1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân ung thư phổi tại khoa lao và bệnh phổi, Bệnh viện Quân y 103

7 76 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 170,77 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân (BN) ung thư phổi (UTP). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu trên 45 BN được chẩn đoán xác định UTP bằng xét nghiệm mô bệnh học, điều trị nội trú tại Khoa lao và Bệnh phổi (AM3), Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 3 - 2012 đến 4 - 2013.

Trang 1

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG

Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI TẠI KHOA LAO VÀ BỆNH PHỔI,

BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Phạm Thị Kim Nhung*; Nguyễn Huy Lực*

TÓM TẮT

Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân (BN) ung thư phổi (UTP)

Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu trên 45 BN được chẩn đoán xác định UTP bằng xét

nghiệm mô bệnh học, điều trị nội trú tại Khoa lao và Bệnh phổi (AM3), Bệnh viện Quân y 103 từ

tháng 3 - 2012 đến 4 - 2013 Tiêu chí khảo sát bao gồm: tuổi, giới, thời gian phát hiện bệnh, các

yếu tố nguy cơ, triệu chứng hô hấp, triệu chứng toàn thân, hệ thống, triệu chứng di căn, bệnh

kết hợp, hình ảnh tổn thương trên phim X quang, trên nội soi phế quản, týp mô bệnh học và giai

đoạn theo TNM Kết quả: tuổi trung bình 63,6 ± 10,9; tỷ lệ nam/nữ 4/1; 46,7% BN có yếu tố

nguy cơ là hút thuốc lá, thuốc lào; 88,9% BN UTP giai đoạn muộn (IIIb, IV) Hình thái tổn

thương trên X quang: khối mờ dạng tròn 68,9%, tràn dịch màng phổi 40% và xẹp phổi 26,7%

Hình thái tổn thương trên nội soi phế quản ống mềm: thâm nhiễm niêm mạc 77,3%, chít hẹp

lòng phế quản (63,6%), u sùi (40,9%), chảy máu trong lòng phế quản (4,6%) Phân týp mô

bệnh học: 51,1% ung thư biểu mô vảy (UTBMV), 42,2% ung thư biểu mô tuyến (UTBMT) và

6,7% ung thư tế bào nhỏ (UTTBN) Kết luận: tỷ lệ UTP ở nam cao hơn nữ, triệu chứng lâm

sàng và cận lâm sàng đa dạng và hầu hết được chẩn đoán muộn

* Từ khoá: Ung thư phổi; Đặc điểm lâm sàng; Đặc điểm cận lâm sàng

Clinical and Paraclinical Features of Lung Cancer Inpatients at

Tuberculosis and Lung Diseases Department, 103 Hospital

Summary

Objectives: To describe the clinical and paraclinical features of lung cancer patients

Subjects and methods: This study was conducted on 45 inpatients at Tuberculosis and Lung

Diseases Department, 103 Hospital from March, 2012 to April, 2013 who were diagnosed lung

cancer by histopathology The clinical and paraclinical features including: age, gender, time of

disease expression, risk factors, respiratory symptoms, general and systemic symptoms,

metastasis symptoms, combined diseases, image of bronchoscopy and chest X-ray;

histopathology type and TNM stage Results: mean age: 63.6 ± 10.9, male/female: 4/1, 46.7%

of patients were smokers, advanced stage (IIIb, IV): 88.9% Lesions on chest X-ray: rounded

opacity 68.9%; pleural effusion 40%; atelectasis 26.7% Lesions on bronchoscopy: bronchial

stenosis 63.6%, tumor 40.9%, bleeding 4.6% Histopathological subtypes: 51.1% squamous cell

carcinoma, 42.2% adenocarcinoma and 6.7% small cell carcinoma Conclusion: Lung cancer

rate in male is higher than in female, clinical and paraclinical features are diverse and most lung

cancers are diagnosed in the late stages

* Key words: Lung cancer; Clinical features; Paraclinical features

* Bệnh viện Quân y 103

Người phản hồi (Corresponding): Phạm Thị Kim Nhung (khanhnhu106@gmail.com)

Ngày nhận bài: 24/05/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 17/06/2016

Ngày bài báo được đăng: 15/07/2016

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư phổi là loại ung thư gặp phổ

biến nhất, UTP gây tỷ lệ tử vong đứng

đầu ở nam giới và đứng thứ hai ở nữ sau

ung thư vú Mỗi năm có tới 1,4 triệu ca

mới được phát hiện UTP có tiên lượng

xấu, thời gian sống thêm ngắn, thường

phát hiện muộn và kết quả điều trị hạn

chế Năm 2005, trong số 58 triệu người

chết trên toàn thế giới nguyên nhân do

ung thư chiếm 13% (7,6 triệu người),

trong đó đứng đầu là UTP (1,3 triệu

người) [9] Nhằm phát hiện sớm, hạn chế

tỷ lệ tử vong do ung thư phổi, chúng tôi

tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả

đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở

BN UTP.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

45 BN được chẩn đoán xác định UTP,

điều trị nội trú tại Khoa Lao và Bệnh phổi

(AM3), Bệnh viện Quân y 103 từ 3 - 2012

đến 4 - 2013

đoán xác định UTP bằng xét nghiệm mô

bệnh học hoặc tế bào học, không có

chống chỉ định với các kỹ thuật xâm nhập

lấy bệnh phẩm như sinh thiết phế quản

qua nội soi phế quản ống mềm, sinh thiết

phổi qua thành ngực dưới hướng dẫn của

chụp cắt lớp vi tính (CLVT) BN đồng ý

tham gia nghiên cứu

tham gia nghiên cứu

2 Phương pháp nghiên cứu

cắt ngang

số liệu về tuổi, giới, thời gian phát hiện bệnh, các yếu tố nguy cơ, triệu chứng hô hấp, triệu chứng toàn thân, hệ thống và triệu chứng di căn, bệnh kết hợp

* Chụp X quang phổi chuẩn và CLVT

trình tự: vị trí tổn thương, hình thái tổn thương và tổn thương phối hợp

thương trong lòng phế quản, đồng thời thực hiện kỹ thuật sinh thiết lấy bệnh phẩm tại vị trí tổn thương để chẩn đoán xác định và định týp UTP

khi sinh thiết được cố định ngay trong dung dịch focmon 10%, đọc kết quả tại Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Quân y 103

* Nghiên cứu giai đoạn theo TNM:

thông qua các biện pháp xét nghiệm như chụp CLVT lồng ngực, MRI sọ não, xạ hình xương, siêu âm ổ bụng

thống kê, sử dụng phần mềm thống kê y

học SPSS 16.0

Trang 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

1 Đặc điểm tuổi, giới

Giới

p < 0,01

p > 0,05

Nam chiếm đa số (80%), tỷ lệ nam/nữ

là 4/1, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

(p < 0,01) Tuổi trung bình của đối tượng

nghiên cứu 63,6 ± 10,9, trẻ nhất 38 tuổi,

già nhất 85 tuổi, nhóm > 50 tuổi gặp với

tỷ lệ cao (91,2%) Paliogiannis P (2013)

[7] phân tích 4.325 BN UTP ở miền Bắc

Sardinia, Ý năm 1992 - 2010 thấy tuổi

trung bình của nam 68,1, nữ 67, tỷ lệ

nam/nữ 4,6/1 Tỷ lệ này gần tương

đương với nghiên cứu của Spaggiari L (2013) (nam/nữ 4,4/1) trên 167 BN UTP được phẫu thuật

Kocic B và CS (2013) [6] nghiên cứu

BN UTP ở vùng Đông Nam Serbia từ

1999 đến 2008 thấy tỷ lệ mắc nam/nữ là 4/1

Như vậy, kết quả về phân bố tuổi, giới trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự nhận xét của các tác giả trên

2 Triệu chứng lâm sàng

Giới

Trang 4

Chúng tôi thấy chưa có yếu tố nguy cơ

trên BN nữ Ở BN nam, yếu tố nguy cơ

chủ yếu liên quan đến hút thuốc lá, thuốc

lào (58,3%) và 19,4% có tiếp xúc hóa

chất (hút xăng bằng miệng, phun thuốc

trừ sâu), khói bụi (làm nghề đốt than, đốt

lò gạch), chủ yếu là những trường hợp

liên quan đến yếu tố độc hại nghề nghiệp

Phần lớn BN nam đều hút thuốc lá, liên

quan giữa UTP và hút thuốc lá đã được

chứng minh Cho đến nay, hút thuốc lá

vẫn được coi là yếu tố nguy cơ hàng đầu

của UTP [3] Hút thuốc lá không những

làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh và tử

vong ở BN UTP mà còn tăng nguy cơ

mắc các bệnh lý kết hợp như tim mạch,

bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, dẫn tới

tiên lượng BN càng xấu hơn Người hút

thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phế

quản gấp 30 lần so với người không hút

thuốc Vì vậy, một trong những chiến

lược phòng chống UTP được quan tâm

hàng đầu là giáo dục nhận thức tác hại

của hút thuốc lá trong cộng đồng

Theo Collins LG (2007) [4], hút thuốc

làm tăng nguy cơ mắc UTP lên 10 - 30

lần so với người không hút thuốc; hút thuốc liên quan trực tiếp đến 90% UTP ở

nữ và 79% đối với nam; hút thuốc lá thụ động cũng là một nguy cơ quan trọng Trên thế giới, từ 1960 đến nay, người

ta đã quan tâm nhiều hơn đến ảnh hưởng của hút thuốc lá với tần suất mắc UTP ở

nữ giới do tỷ lệ nữ hút thuốc lá tăng Nghiên cứu của chúng tôi không có BN

nữ nào hút thuốc lá, có thể do số lượng

BN nghiên cứu còn ít; hơn nữa, ở Việt Nam, tỷ lệ nữ hút thuốc lá không phổ biến như một số nước khác trên thế giới Các nghiên cứu khác khi khảo sát yếu tố nguy

cơ cũng cho thấy tỷ lệ BN UTP có hút thuốc lá cao: theo Lê Tuấn Anh là 40% [1], Nguyễn Hải Công 68% [2]

* Thời gian biểu hiện bệnh:

Thời gian biểu hiện bệnh đến khi nhập viện đạt tỷ lệ cao nhất từ 1 - 3 tháng (53,3%), < 1 tháng 26,7%, không có BN nào kéo dài > 12 tháng; khẳng định khi có triệu chứng, khối u đã hoàn thiện được 3/4 nên BN thường bị chẩn đoán muộn, gây khó khăn cho điều trị

* Triệu chứng toàn thân hệ thống: Bảng 3:

Chỉ số BMI

Trang 5

Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số BN

có thể trạng trung bình (18,5 ≤ BMI < 23)

(66,7%), 22,9% gày (BMI < 18,5) và 4,4%

có thể trạng thừa cân ở mức tiền béo phì

(BMI < 25) Các triệu chứng cơ năng chủ

yếu là mệt mỏi (93,3%), gày sút cân

(66,7%), là triệu chứng gặp trong nhiều

bệnh, không có tính đặc hiệu, dễ bị bỏ qua Sốt gặp với tỷ lệ thấp hơn (35,6%) Hội chứng cận u gặp 15,5% BN, chủ yếu là hội chứng cận u xương khớp gặp với biểu hiện ngón tay dùi trống Chỉ có

1 BN nam có hội chứng cận u nội tiết, biểu hiện vú to một bên

Triệu chứng

cơ năng

Triệu chứng

thực thể

Triệu chứng đau ngực gặp với tỷ lệ

cao nhất (82,2%), BN mô tả có thể đau

nhẹ, cảm giác tức ngực mơ hồ đến cảm

giác đau thường xuyên, ảnh hưởng sinh

hoạt hàng ngày Tiếp theo là các triệu

chứng ho khan (62,2%), khó thở, ho ra

máu BN thường biểu hiện phối hợp các

triệu chứng Tràn dịch màng phổi ác tính

gặp tỷ lệ cao nhất (44,4%); hội chứng phế

quản, hội chứng đông đặc và hội chứng

trung thất có tỷ lệ gần như nhau

(20 - 28,9%)

* Triệu chứng di căn:

14 BN (31,1%) có biểu hiện di căn,

trong đó di căn hạch vùng cổ gặp với tỷ lệ

cao nhất (28,9%), chủ yếu là hạch

thượng đòn (61,5%), còn lại ở dọc cơ ức

đòn chũm, góc hàm (38,5%) Các vị trí di căn khác (xương, ổ bụng, thành ngực) hầu hết đều kèm theo di căn hạch thượng đòn

* Giai đoạn theo TNM:

88,9% BN trong nghiên cứu là UTP giai đoạn muộn (IIIb, IV), 11,1% BN giai đoạn IIIa, không có BN giai đoạn I, II

BN được chẩn đoán chủ yếu ở giai đoạn muộn, có thể do nhận thức và hiểu biết về bệnh của BN còn thấp; việc khám sức khỏe định kỳ cũng như khám sàng lọc bệnh ung thư chưa được phổ biến ở nước ta Mặt khác, lâm sàng của UTP thường không điển hình, thậm chí diễn biến, tiến triển âm thầm; nếu có cũng chỉ

là các triệu chứng cơ năng gặp trong

Trang 6

nhiều bệnh và không đặc hiệu nên BN dễ

bỏ qua Khi biểu hiện lâm sàng đã rõ,

bệnh tiến triển một thời gian dài và đã ở

giai đoạn muộn, gây nhiều khó khăn cho

điều trị Đây là một trong những nguyên

nhân khiến tỷ lệ tử vong ở BN UTP cao;

đặt ra nhiều thách thức cho y học hiện đại

trong sàng lọc, phát hiện và chẩn đoán

sớm UTP

3 Cận lâm sàng

* X quang:

- Vị trí tổn thương trên X quang: chủ

yếu ở phổi phải (62,2%); 35,6% ở phổi

trái 1 trường hợp tổn thương ở 2 thùy

phổi và 1 trường hợp tổn thương ở cả

2 phổi

- Hình thái tổn thương trên X quang:

bóng mờ dạng tròn (68,9%) với đặc điểm:

bờ đa cung tua gai (74,2%), bờ nhẵn

(25,8%); số lượng 1 khối chiếm đa số

(83,9%) Tràn dịch màng phổi 40% và xẹp

phổi 26,7% là một trong những dấu hiệu

chỉ điểm ác tính quan trọng; số lượng

1 khối chiếm đa số (83,9%); kích thước

chủ yếu ≥ 3 cm (80,6%), đây là một dấu

hiệu chỉ điểm tính chất ác tính Theo

nhiều tác giả, khi đường kính khối u > 3 cm

thì 80% là ác tính, trong đó tổn thương

phối hợp chủ yếu là khối mờ dạng tròn

kết hợp tràn dịch màng phổi (20%) và

khối mờ dạng tròn kết hợp xẹp phổi

(13,3%) Tổn thương dạng viêm phổi,

dạng lưới nốt gặp với tỷ lệ thấp hơn

(15,6% và 6,7%)

* Hình thái tổn thương trên nội soi phế

chít hẹp lòng phế quản 63,6%; u sùi trong

lòng phế quản 40,9%; chảy máu trong

lòng phế quản 4,6%

51,1%, UTBMT 42,2% và UTTBN 6,7%, không có BN nào ung thư tế bào lớn

Theo Gadgeel (2010), tỷ lệ đứng đầu

là UTBMT (40%), tiếp đến UTBMV (30%), UTTBN và ung thư tế bào lớn đều 15% [5]

Collins và CS (2007) [4] thống kê tỷ lệ týp mô bệnh học lần lượt, UTBMT 40%; UTBMV 25%; UTTBN 20%; ung thư tế bào lớn 10%; 5% là các týp khác ít gặp

Lê Tuấn Anh (2012) nhận thấy UTBMT gặp nhiều nhất (55,4%), UTBMV 25%, ung thư tế bào lớn 19,6% [1]

Tỷ lệ phân bố BN theo týp mô bệnh học của chúng tôi không giống các nghiên cứu khác, có thể do số lượng BN ít Tuy nhiên, 2 týp hay gặp nhất là UTBMT và UTBMV

Trong phạm vi nghiên cứu nhỏ, số lượng BN ít, thời gian ngắn, chúng tôi không có điều kiện xác định cụ thể các dưới týp, biến thể và độ biệt hóa

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của 45 BN UTP, chúng tôi rút ra kết luận:

* Đặc điểm lâm sàng:

- Tỷ lệ nam/nữ 4/1; tuổi trung bình 63,6 ± 10,9; lứa tuổi gặp nhiều nhất > 50 tuổi (91,2%) 46,7% BN có hút thuốc lá, thuốc lào

- Triệu chứng chủ yếu là mệt mỏi (93,3%), gày sút cân (66,7%), đau ngực (82,2%), ho khan (62,2%), khó thở (57,8%), ho ra máu (31,1%) Tràn dịch màng phổi ác tính 44,4%; hội chứng phế quản, hội chứng đông đặc và hội chứng trung thất gặp với tỷ lệ gần như nhau (20 - 28,9%) Hội chứng cận u 15,5%

Trang 7

+ 88,9% BN UTP giai đoạn muộn

(IIIb, IV), 11,1% giai đoạn IIIa

* Đặc điểm cận lâm sàng:

+ Tổn thương trên X quang: tổn thương

dạng khối mờ dạng tròn 68,9%, tràn dịch

màng phổi 40% và xẹp phổi 26,7%

+ Tổn thương trên nội soi phế quản

ống mềm: thâm nhiễm niêm mạc 77,3%,

chít hẹp lòng phế quản (63,6%), u sùi

(40,9%), chảy máu trong lòng phế quản

(4,6%)

+ Ung thư biểu mô vảy gặp với tỷ lệ

cao nhất (51,1%), UTBMT 42,2% và thấp

nhất là UTTBN (6,7%), không có BN nào

ung thư tế bào biểu mô lớn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Lê Tuấn Anh Nghiên cứu mối liên quan

giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với

hóa mô miễn dịch và yếu tố tăng trưởng nội

mạch ở bệnh nhân ung thư phế quản Luận án

Tiến sỹ Y học Học viện Quân y Hà Nội 2012

2 Nguyễn Hải Công Nghiên cứu đặc điểm

hình thái động mạch phế quản và mối liên

quan với lâm sàng, cận lâm sàng ở BN ung thư phế quản Luận văn Thạc sỹ Y học Học viện Quân y Hà Nội 2011

3 American Cancer Society. Cancer Fact

& Figures 2012

4 Collins LG, Haines C, Perkel R et al Lung cancer: diagnosis and management American Family Physician 2007, 75 (1), pp.56-63

5 Gadgeel Introduction to small cell lung cancer: prevalence, initial symptoms, work-up, and staging 2010 http://cancergrace.org/ lung/2010/08/03/intro-to-sclcref-lib/

6 Kocić B, Petrović B, Rancić N et al.

Lung cancer trends in Southeastern Serbia Central European Journal of Public Health

2013, 21 (1), pp.17-21

7 Paliogiannis P, Attene F, Cossu A et al Lung cancer epidemiology in North Sardinia, Italy Multidisciplinary Respiratory Medicine

2013, 8 (1)

8 Proctor RN. Tobacco and the global lung cancer epidemic Nature Reviews Cancer

2001, 1, pp.82-86

9 WHO Cancer, www.who.int/mediacentre/ factsheets/fs297/en/

Ngày đăng: 21/01/2020, 10:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w