Cân nhắc biện pháp tăng giá thu phí hàng năm

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án cầu cao lãnh theo hình thức đối tác công - tư (Trang 49)

Theo quy định của pháp luật hiện hành, giá vé thu phí là do nhà nƣớc quy định theo thông tƣ 90/2004/BTC nên giá vé bị giới hạn bởi một mức trần nhất định khiến cho cách thoả thuận giá vé trở nên cứng nhắc. Theo ông Konishi, giám đốc ngân hàng ADB Việt Nam cho rằng “trong một dự án cầu đƣờng mà Chính phủ quyết định giá thu phí cầu đƣờng, nhà đầu tƣ sẽ thấy không hợp lý”

Theo mặt bằng chung, giá vé qua cầu thu phí tại ĐBSCL khá thấp so với các nƣớc trên thế giới. Các cây cầu khánh thành trong những năm gần đây nhƣ cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu có mức thu phí tƣơng đƣơng 16 ngàn VNĐ/CPU (~ 0,8 USD/PCU). Mức thu phí này khá thấp so với tại Crostia (2,7USD), hoặc Indonesia (3USD), là các nƣớc nằm trong nhóm có mức thu nhập thấp.

Bảng 5-1: Giá vé một số dự án cầu thu phí:

Dự án Quốc gia Chiều dài (m) Mức thu phí (USD/PCU)

Cầu Mỹ Thuận Việt Nam 1.535 0.53

Cầu Cần Thơ Việt Nam 2.750 0,8

Cầu Rạch Miễu Việt Nam 2.860 0.8

Cầu KrK Crostia 1.430 5,79

Cầu Mirna Crostia 1.378 2,7

Cầu Bosphorus Thổ Nhĩ Kỳ 1.510 2,7

Cầu Suramadu Indonesia 5.438 3,0

(Nguồn: tổng hợp từ internet)

26 ADB (2007), Nghiên cứu hạ tầng khu vực Balkan-Giao thông-Phụ lục 12-BOT (Regional Balkans

Nhƣ vậy nếu đầu tƣ vào dự án cầu Cao Lãnh, nhà đầu tƣ chịu ảnh hƣởng mặt bằng thu phí chung khá thấp trong vùng. Tuy nhiên do Việt Nam có tốc độ tăng trƣờng kinh tế khá nhanh, nếu đạt tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân 7%/năm nhƣ hiện nay Việt Nam sẽ đạt thu nhập bình quân đầu ngƣời khoảng 13 ngàn USD/năm vào 2044 tƣơng đƣơng với Crostia hiện tại. Giả định mức thu phí dự án cầu Cao Lãnh hiện tại là 0,9 USD/PCU (cao hơn mặt bằng chung 10%), mỗi năm tăng giá thu phí 3%/năm thì đến 2044, giá vé tăng lên 2,65 lần tƣơng đƣơng 2,39 USD/PCU còn thấp hơn so với mặt bằng chung hiện tại của Crostia (khoảng 2,7 USD/PCU) hoặc Indonesia (3,0 USD/PCU), cho nên không vƣợt quá khả năng chi trả của ngƣời dân. Việc áp dụng tăng phí 3%/năm là một biện pháp để tăng tính khả thi tài chính của dự án, không chỉ một dự án mà còn ảnh hƣởng đến các dự án khác nhằm dần dần hình thành mặt bằng thu phí chung cao hơn, tuy nhiên lại không phù họp với luật hiện hành. Trong phạm vi của đề tài, dự án cầu Cao Lãnh không áp dụng biện pháp tăng giá thu phí hằng năm.

5.2Mối quan hệ giá thu phí và trợ cấp của Chính phủ 5.2.1Phân tích kịch bản không thu phí xe máy

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án cầu cao lãnh theo hình thức đối tác công - tư (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)