Trong đề tài này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao ở xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu, điều tra cho thấy, người Dao nơi đây có vốn kinh nghiệm dân gian vô cùng phong phú và đa dạng trong sử dụng cây cỏ làm thuốc để chữa trị nhiều nhóm bệnh khác nhau. Chúng tôi đã thu được 183 loài cây thuốc thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch (Thông đất - Lycopodiophyta, Dương xỉ - Polipodiophyta, Mộc lan - Magnoliophyta) và Nấm lớn (Mycophyta) thuộc 154 chi, 78 họ.
Trang 1NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC DAO XÃ HỢP TIẾN, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Lê Thị Thanh Hương * , Dương Thị Nhàn
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu về tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được tiến hành, nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn nguồn gen của những cây thuốc quý, bảo tồn vốn tri thức bản địa của các dân tộc thiểu số sinh sống trên mọi miền của đất nước Việt Nam Trong đề tài này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao ở xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Kết quả nghiên cứu, điều tra cho thấy, người Dao nơi đây có vốn kinh nghiệm dân gian vô cùng phong phú và đa dạng trong sử dụng cây cỏ làm thuốc để chữa trị nhiều nhóm bệnh khác nhau Chúng tôi đã thu được
183 loài cây thuốc thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch (Thông đất - Lycopodiophyta, Dương
xỉ - Polipodiophyta, Mộc lan - Magnoliophyta) và Nấm lớn (Mycophyta) thuộc 154 chi, 78 họ
Từ khóa: dân tộc Dao, Thái Nguyên, đa dạng, nguồn tài nguyên cây thuốc
∗ ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi nhắc đến những tri thức dân gian trong
việc điều trị và chữa bệnh cho mọi người, dân
tộc Dao luôn được mọi người chú ý bởi vốn
tri thức của họ rất đặc biệt và phong phú Tại
Thái Nguyên, người Dao phân bố chủ yếu ở
các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ và có
sự phân bố không đồng đều tại các xã trong
huyện Hợp Tiến là một xã miền núi của
huyện Đồng Hỷ, vừa có nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú, vừa là nơi có đồng
bào dân tộc Dao tập trung đông nhất Để phục
vụ cho công tác bảo tồn vốn tri thức dân gian
và bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc của
đồng bào dân tộc Dao nơi đây, việc tiến hành
nghiên cứu, điều tra tính đa dạng nguồn tài
nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao ở
xã Hợp Tiến là rất cần thiết
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp điều tra phỏng vấn: Phát phiếu
điều tra và phỏng vấn các ông lang bà mế
người dân tộc Dao và những người dân có
kinh nghiệm về sử dụng cây thuốc ở khu vực
nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý mẫu vật: Kết
quả thu thập được trên 200 mẫu theo danh lục
đã phỏng vấn và theo sự chỉ dẫn của các thầy
thuốc bản địa Xử lý mẫu thu được và xác
∗
Tel: 0988 478975, E.mail: lehuonga1k52@gmail.com
định được 183 mẫu tại Phòng thí nghiệm
Khoa Khoa học Sự sống – Trường Đại học
Khoa học – Đại học Thái Nguyên
Phương pháp phân tích và phân loại mẫu:
Dựa trên phương pháp hình thái truyền thống, kết hợp với kinh nghiệm của các chuyên gia
và các bộ Thực vật chí chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000) [5], ICS (1972-1976) [1], Từ điển cây thuốc (Võ Văn Chi,1996) [3], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi,
2005) [6], Danh lục các loài thực vật Việt
Nam (2001-2005) [9]… Tiến hành xác định tên khoa học và lập danh lục cây thuốc theo Brummit (1992) [2]
Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc: Dựa trên những phương
pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn trong Các phương pháp nghiên cứu thực vật (2007) [8] KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Chúng tôi đã thu thập được 183 loài cây thuốc
sử dụng theo kinh nghiệm của người Dao ở Hợp Tiến – Đồng Hỷ - Thái Nguyên
Đa dạng về bậc phân loại ngành
Sự đa dạng của thực vật làm thuốc ở đây trước hết được thể hiện qua số lượng các họ, các chi và các loài Trên cơ sở danh lục đã xây dựng có 183 loài được làm thuốc chữa bệnh thuộc 154 chi, 78 họ của 3 ngành thực
Trang 2vật bậc cao có mạch là: ngành Thông đất
(Lycopodiophyta), ngành Dương xỉ
(Polypodiophyta), ngành Mộc lan
(Magnoliophyta) và Nấm lớn (Mycophyta)
Cụ thể được phân bố trong các bậc taxon như
sau: Ngành Nấm (Mycophyta) có 1 họ, 1 chi,
1 loài ; Ngành Thông đất (Lycopodiophyta): 1
họ, 2 chi, 2 loài; Ngành Dương xỉ
(Polypodiophyta): 4 họ, 4 chi, 4 loài và
Ngành Mộc lan (Magnoliophyta): 72 họ, 147
chi, 176 loài Để đánh giá chỉ tiêu này, chúng
tôi đã tiến hành so sánh với hệ thực vật bậc
cao có mạch làm thuốc của cả nước Kết quả
được thể hiện trong bảng 1
Bảng 1 So sánh thực vật làm thuốc ở khu vực
nghiên cứu với hệ cây thuốc Việt Nam
Các chỉ
tiêu so sánh
Khu vực nghiên cứu 1
Việt
Tỷ lệ so sánh (%)
1
Khu vực nghiên cứu bao gồm các xóm: Cao
Phong, Bãi Bông, Đồn Trình, Bãi Vàng của xã
Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
2
Viện Dược liệu (2006), Nghiên cứu phát
triển Dược liệu và Đông dược - Kết quả điều
tra nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam
giai đoạn 2001-2005, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội [10]
Các dẫn liệu trong bảng 1 cho thấy, so với hệ thực vật làm thuốc của cả nước thì số họ thực vật làm thuốc ở đây có 78 họ chiếm 28,68%;
số chi có 154 chi chiếm 10,1% và số loài là
183 loài chiếm 4,73 % trong tổng số loài cây thuốc ở Việt Nam Tính đa dạng phân loại
được thể hiện qua sự phân bố của các taxon
trong các ngành khác nhau là không giống nhau như ở bảng 2
Bảng 2 cho thấy, các taxon tập trung chủ yếu trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta) với 72
họ, 147 chi và 176 loài Như vậy ngành Mộc lan có số họ chiếm 92,31%, số chi chiếm 95,45% và số loài chiếm 96,17% tổng số họ, chi, loài thực vật làm thuốc của khu vực nghiên cứu Ngành Thông đất
(Lycopodiophyta) có 1 họ với 2 loài, chiếm 1,09% tổng số loài; Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta ) có 4 họ với 4 chi và 4 loài chiếm 2,19% Ngành Nấm (Mycophyta) chỉ
có 1 họ chiếm 1,28%, và 1 loài chiếm tỷ lệ 0,55% và đây cũng là ngành có số họ, số chi
và số loài thấp nhất
Sự phân bố các loài được dùng làm thuốc trong lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) và lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) cũng rất khác nhau (bảng 3)
Bảng 2 Đánh giá tỷ lệ taxon của từng ngành so với cả hệ cây thuốc cả khu vực nghiên cứu
Bảng 3 Số lượng họ, chi, loài ở 2 lớp trong ngành Mộc lan
Magnoliophyta
Trang 3Bảng 4 Sự phân bố số lượng loài cây thuốc trong các họ
loài
2 loài
3 loài
4 loài
5 loài
6 loài
7 loài
8 loài
9 loài
Trên 10 loài
và dưới
15 loài
Tỷ lệ số họ/tổng số
Tỷ lệ số loài/tổng
Theo số liệu thống kê ở bảng 3, tại khu vực
nghiên cứu lớp Hai lá mầm có 57 họ, 123 chi
và 146 loài, chiếm tỷ lệ cao nhất Ở lớp này có
rất nhiều loài cây thuốc quý được đồng bào dân
tộc Dao tại xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ sử
dụng để chữa bệnh như: Hùng lìn đòi
(Reynoutria japonica Houtt.), Đìa chủn
(Heliciopsis lobata (Merr.) Sleum), Đìa đủa
(Sarcostemma acidum (Roxb.) Voigt), Kèng
chìn đòi (Stephania japonica (Thunb.) Miers),
Trần mao huây (Tinospora crispa (L.) Miers)…
Lớp Một lá mầm chỉ có 15 họ chiếm 20,83%;
24 chi chiếm 16,33% và 30 loài chiếm
17,05% tổng số họ, chi, loài cây thuốc trong
ngành Mộc lan Tuy số lượng các họ, chi và
loài có ít hơn nhiều so với lớp Hai lá mầm
nhưng lại tập trung rất nhiều loại cây thuốc có
giá trị cao trong việc chữa bệnh như: Sìn bầu
đú (Acorus gramineus Soland.), Đìa hiu
(Belamcanda chinensis (L.) DC.), Xiều ton
(Homalomena occulta (Lour.) Schott), Mục
cù lì xỉng (Disporopsis longifolia Craib.)…
Sự đa dạng ở bậc họ
Không chỉ bậc ngành, bậc lớp mà ở bậc họ sự
đa dạng cũng thể hiện rất rõ Đây là những họ
cần được quan tâm trong quá trình nghiên cứu
Phân tích bảng 4 cho thấy, các ngành Nấm (Mycophyta), Thông đất (Lycopodiophyta),
và Dương xỉ (Polypodiophyta) không có họ nào có số loài nhiều hơn 3, trong khi đó ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có tới 6 họ
có 3 loài, chiếm tỷ lệ 7,69% tổng số họ và các
họ đó đều thuộc lớp Hai lá mầm Số họ có trên 10 loài và dưới 15 loài chỉ có 1 họ là: họ Thầu dầu - Euphorbiaceae (13 loài) chiếm 1,28% tổng số loài và thuộc lớp Hai lá mầm Phần lớn chúng đều thuộc các loài cây ưa sáng Điều này hoàn toàn phù hợp với tính chất sinh thái của họ này và hiện trạng sinh cảnh của vùng nghiên cứu
Kết quả trên cho thấy, thực vật làm thuốc ở khu vực nghiên cứu không có sự cân đối giữa
số họ và số loài, tỷ lệ tổng số họ (78 họ) so với tổng số loài (183 loài) chỉ đạt 1/2, tính trung bình một họ chỉ có 2 loài được sử dụng làm thuốc Điều này thể hiện sự đa dạng về các họ thực vật làm thuốc, nhưng số cá thể trong họ thì lại rất nghèo nàn
Trong quá trình điều tra về nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây, chúng tôi đã thu được những loài cây thuốc nằm trong những họ có nhiều loài nhất ở Việt Nam Số lượng thống kê và
so sánh được thực hiện ở bảng 5
Trang 4Bảng 5 So sánh các họ có nhiều loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu (1)
với số loài của từng họ trong hệ thực vật Việt Nam (2)
(2) Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2005) “Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực vật”[7]
Bảng 6 Thống kê các chi có nhiều loài cây thuốc nhất ở khu vực nghiên cứu
Theo thống kê ở bảng 5 ta thấy, các cây thuốc
được đồng bào dân tộc Dao xã Hợp Tiến
huyện Đồng Hỷ sử dụng chiếm tỷ lệ tương
đối cao so với hệ thực vật Việt Nam Có
những họ nhiều loài như: Euphorbiaceae (13
loài) chiếm 3,06%, Fabaceae (9 loài) chiếm
1,91%, Rubiaceae (8 loài) chiếm 2%,
Asteraceae (8 loài) chiếm 2,38%,
Zingiberaceae (7 loài) chiếm 6,42%,
Myrsinaceae (6 loài) chiếm 4,32%,
Verbenaceae (6 loài) chiếm 4,58% so với số
loài trong từng họ của cả nước Đây cũng là
những họ có số loài lớn trong hệ cây thuốc
Việt Nam Chúng ta có thể dự đoán về khả
năng phát hiện thêm những loài cây làm thuốc
mới trong các họ lớn đó ở Việt Nam
Sự đa dạng ở bậc chi
Sự đa dạng ở bậc chi được thể hiện bằng số
lượng của loài trong chi Chính vì vậy, chúng
tôi đã thống kê các chi có nhiều loài cây thuốc
nhất ở khu vực nghiên cứu
Kết quả thống kê bảng 6 cho thấy có 5 chi có
số lượng từ 3 loài trở lên Trong đó, chi có
nhiều loài nhất là chi Ardisia thuộc họ
Myrsinaceae có 4 loài; tiếp đến là các chi
Clerodendrum, Adenosma, Piper và Rubus
đều có 3 loài Các chi có số lượng loài lớn
chiếm 3,25% tổng số chi và chỉ chiếm đến 8,74% tổng số loài của khu vực nghiên cứu
Điều này càng khẳng định thêm rằng, hệ cây
thuốc của đồng bào dân tộc Dao ở xã Hợp Tiến của huyện Đồng Hỷ – Thái Nguyên là khá phong phú về số lượng các taxon bậc họ
và chi, nhưng kém đa dạng về số lượng loài trong chi cũng như trong họ
KẾT LUẬN
1 Kết quả thu được 183 loài cây thuốc thuộc
3 ngành thực vật bậc cao có mạch là: ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Dương
xỉ (Polypodiophyta), ngành Mộc lan (Magnoliophyta) và Nấm lớn (Mycophyta) thuộc 154 chi, 78 họ
Trang 52 Ngành Mộc lan là đa dạng nhất với 72 họ,
147 chi và 176 loài; ngành Dương xỉ có 4 họ,
4 chi, 4 loài; ngành Thông đất với 1 họ, 2 chi,
2 loài và ngành Nấm với 1 họ, 1 chi, 1 loài
3 Số họ thực vật làm thuốc là 78 họ chiếm
28,68%; số chi có 154 chi chiếm 10,1% và số
loài là 183 loài chiếm 4,73 % trong tổng số
loài cây thuốc ở Việt Nam Các họ có số loài
cây thuốc nhiều nhất tại khu vực nghiên cứu
là: Euphorbiaceae (13 loài), Asteraceae (8
loài), Fabaceae (9 loài), Rutaceae (8 loài),
Verbenaceae (6 loài) và Myrsinaceae (6 loài)
4 Có 5 chi có từ 3 loài cây thuốc trở lên,
trong đó chi Ardisia thuộc họ Myrsinaceae là
nhiều nhất (4 loài)
TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Anon (1972 – 1976), Iconographia Cormophytorum Sinicorum – ICS, Tomus I – V
Science Publisher, Beijing
[2]. Brummitt R K (1992), Vascular plant Families and Genera Royal Botanic Gardens,
Kew
[3]. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội
[4]. Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999), Cây cỏ có ích
ở Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội
[5]. Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 1 – 3, Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh
[6]. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam, in lần thứ 13, Nxb Y học, Hà Nội
[7]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2005), Đa dạng sinh học
và tài nguyên di truyền thực vật, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội
[8]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia HN
[9] Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường – Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái
và Tài nguyên sinh vật – Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (2001 – 2005),
Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 1 – 3,
Nxb Nông nghiệp Hà Nội
[10] Viện Dược liệu (2006), Nghiên cứu phát triển Dược liệu và Đông dược - Kết quả điều tra nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
SUMMARY
INVESTIGATING THE DIVERSITY OF MEDICAL PLANT RESOURCE OF
DAO ETHNIC AT HOP TIEN COMMUNE, DONG HY DISTRICT, THAI
NGUYEN PROVINCE
Le Thi Thanh Huong∗, Duong Thi Nhan
College of Sciences - TNU
In recent years, numerous studies on the diversity of resources of medicinal plants was conducted,
to serve for the preservation of genetic fund of valuable medicinal plants, conservation of local knowledge capital of the people ethnic minorities living in all parts of the country of Vietnam In this topic, we have investigated diversity of medical plant resource of Dao ethnic at Hop Tien commune, Dong Hy district, Thai Nguyen province The results of investigation and study shows that, Dao’people at Hop Tien has the experience folk that is rich and diverse variety of plants used
as drugs to treat many different groups of patients We collected 183 species of medicinal plants of three vascular plants (Lycopodiophyta, Polypodiophyta, Magnoliophyta) and Mycophyta on to 154 genus, 78 families
Key words: Dao ethnic, Thai Nguyen, diversity, medical plant resource