Kiến nghị với Uỷ ban kế hoạch và đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trang 58)

CHDCND LÀO ĐẾN NĂM

3.3.2 Kiến nghị với Uỷ ban kế hoạch và đầu tư

Phối hợp với bộ tài chính, bộ thương mại trong việc nghiên cứu soạn thảo các chính sách ưu đãi khuyến khích cho các ngành, cỏc vựng kinh tế cần đầu tư phát triển để trình Chính phủ ban hành.

Phối hợp với bộ ngoại giao, đại sứ quán Lào ở các nước quảng cáo tuyên truyền môi trường đầu tư của Lào cho nhà sản xuất kinh doanh các nước hiểu biết để vào đầu tư ở Lào.

Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, các cấp địa phương khảo và thống nhất về danh mục vùng, ngành kinh tế cần đầu tư phát triển về ngành ở cỏc vựng Chính phủ để công bố cho nhà đầu tư biết.

Cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện các văn bản pháp quy và hướng dẫn thi hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư nhanh chóng nhận được giấy phép đầu tư và thực hiện dự án đầu tư.

Phát triển hệ thống số liệu thống kê, hệ thống thông tin liên lạc với nước ngoài.

Chủ động và có trách nhiệm quản lý, theo dõi, giám sát việc thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực ngành nghề thuộc thẩm quyền mình quản lý, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hiệu quả kinh tế - xã hội.

Phối hợp với nhau trong việc quản lý, giám sát theo chức năng của mỗi ngành, mỗi cấp, đảm bảo sự thống nhất về mặt quản lý nhà nước và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội theo mục tiêu chiến lược mà Đảng và nhà nước đã định.

Cải tiến các thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động FDI theo hướng tiếp tục đơn giản hoỏ cỏc thủ tục cấp giấy phép hoạt động kinh doanh, ở rộng các dự án thuộc diện đăng ký cấp giấy phép đầu tư, rà soát có hệ thống tất cả các loại giấy phép, các quy định liên quan đến hoạt động FDI, trên cơ sở đó bãi bỏ những loại giấy phép, quy định không cần thiết đối với hoạt động FDI.

Bố trí nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến đầu tư trong kinh phí ngân sách chi thường xuyên hàng năm của các Bộ, Ngành, địa phương.

Đồng thời phối hợp với Bộ Lao động và các doanh nghiệp nước ngoài tổ chức tốt việc nâng cao tay nghề cho người lao động.

Các Bộ, ngành có liên quan chủ động và có trách nhiệm cung cấp thông tin số liệu về ngành kinh tế hoặc vùng kinh tế mà mỡnh cú tiềm năng, có lợi thế sẽ có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhưng thiếu vốn cho Uỷ ban kế hoạch và đầu tư và Chính phủ để quảng bá thu hút vốn đầu tư vào.

Các cơ quan ngoại giao, cơ quan thương mại Lào phải có trách nhiệm làm tốt công tác vận động xúc tiến đầu tư vào Lào, bố trí cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở một số địa bàn trọng điểm. Tăng cường cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở các Bộ, Ngành, địa phương.

KẾT LUẬN

Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào là một nước nghèo, kinh tế chậm phát triển thiếu vốn để phục vụ quá trình phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước. Bởi vậy, thu hút vốn FDI là xu thế có tính quy luật và là điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Từ khi nhà nước Lào mở cửa và chuyển sang nền kinh tế thị trường, có thể thấy rõ nền kinh tế xã hội được tăng trưởng và phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng thay đổi theo hướng tích cực, hoà nhập với khu vực và thế giới ngày càng rõ nét hơn mà trong đó có sự đóng góp rất lớn của việc thu hút nguồn vốn FDI. Điều đó khẳng định FDI, đang sẽ là nhân tố tích cực phục vụ trực tiếp cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Lào.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nguồn vốn quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Nó đó tạo ra động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế của đất nước về vốn, cụng nghờ, phương thức quản lý. Chính vì vậy, trong những năm qua kinh tế của Lào có những chuyển biến tích cực góp phần chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nguồn vốn đóng vai trò trực tiếp và chủ yếu trong việc thực hiện các mục tiêu quan trọng này.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá và có thể tận dụng được nguồn vốn FDI vào quá trình phát triển kinh tế, Lào cần tích cực cải thiện môi trường đầu tư trên mọi phương diện, Lào cũng nên tích cực không ngừng học hỏi kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia đã thu hút thành công nguồn vốn FDI để cú cỏc vận dụng hợp lý.

Xuất phát từ thực tế của việc thu hút vốn FDI từ Việt Nam trong hơn 10 năm qua đã góp phần thúc đẩy kinh tế Lào phát triển, đáp ứng nhu cầu về vốn, nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động…

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w