Đề tài Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm ở bệnh nhân bị HCTH tại Bệnh viện Trung ương Huế ” nhằm: Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm, khảo sát mối liên quan giữa các biến đổi sinh học và các triệu chứng lâm sàng ở HCTH.
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 24, 2004 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM HỘI CHỨNG THẬN HƯ Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Lê Văn An, Lê Hồi An, Nguyễn Tất Bình Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng thận hư (HCTH) là một biểu hiện của viêm cầu thận mạn tính, bệnh được ghi nhận qua Y văn từ những năm 1905 do Muller với thuật ngữ “thận hư” và thận hư nhiễm mỡ được Munk (1913) chính thức đưa ra để chỉ một tập chứng gồm: phù, protein niệu, giảm protein và tăng lipid máu kèm thận nhiễm mỡ Bệnh diễn tiến kéo dài với các đợt tái phát nhiều khi điều trị rất khó khăn [1], [2] Tuy nhiên, nghiên cứu một cách có hệ thống về đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm cũng như mối liên quan giữa các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm ở bệnh nhân bị HCTH người lớn chúng tơi chưa thấy được đề cập nhiều. Xuất phát từ những lí do trên chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: ”Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm ở bệnh nhân bị HCTH tại Bệnh viện Trung ương Huế ” nhằm: Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm, Khảo sát mối liên quan giữa các biến đổi sinh học và các triệu chứng lâm sàng ở HCTH 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng: Chọn 50 bệnh nhân HCTH tuổi từ 16 trở lên nhập viện từ tháng 10/1998 đến tháng 9/2001, tại Khoa Nội thận Bệnh viện TƯ Huế. Chẩn đoán hội chứng thận hư theo tiêu chuẩn của Đặng Văn Chung Tiêu chuẩn loại trừ: rối loạn nội tiết, tăng huyết áp, các trường hợp suy thận, suy gan, ứ mật, sử dụng hormon ngừa thai, luput ban đỏ, vảy nến, những trường hợp đang sử dụng Prednisolon hay thuốc ức chế miễn dịch khi nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu: Phối hợp giữa phương pháp thực nghiệm và phương pháp mơ tả Mỗi bệnh nhân có 1 protocol với những u cầu cụ thể 2.2.1. Lâm sàng: Đánh giá qua: trọng lượng, phù, lượng nước tiểu, huyết áp, đốt nước tiểu, tình trạng đau bụng, thời gian bị bệnh cũng như các rối loạn khác khi xuất hiện ở nhóm nghiên cứu 2.2.2. Cận lâm sàng: Các xét nghiệm như bilan protid, bilan lipid, cơng thức máu, fibrinogen, tốc độ lắng máu, Ure máu, Creatinin máu 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Phần tổng quát: 3.1.1. Tuổi và giới 50 bệnh nhân nghiên cứu trong đó nam 34 (68%), nữ 16 (32%) Bảng 1: Số lượng bệnh nhân theo giới và tuổi Tuổi Giới Nam Nữ Tổng cộng 16 19 20 29 30 39 40 49 50 59 16 23 60 Tổng cộng 1 34 16 50 Tuổi trung bình: 27,13 9,5 tuổi nhỏ nhất là16, lớn nhất là 65 Nam giới thường gặp nhiều hơn nữ giới, tỷ lệ 2:1 3.1.2. Thời gian bị bệnh Bảng 2: Thời gian bị bệnh cho đến khi vào viện Thời gian Số lượng Tỷ lệ % 12 tháng Thời gian mắc bệnh