1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Quy trình dạy học môn Tiếng Việt

23 3,2K 37
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 248 KB

Nội dung

- GV viết mẫu - HS viết chữ trên không trung - HS viết vào bảng con Chú ý: GV cần hình thành cho HS nề nếp học tập như: cách cầm vở tập đọc, tư thế ngồi viết, khoảng cách mắt nhìn, cách

Trang 1

QUY TRÌNH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT

LỚP 1

I HỌC VẦN

Dạng bài: LÀM QUEN VỚI ÂM VÀ CHỮ

A Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc được âm, thanh và viết được chữ ghi âm, dấu ghi thanh của bài kếtrước

- HS nhận biết và tìm được tiếng, từ có âm, thanh vừa học

B Bài mới:

Tiết 1

1 Giới thiệu bài:

GV dựa vào tranh ở SGK hoặc tranh, ảnh, vật mẫu để giới thiệu chữ hoặc dấughi thanh mới

2 Dạy chữ ghi âm hoặc dấu ghi thanh mới: (trọng tâm)

+ Hướng dẫn HS nhận dạng (phân tích) chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới

+ Hướng dẫn HS nhận diện và tập phát âm mới

* Nghỉ giữa tiết: 3 - 5 phút.

+ GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết vào bảng con

- GV viết mẫu - HS viết chữ trên không trung - HS viết vào bảng con

Chú ý: GV cần hình thành cho HS nề nếp học tập như: cách cầm vở tập đọc, tư thế ngồi viết, khoảng cách mắt nhìn, cách đặt vở, cách cầm bút, cách đứng lên đọc bài,.

+ Luyện nghe - nói

- Luyện nói theo tranh, theo chủ đề (không gò bó HS), GV gợi ý theo địnhhướng, bằng các câu hỏi

4 Củng cố - dặn dò

- GV chỉ bảng hoặc HS nhìn vào SGK đọc lại bài

- Hướng dẫn HS tìm tiếng có âm vừa học

- Dặn HS học, làm bài tập ở nhà

Trang 2

Dạng bài: DẠY - HỌC ÂM VẦN MỚI

A Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc, viết được chữ ghi âm, vần; đọc viết được tiếng từ ứng dụng, câu ứngdụng ở bài trước

- Tuỳ vào trình độ HS để yêu cầu HS tìm tiếng, từ mới có âm, vần đã học

B Dạy học bài mới:

Tiết 1

1 Giới thiệu bài:

Dựa vào tranh ở SGK hoặc tranh ảnh, vật mẫu mà GV đã chuẩn bị GV củng cóthể giới thiệu trực tiếp

2 Dạy âm, vần mới:

- Hướng dẫn HS ghép âm, vần thành tiếng mới, từ mới (còn gọi là tiếng khoá)

- Nêu vị trí các chữ và vần trong tiếng khoá

- HS tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khoá

* Nghỉ giữa tiết: 3 - 5 phút.

+ Viết:

GV viết mẫu trên bảng lớp theo khung ô li được phóng to:

- Vần: Lưu ý nét nối (không nói chữ)

HS viết vào bảng con

- Tiếng và từ ngữ:

HS viết vào bảng con

GV nhận xét và sửa lỗi cho HS

+ Đọc từ ngữ ứng dụng:

- 2 - 3 HS đọc các từ ngữ, câu ứng dụng, làm quen với cách đọc từ, cụm từ, câungắn

- HS đọc nối tiếp cá nhân, đồng thanh,

- GV giải thích từ ngữ bằng nhiều cách: tranh ảnh, giảng giải, vật mẫu,

Trang 3

- HS nhận xét tranh minh hoạ câu ứng dụng.

- HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, lớp (có thể đọc nối tiếp câu, đoạn, bài)

- GV điều chỉnh, sửa sai (nếu có)

- GV đọc mẫu câu ứng dụng

- HS đọc câu ứng dụng: 2 - 3 em

* Nghỉ giữa tiết: 3 - 5 phút.

b Luyện viết: HS viết vào vở Tập viết

- HS quan sát chữ mẫu, đọc nội dung viết

- Nhắc lại quy trình viết, độ cao của các con chữ, ( GV viết mẫu trên bảng từngdòng - HS viết vào vở)

Lưu ý tư thế ngồi, khoảng cách

- GV hướng dẫn HS theo yêu cầu từ thấp đến cao: Tập viết bảng con, tập viếtvào vở, nhìn mẫu - viết đúng, viết đẹp , viết nhanh

c Luyện nói

- HS đọc tên bài luyện nói

- Tuỳ vào trình độ lớp để đưa ra các câu hỏi gợi ý theo tranh cho thích hợp

- HS luyện nói theo hình thức hỏi - đáp

- Trò chơi (có thể phục vụ cho phần luyện nói hoặc cả bài học)

2 Củng cố, dặn dò:

- GV chỉ bảng hoặc cho HS nhìn SGK và đọc lại bài

- Tìm chữ có vần vừa học

- Học bài ở nhà, chuẩn bị bài sau

GHI BẢNG: (Viết chữ in thường)

Học vần Tên bài

Trang 4

Dạng bài: ÔN TẬP ÂM, VẦN

A Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc được âm, vần, chữ ghi âm, vần của bài kề trước Đọc và viết đượctiếng, từ ghép với âm vần đã học có trong sách, đọc câu ứng dụng, phát triển lờinói tự nhiên

- Yêu cầu mở rộng: HS hệ thống các bài đã học về các âm hoặc các vần mới cókết thúc bằng các phụ âm giống nhau

B Dạy học bài mới:

Tiết 1

* Bài ôn về âm

1 Giới thiệu bài: Trực tiếp hoặc gián tiếp.

- HS nêu các âm chữ mới chưa được ôn GV ghi bên cạnh góc bảng

- GV gắn bảng ôn phóng to SGK (nếu có)

2 Ôn tập:

+ Các chữ và âm vừa học

Ôn tập theo bảng, sơ đồ trong SGK

GV hệ thống lại các chữ ghi âm, vần đã học trong tuần; củng cố cách đọc; cáchviết

- HS lên bảng chỉ các chữ vừa học trong tuần ở bảng ôn

- GV sửa sai, lưu ý dấu thanh và các chỗ nối giữa các chữ

- HS viết vào vở Tập viết

Tiết 2

3 Luyện tập

a Luyện đọc

Nhắc lại bài ôn ở tiết trước

- HS đọc từ ngữ trong bảng ôn, từ ngữ ứng dụng: nhóm, bàn, cá nhân

- GV sửa sai

Trang 5

+ Câu ứng dụng

- GV giới thiệu câu đọc

- HS thảo luận nhóm và nêu nhận xét về tranh minh hoạ

- HS đọc câu ứng dụng: nhóm, cả lớp, cá nhân

- GV sửa sai

Khuyến khích HS đọc trơn

b Luyện viết và làm bài tập.

HS tập viết nốt cáctừ ngữ còn lại trong vở Tập viết

c Kể chuyện

- GV kể chuyện có kèm theo tranh minh hoạ trong SGK

- HS lắng nghe, thảo luận

- Tập kể chuyện theo nội dung tranh

- Nêu tóm tắt và ý nghĩa câu chuyện (tuỳ vào trình độ của HS)

Quy trình dạy giống bài ôn về âm

- GV cho HS thực hành ghép vần có âm chính ghi ở cột dọc và âm kết thúc ghi ởdòng ngang, hướng dẫn HS quan sát sơ đồ, nhận xét cấu tạo của các vần cùngloại, củng cố cách đánh vần, đọc vần

- HS rèn luyện kĩ năng đọc trơn, nhanh các vần đã học

Ở phần luyện viết tiến hành tương tự song yêu cầu được nâng cao hơn: viết từhoặc cụm từ (khoảng 4 - 6 tiếng) Giáo viên cần hướng dẫn để HS làm quen dầnvới hình thức chính tả nghe đọc cố gắng tạo điều kiện cho HS viết đúng, đẹp

Trang 6

II TẬP VIẾT

A Kiểm tra bài cũ:

+ HS viết bảng các từ ngữ

+ GV nhận xét cho điểm

B Dạy bài mới:

1 Giới thiệu bài

2 Hướng dẫn tô các nét chữ của các chữ cái viết hoa:

+ Hướng dẫn quan sát, nhận xét:

- Quan sát chữ mẫu – nhận xét số lượng nét và kiểu nét

- Giáo viên nêu quy trình viết

- Học sinh viết trên bảng con

4 Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết:

+ GV nhắc nhở , chú ý tư thế ngồi viết, khoảng cách giữa mắt và vở

+ HS viết, tập tô chữ hoa vào vở Tập viết

+ Chấm chữa bài

5 Củng cố, dặn dò

Trang 7

III TẬP ĐỌC Tiết 1

A Kiểm tra bài cũ

B Bài mới:

1 Giới thiệu bài:

2 Hướng dẫn học sinh luyện đọc:

a Giáo viên đọc mẫu:

b Hướng dẫn học sinh luyện đọc:

+ Luyện đọc tiếng, từ ngữ: Luyện các từ khó, dễ lẫn, kết hợp phân tích tiếng đểhọc sinh dễ phát âm

- Kết hợp giải nghĩa từ khó

+ Luyện đọc câu:

- Đọc tiếp nối câu

+ Luyện đọc đoạn bài:

- Từng nhóm tiếp nối nhau đọc

- Cá nhân đọc bài Đọc theo nhóm, bàn,…(thi đọc đúng, to và rõ)

- Lớp nhận xét, tính điểm thi đua

- Học sinh đọc đồng thanh cả bài

3 Ôn vần:

- Nêu yêu cầu của bài

- Tìm các tiếng trong bài chứa vần cần ôn

- Học sinh đọc – phân tích tiếng

- Tìm tiếng ngoài bài có vần cần ôn

- Nói câu chứa tiếng có vần cần ôn (theo mẫu)

Tiết 2

4 Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:

a Tìm hiểu bài đọc:

- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi Sách giáo khoa

- Giáo viên đọc diễn cảm cả bài

- Học sinh thi đọc diễn cảm

b Luyện nói:

- Giáo viên nêu yêu cầu của bài luyện nói

- Học sinh luyện nói theo hình thức hỏi – đáp

- HS và GV nhận xét, chốt lại ý kiến phát biểu đúng, tính điểm thi đua

5 Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị tiết sau

Trang 8

- Giáo viên viết lên bảng đoạn văn cần chép

- Học sinh nhìn và đọc thành tiếng đoạn văn

- Học sinh đọc tiếng dễ viết sai (nếu có) - Học sinh viết vào bảng con

- Học sinh tập chép vào vở

- Giáo viên chữa lối phổ biến – có thể cho HS đổi vở, chữa lỗi cho nhau

- Giáo viên chấm bài, nhận xét

3 Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả

+ Điền vần:

- HS đọc yêu cầu của bài, giáo viên hướng dẫn thêm

- Làm mẫu một phần bài tập

- HS hoàn thành bài tập Chữa bài

+ Điền chữ: Các bước thực hiện như bài tập điền vần

- Chấm, chữa bài

4 Củng cố, dặn dò.

V KỂ CHUYỆN

1 Giới thiệu câu chuyện;

2 Giáo viên kể chuyện 2, 3 lần:

- Lần 1: Kể toàn truyện

- Lần 2: Kể nối tiếp từng đoạn, kết hợp tranh minh họa

3 Hướng dẫn học sinh kể câu chuyện từng đoạn theo tranh:

- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh

- Học sinh kể từng đoạn

Trước khi học sinh kể GV nhắc học sinh chú ý lắng nghe bạn kể để nhận xét:Bạn có nhớ nội dung truyện không? Có kể thiếu hay thừa chi tiết nào không? Códiến cảm không?

4 Hướng dẫn học sinh phân vai toàn truyện:

- Tổ chức cho học sinh đóng vai, thi kể lại toàn chuyện

* Lưu ý: Khi học sinh kể không nên ngắt lời để nhận xét, chỉ nhận xét khi các

em đã kể xong Làm sao cho nhiều học sinh ở mọi trình độ đều được kể

5 Giúp học sinh hiểu ý nghĩa truyện: (ở mức đơn giản)

6 Củng cố, dặn dò.

Trang 9

LỚP 2 + 3

I TẬP ĐỌC (TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN LỚP 3)

A Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra bài đọc tiết trước kết hợp trả lời câu hỏi để củng cố kĩ năng đọc hiểu

1 Giới thiệu bài

2 Luyện đọc

a GV đọc mẫu

b Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:

- Đọc nối tiếp từng câu

Lần 1 đọc liền mạch, hướng dẫn HS đọc đúng tiếng, từ

Lần 2 đọc lô-gíc

- Đọc từng đoạn trước lớp: GV có thể chia đoạn cho HS đọc

+ Lần 1: HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài: liền mạch

+ Lần 2: Đọc cuốn chiếu - hướng dẫn cho HS ngắt nghỉ hơi đúng chỗ và thể hiệntình cảm qua giọng đọc Kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ mới trong từng đoạn

* Lưu ý: Lớp 3 không thi đọc

- Hướng dẫn đọc đồng thanh: đoạn, bài

Tiết 2

3 Hướng dẫn tìm hiểu bài:

GV hướng dẫn HS đọc (chủ yếu là đọc thầm) từng đoạn và trao đổi về nội dung.Tìm hiểu bài dựa theo câu hỏi gợi ý SGK (có thể dẫn dắt gợi mở, điều chỉnh chosát đối tượng HS)

Chọn từ "đắt" hoặc từ trọng tâm, cụm từ, câu để ghi bảng

4 Luyện đọc lại/ học thuộc lòng:

- GV đọc mẫu, lưu ý giọng điệu của từng nhân vật hoặc giọng đọc của đoạn

- GV tổ chức cho HS đọc lại toàn bài: nhiều HS đọc

- Tổ chức cho HS thi đọc Uốn nắn cách đọc cho HS

- Bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất

(Một số câu văn, thơ đặc biệt GV cần đánh dấu chỗ nhấn giọng hoặc ngắt giọng

để giúp HS nắm được cách đọc Chú ý hướng đẫn HS đọc một cách tự nhiên.)

- Luyện đọc thuộc lòng (nếu SGK yêu cầu)

* Lưu ý: Đối với lớp 3: Phần kể chuyện (20 phút)

- GV giao nhiệm vụ

- Học sinh quan sát tranh minh hoạ các đoạn của câu chuyện

- Hướng dẫn học sinh kể chuyện theo tranh dựa vào các câu hỏi gợi ý

Trang 10

Sau mỗi lần học sinh kể tổ chức cho học sinh nhận xét theo các yêu cầu về nộidung, diễn đạt, cách thể hiện.

- Tổ chức cho HS thực hiện bằng các hình thức thích hợp (kể chuyện trongnhóm, kể chuyện trước lớp, kể chuyện tiếp sức, phân vai,…)

A Kiểm tra bài cũ:

- HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện tiết trước

B Dạy bài mới:

1 Giới thiệu bài.

2 Hướng dẫn kể chuyện: Sử dụng tranh minh hoạ ở SGK để gợi mở, hướng dẫn HS kể lại từng đoạn của câu chuyện

* Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh

- GV hoặc HS đọc yêu cầu của bài

- Kể chuyện trong nhóm:

+ HS quan sát SGK đọc thầm câu hỏi gợi ý dưới mỗi tranh

+ HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của câu chuyện trước nhóm Cần tổ chức saocho mỗi HS đều được kể lại nội dung của các đoạn

- Kể chuyện trước lớp:

+ Sau mỗi lần cho HS tập kể, cả lớp và GV nhận xét:

* Về nội dung: Kể đã đủ ý chưa? Kể có đúng trình tự không?

Về cách diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa?

Về cách thể hiện: Kể có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? Giọng kể có thích hợp chưa?

+ Nên khuyến khích cho HS kể bằng ngôn ngữ tự nhiên của các em, tránh đọcthuộc lòng câu chuyện

+ Có thể sử dụng câu hỏi gợi trí tưởng tượng hoặc gợi nhận xét, cảm nghĩ của

HS về nhân vật hoặc câu chuyện

* Kể toàn bộ câu chuyện:

Có thể chọn 1 trong 2 hình thức:

- HS kể toàn bộ câu chuyện

- HS kể nối tiếp theo đoạn

Sau mỗi lần kể tổ chức cho HS nhận xét về các nội dung ở trên

Đối với lớp HS khá giỏi có thể yêu cầu phân vai, dựng lại câu chuyện

Trang 11

III CHÍNH TẢ

A Kiểm tra bài cũ:

HS nghe - viết một số từ ngữ khó đã được luyện tập ở tiết chính tả trướchoặc nghe viết một số từ ngữ thường mắc lỗi phổ biến ở địa phương

B Dạy bài mới

1 Giới thiệu bài:

Nêu yêu cầu của bài chính tả

2 Hướng dẫn chính tả: nghe - viết

- GV đọc mẫu lần 1

- HS đọc bài chính tả sẽ viết trong sách giáo khoa

- Gợi ý để HS nắm nội dung chính tả của bài viết qua các câu hỏi (có thể chỉ cầnmột câu hỏi)

- Hướng dẫn cách trình bày bài, lưu ý các hiện tượng chính tả trong bài (dùngphương pháp phân tích ngôn ngữ)

3 Viết chính tả:

- GV đọc toàn bài cho HS bao quát nội dung bài viết

- HS nhìn viết hoặc GV đọc cho HS nghe - viết: Mỗi câu hoặc một cụm từthường được đọc 3 lần: Lần một đọc chậm rãi cho HS nghe, đọc nhắc lại 2 lầncho HS kịp viết theo tốc độ quy định

- Đọc toàn bài cho HS soát lại bài viết

4 Chấm và chữa bài chính tả.

- GV chọn một số bài để chấm: Đối tượng là:

+ Những HS đã đến lượt chấm bài

+ Những HS hay mắc lỗi trong bài viết

- GV nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi

- GV giúp HS kiểm tra và chữa lỗi:

+ HS đối chiếu bài viết của mình

+ HS đối chiếu với bài viết trên bảng của GV (nhìn chép)

+ GV đọc từng câu và chỉ dẫn cách viết những chữ dễ sai

5 Hướng dẫn làm bài tập chính tả âm - vần: Làm bài tập bắt buộc và một trong

các bài tập lựa chọn

- Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập

- Giúp HS chữa một phần bài tập làm mẫu (chữa trên bảng hoặc làm bảng con)

- HS làm bài vào bảng con hoặc vào vở GV uốn nắn

- Chữa toàn bộ bài tập

Trang 12

IV TẬP VIẾT

A Kiểm tra bài cũ:

HS viết chữ hoa, các cụm từ hoặc câu ứng dụng mới học hoặc GV nhậnxét bài tập viết đã chấm

B Dạy bài mới:

1 Giới thiệu bài:

Nêu nội dung và yêu cầu của tiết dạy: Ghi bảng: Bài số , nội dung viết

2 Hướng dẫn HS viết chữ hoa.

- Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về mẫu chữ cái viết hoa (về cấu tạo, đặcđiểm của nét chữ)

- Hướng dẫn quy trình viết chữ trên khung chữ, trên dòng kẻ: quy trình viết, nốiliền các nét, chỗ đánh dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ

- Hướng dẫn HS viết trên bảng con

* Luyện viết chữ hoa:

Củng cố cách viết chữ hoa trọng tâm (GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết

-HS tập viết trên bảng con - GV nhận xét , uốn nắn

* Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng):

- GV giới thiệu hoặc gợi ý cho HS nhận biết

- GV hướng dẫn cách viết tên riêng (chú ý khoảng cách hoặc nét nối chữ hoa vớichữ viết thường)

- GV viết mẫu (kết hợp nhắc lại cách viết)

HS tập viết trên bảng con

* Luyện viết câu ứng dụng:

- Học sinh đọc câu ứng dụng

- GV giúp HS hiểu câu ứng dụng

- Nêu các chữ viết hoa trong câu ứng dụng

- HS luyện viết tiếng từ có chữ viết hoa

3 Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết:

- GV nêu yêu cầu (nội dung viết: Chữ viết hoa, cụm từ hoặc câu ứng dụng và sốdòng luyện viết)

- Hướng dẫn HS viết vào vở: Cần lưu ý về tư thế ngồi, cách cầm bút,

4 Chấm chữa bài:

Từ 5 - 7 bài, nhận xét

5 Củng cố - dặn dò: Nhấn mạnh nội dung, yêu cầu của tiết học Dặn dò HS

luyện tập ở nhà

Trang 13

V LUYỆN TỪ VÀ CÂU

A Kiểm tra bài cũ:

Nêu ngắn gọn những điều đã học ở tiết trước hoặc kiểm tra các bài tập ở nhà

B Dạy bài mới:

1 Giới thiệu bài.

2 Hướng dẫn làm bài tập:

GV tổ chức cho HS thực hiện trình tự từng bài tập trong SGK:

- Đọc và xác định yêu cầu của bài tập

- HS giải một phần bài tập làm mẫu

- HS làm bài tập theo hướng dẫn của GV

3 Tổ chức trao đổi, nhận xét kết quả

Rút ra những điểm ghi nhớ về kiến thức

4 Củng cố - dặn dò: Chốt lại những kiến thức và kĩ năng cần nắm vững ở bài

luyện tập Yêu cầu thực hành luyện tập ở nhà

- Nhận xét tiết học

VI TẬP LÀM VĂN

A Kiểm tra bài cũ.

Học sinh làm lại bài ở tiết trước hoặc nhắc lại nội dung cần ghi nhớ vềkiến thức, kĩ năng ở tiết trước

B Dạy bài mới:

1 Giới thiệu bài

2 Hướng dẫn học sinh thực hiện lần lượt các bài tập:

- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập (bằng câu hỏi, bằng lời giải thích)

- Giúp học sinh làm mẫu một phần bài tập

- Học sinh làm bài tập

- Tổ chức trao đổi, nhận xét kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về tri thức

3 Củng cố, dặn dò: Chốt lại nội dung kiến thức và kĩ năng đã học, nêu yêu cầu

hoạt động tiếp nối

Ngày đăng: 19/09/2013, 04:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w