Viêm phúc mạc là một trong những bệnh lý tiêu hóa quan trọng do tỷ lệ tử vong còn cao. Chỉ số viêm phúc mạc Mannheim (MPI) có giá trị tiên lượng bệnh nhân sau mổ viêm phúc mạc, trong khi đó procalcitonin cũng được nghiên cứu nhiều trong tiên lượng mức độ nặng của bệnh nhân nhiễm khuẩn nói chung. Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá mối tương quan giữa nồng độ procalcitonin với điểm MPI và giá trị của procalcitonin trong tiên lượng bệnh nhân viêm phúc mạc sau phẫu thuật.
Trang 1- Địa chỉ liên hệ: Trần Xuân Thịnh, email: thinh_dhyk@yahoo.com
- Ngày nhận bài: 30/09/2015* Ngày đồng ý đăng: 05/12/2015 * Ngày xuất bản: 12/01/2016
GIÁ TRỊ CỦA NỒNG ĐỘ PROCALCITONIN HUYẾT THANH TRONG TIÊN LƯỢNG BỆNH NHÂN VIÊM PHÚC MẠC
Trần Xuân Thịnh, Hồ Khả Cảnh, Trịnh Văn Đồng
Trường Đại học Y Dược Huế
Đặt vấn đề: Viêm phúc mạc là một trong những bệnh lý tiêu hóa quan trọng do tỷ lệ tử vong còn cao
Chỉ số viêm phúc mạc Mannheim (MPI) có giá trị tiên lượng bệnh nhân sau mổ viêm phúc mạc, trong khi đó procalcitonin cũng được nghiên cứu nhiều trong tiên lượng mức độ nặng của bệnh nhân nhiễm khuẩn nói chung Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá mối tương quan giữa nồng độ procalcitonin với điểm MPI và giá trị của procalcitonin trong tiên lượng bệnh nhân viêm phúc mạc sau phẫu thuật
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 80 bệnh nhân viêm phúc mạc sau phẫu thuật.Ghi nhận
các thông số trong và sau phẫu thuật, tính chỉ số viêm phúc mạc Mannheim Các bệnh nhân được chia làm 3 nhóm theo MPI: nhóm 1 có MPI<22 điểm, nhóm 2 có MPI từ 22-29 điểm, nhóm 3 có MPI > 29 điểm Theo dõi và ghi nhận các yếu tố lâm sàng đồng thời làm xét nghiệm PCT trong 3 thời điểm: ngày
1, ngày 3 và ngày 5 sau phẫu thuậtcủa cả 3 nhóm.Ghi nhận kết quả điều trị của bệnh nhân và đánh giá
giá trị tiên lượng của nồng độ PCT.Kết quả:Trong 80 bệnh nhân được nghiên cứu, chia theo nhóm
điểm MPI bao gồm 32 bệnh nhân nhóm 1 (40%), 29 bệnh nhân nhóm 2 (36,2%) và 19 bệnh nhân nhóm
3 (23,8%) Nồng độ trung bình của PCT ở nhóm 1 là 7,98 ng/ml, nhóm 2 là 31,96 ng/ml và nhóm 3 là 57,53 ng/ml, khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3 nhóm (p<0,01) Có mối tương quan thuận khá chặt giữa nồng độ PCT và điểm MPI (r=0,62, p<0,01) Nồng độ trung bình PCT giữa nhóm tử vong và sống sót ở ngày 1 không khác nhau nhưng khác biệt có ý nghĩa trong các ngày thứ 3 và thứ 5 sau phẫu thuật
Kết luận:Nồng độ PCT có tương quan thuận với điểm MPI, thay đổi PCT theo thời gian có ý
nghĩatiên lượng tử vong ở bệnh nhân sau phẫu thuật viêm phúc mạc
Từ khóa: viêm phúc mạc, procalcitonin, tiên lượng.
Abstract
SERUM PROCALCITONIN IN PROGNOSIS OF THE SEVERITY OF PATIENTS
WITH POSTOPERATIVEPERITONITIS
Tran Xuan Thinh, Ho Kha Canh, Trinh Van Dong Hue University of Medicine and Pharmacy
Background: Peritonitis is still one of the most important abdomen problems with the unacceptable
high mortality Mannheim Peritonitis Index (MPI) is one prognostic system that helps us to estimate the prognosis in cases of postoperative peritonitis whereas procalcitonin (PCT) has been widely investigated for its prognostic value in septic patients The aim of this study was to evaluate the correlation between
the PCT with MPI and its value in the prognosis of patients withpostoperative peritonitis.Methods: A
cross-sectional descriptive study of 80 patients withpostoperative peritonitis.The MPI was calculated in all patients.Based upon the MPI, patients were arranged into three groups: group 1 (MPI <22), group
2 (MPI = 22-29) and group 3 (MPI>29) Clinical symptoms and PCT were measured on three times:
on the first day, the third day and the fifth day after surgery The outcome of patients was noted and the
prognostic value of the PCT concentration was evaluated Results: In the 80 patients studied, include 32
patients of group 1 (40%), 29 patients of group 2 (36,2%) and 19 patients of group 3 (23,8%).The average concentration of PCT in group 1; 2 and 3 was 7,98 ng/ml; 31,96 ng/ml and 57,53 ng/ml, respectively There was a significant difference between the 3 groups (p <0,01) There was a positive correlation between the concentration of PCT and MPI score (r=0,62; p <0,01) The average PCT concentrations between survivors and nonsurvivors groups did not differ on the 1st day but those on the 3rd and 5th day
differed significantly.Conclusion: PCT concentrations were correlated with MPI PCT kinetics between
day 1, 3 and 5 could be a predictor of mortality of patients with postoperative peritonitis
Keywords: secondary peritonitis, procalcitonin, prognosis.
Trang 21 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn là một tình trạng bệnh lý thường
gặp trong lâm sàng đặc biệt là ở các đơn vị hồi
sức ngoại khoa Trong đó, viêm phúc mạc thứ
phát từ các thương tổn trong ổ phúc mạc là một
trong những nguyên nhân gây nhiễm khuẫn nặng
và có tỷ lệ tử vong cao Vấn đề tiên lượng bệnh
nhân viêm phúc mạc sau mổ là rất cần thiết để có
thái độ xử trí đúng đắn và kịp thời Một số chỉ số
được nghiên cứu áp dụng trong tiên lượng viêm
phúc mạc thứ phát, trong đó chỉ số Mannhein
(Mannheim Peritonitis Index (MPI)) là một
trong các chỉ số thường được sử dụng MPI lần
đầu tiên được giới thiệu bởi Linder và cộng sự
năm 1987, dựa trên nghiên cứu phân tích 1253
bệnh nhân viêm phúc mạc thứ phát Chỉ số MPI
được chỉ làm 3 mức độ: nhẹ: MPI<21; vừa: MPI,
22–29 và nặng: MPI>29 tương ứng với tỷ lệ tử
vong ước tính là 2%, 22%, và 59% Mặc dù vậy,
việc tính toán MPI cũng mất thời gian và MPI
chỉ đánh giá được 1 lần nên không thể sử dụng
trong theo dõi diễn biến nhiễm khuẩn Trong
những năm gần đây procalcitonin (PCT), một
tiền chất của hormone calcitoninđã được nhiều
nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh là
có giá trị trong việc chẩn đoán, tiên lượng và
theo dõi điều trị bệnh lý nhiễm khuẩn, đặc biệt
là nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn.Tuy
vậy, sự liên quan của PCT với MPI cũng như giá
trị của PCT trong tiên lượng tử vong sau phẫu
thuật viêm phúc mạc cũng chưa được nghiên
cứu nào trong nước thực hiện.Xuất phát từ thực
tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Giá trịcủa
nồng độ procalcitonin huyết thanh trong tiên
lượng bệnh nhân viêm phúc mạc thứ phát”
nhằm các mục tiêu:
1 Đánh giá mối tương quan giữa nồng độ
procalcitonin sau mổ và chỉ số viêm phúc mạc Mannheim ở bệnh nhân viêm phúc mạc thứ phát
2 Đánh giá liên quan giữa procalcitonin với tỷ
lệ tử vong sau phẫu thuật
2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm các bệnh nhân sau phẫu thuật, có chẩn đoán viêm phúc mạc thứ phát, được theo dõi và điều trị tại phòng hồi sức sau phẫu thuật
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Trung Ương Huế
- Thời gian: Từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 8 năm 2015
2.3 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả
cắt ngang
2.4 Phương tiện nghiên cứu
- Monitoring theo dõi các chức năng sống: điện tim, huyết áp (không xâm lấn, xâm lấn), nhịp thở, SpO2 Các phương tiện cung cấp oxy như sonde mũi, mặt nạ oxy, máy thở, bơm tiêm điện, máy truyền dịch
- Các xét nghiệm huyết học, đông máu, sinh hoá, cấy máu làm tại khoa huyết học, sinh hoá, vi sinh Bệnh viện Trung Ương Huế
2.5 Phương pháp tiến hành:
- Các bệnh nhân chỉ định phẫu thuật viêm phúc mạc, đủ tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu Bệnh nhân được theo dõi và điều trị tích cực tại phòng hồi sức sau phẫu thuật theo quy trình chung đang áp dụng tại Bệnh viện
- Ghi nhận các thông số trước, trong và sau
mổ, tính điểm chỉ số VPMMannheim (Mannheim Peritonitis Index-MPI) theo bảng 1
Bảng 1 Chỉ số viêm phúc mạc Mannheim (MPI) [12]
Dịch phúc mạc
Dịch vàng
Dịch đục, bẩn
Viêm phúc mạc do phân
0 6 12
Trang 3*Suy cơ quan: Suy thận có creatinin >177mcmol/L
hoặc nước tiểu 20ml/h, suy hô hấp có PO2 <50
mmHg, PCO2 > 50mmHg, tụt huyết áp, tắc ruột
cơ học >24 giờ
- Bệnh nhân được chia làm 3 nhóm dựa trên số
điểm MPI: Nhóm I có MPI<22; nhóm II có MPI=
22–29 và nhóm III có MPI>29
Ghi nhận bệnh nhân có kết quả điều trị: bệnh
nhân sống sót hoặc tử vong (bao gồm bệnh nặng
xin về hoặc tử vong)
Định lượng procalcitonin huyết thanh
- Hóa chất: Sử dụng hóa chất của hãng Roche
(Đức) bảo quản ở nhiệt độ từ 2 – 80C Xét nghiệm
được thực hiện trên máy tự động Elecsys 2010
- Đánh giá: Nồng độ PCT bình thường < 0,05
ng/ml, khi nồng độ PCT >0,05ng/ml có thể đánh
giá tình trạng nhiễm khuẩn, nếu PCT càng cao có
thể liên quan đến nhiễm khuẩn nặng, suy đa cơ
quan và tử vong
2.6 Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 15.0
(Statistic Package for Social Science) để phân tích
số liệu nghiên cứu
2.7 Đạo đức trong nghiên cứu:
Nghiên cứu được hội đồng khoa học của
Trường Đại học Y Dược, Đại học Huếthông qua
Tất cả các bệnh nhân và người nhà được giải thích
và đồng ý tham gia nghiên cứu
3 Kết quả nghiên cứu
3.1 Đặc điểm tuổi và giới của nhóm nghiên
cứu
Bảng 3.1 Đặc điểm tuổi và giới của nhóm
nghiên cứu
Giới NamNữ 5525 68,7531,25
Tuổi (X ± SD)
min-max (năm)
57,24 ± 19,63 (20 – 96)
Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu, tỷ lệ nam chiếm 68,75%, tuổi trung bình là 57,24 tuổi
3.2 Tỷ lệ bệnh nhân theo nguyên nhân viêm phúc mạc
Bảng 3.2 Tỷ lệ bệnh nhân theo nguyên nhân
viêm phúc mạc
Thủng dạ dày, tá tràng 15 17,9 Bục miệng nối tiêu
Ruột thừa viêm hoại
Nhận xét: Các nguyên nhân gây viêm phúc mạc chiếm tỷ lệ cao là thủng dạ dày tá tràng và bục miệng nối sau phẫu thuật, chiếm 17,9%
3.3 Tỷ lệ bệnh nhân phân nhóm nghiên cứu theo điểm MPI
Bảng 3.3 Tỷ lệ bệnh nhân phân nhóm theo điểm
MPI
Nhóm có điểm MPI dưới 22 chiếm tỷ lệ cao nhất
là 40%
3.4 Nồng độ PCT trung bình theo từng nhóm điểm MPI
Bảng 3.4 Nồng độ PCT trung bình theo từng nhóm điểm MPI
<0,001
Giá trị trung bình của PCT cao hơn có ý nghĩa thống kê ở các nhóm bệnh nhân có điểm MPI cao so với nhóm có điểm MPI thấp (p<0,01)
Trang 43.5 Tương quan giữa nồng độ PCT với điểm MPI
Biểu đồ 1: Tương quan giữa nồng độ PCT với điểm MPI
Có sự tương quan thuận, mức độ vừa (r=0,62, p<0,001) giữa nồng độ PCT với điểm MPI
3.3.6 Thay đổi nồng độ PCT ở bệnh nhân tử vong và sống sót
Bảng 3.5 Thay đổi nồng độ PCT ở bệnh nhân tử vong và sống sót
PCT
Nồng độ PCT tăng cao không có khác biệt giữa các bệnh nhân tử vong và sống sót trong ngày 1 sau phẫu thuật, nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm trong các lần xét nghiệm ngày 3 và ngày
5 (p<0,05 và p<0,01)
*p>0,05 ; ** p<0,05 ; *** p<0,01
Biểu đồ 2 Nồng độ PCT giữa hai nhóm tử vong và sống sót
4 Bàn luận
4.1 Liên quan giữa procalcitonin với điểm MPI
Trong 80 bệnh nhân nghiên cứu có 15 bệnh
nhân tử vong chiếm 18,75% Nam giới chiếm đa
số 68,75% và độ tuổi trong bình là 57,24% Các
nguyên nhân gây viêm phúc mạc chiếm tỷ lệ cao
là thủng dạ dày tá tràng và bục miệng nối sau phẫu thuật, chiếm 17,9% Phân nhóm bệnh nhân theo điểm MPI có 40% bệnh nhân ở nhóm 1 (MPI <22 điểm), nhóm 2 (MPI=22-29) chiếm 36,2% bệnh nhân và nhóm 3 (MPI>29) chiếm 23,8% Khi phân tích nồng độ PCT giữa các nhóm theo MPI kết quả
Trang 5cho thấy nồng độ trung bình của PCT ở nhóm 1 là
7,98 ng/ml, nhóm 2 là 31,96 ng/ml và nhóm 3 là
57,53 ng/ml, khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3
nhóm (p<0,01) Phân tích tương quan hồi quy giữa
nồng độ PCT và điểm MPI kết quả thể hiện có sự
tương quan thuận, tương đối chặt chẽ giữa nồng
độ PCT với điểm MPI (r=0,62, p<0,001) Trong
các chỉ số tiên lượng bệnh nhân nhiễm khuẩn nói
chung thì MPI là một chỉ số dễ tính toán và có giá
trị tiên lượng tử vong khá cao đối với bệnh nhân
viêm phúc mạc Năm 1994, Billing và cộng sự [3]
đánh giá giá trị tiên lượng của MPI trên một nghiên
cứu đa trung tâm với 2003 bệnh nhân viêm phúc
mạc Kết quả của nghiên cứu này đã chứng minh
MPI với điểm cắt 26 điểm có giá trị tiên lượng tử
vong với độ nhạy là 86% và độ đặc hiệu là 74%
Chỉ số này sau đó cũng đã được hiệp hội chống
nhiễm khuẩn ngoại khoa châu Âu khuyến khích
sử dụng để tiên lượng bệnh nhân phẫu thuật viêm
phúc mạc.Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chứng
minh MPI có giá trị trong tiên lượng bệnh nhân
VPM [9], [9]for decades, presented a challenge to
surgeons despite advancements in medicine This
led to the development of disease severity grading
systems that would aid in stratifying patients by
individual risk factors and hence appropriately
predict possible outcome The objectives of this
study was to evaluate the Mannheim peritonitis
index (MPI Trong nghiên cứu liên quan giữa
PCT bán định lượng với điểm MPI, X V.Trullen
và cộng sự [11] thấy tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ
PCT bình thường (<0,05mg/ml) chiếm đa số ở
bệnh nhân có điểm MPI thấp (<21 điểm), ngược
lại nồng độ PCT tăng cao (>10ng/ml) lại chiếm đa
số ở bệnh nhân có điểm MPI cao (>29 điểm) Các
tác giả kết luận có mối tương quan thuận và có
ý nghĩa giữa nồng độ PCT với điểm MPI ở bệnh
nhân viêm phúc mạc
4.2 Liên quan giữa nồng độ PCT với tiên
lượng tử vong:
Nồng độ PCT cũng được nghiên cứu trong
đánh giá đáp ứng điều trị và tiên lượng tử vong ở
bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng Nhiều nghiên cứu
cho rằng, nồng độ PCT đo duy nhất lúc vào viện
ít có giá trị trong tiên lượng độ nặng và tử vong ở
bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng Trong nghiên cứu
này chúng tôi cũng ghi nhận nồng độ PCT ngày
đầu sau mổ ở nhóm tử vong có cao hơn nhưng
khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm
sống sót (p>0,05) Điều này cũng phù hợp với
nghiên cứu của Trần Thị Như Thúy và cộng sự [7]
cho thấy nồng độ PCT lúc vào viện không khác
biệt rõ giữa 2 nhóm tử vong và còn sống (p>0,05)
Trong nghiên cứu của Karlson và cộng sự [8], kết quả PCT trung bình tại thời điểm bệnh nhân vào hồi sức không khác nhau giữa nhóm bệnh nhân
tử vong và sống sót (p=0,64) Kết quả tương tự cũng được ghi nhận trong nghiên cứu của Podda
và cộng sựthat is, 28 days mortality All results are reported as median (interquartile range [12] that is, 28 days mortality All results are reported
as median (interquartile range với nồng độ PCT nhóm tử vong là 5,27 ng/ml không khác biệt so với nhóm sống sót là 3,48ng/ml (p=0,48)
Nồng độ PCT giảm nhanh nếu điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả Do đó giá trị PCT vào các ngày tiếp theo lại có giá trị trong theo dõi và tiên lượng kết quả điều trị và tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn Azevedo và cộng sự [13] nghiên cứu trên
28 bệnh nhân nhiễm khuẫn nặng, thấy rằng nồng
độ PCT sau 24–48 giờ khác biệt có ý nghĩa giữa bệnh nhân tử vong và sống sót (trung bình 68,6 ng/ml so với 8,2 ng/ml, p<0,01) Kết quả tương tự cũng được ghi nhận tại nghiên cứu của Suberviola
và cộng sự [14]với kết quả có sự khác biệt có ý nghĩa của PCT sau 72 nhập viện (2,2 ng/ml so với
20 ng/ml tương ứng ở nhóm sống sót và tử vong; p
< 0.01).Năm 2000, Reith và cộng sự [15], nghiên cứu trên 246 bệnh nhân viêm phúc mạc thứ phát, kết quả ghi nhận PCT có giá trị trong tiên lượng biến chứng sốc và tiên lượng tử vong Bệnh nhân
tử vong có nồng độ PCT ban đầu trung bình là 4,2 ng/ml và tăng lên 13 ng/mL ở các ngày sau đó trong khi đó nồng độ PCT cao nhất ở nhóm sống sót là 4,9 ng/mL vào ngày đầu sau mổ và giảm dần rồi trở về bình thường Một nghiên cứu khác của Rau và cộng sự năm 2007 [16] nghiên cứu trên bệnh nhân viêm phúc mạc thứ phát, kết quả ghi nhận nếu nồng độ PCT sau mổ tăng cao dai dẳng
và vẫn còn > 1 ng/mL sau một tuần phẫu thuật thì liên quan đến tử vong với độ nhạy là 97%, và
độ đặc hiệu là 80% Nồng độ PCT cũng cho phép theo dõi và đánh giá đáp ứng điều trị Đặc biệt đối với bệnh nhân sau mổ, nguồn gốc nhiễm khuẩn nếu được giải quyết tốt kết hợp với liệu pháp kháng sinh phù hợp thì tình trạng nhiễm khuẩn sẽ được kiểm soát Động học của PCT với thời gian bán hủy từ 20 – 25 giờ cho phép theo dõi đáp ứng sớm của tình trạng nhiễm khuẩn.Novotny và cộng
sự [17]before the onset of multiorgan failure The aim of the study was to evaluate procalcitonin (PCT nghiên cứu trên 104 bệnh nhân sau mổ viêm phúc mạc Nồng độ PCT được đo và ngày đầu và ngày thứ 2 sau mổ (sau 24 giờ) Với tỷ lệ PCT ngày 2/PCT ngày 1 dưới 1,03 thì có giá trị tiên lượng kết quả phẫu thuật tốt, ngược lại nếu trên
Trang 61,03 thì cho kết quả phẫu thuật không hiệu quả với
độ nhạy là 63% và độ đặc hiệu là 95 %
Kết luận:Nồng độ PCT có tương quan thuận
mức độ tương đối chặt với điểm MPI Nồng độ
PCT ngày 1 sau phẫu thuật không khác biệt giữa
hai nhóm sống sót và tử vong nhưng có khác biệt
ở các ngày thứ 3 và thứ 5 sau phẫu thuật Động học của PCT theo thời gian có giá trị tốt hơn giá trị tuyệt đối của PCTtrong tiên lượng tử vongở bệnh nhân sau phẫu thuật viêm phúc mạc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Weledji E.P và Ngowe M.N (2013) The challenge
of intra-abdominal sepsis Int J Surg, 11(4), 290–5.
2 Sartelli M., Viale P., Catena F và cộng sự (2013)
2013 WSES guidelines for management of
intra-abdominal infections World J Emerg Surg, 8(1), 3.
3 A Billing, D Frohlich F.S (1994) Prediction of
outcome using the Mannheh peritonitis index i n
2003 patients Br J Surg, 81, 209–213.
4 Kojic D., Siegler B.H., Uhle F và cộng sự (2015)
Are there new approaches for diagnosis, therapy
guidance and outcome prediction of sepsis? World
J Exp Med, 5(2), 50–63.
5 Linder MM, Wacha H, Feldmann U, Wesch G
(1987) The Mannheim peritonitis index An
instrument for the intraoperative prognosis of
peritonitis Der Chir, 58(2), 84–92.
6 Trường L.X (2008) Giá trị chẩn đoán và tiên
lượng của procalcitonin huyết thanh trong nhiễm
trùng huyết Y Hoc TP Ho Chi Minh, 13(1), 1–8.
7 Trần Thị Như Thúy (2013) Giá trị tiên lượng của
Procalcitonin và lactate máu Y Học TP Hồ Chí
Minh, 1, 249–254.
8 Karlsson S., Heikkinen M., Pettilä V và cộng sự
(2010) Predictive value of procalcitonin decrease
in patients with severe sepsis: a prospective
observational study Crit Care, 14(6), R205.
9 Jain S., Jain M., và Jain R (2015) Validation of
Mannheim peritonitis index in a tertiary care center
in Rajasthan Int J Med secience public Heal, 4(5),
664–668
10 Ntirenganya F., Ntakiyiruta G., và Kakande
I (2013) Prediction of Outcome Using the
Mannheim peritonitis Index in Patients with
Peritonitis at Kigali University Teaching Hospital
East Cent African J Surg, 17(2), 52–64.
11 V Trullen X., Rodríguez López R., Porta Pi S và cộng sự (2009) Prospective study of procalcitonin
as a diagnostic marker of the severity of secondary
peritonitis Cirugía Española (English Ed, 86(1),
24–28
12 Poddar B., Gurjar M., Singh S và cộng sự (2015) Procalcitonin kinetics as a prognostic marker in
severe sepsis/septic shock Indian J Crit Care
Med, 19(3), 140–6.
13 Azevedo J.R.A De, Torres O.J.M., Czeczko N.G
và cộng sự (2012) Procalcitonin as a prognostic
biomarker of severe sepsis and septic shock Rev
Col Bras Cir, 39(6), 456–61.
14 Suberviola B., Castellanos-Ortega a., González-Castro a và cộng sự (2012) Valor pronóstico del aclaramiento de procalcitonina, PCR y leucocitos
en el shock séptico Med Intensiva, 36(3), 177–
184
15 Reith H.B., Mittelkötter U., Wagner R và cộng
sự (2000) Procalcitonin (PCT) in patients with
abdominal sepsis Intensive Care Med, 26 Suppl
2, S165–S169.
16 Rau B.M., Frigerio I., Büchler M.W và cộng sự (2007) Evaluation of procalcitonin for predicting septic multiorgan failure and overall prognosis in secondary peritonitis: a prospective, international
multicenter study Arch Surg, 142(2), 134–142.
17 Novotny A.R., Emmanuel K., Hueser N và cộng
sự (2009) Procalcitonin ratio indicates successful
surgical treatment of abdominal sepsis Surgery,
145(1), 20–6
Trang 7ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NGUYÊN LÝ CHĂM SÓC BAN ĐẦU TẠI CÁC TRẠM Y TẾ XÃ,
PHƯỜNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Minh Tâm 1 , Nguyễn Thị Hoà 1 , Anselme Derese 2 , Jeffrey Markuns 3
(1) Trường Đại học Y Dược Huế
(2) Đại học Ghent, Bỉ (3) Đại học Boston, Hoa Kỳ
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Các bằng chứng trên thế giới trong thời gian qua đã khẳng định vai trò quan trọng của
chăm sóc ban đầu trong dự phòng bệnh tật và giảm tỷ lệ tử vong.Năm 2008, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng các nước nên tăng cường hệ thống chăm sóc ban đầu và sử dụng chăm sóc ban đầu như một mô hình để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả.Việc đánh giá sự thực hiện và chất lượng của các
dịch vụ chăm sóc ban đầu tại tuyến xã, phường trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết Mục tiêu: Đánh
giá việc thực hành các nguyên lý chăm sóc ban đầu tại các Trạm y tế xã, phường tỉnh Thừa Thiên Huế Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 860 người dân trên 18 tuổi có sử dụng dịch
vụ y tế tại Trạm y tế trên địa bàn 4 huyện Phú Lộc, Nam Đông, Hương Thuỷ và Thành phố Huế Nghiên
cứu sử dụng bộ công cụ Đánh giá chăm sóc ban đầu PCAT (Primary Care assessment tools) Kết quả:
Phần tiếp cận ban đầu - sử dụng dịch vụ có số điểm trung bình cao nhất (3,25 ± 0,93), tiếp là mức độ gắn
bó (3,17 ± 0,90), quá trình chăm sóc (2,87 ± 0,50), chăm sóc toàn diện - dịch vụ sẵn có (2,75 ± 0,52);Các phần có số điểm thấp bao gồm: Phần chăm sóc phối hợp (2,47 ± 0,97), tiếp cận trên phương diện văn hoá (2,37 ± 1,17), định hướng cộng đồng (2,35 ± 0,82), chăm sóc toàn diện – dịch vụ cung cấp (2,22 ± 0,84), phối hợp hệ thống thông tin (2,03 ± 0,79 );Tổng điểm trung bình chăm sóc ban đầu là 19 ± 3,46, tổng điểm trung bình chăm sóc ban đầu mở rộng là 25,75 ± 5,42
Từ khoá: chăm sóc ban đầu, nguyên lý chăm sóc ban đầu, Trạm y tế,
Abstract
THE IMPLEMENTATION OF PRINCIPLES OF PRIMARY CARE IN PRACTICE AT COMMUNE HEALTH CENTERS OF THUA THIEN HUE PROVINCE.
Background: Evidences around the world in the recent time have affirmed the key role in Disease prevention and mortality rate decreasing.WHO in 2008 recommended contries should improve the primary care system and use primary care as a model to achieve the effectiveness and equity in Health Evaluation of the quality of primary care services at commune health centers has been very crucial
Objectives: To assess the practice of the principles of primary care at commune health centers of Thua
Thien Hue province.Subjects and Methods:Cross-sectional descriptive study of 860 adult people used
the healh care services at commune health center at 4 districts in Thua Thien Hue province: Phu Loc, Nam Dong, Huong Thuy and Hue The study used the Primary Care Assessment tools PCAT from John
Hopkins University Results:First Contact - Utilization was the highest score (3.25 ± 0.93), Affiliation
(3.17 ± 0.90), Ongoing care (2.87 ± 0.50), Comprehensiveness – services available (2.75 ± 0.52); The low scores included Coordination of care (2.47 ± 0.97), Culture - based access (2.37 ± 1.17), Community - based orientation (2.35 ± 0.82), Comprehensiveness – services provided (2.22 ± 0.84), Coordination of care - Information system (2.03 ± 0.79 );Total average of primary care was 19.00 ± 3.46, and the total average of expanded primary care was 25.75 ± 5.42
Key words: primary care, principles of primary care, commune health center.
- Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Minh Tâm, email: dr.nmtam@gmail.com
- Ngày nhận bài: 10/11/2015* Ngày đồng ý đăng: 25/12/2015 * Ngày xuất bản: 12/01/2016