Đề tài này được tiến hành nhằm xác định rõ giới hạn bên ngoài da do ảnh hưởng của châm huyệt hoa đà giáp tích ở từng vùng khác nhau của cơ thể, và xác định vùng ảnh hưởng ngoài da của các nhóm huyệt hoa đà giáp tích cổ, ngực, thắt lưng, cùng. Mời các bạn cùng tham khảo đề tài qua bài viết này.
Trang 1KHẢO SÁT VÙNG ẢNH HƯỞNG NGOÀI DA CỦA HUYỆT HOA ĐÀ
GIÁP TÍCH
Phan Quan Chí Hiếu*, Nguyễn Tấn Hưng**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Huyệt Hoa Đà - Giáp tích rất thường được sử dụng trong lâm sàng thường ngày để kiểm soát
đau như giảm đau do ung thư, đau sau zona, bệnh lý gân cơ Những nghiên cứu về hệ huyệt này cũng cho thấy
có sự liên quan chặt chẽ với tiết đoạn thần kinh Đề tài này được tiến hành nhằm xác định rõ giới hạn bên ngoài
da do ảnh hưởng của châm huyệt Hoa Đà Giáp tích ở từng vùng khác nhau của cơ thể
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định vùng ảnh hưởng ngoài da của các nhóm huyệt Hoa Đà giáp tích cổ, ngực,
thắt lưng, cùng
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cơ bản, mô tả hàng loạt ca tại khoa Nội Cơ Xương
Khớp Bệnh viện Y học cổ truyền TP HCM từ ngày 10/10/2010 đến ngày 09/09/2011 92 người khỏe mạnh tình nguyện được châm tê (dòng điện xung tần số 100Hz trong 20 phút) Ngưỡng đau được khảo sát trước và ngay sau châm tê tại 94 điểm khám của toàn bộ cơ thể
Kết quả: Huyệt Hoa đà-Giáp tích C1-C7: Vùng tăng ngưỡng đau gồm vùng chi phối của tiết đoạn thần
kinh C2-T4 cả phía trước và sau thân Trong đó những tiết đoạn C2, C3 tăng nhiều nhất, T3, T4 tăng ít nhất Huyệt Hoa đà-Giáp tích T1-T12: Vùng tăng ngưỡng đau gồm vùng chi phối của tiết đoạn thần kinh C8-S2 cả phía trước và sau thân Trong đó những tiết đoạn T6, T7, T8, T9, T10, T11, T12 tăng nhiều nhất, mức tăng giảm dần về hai cực trên và dưới Huyệt Hoa đà-Giáp tích L1-L5: Vùng tăng ngưỡng đau gồm vùng chi phối của tiết đoạn thần kinh T12-S3 cả phía trước và sau thân Trong đó những tiết đoạn L3, L4, L5, S1 tăng nhiều nhất, mức tăng giảm dần về hai cực trên và dưới Huyệt Hoa đà-Giáp tích S1-S4: Vùng tăng ngưỡng đau gồm vùng chi phối của tiết đoạn thần kinh L4-S5 cả phía trước và sau thân Trong đó những tiết đoạn S2, S3, S4, S5 tăng nhiều nhất, mức tăng giảm dần về hai cực trên và dưới
Kết luận: Vùng ảnh hưởng ngoài da của các nhóm huyệt Hoa Đà giáp tích C1-C7, T1-T12, L1-L5, S1-S4 là
vùng chi phối của các tiết đoạn thần kinh theo thứ tự C2-T4, C8-S2, T12-S3, L4-S5
Từ khóa: Hoa Đà giáp tích, ảnh hưởng ngoài da, tiết đoạn thần kinh, C1-C7, T1-T12, L1-L5, S1-S4
ABSTRACT
A SURVEY ON THE INFLUENCE REGIONS OF SKIN OF HUA-TUO JIAJI POINTS
Phan Quan Chi Hieu, Nguyen Tan Hung
* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 16 - Supplement of No 1 – 2012: 48 –53
Introduction: Hua-tuo Jiaji points have been often used in daily practice for controlling cancer pain,
post-herpetic neuralgia, and tendinopathy The results have suggested a close relationship with dermatome concepts This study was conducted for determining the concrete influence regions of skin under acupuncture on different groups of Hua-tuo Jiaji points
Aims of the study: Determine the influence regions of skin of cervical, thoracic, lumbar, and sacral Hua-tuo
Jiaji points
Khoa Y học cổ truyền- Đại học Y Dược Tp HCM Bệnh viện Y học cổ truyền Tp HCM
Trang 2Materials and methods: A descriptive clinical study (serial case description) at Internal Locomotive
Department of Traditional Medicine Hospital HCM city from 10/10/2010 to 09/09/2011 Ninety-two healthy volunteers were enrolled into 4 groups A 20-minute electroacupuncture of 100Hz was performed at C1-C7 (group I); D1-D12 (group II); L1-L12 (group III), and S1-S5 (group IV) Hua-tuo Jiaji points Pain threshold were checked at 94 determined points of whole body before and right after anesthetic acupuncture
at Hua-tuo Jiaji points
Results: Hua-tuo Jiaji points of C1-C7: Pain threshold were increased in both ventral and dorsal regions of
C2-T4 dermatomes There were various increasing levels of pain threshold in these dermatomes, in which, the C2, C3 dermatomes were the highest and T3, T4 dermatomes were the lowest increase Hua-tuo Jiaji points of T1-T12: Pain threshold were increased in both ventral and dorsal regions of C8-S2 dermatomes, in which, the highest increase was at T6 to T12 dermatomes The pain threshold is gradual diminished toward the upper and lower borders of the influenced regions Hua-tuo Jiaji points of L1-L5: Pain threshold were increased in both ventral and dorsal regions of T12-S3 dermatomes, in which, the highest increase was at L3 to S1 dermatomes The pain threshold is gradual diminished toward the upper and lower borders of the influenced regions Hua-tuo Jiaji points
of S1-S4: Pain threshold were increased in both ventral and dorsal regions of L4-S5 dermatomes, in which, the highest increase was S2 to S5 dermatomes The pain threshold is gradual diminished toward the upper and lower
borders of the influenced regions
Conclusion: The influence regions of skin of cervical Hua-tuo Jiaji points are C2 to T4; thoracic Hua-tuo
Jiaji points are C8 to S2; lumbar Hua-tuo Jiaji points are T12 to S3; and sacral Hua-tuo Jiaji points are L4 to S5
dermatomes
Key words: Hua-tuo Jiaji points, dermatomes, pain threshold
ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyệt vị châm cứu nói chung và huyệt Hoa
Đà giáp tích nói riêng, đều có một ảnh hưởng
lên cơ thể, có tác dụng trị liệu tại chỗ (bên ngoài)
và tác dụng ở xa (đến các nội tạng bên trong)
Mỗi nhóm huyệt Hoa Đà giáp tích đều có
tác dụng trị liệu cụ thể như các huyệt giáp tích
từ C3 đến T9 có tác dụng điều trị các bệnh và
chứng ở thành ngực, các nội tạng trong xoang
ngực
Quan sát người xưa sử dụng huyệt Hoa Đà
giáp tích, có thể thấy vùng cơ thể chịu ảnh
hưởng bởi nhóm huyệt này gần giống như cách
ảnh hưởng theo tiết đoạn thần kinh tủy sống (1, 2)
Sự hiểu biết một cách hệ thống về những
huyệt Hoa Đà giáp tích cho đến hiện nay vẫn
chưa có nhiều bằng chứng khoa học
Đề tài nghiên cứu khoa học này là một phần
trong mong muốn giải quyết vấn đề khoa học
nêu trên và bước đầu nghiên cứu vùng da chịu
ảnh hưởng của những huyệt Hoa Đà giáp tích
C1 đến S4
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định vùng ảnh hưởng ngoài da của 4 nhóm huyệt Hoa Đà giáp tích C1-C7, T1-T12, L1-L5, S1-S4
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn
Chọn sinh viên đang học tại khoa Nội Cơ Xương Khớp Bệnh viện YHCT TPHCM có các tiêu chuẩn sau:
Người khỏe mạnh, không bị dị tật, không bị chấn thương hoặc qua phẫu thuật
Không có tổn thương ngoài da
Không có bất kỳ dấu chức năng nào
Chấp nhận tham gia nghiên cứu (bảng đồng thuận)
Tiêu chuẩn loại
Trước, trong thời gian thử nghiệm xuất hiện cảm giác khó chịu hay hiện tượng say kim (vã
Trang 3mồ hôi, hoa mắt, bồn chồn, buồn nôn, tay chân
lạnh, ngất)
Không đồng ý tham gia nghiên cứu ở bất kỳ
thời điểm nào
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cơ bản, mô tả hàng loạt ca
Cỡ mẫu
n = 92 chia thành 4 nhóm (n1 = 22 khảo sát
huyệt Hoa Đà giáp tích C1-C7; n2 = 26 khảo sát
huyệt Hoa Đà giáp tích T1-T12; n3 = 24 khảo sát
huyệt Hoa Đà giáp tích L1-L5; n4 = 20 (khảo sát
huyệt Hoa Đà giáp tích S1-S4)
Mô tả các biến số
Biến số độc lập
Vị trí các huyệt Hoa Đà giáp tích
Vị trí khảo sát ngưỡng đau (94 điểm khảo sát
trên các tiết đoạn thần kinh)
Biến số phụ thuộc
Ngưỡng đau: Lực đủ gây cảm giác đau, tính
bằng Newton (3)
Vùng cảm giác da:
Vùng bình thường: Ngưỡng đau trước và
sau châm tê không thay đổi có ý nghĩa thống kê
Vùng giảm cảm giác đau: Ngưỡng đau trước
và sau châm tê tăng lên có ý nghĩa thống kê
Vùng tăng cảm giác đau: Ngưỡng đau trước
và sau châm tê giảm có ý nghĩa thống kê
Vùng rìa: Là vùng giảm cảm giác đau và tiếp
giáp với vùng cảm giác bình thường
KẾT QUẢ
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Các đặc điểm chung
Mẫu nghiên cứu có số lượng đối tượng
nghiên cứu tập trung nhiều ở 20-30 tuổi (68%)
Nam chiếm đa số, tỉ lệ là 54%
Các triệu chứng theo dõi trước và ngay sau
khi châm huyệt Hoa Đà giáp tích
Sự thay đổi của mạch trước và ngay sau khi
châm huyệt Hoa Đà giáp tích
|t|= 1,60 < t0,05(91)= 1,99
Nhận xét: Sự thay đổi mạch không có ý
nghĩa thống kê
Sự thay đổi của huyết áp tâm thu trước và ngay sau khi châm huyệt Hoa Đà giáp tích
|t|= 0,99 < t0,05(91)= 1,99
Nhận xét: Sự thay đổi huyết áp tâm thu
không có ý nghĩa thống kê
Sự thay đổi của huyết áp tâm trương trước
và sau khi châm huyệt Hoa Đà giáp tích
|t|= 0,70 < t0,05(91)= 1,99
Nhận xét: Sự thay đổi huyết áp tâm trương
không có ý nghĩa thống kê
Không có sự xuất hiện các triệu chứng: hoa mắt, bồn chồn, vã mồ hôi, buồn nôn
Kết quả sau khi châm 4 nhóm huyệt hoa đà giáp tích
Khi châm huyệt Hoa Đà giáp tích C1-C7, có kết quả
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
Tiết đoạn thần kinh
Trước châm Sau châm
Biểu đồ 1: Sự thay đổi ngưỡng đau trước và sau
châm tê huyệt Hoa Đà giáp tích C1-C7 trên mỗi tiết đoạn thần kinh (p<0,05)
Nhận xét
Vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt Hoa
Đà giáp tích C1-C7 là vùng chi phối của tiết đoạn thần kinh C2-T4
Trang 4Khi châm huyệt Hoa Đà giáp tích T1-T12, có
kết quả
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
0.3
0.35
V V C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T1 2 L1 L2 L3 L4 L5 S1 S2 S3 S4 S5
Tiết đoạn thần kinh
Trước châm Sau châm
Biểu đồ 2: Sự thay đổi ngưỡng đau trước và sau
châm tê huyệt Hoa Đà giáp tích T1-T12 trên mỗi tiết
đoạn thần kinh (p<0,05)
Nhận xét
Vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt Hoa
Đà giáp tích T1-T12 là vùng chi phối của tiết
đoạn thần kinh C8-S2
Khi châm huyệt Hoa Đà giáp tích L1-L5, có
kết quả
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
0.3
0.35
Tiết đoạn thần kinh
Trước châm Sau châm
Biểu đồ 3: Sự thay đổi ngưỡng đau trước và sau
châm tê huyệt Hoa Đà giáp tích L1-L5 trên mỗi tiết
đoạn thần kinh (p<0,05)
Nhận xét
Vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt Hoa
Đà giáp tích L1-L5 là vùng chi phối của tiết
đoạn thần kinh T12-S3
Khi châm huyệt Hoa Đà giáp tích S1-S4, có kết quả
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3
Tiết đoạn thần kinh
Trước châm Sau châm
Biểu đồ 4: Sự thay đổi ngưỡng đau trước và sau
châm tê huyệt Hoa Đà giáp tích S1-S4 trên mỗi tiết đoạn thần kinh (p<0,05)
Nhận xét
Vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt Hoa
Đà giáp tích S1-S4 là vùng chi phối của tiết đoạn thần kinh L4-S5
Ngưỡng đau phía sau lưng trong cùng một tiết đoạn luôn cao hơn đáng kể so với phần trước cơ thể
Một số tiết đoạn thần kinh cùng bị ảnh hưởng của các nhóm huyệt Hoa Đà giáp tích Tuy nhiên, mỗi nhóm huyệt Hoa Đà giáp tích
có tác dụng tăng ngưỡng đau nhiều nhất ở một số tiết đoạn thần kinh
Nhóm huyệt Hoa Đà giáp tích C1-C7 gây tăng ngưỡng đau nhiều trên các tiết đoạn thần kinh C2, C3, C4, C5, C6, C7, C8, T1, T2, nhưng tăng nhiều nhất là C2
Nhóm huyệt Hoa Đà giáp tích T1-T12 gây tăng ngưỡng đau nhiều trên các tiết đoạn thần kinh T3, T4, T5, T6, T7, T8, T9, T10, T11, T12, L1, L2, nhưng tăng nhiều nhất là T9
Nhóm huyệt Hoa Đà giáp tích L1-L5 gây tăng ngưỡng đau nhiều trên các tiết đoạn thần kinh L3, L4, L5, S1, nhưng tăng nhiều nhất là L4 Nhóm huyệt Hoa Đà giáp tích S1-S4 gây tăng ngưỡng đau nhiều trên các tiết đoạn thần kinh S2, S3, S4, S5, nhưng tăng nhiều nhất là S3
Trang 5BÀN LUẬN
Vùng cơ thể bên ngoài có sự phân chia rõ
rệt theo nhóm huyệt Hoa Đà giáp tích
Kết quả này phù hợp với các lý thuyết
được ghi lại trong tài liệu kinh điển (Trửu hậu
bị cấp phương) cũng như những nghiên cứu
khoa học của Hoy Ping Yee Chan, Hồ Ngọc
Hồng, Lê Trần Sơn Châu Kết quả này cũng
cho thấy tác dụng giảm đau của các huyệt
Hoa Đà giáp tích trùng hợp với cơ chế kiểm
soát cổng của Wall & Melzack.(3)
Vùng ảnh hưởng của các huyệt Hoa Đà
giáp tích rộng hơn tên gọi của chúng
Kết quả này có khả năng do các sợi A và C
dẫn truyền cảm giác đau đi từ cảm thụ quan
“trần” (terminaisons libres) đến sừng sau tủy
sống, tại đây cho các nhánh phụ lên và xuống
liên kết 5 – 6 tầng tủy (3)
Vùng ảnh hưởng bên ngoài của huyệt Hoa
Đà giáp tích phía sau cơ thể luôn mạnh
hơn phía trước
Kết quả này có khả năng do đường dẫn thần
kinh phía sau gần hơn phía trước
Da phần phía trước cơ thể nhạy cảm hơn
Kỹ thuật khảo sát chưa công bằng (khám
cảm giác ở lưng trước sau đó mới khảo sát phần
phía trước cơ thể) nên bị mất thời gian hơn
Vùng ảnh hưởng bên ngoài của huyệt
Hoa Đà giáp tích có hiệu quả giảm dần ở
vùng rìa
Kết quả này có thể giải thích: xung động
thần kinh khi về đến sừng sau tủy sống có thể
lan lên trên hoặc xuống một vài tiết đoạn nhưng
không nhiều bằng chính tiết đoạn ấy
Vùng ảnh hưởng bên ngoài của huyệt
Hoa Đà giáp tích không có hiệu quả tại
vùng mặt
Kết quả phù hợp với lý thuyết kinh điển
(Trửu hậu bị cấp phương) và có khả năng do
khi kích thích các huyệt Hoa Đà giáp tích
không tác động đến nhân cảm giác của dây thần kinh sinh ba
Vùng rìa ảnh hưởng từ 4 nhóm huyệt Hoa
Đà giáp tích không đều nhau Vùng rìa của nhóm huyệt Hoa Đà giáp tích
C1-C7 có mức tăng ngưỡng đau nhiều nhất trên tiết đoạn thần kinh C2, kết quả này có khả năng
do tiết đoạn thần kinh C2 không lan đến tiết đoạn thần kinh C1 (C1 không có rễ cảm giác (4))
Sự ảnh hưởng của các huyệt Hoa Đà giáp tích C1-C7 cộng hưởng và tập trung tại tiết đoạn C2
Vùng ảnh hưởng của huyệt Hoa Đà giáp tích ở 2 bên giống nhau
Kết quả này nói lên tác động một bên Hoa
Đà giáp tích có thể ảnh hưởng cả bên đối diện Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa thực hiện việc khảo sát vùng ảnh hưởng của huyệt Hoa Đà giáp tích ở một bên cơ thể
Kết quả giảm đau của châm tê
Nghiên cứu cho thấy rõ hiệu quả giảm đau của kỹ thuật châm tê, mức độ giảm đau tăng gấp 2 - 2,5 lần so với trước
KẾT LUẬN
Vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt Hoa
Đà giáp tích C1-C7 là vùng chi phối của tiết đoạn thần kinh C2-T4 và tiết đoạn C2 bị ảnh hưởng nhiều nhất
Vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt Hoa
Đà giáp tích T1-T12 là vùng chi phối của tiết đoạn thần kinh C8-S2 và tiết đoạn T9 bị ảnh hưởng nhiều nhất
Vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt Hoa
Đà giáp tích L1-L5 là vùng chi phối của tiết đoạn thần kinh T12-S3 và tiết đoạn L4 bị ảnh hưởng nhiều nhất
Vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt Hoa
Đà giáp tích S1-S4 là vùng chi phối của tiết đoạn thần kinh L4-S5 và tiết đoạn S3 bị ảnh hưởng nhiều nhất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Dương Kế Châu (2002), Châm cứu Đại Thành, Nhà xuất bản
Thuận Hóa, tr 210
Trang 62 Lê Trần Sơn Châu (2005), Khảo sát hiệu quả của phương pháp
châm tê nhóm huyệt Hoa Đà giáp tích đối với chứng đau do ung
thư, Luận văn thạc sĩ ngành YHCT, Khoa YHCT Đại học Y Dược
TP HCM, tr 30, 46, 52
3 Phan Quan Chí Hiếu (1997), Thần kinh sinh học & châm cứu, Đại
học Y Dược TP HCM, 1997, tr 1-13, 15-20
4 Vũ Anh Nhị (2006), Thần kinh học, Nhà xuất bản Y học TP
HCM, tr 57, 59, 284