1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế mô hình hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

94 237 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 3,46 MB

Nội dung

- Van giãn nở hay van tiết lưu F điều tiết lưu lượng của môi chất lạnh thể lỏng để phun vào bộ bốc hơi giàn lạnh G, làm lạnh thấp áp thể lỏng để phun vào bộ bốc hơi giàn lạnh G, làm lạnh

Trang 1

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Ký Tên

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với sự nỗ lực của tập thể nhóm, cùng với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn và các Thầy trong bộ môn Ôtô, nhóm chúng em đã hoàn thành đề tài đúng tiến độ được giao.Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, nhóm chúng em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của giáo viên cũng như bạn bè

Chúng em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Thành Tuyên, giảng viên của khoa cơ khí động lực của trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng, người đã tận tình hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian làm đồ án tốt nghiệp

Em cũng xin chân thành cảm ơn đến các Thầy Cô trong trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng nói chung và các Thầy Cô trong khoa Cơ Khí Động Lực nói riêng

đã truyền đạt cho em những kiến thức của ngành và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng

em trong suốt quá trình học tập

Cuối cùng cho em gửi lời chúc sức khỏe và sự thành công đến với quý Thầy Cô

để truyền đạt những kiến thức cho em và các bạn sau này Nhóm chúng em rất mong được sự đóng góp ý kiến tận tình của quý Thầy Cô và các bạn để đề tài của chúng em được hoàn thiện và đầy đủ hơn

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015

Trang 3

MỤC LỤC

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Lời nói đầu vi

Chương 1: TỔNG QUAN 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 1

1.4 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài 1

1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 1

1.6 Giới hạn đề tài 2

Chương 2: KHÁI QUÁT CHUNG……… ……… 3

2.1 Lịch sử phát triển của hệ thống lạnh trên ô tô 3

2.2 Cơ sở lý thuyết của hệ thống lạnh 4

2.2.1 Môi chất lạnh 4

2.2.1.1 Yêu cầu vật lý 4

2.2.1.2 Yêu cầu hóa học 4

2.2.1.3 Các môi chất lạnh thông dụng 5

2.2.1.4 Chất tải lạnh 6

2.2.2 Các bộ phận chính 6

2.2.2.1 Máy nén 8

2.2.2.2 Bộ ly hợp điện từ 9

2.2.2.3 Giàn ngưng tụ 10

2.2.2.4 Bình lọc, hút ẩm 12

2.2.2.5 Van giãn nở 14

2.2.2.6 Hệ thống lạnh ô tô trang bị ống tiết lưu 17

2.2.2.7 Bộ bốc hơi (giàn lạnh) 20

2.3 So sánh sự khác biệt về hệ thống điều hòa ôtô từ năm 2000-2004 26

Trang 4

Chương 3: CÁC LOẠI CẢM BIẾN VÀ CƠ CẤU CHẤP HÀNH……….29

3.1 Sơ đồ khái quát chung 29

3.2 Các loại cảm biến 30

3.2.1 Cảm biến nước làm mát 30

3.2.2 Công tắc áp suất 34

3.2.3 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh 37

3.3 Cơ cấu chấp hành 41

3.3.2 Mô tơ dẫn khí vào 42

3.3.3 Mô tơ chia gió 42

3.3.4 Điều chỉnh tốc độ quạt giàn nóng 43

3.3.5 Điều khiển đóng ngắt máy nén 45

3.3.5.1 Tín hiệu công tắc A/C và ECON 45

3.3.5.2 Tín hiệu đánh lửa từ cuộn sơ cấp 46

3.3.5.3 Điều khiển ngắt máy nén khi tăng tốc 47

3.3.5.4 Điều khiển ngắt máy nén khi áp suất môi chất bất thường 47

3.3.5.5 Nhận biết máy nén bị kẹt 48

3.3.5.6 Điều khiển ngắt A/C khi nhiệt độ nước làm mát cao 49

Chương 4: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CỦA HỆ THỐNG LẠNH Ô TÔ ĐỘNG CƠ 1NZ 50

4.1 Các kí hiệu trên sơ đồ mạch điện 50

4.2 Các phương pháp đọc sơ đồ mạch điện 50

4.3 Sơ đồ mạch điện 51

4.3.1 Sơ đồ mạch điện điều khiển quạt lồng sóc 51

4.3.2 Sơ đồ mạch điện công tắc điều khiển máy nén 53

4.3.3 Sơ đồ mạch điều khiển quạt thổi khí 55

4.3.4 Sơ đồ mạch điều khiển quạt dàn ngưng 57

Chương 5: QUY TRÌNH KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỆN LẠNH TRÊN ÔTÔ 59

5.1 Quy trình kiểm tra chung của hệ thống 59

5.1.1 Các bước trước khi tiến hành kiểm tra 59

5.1.2 Nội dung và các bước thực hiện 60

5.2 Các phương pháp kiểm tra sửa chữa thông thường 62

5.2.1 Kiểm tra và sửa chữa một số hư hỏng thường gặp 62

Trang 5

5.2.2 Kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa thông qua việc đo áp suất 64

5.3.Kiểm tra điều hòa không khí ôtô vào mùa nắng nóng 67

5.4 Phương pháp kiểm tra mạch điện 73

5.5 Quy trình bảo dưỡng 78

5.5.1 Bảo dưỡng máy nén 78

5.5.2 Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ 79

5.5.3 Bảo dưỡng quạt và tháp giải nhiệt 79

5.5.4 Khi áp suất hút thấp, áp suất đầy bình thường 79

5.5.5 Khi áp suất hút cao, áp suất đầy bình thường 79

5.5.6 Khi áp suất của 2 phía bình thường 80

5.5.7 Khi áp suất thấp có áp suất cao và áp suất cao có áp suất thấp 80

5.5.8 Khi áp suất ở 2 bên đều thấp 80

5.5.9 Khi áp suất của 2 phía đều cao 81

5.6 Quy trình nạp gas bằng tay 81

5.6.1 Nạp gas vào hệ thống 81

5.6.2 Bơm dầu 83

5.6.3 Nạp ga từ phía cao áp 84

5.6.4 Nạp ga từ phía thấp áp 85

5.6.5 Kiểm tra bằng mắt trong khi nạp gas 86

KẾT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, ôtô được sử dụng rộng rãi như một phương tiện giao thông thông dụng Ôtô hiện đại thiết kế nhằm cung cấp tối đa về mặt tiện nghi cũng như tính năng an toàn cho người sử dụng Các tiện nghi được sử dụng trên ôtô hiện đại ngày càng phát triển, hoàn thiện và giữ vai trò hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo nhu cầu của khách hàng như nghe nhạc, xem TV… Một trong số tiện nghi phổ biến không thể thiếu đó là hệ thống điều hòa không khí (hệ thống điện lạnh) trong ôtô Hệ thống sẽ mang lại cho người lái cảm giác dễ chịu thoải mái, do đó sẽ đem lại sự an toàn cho người sử dụng ôtô

Là sinh viên được đào tạo tại trường CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG, chúng em đã được các thầy cô trang bị cho những kiến thức cơ bản về chuyên môn Nay đã kết thúc khóa học, để tổng kết, đánh giá quá trình học tập và rèn luyện tại trường chúng em được nhà trường và khoa cơ khí động lực giao cho trách nhiệm hoàn thành đề tài tốt nghiệp với nội dung : “Xây dựng quy trình kiểm tra chuẩn đoán hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Yaris 2004”

Chúng em rất mong rằng khi đề tài của chúng em được hoàn thành sẽ góp phần nhỏ trong công tác giảng dạy trong nhà trường Đồng thời cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên chuyên ngành ôtô

Do nội dung đề tài còn mới, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót trong quát trình thực hiện đề tài, chúng em rất mong được sự giúp

đỡ của các Thầy Cô để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn

Trang 7

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Lý do chọn đề tài

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu: “Xây dựng quy trình kiểm tra chuẩn đoán hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Yaris 2004”

- Tìm hiểu chung về hệ thống điều hòa trên ôtô nhắm cung cấp kiến thức cơ bản

về hệ thống điều hòa cho người học

- Tìm hiểu về các loại cảm biến được sử dụng trong hệ thống điều hòa, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các cụm thiết bị chính, phương pháp điều khiển điều hòa

- Đưa ra và hướng dẫn phân tích sơ đồ mạch điện hệ thống điều hòa

- Chuẩn đoán và sửa chữa hư hỏng thường gặp trong hệ thống điều hòa không khí ôtô theo phương pháp sửa chữa, chuẩn đoán thong thường và theo phương pháp sử dụng hệ thống tự chuẩn đoán

1.3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là: Hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô

- Khách thể ghiên cứu là: trên xe Toyota Yaris 2004

1.4 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài

- Nghiên cứu trên mô hình đồ án hệ thống

- Nghiên cứu các tài liệu, các sách hướng dẫn về hệ thống điều hòa trên xe ô tô

- Nghiên cứu trên phần mềm Mitchell Ondemand 5, phần mềm kỹ thuật viên Toyota

- Nghiên cứu trên phần mềm chẩn đoán và sửa chữa: ALLDATA

- Tra cứu trên internet

1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống điều hòa trên xe ôtô nhằm xây dựng kiến thức chuyên sâu cho người học

Thực hiện phân tích các mạch điện chính trong hệ thống điều hòa giúp cho người học làm quen với các việc phân tích các mạch điện trên sơ đồ

Trang 8

1.6 Giới hạn đề tài

Vì lý do đề tài còn mới, thời gian thực hiện cũng như kiến thức kinh nghiệm còn hạn chế nên chúng em chỉ giới hạn trong hệ thống lạnh của xe Toyota Yaris 2004 Vì thế không thể tránh khỏi thiếu sót trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em rất mong được sự giúp đỡ của các Thầy Cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn

Trang 9

Chương 2 KHAI QUÁT CHUNG

2.1 Lịch sử phát triển của hệ thống lạnh trên ô tô

Thomas Midgley, tạo ra khí đốt không cháy chlorofluorocarbon không độc hại đầu tiên là Freon vào năm 1928 Trước đó điều hòa không khí đầu tiên và tủ lạnh đều

sử dụng loại khí độc hại hoặc dễ cháy, chẳng hạn như amoniac, methyl chloride, hoặc propane, có thể dẫn đến tai nạn chết người khi bị rò rỉ

Hệ thống điều hòa trên xe đầu tiên do thương hiệu xe Mỹ Packard đưa ra vào năm

1939 và đặc biệt xuất hiện trên dòng limo cho khách hàng nhà giàu Công nghệ này được biết đến như loại " điều hòa thời tiết " bởi có cả máy sưởi ấm cũng như máy làm mát Các mẫu xe Packard được đưa từ nhà máy ở Detroit, bang Michigan, Cleveland, bang Ohio để lắp đặt thiết bị này Mẩu Chrysler Imperial 1953 là xe đầu tiên xuất xưởng với máy điều hòa đã gắn sẵn và công nghệ này được gọi tên Airtemp

Hình 2.1: Bảng taplo hệ thống điều hòa trên xe Packard

Sự pha trộn sử dụng nhiều nhất được sử dụng trực tiếp là HCFC được gọi là R22, R-12 là sự pha trộn phổ biến nhất được sử dụng trong xe ôtô ở Mỹ cho đến năm

Trang 10

1994.R-11 và R-12 không còn được sản xuất tại Mỹ Sau khi dùng môi chất lạnh freon

sử dụng cho hệ thống điều hòa không khí đã làm suy yếu tầng ozone, nó đãđược thay thế bởi R134a từ năm 1996 và sẽ được hoàn toàn chấm dứt sau này Ngày nay hầu hết các thiết kế thay đổi để phù hộp với loại gas R134A, là một loại gas hoàn toàn không độc hại và không hủy hoại tầng ozon Một số chất làm lạnh không phá hủy tầng ozon

đã được phát triển như là lựa chọn thay thế, bao gồm cả R-410A

Một số thương hiệu đã trang bị hệ thống điều hoà không khí cho những chiếc xe của họ Đối với ôtô không được trang bị điều hoà không khí, thì được đưa đến các nhà máy, đại lý để được lắp đặt Ngày nay, hơn 99% tất cả các xe ôtô có máy lạnh

2.2 Cơ sở lý thuyết của hệ thống lạnh

Cơ sở lý thuyết của hệ thống lạnh bao gồm: Máy nén, bộ ngưng tụ (giàn nóng), bình lọc hút ẩm, van tiết lưu(van giản nở), bộ bốc hơi(giàn lạnh)

- Áp suất ngưng tụ không được quá cao vì vậy thiết bị phải có độ dày cao

- Áp suất bay hơi không được quá thấp vì dễ bị rò gỉ

- Năng suất lạnh riêng càng lớn càng tốt

- Hệ số dẫn nhiệt càng lớn càng tốt

- Tính hòa tan dầu và nước đều cao

2.2.1.2 Yêu cầu hóa học

- Bền vững trong vùng nhiệt độ làm việc và trong chu trình hoạt động

- Không được ăn mòn vật liệu trong hệ thống

- Khó cháy nổ

Trang 11

- Độ dẫn nhiệt của hơi áp suất thường tại 25° C: 13(mW/m K)

- Khoảng cháy: Là khí không cháy

- Khả năng phá hủy ozone: 0

 Đặc điểm khác:

- Đặc tính giống như CFC-12

- Ổn định ở nhiệt độ cao, không ăn mòn, ít độc

- Không hòa tan với các dầu béo như naphtalen sử dụng với CFC-12 (hòa tan tốt với polyalkylen glycol và gốc dầu khác)

- Hòa tan tốt hơn 1 chút trong nước so với CFC-12

Trang 12

2.2.1.4 Chất tải lạnh

Là chất trung gian dùng thu nhiệt độ của môi trường cần làm lạnh truyền tới thiết bị bay hơi

 Các yêu cầu

- Điểm đông đặc phải thấp hơn nhiệt độ bay hơi

- Không được ăn mòn thiết bị

 Cấu tạo chung

Hệ thống điện lạnh ôtô gồm: Máy nén, giàn ngưng (giàn nóng), bộ lọc, van tiết lưu, giàn lạnh

Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống lạnh trên ôtô

Trang 13

 Nguyên lý hoạt động chung của hệ thống điện lạnh ôtô

Hoạt động của hệ thống điện lạnh được tiến hành theo các bước cơ bản sau đây nhằm làm lạnh khối không khí và phân phối luồng khí mát bên trong cabin ôtô

Hình 2.3: Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh

- Môi chất lạnh ở dạng thể hơi được bơm đi từ máy nén (A) dưới áp suất cao

và nhiệt độ cao đến bộ ngưng tụ (B)

- Tại bộ ngưng tụ (giàn nóng) (B) nhiệt độ của môi chất lạnh rất cao, quạt gió thổi mát giàn nóng, môi chất lạnh ở dạng thể hơi được giải nhiệt, giảm áp suất nên ngưng tụ thành thể lỏng dưới áp suất cao nhiệt độ thấp

- Môi chất lạnh ở dạng thể lỏng tiếp tục lưu thông đến bình lọc, hút ẩm (C), tại đây môi chất lạnh được tiếp tục làm tinh khiết nhờ được hơi ẩm và lọc tạp chất

- Van giãn nở hay van tiết lưu (F) điều tiết lưu lượng của môi chất lạnh thể lỏng để phun vào bộ bốc hơi (giàn lạnh) (G), làm lạnh thấp áp thể lỏng để phun vào bộ bốc hơi (giàn lạnh) (G), làm lạnh thấp áp của môi chất lạnh Do

Trang 14

được giảm áp nên môi chất lạnh thể lỏng sôi, bốc hơi biến thành thể hơi bên trong bộ bốc hơi

- Trong quá trình bốc hơi, môi chất lạnh hấp thụ nhiệt trong cabin ôtô và làm cho bộ bốc hơi trở lên lạnh Quạt lồng sóc hay quạt giàn lạnh thổi một khối lượng lớn không khí xuyên qua giàn lạnh đưa khí mát vào cabin ôtô

Trang 15

Máy nén sử dụng trong máy điều hòa nhiệt độ là loại máy nén hở, truyền động đai từ động cơ ôtô sang đầu trục máy nén thông qua khớp nối điện từ Môi chất lạnh là R12, R502 hoặc R134a Tốc độ vòng quay của máy nén lớn hơn tốc độ làm việc của động cơ ôtô Máy nén làm việc với tốc độ khoảng 600v/ph Vì vậy máy nén phải có độ tin cậy cao và phải làm việc hiệu quả trong điều kiện tốc độ thay đổi liên tục của ôtô

Máy nén điều hòa nhiệt độ ôtô sử dụng tất cả các loại máy nén, có thể là máy nén piston 1,2 hoặc nhiều xylanh Loại máy nén hay dùng là máy nén piston dọc trục, thường có hai loại: 2,5,8 và 10 piston

 Nhiệm vụ

Máy nén tạo sức hút hay tạo ra điều kiện giảm áp tại cửa hút của nó nhằm thu hồi ẩn nhiệt của hơi môi chất lạnh từ bộ bốc hơi Điều kiện giảm áp này giúp cho van giãn nở hay ống tiết lưu điều tiết được lượng môi chất lạnh thể lỏng cần phun vào bộ bốc hơi

Trong quá trình bơm, máy nén làm tăng áp suất, biến đổi chất lạnh thể hơi thấp áp thành môi chất lạnh thể hơi áp cao Áp suất nén ngày càng cao thì nhiệt độ của thể hơi môi chất lạnh càng tăng lên Yếu tố này làm tăng áp suất

và nhiệt độ hơi môi chất lạnh lên gấp nhiều lần so với nhiệt độ môi trường giúp thực hiện tốt quá trình trao đổi tại giàn nóng

Máy nén còn có công dụng bơm môi chất lạnh chạy xuyên suốt trong hệ thống

2.2.2.2 Bộ ly hợp điện từ

 Cấu tạo

Tất cả các máy nén (lốc lạnh) của hệ thống điện lạnh ôtô đều được trang bị

bộ ly hợp điện từ Bộ ly hợp này được xem như một phần của puly máy nén, có công dụng ngắt và nối sự truyền động giữa động cơ và máy nén mỗi khi cần thiết

Trang 16

Hình 2.5: Chi tiết tháo dời bộ ly hợp điện từ trang bị bên trong máy nén

bộ ly hợp điện từ cho máy nén ngừng bơm

2.2.2.3 Giàn ngƣng tụ

Dàn ngưng tụ của hệ thống điều hòa không khí ôtô (hay còn gọi là dàn nóng) là thiết bị trao đổi nhiệt để biến hơi môi chất lạnh có áp suất và nhiệt độ cao sau quá trình nén thành trạng thái lỏng trong chu trình làm lạnh Đây là một thiết bị cơ bản trong hệ thống điều hòa không khí, có ảnh hưởng rất lớn đến các đặc tính năng lượng của hệ thống

Trang 17

ra

Trang 18

 Công dụng

Công dụng của bộ ngưng tụ là làm cho môi chất lạnh ở thể hơi dưới áp suất cao và nhiệt độ cao từ máy nén bơm đến ngưng tụ thành thể lỏng

 Nguyên lý hoạt động

Trong quá trình hoạt động, bộ ngưng tụ nhận được hơi môi chất lạnh dưới

áp suất cao và nhiệt độ rất cao do máy nén bơm vào Hơi môi chất lạnh nóng đi vào bộ ngưng tụ qua ống nạp bố trí phía trên dàn nóng, dòng hơi này tiếp tục lưu thông trong ống dẫn đi dần xuống phía dưới, nhiệt của khí môi chất truyền qua các cánh con tỏa nhiệt và được luồng gió mát thổi đi Quá trình trao đổi này làm tỏa một lượng nhiệt rất lớn vào trong không khí Lượng nhiệt được tách ra khỏi môi chất lạnh thể hơi để nó ngưng tụ thành thể lỏng tương đương với lượng nhiệt mà môi chất lạnh hấp thụ trong dàn lạnh để biến môi chất thể lỏng thành thể hơi

Dưới áp suất bơm của máy nén, môi chất lạnh thể lỏng áp suất cao này chảy thoát ra từ lỗ thoát bên dưới bộ ngưng tụ, theo ống dẫn đến bầu lọc, hút

ẩm dàn nóng chỉ được làm mát ở mức trung bình nên hai phần ba phía trên bộ ngưng tụ vẫn còn gas môi chất nóng, một phần ba phía dưới chứa môi chất lạnh thể lỏng, nhiệt độ nóng vừa vì đã được ngưng tụ

2.2.2.4 Bình lọc, hút ẩm

 Cấu tạo

Bình lọc, hút ẩm môi chất lạnh là một bình kim loại bên trong có lưới lọc (2) và chất khử ẩm (3) Chất khử ẩm là vật liệu có đặc tính hút chất ẩm ướt lẫn trong môi chất lạnh Bên trong bầu lọc, hút ẩm, chất khử ẩm được đặt giữa hai lớp lưới lọc hoặc được chứa trong một túi riêng Túi khử ẩm được đặt cố định hay đặt tự do trong bầu lọc, khả năng hút ẩm của chất này tùy thuộc vào thể tích và loại chất hút ẩm cũng như tùy thuộc vào nhiệt độ Phía trên bình lọc, hút

ẩm có gắn cửa sổ kính (6) để theo dõi dòng chảy của môi chất, cửa này còn được gọi là mắt ga Bên trong bầu lọc, ống tiếp nhận môi chất lạnh được lắp đặt

bố trí tận phía đáy bầu lọc nhằm tiếp nhận được 100% môi chất thể lỏng cung cấp cho van giãn nở

Trang 19

Hình 2.7: Kết cấu và nguyên lý hoạt động của bình lọc, hút ẩm

1 Dòng môi chất lạnh từ giàn nóng vào

2 Lưới lọc

3 Bộ khử ẩm

4 Ống tiếp nhận

5 Dòng môi chất lạnh đến van giãn nở

6 Cửa sổ kính để quan sát dòng chảy của môi chất.

 Nguyên lý hoạt động

Môi chất lạnh thể lỏng chảy từ bộ ngưng tụ vào lỗ bình lọc, hút ẩm, xuyên qua lớp lưới lọc và bộ khử ẩm Chất ẩm ướt tồn tại trong hệ thống là do chúng xâm nhập vào trong quá trình lắp ráp sửa chữa hoặc do hút chân không không đạt yêu cầu Nếu môi chất lạnh không được lọc sạch bụi bẩn và chất ẩm thì các van trong hệ thống cũng như máy nén sẽ chóng bị hỏng Sau khi được lọc tinh khiết và hút ẩm, môi chất lỏng đi vào ống tiếp nhận và thoát ra cửa theo ống dẫn đến van giãn nở

Môi chất lạnh R-12 và môi chất lạnh R-134a dùng chất hút ẩm loại khác nhau Ống tiếp nhận môi chất lạnh được bố trí phía trên bình tích lũy Một lưới lọc tinh có công dụng ngăn chặn tạp chất lưu thông trong hệ thống Bên trong lưới lọc có lỗ thông nhỏ cho phép một ít dầu nhờn trở về máy nén

Trang 20

2.2.2.5 Van giãn nở

a Van giãn nở trang bị bầu cảm biến

 Cấu tạo

Hình 2.8: Cấu tạo van giãn nở trang bị bầu cảm biến

1 Bầu cảm biến nhiệt độ

từ bầu lọc đi vào

9 Cửa ra của môi chất lạnh thể lỏng phun vào giàn lạnh

10 Đĩa chặn lò xo

Trong hệ thống điện lạnh ôtô, van giãn nở được bố trí tại cửa vào của bộ bốc hơi, nó phân chia hệ thống thành hai phía thấp áp và cao áp, khoảng 100÷ 200 Psi (7÷17kg/cm2)

Van giãn nở có công dụng định lượng môi chất lạnh nạp vào bộ bốc hơi đúng theo yêu cầu làm lạnh Môi chất lạnh thoát ra khỏi van giãn nở là thể lỏng 100% để nạp vào bộ bốc hơi và sau đó biến thành 100% thể hơi khi đến cửa ra của bộ bốc hơi Tại điểm mà môi chất lạnh bốc hơi hoàn toàn được gọi là hơi môi chất bão hòa Hơi môi chất bão hòa tiếp tục thu hút nhiệt bên trong bộ bốc hơi và trong ống hút cho đến khi đi vào máy nén Sau khi đã thu hút nhiệt được gọi là môi chất lạnh quá nhiệt

Trang 21

 Nguyên lý hoạt động

Áp suất của bầu cảm biến nhiệt (1) tác động vào màng (3) thắng lực căngcủa lò xo (4) mở lớn lỗ định lượng (6) cho nhiều môi chất lạnh thể lỏng nạp vào bộ bốc hơi Kích thước của lỗ định lượng thay đổi tùy theo áp suất của bầu cảm biến nhiệt (1) tác động lên màng (3)

Khi van (5) mở lớn tối đa đường kính lỗ định lượng khoảng 0.2mm Do

lỗ thoát của van giãn nở bé nên chỉ có một lượng rất ít môi chất lạnh thể lỏng phun vào bộ bốc hơi, tạo giảm áp giúp cho môi chất lạnh thể lỏng sôi và bốc hơi Trong quá trình bốc hơi môi chất lạnh hấp thụ một lượng lớn nhiệt của khối không khí xuyên qua giàn lạnh và làm cho bộ bốc hơi cũng như không khí trong cabin ôtô trở lên lạnh

 Chức năng của van giãn nở

Định lượng môi chất lạnh phun vào bộ bốc hơi, từ đó làm hạ áp suất của môi chất tạo điều kiện sôi và bốc hơi Cung cấp cho bộ bốc hơi lượng môi chất cần thiết, chính xác thích ứng với mọi chế độ hoạt động của môi chất lạnh Ngăn ngừa môi chất lạnh tràn ngập trong bộ bốc hơi

b Van giãn nở có ống cân bằng bên ngoài

 Cấu tạo

Hình 2.9: Cấu tạo của van giãn nở có ống cân bằng bên ngoài

Trang 22

dễ bốc hơi (môi chất lạnh) Trong quá trình lắp ráp bầu cảm biến nhiệt phải được lắp chặt vào ống của giàn lạnh nhằm giúp cho van giãn nở hoạt động chính xác

Nguyên lý tiết lưu môi chất lạnh phun vào bộ bốc hơi của kiểu van giãn

nở Lò xo (1) đội van lên đóng mạch môi chất Sức hút trong đường ống hút (khoảng giữa từ đầu ra của bộ bốc hơi và đầu vào của máy nén) tác động qua ống cân bằng áp suất (3) có khuynh hướng mở van

Áp suất của bầu cảm biến nhiệt tác động mở van ở chế độ ngừng hoạt động áp suất mặt dưới màng (4) mạnh hơn mặt trên của màng, lo xo (1) đội van đóng

Khi máy nén bắt đầu bơm, áp suất bên dưới màng giảm nhanh đồng thời

áp suất bên trong bầu cảm biến lớn, màng lõm xuống ấn cần đẩy (5), môi chất lạnh thể lỏng phun vào bộ bốc hơi Tại đây môi chất lạnh bắt đầu sôi và bốc hơi hoàn toàn trước khi rời khỏi giàn lạnh để trở về máy nén

Vào giai đoạn này môi chất lạnh lưu thông theo mạch: Từ bình lọc, hút

ẩm → lưới lọc (6) → van (2) → lỗ thoát (9) → cửa vào phía dưới bộ bốc hơi Trong quá trình sôi và bốc hơi môi chất lạnh sinh hàn hấp thụ nhiệt trong cabin để làm mát khối không khí trong ôtô Đến khi độ lạnh đã đạt yêu cầu áp suất bên trong bầu cảm biến giảm, màng (4) võng lên không tỳ vào chốt đẩy (5), lò xò (1) đội van (2) đóng bớt lỗ nạp để hạn chế lưu lượng môi chất phun

Trang 23

vào bộ bốc hơi Động tác này của van giúp kiểm soát được lượng môi chất lạnh phun vào bộ bốc hơi thích ứng với mọi chế độ hoạt động của hệ thống lạnh

2.2.2.6 Hệ thống lạnh ô tô trang bị ống tiết lưu

Hình 2.10: Sơ đồ hệ thống điện lạnh với ống tiết lưu cố định

Trang 25

8 Cái nắp bằng chất dẻo.

Bình tích lũy được trang bị trên hệ thống điện lạnh thuộc kiểu dùng ống tiết lưu cố định thay cho van giãn nở Bình này được đặt giữa bộ bốc hơi và máy nén

 Nguyên lý hoạt động

Trong qua trình hoạt động của hệ thống điện lạnh, ở một vài chế độ tiết lưu, ống tiết lưu cố định có thể cung cấp một lượng thặng dư môi chất lạnh thể lỏng cho bộ bốc hơi Nếu để cho lượng môi chất lạnh này trở về máy nén sẽ làm hỏng máy nén

Trang 26

Để giải quyết vấn đề này, bình tích lũy được thiết kế để tích lũy môi chất lạnh thể hơi lẫn thể lỏng cũng như dầu nhờn bôi trơn từ bộ bốc hơi thoát ra, sau

đó giữ lại môi chất lạnh hơi và dầu nhờn, chỉ cho phép môi chất lạnh thể hơi trở

về máy nén

2.2.2.7 Bộ bốc hơi (giàn lạnh)

 Cấu tạo

Hình 2.13: Cấu tạo bộ bốc hơi (giàn lạnh)

1 Cửa dẫn môi chất vào

2 Cửa dẫn môi chất ra

Trang 27

hơi có được diện tích hấp thu nhiệt tối đa trong lúc thể tích của nó được thu gọn tối thiểu

Trong ôtô bộ bốc hơi được bố trí dưới bảng đồng hồ Một quạt điện kiểu lồng sóc thổi một số lượng lớn không khí xuyên qua bộ này đưa khí mát vào cabin ôtô

 Nguyên lý hoạt động

Trong quá trình hoạt động, bên trong bộ bốc hơi (giàn lạnh) xảy ra hiện tượng sôi và bốc hơi của môi chất lạnh và thể lỏng Lúc bốc hơi môi chất thu hút ẩn nhiệt không khí thổi xuyên qua giàn lạnh Hơi môi chất cùng ẩn nhiệt không khí được truyền tải trong hệ thống đến bộ ngưng tụ Đồng thời bộ bốc hơi (giàn lạnh) trở lên lạnh và làm mát không khí đưa vào trong cabin ôtô Trong thiết kế chế tạo, một số yếu tố kĩ thuật sau đây quyết định năng suất của

bộ bốc hơi:

- Đường kính và chiều dài ống dẫn môi chất lạnh

- Số lượng và kích thước các lá mỏng bám quanh ống kim loại

- Số lượng các đoạn uốn cong của ống kim loại

- Khối lượng và lưu lượng không khí thổi xuyên qua bộ bốc hơi

Bộ bốc hơi hay giàn lạnh còn có chức năng hút ẩm trong dòng không khí thổi xuyên qua nó, chất ẩm sẽ ngưng tụ thành nước và được hứng đưa ra bên ngoài ôtô nhờ ống xả bố trí dưới giàn lạnh Đặc tính hút ẩm này giúp cho khối không khí mát trong cabin được tinh chế và khô ráo

Tóm lại, nhờ hoạt động của van giãn nở hay của ống tiết lưu, lưu lượng môi chất phun vào bộ bốc hơi được điều tiết để có được độ mát lạnh thích ứng với mọi chế độ tải của hệ thống điện lạnh Trong công tác tiết lưu này, nếu lượng môi chất chảy vào bộ bốc hơi quá lớn nó sẽ bị tràn ngập, hậu quả là độ lạnh kém vì áp suất và nhiệt độ trong bộ bốc hơi cao Môi chất không thể sôi cũng như không bốc hơi hoàn toàn được Tình trạng này có thể gây hư hỏng cho máy nén Ngược lại, nếu môi chất lạnh lỏng nạp vào không đủ, độ lạnh sẽ rất kém do lượng môi chất ít sẽ bốc hơi rất nhanh khi chưa kịp chạy qua khắp

bộ bốc hơi Công suất cấp lạnh 3.700kcl/giờ Lưu lượng không khí thổi ra 530m3/giờ Quạt gió kép hình lồng sóc 12V/9,5 Ampe

Trang 29

 Trong hệ thống điện lạnh có hai loại đường ống dẫn chính:

- Đường ống về (1) (đường ống hút) của máy nén, hay còn gọi làđường áp suất thấp nối giữa lỗ ra của bộ bốc hơi và lỗ hút của máy nén

- Đường ống này dẫn gas môi chất lạnh (thể hơi) dưới áp suất thấp và nhiệt

độ thấp trở về máy nén Tại đây chu kỳ lưu thông của môi chất lạnh lại tiếp tục

- Đường ống đi (2) bắt đầu từ lỗ ra của máy nén, còn gọi là đường ống áp suất cao nối máy nén với bộ ngưng tụ, nối bộ ngưng tụ với bình lọc,hút

ẩm từ bình lọc,hút ẩm nối với cửa vào của van giãn nở

- Những ống dẫn vào máy nén được sử dụng loại ống mềm để có thểcùng rung với máy nén Ống mềm được làm bằng cao su với một hai lớp bện, (giới thiệu hình 12) trong qúa trình ống hoạt động dài ngày, một ít lượng môi chất lạnh R12 cũng như R-134a có thể thẩm thấu thoát ra ngoài

Hình 2.15: Cấu tạo của ống dẫn môi chất lạnh

1 Ống dẫn môi chất lạnh

Trang 30

b Cửa sổ kính

Là một cửa sổ nhỏ bằng thủy tinh, nó giúp cho người thợ điện lạnh ôtô có thể quan sát dòng môi chất đang lưu thông trong đường ống dẫn mỗi khi cần kiểm tra sửa chữa Cửa sổ này còn gọi là “mắt ga”, nó có thể được bố trí trên bình lọc, hút ẩm hay bố trí trên đường ống nối tiếp giữa bình lọc, hút ẩm và van giãn nở

- Nếu có bong bóng hay sủi bọt chứng tỏ thiếu môi chất lạnh

- Nếu thấy dòng chảy của môi chất lạnh trong suốt có lẫn ít bọt, chứng tỏ hệ thống lạnh được đủ môi chất lạnh

Trang 31

- Nếu thấy mây mờ kéo qua cửa sổ, chứng tỏ bình lọc, hút ẩm không ổn Cụ thể là bọc chứa chất hút ẩm bị vỡ ra, chất này thẩm thấu qua lưới lọc và lưu thông trong ống dẫn Một số hệ thống điện lạnh không được trang bị cửa sổ kính Muốn kiểm soát xem môi chất lạnh đủ hay thiếu, Người ta phải dùng

áp kế để đo áp suất trong hệ thống

c Bình khử nước gắn nồi tiếp

Nó được bố trí giữa bình lọc, hút ẩm và van giãn nở Bình này có công dụng hút sạch một lần nữa chất ẩm ướt còn sót lại trong môi chất sau khi lưu thông qua bình lọc,hút ẩm Nó bảo vệ van giãn nở không bị đóng băng, làm tắc nghẽn do còn sót chất ẩm trong môi chất lạnh

d Bộ tiêu âm

Hình 2.17: Bộ tiêu âm

Thông thường, bộ tiêu âm được lắp tại cửa ra của máy nén Bộ này có công dụng giảm tiếng ồn phát ra do hoạt động bơm của máy nén Một vài kiểu kết cấu có bọc cao su bên ngoài bộ tiêu âm nhằm ngăn tiếng ồn truyền vào trong cabin ôtô Để giảm tối thiểu lượng dầu bôi trơn còn đọng lại trong bộ tiêu âm, cửa vào bố trí bên trên còn cửa ra được bố trí dưới đáy

Trang 32

2.3 So sánh sự khác biệt về hệ thống điều hòa ôtô từ năm 2000-2004

Trang 33

Về hệ thống quạt từ năm 2000 -2002 sử dụng 2 công tắc (nhiệt độ nước làm mát

và công tắc áp suất môi chất) để điều khiển quạt tản nhiệt

Hình 2.19: Sơ đồ mạch điện quạt tản nhiệt năm 2000-2002

Trang 34

Từ năm 2003 – 2004 chỉ sử dụng 1 công tắc áp suất môi chất để điều khiển quạt tản nhiệt

Hình 2.20: Sơ đồ mạch quạt tản nhiệt năm 2003-2004

Trang 35

Chương 3 CÁC LOẠI CẢM BIẾN VÀ CƠ CẤU CHẤP HÀNH

3.1 Sơ đồ khái quát chung

Mô tơ trợ động thổi

khí

Cảm biến vị trí thổi khí

Mô tơ trợ động dẫn khí

vào

Bộ điều khiển quạt

Mô tơ quạt

Relay li hợp từ của A/C

Li hợp từ của A/C

ECU A/C

Hình 3.1: Sơ đồ tổng quát chung của hệ thống lạnh

Trang 36

3.2 Các loại cảm biến

3.2.1 Cảm biến nước làm mát

a Cấu tạo

Hình 3.2: Cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát có cấu tạo dạng trụ rỗng có ren ngoài, bên trong có lắp một điện trở bán dẫn có hệ số nhiệt điện trở âm, vỏ, lớp cách điện, 2 chân là TW và SG

áp được gửi đến ECU động cơ trên nền tảng cầu phân áp

Trang 37

Hình 3.3: Mạch điện cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Điện áp 5V qua điện trở chuẩn (điện trở này có giá trị không đổi theo nhiệt độ) đến cảm biến rồi trở về ECU về mass Như vậy điện trở chuẩn và nhiệt điện trở trong cảm biến tạo thành một cầu phân áp Điện áp điểm giữa cầu được đưa đến bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự số (bộ chuyển đổi ADC – Analog to Digitalconverter) Khi nhiệt độ động cơ thấp, giá trị điện trở cảm biến cao và điện áp gửi đến bộ biến đổi ADC lớn Tín hiệu điện áp được chuyển đổi thành một dãy xung vuông và được giải mãnhờ bộ vi xử lý để thông báo cho ECU động cơ biết động cơ đang lạnh Khi động cơ nóng, giá trị điện trở cảm biến giảm kéo theo điện áp đặt giảm, báo cho ECU động cơ biết là động cơ đang nóng

 Mạch điện

Hình 3.4: Mạch điện cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Trang 38

 Thông số đo cảm biến

Hình 3.5: Thông số cơ bản của cảm biến

e Vi trí

Hình 3.6: Vị trí cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Trang 39

f Cách kiểm tra

 Tháo cảm biến nước làm mát từ bộ tản nhiệt khoang động cơ trước

Lưu ý: không cần thiết phải tháo toàn bộ hệ thống lạnh ra khỏi động cơ

Hình 3.6: Vị trí tháo lắp cảm biến nhiệt độ nước làm mát

 Tháo thiết bị ra

 Ngắt kết nối

 Tháo thiết bị cảm biến nước làm mát ra

Hình 3.7: Kiểm tra cảm biến bằng Ohm kế

 Kiểm tra thiết bị

 Dùng Ohm kế, kiểm tra điện trở giữa phần đầu kết nối và vỏ khi nhiệt độ nước hơn 830C, nếu có điện trở, thay thiết bị

Trang 40

 Dùng Ohm kế kiểm tra điện trở giữa các phần đầu kết nối khi nhiệt độ nước thấp hơn 900C, nếu không có điện trở, thay thiết bị

 Lắp thiết bị

 Vặn thiết bị cảm biến nhiệt độ nước làm mát trở lại chỗ cũ

Lực vặn: 34Nm (350kgfcm, 25ft.lbf)

 Kết nối lại với hệ thống

 Thay nước làm mát vào

Ngày đăng: 30/01/2020, 02:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w