Công nghệ CAD/CAM nha khoa đã đạt những thành tựu đáng kể, từng bước đáp ứng ngày càng nhiều các nhu cầu của ngành công nghiệp nha khoa theo cả chiều sâu và chiều rộng, cả về mặt lâm sàng và labo phục hình nha khoa nói chung, hay phục hình răng hàm mặt nói riêng. Tuy nhiên, những thành quả trên đã phải trải qua một quãng thời gian rất dài để thử nghiệm và phát triển dựa trên sự chia sẻ tri thức - kinh nghiệm và phối hợp chặt chẽ cả về mặt chuyên môn giữa nha sỹ - chuyên viên labo phục hình - kỹ sư công nghệ, cũng như sự thỏa mãn của các khách hàng đầu cuối - bệnh nhân
Trang 1CÔNG NGHỆ CAD/CAM NHA KHOA:
CÂU CHUYỆN QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI.
ThS Đào Ngọc Lâm †
† Bộ môn Kỹ thuật Phục hình răng, Khoa Răng Hàm Mặt,
Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Tóm tắt:
Công nghệ CAD/CAM nha khoa đã đạt những thành tựu đáng kể, từng bước đáp ứng ngày càng nhiều các nhu cầu của ngành công nghiệp nha khoa theo cả chiều sâu và chiều rộng, cả về mặt lâm sàng và labo phục hình nha khoa nói chung, hay phục hình răng hàm mặt nói riêng Tuy nhiên, những thành quả trên đã phải trải qua một quãng thời gian rất dài để thử nghiệm và phát triển dựa trên sự chia sẻ tri thức - kinh nghiệm và phối hợp chặt chẽ cả về mặt chuyên môn giữa nha sỹ - chuyên viên labo phục hình - kỹ sư công nghệ, cũng như sự thỏa mãn của các khách hàng đầu cuối - bệnh nhân Lịch sử đã qua chính là nền tảng của những thành tựu thực tại và cơ sở để chúng ta mơ ước tới tương lai Việc ghi nhận lịch sử phát triển của công nghệ CAD/CAM nha khoa thế giới sẽ giúp chúng ta có những cái nhìn tổng quát về tầm ảnh hưởng của cuộc cách mạng kỹ thuật số trong nha khoa gần đây.
DENTAL CAD/CAM TECHNOLOGY CAD / CAM:
A STORY OF PAST AND PRESENT.
MSc.MEE Dao Ngoc Lam †
† Department of Dental Technology, Faculty of Odonto-Stomatology,
University of Medicine and Pharmacy in Ho Chi Minh City.
Abstract:
By the time, dental CAD/CAM technology achieved the significant and reliable success, which is adapting more in depth and more in variety of dental industry demands, for both clinical professionals and dental laboratory experts, or odonto-stomatology restoration technology in general Obviously, those positive results had experienced by a lot of developing test and improvement, seeded and cuti- vated by not only the close and mutual collaboration of dental professionals, dental laboratory experts and engineering experts, but also the adaption feedback from the end-users, known as our patients The past is not only the foundation of the current achievements, but also the way to the future dream This general timeline panorama of the dental CAD/CAM technology development of global dentistry shows
up an overview the impact of dental digital revolution in these recent days.
TỔNG QUAN
Công nghệ CAD/CAM thường được nhắc đến
trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, cả
ngành công nghiệp nha khoa nói riêng, hay trong
ngành công nghiệp y khoa nói chung Tùy theo
nhu cầu thực tế của mỗi ngành ứng dụng cụ thể,
dù có cùng nguyên lý chung, giải pháp công nghệ
CAD/CAM cho mỗi ngành sẽ có những đặc thù
riêng của ngành, hình thành nên một nhánh phát
triển riêng biệt Tương tự, công nghệ CAD/CAMtrong nha khoa cũng có những đặc thù riêng, tạothành một nhánh phát triển riêng rẽ được gọi là
“công nghệ CAD/CAM nha khoa”
(Dental-CAD/CAM technology), là một phần của “công
nghệ CAD/CAM ”, hay “công nghệ CAD/CAM
công nghiệp” nói riêng Vậy CAD/CAM là gì? Theo định nghĩa về kỹ thuật công nghiệp, CAD
và CAM là hai thuật ngữ riêng biệt mô tả cho hai
Trang 2tác vụ khác nhau được hỗ trợ bởi máy tính, gồm:
CAD = Computer Aided Design, thuật ngữ về
thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính
CAM = Computer Aided Manufacturing, thuật
ngữ về lập kế hoạch gia công có sự hỗ trợ của
máy tính
Tuy nhiên, trên thực tế người ta thường gộp
chung hai thuật ngữ này lại thành “CAD/CAM”
để mô tả một quá trình từ thiết kế đến lập kế
hoạch sản xuất có sự hỗ trợ máy tính trong sản
xuất hiện đại, nhấn mạnh sự chuyển đổi từ mặt ý
tưởng thiết kế đến kế hoạch gia công hoàn thiện
một sản phẩm cụ thể Điều đó đồng nghĩa một
công nghệ sản xuất hoàn chỉnh có sự hỗ trợ của
máy tính sẽ không chỉ gồm CAD và CAM, mà
còn phải có thêm ít nhất phần thiết bị gia công
đầu cuối, cũng được điều khiển bằng máy tính,
thường được gọi với thuật ngữ là “CNC”
(Com-puterized numerical control) Các máy gia công
đầu cuối, hay dây chuyền thiết bị sản xuất nói
chung, được điều khiển bằng kỹ thuật số và máy
tính, đều được gọi chung là “máy CNC” Nói
cách khác, một máy gia công cắt gọt (tiện, phay,
mài, khoan, cắt laser, v.v ), hay một máy tạo mẫu
nhanh (hay máy in lập thể (3D pritnter/ Rapid
prototyper)), hay một máy hàn, hay một cánh tay
robot (robotic activator), v.v , nếu được điều
khiển bằng kỹ thuật số và máy tính, đều được gọi
là máy CNC Vậy một hệ thống sản xuất có sự hỗ
trợ máy tính sẽ tối thiểu gồm ba phần: (1) CAD,
(2) CAM và (3) CNC, do đó người ta thường
cùng thuật ngữ mô tả đầy đủ là “công nghệ
CAD/CAM/CNC ”, hay còn được gọi tắt là “công
Manufacturing System) Trong nha khoa, chúng
CAD/CAM/CNC nha khoa” và “hệ thống
CIMS nha khoa” Một hệ thống CIMS bao gồm
cả quản lý điện tử cho toàn bộ hệ thống sản xuất,
từ nhập, phân phối, theo dõi, kiểm tra/đảm bảo
chất lượng, đóng gói sản phẩm, cho đến quản lý
cả hệ thống tồn kho nguyên - nhiên - vật liệu,
quản lý kế hoạch bảo trì - sửa chữa, v.v
Một trong những điểm cần lưu ý, bản chất của
công nghệ CAD/CAM/CNC trong nha khoa
chính là giải pháp chế tạo ra các phục hình răng
-hàm - mặt bằng “chuỗi công cụ hỗ trợ” CAx có
sự hỗ trợ của máy tính, nói cách khác, kết quả sau
cùng phụ thuộc vào kinh nghiệm và kỹ năng củangười sử dụng công cụ Chúng ta sẽ đánh giá
“mức độ thông minh” hay “mức hỗ trợ”của chuỗi
công cụ này, qua định nghĩa CAx (Computer Axx
X/ một tác vụ (ví dụ như: thiết kế, lập kế hoạchsản xuất, quản lý, bảo tri - sửa chữa, v.v )) Theo
giai đoạn, từ “Axx” trong các thuật ngữ trên được
tái định nghĩa theo mức độ tăng dần về “mức độthông minh” hay “mức hỗ trợ” theo cùng sự pháttriển của khoa học - công nghệ và nhu cầu thực
tế, như sau: “Aimed” (1950 - 1978), “Aided”
(1978 - 1999), “Assisted” (1980 - nay), hay khái niệm mới “AI” (Artificial Intelligent ) (trong tương lai) Mặt khác, thuật ngữ CAx cho thấy hệ
thống CIMS sẽ trở nên đa dạng và linh hoạt hơnrất nhiều về khả năng “(tự) tích hợp” ((self)-inte-grated ability)), dựa trên nền tảng công nghệxuyên suốt toàn bộ hệ thống - tổ hợp dữ liệu “có
thể kỹ thuật số hóa được” (Digitalized-able
Dataset Integration = DaDI).
Về mặt lý thuyết trong công nghiệp nha khoa nói
riêng, “CAD” là thuật ngữ chỉ toàn bộ mọi tác vụ
liên quan về thiết kế, thường gồm các tác vụchính sau, như: mô hình hóa (modelling), tối ưuhóa thiết kế (optimization), thiết lập hồ sơ thiết kế(design documentation), xuất bản vẽ điện tử
(electroning design export) Trong đó, “mô hình
hóa” thường được hiểu là dựng mô hình hình học
2D hay 3D, trong một số trường hợp còn được
gọi là CAGD (Computer Assisted Graphic
Drafting (2D)/ Computer Assisted Graphic Design (2D/3D)”; “tối ưu hóa thiết kế” thường
được hiểu là các công cụ tính toán (calculation),
mô phỏng vật lý (physic simulation) và mô phỏnghoạt động (operation/assembly simulation) để cảithiện và tăng chất lượng thiết kế, còn được gọi
chung là CAE (Computer Assisted Enginering);
“thiết lập hồ sơ thiết kế” được hiểu là các chức
năng lập các hổ sơ quản lý thiết kế điện tử phục
vụ cho công tác trao đổi phản hồi về bản thiết kế;
“xuất bản vẽ điện tử” là tác vụ cuối cùng trong
quy trình thiết kế, chuyển đổi các dữ liệu thiết kếthành định dạng tương thích để chia sẻ (*.cs (Pro-cera Design/ Nobel Pharma), *.cdt, *.sdt (CER-EC3D/Sirona GmbH), *.art (CERCONArt/Degu-dent GmbH), *.dcm (3Shape Design/3ShapeAG), *.ddz (DentCAD/Delcam PLC), v.v ), hayđịnh dạng có cấu trúc thích hợp để lập kế hoạch
Trang 3gia công (dạng chuẩn công nghiệp thông dụng,
như: stl, iges, asc, obj, stp, v.v ) Thuật ngữ
“CAM” lại chỉ toàn bộ các tác vụ liên quan đến
lập kế hoạch gia công, thường gồm các tác vụ
chính sau, như: khai báo ban đầu (initial
config-uration), bố trí mẫu gia công (nesting và pinning),
thiết lập chế độ gia công (manufacturing strategy
setup), tạo đường gia công (manufacturing path
generation) và xuất đường chạy dao (NC codes
export) Trong đó, “khai báo ban đầu” thường
gồm các khai báo/ chọn lựa về thiết bị gia công
đầu cuối (máy phay 4/5 trục, máy tiện-phay 4/5
trục, máy tạo mẫu nhanh (DLP, FFF, SLA,
SLS/DMLS), máy bẻ cung môi, v.v ), loại phục
hình (sườn, mão, inlay/onlay, veneer, cầu,
abut-ment, v.v ), vật liệu cần gia công (sáp, PMMA,
PEEK, BioHPP, sứ glass, sứ alumina, sứ zirconia,
sứ lai, titanium, hợp kim Co-Cr, v.v ) và loại
phôi (tùy theo kích thước, có phôi dĩa (disc), phôi
thỏi (block), phôi premill (premill monoblock),
v.v ); “bố trí mẫu gia công” thường gồm các
tác vụ như: bố trí mẫu gia công trên phôi
(nest-ing), gắn pin định vị (pinn(nest-ing), gắn pin thiêu kết
(sintering pinning) và gắn khung định hình
(stabi-lizer adding); “thiết lập chế độ gia công” gồm
các tác vụ như: chọn chế độ (chiến thuật) gia
công cắt gọt/ in lập thể) và chọn chất lượng gia
công đầu ra (draft/ fast/ normal/ detailed); tạo
đường gia công thường gồm các tác vụ, như: tính
toán đường gia công tương đối giữa phôi/ bàn
máy so với dao cụ (máy cắt gọt)/ đầu phun (máy
in lập thể), kiểm tra mô phỏng và hiệu chỉnh/ tối
ưu hóa đường gia công; xuất đường chạy dao là
công đoạn cuối cùng nhằm chuyển đổi các đượng
chạy dao thành các câu lệnh mã hóa dưới dạng
file NC, tùy theo hệ ngôn ngữ của bộ điều khiển
máy gia công (ví dụ như G-codes, IJK codes,
v.v ) Cuối cùng, thuật ngữ “CNC” là thuật ngữ
nói về các máy gia công đầu cuối tạo ra sản phẩm
sau cùng - phục hình răng hàm mặt - được điều
khiển bằng máy tính, liên quan đến tất cả các vấn
đề giao tiếp giữa CAM và CNC, hay tất cả các
vấn đề liên quan đến máy gia công nói chung,
như: dao cụ, vật liệu, phôi, đồ gá, dung dịch tưới
nguội, chế độ cắt v.v
CAD/CAM/CNC nha khoa chính là một tổ hợp
giải pháp được đúc kết bởi nha sỹ, chuyên gia
labo phục hình và kỹ sư công nghệ (công nghệthông tin, cơ khí, cơ điện tử, vật liệu, v.v ), vậy
CAD/CAM/CNC nha khoa cần phải chuẩn bị chomình những hàng trang gì, những kỹ năng gì,những yêu cầu gì và có những mong đợi gì đốivới công nghệ này? Hãy cùng theo dõi điều đótheo dòng thời gian từ quá khứ đến nay và nhữngphát triển của công nghệ này trước những tươngtác của công nghệp nha khoa
LƯỢC SỬ HAY “CÂU CHUYỆN CỦA QUÁ KHỨ ”
Khi nói đến công nghệ CAD/CAM/CNC, chúng
ta liên tưởng dễ dàng sự phát triển của công nghệnày sẽ đi kèm theo sự phát triển của máy tính,điều khiển tự động kỹ thuật số và công nghệthông tin Công nghệ CAD/CAM/CNC nha khoakhởi nguồn, kế thừa và phát huy một cách cóchọn lọc và chính chắn các kinh nghiệm, thànhtựu, thất bại, cơ hội và cả những khó khăn tháchthức tương lai của “người đi trước” công nghệCAD/CAM/CNC công nghiệp về các vấn đề
“đồng dạng” Ngược dòng lịch sử, câu chuyện vềmột hệ thống chế tạo trên máy tính trong nhakhoa sẽ diễn ra như thế nào?
Như đã biết máy tính đã được phát triển từ những
mô hình phức tạp và khổng lồ theo đúng nghĩađen của nó từ thập niên 1940 cho mục đích chủyếu là tính toán đại số, ký hiệu và một vài ứngdụng liên quan đến vector.Từ năm 1949 đến năm
1952, một số phát kiến ra đời đã làm thay đổidiện mạo và ứng dụng của máy tính “khủng”đương thời, như: động cơ servo điều khiển xung(1949), máy tính kỹ thuật số tự chuyển đồng dạng
để tính toán các vật thể dựa trên các vector thuđược trên radar (1951) và quy trình mô hình hóađơn giản một hình dạng hình học trên công cụ vẽ
kỹ thuật số ra đời (1952) Douglas T Ross, ngườiđưa ra thuật ngữ “CAD”, đã đưa ra một hướngphá triển mới cho ứng dụng máy tính dựa trên sựtương tác trên màn hình hiển thị của máy tínhđiều khiển radar, đó là ứng dụng về đồ họa Hàngloạt chuyên gia thiết kế đã bắt đầu phát triển hàngloạt các ứng dụng đồ họa xây dựng trên tín hiệumạch logic điện tử Trải qua hàng loạt thất bại vànhững khó khăn về công nghệ, ứng dụng đồ họatrên máy tính đã có những thành quả đầu tiên
Trang 4trong việc thiết kế các bản vẽ hình học đơn giản
dựa trên thiết bị vẽ kỹ thuật số SketchPAD, do
MIT phát triển dựa trên thư viện các hàm toán mô
phỏng Đến giữa thập niên 1960, giải pháp này
mới được triển khai rộng rãi trong các dự án quốc
phòng và các ngành công nghiệp nặng trọng
điểm, như công nghiệp hàng không - vũ trụ (Tập
đoàn Lockheed, Hoa Kỳ), công nghiệp ô tô
(Chrysler Daimler, Hoa Kỳ và Mercedes, Đức),
công nghiệp nặng, công nghiệp điện tử cần thiết
kế các mặt cong lập thể Hàng loạt các nghiên
cứu tự phát của nhiều nhóm nghiên cứu về các kỹ
thuật lập trình NC và phân tích thiết kế, thuộc các
tâp đoàn được triển khai và rất lâu sau này mới
được công bố, và các nghiên cứu này được hỗ trợ
rất nhiều bởi hàng loạt các nghiên cứu về các
đường cong đa bậc, được khởi xướng từ thập niên
bởi Robert Issac Newton (Rhode Island, Hoa Kỳ),
đến thập niên 1950 có các nghiên cứu của Pierre
Bézier và Paul de Casteljau (Hãng Citroen,
Pháp), Steven Anson Coons (MIT và Hãng Ford,
Hoa Kỳ), James Ferguson (Hãng Boeing, Hoa
Kỳ), Carl de Boor (Hãng General Motors, Hoa
Kỳ) , đến thập niên 1960 có các nghiên cứu của
Birkhoff và Garibedian (Hãng General Motors,
Hoa Kỳ) và đến thập niên 1970 có các nghiên cứu
của W Gordon (Hãng General Motors, Hoa Kỳ)
và R.Riesenfeld Tuy nhiên, bằng sáng chế về hệ
thống CAD/CAM 3D được ghi nhận cho Pierre
Bezier (lúc này đã làm việc cho Hãng Renault,
Pháp), sau khi công bố các nghiên cứu về bề mặt
đồng nhất UNISURF (1966 - 1968), giúp công
tác thiết kế đồ họa trên máy tính các mặt cong
trong ngành công nghiệp ô tô trở nên dễ dàng
hơn Tuy nhiên, SketchPAD do Ivan Sutherland
(MIT, Hoa Kỳ) mới chính là phát minh mấu chốt
để tăng tính tương tác giữa nhà thiết kế với máy
tính thông qua bút vẽ quang học một cách trực
tiếp, được xem là phương thức tương tác người
dùng đầu tiên cho giải pháp CAD/CAM Nghiên
cứu về công nghệ CAD/CAM/CNC đã chính thức
được nghiên cứu và quan tâm ở nhiều quốc gia
khác nhau, cả ở châu Mỹ, châu Âu (Pháp, Anh,
Đức, Ý, v.v ) và châu Á (Nhật Bản)
Những phiên bản đầu tiên của giải pháp
CAD/CAM/CNC đầu tiên chỉ được thương mại
hóa cho và phát triển riêng bởi các tập đoàn và
công ty lớn trong ngành công nghiệp ô tô, hàng
không và điện tử lớn, bởi họ có đủ khả năng tàichánh để đầu tư hệ thống máy tính có cấu hìnhcao thích hợp, như: Hãng General Motors (HoaKỳ), Hãng IBM (Hoa Kỳ), Tập đoàn Lockheed(Hoa Kỳ) và Hãng Renault (Pháp)
Cho đến giữa thập niên 1970, một số giải phápphần mềm CAD phổ thông được xây dựng chonhiều mục đích và thương mại hóa rộng rãi mớiđược phát triển và phổ biến, như: ADAM(TS.P.J.Hanratty, 1971), Unigraphics (McDonnellDouglas), CADDS (Computervision), v.v , bởi
sự ra đời của máy tính cá nhân, giúp việc sử dụng
và đầu tư máy tính các nhân trở nên dễ dàng hơntrong cã hội Trong thập niên 1980, hàng loạt giảipháp về phần mềm CAD lập thể (3D CAD soft-ware) ra đời đã đánh dấu một bước phát triển mớitrong lịch sử CAD/CAM/CNC
“Câu chuyện của Francois Duret” hay “Câu
chuyện về cách mạng Pháp”
Hình GS.TS.BS Francois Duret (Pháp) [1].
Nhận thấy được tầm ứng dụng của công nghệCAD/CAM/CNC trong công nghiệp và sự pháttriển của máy tính cá nhân có thể đáp ứng được
nhu cầu trong nha khoa, năm 1971, BS Francois
Duret (Khoa Y - Nha, Đại học Paris, Pháp), đã
tiến hành nghiên cứu thiết bị lấu dấu quang học
và đưa ra ý tưởng ứng dụng công nghệ
Trang 5CAD/CAM/CNC trong nha khoa trong luận văn
nghiên cứu sinh tiến sỹ của mình (1973), và đăng
ký bản quyền về phương pháp thu thập dữ liệu
lập thể bằng phương pháp quang học không tiếp
xúc (đăng ký năm 1978, tại Pháp) Do đó, ông
được xem là “cha đẻ của công nghệ
CAD/CAM/CNC nha khoa” Nghiên cứu của
ông đã đặt nền móng mới cho kỹ thuật lất dấu kỹ
thuật số khác với kỹ thuật lấy dấu tiếp xúc của hệ
thống CAD/CAM Procera (Nobel BioCare, Thụy
Điển) và hệ thống CAD/CAM Incise (Renishaw,
Anh) Tuy nhiên, hướng tiếp cận của TS F.Duret
lúc bấy giờ là hướng cận công nghiệp, dùng giải
pháp công nghiệp để đáp ứng bài toán phục hình
kỹ thuật số trong nha khoa và ông chỉ thực hiện
được các phục hình đơn lẻ, như: sườn, mão,
in-lay, onin-lay, veneer, v.v Nghiên cứu của ông sau
đó được các BS John Young và BS Bruce
Altschuler (Hoa Kỳ) tiếp tục nghiên cứu và triển
khai về kỹ thuật mapping bề mặt phức hợp bằng
quang học (1977) Năm 1984, TS F Duret đã
phát triển giải pháp CAD/CAM/CNC Duret
(1984) dùng gia công sườn và mão phục hình
đơn Ban đầu, TS F.Duret hợp tác và phát triển
giải pháp của mình với Hennson International
Company (Vienne, Pháp), do đó còn có một tên
gọi khác là hệ thống CAD/CAM nha khoa
Hennson Hennson International Compnay
(Vi-enne, Pháp) sau đó được SOPHA Bioconcept Inc
(Los Angeles, CA, Hoa Kỳ) mau lại và sát nhập
vào hệ thống
Hình Hệ thống CAD/CAM Hennson (tại phòng
thí nghiệm của GS Francois Duret, Paris)
Hệ thống này nhanh chóng được SOPHA cept Inc (Los Angeles, CA, Hoa Kỳ), thương mại
Biocon-hóa dưới tên gọi là hệ thống CAD/CAM nha
khoa SOPHA Bioconcept Máy đầu tiên được
lắp đặt tại Paris, Pháp Tuy nhiên, Giải pháp nàynhanh chóng bị thất bại trên thị trường vì giáthành cao, vận hành phức tạp và cần có một trình
độ về chuyên môn của khối kỹ thuật khá cao.Năm 1993, SOPHA Bioconcept Inc.chính thứcrời khỏi thị trường CAD/CAM nha khoa thế giới
Ý tưởng của F Duret đã mở ra một kỷ nguyênmới về nha khoa kỹ thuật số cho cả lâm sàng vàlabo phục hình răng trong lãnh vực nha khoaphục hình “Câu chuyện thành công” của ôngcũng chính là tiền đề cho sự phát triển của côngnghệ CAD/CAM nha khoa in-lab (công nghệCAD/CAM nha khoa trong labo phục hình răng),hay còn được gọi là giải pháp công nghiệp quy
mô nhỏ, hay còn gọi là các giải phápCAD/CAM/CNC nha khoa “mở” sau này, đồngthời cũng là niềm cảm hứng cho các sáng chế liênquan đến thiết bị lấy dấu kỹ thuật số trong miệngsau này
“Câu chuyện của hệ thống CAD/CAM dành cho
nha sỹ” hay “Câu chuyện Thụy Sỹ”
Hình GS.TS.BS Werner H Mörmann và TS.
Marco Bradestini bên cạnh máy CEREC 1,còn được gọi là hệ thống CITRIN(tại Đại học Zurich, Thụy Sỹ)
Năm 1980, tại Trường Y - Nha, đại học Zürich
(Thụy Sỹ), GS.TS.BS Werner H Mörmann đã
Trang 6đưa ra ý tưởng xây dựng một hệ thống
CAD/CAM nha khoa nhỏ gọn, đặt ngay tại phòng
khám, giúp giảm thiểu tối đa thời gian hẹn của
bệnh nhân trong những trường hợp cần phục hình
cố định đơn lẻ, thuật ngữ “dental chair-side
CAD/CAM system” (hệ thống CAD/CAM nha
khoa tại ghế) được ra đời, đánh dấu một nhành
phát triển riêng theo nhu cầu của nha sỹ - bệnh
nhân của công ghệ CAD/CAM/CNC nha khoa
Ông phối hợp với nghiên cứu sinh Marco
Bra-destini, Trường Công nghệ thông tin, Đại học
Zürich (Thụy Sỹ) cùng nhau nghiên cứu và triển
khai ý tưởng này, với giải pháp sử dụng thiết bị
lấy dấu quang học không tiếp xúc (do TS
F.Dur-et đề xuất 1973) kết hợp phần mềm và một máy
gia công phay 3,5 trục nhỏ gọn, có chế độ cắt ướt
trên vật liệu sứ thủy tinh thiêu kết sẵn, dễ dàng
đặt trong phòng khám, ngay tại ghế nha Do đó,
GS.TS.BS Werner H Mörmann và TS Marco
Bradestini đồng được xem như là “cha đẻ của
hệ thống CAD/CAM nha khoa chair-side” Sản
phẩm đầu tay của họ phát triển có tên là CITRIN
system, do có màu vàng chanh Từ năm 1984 trở
đi, hệ thống CAD/CAM này tiến hành thử
nghiệm hàng loạt các thí nghiệm lâm sàng với
các dòng vật liệu sứ thiêu kết sẵn chuyên dụng
trong nha khoa, khởi đầu bởi các mốc thời gian
sau: thử nghiệm phôi sứ VITA Mark I (1984),
gắn phục hình sứ VITA Mark 1 đầu tiên được gia
công bằng hệ thống CITRIN trên lâm sàng trên
miệng bệnh nhân (1985) Sự thành công sau đó
về mặt lâm sàng của CITRIN, đã đánh dấu một
cơ hội mới cho công nghệ này Năm 1987, Hãng
Siemens (Đức) mua lại phát minh của
W.H.Mörmann và M.Bradestini, thương mại hóa
với tên gọi là hệ thống CAD/CAM nha khoa
CEREC1, chỉ gia công sườn, xây dựng trên hệ
điều hành riêng của máy Đây là hệ thống
CAD/CAM/CNC nha khoa được phát triển trong
giai đoạn đầu còn tiếp tục phát triển cho đến ngày
nay Hệ thống CAD/CAM nha khoa CEREC tiếp
tục được phát triển không ngừng với các phiên
bản CEREC2 (1994), phát triển từ hệ thống
CER-EC1, có bổ sung thêm tính năng thiết kế và gia
công inlay, onlay, veneer và mão; phiên bản
CEREC3 (2000) chuyển sang cài đặt trên hệ điều
hành Windows, phần mềm nâng cấp lên phiên
bản CEREC3D (2003) Từ năm 1997, Hãng
Siro-na GmbH (Đức) mua lại Siemens AG Dental và
trở thành nhà sản xuất hệ thống CAD/CAM nhakhoa CEREC cho đến nay Đến năm 2007, Siro-
na giới thiệu hệ thống CAD/CAM nha khoa 4trục dùng trong labo phục hình được gọi là hệ
thống CAD/CAM nha khoa CEREC in-Lab
MCXL, sử dụng thiết bị lấy dấu kỹ thuật số iTero
theo công nghệ chụp hình (photometry), đến
2009, thiết bị lấy dấu kỹ thuật số trong miệngchuyển sang công nghệ CEREC BlueCAM, dùngbước sóng xanh ngắn
Hình Các thế hệ hệ thống CEREC (từ trái qua
phải): mẫu CITRIN, CEREC 1,CEREC 2 và CEREC 3(nguồn http://machadomiranda.com.br)
Năm 2010, áp dụng nghiên cứu đa ngành của cácnhóm nghiên cứu của GS.TS Albert Mehl (Đạihọc Zürich, Thụy Sỹ) và nhóm nghiên cứu GSVolke Blanz (Đại học Siegen), họ đưa tra chứcnăng tái tạo khớp cắn sinh học thực Biogenericcho phiên bản CAD Phần mềm CAD của CER-
EC năng cấp lên phiên bản 4.0 vào 2011, cùnglúc giới thiệu thế hệ thiết bị lấy dấu kỹ thuật sốtrong miệng đầu tiên không sử dụng bột, CERECOmniCAM (2012) Đến năm 2015, hệ thốngCEREC và Hãng Sirona chính thức bước vào thịtrường của Hệ thống CAD/CAM/CNC nha khoadành cho labo với dòng máy phay 5 trục,cắt phôidĩa chuẩn đường kính 98,5mm, với tên gọi CER-
EC MCX5 Dựa trên sự phát triển của phát minhgiai đoạn đầu tiên của cả GS.TS F Duret vàGS.TS W H Mörmann, một số hãng khác cũngđưa ra các giải pháp riêng của mình trong nhánhgiải pháp CAD/CAM/CNC nha khoa chair-side,như hệ thống LAVA C.O.S (3M Espe, Hoa Kỳ),
Hệ thống E4D (D4D Technology, Hoa Kỳ), sau
Trang 7này được mua lại bởi Tập đoàn Henry Schein
(Hoa Kỳ) và khá nhiều ý tưởng cho giải pháp tích
hợp cho bài toán chair-side của nhiều giải pháp
có sẵn khác, như của thiết bị lấy dấu kỹ thuật số
trong miệng của 3Shape AG (Đan Mạch), Dental
Wings (Canada), Carestream (Hoa Kỳ),
Densys3D (Israel), IoDIS (Hoa Kỳ), Condor
(Pháp), v.v
“Câu chuyện sản xuất công nghiệp” hay “Câu
chuyện của thần Thor và các Titan”
Hình GS.TS Matts Anderson - cha đẻ của hệ
thống Procera của Nobel BioCare, hiện đang là
CEO và CTO của Ortoma AB (Thụy Điển)
(nguồn:
http://www.ortoma.com/about-orto-ma/board-and-management/)
Năm 1987, GS.TS, Matts Anderson (Thụy
Điển), cha đẻ của hệ thống CAD/CAM/CNC nha
khoa của Hãng Nobel Pharma), sử dụng công
nghệ lấy dấu kỹ thuật số tiếp xúc, phần mềm thiết
kế và gia công các phục hình sứ dựa trên kỹ thuật
gia công đai và gia công sườn phục hình bằng
alumina, đồng thời sử dụng công nghệ gia công
bằng tia lửa điện (EDM = Electrical Discharge
Machining), trong gia công vật liệu hợp kim
không quy nói chung (NPM = Non Precious
Metals) và hợp kim titanium và thiết lập một quy
trình công nghệ khép kín để xử lý tất các dòng
sản phẩm phục hình từ sứ đến phục hình trên
im-plant Dựa trên ý tưởng của về tự động hóa và
ro-bot hóa, được gợi ý trong CAD/CAM/CNC côngnghiệp từ 1957, GS Matts Anderson quyết địnhxây dựng hệ thống sản xuất hoàn toàn hiện đại vàkhép kín, có quy mô sản xuất công nghiệp đầutiên trong nha khoa bắt đầu từ năm 1982 Năm
1993, với sự hậu thuẫn về tài chánh của hãng bel BioCare, giải pháp về trung tâm gia côngCAD/CAM/CNC nha khoa Procera đầu tiên rađời, được phát triển đầu tiên ở Thụy Điển, sau đótại Nhật Bản Giải pháp tiếp nhận đơn hàng haymẫu hàm điện tử thông qua dữ liệu lấy dấu kỹthuật số từ các trung tâm tiếp nhận hay trực tiếp
No-từ khách hàng - trung tâm nha khoa chuyển quamạng, các đơn hàng này sẽ được thiết kế và giacông theo giải pháp sản xuất khép kín tại cáctrung tâm gia công CAD/CAM/CNC của NobelBioCare, hệ thống CAD/CAM được sử dụng cótên là hệ thống Procera, điển hình cho một hệthống CAD/CAM nha khoa đóng điển hình,tương tự như hệ thống CAD/CAM nha khoaCEREC (Sirona).giai đoạn đầu
Hình Máy quét tiếp xúc (CPS) Piccolo® và
Forte® của Nobel BioCare (được OEM
bởi Renishaw , Vương quốc Anh) [1]
Ý tưởng của GS M.Anderson chính là cầu nối
CAD/CAM/CNC chuyên nghiệp có quy mô lớntrên toàn thế giới, trong nhiều mảng khác nhau,
có thể trong lãnh vực phục hình sứ nha khoa(Diaderm Milling Center, Glidewell Milling cen-ter, v.v ), phục hình trên implant (AstraTech/Atlantis Milling Center, ), khí cụ chỉnh nha (Invi-salign Manufacturing Center (Mexico), ElignerManufacturing Center (Thụy Sỹ), ClearlingnerManufacturing Center, v.v ) khó cụ bảo vệ nha
Trang 8khoa (OPRO Manufacturing Center (Hà Lan)),
v.v tham khảo và áp dụng thành công Đồng
thời, ý tưởng về quản lý điện tử trong labo phục
hình răng chuyên nghiệp có ứng dụng công nghệ
CAD/CAM/CNC nha khoa có quy mô nhỏ và vừa
cũng được mô hình do GS M Anderson thuyết
phục về tính hiệu quả thực tiễn Do đó, chúng tá
có thể coi GS Matts Anderson là “cha đẻ của ý
tưởng gia công CAD/CAM/CNC nha khoa tập
trung có quy mô sản xuất lớn, có tính công
nghiệp, tự động hóa và chuyên nghiệp cao”
Dù quy mô ứng dụng của bạn về công nghệ
CAD/CAM/CNC nha khoa lớn, vừa hay nhỏ,
chúng vẫn có chung một nguyên lý vận hành,
nguyên lý quản lý, cách thức trao đổi thông tin và
cả những yêu cầu về con người Bài toán quy mô
có thể được xử lý thông các module tác vụ cụ thể
có thể nhân rộng dựa trên hệ thống tiêu chuẩn
ngành chuyên biệt, con người vận hành trong hệ
thống bắt buộc phải được đào tạo - huấn luyện
chuyên sâu về cả chuyên môn và kỷ luật Ranh
giới giữa chuyên gia labo phục hình với chuyên
gia quản lý sản xuất và chuyên gia công nghệ
trong môi trường CAD/CAM nha khoa hiện đại
đã trở nên mờ nhạt, dù quy trình công việc đã
được phân công công việc một cách cụ thể và
chuyên nghiệp hơn, mỗi khâu được thực hiện bởi
một nhân viên chuyên trách có kiến thức tổng
hợp
“Những câu truyện còn dang dở” hay “Những
huyền thoại bị lãng quên ”
Đi kèm theo các câu chuyện về sự thành công
luôn là hàng loạt những câu chuyện nói về thất
CAD/CAM/CNC nha khoa cũng ghi nhận không
ít những câu chuyện thất bại này Thất bại có thể
do sai lầm về chuyên môn, hay thất bại do thiếu
sự hỗ trợ, hay thất bại do không đáp ứng được
mong muốn của khách hàng, hay thất bại do đề ra
mục tiêu quá xa và quá cao với mặt bằng năng
lực thực tại Chúng ta lần lượt sẽ điểm qua một số
câu chuyện điển hình trong giai đoạn khởi đầu
của sự phát triển công nghệ CAD/CAM/CNC nha
khoa
Năm 1985, Đại học Berlin (Đông Đức cũ) đã xây
dựng một độ ngũ nghiên cứu trẻ đầy nhiệt huyết,
năng lực chuyên môn và hùng hậu, do Rohleder
và Kammer đứng đầu Họ đã nghiên cứu và phát
triển riêng một hệ thống CAD/CAM/CNC nha
khoa được đặt tên là hệ thống CAD/CAM nha
khoa DENS, hay còn được gọi là “hệ thống CAD/CAM nha khoa Đông Đức” Hệ thống mẫuđầu tiên được giới thiệu vào năm 1992, tại Triểnlãm nha khoa quốc tế (Cologne, Đức), có cấu trúcgồm: thiết bị lấy dấu kỹ thuật số không tiếp xúc,
có tốc độ nhanh nhất lúc bấy giờ, được cấu tạobởi một ma trận các máy chiếu nhỏ và hoạt độngvới nguồn tia laser có cấu trúc), dữ liệu thu đượcđược thiết kế trên một phần mềm thiết kế CAD tựphát triển, sau đó được gia công trên máy CNC.Tuy nhiên, không ai đoán được khối lượng thờigian thực sự họ đã bỏ ra để thực hiện và pháttriển nghiên cứu này để tạo ra mẫu hệ thống nàyđầu tiên này Nghiên cứu này tiếp tụ được pháttriển đến năm 1997, với nhiều hứa hẹn về mặtcông nghệ được cải thiện đáng kể, cuối cùng vẫnkhông thể thương mại hóa được tên thị trườ, do
đó hệ thống này cũng nhanh chóng bị rơi vàoquên lãng
Hình Nữ GS.TS Dianne Rekow (Hoa Kỳ),
người phát minh ra hệ thống CAD/CAM nhakhoa Minnesotta và Bego DentiCAD(nguồn: Henry-Schein)
Dựa trên kinh nghiệm đã phát triển trên hệ thống
CAD/CAM/CNC nha khoa tại Mỹ, TS Dianne
Rekow (Hoa Kỳ) đã nghiên cứu và xây dựng hệ
Trang 9thống CAD/CAM nha khoa đầu tiên tại Mỹ sau
này, với tên gọi là hệ thống CAD/CAM nha
khoa Minnesotta, được khởi phát tại Đại học
Minnesotta (Hoa Kỳ) (năm 1995), nhưng chỉ
dừng trong phạm vi nghiên cứu Hãng Bego
(Đức) đã mời TS D.Rekow cùng tham gia phát
triển một hệ thống CAD/CAM/CNC nha khoa
mới, với nhiều tính năng tiềm năng, được xem là
vượt trội về mặt công nghệ vào lúc bấy giờ Năm
1986, hệ thống Bego DentiCAD ra đời, hay còn
gọi là hệ thống CAD/CAM Bego, được công bố
bởi nhà phát minh ra hệ thống này - TS
D.Re-kow Hệ thống được xây dựng bởi một thiết bị lấy
dấu kỹ thuật số sử dụng cảm biến tiếp xúc cơ
-điện do Hãng Bego sản xuất, kết hợp với phần
mềm thết kế DentiCAD, đượcphát triển bởi
Re-search Consortium Company (Đức), hoạt động
theo cơ chế bán tự động, tích hợp với hệ thống
dụng cụ đo được thiết kế và sản xuất bởi Server
Products Phần gia công của hệ thống được xây
dựng dựa trên nguyên lý cắt gọt bán tự động điều
khiển bằng khí nén và điện tử Dù đã trưng bày
một số mẫu phục hình thành phẩm được gia công
trên hệ thống này, như ng quy trình sản xuất hay
vận hành hệ thống vẫn chưa được công bố chính
thức Hệ thống này cũng nhanh chóng khép lại
trong quá khứ và không được nhắc tới do không
thể thương mại hóa được
Năm 1987, Tập đoàn Krupp, một trong những tập
đoàn công nghiệp hàng đầu của thế giới, đã giới
thiệu hệ thống CAD/CAM nha khoa Krupp, sử
dụng công nghệ EDM để gia công vật liệu kim
loại Hệ thống này được nghiên cứu và phát minh
bởi GS Korber (Đại học Turbingen, Đức), dùng
để gia công cắt gọt tạo hình bằng tia lửa điện cho
cả các hợp kim của titanium và các loại vật liệu
hợp kim không quý (NPM) dùng trong nha khoa,
do Công ty Krupp Dental (Tập đoàn Krupp,
Es-sen, Đức) cung cấp, như Dentitan và EndoCast
Hệ thống này được giới thiệu trong một số triển
lãm và hội nghị về nha khoa tại Âu châu, sau đó
được thương mại hóa bởi Tập đoàn Krupp Tuy
nhiên đối tượng khách hàng của sản phẩm này
khá giới hạn Độ chính xác gia công của hệ thống
này có thể đạt đến ±40 μm, tương đương với giải
pháp gia công EDM do GS Matts Anderson
(No-bel BioCare, Thụy Điển) phát triển cho hệ thống
Procera
Cũng trong cùng năm 1987, với sự cố vấn của
TS F Duret, Hennson International Company
đã phát triển hệ thống CAD/CAM/CNC nha khoa
để bàn đầu tiên, với tên gọi là hệ thốngCAD/CAM nha khoa BioCAD Station, gồm: mộtthiết bị lấy dấu quang học kỹ thuật số không tiếpxúc, kích thước để bàn, dùng công nghệ phân tíchhình ảnh các vân giao thoa Moire trên bề mặt củamẫu hàm bằng camera CCD (512x512), kết hợpvới phần mềm thiết kế CAD/CAM được phát
triển bởi công ty Matra Division, có tên thương
phẩm là Euclid CAD/CAM Software, dựa trên
mô hình lưới (mô hình khung dây) (wireframemodel) để thiết kế và tính toán đường chạy dao.Phần gia công được trang bị một máy pháy 4 trụcchuyên dùng cho gia công các chi tiết nhỏ, có tênthương phẩm là DMS 4x, và được phát triển đểgia công được các loại phục hình sau: mão đơn lẻ(cho cả vùng răng trước và vùng răng sau) (1987-1990), sườn sứ (1991), inlay (1992), phục hìnhcầu (1993), bổ sung thêm các tính năng vào trongphần mềm Euclid CAD/CAM Software, liên quanđến thiết kế khớp cắn, như: mô phỏng khớp cắntĩnh (1990) và mô phỏng khớp cắn động (1993)
Hệ thống này được phát triển song hành với hệthống SOPHA Bioconcept Hệ thống thương mạihóa được sáu hệ thống trước khi bị sát nhập vàsau đó rút lui khỏi thị trường cùng với SOPHABioconcept Inc vào năm 1993
Hình GS.TS Sadami Tsutsumi (Nhật Bản)
(nguồn: Đại học Kyoto, Nhật Bản)
Trang 10Trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm
1991, GS.TS Sadami Tsutsumi đã cộng tác với
nhiều trường Đại học trên thế giới để nghiên cứu
về công nghệ CAD/CAM/CNC nha khoa Ông đã
công bố nhiều công trình nghiên cứu có giá trị
trong vòng 3 năm này trên các tạp chí khoa học,
với ý tưởng sử dụng hệ thống camera kép để đọc
và đối chiếu các vân giao thoa của ánh sáng trắng
có cấu trục trên bề mặt của mẫu hàm thạch cao,
để đồng thời ghi nhận được hình của cả hai mặt
cùng lúc của mặt nhai và mặt bên, sau đó tái dựng
các dữ liệu điểm thu được thành các mặt Bezier
và đường cong B-spline tương ứng để đưa vào
trong phần mềm thiết kế Ông tự xây dựng ý
tưởng và lắp đặt thử một hệ thống, nghiên cứu
dựa trên nguyên lý ông đề ra và ý tưởng ban đầu
của GS F Duret Tuy nhiên, các kết quả nghiên
cứu của ông chỉ được đánh giá cao bởi các nhà
nghiên cứu chuyên môn sâu và cũng không thể
thương mại hóa được Hệ thống của ông xây
dựng, được gọi là hệ thống CAD/CAM nha
khoa CAMM-3, cũng bị rơi vào quên lãng Tuy
nhiên chúng ta có thể coi ông là “cha đẻ của ý
tưởng về camera kép đối ứng (twin camera
technology) và ánh sáng trắng có cấu trúc
trong lấy dấu quang học kỹ thuật số không
tiếp xúc”, đang được sử dụng khá phổ biến trong
công nghệ CAD/CAM/CNC nha khoa gần đây
Hình Từ trái qua phải: GS Sadami Tsutsumi,
GS Dianne Rekow, GS Werner H Moermann
và GS Francois Duret [2]
Năm 1991, BS Tacvor, Bs Zabordky và Bs.
Shafir đã cùng nhau thiết kế hệ thống
CAD/CAM nha khoa DCS - Titan, sử dụng hệ
thống lấy dấu kỹ thuật số tương tự hệ thống
CAD/CAM nha khoa SOPHA Bioconcept (của
GS F.Duret thiết kế) Hệ thống này được côngGim-Alldent (Varel, Đức) tiếp nhận và thươngmại hóa, giới thiệu lần đầu tiên tại Triển lãm nhakhoa Quốc tế IDS năm 1992 Hệ thống này đượcdùng để gia công các phục hình cầu nhiều đơn vị
để khắc phục một số nhược điểm của hệ thốngProcera trong gia đoạn đầu (chỉ gia công đượccầu ngắn)
Hình Máy quét tiếp xúc (CPS) DCS Titan
Digi-tizer (DCS Dental AG, Thụy Sỹ) [2]
Năm 1995, GS.D.Reckow một lần nữa nghiên cứu và một hệ thống mới, hệ thống CAD/CAM
nha khoa Minnesotta (tại Đại học Minnesotta,
Hoa Kỳ), được xem là một trong những hệ thốngCAD/CAM nha khoa đầu tiên tại Hoa Kỳ, pháttriển dựa trên ý tưởng sử dụng các giải pháp liênquan đến phần mềm CAD/CAM và máy gia côngcông nghiệp để gia công phục hình Về đặc điểmriêng, hệ thống này sử dụng công nghệ chụp hình(photogrametry) để lấy dấu kỹ thuật số, dựa trênmáy chụp hình công nghệ độ phân giải cao Tuynhiên, hệ thống này cũng chỉ được dùng trongphạm vi nghiên cứu
Kế thừa các ý tưởng của GS F Duret về hệ thồngSOPHA Bioconcept và ý tưởng về kỹ thuật lấydấu quang học kỹ thuật số không tiếp xúc của
GS Sadami Tsutsumi, GS Van der Zel đã phát minh ra hệ thống CAD/CAM nha khoa khoa
CICERO, được phát triển bởi công ty Elephant
Hoorn (Hà Lan), do ông làm Giám đốc Kỹ thuật
Hệ thống CICERO cũng đặt những dấu ấn riêngcho mình bởi các tính năng đặc biệt, như gia côngcùi, sau này được hệ thống Procera áp dụng Tuyđược thương mại hóa, hệ thống này chỉ thươngmại hóa được trong giới học thuật và cũng khôngđược thương mại hóa rộng rãi
Từ lịch sử phát triển của công nghệ
Trang 11CAD/CAM/CNC nha khoa thế giới trong thế kỷ
trước, ta thấy được một dòng ký ức về những
nghiên cứu và phát triển đa phần mang tính tự
phát, chủ yếu chỉ phục vụ cho nhu cầu của phòng
khám và nha sỹ hay cho nhà sản xuất lớn, vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu thực sự cho labo kỹ
thuật phục hình răng cho đến đầu thế kỷ XXI
Câu chuyện cận đại kéo dài 15 năm kế tiếp của
thế kỷ XXI sẽ cho ta thấy được một sự phát triển
có tính định hướng và thỏa mãn nhu cầu của tất
cả các đối tượng tốt hơn, bao gồm cả nha sỹ,
chuyên gia labo và bệnh nhân
CÂU CHUYỆN CỦA 16 NĂM CẬN ĐẠI
(2000 - 2015)
Sự thành công của GS Matts Anderson về mô
hình trung tâm gia công CAD/CAM/CNC nha
khoa trong gần 10 năm về cả tính khả thi và lợi
nhuận, chính là động lực cơ bản để thúc đẩy các
ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp nha
khoa bắt đầu quan tâm đến một đối tượng đầy
tiềm năng đã bị bỏ quên khá lâu trong suốt 23
năm trong giai đoạn đầu của dòng phát triển này
(1978 - 2000) - labo phục hình răng và các
chuyên gia labo phục hình Lần đầu tiên sau hai
thập kỷ của thế kỷ trước, cả các nhà sản xuất sản
phẩm công nghiệp, các nhà sản xuất sản phẩm
nha khoa và các chuyên gia nha khoa, gồm cả bác
sỹ nha khoa, chuyên gia labo phục hình và cả các
nhà nghiên cứu công nghệ nha khoa, bắt đầu phân
tích và từng bước phát triển các dòng sản phẩm
dành riêng cho mảng ứng dụng trong phục hình
nha khoa kỹ thuật số nói riêng, cho đến nha khoa
kỹ thuật số nói chung, với hàng loạt các tính năng
mang tính hỗ trợ, xây dựng và tiên ích cho quy
trình phục hình kỹ thuật số Khởi đầu với sự phát
triển chủ yếu là cải thiện quy trình CAD/CAM
nha khoa đương thời, hệ thống CAD/CAM nha
khoa không ngừng được xây dựng, cải tiến và
phát triển cùng theo nhu cầu của bệnh nhân, bác
sỹ điều trị và chuyên gia/ kỹ thuật viên labo phục
hình, từ trang thiết bị (phần cứng), phần mềm,
quy trình thực hiện, vật liệu, dụng cụ, vật tư tiêu
hao, phương thức quản lý, trình độ kỹ năng
-kiến thức - thái độ của người vận hành, các tiêu
chuẩn riêng cho CAD/CAM nha khoa, v.v Một
số nhà sản xuất sản phẩm nha khoa lớn đã nhanh
chóng tiếp cận và tạo lập vị thế của mình trên
“trên vai những người khổng lồ” - các sản phẩm
công nghệ cao được module hóa theo chức năng
và được OEM (Origin Equipment Manufactured
- nhà sản xuất trang thiết bị gốc) từ các nhà sảnxuất công nghiệp uy tín và hàng đầu, tạo thànhnhững hệ thống CAD/CAM đóng có tính năngđược cải tiến và hướng nhiều hơn đến phần ứngdụng trong labo phục hình, trong giai đoạn từ
2001 đến 2005, sẽ được trình bày tuần tự như sau.Tập đoàn DENTSPLY (Hoa Kỳ) giới thiệu hệ
thống CAD/CAM nha khoa mang tên hệ thống
Cercon® từ 2001 và đã khéo léo tạo nên thương
hiệu cho dòng sản phẩm và các sản phẩm liênquan đến giải pháp Cercon Hệ thống Cerconđược DeguDENT GmbH (Đức) thiết kế và chếtạo, có cấu trúc gồm: 1 - máy quét LASER quanghọc CerconEye®, 2 - phần mềm thiết kế CADCerconArt®, 3 - phần mềm CAM (DentMILLđược OEM bởi DELCAM PLC (Vương quốcAnh)), 4.- máy phay CNC 4 trục CerconBrain®,được trang bị cả hai công nghệ: gia công CNC vàgia công chép mẫu, chỉ gia công được vật liệu sứzirconia chưa thiêu kết, và 5 - Lò thiêu kết sứ(nung sườn) CerconHEAT® (được OEM bởiMimh-Voght (Đức)) Tập đoàn DENTSPLY làmột trong những nhà tiên phong trong việc pháttriển và phổ biến dòng vật liệu phục hồi mới - sứzirconia lúc bấy giờ, tạo thêm một chọn lựa khác
về vật liệu sứ nha khoa ngoài các vật liệu sẵn có,các dòng sứ thủy tinh cổ điển, như sứ feldspar, sứalumina, sứ dilithium silicate, v.v , giúp tăng cơtính và tăng số đơn vị trên một cầu phục hình lênmột cách đáng kể, đánh dấu và mở đầu một tràolưu mới về phục hình sứ zirconia trong nha khoavẫn đang không ngừng được nghiên cứu, pháttriển và ứng dụng cho đến ngày nay
Một loạt các nhà sản xuất lớn khác về sản phẩmnha khoa cũng lần lượt giới thiệu các hệ thốngCAD/CAM nha khoa đóng của riêng mình Trongthập niên 2000, lần lượt các hệ thống CAD/CAMđóng tiêu biểu khác cũng tuần tự được giới thiệu
và thương mại hóa Kavo electronical work
GmbH (Đức) thương mại hóa hệ thống
CAD/CAM nha khoa Everest® (từ năm 2002
đến nay), đến các labo phục hình răng quy môtrung bình tại châu Âu, với cấu trúc được thiết kếgồm: 1 - máy quét quang học để bàn sử dụngcông nghệ quét bằng tia sáng trắng cấu trúc vàthu hình bằng camear CCD, được OEM bởi
Trang 12Bruëckmann GmbH (Đức), mở đầu cho trào lưu
về máy quét quang học dùng ánh sáng trắng cấu
trúc trong nha khoa , 2 - phần mềm thiết kế CAD
Kavo® MultiCAD®, 3 - phần mềm CAM và
4.-máy phay CNC 4 trục được OEM bởi các nhà sản
xuất máy phay CNC công nghiệp hàng đầu, với
khả năng gia công được các vật liệu phục hình
như sứ thủy tinh, sứ zirconia và hợp kim titanium
gia công CAD/CAM nha khoa - hệ thống
CAD/CAM nha khoa LAVA® với nhiều chọn
lựa khác nhau, gia công được cả 3 loại vật liệu sứthủy tinh, sứ zirconia và hợp kim titanium CP(Grade 1-3), gồm: 1 - máy quét quang học trongmiệng LAVA® C.O.S (được OEM bởi Cadent(Hoa Kỳ)) và máy quét để bàn sử dụng ánh sángtrắng và camera CCD để bàn sử dụng công nghệquét bằng tia sáng trắng cấu trúc LAVA® Scan-ner (cũng được OEM bởi Brueckmann GmbH(Đức)), 2 - phần mềm thiết kế LAVA Design(được phát triển riêng), 3 - phần mềm CAMđược OEM bởi nhiều nhà cung cấp, như: Sum3D(Dental) (CIMSystem S.r.l., Ý), WorkNC (Den-tal) (Sescoi, Pháp), HyperMILL (OpenMIND,Đức), v.v , 4.- máy phay CNC 4/5 trục đượcOEM bởi các nhà sản xuất máy phay CNC côngnghiệp lớn (từ khoảng năm 2007 đến nay) Công
ty Hilt-Els GmbH (Đức) cũng không bỏ lỡ cơ hội
giới thiệu và thương mại hóa hệ thống
CAD/CAM nha khoa Hint-ELS® DentaCAD®
(2008 đến nay), cũng sử dụng công nghệ máyquét tương tự của hệ thống Everest, chỉ có thể giacông được các vật liệu sứ zirconia và hợp kim ti-tanium CP (Grade 1-2)
Trang 13Hình Hệ thống Hint-Els DentaCAD (Hint-Els
GmbH, Đức) [1]
Ngoài ra, còn một số nhà sản xuất khác cũng
thương mại hóa các hệ thống CAD/CAM nha
khoa sử dụng máy quét quang học LASER tương
tự hệ thống Etkon-Cynovad, như hệ thống DCS
PreciDENT® (DCS Dental AG, sau này được
mua lại bởi Hãng Bien-Air, Thụy Sỹ), gồm máy
quét quang học DCSPreciSCAN® (từ năm 1997),
phần mềm CAD/CAM PreciSMART®, máy phay
CNC PreciMILL® (năm 2003)
Hình Hệ thống DCS PreciDENT®
(DCS Dental, Thụy Sỹ) [2]
Trong khi đó, hệ thống Etkon® - Cynovad®
(Etkon AG, Quebec, Canada) được giới thiệu rathị trường và được kết hợp với một số các thiết bị
hỗ trợ như máy in sáp Pro 50 WaxPro® và máy
so màu kỹ thuật số thời gian thực ShadeSCAN®của hãng Cynovad (Canada), tạo thành một tổhợp giải pháp khá lạ lúc bấy giờ (năm 2005), sau
đó Etkon AG và Cynovad được Hãng Straumannmua lại (2007), hệ thống CAD/CAM được tiếptục cải tiến và phát triển thành một phần của giảipháp cho trung tâm gia công CAD/CAM/CNC
của của riêng Straumann, với tên gọi là hệ thống
Straumann®CARES®, với phần mềm CAD
được chuyển sang sử dụng phần mềm CADDWOS (được OEM bởi Dental Wings, Canada)
từ 2012
Trang 14Hình Hệ thống ShadeSCAN® (Cynovad,
Cananda) và trung tâm gia công CAD/CAM Etkon
-Straumann® CARES® (Straumann, Thụy Sỹ)
Bên cạnh đó, Laserdenta AG (Basel, Thụy Sỹ)
(sau này được biết đến là Laserdenta GmbH
(Ber-gheim, Đức), sau đó hợp tác với Hãng Dentium
(Hàn Quốc) tạo thành LASERDentium GmbH
(năm 2010) đến 2013 LASERDentium sát nhập
về lại với LaserDenta GmbH (Đức)), cũng giới
thiệu dòng máy quét quang học sử dụng tia
LA-SER 5 trục đầu tiên trên thế giới (năm 2004),
cùng với giải pháp CAD/CAM riêng của mình
hệ thống Laserdenta® (năm 2009), gồm: 1
-phần mềm CAD OpenCAD® (OEM bởi
Exo-CAD GmbH (Đức)), 2 - phần mềm CAM
Open-CAM® và máy phay CNC 4/5 trục OpenMILL®
400/500 (OEM bởi imes-iCORE (Đức) Cùng lúc
đó, châu Âu còn xuất hiện thêm các hệ thống
WolCERAM® (Mikrona GmbH, Đức) (năm
2008), hệ thống CELAY (), hệ thống
ZENO®Tec® (Wieland Dental & Technik
GmbH (Đức) (năm 2010), hệ thống Zfx Dental®
(Zfx GmbH (Đức) (Ý), được hãng Zimmer
Den-tal® mua lại (năm 2013), sau thuộc Tập đoàn
Zimmer BIOMET (năm 2015)), hệ thống
Cerasys (), hệ thống Arman Girrbach (Arman
Girrbach GmbH (Đức)), v.v
Tuy nhiên, phương Đông cũng có một sự chuyển
biến lớn, với “hạt mầm phát triển” được gieo bởi
GS Sadami Tsutsumi, nước Nhật đã trỗi dậy
thành một trong những trung tâm nghiên cứu
CAD/CAM nha khoa thành công tại châu Á
Trung tâm gia công CAD/CAM của Nobel
Bio-Care cũng đặt xưởng cho khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương tại đây Hệ thống CAD/CAM nha
khoa thành công nhất cho đến hiện nay, của Nhật
Bản nói riêng và châu Á nói chung, chính là hệ
thống Katana® (do Noritake Dental Supply co.,
Ltd), ban đầu được Noritake tự phát triển toàn bộ
hệ thống (từ 2008) Tuy nhiên đến năm 2010,
Noritake bắt đầu chọn giải pháp tích hợp hệ
thống CAD/CAM nha khoa dùng riêng cho các
labo phục hình nha khoa quy mô vừa và nhỏ, hay
các trung tâm gia công sườn zirconia, với cấu
trúc như sau: 1 - máy quét quang học sử dụng tia
laser (D600/D700) và phần mềm CAD (OEM bởi
3Shape AG (Đan Mạch)), 2 - phần mềm CAM
(được OEM bởi các nha cung cấp sau:
CAM-Bridge® (3Shape AG) và SUM3D Dental (CIMSystem S.r.l), và 3 - máy phay 4/5 trục DWX-30N/ DWX-50N có cấu trúc nhỏ gọn (được OEMbởi hãng Roland DG (Nhật Bản))
Hình Hệ thống Katana thời kỳ đầu (Noritake
Dental Supply Co Nhật Bản) [1]
Tuy nhiên, châu Á còn một đại diện khác đượcnhắc đến, hệ thống CAD/CAM nha khoa đầu tiêncho trung tâm gia công do châu Á hoàn toàn thiếtlập và phát triển, được đánh giá là một trongnhững hệ thống CAD/CAM nha khoa có tính
sáng tạo nhất vào năm 2008, chính là hệ thống
TDS Turbodent® (Pou Yu Biotechnology Co.
Ltd., Đài Loan), sau được sát nhập vào Tập đoànPou-chen Group, gồm: 1 - dòng máy quétquang học 4 trục sử dụng tia laser và phần mềmTDS Scanner, 2 - phần mềm CAD TDS DentalDesigner, 3 - phần mềm CAM Dental CAM+ và
Trang 15Cutter Assistance, 4 - máy phay CNC 4 trục TDS
Cutter, gia công được tất cả các loại vật liệu nha
khoa từ sáp, nhựa, sứ các loại (sứ thủy tinh và sứ
zirconia), đến hợp kim (Cr-Co, Ni-Cr) và hợp
kim titanium CP (Grade 1-3)
Cho đến nay, hệ thống TDS Turbodent® vẫn đi
theo con đường riêng của mình một cách độc lập,
khác hẳn các công ty khác OEM hay tích hợp các
phần trong giải pháp của mình
Hình Hệ thống CAD/CAM TDS (Pou Chen
Group, Đài Loan) (2014)
Tuy nhiên, công nghệ CAD/CAM nha khoa ở
châu Á trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI,
cũng đóng góp khá nhiều hệ thống mang tính nội
địa tại Nhật khác, như: hệ thống DECSY®
(Decsy Co Ltd., Nhật Bản), hệ thống GN-1®
(GC Co., Nhật Bản, sử dụng dòng máy phay
CNC GN-1 của Mitsubishi Nhật Bản) và hệ
thống CADIM® (Cadim Co., Nhật Bản).
Từ năm 2008, sự “trổi dậy” của các nhà sản xuất
OEM cho các hệ thống CAD/CAM nha khoa
đóng dựa trên các nhu cầu của chính những
khách hàng - của cả bác sỹ nha khoa, các labo
phục hình răng và cả những nhà sản xuất công
nghệ - gồm các nhu cầu như sau:
1 - Đối với bác sỹ, nhu cầu về chuyển dời các
ứng dụng công nghệ CAD/CAM nha khoa từ
phòng khám sang labo để đáp ứng các loạiphục hình cao cấp hơn, tốt hơn và thẩm mỹhơn cho bệnh nhân ngày càng trở nên cấpthiết, bởi nguyên nhân chính là mối tươngquan tỷ lệ thuận giữa chất lượng với thời gian,
chi phí và công nghệ (nhu cầu A).
Hình Máy quét quang học DECSY Scan và máy
phay CNC (1994) của hệ thống DECSY (Digital
Process Ltd., Nhật Bản) [1]
2 - Đối với labo phục hình, nhu cầu về “mở”các hệ thống CAD/CAM nha khoa “đóng”,hay “tích hợp” để tái cấu trúc hay cải tiến hệthống CAD/CAM nha khoa sẵn có (có thể
“đóng” hay “mở”), hay tự “customized” theonhu cầu thực tế của riêng mình, giúp cho bàitoán công nghệ CAD/CAM nha khoa trở nênthông minh và hiệu quả hơn ngày càng tănglên Đơn giản mối quan hệ giữa bác sỹ và labo
là không thể xóa bỏ được và là mối quan hệđồng có lợi, do đó đầu tư về mặt công nghệkèm theo sự hiểu biết ngày càng sâu và rộng
về công nghệ là điều bắt buộc đối với các labo
phục hình răng (nhu cầu B).
3 - Đối với các nhà sản xuất, đặc biệt là các