1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Khảo sát chức năng tế bào beta, chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ

6 57 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 204,66 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm khảo sát chức năng tế bào beta, độ nhạy insulin (IS) dựa vào nồng độ insulin, c-peptid và các chỉ số kháng insulin ở bệnh nhân (BN) đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK). Mời các bạn cùng tham khảo.

Trang 1

KHẢO SÁT CHỨC NĂNG TẾ BÀO BETA, CHỈ SỐ KHÁNG INSULIN,

ĐỘ NHẠY INSULIN Ở PHỤ NỮ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

Nguyễn Minh Núi*; Hoàng Trung Vinh*; Nguyễn Giang Nam**

TÓM TẮT

Mục tiêu: khảo sát chức năng tế bào beta, độ nhạy insulin (IS) dựa vào nồng độ insulin, c-peptid và các chỉ số kháng insulin ở bệnh nhân (BN) đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) Đối tượng và phương pháp: dùng mô hình HOMA-2 để tính các chỉ số bao gồm: chức năng tế bào β

(HOMA-β), chỉ số kháng insulin (HOMA-IR) và độ nhạy insulin (HOMA-S) ở 43 phụ nữ ĐTĐTK

so sánh với 40 phụ nữ mang thai bình thường và 37 phụ nữ bình thường không mang thai Kết

quả: ở nhóm ĐTĐTK, nồng độ trung bình insulin, c-peptid cao hơn, tỷ lệ tăng insulin, c-peptid

tương ứng 95,34% và 67,44%, đều cao hơn so với nhóm phụ nữ mang thai bình thường Giá trị trung bình HOMA-β, HOMA-IR cao hơn; HOMA-S thấp hơn Tỷ lệ giảm HOMA-β, HOMA-S, tăng HOMA-IR tương ứng 48,85%; 74,42% và 100,0% đều cao hơn so với chỉ số tương ứng ở

phụ nữ mang thai bình thường Kết luận: phụ nữ ĐTĐTK có biểu hiện tăng chỉ số kháng insulin

và giảm độ nhạy insulin so với phụ nữ mang thai bình thường

* Từ khóa: Đái tháo đường thai kỳ; Kháng insuslin; Phụ nữ mang thai

Investigation of Beta Cell Function and Insulin Sensitivity in Women with Gestational Diabetes Mellitus

Summary

Objectives: To survey beta cell function and insulin sensitivity based on concentration of insulin, c-peptide and insulin resistance index in gestational diabetes mellitus Subjects and methods: Beta cell function (HOMA-β), insulin sensitivity (HOMA-S) and insulin resistance index (HOMA-IR) were calculated by homeostatis model 2 (HOMA-2) in 43 women with gestational diabetes mellitus compared to the corresponding index in 40 normal gestational women and 37 normal healthy women Results: In gestational diabetes mellitus patients, the mean concentration of insulin, c-peptid was higher, the rate of increased levels of insulin, c-peptide were 95.34% and 67.44%, respectively and significantly higher than those of the normal gestational women The levels of HOMA-β, HOMA-IR were higher, HOMA-S was lower as compared to normal subjects The rate of diabetic subjects who decreased HOMA-β, HOMA-S; increased HOMA-IR were 48.85%; 74.42% and 100.0%, respectively and higher than those of normal gestational women Conclusion: Women with gestational diabetes mellitus showed a markedly increase of beta cell function and decrease of insulin sensitivity as compared to normal pregnant women

* Key words: Gestational diabetes mellitus; Insulin sensitivity; Pregnant women

* Bệnh viện Quân y 103

** Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Minh Núi (minhnuinguyen@gmail.com)

Ngày nhận bài: 15/01/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 08/03/2017

Ngày bài báo được đăng: 20/03/2017

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường thai kỳ là một thể lâm

sàng đặc biệt của bệnh đái tháo đường

(ĐTĐ) với biểu hiện suy giảm dung nạp

glucose các mức độ, khởi phát hoặc

được phát hiện lần đầu khi mang thai

Tuy vậy, ĐTĐTK bao gồm cả những

trường hợp có rối loạn dung nạp glucose

(RLDNG) trước khi mang thai chưa được

xác định hoặc xảy ra đồng thời với quá

trình mang thai Cơ chế bệnh sinh chủ

yếu của ĐTĐTK là kháng insulin, giảm tiết

insulin của tế bào β và sản xuất glucose

quá mức ở gan Nói cách khác, cơ chế

bệnh sinh của ĐTĐTK cũng tương tự như

ĐTĐ týp 2 Trong số phụ nữ ĐTĐTK sau

khi sinh sẽ có trường hợp trở về bình

thường, chuyển sang ĐTĐ týp 2 thực thụ

hoặc vẫn tồn tại tình trạng RLDNG Vì vậy,

xét về một số khía cạnh, ĐTĐTK được

xem như tiền ĐTĐ týp 2 với cơ chế bệnh

sinh và tiến triển tương tự Đề tài nghiên

cứu nhằm: Đánh giá các chỉ số kháng

insulin dựa vào nồng độ insulin, c-peptid

và các chỉ số kháng insulin xác định bằng

mô hình HOMA-2 ở phụ nữ ĐTĐTK

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

120 đối tượng chia 3 nhóm: 43 phụ nữ

ĐTĐTK thuộc nhóm nghiên cứu; 40 thai

phụ bình thường và 37 phụ nữ bình

thường không mang thai thuộc nhóm

chứng đến khám tại Bệnh viện Nội tiết

Trung ương

* Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng ở

nhóm nghiên cứu:

- Phụ nữ mang thai thuộc mọi lứa tuổi,

số lần mang thai

- Thời gian mang thai > 3 tháng

- Glucose máu lúc đói ≥ 5,1 mmol/l và/hoặc glucose sau 1 giờ ≥ 10,0 mmol/l; sau 2 giờ ≥ 8,5 mmol/l khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống Nếu glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l hoặc glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l, chẩn đoán xác định mà không cần thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống

* Tiêu chuẩn lựa chọn thai phụ ở nhóm chứng:

Có các biểu hiện tương tự như đối tượng ở nhóm nghiên cứu, nhưng không

có biểu hiện ĐTĐTK

* Tiêu chuẩn loại trừ phụ nữ mang thai:

- Đã được xác định bệnh ĐTĐ thuộc các thể lâm sàng

- Đang có nhiễm độc thai nghén nặng hoặc bệnh cấp, mạn tính

- Có thai do can thiệp nhân tạo

- Sử dụng corticoid, nội tiết tố khi mang thai

* Tiêu chuẩn lựa chọn nhóm chứng thường: phụ nữ bình thường có độ tuổi

tương đương nhóm nghiên cứu

* Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng thuộc nhóm chứng khỏe mạnh:

- Thừa cân, béo phì

- Rối loạn lipid, glucose máu

- Sử dụng corticoid, nội tiết tố khi mang thai

2 Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, cắt ngang,

mô tả, so sánh

Trang 3

* Nội dung nghiên cứu đối với phụ nữ

mang thai cả 2 nhóm:

- Hỏi tiền sử sức khỏe, sản khoa

- Khám lâm sàng

- Xét nghiệm công thức máu và hóa sinh máu trong đó có glucose, insulin, c-peptid

- Xác định chỉ số kháng insulin theo mô hình HOMA-2 dựa vào cặp glucose - c-peptid

Hình 1: Phần mềm dùng để tính toán chỉ số HOMA-2

(Nguồn: http://www.dtu.ox.ac.uk/homacalculator/index.php)

* Nội dung nghiên cứu đối với phụ nữ bình thường:

- Hỏi tiền sử sức khỏe

- Khám lâm sàng

- Xét nghiệm và xác định chỉ số kháng insulin tương tự như ở nhóm nghiên cứu

* Xử lý số liệu:

Số liệu xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 Các chỉ số được xác định tăng khi giá trị tuyệt đối >X + 2SD; giảm khi <X - 2SD chỉ số tương ứng của nhóm chứng

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nhóm nghiên cứu có tuổi trung bình 30,8 ± 4,9; nhóm phụ nữ mang thai bình thường có tuổi trung bình 31,8 ± 3,9; nhóm chứng có tuổi trung bình 32,7 ± 5,1 Giữa

các nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi

Bảng 1: So sánh giá trị trung bình nồng độ insulin, c-peptid, glucose máu giữa 3 nhóm

Giá trị trung bình nồng độ insulin, c-peptid, glucose máu ở phụ nữ ĐTĐTK cao hơn

so với phụ nữ mang thai bình thường và phụ nữ không mang thai

Trang 4

Bảng 2 So sánh tỷ lệ đối tượng dựa vào nồng độ insulin, c-peptid giữa 2 nhóm

(n = 43) (n, %)

Thai phụ bình thường

Insulin

C-peptid

- Đối tượng thuộc 2 nhóm có nồng độ insulin, c-peptid phân bố ở 2 mức: bình thường và tăng

- Tỷ lệ đối tượng ĐTĐTK có tăng insulin, c-peptid cao hơn so với thai phụ bình thường

Bảng 3: So sánh giá trị trung bình các chỉ số KI giữa 3 nhóm

(n = 37)

p

(ANOVA)

- Giá trị trung bình HOMA-β, HOMA-S ở phụ nữ ĐTĐTK thấp hơn, HOMA-IR cao hơn so với phụ nữ mang thai bình thường

- Giá trị trung bình HOMA-β, HOMA-S ở thai phụ bình thường thấp hơn, HOMA-IR cao hơn so với phụ nữ bình thường không mang thai

Bảng 4: So sánh tỷ lệ đối tượng dựa vào HOMA-β, HOMA-S, HOMA-IR giữa 2 nhóm

(n = 43) (n, %)

Phụ nữ bình thường (n = 40)

HOMA-β

< 0,05

HOMA-S

HOMA-IR

- Đối tượng thuộc 2 nhóm có HOMA-β phân bố ở 3 mức: bình thường, tăng và giảm HOMA-S phân bố ở 2 mức: bình thường và giảm HOMA-IR phân bố ở 2 mức bình thường và tăng với tỷ lệ khác nhau

- Tỷ lệ đối tượng ĐTĐTK có giảm HOMA-β, HOMA-S; tăng HOMA-IR cao hơn so với thai phụ bình thường

Trang 5

BÀN LUẬN

Ở phụ nữ mang thai xảy ra sự thay đổi

chức năng của một số tuyến nội tiết, dẫn

đến biến đổi quá trình chuyển hóa một số

thành phần, trong đó rõ nét nhất là lipid,

protein, carbohydrat Biến đổi chức năng

nội tiết của tế bào β đảo tụy kéo theo biến

đổi chuyển hóa carbohydrat, dẫn đến

RLDNG, có thể xuất hiện tăng glucose

máu với biểu hiện ĐTĐTK [3] Ở phụ nữ ĐTĐTK đều có nồng độ insulin và c-peptid cao hơn so với thai phụ bình thường và nhóm phụ nữ bình thường không mang thai Tương tự, tỷ lệ đối tượng ĐTĐTK tăng giá trị tuyệt đối insulin và c-peptid đều cao hơn so với nhóm phụ nữ mang thai bình thường [3, 4, 5] Kết quả trên tương tự quan sát của một số tác giả

Bảng 5: Giá trị trung bình nồng độ insulin, c-peptid ở phụ nữ ĐTĐTK của một số

tác giả

Chỉ số Lê Đình Tuân và CS (n = 45) [1] Homko C và CS (n = 123) [4] Chúng tôi (n = 43)

Nồng độ insulin, c-peptid ở phụ nữ

ĐTĐTK trong nghiên cứu của Lê Đình

Tuân và Homko C cũng đều cao hơn có ý

nghĩa so với thai phụ bình thường cũng

như phụ nữ bình thường không mang

thai Khi phân tích tỷ lệ đối tượng dựa vào

nồng độ insulin và c-peptid, chúng tôi

nhận thấy có 2 mức bình thường và tăng,

trong đó số trường hợp tăng insulin rất

cao (95,34%) và tăng c-peptid cũng > 50%

trường hợp (67,44%) Rõ ràng, phụ nữ

ĐTĐTK có biểu hiện biến đổi nồng độ

insulin, c-peptid, phù hợp với cơ chế gây

kháng insulin ở thể địa này

Cùng với biến đổi nồng độ insulin,

c-peptid, các chỉ số kháng insulin cũng

biến đổi tương đương Biến đổi các chỉ số

chức năng tế bào β, độ nhạy và kháng

insulin ở phụ nữ ĐTĐTK biểu hiện tương

tự như ở BN tiền ĐTĐ hoặc ĐTĐ týp 2

giai đoạn đầu Giá trị trung bình chức

năng tế bào β và chỉ số kháng insulin ở

phụ nữ ĐTĐTK tăng, độ nhạy insulin giảm

so với phụ nữ mang thai bình thường Đây cũng là những biểu hiện thích nghi,

bù trừ đối với thay đổi khi mang thai Tăng chức năng tế bào β, kháng insulin, giảm độ nhạy insulin gây RLDNG với biểu hiện tăng glucose máu lúc đói hoặc giảm dung nạp glucose khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống, đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK Đây là mối quan hệ nhân - quả giữa biểu hiện kháng insulin với tăng glucose máu [2, 3,

5, 6]

Phân tích kết quả dựa vào giá trị tuyệt đối các chỉ số kháng insulin cho thấy: ở phụ nữ ĐTĐTK, chức năng tế bào β phân

bố ở 3 mức: giảm, bình thường và tăng, trong đó giảm chiếm tỷ lệ cao nhất, trong khi ở nhóm thai phụ bình thường, không

có trường hợp nào giảm Độ nhạy insulin phân bố ở 2 mức bình thường và giảm, trong đó số trường hợp giảm chiếm tỷ lệ

Trang 6

cao hơn, đồng thời cũng cao hơn so với

nhóm chứng phụ nữ mang thai bình

thường Chỉ số kháng insulin chỉ phân bố

ở 2 mức bình thường và tăng, trong đó

tăng chiếm tỷ lệ tuyệt đối, cao hơn nhiều

so với nhóm phụ nữ mang thai bình

thường Những kết quả trên cho thấy

kháng insulin biểu hiện rất rõ rệt ở phụ nữ

ĐTĐTK, phù hợp với cơ chế của bệnh,

tương tự như ở đối tượng tiền ĐTĐ hoặc

ĐTĐ týp 2 giai đoạn đầu của bệnh hoặc

một số trường hợp mới chẩn đoán [7, 8]

KẾT LUẬN

Khảo sát biểu hiện kháng insulin ở phụ

nữ ĐTĐTK so với 2 nhóm chứng gồm

phụ nữ mang thai bình thường và phụ nữ

bình thường không mang thai nhận thấy:

- Giá trị trung bình nồng độ insulin

(118,61 ± 80,42 pmol/l), c-peptid (1,18 ±

0,66 nmol/l) tăng có ý nghĩa thống kê so

với 2 nhóm chứng

- 95,34% đối tượng tăng nồng độ

insulin, tăng c-peptid 67,44%, cao hơn so

với nhóm phụ nữ mang thai bình thường

- Giá trị trung bình chức năng tế bào β

(54,01 ± 61,78), chỉ số kháng insulin

(2,64 ± 1,59) tăng; độ nhạy insulin giảm

so với 2 nhóm chứng

- Tỷ lệ đối tượng giảm chức năng tế

bào β, độ nhạy insulin; tăng chỉ số kháng

insulin đều cao hơn so với nhóm phụ nữ

mang thai bình thường

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Lê Đình Tuân, Nguyễn Thị Phi Nga

Nghiên cứu nồng độ c-peptid và insulin huyết

thanh ở BN ĐTĐTK Tạp chí Y học Quân sự

2015, số 311, tr.106-111

2 Caumo A, Perseghin G, Brunani A et al

New insight on the simultaneous assessment

of insulin sensitivity and β–cell function with

HOMA2 method Diabetes Care 2006, 29,

pp.2733-2734

3 Coustan D.R Gestational diabetes mellitus

Clin Chem 2013, 59 (9), pp.1310-1321

4 Homko C, Sivan E, Chen X et al "nsulin

secretion during and after pregnancy in patients

with gestational diabetes mellitus J Clin

Endocrinol Metab 2001, 86 (2), pp.568-573

5 Horvath K, Koch K, Jeitler K et al

Effects of treatment in women with gestational diabetes mellitus: Systematic review and

meta-analysis BMJ 2010, 3, pp.340-356

6 Louise Kelstrup, Peter Damm, R

Elisabeth et al Insulin resistance and impaired

pancreatic beta-cell function in adult offspring

of women with diabetes in pregnancy J Clin

Endocrinol Metab 2013, 98 (9), pp.3793-3801

7 Sae Jeong Yang, Tae Nyun Kim, and

Sei Hyun Baik Insulin secretion and insulin

resistance in Korean women with gestational

diabetes mellitus and impaired glucose tolerance

Korean J Intern Med 2013, 28, pp.306-313

8 Sokup, Alina, Ruszkowska-Ciastek Barbara

al et Insulin resistance as estimated by the

homeostatic method at diagnosis of gestational diabetes: estimation of disease severity and

therapeutic needs in a population-based study

Bio Med Central 2013, 13 (21), pp.1-9

Ngày đăng: 21/01/2020, 17:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w