờ sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của cô, em đã có đượcnhững kiến thức quý báu về cách thức nghiên cứu vấn đề cũng như nội dungcủa đề tài, từ đó em có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu
Em cũng xin được gửi cảm ơn sâu sắc nhất đến toàn thể các giảng viênkhoa Giáo dục Tiểu học Chính nhờ những tri thức và tâm huyết mà thầy cô
đã truyền đạt cho chúng em suốt thời gian học tập vừa qua đã giúp em có thểtích lũy và vận dụng trong việc nghiên cứu đề tài này
Đặc biệt, em xin gửi lời tri ân đến Ban giám hiệu, toàn thể giáo viên vàhọc sinh của trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ, trường Tiểu học Đinh BộLĩnh, thành phố Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện, chỉ dẫn, cộng tác với em trongsuốt thời gian thực hiện đề tài
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian có hạn, trình độ, kĩ thuậtcủa bản thân còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ, do vậy đề tài khóa luận nàykhông thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp, chỉbảo, bổ sung quý báu của quý thầy cô để kiến thức của chúng em trong lĩnhvực này cũng như góp phần làm cho đề tài được hoàn thiện hơn
Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu họcthật dồi dào sức khỏe và niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp củamình
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
2 Mục đích nghiên cứu
3 Giả thuyết khoa học
4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
4.2 Khách thể nghiên cứu
4.3 Phạm vi nghiên cứu
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7 Cấu trúc đề tài
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ LỚP 4
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Khái quát về phương pháp dạy học dự án
1.1.1.1 Khái niệm phương pháp dạy học
1.1.1.2 Khái niệm phương pháp dự án
1.1.1.3 Đặc điểm và nguyên tắc của phương pháp dự án
1.1.1.4 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp dự án
1.1.1.5 So sánh phương pháp dự án với các phương pháp dạy học truyền
thống
1.1.2 Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học
1.1.2.1 Đặc điểm nhận thức
Trang 41.1.2.2 Đặc điểm tâm sinh lí
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Phần Lịch sử lớp 4
1.2.1.1 Mục tiêu phần Lịch sử lớp 4
1.2.1.2 Nội dung các bài học của Lịch sử lớp 4
1.2.2 Thực trạng vận dụng phương pháp dự án trong dạy học
phần Lịch sử lớp 4 1.2.2.1 Mục đích điều tra
1.2.2.2 Đối tượng điều tra
1.2.2.3 Nội dung điều tra
1.2.2.4 Phương pháp điều tra
1.2.2.5 Kết quả điều tra
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ LỚP 4
2.1 KHẢ NĂNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4
2.2 CÁC NGUYÊN TẮC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN 2.3 QUY TRÌNH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4
2.3.1 Sơ đồ quy trình tổng quát
Trang 52.3.3.2 Đối với học sinh
2.3.3.3 Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
2.4 XÂY DỰNG MỘT SỐ DỰ ÁN DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4
2.4.1 Cơ sở xây dựng các dự án dạy học Lịch sử lớp 4
2.4.1.1 Dựa vào mục tiêu, nội dung bài học
2.4.1.2 Dựa vào đặc điểm tâm lí của học sinh
2.4.1.3 Dựa vào tiêu chí đánh giá các dự án
2.4.2 Xây dựng một số dự án trong dạy học Lịch sử lớp 4
3.4.1 Kết quả lĩnh hội tri thức của các em học sinh
3.4.2 Ý kiến của các em học sinh khi tham gia học theo dự án KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 KẾT LUẬN
2 KIẾN NGHỊ
Trang 6phần Lịch sử lớp 4Bảng 1.3 Cách thức GV tổ chức hoạt động học tập cho HS
Bảng 1.4 Sự hiểu biết của GV về PPDA
Bảng 3.1 Trường, lớp và số HS tham gia thực nghiệm
Bảng 3.2 Mức độ hứng thú của HS đối với PPDA
Bảng 3.3 Kết quả, nguyên nhân tạo hứng thú cho HS khi thực
hiện dự ánBảng 3.4 Kết quả, nguyên nhân không tạo hứng thú cho HSBảng 3.5 Những kĩ năng mà HS phát triển được qua hình thức
học theo PPDABảng 3.6 Khả năng giúp HS liên hệ thực tế kiến thức bài học với
thực tế của PPDA so với PP dạy học truyền thốngBảng 3.7 Tính khả thi của việc áp dụng PPDA vào phần Lịch sử
lớp 4
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Nội dung
Biểu đồ 1.1 Các PP dạy học GV thường sử dụng khi dạy học môn Lịch
sử lớp 4Biểu đồ 1.2 Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức dạy học trong phần
Lịch sử 4Biểu đồ 1.3 Cách thức GV truyền đạt kiến thức cho HS
Biểu đồ 1.4 Sự hiểu biết của GV về PP DHDA
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Ngày nay, xã hội ngày càng thay đổi, tân tiến hơn, hiện đại hơn, mọi nhucầu vật chất đều được dạt đến tầm cao mới nên tâm lí chung của phụ huynhhọc sinh hiện nay đều muốn tạo mọi điểu kiện cho các em nhỏ phát triển mộtcách toàn vẹn về mọi mặt: cơ thể, trí óc, sức khoẻ, thẩm mĩ, thể lực,… Vấn đềgiáo dục con cái chung cũng được thay đổi so với trước Mỗi cách giáo dục cónhững ưu nhược điểm khác nhau, tuy nhiên để cho trẻ tự lực tìm tòi học, pháttriển với bản năng, khả năng của mình vẫn chiếm lợi thế
Trong ngành giáo dục của chúng ta cũng thế, theo lối dạy truyền thống làgiáo viên sẽ chủ đạo trong mọi hoạt động dạy học trong một tiết học, đọc nói,khơi gợi mọi kiến thức, tìm tòi, đánh giá đặt các câu hỏi và chỉnh lại câu trả lời
đã được giảng sẵn trước đó cho học sinh Học sinh chỉ lắng nghe, ghi chép vàhoàn toàn không có tương tác gì với giáo viên Cách học như vậy khiến các emkhông thể ghi nhớ tại lớp, không thể tự tìm tòi hoặc tự giải đáp nhưng thắcmắc của chính bản thân các em Những tiết học như vậy đôi khi mang lại sựnhàm chán và không thể ghi nhớ được kiến thức một cách lâu dài, không có sựhợp tác làm việc và hoạt động một cách tích cực sẽ khiến các mối quan hệ giữathầy và trò, giữa trò và trò không có sự tương tác với nhau, điều đó làm giảm
đi chất lượng học tập của chính các em và cả sự phát triển về các kĩ năng cơbản cần thiết Chính vì vậy mà tôi đã quyết định tìm hiểu thêm về phươngpháp dự án trong dạy học cho học sinh tiểu học
PPDA được xem là một trong những PP dạy học tích cực Phương phápdạy và học tích cực Giáo viên thường không truyền đạt hết kiến thức mình cóđến với học sinh mà thông qua những dẫn dắt sơ khai sẽ kích thích học sinhtiếp tục tìm tòi và khám phá kiến thức đó Cách dạy này đòi hỏi các giáo viênphải có bản lĩnh, chuyên môn tốt và cả sự nhiệt thành, hoạt động hết công suấttrong quá trình giảng dạy Phương pháp này lấy học sinh làm trọng tâm, đềcaotinh thần tự giác, tự lập, tự chủ của các em Đó là cách học khá phổ biến củanước ngoài và họ luôn đề cao tính tự lập và sự đoàn kết, thống nhất khi làmviệc theo nhóm
Trang 9Các em vẫn chưa có hướng đi nhất định, chưa có động lực nào tácđộng để các em tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu sâu về lịch sử oanh liệt, hùngtráng của dân ta, nước ta Phần lớn lỗi lầm này là từ giáo viên, họ cần cập nhậtmọi phương pháp dạy học để gây hứng thú học tập cho các em và đồng thờiđiểu quan trọng là giúp các em biết cách học và khắc ghi kiến thức một cáchlâu dài và chắc chắn Cần tạo cái nền để các em từ đó mà phát huy khả nănghọc tập cũng như khả năng tư duy của chính mình trong việc ghi nhớ môn họcLịch sử và các môn học khác.
Chính vì những lí do trên mà tôi chọn đề tài này : “VẬN DỤNG
PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4 “.
2 Mục đích nghiên cứu
Nhằm đưa ra các quy trình hệ thống thực hiện và áp dụng phương pháp dự
án vào trong dạy học, nhất là môn Lịch sử lớp 4 Tạo cho các em nền tảng,cách thức học và yêu thích môn học này ngay từ lúc khởi đầu Bên cạnh đócòn bổ sung phương pháp dạy học tích cực cho các giáo viên Tiểu học
3 Giả thuyết khoa học
Nếu phương pháp dự án được vận dụng trong dạy học Lịch sử lớp 4, đảmbảo vai trò chủ đạo và tích cực cho học sinh từ việc xây dựng, thực hiện vàđánh giá kết quả dự án thì hiệu quả dạy và học sẽ được nâng cao trong mônhọc Lịch sử lớp 4
4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên
cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình dạy học theo dự án trong dạy học phần Lịch Sử lớp 4
4.2 Khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học phần Lịch Sử lớp 4
4.3 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 8/2017 đến 1/2018
- Không gian nghiên cứu: giáo viên và học sinh lớp 4 trường Tiểu học HuỳnhNgọc Huệ và trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh
- Nội dung nghiên cứu: phần Lịch sử 4
Trang 105 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn trong việc dạy học môn Lịch sử lớp
4 bằng phương pháp dự án
- Đề xuất quy trình tổ chức phương pháp dự án trong dạy học môn Lịch sử lớp 4
- Xây dựng các dự án trong chuyên đề dạy học môn Lịch sử lớp 4
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm phương pháp dạy học dự án trong dạy họcmôn Lịch sử lớp 4 trong một số trường Tiểu học hiện nay nhằm đánh giá tínhkhả thi và hiệu quả của các dự án, quy trình đã đề xuất
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận:
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết : Tìm hiểu trong sách báo, các tài liệu,
các bài báo cáo có kiến thức liên quan đến dạy học Lịch sử lớp 4, Phươngpháp dự án, quy trình áp dụng phương pháp dự án vào dạy học môn Lịch sửlớp 4
Phương pháp phân tích hệ thống : Xuất phát từ quan điểm áp dụng phương
pháp dạy học dự án vào môn học Lịch sử lớp 4, hệ thống các phương pháptrong dạy học Lịch sử lớp 4
Cần có sự liên kết tuyệt đối giữa các phương pháp dạy học và được sử dụng,luân chuyển một cách khéo léo nhằm có sự tương tác qua lại nhịp nhàng giữangười dạy và người học, giữa người học và người học
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát: Tiến hành dự giờ, quan sát một số tiết học ở trường
Tiểu học trong phạm vi điều tra của đề tài, qua đó có những đánh giá bước đầu
về thực tiễn trong dạy học môn Lịch sử lớp 4 hiện nay
Phương pháp điều tra: Điều tra được tiến hành bằng phiếu khảo sát nhằm
tìm hiểu thực trạng dạy học môn Lịch sử lớp 4 và dạy học Lịch Sử lớp 4 đápứng những nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay Điều tra được tiếnhành ở 2 Trường Tiểu học ở Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn được tiến hành nhằm thu nhập thông
tin về việc tổ chức dạy học môn Lịch sử lớp 4 hiện nay Phỏng vấn sau dự giờ
Trang 11được tiến hành với các giáo viên mà đề tài chọn quan sát, dự giờ ở các trường Tiểu học thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp thống kê toán học:
Sử dụng các công thức toán như:
Lập bảng phân phối tần suất, tần số
Vẽ sơ đồ, biểu đồ
Điểm trung bình cộng
Nhằm đánh giá các sản phẩm hoạt động của học sinh như: kết quả của phiếuđiều tra, bài dự thi, bài thực hành, tiết mục biểu diễn, bài báo cáo… nhằmkiểm tra mức độ hiệu quả của việc áp dụng phương pháp dự án trong dạy họcLịch sử lớp 4
7 Cấu trúc đề
tài Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
2 Mục đích nghiên cứu
3 Giả thiết khoa học
4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
6 Phương pháp nghiên cứu
7 Cấu trúc đề tài
Nội dung: gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vận dụng phương pháp dự án trong dạy học phần Lịch sử lớp 4
Chương 2: Vận dụng phương pháp dự án trong dạy học phần Lịch Sử lớp 4Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Kết luận và kiến nghị
1 Kết luận
2 Kiến nghị
Trang 12NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA
PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4
1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.3.1 Khái quát về phương pháp dạy học dự án
1.3.1.1 Khái niệm phương pháp dạy học
Theo M Đanilop và M Scatkin, bất cứ phương pháp nào cũng là hệthống những hành động có mục đích của giáo viên, là hoạt dộng nhận thức
và thực hành có tổ chức của học sinh, nhằm đảm bảo cho học sinh lĩnh hộiđược nội dung tri thức [2]
Thuật ngữ “ phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (methodos) cónghĩa là con đường để đạt được mục đích
Theo Nguyễn Ngọc Quang, phương pháp dạy học là cách thức làmviệc của thầy và của trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự lãnh đạocủa thầy, nhằm làm cho trò phát huy được tính tự giác tích cực, tự lực đạttới mục đích dạy học [3]
Theo Thái Duy Tuyên, phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thứchoạt động, tương tác giữa thầy và trò trong quá trình dạy học nhằm đạt đượcmục đích dạy học [4]
Từ tất cả những ý trên ta biết được, PP dạy học là con đường để đạtđược mục đích dạy học PP dạy học là cách thức, hình thức và bao gồm cáchoạt động của GV và HS, thông qua đó GV làm tốt công việc truyền đạtkiến thức của mình và HS là người tiếp thu những kiến thức đó bằng nhiềuhính thức khác nhau
Phương pháp dạy học có những đặc trưng như sau:
- Phản ánh sự vận động quá trình nhận thức của HS
- Phản ánh nội dung vận động nội dung học vấn nhà trường quy định
- Phản ánh cách thức trao đổi giữa thầy và trò
- Phản ảnh cách thức quản lí HS của GV
- Phản ảnh cách thức điều khiển nhận thức, kích thích và xây dựng động
cơ, tổ chức hoạt động tương tác giữa thầy và trò
Trang 131.3.1.2 Khái niệm phương pháp dạy học dự án
Thuật ngữ “ dự án” với nghĩa phổ thông được hiểu là một dự án, đề thảohay kế hoạch
Dự án là một dự định, một kế hoạch cần được thực hiện trong điều kiện thờigian, phương tiện tại chính, nhân lực, vật lực nhằm xác định đạt được mục tiêu
đã đề ra Dự án có tính phức hợp, tổng thể, được thực hiện trong hình thức tổchức dự án, chuyên biệt Khái niệm dự án thường được sử dụng trong sản xuấtkinh doanh, nghiên cứu khoa học, quản lí xã hội Như được biết thì trong giáodục, dự án là một công cụ rất hữu hiệu để tổ chức dạy học và dần được sửdụng rộng rãi ở các trường phổ thông và trở thành phổ biến, rộng rãi nhất làcác nước phát triển
- Theo các nhà giáo dục Mỹ: dạy học theo dự án là quá trình mô phỏng vàgiải quyết các vấn đề thực tế Trong đó học sinh tự lựa chọn đề tài và thực hiệncác dự án học tập dựa trên sở thích và khả năng của bản thân
- Theo tổ chức giáo dục Oracle ( Mỹ) dạy học theo dự án ( project- basedlearning- hoặc dựa trên mô hình dự án) là một phương pháp học tập mang tínhxây dựng, trong đó học sinh tự đưa ra sáng kiến và thực hiện xây dựng phiếuhỏi, thu thập thông tin, phân tích dữ liệu và đưa ra những nhận định, kết quả,kết luận về các vấn đề cụ thể
- Theo dự án Việt – Bỉ: Dạy học theo dự án là một chuỗi các hoạt động dựatrên động cơ bên trong của học sinh nhằm khám phá và phát hiện một phầncủa thực tế, các chuỗi hoạt động thực tế: Thực hiện nghiên cứu, khám phá các
ý tưởng theo sở thích, tìm hiểu và xây dựng kiến thức, học liên môn, giải quyếtvấn đề, cộng tác với các thành viên trong nhóm, giao tiếp, phát triển các kĩnăng, thái độ và sự đam mê [1]
Theo Intel ( Mỹ): Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đóhọc sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tế, kết hợp líthuyết với thực hành và đánh giá kết quả Hình thức làm việc, chủ yếu là theonhóm, kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được [12]Theo các tác giả Phạm Đức Quang, Phạm Trịnh Mai( trong dạy học sự án)xác định “dự án” là tập hợp những hành động khác nhau có liên quan với nhautheo một logic, một trật tự xác định nhằm tiến đến những mục tiêu nhất định,
Trang 14được thực hiện bằng những nguồn lực trong một khoảng thời gian được giớihạn.
Dạy học dự án (DHDA) là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực
hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu Nhiệm vụ này được người học
thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA.
Phân loại PP DHDA:
Phân loại theo quĩ thời gian thực hiện dự án:
Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2 đến 6 giờ.
Dự án trung bình: thực hiện trong một số ngày (còn gọi là ngày dự án)
nhưng giới hạn trong một tuần hoặc 40 giờ học
Dự án lớn: được thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần,
có thể kéo dài trong nhiều tuần
Phân loại theo nhiệm vụ:
Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng.
Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện
tượng, quá trình
Trang 15 Dự án kiến tạo( dự án thực hành): tập trung vào việc tạo ra các sản
phẩm vật chất hoặc thực hiện các hành động thực tiễn, nhằm thực hiệnnhững nhiệm vụ như trang trí, trưng bài, biểu diễn, sáng tác
Dự án hỗn hợp: là dự án có nội dung kết hợp các dạng nêu trên.
Phân loại theo sự tham gia của người học:
- Dự án cho nhóm học sinh
- Dự án cá nhân
- Dự án cho một lớp, một khối
- Dự án toàn trường
Phân loại theo sự tham gia của giáo viên: dự án dưới sự hướng dẫn của một
giáo viên, dự án dưới sự cộng tác hướng dẫn của nhiều giáo viên
Phân loại theo mức độ phức hợp của nội dung học tập:
Dự án mang tính thực hành: là dự án có trọng tâm là việc thực hiện một
nhiệm vụ thực hành mang tính phức hợp trên cơ sở vận dụng kiến thức,
kỹ năng cơ bản đã học nhằm tạo ra một sản phẩm vật chất
Dự án mang tính tích hợp: là dự án mang nội dung tích hợp nhiều nội
dung hoạt động như tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu lí thuyết, giải quyếtvấn đề, thực hiện các hoạt động thực hành, thực tiễn
Ngoài các cách phân loại trên, còn có thể phân loại theo chuyên môn (dự ánmôn học, dự án liên môn, dự án ngoài môn học); theo sự tham gia của ngườihọc (dự án cá nhân, dự án nhóm, dự án lớp…)
1.3.1.3 Đặc điểm và nguyên tắc của phương pháp dạy học dự án a) Đặc điểm của PP DHDA:
Người học là trung tâm của quá trình dạy học: mọi vấn đề, mọi hoạt
động đều do HS là người giải quyết, GV chỉ đưa ra mục đích và HS là ngườicần tìm đường đến đích bằng sự tư duy, độc lập và năng lực làm việc nhómcủa mình nhằm mang lại một thành quả chung, sản phẩm chung và xuyên suốtquá trình làm việc nhóm chung thì mỗi người sẽ được khám phá thêm nhiềukiến thức ngoài có liên quan đến vấn đề cần khám phá và giải quyết, lượngkiến thức đó sẽ tồn tại lâu trong mỗi học sinh lâu hơn một cách cố định
Trang 16 Dự án có tính liên hệ với thực tế: Phương pháp này gắn liền với thực tế
nên tạo điều kiện hình thành cho các em học sinh các kĩ năng cần thiết cũngnhư những kiến thức thực tế có dụng cho bài nghiên cứu, khám phá của các
em Việc thực hiện liên kết với thực tế sẽ giúp các em khắc sâu kiến thứcnhanh, tại chỗ và lâu hơn, chính xác hơn khi có sự thông qua kiến thức từ sách
vở xác nhập với thực tế Có thể tạo nên các tình huống thực tế thông qua ýkiến của các chuyên gia để các em có sự va chạm và tạo điều kiện tốt nhất,chuẩn nhất cho các em phát huy mọi năng lực khám phá của mình
Chiến lược dạy học đa dạng hỗ trợ phong cách học đa dạng: các chiến
lược dạy học đa dạng sẽ giúp tạo ra môi trường học tập đa dạng và kích thíchkhả năng tư duy, tìm tòi học hỏi của các em một cách tự nhiên, vui vẻ, tựnguyện hơn là sự rạp khuôn một cách gò bó, đảm bảo người học không chỉ cóthể tiếp thu được lượng kiến thức có sẵn trong khung chương trình mà còn ghinhớ khắc sâu được những kiến thức liên quan thực tế với nội dung bài học lâudài
Người học thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm và quá trình thực hiện: Thường thì khi hoàn thành xong những phần nghiên cứu,
khám phá thì các em học sinh sẽ thể hiện thành quả của mình bằng việc thuyếttrình bài của mình dưới hình thức nói lên những kiến thức, những hiểu biết củamình bằng lời nói và hình ảnh, những mục rồi triển ý ra Bài thuyết trình là sảnphẩm cuối cùng giúp người học thể hiện khả năng diễn đạt và làm chủ quátrình học tập
Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình: Hệ thống
câu hỏi của khung chương trình như gợi ý, nền tảng và cơ sở để các em họcsinh có thể dựa vào đó làm mục tiêu để đạt đến và khám phá những vấn đề màbài học đề ra Học sinh sẽ tận dụng những vốn kiến thức mình sẵn có để khaiphá những kiến thức mới và các em tập hợp toàn bộ tư duy của mình một cáchsâu sắc nhất để có thể thấy được cốt lõi của vấn đề Khung chương trình có hệthống câu hỏi gồm ba dạng: câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nộidung Câu hỏi khái quát là câu hỏi có tính mở rộng giúp người học hiểu đượcmối quan hệ giữa các môn học Câu hỏi mở bài học có mối liên kết trực tiếpvới nội dung bài học, hỗ trợ tìm kiếm cho câu hỏi khái quát Thông qua câuhỏi bài học thể được mức độ hiểu của các em học sinh Các câu hỏi nội dung
Trang 17thường giúp các em liên tưởng và gắn liền với thực tiễn hơn, đồng thời gắn kếtvới mục tiêu bài học.
Khả năng cộng tác: với phương pháp dạy học dự án thì có sự kết hợp
khá chặt chẽ giữa người học và người dạy Người học sẽ dựa theo toàn bộ hệthống khuôn mẫu của người dạy mà hình thành khám phá, xác nhận nhữngkiến thức đó theo cách của mình Đó là sự cộng tác giữa giáo viên và học sinh,
có khi có sự mở rộng với các mối quan hệ khác khi các em tiến hành thựcnghiệm khám phá tìm hiểu vấn đề
Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn kiến thức của mỗi bài học: Mỗi bài học đều có những yêu cầu kiến thức
riêng xét về cả kiến thức, kĩ năng, thái độ Trong dự án học tập sẽ tạo điều kiệncho các em phát triển toàn diện: kiến thức các em sẽ tự tìm tòi nhằm khắc sâukiến thức và thành quả tìm được, hình thành kĩ năng trong quá trình khám phákiến thức và hoạt động nhóm, các em sẽ tự hình thành thái độ của mình mộtcách tích cực khi làm việc và trao đổi kinh nghiệm với nhau Sản phẩm của dự
án là sự kết hợp tinh thần làm việc của các em học sinh và đồng thời đáp ứngđược những chuẩn mực của bài học
1.3.1.4 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học dự án
a) Ưu điểm của PP DHDA:
- Phát triển khả năng tư duy của các em: Khi các em lên một dự án và thựchiện nó và đòi hỏi phải cho ra một sản phẩm tốt nhất thì đó là sản phẩm củariêng các em, thành quả của các em học sinh nên việc tập trung cao độ khảnăng tư duy của mình là điều hiển nhiên Có như vậy thì mới phát huy đượchết mọi năng lực của mình, những vấn đề cần câu hỏi đáp: nên dùng phươngpháp gì, thực hiện sao cho phù hợp, tính toán thời gian địa điểm thực hiện nhưthế nào sao cho khoa học, hợp lí,…Tất cả những điều đó đều đòi hỏi sự tư duy
và từ đó đồng thời giúp các em khắc ghi những kinh nghiệm và thành quả đạtđược sau khi kết thúc dự án
- Dạy học dự án phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của ngườihọc: Người học là trung tâm của dạy học dự án, từ vị trí thụ động chuyển sangchủ động, vì vậy dạy học dự án vừa tạo điều kiện, vừa buộc người học phảilàm việc tích cực hơn Dạy học dự án cho phép người học tự chủ nhiều hơn
Trang 18trong công việc, từ xây dựng kế hoạch đến việc thực hiện dự án, tạo ra các sảnphẩm Nhờ thế dạy học dự án phát huy tính tích cực, tự lực, tính trách nhiệm,năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề của người học.
- Dạy học dự án giúp người học phát triển khả năng giao tiếp: Dạy học dự
án không chỉ giúp người học tiếp thu kiến thức, mà còn giúp họ nâng cao nănglực hợp tác, khả năng giao tiếp với người khác Dạy học dự án thúc đẩy sựcộng tác giữa các học sinh và giáo viên, giữa các học sinh với nhau, nhiều khi
mở rộng đến cộng đồng Làm quen với việc nói trước đám đông và thể hiệnphong thái tự tin khi giao tiếp bàn luận kiến thức với nhiều người
- Dạy học dự án giúp cho bài học trở nên có ý nghĩa và sáp nhập với thực tếhơn: Bởi mọi vấn đề đều được học qua lí thuyết và xác thực với thực tế,nghiên cứu khám phá những điều còn là bí ẩn với các em hay nói cách khác là
sự đào sâu kiến thức qua thực tế thông qua việc lên kế hoạch dự án và thựchiện dự án đó Mọi vấn đề các em học sinh khám phá được đều là những thànhquả đáng trân trọng và cũng là sự phấn khích yêu thích học tập, tìm tòi kiếnthức của các em
- Phát triển năng lực đánh giá: Các em phải biết được các chuẩn mực củamọi vấn đề thì từ đó mới có cơ sở đánh giá mọi hoạt động của mình cũng nhưcủa bạn, của nhóm bạn Tự đánh giá còn giúp các em biết cách hoàn thiện,phát huy những điểm mạnh của mình, khắc phục khuyết điểm và rút kinhnghiệm cho bản thân mình
- Đỏi hỏi về điều kiện vật chất cao và sự chuẩn bị chu đáo: Để thực hiệntoàn vẹn một công cuộc nghiên cứu cần có sự chuẩn bị các dụng cụ đầy đủ và
Trang 19chắc chắn, an toàn và cần thiết cho việc khám phá kiến thức đó Tuy nhiên với
số lượng lớn học sinh và trường lớp thì không thể nào đáp ứng được một cáchtoàn diện và hoàn hảo các điều kiện vật chất cho tất cả các thành viên haynhóm học tập nào Đó là một trở ngại khá lớn khi thực hiện phương pháp dự
án trong điều kiện đất nước của ta hiện nay
- Sự thống nhất làm việc giữa các nhóm: Cùng chung một vấn đề nhưng sẽđược chia ra thành từng vấn đề nhỏ để nghiên cứu nhưng sẽ có một số nhóm sẽgặp khó khăn trong việc chọn lựa vấn đề sao cho phù hợp và việc thống nhất ýkiến trong một nhóm cũng chiếm khá nhiều thời gian trong khi sẽ có nhómthống nhất nhanh hơn, gây nên sự xáo trộn trong giờ giấc cũng như nội quy,gây khó khăn cho việc hoạt động nghiên cứu
- Dạy học dự án không phù hợp trong việc truyền thụ kiến thức lý thuyết mang tính hệ thống
Những khó khăn trên cũng gây cản trở khá lớn cho việc áp dụng phươngpháp dạy học dự án vào trong chương trình dạy học của cấp 1 và nhất đó là các
em nhỏ Khó nhưng không có nghĩa là không thể thực hiện được mà còn tùyvào từng bài học, môn học áp dụng sao cho các em có sự hứng thú và hiểu,nắm kiến thức, không còn là cách học vẹt khô khan và vô ích
1.3.1.5 So sánh phương pháp dạy dự án với các phương pháp dạy
học truyền thống
- Giống nhau: Đều là các PPDH và đều có mục đích chung là muốn các
em HS tiếp thu kiến thức từ bài học trong chương trình bằng cách luân chuyểncác hình thức, phương thức hoạt động học tập nhằm mang lại chất lượng họctập cho các em, tạo nên sự hứng thú trong học tập, phát huy các kĩ năng cơbản, hoàn thiện các mặt đức trí thể mĩ cho các em
- Khác nhau: Mỗi PP dạy học đều có những mặt ưu khuyết của nhau và
hầu những PP dạy học truyền thống là những PP mà khiến HS trở nên thụđộng nhất bởi mọi hoạt động đều do GV làm chủ và hướng dẫn nhưng mọihoạt động đều đảm bảo thời gian Để làm rõ được sự khác biệt này ta có bảng
so sánh như sau:
Trang 20DHDA Các PP dạy học truyền
thốngMục HS hiểu kiến thức và xác nhận, tiếp thu HS chỉ học và tiếp thu kiếntiêu và áp dụng kiến thức vào thực tiễn thức và giải bài tập
Nội - Thường có sự liên kết giữa các môn - Thường giới hạn vềdung học, kết hợp các môn học đẻ giải quyết chuyên ngành một môn học
- Dựa vào các chuẩn mực kiến thức của - Mọi kiến thức chỉ giới hạnchương trình đã quy định để khám phá trong chuẩn mực củakiến thức mới và giải quyết vấn đề chương trình
Phương - Lấy HS làm trung tâm, mọi hoạt động - GV làm trung tâm, mọipháp học tập đều do học sinh làm chủ và lên hoạt động đều do GV làm
dự án dưới sự hướng dẫn của GV, hệ chủ và HS thụ động tiếp thuthống câu hỏi của chương trình kiến thức do GV nêu ra
- HS tự lựa chọn PP học tập và PP giải - GV là người chọn lựa PP
sản phẩm đó
Đánh Đánh giá được thực hiện không chỉ GV là người đánh giá sảngiá cuối quá trình tìm hiểu mà đồng hành phẩm, đánh giả sản phẩm
trong suốt quá trình thực hành, giải cuối cùng
quyết vấn đề Đánh giá giữa HS và HS,
giữa GV và HS
Trang 211.3.2 Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học
1.3.2.1 Đặc điểm nhận thức
Đặc điểm về tri giác của HS
Tri giác của HS mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và mang tínhkhông chủ định, do đó các em phân biệt các đối tượng còn chưa chính xác,
dễ mắc sai lầm, có khi lẫn lộn
Tri giác thường gắn với các hành động, hoạt động thực tiễn Thôngqua các hoạt động thực tiễn thì việc ghi nhớ sự vật và nắm bắt vấn đề củacác em sẽ trở nên dễ dàng hơn Trong dạy học Lịch sử lớp 4, các emthường được quan sát các sự kiện qua tranh ảnh, tuy nhiên những điều đócũng không thể duy trì được sự ghi nhớ kiến thức về các anh hùng, các sựkiện, các cuộc chiến bằng cách các em tự khám phá và được tham quan,được sờ nắm cụ thể các sự vật Lịch sử còn lưu lại ( các tảng đã khắc lại cáchoạt dộng của người xưa, các di tích Lịch sử còn được lưu truyền lại, ) thì
từ đó sẽ kích thích được sự học hỏi về môn học Lịch sử này
Tính xúc cảm thể hiện rõ trong tri giác Những dấu hiệu, những đặcđiểm nào của sự vật gây cho các em cảm xúc thì được các em tri giác trướchết Vì vậy, cái trực quan, rực rỡ, sinh động được các em tri giác tốt hơn, dễgây ấn tượng tốt hơn Chính vì lí do này, theo V.A.Cruchetxki, những bứctranh có màu sắc sặc sỡ trong các sách có ảnh hưởng không tốt đến sự họctập kỹ xảo đọc, làm chậm tốc độ đọc
Tri giác không tự bản thân nó phát triển được Trong quá trình họctập, khi tri giác trở thành một hoạt động có mục đích đặc biệt, trở nên phứctạp và sâu sắc, trở thành hoạt động có phân tích, có phân hóa hơn thì trigiác sẽ mang tính của sự quan sát có tổ chức Trong sự phát triển của trigiác, vai trò của giáo viên Tiểu học rất lớn Giáo viên hằng ngày không chỉdạy kĩ năng nhìn mà còn hướng dẫn các em xem xét, không chỉ dạy nghe
mà còn dạy các em biết lắng nghe, tổ chức một cách đặc biệt các hoạt độngcủa HS để tri giác một đối tượng nào đó, dạy các em biết phát hiện nhữngdấu hiệu, thuộc tính của bản chất, sự vật hiện tượng
Trang 22 Đặc điểm tư duy của HS
Tư duy của các em HS Tiểu học thường là tư duy cụ thể, mang tínhhình thức bằng cách dựa vào các đặc điểm trực quan của những đối tượng
và hiện tượng cụ thể Các trang Lịch sử thường được truyền đạt theo trình
tự thời gian, chính vì vậy mà các em cần có sự tư duy theo một trình tự nhấtđịnh và lấy mốc thời gian để ghi nhớ các sự kiện Lịch Sử như một câuchuyện có hệ thống, ý nghĩa lô gic nhất
Tính trực quan cụ thể tư duy của HS Tiểu học thể hiện rất rõ Nhưcuộc chiến Ải Chi Lăng có nhắc đến sự thắng cuộc là có góp phần của địahình hiểm trở của vùng này nhưng các em vẫn chưa thể hình dung được làhiểm trở thì sao có thể thắng trận nên GV cần có sự mở rộng và cho các em
cụ thể hóa về địa hình của Ải Chi Lăng thì từ đó các em mới có thể hiểu vàghi nhớ được điều đặc biệt trong trận chiến Lịch sử này
Nhiều công trình nghiên tâm lý HS Tiểu học cho thấy học sinh ở bậcTiểu học gặp một số khó khăn nhất định khi phải xác định và hiểu mốiquan hệ nhân quả Chẳng hạn, ta thấy các em lẫn lộn nguyên nhân và kếtquả, hiểu mối quan hệ chưa sâu sắc Ví dụ như công cuộc tấn công quân thùcủa Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng với mưu trí dựa vào thủy triều lênxuống thì cuộc chiến giành thắng lợi Một vài em được hỏi vì sao cuộcchiến ở Bạch Đằng giành thắng lợi thì các em chưa thể diễn đạt bằng ngônngữ của mình được Qua đó thấy được khi suy luận từ nguyên nhân ra kếtquả dễ hơn là từ kết quả ra nguyên nhân
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đặc điểm tư duy của HS Tiểu học không cónghĩa là tuyệt đối mà chỉ là tương đối Những đặc điểm tư duy và cả nhữngđặc điểm nhận thức đã trình bày ở trên là kết quả của trình độ dạy học ởTiểu học Trong quá trình học tập, tư duy của HS Tiểu học thay đổi rấtnhiều
Đặc điểm tưởng tượng của HS
Tưởng tượng của HS được hình thành và phát triển trong hoạt động học và các hoạt động khác của các em
Trang 23Tưởng tượng của HS đã phát triển và phong phú hơn so với trẻ chưađến trường Tuy vậy , tưởng tượng của các em còn tản mạn, ít có tổ chức.Hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giản hay thay đổi, chưa bền vững.Tưởng tượng tái tạo từng bước được hoàn thiện gắn liền với nhữnghình tượng đã tri giác trước, hoặc tạo ra những hình tượng phù hợp vớinhững điều mô tả, hình vẽ, Biểu tượng của sự tưởng tượng dần trở nênhiện thực hơn, phản ánh đúng đắn nội dung của các môn học, nội dung củacác câu chuyện đã được đọc, biểu tượng không còn đứt đoạn mà đồng nhấtthành một hệ thống.
Đặc điểm trí nhớ của HS
Do hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất của HS chiếm ưu thếnên trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển hơn trí nhớ từ ngữ - lô gic.Nhiều HS còn chưa biết cách tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết sửdụng sơ đồ lô gic và dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết xây dựngdàn ý tài liệu cần ghi nhớ
Đặc điểm chú ý của HS
Chú ý có chủ định của HS còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý có ýchí chưa mạnh Sự chú ý của HS thường được thúc đẩy bởi động cơ gần,đối với các lớp cuối bậc thì chú ý có chủ định được duy trì ngay cả vớiđộng cơ xa, còn với các lớp bậc đầu Tiểu học thì chú ý chủ yếu với động
cơ gần ( được khen)
Ở lứa tuổi này, chú ý không chủ định được phát triển Những gìmang tính chất mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ, khác thường dễ lôi cuốn sự chú ýcủa các em
Sự tập trung chú ý của các em HS lớp 1,2 còn yếu, thiếu bền vững,điều này có nguyên nhân ở chỗ quá trình ức chế ở não còn yếu, chú ý củacác em còn phân tán Sự chú ý của các em còn phụ thuộc vào nhịp độ họctập
1.3.2.2 Đặc điểm tâm sinh lí
Đặc điểm tính cách.
Việc hình thành nhân cách của HS Tiểu học mang những đặc điểm cơbản như sau:
Trang 24- Nhân cách của các em ở lứa tuổi này mang tính chỉnh tề và hồn nhiên,trong quá trình phát triển các em luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng,tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngaythẳng.
- Nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn Những năng lực,
tố chất của các em còn chưa được bộc lộ hết một cách rõ ràng Nếu cóđược những tác động thích ứng chúng sẽ được bộc lộ và phát triển
- Đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành Việc hìnhthành nhân cách không thể diễn ra một cách nhanh chóng mà phải cần cảquá trình lâu dài để hoàn thiện mọi mặt
Đặc điểm tình cảm.
Tình cảm HS Tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền vớicác sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ, Lúc này khả năng kiềm chế cảmxúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụthể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư
Vì tình cảm của các em gắn liền với các sự vật hiện tượng cụ thể nênviệc áp dụng các hình thức PP dạy học tích cực để tạo điều kiện cho các
em áp dụng các kiến thức lí thuyết vào thực tế, vào cuộc sống để từ đóhình thành cho mình kĩ năng cơ bản và toàn diện nhất
Việc giáo dục tình cảm cho học sinh Tiểu học cần ở các nhà giáo dục
sự khéo léo, tế nhị khi tác động đến các em; nên dẫn dắt các em đi từ hìnhảnh trực quan sinh động, hấp dẫn và đặc biệt phải luôn chú ý củng cố tìnhcảm cho các em thông qua các hoạt động cụ thể và PPDA là PP tạo điềukiện cho các em được tiếp xúc với những điều kiện trên PPDA giúp các
em khám phá được những kiến thức mới bằng chính các giác quan, cảmxúc của mình để từ đó có sự mở rộng kiến thức, khắc sâu kiến thức dựatrên cơ sở các chuẩn mực kiến thức của chương trình, bên cạnh đó năngkhiếu của các em cũng được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ
Trang 25- Về kiến thức: Những kiến thức cơ bản về lịch sử đất nước, các mốc năm lịch
sử quan trọng, các nhân vật lịch sử nổi tiếng trong trang sử nước ta
- Về kĩ năng:
+ Hiểu về nguồn gốc lịch sử đất nước
+ Quan sát được các kí tự, hình vẽ trên tranh ảnh và hiểu ý nghĩa của nó.+ Hiểu các kí tự, hình ảnh khắc trên các di tích lịch sử, biết rõ ý nghĩa của các
1.4.1.2 Nội dung các bài học của Lịch Sử lớp 4
Lịch sử là những gì đã diễn ra theo thời gian trong toàn bộ quá trìnhphát sinh, phát triển của con người và xã hội loài người, là bản thân đờisống xã hội qua các giai đoạn tiến triển khác nhau và cả giới tự nhiêntrong phạm vi những gì có liên quan đến con người Hay nói cách khác,Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người Nó
đã tồn tại cách chúng ta hàng chục năm, hàng trăm năm, thậm chí hàngtriệu năm Do đó, việc tiếp cận và tái hiện lại lịch sử gần giống như nó đãtừng tồn tại là một việc rất khó khăn Nhất là đối với các em nhỏ ở BậcTiểu học, là những nền tảng của xã hội, cần tạo cho các em niềm đam mêvới Lịch sử của dân tộc bằng cách cho các em nắm các mốc Lịch sử mộtcách đam mê và không ngừng tìm hiểu học hỏi Sau đây là các nội dungchính của chương trình môn Lịch sử lớp 4:
Dạng bài có nội dung về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội:
Bài 1: Nước Văn Lang
Trang 26Bài 2: Nước Âu Lạc
Bài 3: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến Phương Bắc
Bài 9: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
Bài 12: Nhà Trần Thành Lập
Bài 15: Nước ta cuối thời Trần
Bài 17: Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước
Bài 21: Trịnh Nguyễn phân tranh
Bài 26: Những chính sách kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung.Bài 27: Nhà Nguyễn thành lập
Dạng bài có nội dung về nhân vật lịch sử:
Bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Dạng bài có nội dung về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến dịch, tiến công:
Bài 4: Khởi nghĩa hai bà Trưng (năm 40)
Bài 5: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938)Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ I (năm 981)
Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ II (Năm 1075-1077)
Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- NguyênBài 16: Chiến thắng Chi Lăng
Bài 24: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (Năm 1786)
Bài 25: Quang Trung đại phá quân Thanh (Năm 1789)
Dạng bài có nội dung về thành tựu, văn hóa, khoa học, giáo dục:
Bài 10: Chùa thời Lý
BÀI 13: Nhà Trần và việc đắp đê
Bài 18: Trường học thời Hậu Lê
BÀI 19: Văn học và khoa học thời Hậu Lê
Trang 27Bài 22: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong
Bài 23: Thành thị ở thế kỉ XVI-XVII
Bài 28: Kinh thành Huế
Tùy theo từng dạng bài mà giáo viên có phương thức dạy học saocho học sinh dễ dàng tiếp thu các kiến thức nhất và giúp các em địnhhướng được những công việc, hoạt động cần làm và hình thức khámphá, ghi nhớ một cách khoa học nhất Lịch sử lớp 4 ngoài việc hìnhthành kiến thức vững chắc cho các em thì còn hình thành cho các emcác kĩ năng cơ bản và hình thành những chuẩn mực nhân cách đạođức như theo chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của lịch sửViệt Nam, của dân tộc Việt Nam
1.4.2 Thực trạng vận dụng phương pháp dự án trong dạy học phần
Lịch sử lớp 4
1.4.2.1 Mục đích điều tra
Mục đích điều tra nhằm xem tình hình học tập của các em, phương phápdạy học truyền thống so với những phương pháp mới có những chuyển biếnnhư thế nào về chất lượng học tập, tiếp thu bài, giảng dạy của các thầy cô,
kĩ năng của các em, Điều tra để nhận được những phản hồi từ giáo viên,học sinh, từ những thành tố giáo dục khác mục đích bổ sung kịp thời, thaydổi kịp thời các phương pháp cũng như các định hướng giáo dục cụ thểnhằm nâng cao chất lượng giáo dục về học tập, bổ sung kiến thức, văn thể
mỹ, hoàn thiện nhân cách một cách toàn diện
1.4.2.2 Đối tượng điều tra
- Các em học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ, trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh
- 30 Giáo viên dạy học lịch sử lớp 4 ở trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ
và trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh
1.4.2.3 Nội dung điều tra
- Các PP dạy học GV thường hay sử dụng trong dạy học Lịch sử lớp 4
- Mức độ sử dụng các hình thức dạy học trong dạy học Lịch sử lớp 4
- Cách thức GV tổ chức hoạt động học tập cho HS
Trang 28- Sự hiểu biết của GV về PP DHDA.
- Các thuận lợi và khó khăn của GV khi sử dụng PP DHDA
1.4.2.4 Phương pháp điều tra
- PP An – két( phiếu điều tra): các nội dung đưa trên sẽ được thể hiện dưới dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở trong phiếu điều tra
- PP xử lí thống kê: Số phiếu thu lạ là 30 phiếu và số liệu thu được từphiểu điều tra được xử lí bằng PP thống kê toán học, qua đó nhận xétkhái quát về thực tế sử dụng PP DHDA trong dạy học Lịch sử lớp 4
1.4.2.5 Kết quả điều tra
Về các PP dạy học thường được sử dụng trong dạy học Lịch sử lớp 4.
Để tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng các PP dạy học tôi đã đưa racâu hỏi : “ Các PP dạy học nào thầy/ cô thường sử dụng trong dạy họcLịch sử lớp 4?” Sau quá trình điều tra tôi có được kết quả sau:
Bảng 1.1 : Các PP dạy học GV thường sử dụng khi dạy học Lịch sửlớp 4
Trang 29Biểu đồ 1.1: Các PP dạy học GV thường sử dụng khi dạy học Lịch Sử
giải nhóm quyết vai
vấn đề
PP dạy học GV thường
sử dụng.
Qua những số liệu trên, ta thấy được các PP và mức độ sử dụng các
PP dạy học trong dạy học Lịch sử lớp 4, PP chiếm tỷ lệ cao nhất ( 100%)
là PP đàm thoại, PP trực quan, PP giảng giải tương ứng với mức độ sửdụng là hầu hết các GV đều sử dụng 3 PP này làm PP chính trong dạyhọc Lịch sử lớp 4 PP làm việc nhóm chiếm 83.3 % bởi trong hầu nhưtiết dạy học nào cũng sử dụng nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng làmviệc nhóm có hiệu quả PP đặt và giải quyết vấn đề chiếm 50% bởi cáctiết học đều có sự hỏi đám tương ứng với PP đàm thoại, PP đặt và giảiquyết vấn đề chỉ sử dụng khi giới hạn thời gian cho phép và nhằm kíchthích sự tư duy của các em HS PP cuối cùng là PP đóng vai chỉ chiếm33.3 % vì đây là PP có thể thể hiện được sự hiểu biết của học sinh về sự
am hiểu Lịch sử, nắm kiến thức của các em và đòi hỏi khá nhiều thờigian để thực hiện PP dạy này Nhìn chung thì các PP dạy học đang dần
có những chuyển biến mở rộng và cập nhật những PP dạy học tích cựccho các em HS nhằm mang lại hiểu quả cao trong việc tạo hứng thú họctập cho các em và chất lượng học tập ngày càng đi lên bằng cách áp dụngcác PP dạy học tích cực từng bước một
Mức độ sử dụng các hình thức dạy học trong phần Lịch sử lớp 4.
Để tìm hiểu thực trạng mức độ sử dụng các PP dạy học trong dạy học Lịch sử lớp 4, tôi đã đưa ra câu hỏi: “ Các thầy/ cô sử dụng các hình
Trang 30thức dạy học dưới đây ở mức độ nào?” Qua điều tra, tôi thu được kết quảnhư sau:
Bảng 1.2: Mức độ sử dụng các hình thức dạy học trong dạy học Lịch sử lớp 4
STT Các hình thức tổ Thường Thỉnh thoảng Không bao
Thường xuyên Thình thoảng Không bao giờ
Từ bảng thống kê trên cho thấy được là trong tiết học của GV sẽ lấychủ yếu hình thức dạy học cá nhân, dạy học cả lớp, dạy học theo nhóm làmhình thức dạy học chủ chốt và có sự luân chuyển để phát triển đồng đều các
kỹ năng của các em HS Tùy từng vào nội dung bài học mà GV có sự chọnlựa hình thức tổ chức học tập sao cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả họctập cao nhất Bên cạnh đó thì hình thức học ngoài lớp học còn hạn chế vàchiếm tỉ số không bao giờ cao đến 93.3% bởi nhiều nguyên nhân: thời gian
Trang 31của một tiết học luôn có giới hạn trong vòng 35 phút và không đủ thời gian để
ổn định và đi vào các hoạt động học tập, về cơ sở vật chất còn thiếu và chưathể cung cấp một cách đầy đủ khi cho các em học ngoài trời, một vấn đề nữa
là số lượng HS trong một lớp khá đông nên việc quản lí và đảm bảo chấtlượng giảng dạy của GV khi ở ngoài trời là việc không hề đơn giản
Về cách thức GV tổ chức hoạt động cho HS:
Để tìm hiểu rõ ràng các cách thức mà GV truyền đạt kiến thức cho
HS, cách thức hướng dẫn HS tiếp thu kiến thức và ghi nhớ khi dạy họcphần Lịch sử lớp 4, câu hỏi thứ 3 dành cho các GV là: “ Thầy/cô thường
tổ chức hoạt động học tập của HS trong giờ Lịch sử bằng cách thứcnào?”
phá kiến thức theo hệ thống câu hỏi GV
soạn và chọn lọc GV là người hướng dẫn
và giúp đỡ
luận nhóm
4 Rèn luyện HS khả năng phát hiện và giải 20 66.6
quyết vấn đề dựa vào các hệ thống câu
hỏi chuẩn theo mục tiêu bài học
Trang 32Biểu đồ 1.3: Cách thức GV tổ chức hoạt động học tập cho HS
Hướng dẫn cácKhuyến khích Dành nhiều Rèn luyện khả
em từng chi các em tự thời gian chonăng phát hiện tiết
khám phá kiến thảo luận và giải quyết thức nhóm vấn
đề.
Thông qua biểu đồ cùng các số liệu thu được thì việc áp dụng cáccách thức tổ chức hoạt động học tập cho HS ta thấy được là hình thức hướngdẫn thứ nhất chiếm tỷ lệ thấp nhất bởi hình thức đó mang lại sự thụ độngtrong học tập cho các em HS Hình thức khuyến khích các em tự khám phá trithức chiếm tỷ lệ cao nhất là 93.3%, bởi nó kích thích được sự hứng thú họctập ở các em và đảm bảo được các em sẽ đạt được chất lượng học tập cao khi
GV tổ chức hoạt động học tập theo cách thức này Dành nhiều thời gian chothảo luận nhóm góp phần phát huy năng lực làm việc nhóm của các em vàcách thức rèn luyện khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề cũng chiếm tỷ lệkhông nhỏ là 66.6% Hầu như mọi cách thức tổ chức hoạt động học tập của
GV đang dần chuyển sang hình thức lấy các em HS làm trung tâm và làm chủtrong hoạt động học tập của mình để các em làm chủ được kiến thức mà mìnhtiếp thu và dần chuyển hướng sang các phương thức dạy học tích cực
Sự hiểu biết của GV về PP DHDA.
Để biết được sự hiểu biết của GV về PP DHDA thì tôi đã có câuhỏi để khảo sát vấn đề này như sau:: “ Thầy/ cô có nắm được các nộidung nào của PP DHDA?”
Trang 33Bảng 1.4: Sự hiểu biết của GV về PP DHDA.
20 10 0 Khái niệm Hình thức Phương pháp Đánh giá
Qua những số liệu trên thì thấy được rằng việc hiểu hoàn toàn vềPPDA của GV vẫn chưa hoàn toàn bởi hầu như họ dùng những PP truyềnthống để đảm bảo về vật chất cũng như thời gian của một tiết học và đảm bảocung cấp đủ lượng kiến thức theo quy định của chương trình cho HS Tuynhiên với PPDA thì sẽ có sự mở rộng kiến thức hơn nữa và họ cũng hiểu vềPPDA nhưng việc áp dụng vào thực tế nhiều hơn thì cần khá nhiều sự thayđổi vể vật chất, thời gian và cả quy định mục tiêu nội dung của từng bài học
Qua các kết quả điều tra như trên thì thấy được rằng hầu như với cáctâm lí của các em HS Tiểu học thì trên thực tế vẫn cần sự dẫn dắt của các thầy
cô để từng bước hoàn thiện và GV cũng đã cố gắng đưa các PP dạy học tíchcực nhằm đào tạo và tạo cho các em lối học tự tư duy và tạo mọi điều kiệncho các em phát huy hết năng lực, năng khiếu và khả năng tư duy của mình.PPDA sẽ được áp dụng nhiều hơn vào thực tế và GV có cơ hội hiểu nhiều hơn
về PP này khi dược thực nghiệm và từ đó sẽ rút ra được nhừng bài học kinh
Trang 34nghiệm về PP này nhằm hoàn thiện khả năng truyền đạt kiến thức của mình
và thói quen lấy HS làm trung tâm cho mọi hoạt động và cả quá trình học tậpcủa các em
Trang 35CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ LỚP 4
2.1 KHẢ NĂNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4
Thông thường thì việc sử dụng các PP dạy học truyền thống đã đượcduy trì từ rất lâu và dần dần đã trở thành thói quen Nên khi để hiểu và vậndụng PPDA vào dạy học Lịch sử lớp 4 cần có sự đảm bảo rất nhiều về mọimặt: vật chất, thời gian, kiến thức, GV khi hiểu sâu về PPDA thì việc vậndụng vào thực nghiệm tiết dạy nhất là Lịch sử lớp 4 cũng không quá khó khăn
và chủ yếu là hệ thống câu hỏi GV đưa ra cho các em HS và cách thức tổchức, quản lí Nhất là với phần Lịch sử lớp 4, việc tạo điều kiện cho các em tựkhám phá kiến thức sẽ gặp không ít trở ngại bởi đó là các kiến thức khônghiện hữu xung quanh các em ở hiện tại mà là các vết tích của quá khứ, củaLịch sử thời xa xưa Các em chỉ có thể thu nhận thông tin qua dữ liệu, hoặchình ảnh để nhằm đảm bảo lượng kiến thức thu được là chính xác và có thậttrong thực tế thời xưa
2.2 CÁC NGUYÊN TẮC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN
- Nguyên tắc chọn lọc tập trung: Tùy vào từng nội dung bài của Lịch sửlớp 4 để áp dụng PP DHDA, không phải bài nào cũng có thể áp dụng PP nàybởi thời gian và vật chất không cho phép Nguyên tắc này đòi hỏi người GVphải có sự chọn lọc các hệ thống các câu hỏi sao cho khéo léo để đảm bảo sựphát triển tư duy của các em và phù hợp với năng lực của HS Tiểu học
- Nguyên tắc đảm bảo tính đặc trưng của môn học: Việc tích hợp, lồngghép các kiến thức vào bài học thông qua các dự án phải đảm bảo phù hợp vớimôn học, nhất là hệ thống các câu hỏi làm cơ sở định hướng cho sự khám phákiến thức của các em HS, đảm bảo tính đặc trưng và hệ thống của môn học đểtránh sự gượng ép làm ảnh hưởng đến sự lĩnh hội kiến thức của môn học
2.3 QUY TRÌNH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG DẠY LỊCH SỬ LỚP 4
2.3.1 Sơ đồ quy trình tổng quát
Để thiết kế và tổ chức một dự án dạy học nhằm phát triển năng lực cho các em HS qua phần Lịch sử lớp 4 một cách đúng mực và thành công thì cần
Trang 36qua 6 bước Với các em HS Tiểu học, thì GV là người sẽ xác định đề tài dự áncho các em, xây dựng mục tiêu và lên kế hoạch dự án Những bước còn lại,
HS sẽ thực hiện theo hệ thống hướng dẫn mà GV dã đưa ra và GV là ngườihướng dẫn giúp đỡ khi các em cần Và sau đây là sơ đồ quy trình tổng quátcủa PPDA nói chung:
Bước 1: Xác định đề tài cho dự án.
Bước 2: Xác định mục tiêu của dự án
Bước 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án.
Trang 37GV là người xác định đề tài dự án cho các em HS Cần tạo ra một tìnhhuống xuất phát, nảy sinh vấn đề hoặc nhiệm vụ cần giải quyết trong đó liên
hệ với nội dung, mục tiêu bài học Cần chú ý đến hứng thú của các em HScũng như ý nghĩa của đề tài dự án Một vài trường hợp các em có thể chọn đềtài dự án dưới sự gợi ý của GV nhưng hầu hết để đảm bảo công bằng thì với
HS Tiểu học, GV là người lựa chọn Giai đoạn xác định đề tài này K.Frey mô
tả thành hai giai đoạn là đề xuất sáng kiến và thảo luận sáng kiến
7.1.1.1 Xác định mục tiêu của dự án
GV tự mình hoặc có thể cùng HS xác định mục tiêu của dự án Nhữngmục tiêu này đặt ra nhằm định hướng cho quá trình thực hiện dự án Mục tiêuđược xác định trên các phương diện sau:
+ HS sẽ lĩnh hội được những kiến thức gì?
+ Hình thành cho HS những năng lực, kĩ năng gì?
+ Kết quả đạt được về thái độ ( thái độ học tập, thái độ giao tiếp, niềm tin, hứng thú khi học tập, )
7.1.1.2 Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
Trong bước này, GV sẽ hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch cho việc thựchiện dự án Trong giai đoạn này cần xác định rõ ràng các công việc cần làm,thời gian dự kiến, vật liệu, PP tiến hành và phân công công việc rõ ràng chotừng thành viên trong nhóm
7.1.1.3 Thực hiện dự án
Các thành viên làm đúng công việc đã đề ra cho nhóm và cá nhân Tronggiai đoạn này HS thực hiện các công việc với sự tư duy và vận dụng toàn bộkiến thức, kĩ năng của mình, xen kẽ giữa lí thuyết vào các hoạt động thức tiễn
và tác động qua lại lẫn nhau Trong quá trình này, sản phẩm của dự án vàthông tin mới được tạo ra
7.1.1.4 Thu thập kết quả và trình bày sản phẩm
Kết quả thực hiện dự án được viết trên giấy dưới bài thu hoạch, báocáo, Trong nhiều dự án sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thựchành Sản phẩm của dự án cũng có thể là những hàng động phi vật chất, nhưviệc biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các tácđộng xã hội Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm HS để
Trang 38học hỏi kinh nghiệm, kiến thức lẫn nhau hoặc có thể giới thiệu trong nhàtrường hoặc ngoài xã hội Sau khi mội nhóm trình bày sản phẩm, GV gợi ý vàcùng cả lớp thảo luận vấn đề xung quanh dự án và cùng đánh giá dự án Riêng
GV, việc đánh giá được thực hiện xuyên suốt cả quá trình lên dự án và thựchiện dự án
Qua các bước thực hiện trên, dự án hoàn thành và sản phẩm chính làkiến thức, kĩ năng, thái độ mà HS có được Rèn luyện cho HS các kĩ năng vậndụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế
2.3.3 Những điểm cần chú ý khi vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học Lịch sử lớp 4
2.2.3.1 Đối với giáo viên
- Luôn lấy HS làm trung tâm
- Chọn lọc bài học sao cho phù hợp với khả năng của các em HS và điều kiện thuận lợi để các em tìm hiểu
- Xây dựng ý tưởng cho dự án, khung kế hoạch bài dạy
- Thiết kế hệ thống câu hỏi nắm sát theo nội dung chương trình
2.3.3.2 Đối với học sinh
- Tìm các dữ liệu có liên quan đến dự án cần thực hiện
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhóm và cá nhân
- Báo cáo sản phẩm trước lớp theo sự hiểu biết của mình về dự án thực hiện
- Bàn bạc thống nhất với nhau, thể hiện tinh thần trách nhiệm về bài dự án củanhóm mình
- Hệ thống toàn bộ kiến thức và tư duy để triển khai, giải đáp những vấn đề cóliên quan đến dự án cần thực hiện
2.3.3.3 Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Trang 39- Cần có địa diểm rõ ràng và an toàn nhất là dành cho các em HS Tiểu học.
- Có sự quản lí chặt chẽ những vẫn đủ điều kiện để các em khám phá kiến thức
- Đầy đủ các vật liệu cơ sở, dữ liệu, thông tin để cung cấp kịp thời theo yêu cầu học tập của các em
- Trang thiết bị dạy học cần được chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng trước khi bước vào tiết học
2.4 XÂY DỰNG MỘT SỐ DỰ ÁN DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4
2.4.1 Cơ sở xây dựng các dự án dạy học Lịch sử lớp 4
2.4.1.1 Dựa vào mục tiêu, nội dung bài học
Mục tiêu, nội dung bài học của Lịch sử lớp 4 thường hướng về các anhhùng Lịch Sử, các trận chiến chống giặc cứu nước, về đời sống kinh tế củangười dân Việt Nam dưới thời xưa Tùy từng nội dung bài học mà áp dụng PP
DA Giả sử như bài có thể áp dụng được như bài Chiến thắng Bạch Đằng doNgô Quyền lãnh đạo ( Năm 938) với những hình ảnh cụ thể tại sông BạchĐằng tại thành phố các em đang sống để nói lên trang sử vĩ đại đó, Đinh BộLĩnh dẹp loạn 12 sứ quân nói về một vị tướng giỏi, tài ba đồng thời cũng nói
về ngôi trường Đinh Bộ Lĩnh mà các em thường thấy và đang học mang tênông
2.4.1.2 Dựa vào đặc điểm tâm lí của học sinh
Các em HS ở lứa tuổi này thì thường muốn khám phá thực tế nhiều hơn
là bị gò bó, ép buộc bởi lý thuyết và ngồi trong không gian nhỏ như ở tronglớp hoặc bị tách riêng rẽ với nhau Khi các em ngồi chung lại và có mộtnhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân thì các em sẽ tự ý thức hoàn thành côngviệc của mình để đóng góp cho nhóm Thường thì sự tập trung ở lứa tuổi nàychưa lâu nên chính vì vậy để các em tự nguyện tham gia dự án vẫn là cách tốtnhất để các em tham gia vào dự án mà mình thích và tiếp thu kiến thức mộtcách chủ động
2.4.1.3 Dựa vào tiêu chí đánh giá các dự án
Cần xác định rõ ràng các chỉ tiêu đánh giá về kiến thức, sản phẩm, kĩnăng, thái độ của các em thì từ đó mới xác định được mục tiêu của dự án và từ