1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Bài giảng Quản lí nông nghiệp nông thôn - Bài: Ô nhiễm môi trường từ nuôi trồng thủy sản và giải pháp

23 142 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 472,61 KB

Nội dung

Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Ô nhiễm môi trường từ nuôi trồng thủy sản và giải pháp, các mô hình nuôi thủy sản, Mô hình nuôi cá VAC,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Trang 1

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ

GIẢI PHÁP

Trang 2

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Tổng số diện tích nuôi trồng thủy sản trên 1,4 triệu ha:

• Nuôi trồng thủy sản nước ngọt khoảng 500.000 ha,

• Nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ khoảng 900.000 ha,

• 160.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản ở các bãi triều ven biển

Trang 3

• Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của của cả nước đạt 3,792 tỷ USD, trong đó ĐBSCL đạt trên 60,52%

Trang 4

Các mô hình nuôi thủy sản

• mô hình nuôi thủy sản nước lợ - mặn

• mô hình nuôi thủy sản nước ngọt

• mô hình nuôi cá VAC

Trang 5

mô hình nuôi thủy sản nước lợ - mặn

Tập trung ở một số tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang

Các mô hình nuôi trồng khác nhau như:

• nuôi tôm sinh thái,

• nuôi tôm tự nhiên,

• nuôi tôm quảng canh,

• quảng canh cải tiến,

• nuôi tôm bán thâm canh,

• nuôi tôm thâm canh,

• nuôi tôm công nghiệp,

• nuôi tôm luân canh lúa - tôm,

• luân canh lúa - cá

Trang 6

các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt

Tập trung ở một số tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng

Các mô hình như:

• canh tác lúa - tôm với canh tác lúa,

• nuôi tôm nước ngọt, tôm càng xanh;

• canh tác lúa - cá với các loại cá đồng truyền thống cá lóc, cá rô, cá sặc, cá trê, cá thác lác, cá rô phi, cá mè Vinh;

• nuôi thâm canh cá tra, cá ba sa, cá trê, cá lóc bông bằng

bè trên sông và trong các ao nuôi ven sông rạch bãi bồi;

• nuôi tôm, cá đăng quầng vào mùa lũ với các loại cá linh,

cá rô, các loại tôm nước ngọt, nuôi lươn mùa lũ

Trang 7

mô hình nuôi cá VAC

• trong các hộ gia đình, các trang trại sản xuất ở nông thôn với các loại cá đồng và các loại cá ao hồ

Trang 8

Các vấn đề nảy sinh

• Gia tăng nhanh chóng việc sử dụng nhiều năng lượng, vật tư, chế phẩm hóa học, sinh học và chi phí cho nuôi trồng thủy sản

• Quy hoạch nuôi trồng thủy sản thời gian qua chưa được thực hiện đầy đủ và đồng bộ

• Gia tăng nhanh quá trình xâm nhập mặn chưa được kiểm soát chặt chẽ, tác động xấu đến các hệ sinh thái nước ngọt trong khu vực

• Tạo ra sự mất cân bằng của hệ thống sinh thái tự nhiên,

• Ảnh hưởng đến kinh tế trong cán cân giữa nuôi trồng, chế biến và thị trường tiêu dùng, xuất khẩu của ngành thủy sản

• Vấn đề thủy lợi trong canh tác nuôi trồng thủy sản vẫn còn rất hạn chế, gây khó khăn cho công tác bảo vệ môi trường

Trang 9

Các vấn đề môi trường

• Lượng chất thải và mức độ nguy hại càng nhiều gây nên các tác động môi trường đất và nước mặt ngày càng tăng,

• Suy thoái môi trường và sự cố môi trường làm tôm, cá chết và dịch bệnh

• Việc thực thi, ứng dụng các công nghệ xử

lý nước thải, bùn thải trong nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng của công tác bảo vệ môi trường

Trang 10

Nguồn bùn thải

• Chất thải ao nuôi công nghiệp (20m3/ha/năm) có thể chứa đến trên 45% Nitrogen và 22% là các chất hữu cơ Thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy thành khác các thành phần độc hại như H2S, NH3

• Các chất tồn dư sử dụng: hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng,

• Bùn phù sa lắng đọng dưới đáy các ao nuôi trồng thủy sản với chiều dày từ 0,1 - 0,3m chứa các chất độc hại có trong đất phèn Fe2+, Fe3+, Al3+, SO42-,

Trang 11

Ảnh hưởng bùn thải

Thức ăn giàu đạm dư thừa trong quá trình nuôi tôm bị phân hủy tự nhiên tạo điều kiện rất thuận lợi cho các loài tảo độc, vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh phát triển

Dư lượng các chất kháng sinh, thuộc trị liệu và kích thích tố tiêu diệt các sinh vật có lợi trong ao, làm mất cân bằng sinh thái và thay đổi chất lượng môi trường.

Bùn đáy ao do lâu ngày tích tụ các chất hữu cơ, các phản ứng phân hủy kỵ khí tự nhiên diễn ra tạo thành lớp mùn hữu cơ và một số khí độc và có hại cho sinh vật nuôi.

Trang 13

Ke át q u ả  p h ân  tích  k im  l ai n n g  b u øn  ao  ọ ặ

Trang 14

Nguồn nước thải

Chứa hàm lượng cao:

Ảnh hưởng đến chất lượng nước sông và các kênh rạch:

đã có dấu hiệu nhiễm bẩn hữu cơ, các chất vô cơ và các

vi sinh trong nước như: coliform, độ đục, amoniac, NH3, H2S, SO4, Fe

N-Tác động đến môi trường và sức khỏe của nhân dân trong

Trang 15

tôm  Kiên Lương – Kiên Giang

Chỉ tiêu phân tích Kết quả TCVN 6774 ­ 2000 Nhiệt độ ( o C) 27.5 – 29.5 o C 28 ±1 0 C

pH 7.0 - 7.6 6.5 - 8.5 Độ mặn (‰) 26 - 27 10 - 25‰

Trang 16

Giải pháp

• Quy hoạch nuôi trồng thủy sản

• Giải quyết vấn đề mất cân bằng sinh thái

• Xử lý chất thải nuôi trồng thủy sản

• Thực hiện tốt quy hoạch thủy lợi cho phát triển thủy sản

• Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với nuôi trồng thủy sản

• Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát và xử lý triệt

để các hình thức vi phạm Luật Bảo vệ môi trường

• Ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản

• Giải quyết tốt mối quan hệ giữa nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu hàng hóa

• Khả năng ứng phó có hiệu quả đối với các sự cố diễn ra trong ngành nuôi trồng thủy sản,

Trang 17

Quy hoạch nuôi trồng thủy sản

• Trên cơ sở phân vùng sinh thái nhạy cảm với các vùng tiềm năng trong phát triển các mô hình canh tác thủy sản

• Nuôi trồng thủy sản tự nhiên,mô hình hợp sinh thái: tập trung quy hoạch các vùng tiềm năng ven biển, ven sông và cửa sông thông ra biển với mật độ nuôi thấp đảm bảo an toàn cân bằng sinh thái gần với tự nhiên,

• Nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp: bố trí tránh

xa các vùng nhạy cảm như bãi triều ven biển, các hệ sinh thái rừng ngập mặn

Trang 18

Xử lý chất thải nuôi trồng thủy sản

• Nghiên cứu và phổ biến các công nghệ xử lý môi trường thích hợp, hiệu quả để giải quyết các vấn đề chất thải

• Giải pháp dùng các chế phẩm sinh học để xử lý triệt để các thành phần độc hại

• Sử dụng biofilm, các thảm vi sinh vật để hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa trong thủy vực

• Thu gom xử lý triệt để bùn thải bằng vôi bột kết hợp ủ yếm khí

Trang 19

Trung tâm Công nghệ Hóa-Lý và

Kỹ thuật Môi trường – BCA

Trang 20

Chế phẩm xử lý đáy ao – P41

Thành phần và tác dụng:

• P41 là sản phẩm chứa các chủng loại vi sinh vật có tác dụng ức chế và kiềm hãm sự phát triển các loại nấm và vi rút gây bệnh cho tôm, làm cho môi trường đất và nước sạch trước khi thả tôm vào hồ nuôi

• P41 còn là thức ăn của các loại phù du, phiêu sinh vật và có khả năng điều tiết độ pH của nước, tạo ra môi trường thuận lợi cho tôm phát triển nhanh,

ít bệnh tật

• Ngoài ra P41 còn có tác dụng ổn định màu nước và duy trì sự phát triển bền vững của các giống tảo hữu ích.

Cách dùng:

Sau khi vét bùn, rắc vôi và phơi hồ 7-10 ngày thì rắc chế phẩm P41 lên mặt

hồ với tỉ lệ 300-350 kg/ha, rắc vào buổi chiều

Phun tiếp 600 lít P43 khắp mặt hồ Để qua đêm và hôm sau cho nước vào

hồ với độ cao 90 cm Mỗi ngày quạt nước 4-5 giờ và cho thêm 10 cm nước

từ ao lắng Sau 3 ngày thì cho tôm vào hồ nuôi

Sau khi thả tôm được 15, 30 và 45 ngày đều phải rắc chế phẩm P41 với tỉ

lệ 60-65 kg.ha.

Trang 21

Chế phẩm xử lý nguồn nước dạng khô:

P42

Tác dụng:

• P42 là chế phẩm dạng bột, chứa các vi sinh vật kỵ khí cùng với một nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho tảo và phiêu sinh vật Dưới tác dụng của các VSV sự phân hủy cacbonhydrat, các hợp chất hữu cơ chứa trong phân tôm và thức ăn thừa của tôm xảy ra nhanh chóng, triệt để Đồng thời các VSV này cũng sản sinh ra các axít amin, Vitamin nhóm B, hormon giúp tôm phát triển Ngoài ra các VSV này còn tạo ra những chất chống vi khuẩn như axít lactic ngăn chặn sự phát triển của nấm bệnh và virus

có hại như bệnh phát sáng, đứt râu, sứt đuôi…

Cách pha chế:

• Chuẩn bị dụng dịch: 3 lít nước sạch + 0,5 lít chất xúc tác sinh học.

• Chuẩn bị hỗn hợp khô: cứ 1 kg P42 trộn đều với độ ẩm cần đạt là 50 – 60%

• (kiểm tra bằng cách nắm nhẹ, hỗn hợp thành cục, nhưng khi đụng vào thì vỡ ra).

• Ủ kỵ khí (trong xô nhựa đậy kín) trong 48 giờ sau đó đem dùng.

• Hòa vào nước tạt đều trên mặt hồ vào buổi sáng: máy khuấy hoạt động liên tục

• Sau khi thả tôm được 10 ngày mới dùng P42 Mỗi tuần dùng một lần, mỗi lần 2

kg/ha (20 kg cám gạo)

Trang 22

Chế phẩm xử lý nguồn nước dạng lỏng: P43

• Tác dụng: chế phẩm P43 dạng lỏng Các chủng

VSV chứa trong P43 sẽ ức chế sự phát triển của các loại nấm gây bệnh cho tôm trong nước, tạo

sự ổn định pH, giảm hàm lượng NH3, H2S và các khí độc khác.

• Cách dùng: phun 600 lít/ha để xử lý đáy hồ

cùng với P41 Sau khi thả tôm được 7 ngày thì

cứ 1 tuần phun hoặc tạt lên mặt hồ một lần vào buổi chiều Liều lượng sử dụng: 300 lít/ha/lần (Hàng tuần vào thứ hai dùng P42 và thứ sáu dùng P43).

Trang 23

Chế phẩm khử trùng diệt khuẩn: P44

• Tác dụng: P44 dạng lỏng, có màu nâu vàng, được tổng hợp bằng

phương pháp lên men kỵ khí một số loài thảo mộc với các chủng VSV hữu ích Tôm thường mắc các bệnh như bệnh đốm đen, bệnh phát sáng, bệnh đóng rong, bệnh đen mang, bệnh thân đỏ, hoặc các bệnh viêm khác do loại Vibrio hoặc Escherichia coli gây ra Chế phẩm P44 có khả năng làm biến mất các bệnh này bằng cách trộn vào thức ăn hoặc phun vào hồ nuôi P44 còn có chức năng làm giảm hàm lượng amoniac trong nước và diệt tảo trong trường hợp tảo quá nhiều làm cho tôm không lột xác được.

• Cách dùng: khi xuất hiện bệnh của tôm, trộn P44 với thức ăn

thương phẩm theo tỉ lệ 0,5 lít/10 kg thức ăn Ủ trong 4-5 giờ, sau đó cho tôm ăn.

• Khi hàm lượng amoniac hoặc lượng tảo quá lớn, dùng P44 phun vào hồ với tỉ lệ 30 lít/ha, tuần phun 1 lần Trong điều kiện bình thường thì cứ 15 ngày phun 1 lần với hàm lượng 20 lít/ha.

Ngày đăng: 02/02/2020, 14:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w