1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và Cận lâm sàng của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống điều trị tại khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

6 145 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 147,36 KB

Nội dung

Mục tiêu của bài viết là tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống. Đối tượng: 35 bệnh nhân bị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống được điều trị tại khoa Da liễu Bênh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Phương pháp: mô tả cắt ngang.

Trang 1

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG

CỦA BỆNH NHÂN LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA DA LIỄU

Phạm Công Chính

Trường Đại học Y- Dược - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống

Đối tượng: 35 bệnh nhân bị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống được điều trị tại khoa Da liễu Bênh viện Đa

khoa Trung ương Thái Nguyên

Phương pháp: mô tả cắt ngang

Kết quả: bệnh gặp chủ yếu ở nữ (91,42%), tập trung chủ yếu ở độ tuổi 26 - 45 (77,14%) Biểu

hiện lâm sàng tổn thương ban đỏ hình cánh bướm (94,28%), rụng tóc (85,00%), đau khớp (91,42%),

sốt (82,85%); tổn thương niêm mạc: 25,71%, mệt mỏi kéo dài: 94,28% Bệnh nhân viêm cầu thận

57,14%, thận hư 5,71%, viêm gan 17,15% Số bệnh nhân có hồng cầu giảm: 31,42%; Hgb giảm:

48,58%, bạch cầu giảm 34,30% và tiểu cầu giảm: 17,15%

Từ khoá: Lupus ban đỏ hệ thống, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị, da liễu

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (SLE: Systemic

Lupus Erythematosus) là bệnh viêm da mạn

tính đứng đầu trong nhóm các bệnh chất tạo

keo Đây là bệnh tự miễn dịch nghiêm trọng,

xảy ra do rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn đến

tình trạng hệ miễn dịch mất đi khả năng phân

biệt giữa những dị vật xâm nhập từ bên ngoài

với nhưng tế bào và mô của cơ thể Hệ thống

miễn dịch trực tiếp tạo ra kháng thể tấn công

tế bào, mô của cơ thể gây viêm và hủy hoại

mô gây nguy hiểm cho bệnh nhân [5], [10]

Tỷ lệ bệnh Lupus ban đỏ hệ thống khác nhau

giũa các nước, dân tộc, giới tính Tại Mỹ và

các nước Bắc Âu, tỷ lệ bệnh khoảng 0,04 -

0,05% Những người châu Phi vùng Caribe tỷ

lệ bệnh này lên tới gần 0,16% Hàng năm,

bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khoảng

7,6/100.000 phụ nữ Tần xuất nữ/nam khoảng

từ 8/1 đến 13/1 Bệnh xuất hiện nhiều nhất ở

phụ nữ đã có con, khi có thai, sinh đẻ, tiền

mãn kinh thì bệnh tiến triển nặng hơn Lứa

tuổi mắc bệnh thường là 15-50 tuổi [6]

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống không chỉ gây

tổn thương ngoài da mà không ít các trường

*

hợp bệnh nhân có tổn thương phủ tạng kèm theo như: gan, thận, tim, phổi, khớp , thần kinh bệnh có biểu hiện lâm sàng càng nhiều thì chẩn đoán càng dễ nhưng tiên lượng càng nặng Ngược lại khi bệnh có triệu chứng đơn điệu hay giả triệu chứng, chẩn đoán nghi ngờ

và có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý khác Quá trình tiến triển của bệnh khó đoán trước, có giai đoạn bùng phát xen lẫn giai đoạn phục hồi, ổn định hoặc có khi tổn thương phủ tạng không tương xứng với tổn thương ngoài da

Chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu:

“ Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống

đ iều trị tại khoa Da Liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.”

NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: gồm 35 bệnh nhân bị

bệnh Lupus ban đỏ hệ thống được điều trị tại khoa Da liễu Bênh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

- Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán Lupus ban đỏ của Hội khớp học Hoa Kỳ năm 1997 [1]

1 Ban đỏ hình cánh bướm

Trang 2

2 Ban đỏ dạng đĩa

3 Nhạy cảm với ánh sáng

4 Loét niêm mạc miệng

5 Viêm khớp

6 Viêm các màng

7 Rối loạn thận

8 Rối loạn tâm thần,thần kinh

9 Rối loạn tiêu hoá

10 Rối loạn miễn dịch có kháng thể, kháng

DNA

11 Kháng thể kháng nhân dương tính

Chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống có 4/11

tiêu chuẩn

- Thời gian nghiên cứu: 1/2011 - 11/2011

- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Da liễu

Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang

- Phương pháp chọn mẫu: thuận tiện

- Cỡ mẫu: toàn bộ (tích luỹ cộng dồn)

- Phương pháp thu thập số liệu + Lâm sàng: Bệnh nhân được khám, phát hiện các dấu hiệu lâm sàng và được ghi chép vào mẫu bệnh án nghiên cứu

+ Cận lâm sàng : Công thức máu, sinh hoá máu, sinh hoá niệu, tế bào Hargrave được tiến hành theo các kỹ thuật thường quy của Trung tâm xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Chỉ tiêu nghiên cứu

- Một số đặc điểm dịch tễ học: Tuổi, giới, nghề nghiệp

- Đặc điểm lâm sàng: Sốt, mệt mỏi, sút cân, tổn thương da, niêm mạc, khớp

- Đặc điểm cận lâm sàng: Công thức máu, sinh hoá máu, nước tiểu

Phương pháp xử lý số liệu: Trên chương

trình phần mền SPSS 11 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1: Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo tuổi và giới

Giới

Tuổi

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nữ: 91,42%; nam 8,57% (nữ/nam: 11/1), trong đó độ tuổi thường gặp:

36 - 45 (60,00%), tuổi 26-35 (17,14%)

Bảng 2: Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo nghề nghiêp

Nhận xét: Nghề nghiệp bệnh nhân thường gặp nhất là làm ruộng 21/35 trường hợp (60,00%)

Các nghề nghiệp khác ít gặp hơn

Trang 3

Bảng 3: Những biểu hiện sớm thường gặp

Nhận xét: Biểu hiện sớm thường gặp của bệnh

lupus ban đỏ là đau khớp, đau cơ: 95,97%, gầy

sút, kém ăn: 85,71%, sốt: 77,10%, trong khi đó

ban đỏ ở mặt chỉ chiếm: 62,85%

Bảng 4: Biểu hiện triệu chứng toàn thân khi vào viện

Nhận xét: Khi vào viện, biểu hiện triệu

chứng toàn thân hay gặp nhất là mệt mỏi:

94,28%; sốt: 82,85%

Bảng 5: Biểu hiện triệu chứng ở da, niêm mạc và tóc

Ban đỏ hình cánh bướm 33 94,28 Tóc khô dễ rụng 30 85,00 Tổn thương niêm mạc

miệng

09 25,71

Nhận xét: Ban đỏ hình cánh bướm: 94,28%,

tóc khô dễ rụng: 85,00% và tổn thương niêm mạc: 25,71%

Bảng 6: Biểu hiện tổn thương ở cơ, xương, khớp

Nhận xét: Đau khớp là dấu hiệu gặp ở hầu

hết các bệnh nhân: 85,00%, tiếp đên là đau cơ: 68,57% Có 14,30% bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp

Bảng 7 : Sự thay đổi một thành phần số máu ngoại vi

Thành phần

Kết quả

Nhận xét: Số bệnh nhân có hồng cầu giảm: 10/35 (31,42%); tiểu cầu giảm: 6/35 (17,15%); Hgb

giảm: 17/35 (48,58%) và thay đổi về số lượng bạch cầu 19/35 bệnh nhân (54,30%)

Bảng 8: Thay đổi một số thành phần nước tiểu

Thành phần

Kết quả

Nhận xét : Số bệnh nhân có Protein niệu: 54,30%; hồng cầu niệu: 42,85%,; bạch cầu niệu:

60,00% và trụ niệu: 31,43%

Bảng 9: Sự thay đổỉ một số thành phần sinh hoá máu

Thành phần

Kết quả

Trang 4

Nhận xét: Số bệnh nhân có ure huyết tăng:

20,00%; Creatinin tăng: 14,30%, SGOT tăng:

17,15% và SGPT tăng: 11,43%

Bảng 10: Phân bố bệnh nhân có rối loạn gan, thận

Kết quả

Hội chứng thận

Nhận xét: Có 20/35 bệnh nhân viêm cầu thận

cấp (57,14%), 02 bệnh nhân thận hư (5,71%)

và 06 bệnh nhân viêm gan (17,15%)

BÀN LUẬN

Về tuổi, giới tính và nghề nghiệp

Qua nghiên cứu 35 trường hợp bệnh nhân

Lupus ban đỏ hệ thống chúng tôi thấy bệnh đa

số gặp ở nữ giới, với tỷ lệ nữ chiếm 91,92%,

trong khi đó nam giới chỉ là: 8,57% (bảng 1),

như vậy tỷ lệ nữ/nam = 11/1 Về độ tuổi, kết

quả nghiên cứu cho thấy ở nữ tập trung chủ

yếu ở độ tuổi 36-45, chiếm tới 60,00%, tiếp

đến là độ tuổi 26-35, chiếm 17,14% (bảng 1)

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các

tác giả trong nước như Nguyễn Thị Lai [2],

Nguyễn Bích Ngọc [3] tỷ lệ nữ chiếm từ

85-90%, độ tuổi từ 15-49 Kết qảu của các tác giả

nước ngoài cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh

nữ/nam từ 8/1 đến 13/1và thường tập trung ở

độ tuổi sinh đẻ [6], [10] Điều này chứng tỏ

sinh đẻ có ảnh hưởng đến sự phát sinh, gia

tăng bệnh lupus đỏ hệ thống, và đây cũng

chính là thời kỳ hormon giới tính hoạt động

mạnh mẽ nhất Nghiên cứu của J.Piette và B

Wechsles đã xác nhận 85% bệnh nhân lupus

ban đỏ hệ thống là nữ giới tập trung chủ yếu

vào lứa tuổi có khả năng sinh đẻ là 15-49

[trích 6 ] Về nghề nghiệp, cho đến nay các

nghiên cứu đều cho thấy bệnh lupus đoe hệ

thống không liên quan đến yếu tố nghề

nghiệp, tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng

tôi cũng như nghiên cứu của Nguyễn Bích

Ngọc [3] đối tượng gặp nhiều nhất là những

người làm ruộng

Triệu chứng lâm sàng

- Triệu chứng sớm: Biểu hiện triệu chứng

sớm của bệnh lupus ban đỏ thường gặp nhất

là đau khớp, đau cơ, chiếm tỷ lệ 95,97%, gầy sút kém ăn; 85,71%, sốt: 77,00, ban đỏ ở mặt: 62,85% (bảng 3)

- Các biểu hiện lâm sàng khi vào viện của

bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống cũng rất đa dạng và phức tạp với triệu chứng toàn thân hay gặp nhất là mệt mỏi: 94,28%, sốt: 82,85% (bảng 4), ban đỏ hình cánh bướm 94,28%, tóc khô dễ rụng: 85,00%, tổn thương niêm mạc: 25,71% (bảng 5) các biểu hiện ở cơ, xương, khớp như: đau khớp: 91,42%, đau cơ: 68,57% (bảng 6) Điều này cho chúng ta thấy, nếu dựa vào các biểu hiện lâm sàng thì chúng ta rất khó chẩn đoán vì trên thực tế đứng trước các dấu hiệu lâm sàng như trên, ít thầy thuốc nào nghĩ đến bệnh lupus ban đỏ

mà thường nghĩ đến bệnh lý khác, đặc biệt về khớp Việc chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ là hết sức khó khăn phức tạp, cần phải theo dõi đầy đủ thận trọng, chi tiết không được bỏ sót biểu hiện lâm sàng nào đồng thời kết hợp với các biểu hiện cận lâm sàng Trên lâm sàng các triệu chứng nổi bật nhất đó chính là ban đỏ (94,28%): ban đỏ màu cánh sen hoặc đỏ thẫm

ấn kính, trên có thể có vảy mỏng khó bong, tổn thương xuất hiện 2 bên má, đối xứng hình cánh bướm Tổn thương niêm mạc tuy chỉ gặp 25,71% số bệnh nhân có tổn thương niêm mạc miệng nhưng đây là tổn thương có giá trị trong chẩn đoán, nhiều nghiên cứu cũng đã xác nhận dấu hiệu lâm sàng này [2], [8], [9] Biểu hiện ở khớp (91,42%): bệnh nhân biểu hiện đau khớp hoặc biểu hiện như viêm khớp dạng thấp: sưng nóng đỏ đau, các khớp tổn thương là các khớp lớn đặc biệt là khớp gối, đôi khi là các khớp đốt bàn ngón tay hoặc chân Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tổn thương khớp, đặc biệt là khớp gối rất hay gặp trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống, chiếm từ 70,00-80,00% Tuy nhiên ban đầu biểu hiện đau khớp không điển hình, trong thời gian khá lâu nên có thể khiến thầy thuốc chẩn đoán nhầm sang bệnh khác [5], [7]

Trang 5

Cận lâm sàng

- Công thức máu cho thấy: Số bệnh nhân có

hồng cầu giảm: 31,42%; tiểu cầu giảm:

17,15%; huyết sắc tố (Hgb) giảm: 48,58% và

thay đổi về số lượng bạch cầu: 54,30% (bảng

7) Trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống, những

bệnh nhân có tổn thương hệ thống tạo huyết

sẽ gây nên tình trạng giảm sút một số dòng tế

bào máu ngoại vi Trong tiêu chuẩn chẩn

đoán bệnh lupus đỏ hệ thống của Hội khớp

học Hoa kỳ (1982) cũng đã đề cập đến sự

thay đổi này Tuy nhiên những dấu hiệu này có

ý nghĩa nhiều hơn về tiên lượng bệnh [5], [10]

- Nước tiểu toàn phần: Số bệnh nhân có

protein niệu: 54,30%; hồng cầu niệu:

42,85%,; bạch cầu niệu: 60,00% và trụ niệu:

31,43% (bảng 8); Như chúng ta đã biết bệnh

lupus ban đỏ là bệnh tự miễn dịch, với tổn

thương nhiều tạng phủ khác nhau trong đó tổn

thương thận là tổn thương tương đối phổ biến

Các nghiên cứu trong nước và y văn nước

ngoài đã đề cập nhiều đến tình trạng tổn

thương thận của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ

thống, bệnh nhân có thể tổn thương cầu thận

cấp hoặc mạn tính, hội chứng thận hư nhưng

hay gặp nhất là tổn thương cầu thận nên được

gọi là viêm cầu thận lupus hay nói rộng hơn

là bệnh cầu thận lupus, với biểu hiện lâm

sàng là phù, đái ít [2], [5], [9] Rối loạn thận

là một trong 11 tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh

lupus đỏ hệ thống của Hội khớp học Hoa K ỳ

- 1997 [1] Chính vì vậy đứng trước bệnh

nhân có những biểu hiện lâm sàng của bệnh

lupus đỏ hệ thống, vấn đề đưa ra các xét

nghiệm để đánh giá rối loạn thận là rất cần

thiết và có giá trị Bệnh thận lupus là một yếu

tố tiên lượng quan trọng hàng đầu đối với

bệnh nhân nhưng không phải lúc nào cũng đi

đôi với bệnh cảnh lâm sàng [8]

- Kết quả xét nghiệm một số chỉ số sinh hoá

máu: Số bệnh nhân có ure huyết tăng:

20,00%; creatinin tăng: 14,30%, SGOT tăng:

17,15% và SGPT tăng: 11,43% (bảng 9)

Trong kếưt quả này chúng tôi quan tâm nhiều

đến vấn đề tăng ure và creatinin huyết của

bệnh nhân, kết quả này chứng tỏ trên những

bệnh nhân có viêm cầu thận mạn tính hoặc

hội chứng thận hư dẫn đến suy giảm chức năng của thận Đối với sự thay đổi men gan, trong kết quả của chúng tôi chưa đủ để khẳng định trên những bệnh nhân có tổn thương gan

do bệnh lupus đỏ hệ thống ? mặc dù biểu hiện tổn thương gan do bệnh lupus đỏ hệ thống đã được đề cập trong một số nghiên cứu khác [2], [3], [10]

Tổn thương gan, thận

Với biểu hiện lâm sàng và tổ hợp các kết kết quả xét nghiệm cho thấy có 57,14% bệnh nhân viêm cầu thận cấp, 5,71% bệnh nhân thận hư và 17,15% bệnh nhân viêm gan Kết quả này phù hợp với các kết quả đã công bố, bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có tỷ lệ tổn thương thận từ 50-70,00% và tổn thương gan

từ 15-30,00% [7], [8]

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận: Qua nghiên cứu 35 bệnh nhân bị

bệnh lupus đỏ hệ thống điều trị tại khoa Da liễu

BV ĐKT W Thái Nguyên, chúng tôi có một số kết luận sau:

- Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam, với tỷ lệ

nữ/nam là 11/1

- Độ tuổi thường gặp từ 36-45 (60,00%)

- Tổn thương ban đỏ hình cánh bướm (94,28%),

rụng tóc (85,00%), đau khớp (91,42%), sốt (82,85%) tổn thương niêm mạc: 25,71%, mệt mỏi kéo dài: 94,28%

- Số bệnh nhân có hồng cầu giảm: 31,42%;

Hgb giảm: 48,58%, bạch cầu giảm 34,30% và tiểu cầu giảm: 17,15%

- Bệnh nhân viêm cầu thận 57,14%, thận hư

5,71%, viêm gan 17,15%

Khuyến nghị: Trên lâm sàng khi bệnh nhân

có các dấu hiệu của bệnh lupus ban đỏ hệ thống cần phải được thăm khám thận trọng, tỷ

mỷ, kỹ càng đồng thời tiến hành các xét nghiệm đánh giá chức năng của tất cả các hệ

cơ quan, đặc biệt gan và thận

Trang 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm văn Hiển (2010), Thông tin cập nhật về

chẩn đoán và điều trị bệnh Lupus ban đỏ và bệnh

vảy nến

[2] Nguyễn Thị Lai (1985), Đặc điểm lâm sàng

và sinh học qua 50 trường hợp bệnh nhân Lupus

ban đỏ tại Viện Da liễu Trung ương, Luận văn

Bác sỹ nội trú, Trường đại học Y Hà Nội

[3] Nguyễn Bích Ngọc (1999), Một số đặc điểm

lâm sàng và xét nghiệm trên bệnh nhân Lupus ban

đỏ điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, Luận án tốt

nghiệp Bác sỹ CK cấp II, Trường đại học Y Hà Nội

[4] Nguyễn Xuân Sơn (1995), Nghiên cứu lâm

sàng và điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống tại

Bệnh viện Đa khoa Viêt-Tiệp Hải Phòng

(1975-1994), Luận án PTS khoa học Y- Dược, Trường

đại học Y Hà Nội

[5] D'Cruz DP, Khamashta MA, Hughes GR

(2007), Systemic lupus erythematosus

[6] Hopkinson N (1992), Epidemiology of systemic lupus erythematosus, Ann Rheum Dis,

December; 51(12): 1292–1294

[7] Thomas B Fitzpatricks (2005), Clinical Dermatology, Dedical , Publising Division, Fifth

Edition, Mc Graw Hill, 384-391

[8] Harrison's Internal Medicine (2011), 17th ed

Chapter 313, Systemic Lupus Erythematosus,

Accessmedicine, 08-06

[9] James, William; Berger, Timothy; Elston,

Dirk (2005), Andrews' Diseases of the Skin: Clinical Dermatology, (10th ed.), Saunders

[10] Rahman A, Isenberg DA (February 2008),

"Systemic lupus erythematosus", N Engl J Med

358 (9): 929–39

SUMMARY

STUDYING CHARACTERISTICS OF CLINIC AND TESTS ON PATIENTS

WITH SYSTEMIC LUPUS ERYTHEMATOSUS (SLE) TREATED AT THE

DEPARTMENT OF DERMATOLOGY OF THAI NGUYEN NATIONAL GENERAL HOSPITAL

Pham Cong Chinh *

College of Medicine and Pharmacy - TNU

Objective: to describe characteristics of clinic and tests on patients with Systemic Lupus

Erythematosus

Subjects: 35 patients with Systemic Lupus Erythematosus treated at the Department of

Dermatology of Thai Nguyen National General Hospital

Method: cross sectional study

Results: Systemic Lupus Erythematosus occur primarily in female patients (91.42 %), and at the

age from 26 to 45 years old (77.14%) Butterfly rash, hair loss, joint pain, fever, mucosal lesions, prolonged fatigue, glomerulonephritis, kidney failure, hepatitis, reduced RBC, reduced Hgb, reduced WBC and reduced platelet are clinical lesion manifestations and account for 94.28%, 85.00%, 91.42%, 82.85%, 25.71%, 94, 28%, 57.14%, 5.71%, 17.15%, 31.42%; 48.58%, 34.30% and 17 15% consecutively

Keywords: Systemic Lupus Erythematosus, characteristics of clinic, tests, treat, dermatology

*

Ngày đăng: 23/01/2020, 14:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w