1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Liên quan nồng độ hormon tuyến giáp FT3, FT4 và TSH máu với một số chỉ số hóa sinh máu và nước tiểu ở bệnh nhân hội chứng thận hư nguyên phát

8 241 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 474,99 KB

Nội dung

Bài viết này khảo sát nồng độ hormon tuyến giáp FT3, FT4 và TSH máu ở BN HCTH nguyên phát. Bài viết tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ FT3, FT4 và TSH máu với albumin, protein máu và protein niệu ở những BN này.

Trang 1

128

LIÊN QUAN NỒNG ĐỘ HORMON TUYẾN GIÁP FT3, FT4 VÀ TSH MÁU VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH MÁU VÀ NƯỚC TIỂU Ở BỆNH

NHÂN HỘI CHỨNG THẬN HƯ NGUYÊN PHÁT

Phạm Thị Phương*; Lê Việt Thắng**

TÓM TẮT

Nghiên cứu liên quan nồng độ hormon tuyến giáp FT3, FT4 và TSH máu với albumin, protein máu; protein niệu 24 giờ ở 61 bệnh nhân (BN) hội chứng thận hư (HCTH) nguyên phát so với 38 người khỏe mạnh, kết quả cho thấy: nồng độ FT3, FT4 máu trung bình nhóm bệnh thấp hơn, TSH máu trung bình nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa (p < 0,05

và < 0,01) Tỷ lệ BN HCTH có giảm FT3: 27,9%, giảm FT4 29,5% và tăng TSH 21,3% FT3, FT4 máu thấp và TSH máu cao liên quan đến giảm albumin, protein máu (p < 0,05 và

< 0,01) FT3, FT4 tương quan nghịch, TSH tương quan thuận có ý nghĩa với lượng protein niệu 24 giờ (r = -0,4; -0,36; 0,39, p < 0,01)

* Từ khóa: Hội chứng thận hư nguyên phát; Hormon tuyến giáp; Protein niệu

THE RELATION BETWEEN SERUM THYROID HORMONES FT3, FT4 AND TSH AND SOME BIOCHEMICAL PARAMETERS AND URINA IN PATIENT WITH PRIMARY NEPHROTIC SYNDROME Summary

Studying relation between serum thyroid hormones FT3, FT4 and TSH with serum albumin, protein; 24h proteinuria of 61 primary nephrotic syndrome patients compared to

38 healthy people, the results showed that: average serum FT3, FT4 of patients was lower, TSH was significantly higher than control group (p < 0.05 and < 0.01) The rate of patients reducing FT3 was 27.9%, FT4 was 29.5% and increasing TSH was 21.3% Low serum FT3, FT4 and high serum TSH related to reducing serum albumin, protein (p < 0,05 and < 0,01) A negative correlation of FT3; FT4, a positive correlation of TSH significantly with 24h proteinuria were detected (r= -0.4; -0.36; 0.39, p < 0.01)

* Key words: Primary nephrotic syndrome; Thyroid hormone; Proteinuria

* Trường Đại học Y Thái Bình

** Bệnh viện 103

Người phản hồi (Corresponding): Phạm Thị Phương (phuongytb1808 @yahoo.com )

Ngày nhận bài: 11/9/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 24/10/2013

Ngày bài báo được đăng: 5/11/2013

Trang 2

129

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hội chứng thận hư đặc trưng bởi tổn

thương màng lọc cầu thận gây mất nhiều

protein qua nước tiểu, giảm protein và

albumin máu, tăng lipid máu và có phù

HCTH hay gặp trên lâm sàng, có khả

năng điều trị khỏi, tuy nhiên tỷ lệ tái phát

cao HCTH có nhiều biến chứng, trong đó

biến chứng suy chức năng tuyến giáp,

giảm nồng độ hormon tuyến giáp do mất

những hormon này qua nước tiểu gặp

khoảng 30% BN HCTH Những BN

HCTH có giảm nồng độ hormon tuyến

giáp làm tiến triển lâm sàng BN nặng lên,

đáp ứng điều trị kém đi Đánh giá mối liên

quan giữa giảm nồng độ hormon tuyến

giáp với mức thải protein qua nước tiểu,

mức giảm protein và albumin máu là cơ

sở cho việc giải thích cơ chế bệnh sinh

suy giáp ở BN HCTH Tại Việt Nam,

chưa có một nghiên cứu nào về nồng độ

hormon tuyến giáp FT3, FT4 và TSH máu

và mối liên quan với một số đặc điểm BN

HCTH nguyên phát Vì vậy, chúng tôi

thực hiện đề tài này nhằm:

- Khảo sát nồng độ hormon tuyến

giáp FT3, FT4 và TSH máu ở BN HCTH

nguyên phát

- Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng

độ FT3, FT4 và TSH máu với albumin,

protein máu và protein niệu ở những BN này

ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

- Nhóm nghiên cứu: 61 BN được chẩn

đoán xác định có HCTH nguyên phát

- Nhóm chứng: 38 người khỏe mạnh, tuổi tương đồng nhóm nghiên cứu

* Tiêu chuẩn lựa chọn:

- BN được chẩn đoán xác định HCTH nguyên phát, chẩn đoán lần đầu ≥ 18 tuổi

- BN không có bệnh lý tuyến giáp: Basedow, suy giáp

- BN không có rối loạn chức năng vùng dưới đồi - tuyến yên

- BN không sử dụng thuốc kháng giáp tổng hợp

* Tiêu chuẩn loại trừ:

- BN HCTH thứ phát do đái tháo đường, lupus…

- BN có rối loạn chức năng tuyến nội tiết: rối loạn chức năng vùng dưới đồi - tuyến yên, rối loạn chức năng tuyến giáp

- BN điều trị tia xạ hay hóa liệu pháp

- BN đang sử dụng thuốc kháng giáp tổng hợp

- BN không hợp tác nghiên cứu

2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang,

có so sánh nhóm BN và nhóm chứng

* Nội dung nghiên cứu:

- BN được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng huyết học và sinh hóa máu thường quy Chẩn đoán HCTH khi protein niệu 24 giờ ≥ 3,5 g, albumin máu giảm < 30 g/l, protein máu giảm < 60 g/l, mỡ máu tăng và có phù

Trang 3

130

- Định lượng hormon FT3, FT4, TSH

máu ở cả nhóm bệnh và nhóm chứng

Giá trị các chỉ số ở BN trong khoảng X

± SD nhóm chứng được coi là bình

thường Ở nhóm bệnh so với X + hoặc

-SD của nhóm chứng đánh giá mức tăng

hoặc giảm

- Định lượng protein niệu 24 giờ

* Xử lý số liệu: bằng phần mềm thống

kê SPSS và Excel

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

BÀN LUẬN

Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu

35,5 ± 14,0, tỷ lệ nam/nữ 2,4

1 Nồng độ FT3, FT4, TSH máu ở

nhóm BN

Bảng 1: Nồng độ FT3, FT4, TSH

máu ở nhóm bệnh và nhóm chứng

CHỈ SỐ

NHÓM

BỆNH

(n = 61)

NHÓM CHỨNG (n = 38)

p

FT3

(pg/ml)

1,86 ±

0,70

2,06 ± 0,60 < 0,05 FT4

(ng/dl)

0,75 ±

0,24

1,17 ± 0,16 < 0,05 TSH

(IU/ml)

3,96 ±

2,45

1,58 ± 1,17 < 0,01

- Các chỉ số FT3, FT4 ở nhóm BN

nghiên cứu đều thấp hơn có ý nghĩa

thống kê so với nhóm chứng (p < 0,05)

- Nồng độ TSH nhóm BN cao hơn có

ý nghĩa thông kê so với nhóm chứng

(p < 0,01)

* Tỷ lệ BN có nồng độ FT3, FT4 máu giảm, TSH máu tăng (n = 61):

FT3 < 1,46 pg/ml: 17 BN (27,9%); FT4 < 1,01 ng/dl: 18 BN (29,5%); TSH

> 2,75 IU/ml: 13 BN (21,3%)

27,9% BN có FT3, 29,5% BN có FT4 giảm và 21,3% BN có TSH tăng so với nhóm chứng

Kết quả này là hợp lý, vì BN HCTH thải nhiều protein qua nước tiểu kéo theo mất nhiều hormon FT3 và FT4 Tuy nhiên, khi lượng FT3 và FT4 trong máu giảm, cơ thể phản ứng bằng cách tăng tiết TSH từ tuyến yên làm nồng độ TSH tăng lên trong máu Bản chất FT3 và FT4 đều là các protein, khi cầu thận bị tổn thương, protein thoát qua màng lọc cầu thận ra nước tiểu qua 3 cơ chế: tổn thương màng đáy, rối loạn điện tích màng và thay đổi huyết động học Quá trình bệnh sinh của HCTH thể hiện quá trình hoạt động của bệnh, tổn thương lan tỏa cầu thận và các vị trí của cầu thận Khi mất protein qua nước tiểu sẽ dẫn đến mất hormon qua nước tiểu, trong đó

có hormon tuyến giáp Một số nghiên cứu cho thấy, nồng độ hormon tuyến khác như sinh dục trong máu BN HCTH cũng giảm so với nhóm chứng Như vậy,

cơ chế chính của quá trình giảm hormon tuyến giáp trong máu ở BN HCTH là quá trình mất qua nước tiểu Ở đây tuyến giáp vẫn hoạt động bình thường, không

Trang 4

131

có suy chức năng tuyến, do vậy khi điều

trị HCTH ổn định, nồng độ hormon

tuyến giáp trong máu sẽ trở lại bình

thường Khi đó tuyến yên sẽ giảm tiết

TSH, nên nồng độ TSH máu cũng trở lại

bình thường Ở BN HCTH tái phát hoặc

phụ thuộc corticoid có thể có tình trạng

suy giáp do quá trình mất trường diễn,

hơn nữa sẽ có quá trình ảnh hưởng đến

cấu trúc tuyến giáp Một số nghiên cứu

chỉ ra rằng BN suy thận mạn tính có tình

trạng giảm FT3, FT4, tăng TSH máu, cơ

chế được giải thích là do tổn thương

thực thể tại tuyến như thiếu máu, xơ và

vôi hóa tổ chức tuyến…

2 Liên quan giữa FT3, FT4, TSH máu

với nồng độ protein, albumin máu và

mức thải protein niệu

Bảng 2: Liên quan giữa FT3 với

protein và albumin máu

THÔNG SỐ

SINH HÓA MÁU

(X ± SD)

ALBUMIN (g/l)

PROTEIN (g/l)

FT3 máu <

1,46 pg/ml

(n = 18)

17,59 ± 2,03 39,65 ± 2,52

FT3 máu ≥

1,46 pg/ml

(n = 43)

19,41 ± 3,62 41,68 ± 3,47

p < 0,05 < 0,05

Nhóm BN có nồng độ FT3 giảm có

nồng độ albumin và protein máu trung

bình thấp hơn nhóm có nồng độ FT3 bình thường, p < 0,05

Bảng 3: Liên quan giữa FT4 với protein

và albumin máu

THÔNG SỐ SINH HÓA MÁU (X ± SD)

ALBUMIN (g/l)

PROTEIN (g/l)

FT4 máu <

1,01 ng/dl (n = 17)

16,72 ± 1,90 38,17 ± 2,92

FT4 máu ≥ 1,01 ng/dl (n = 44)

19,81 ± 3,40 42,35 ± 2,69

p < 0,01 < 0,01

Nhóm BN có nồng độ FT4 giảm có nồng độ albumin và protein máu trung bình thấp hơn nhóm có nồng độ FT3 bình thường, p < 0,01

Bảng 4: Liên quan giữa TSH với protein

và albumin máu

THÔNG SỐ SINH HÓA MÁU (X ± SD)

ALBUMIN (g/l)

PROTEIN (g/l)

TSH máu >

2,75 IU/ml (n = 13)

17,54 ± 3,28 39,69 ± 4,35

TSH máu ≤ 2,75 IU/ml (n = 48)

19,27 ± 3,29 41,50 ± 2,95

p < 0,05 < 0,05

Trang 5

132

Nhóm BN có nồng độ TSH tăng có

nồng độ albumin và protein máu trung

bình thấp hơn nhóm có nồng độ FT3

bình thường, p < 0,05

Bảng 5: Tương quan giữa FT3, FT4,

TSH với protein niệu 24 giờ ở nhóm bệnh

CHỈ SỐ

ĐÁNH

GIÁ

TƯƠNG

QUAN

PROTEIN NIỆU 24 GIỜ

(g/24 giờ) PHƯƠNG TRÌNH

TƯƠNG QUAN

FT3

pg/ml ) -0,4 < 0,01

FT3 = -0,1197 x protein niệu + 2,4757

FT4

(ng/ml ) -0,36 < 0,01

FT4 = -0,0371 x protein niệu + 0,941

TSH

(µUI/ml ) 0,39 < 0,01

TSH = 0,3126 x protein niệu + 2,3649

Nồng độ FT3, FT4 tương quan

nghịch, TSH có mối tương quan thuận

mức độ vừa có ý nghĩa thống kê với

protein niệu 24 giờ, p < 0,05

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho

thấy có mổi liên quan giữa nồng độ FT3,

FT4 và TSH máu với nồng độ albumin,

protein máu và mức thải protein niệu

Nồng độ FT3, FT4 máu liên quan thuận

với nồng độ protein và albumin máu,

còn nồng độ TSH máu liên quan nghịch

với nồng độ albumin và protein máu

Điều này là hợp lý vì trong cơ chế bệnh

sinh liên quan đến giảm hormon tuyến

giáp và tăng hormon tuyến yên TSH ở

BN HCTH nguyên phát Hormon tuyến giáp bản chất là các protein, bệnh sinh của HCTH là giảm protein và albumin máu do mất hai chất này qua nước tiểu Lượng TSH cũng thải qua nước tiểu, có thể trong một thời điểm nào đó, BN giảm TSH máu Tuy nhiên, khi hormon tuyến giáp giảm, theo cơ chế sẽ kích thích tuyến yên tăng tiết TSH để hormon này kích thích tuyến giáp tiết bù lượng hormon tuyến giáp đã mất qua nước tiểu Chính vì vậy có hiện tượng giảm hormon tuyến giáp và tăng TSH trong máu Kết quả của chúng tôi cho thấy tỷ

lệ BN giảm FT3, FT4 máu cao hơn tỷ lệ TSH máu tăng

Đồ thị 1: Tương quan giữa FT3 máu với

protein niệu 24 giờ

Protein niệu (g/24 giờ)

Trang 6

133

Đồ thị 2: Tương quan giữa FT4 máu với

protein niệu 24 giờ

Đồ thị 3: Tương quan giữa TSH máu với

protein niệu 24 giờ

Chúng tôi đã tìm thấy mối tương

quan giữa nồng độ FT3, FT4 và TSH

máu với hàm lượng protein niệu 24 giờ

ở 61 BN HCTH nguyên phát Kết quả

cho thấy có mối tương quan nghịch mức

độ vừa có ý nghĩa giữa nồng độ FT3,

FT4 với lượng protein niệu 24 giờ và

tương quan thuận mức độ vừa có ý nghĩa

giữa nồng độ TSH với protein niệu 24

giờ, hệ số tương quan lần lượt là -0,4;

-0,36; 0,39, p < 0,01 Như vậy, một lần

nữa mối tương quan này cho thấy

hormon mang bản chất protein sẽ bị mất qua nước tiểu ở BN có tổn thương cầu thận Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa định lượng được FT3, FT4 và TSH trong nước tiểu để làm rõ hơn cơ chế bệnh sinh giảm hormon tuyến giáp và tăng

TSH máu ở BN HCTH nguyên phát

KẾT LUẬN

Nghiên cứu liên quan nồng độ hormon tuyến giáp FT3, FT4 và TSH máu với một số chỉ số sinh hóa máu và nước tiểu ở 61 BN HCTH nguyên phát

so với 38 người khỏe mạnh, chúng tôi rút ra nhận xét sau:

- Nồng độ FT3, FT4 máu trung bình nhóm bệnh thấp hơn, TSH máu trung bình nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng có

ý nghĩa (p < 0,05 và < 0,01) 27,9% BN HCTH giảm FT3, 29,5% giảm FT4 và 21,3% tăng TSH

- Nhóm BN nồng độ FT3, FT4 máu giảm; TSH máu tăng có nồng độ albumin, protein máu trung bình thấp hơn nhóm BN có nồng độ FT3, FT4, TSH bình thường (p < 0,05 và < 0,01) FT3, FT4 tương quan nghịch, TSH tương quan thuận mức độ vừa có ý nghĩa với lượng protein niệu 24 giờ, r = -0,4; -0,36; 0,39, p < 0,01

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Mai Thế Trạch Bệnh lý tuyến giáp

dưới lâm sàng Nội tiết học đại cương NXB

Y học 1999, tr.175-184

2 Hà Hoàng Kiệm Hội chứng thận hư Thận

học lâm sàng NXB Y học 2010, tr.336-343

Protein niệu (g/24 giờ)

Protein niệu (g/24 giờ)

Trang 7

134

3 Afroz S Thyroid function in children

with nephrotic syndrome Mymensingh Med

J 2011, 20 (3), pp.407-411

4 Iglesias P et al Thyroid dysfunction

and kidney disease European Journal of

Endocrinology 2009, 160, pp.503-515

5 Ito S, Kano K et al Thyroid function

in children with nephrotic syndrome Pediatr

Nephrol 1994, 8 (4), pp.412-415

6 Van Hoek I, Daminet S Interactions

between thyroid and kidney function in pathological conditions of these organ systems:

a review Gen Com Endocrinol 2009, 160

(3), pp.205-215

7 Zahoor Ahmed, Mudassir Ahmad Khan

Effect of race, gender and age on thyroid and thyroid stimulating hormone levels in north west Frontier province Pakistan J Ayub Med Coll Abbottabad 2009, 21 (3), pp.154-169

Trang 8

135

Ngày đăng: 21/01/2020, 19:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w