Phân tích phân phối nhằm mục đích xác định nhóm đối tƣợng đƣợc hƣởng lợi và chịu thiệt do thực hiện dự án và đƣa ra các hỗ trợ hoặc các chính sách phù hợp. Phân tích phƣơng án khả thi, kết quả NPV kinh tế đạt 1133,52 tỷ đồng trong khi NPV tài chính tính trên chi phí vốn kinh tế đạt -610,48 tỷ đồng chênh lệch 1744,10 tỷ đồng. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do một số lợi ích kinh tế không đƣợc thể hiện qua ngân lƣu tài chính của dự án, cụ thể chi phí đầu tƣ ban đầu, chi phí hoạt động vận hành giữa tài chính và kinh tế khác nhau. Đó còn gọi là các ngoại tác do các yếu tố nhƣ: thuế, lao động không kỹ năng, tỷ giá kinh tế đƣợc thể hiện trong phân tích kinh tế thông qua các hệ số chuyển đổi khác 1, với chi phí kinh tế
thấp hơn chi phí tài chính. Tổng lợi ích ngoại tác có thể đƣợc tính bằng công thức:
NPVext = NPVe - NPVfe Trong đó:
NPVext = NPV của lợi ích ngoại tác NPVe = NPV của ngân lƣu kinh tế
NPVfe = NPV của ngân lƣu tài chính, sử dụng suất chiết khấu kinh tế
Phân tích phƣơng án khả thi tài chính (phƣơng án A11), kết quả NPV tài chính dự án tính theo suất chiết khấu kinh tế là -610,48 tỷ đồng, trong khi NPV kinh tế đạt 1133,52 tỷ đồng. Do ảnh hƣởng của trợ cấp mà NPV tài chính dự án cao hơn NPV kinh tế, điều đó chứng tỏ Chính phủ là đối tƣợng chịu thiệt trong dự án. Kết quả phân tích phân phối đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5-9: Kết quả phân tích phân phối xã hội
Kết quả bảng phân tích cho thấy ngƣời sử dụng đƣợc hƣởng lợi đến 4.395,5 tỷ đồng theo giá trị hiện tại ròng từ dự án do lợi ích của họ nhận đƣợc lớn hơn nhiều so với chi phí bỏ ra. Ngƣời lao động giản đơn xây dựng công trình và bảo trì sửa chữa đƣợc hƣởng lợi 239,3 tỷ đồng do đƣợc hƣởng lƣơng tài chính cao hơn mức lƣơng kinh tế. Đối tƣợng chịu thiệt hại là Chính phủ do tài trợ kinh phí thực hiện công trình, tuy nhiên ngân sách có thể bù đắp từ thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp từ dự án.
Bảng Ngân lƣu Các lợi ích Phân phối
Ngân lưu vào NPVfe NPVe Ngoại tác Chính phủ CN làm cầu Người sử dụng Doanh thu ròng -610,48 1.133,52 1.744,00 1.744,0
Công nhân làm cầu 0 239,30 239,30 239,3
Người sử dụng 0,00 4.395,53 4.395,53 4.395,5 Ngân lưu ra Thuế thu nhập -331,5 0 331,49 331,5 NPV dự án -941,97 5.768,35 6.710,31 1.412,5 239,3 4.395,5 Cân đối 6.047,34
Chƣơng 6: KẾT LUẬN
Kết luận
Dự án cầu Cao Lãnh và đƣờng dẫn là dự án cung cấp dịch vụ công phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, cải thiện phúc lợi xã hội (NPV kinh tế =1.133,5 tỷ VNĐ >0), cho nên dự án xứng đáng đƣợc cấp phép xây dựng để đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Qua phân tích tài chính theo mô hình đối tác công tƣ cho thấy, dự án cầu Cao Lãnh có khả năng hoàn vốn cho nhà đầu tƣ từ nguồn thu phí hợp lý của ngƣời sử dụng. Mặc dù suất sinh lợi yêu cầu của nhà đầu tƣ tƣ nhân và lãi suất vay thƣơng mại cao hơn so với lãi suất vay ƣu đãi, nhƣng nếu đầu tƣ vào dự án cầu Cao Lãnh, nhà đầu tƣ có khả năng thu hồi vốn với sự trợ cấp của Chính phủ và các chính sách cần thiết khác.
Nếu không thu phí xe máy, chủ đầu tƣ không có khả năng thu hồi vốn trong vòng 30 năm vận hành dự án, bất chấp đƣợc sự trợ cấp của ngân sách 12,7% tổng mức đầu tƣ.
Nếu có thu phí xe máy và không có trợ cấp, chủ đầu tƣ có khả năng thu hồi vốn với mức phí 45.000 VNĐ/CPU. Giá này cao hơn mức sẵn lòng chi trả của ngƣời tham gia giao thông, cho nên cần sự trợ cấp của ngân sách nhằm hạ giá thu phí.
Nhằm hạ mức giá thu phí thấp hơn mức sẵn lòng chi trả của ngƣời tham gia giao thông và không cao hơn nhiều so với mặt bằng thu phí trong khu vực, nhà nƣớc cần trợ cấp đến 12,7% tổng giá trị đầu tƣ.
Dự án nhạy với biến lƣu lƣợng giao thông và chi phí xây dựng, nếu lƣu lƣợng giao thông thấp hơn 6% so với dự báo hoặc chi phí xây dựng cao hơn dự toán 6% thì NPV chủ đầu tƣ sẽ âm, cho nên dự án có tính rủi ro cao với nhà đầu tƣ.
Phân tích cho thấy ngƣời dân tham gia giao thông và lao động giản đơn trong vùng đƣợc hƣởng lợi từ dự án do lợi ích tiết kiệm thời gian và giảm chi phí vận hành xe, cũng nhƣ số việc làm đƣợc tạo ra từ dự án. Ngân sách nhà nƣớc là đối tƣợng chịu thiệt nhiều nhất do phải tài trợ chi phí xây dựng, tuy nhiên ngân sách đƣợc lợi do dự án thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội trong vùng là nguồn thu bền vững trong tƣơng lai mà phạm vi đề tài chƣa tính hết.
Khuyến nghị chính sách
Căn cứ vào tính phù hợp của dự án với quy hoạch tổng thể, căn cứ vào kết quả nghiên cứu của đề tài, khuyến nghị Bộ giao thông vận tải gửi hồ sơ đề xuất dự án đến Bộ kế hoạch đầu tƣ và Chính phủ đề xuất triển khai dự án theo hình thức đối tác công-tƣ (PPP) (theo quy trình đề xuất dự án quy định tại quyết định số 71-QĐ-TTg). Nội dung hồ sơ đề xuất dự án bao gồm:
Đề xuất Bộ kế hoạch đầu tƣ thẩm định lại và trình Thủ tƣớng chính phủ quyết định đƣa
dự án vào danh mục dự án kêu gọi đầu tƣ theo hình thức đối tác công-tƣ (PPP)
Đề xuất phần tham gia của khu vực Nhà nƣớc là 12,7% tổng mức đầu tƣ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bùi Ngọc Toàn (2008), Lập và phân tích dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao
thông, NXB Giao Thông Vận Tải Hà Nội (2008)
2. Công văn số 17007/BTC-TCT năm 2009 về việc ƣu đãi thuế TNDN đối với dự án
BOT.
3. Klaus Felsinger-ADB (2010) , Mối quan hệ đối tác nhà nƣớc-tƣ nhân, Ngân hàng
phát triển Châu Á ADB
4. Quốc hội (2008), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12.
5. Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg, qui chế thí điểm hợp tác công-tƣ.
6. Nguyễn Phi Hùng (2010), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Chƣơng trình giảng dạy kinh tế
Fulbright
Tiếng Anh
1. ADB (2010), Highway Toll Study (TANO. 2762)
2. ABD, SMEC, TEDI, Preparing the Central Mekong Delta Region Connectivity
Project, Final Report Annex 1Technical Due Diligence (2010).
3. ABD, SMEC, TEDI, Preparing the Central Mekong Delta Region Connectivity
Project, Technical Assistance Consultant’s Report (2010).
4. ABD, SMEC, TEDI, Preparing the Central Mekong Delta Region Connectivity
Project, Final Report Annex 2 Economic Assessment (2010).
5. ABD, SMEC, TEDI, Preparing the Central Mekong Delta Region Connectivity
Project, Final Report Annex 3Financial Assessment (2010).
6. ADB (2008), Project Number: TA 4695 - VIE , PPTA For HCMC - Long Thanh -
Dau Day Expressway, Final report, Appendixes K15.
7. REBIStransport joint venture (2003), Regional Balkans infrastructure Study-
Transport- Appendix 12-BOT.
8. TEDI (2010), Cao Lanh bridge construction project, investment preparation project
stage.
1. Trang web báo Saigongiaiphong online
http://www.sggp.org.vn/kinhte/2011/2/250604/
2. Tranng web của Ban quản lý dƣ̣ án Mỹ Thuâ ̣n.
http://113.161.71.177/Trangchu/nhadautu/0026a8.aspx cập nhâ ̣t 18/08/2011.
3. Trang web cuả báo điện tử vntec http://www.vntec.vn/nhieu-tuyen-cao-toc-lon-
%E2%80%9Chut%E2%80%9D-nha-dau-tu/
4. Trang web của báo nhà đầu tƣ
http://113.161.71.177/Trangchu/nhadautu/0026a8.aspx
5. Trang web báo dantri.com.vn http://dantri.com.vn/c21/s20-417866/se-thu-phi-cau-
can-tho-sau-ngay-29.htm) cập nhật ngày 23/8/2011.
6. Trang web của báo điện tử Otosaigon www.otosaigon.com)
7. Trang web của công ty phần mềm hdmg http://www.hdmglobal.com/
8. Trang web báo tuổi trẻ. http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/445579/Dong-Thap-gay-cau-dan-ben-pha-
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Khung pháp lý của mô hình hợp tác công tƣ
Tính pháp lý của hợp tác công tƣ đƣợc quy định tại Nghị định 78/2007/NĐ-CP về BOT,
BT, BTO, BT và Quy chế thí điểm đầu tƣ theo hình thức đối tác công-tƣ (ban hành kèm
theo Quyết định 71/QĐ-TTg ngày 9/11/2010 có hiệu lực từ ngày 15/1/2011).
Nghị định 78/2007/NĐ-CP :
Nghị định số 78/2007/NĐ-CP quy định chung các hình thức đầu tƣ BOT( xây dựng-vận hành-chuyển giao), BTO (xây dựng-chuyển giao-vận hành) và BT (xây dựng-chuyển giao) đối với nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài tại Việt Nam.
Theo Nghị định này, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và phê duyệt danh mục dự án kêu gọi đầu tƣ theo hợp đồng BOT, BTO, hoặc BT của ngành và địa phƣơng mình. Căn cứ trên Danh mục dự án gọi đầu tƣ, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chỉ định nhà thầu tƣ vấn trong nƣớc hoặc quốc tế để lập đề xuất dự án và hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tƣ đàm phán ký Hợp đồng dự án. Nhà đầu tƣ có thể chủ động đề xuất dự án trong trƣờng hợp dự án nằm ngoài danh mục dự án kêu gọi đầu tƣ bằng cách gửi đề xuất dự án đến cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
Đối với dự án sử dụng nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc, sau khi ký hợp đồng dự án và thẩm tra dự án, nhà đầu tƣ đăng ký kinh doanh để thành lập Doanh nghiệp dự án và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, chứng nhận đầu tƣ cũng là chứng nhận kinh doanh của doanh nghiệp dự án.
Tuỳ theo hình thức đầu tƣ mà sau khi xây dựng và vận hành, nhà đầu tƣ bàn giao lại cho nhà nƣớc theo hợp đồng BOT. Hoặc nhà đầu tƣ bàn giao lại cho nhà nƣớc sau khi xây dựng mà không vận hành theo hợp đồng BTO và BT.
Quyết định 71/QĐ-TTg
Quy chế thí điểm đầu tƣ theo hình thức đối tác công-tƣ quy định điều kiện, thủ tục và nguyên tắc áp dụng, thí điểm đối với các lĩnh vực nhƣ cầu đƣờng bộ, hầm đƣờng bộ, bến
phà đƣờng bộ, giao thông đô thị, cảng biển, cảng hàng không, hệ thống cung cấp nƣớc sạch, nhà máy điện.v.v..
Nguyên tắc của quy chế này là bảo đảm mục tiêu thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng để cung cấp dịch vụ công. Các dự án nằm trong diện thực hiện thí điểm hợp tác công tƣ phải thoả mãn các điều kiện nhƣ: dự án quan trọng, quy mô lớn, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và dự án có khả năng hoàn vốn cho nhà đầu tƣ từ nguồn thu phí ngƣời sử dụng, dự án có khả năng khai thác đƣợc lợi thế công nghệ, kinh
nghiệm quản lý vận hành và sử dụng năng lực tài chính của nhà đầu tƣ28.
Theo quy chế này, nguồn vốn tƣ nhân trong hợp tác công-tƣ bao gồm vốn chủ sở hữu của nhà đầu trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài, nguồn vốn vốn vay để thực hiện dự án theo nguyên tắc không dẫn đến nợ công.
Quy chế qui định phần tham gia của nhà nƣớc do Thủ tƣớng quyết định trên cơ sở đề xuất của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và ý kiến thẩm định của Bộ kế hoạch và đầu tƣ. Theo quy chế này phần vốn chủ sở hữu của nhà đầu tƣ không thấp hơn 30% phần vốn của khu vực tƣ nhân tham gia dự án, nhà đầu tƣ có thể huy động vốn vay thƣơng mại và các nguồn vốn khác (không đƣợc bảo lãnh của Chính phủ) tối đa bằng 70% phần vốn của khu vực tƣ nhân tham gia đầu tƣ. Phần tham gia của khu vực nhà nƣớc không quá 30% tổng mức đầu tƣ, trƣờng hợp khác do Thủ tƣớng quyết định.
Phụ lục 2: Ƣu đãi đầu tƣ đối với dự án cầu Cao Lãnh Trợ cấp của Chính phủ
Trợ cấp của Chính phủ theo quyết định số 71/2010/QĐ-TTg quy chế thí điểm theo hình thức đối tác công-tƣ. Trong lĩnh vực thí điểm đầu tƣ bao gồm cầu đƣờng bộ, sân bay, cảng biển. Trợ cấp ngân sách không quá 30% tổng mức đầu tƣ, trƣờng hợp khác do Thủ tƣớng chính phủ quyết định.
Trợ cấp không hoàn lại của Chính phủ Úc
Chính phủ Úc từng viện trợ cho dự án cầu dây văng đầu tiên tại Việt Nam, cầu Mỹ Thuận có tính biểu tƣợng tại ĐBSCL, và biểu tƣợng của tinh thần hợp tác giữa hai Chính phủ Úc
và Việt Nam. Đối với dự án cầu Cao Lãnh đƣợc xem là cầu thứ hai bắc qua sông Tiền cũng đƣợc viện trợ của Chính phủ Úc. Theo đó gói viện trợ này là không hoàn lại, có giá trị
tƣơng đƣơng 17.3% tổng chi phí đầu tƣ dự án cầu Cao Lãnh29
.
Ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp30
Ƣu đãi thuế đối với doanh nghiệp dự án BOT đƣợc thể hiện tại Luật doanh nghiệp và các văn bản dƣới luật.
Tại khoản 2 Điều 36 Chƣơng VII Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 77/CP ngày 18/6/1997 quy định doanh nghiệp BOT đƣợc hƣởng ƣu đãi nhƣ sau: "Thuế lợi tức (thuế thu nhập doanh nghiệp) áp dụng mức thuế suất thấp nhất theo Luật thuế lợi tức (thuế thu nhập doanh nghiệp), thuế lợi tức đƣợc miễn trong 2 năm đầu và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo kể từ khi dự án đƣa vào khai thác có lãi".
Theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ quy định về thuế TNDN thì thuế suất thuế TNDN thấp nhất là 10%.
Tại khoản 12 Điều 36 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP quy định: "Đƣợc miễn 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp của 09 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tƣ theo hình thức hợp đồng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)".
Tại khoản 1, điều 35 Nghị định số 78/2007/NĐ-CP ngày 11/5/2007 của Chính phủ về đầu tƣ theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao quy định: "Doanh nghiệp BOT và doanh nghiệp BTO đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế TNDN nhƣ quy định đối với Dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ƣu đãi đầu tƣ. Ƣu đãi về thuế suất thuế TNDN đối với các doanh nghiệp này đƣợc áp dụng trong toàn bộ thời gian thực hiện Dự án".
Nhƣ vậy đầu tƣ vào dự án cầu Cao Lãnh, doanh nghiệp dự án đƣợc hƣởng thuế suất 10% thuế TNDN đối với lợi nhuận thu đƣợc từ việc vận hành trong toàn bộ thời gian dự án.
29
ABD (2010), Phác thảo dự án kết nối khu vực trung tâm ĐBSCL (Preparing the Central Mekong Delta
Region Connectivity Project)
30 Bộ Tài Chính (2009), Công văn số 17007/BTC-TCT năm 2009 về việc ƣu đãi thuế TNDN đối với dự án
Thời gian đƣợc chuyển lỗ không quá 5 năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ. Miễn
thuế 4 năm đầu kể từ năm đầu tiên có lãi và giảm thuế 50% trong 9 năm tiếp theo31
Các ƣu đãi khác
Theo quyết định số 71/2010/QĐ-TTg, doanh nghiệp dự án còn đƣợc miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất đƣợc nhà nƣớc giao hoặc miễn tiền thuê đất trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án.
Doanh nghiệp dự án còn đƣợc sử dụng đất đai, đƣờng giao thông, và các công trình phụ trợ khác để thực hiện dự án. Trƣờng hợp khang hiếm về dịch vụ công ích hoặc có hạn chế về đối tƣợng sử dụng công trình công cộng, doanh nghiệp dự án đƣợc ƣu tiên cung cấp các dịch vụ hoặc đƣợc ƣu tiên cấp các công trình công cộng để sử dụng.