Luyện nói cho HS lớp 1

7 1.6K 16
Luyện nói cho HS lớp 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIẢI PHÁP HỮU ÍCH VỀ DẠY BÀI LUYỆN NÓI CHO HỌC SINH LỚP 1 I/. ĐẶT VẤN ĐỀ: Ngôn ngữ là công cụ của tư duy – vì thế – việc dạy cho trẻ – đặc biệt là trẻ lớp 1 có vốn ngôn ngữ giao tiếp phong phú – đắc dụng thông qua phần luyện nói trong mỗi bài học vần là một trong những tiêu chí cơ bản mà chương trình tiếng Việt lớp 1 mới hướng tới. Bởi luyện nói là hình thức giúp trẻ biểu dạt tư duy qua ngôn ngữ nói – trẻ lại cụ thể hoá tư duy bằng ngôn ngữ viết. Nhờ thế luyện nói trở thành phần thể nghiệm chính xác nhất hiệu quả truyền đạt của thầy đến trò. Dù đó là phần chiếm dung lượng thời gian khiêm tốn: 9-10 phút trong một tiết học song luyện nói là yếu tố tiên quyết giúp trẻ mạnh dạn – tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày. Năm học 2003 – 2004 – khi nhận dạy lớp 1 tôi đã thăm dò và nhận thấy: Hầu hết trẻ lớp tôi chủ nhiệm chưa có được kỹ năng diễn đạt mạch lạc, đủ ý… Phần đông các em hiểu nhưng trình bày thông tin còn khó khăn – vì thế tôi đã chủ động giúp các em có được kỹ năng diễn đạt tốt hơn thông qua việc khai thác, phát huy bài luyện nói trong mỗi bài học vần. Đó là giải pháp hữu ích về: “Dạy phần luyện nói cho học sinh lớp 1” mà tôi trình bày dưới đây. Rất mong những điều tôi trình bày sẽ nhận được sự đánh giá, góp ý từ phía đồng nghiệp – để giải pháp có được tính hữu dụng đặc trưng đới với học sinh lớp 1. II/. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN: 1. Khảo sát thực trạng: Tiến hành khảo sát: Tôi căn cứ vào điểm đọc của học sinh ở kỳ khảo sát đầu năm để đánh giá khả năng diễn đạt của học sinh lớp tôi phụ trách như sau: Tổng số học sinh được khảo sát: 29 em đạt 100% số học sinh. Trong đó số học sinh đạt: Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 Số HS 2 em 4 em 14 em 9 em Tỷ lệ 6, 9% 13,8% 48,3% 31,0% 2. thực trạng - nguyên nhân chi phối khả năng diễn đạt của trẻ: a. Khả năng biểu đạt tư duy thông qua ngôn ngữ nói còn thấp, thậm chí không trình bày khi có yêu cầu. Ví dụ: Luân nói từng tiếng một Hảo không chòu nói hoặc nói một vài từ vô nghóa. Nguyên nhân: - Một số học sinh không học qua mẫu giáo: Luân, Hảo, Nhò. - Phần đông các em chưa có ý thức trong việc bản thân phải có trách nhiệm trình bày thông tin do bài học hoặc người khác yêu cầu. b. Chưa có thói quen giao tiếp chuẩn mực, lễ độ trong học tập, vui chơi. Ví dụ: Cô hỏi: Em học bài chưa Trả lời: Rồi! Hoặc: Rồi cô! Nguyên nhân: - Do gia đình chưa có thói quen tạo cho các em môi trường giao tiếp lòch sự, lễ độ ngay từ nhỏ. c. Khả năng thu nhận và trung chuyển từ kênh hình (nhìn hoặc nghe .) sang kênh chữ (diễn đạt bằng lời) rất kém. Ví dụ: Thấy mọi người ngồi đông – một em học sinh đã nói: - Cô ơi ! Em thấy một đống người luôn ! Nguyên nhân: - Do học sinh sử dụng ngôn từ chưa chính xác bởi các em ở vùng nông thôn, điều kiện kinh tế kém nên nền thông tin hai chiều hay môi trường giao tiếp cộng đồng còn hạn hẹp – các em rất nhút nhát, tự ti. d. Chưa có khả năng diễn đạt theo đúng ngữ pháp, đúng ngữ điệu, đúng chính tả: ví dụ: Có trẻ đã nói: Ngày mai em nghỉ đi học như sau: Ngày mai em… nghỉ… đi học. Nguyên nhân: Do học sinh còn ảnh hưởng bởi ngôn ngữ, Một số học sinh và Giáo viên chưa có sự giao thoa đồng bộ về ngôn ngữ nói. Để khắc phục những tồn tại đã nên; tôi đã đề ra một số giải pháp nhằm giúp học sinh học và vận dụng tốt phần luyện nói của phân môn tiếng Việt như sau: III/. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIÊN: 1. Giải pháp: a. Giúp học sinh có được khả năng diễn đạt mạch lạc, đủ ý, chính xác và thông qua phần luyện nói: Ví dụ: Học sinh nói: Thưa cô, em đã làm bài xong! Tránh không nói: Rồi cô! b. Có trách nhiệm cao trong việc tự giác trình bày thông tin do người khác hoặc bài học yêu cầu. Ví dụ: Nhắc em Hảo luôn cần cẩn thận, trả lời khi có yêu cầu, không phó mặc cho cô và bạn. c. Tạo cho học sinh có được môi trường giao tiếp chuẩn mực, lễ độ ở mọi nơi, mọi lúc, với tất cả mọi người. Ví dụ: Ở trường biết thưa thầy, cô, biết xưng tên lòch sự với bạn bè, không mày, tao… Ở nhà: biết đi thưa về trình, biết chào hỏi lễ phép với mọi người, không cãi lời người lớn. d. Giúp học sinh thông qua hiệu ứng quan sát tranh, quan sát cuộc sông giao tiếp xung quanh, chuyển tải kênh hình sang kênh chữ một cách hiệu quả. Ví dụ: Quan sát tranh: mẹ đi cấy, cha cầm búa… Học sinh hình dung được công việc của người trong tranh qua đó trẻ có thể kể cho mọi người nghe về nghề nghiệp của cha và mẹ mình. e. Giúp trẻ có được thói quen diễn đạt đúng câu, đúng ngữ điệu, đúng chính tả thông qua bài luyện nói. Ví dụ: Thưa cô ngày mai học bài gì ạ? (lên giọng ở cuối câu hỏi) f. Có thái độ giao tiếp đúng mực và khả dó ở mọi nơi mọi lúc: ví dụ: Cần biết bỏ mũ khi chào cờ Nghiêm túc khi hát Quốc ca. 2. Trên cơ sở giải pháp đã đề ra, tôi tiến hành tổ chức thực hiện giải pháp như sau: a. Về phía Giáo viên: Cần: * Nghiên cứu kỹ bài dạy – xác đònh những kiến thức cần cung cấp trong bài luyện nói – liên hệ để vận dụng cách tạo tiếng, tạo câu có âm, có vần mới học nhằm tận dụng tối đa dụng ý bài luyện nói. Ví dụ: Học bài: vần ach – tiếng sách. Chủ đề: Giữ gìn sách vở. * Trên cơ sở đó có dự kiến hệ thống câu hỏi hợp lý nhằm giúp học sinh thông qua phần luyện nói, vừa củng cố kiến thức mới học, vừa hiểu được hành vi giáo dục qua bài: Ví dụ: Giúp học sinh luyện nói theo chủ đề: Giữ gìn sách vở – Giáo viên tiến hành theo gợi ý: - Em hãy lấy sách vở của mình để lên bàn – Yêu cầu lớp theo thứ tự quan sát sách vở của nhau và nêu nhận xét: Bộ sách vở của bạn nào đẹp, sạch nhất? - Hãy nêu cách giữ gìn sách vở của mình cho lớp nghe. - Theo em, muốn có sách vở đẹp ta phải làm thế nào? - Trong bài luyện nói có tiếng nào mang vần ta mới học? * Giúp học sinh chuyển tải kênh hình sanh kênh tiếng một cách linh hoạt – cụ thể mà vẫn đảm bảo nội dung theo chủ đề. Ví dụ: ở bài: âm g, gh Chủ đề luyện nói: Nhà bà có tủ gỗ – ghế gỗ. Yêu cầu học sinh quan sát tranh – đặt câu hỏi phát vấn để nhận ra đồ đạc trong nhà bà có tủ gỗ – ghế gỗ. Qua đó rút ra quy tắc chính tả: viết gh với e, ê,i. * Giúp học sinh phân biệt để diễn đạt đúng các khái niện ban đầu về: Từ, câu, dấu chấm, dấu phẩy trong câu. Ví dụ: Tiếng sách – từ quyển sách – câu: Đây là quyển sách của em Hoặc: Gì Na đi đò, bé và mẹ đi chợ. Y/c: Học sinh đọc thành câu rõ tiếng. Khi đọc câu hoặc trả lời cần nghỉ hơi ở dấu phẩy, dấu chấm. * Duy trì, đòi hỏi học sinh trình bày thông tin đủ ý, đủ mọi thành phần câu ở mọi nơi, mọi lúc, mọi giờ học. Ví dụ: Em làm bài xong chưa? Trả lời: Thưa cô! Em làm bài xong rồi ạ! Tránh để học sinh trả lời rồi cô! Hoặc xong rồi cô! * Thường xuyên gắn yêu cầu luyện nói cho học sinh trong mọi mối quan hệ: Giữa HS với HS, giữa HS với GV, HS với xã hội… Ví dụ: Với bạn: Hà ơi – cho mình mượn bút nhé! Với Giáo viên: Thưa cô! Cho em ra ngoài ạ! Với xã hội: Thưa bác, mẹ cháu đi vắng ạ! Tránh để học sinh nói tắt, nói cụt mà thành không lễ phép. * Có yêu cầu tăng dần đối với kỹ năng diễn đạt của trẻ theo thời gian và dung lượng bài học: Ví dụ: Ở bài g, gh: Giáo viên giúp học sinh luyện nói nội dung bài bằng cách đàm thoại: - Trong nhà bà có những vật dụng gì? - Những vật dụng đó làm bằng gì? => Rút ra được từ tủ gỗ, ghế gỗ Song ở bài vần ach (cuối học kỳ I) thì yêu cầu đới với học sinh phải cao hơn: Các em tự trao đổi, thảo luận nhóm để sau đó rút ra chủ đề và nội dung bài luyện nói – thông qua thảo luận, quan sát và nhận xét sách vở – các em rút ra được hành vi đạo đức giữ gìn sách vở sạch đẹp cho mình, cho bạn. Ví dụ: Để có sách vở đẹp, không quăn góc chúng ta phải làm gỉ? * Thường xuyên sử dụng đồ dùng trực quan và kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh có hứng thú và tiếp thu bài theo hướng tích cực nhất. Ví dụ: Tận dụng mô hình, tranh ảnh vẽ, sưu tầm… Để học sinh quan sát – thông qua hiệu ứng quan sát tranh, trẻ sẽ diễn đạt đúng và phong phú hơn. * Giáo viên phải giảm thiểu phương ngữ, giúp HS sử dụng ngôn ngữ phổ thông: Ví dụ: Luyện cho HS người Quảng nói: Nhà sàn, tránh nói nhà Sàng. * Kết hợp nhiều hình thức tổ chức lớp học, giờ học nhằm phát huy khả năng trao đổi giữa học sinh với học sinh trong cùng một vấn đề Ví dụ: Học nhóm nhỏ, thi đua theo nhóm nhỏ, theo tổ, cá nhân với cá nhân, thi kể chuện, thi hát nối… * Luôn tạo không khí cởi mở và hào hướng để khích lệ học sinh tham gia luyện nói bằng nhiều hình thức. Ví dụ: Không áp chế hoặc quát nạt học sinh nếu các em nói hoặc diễn đạt chưa tốt. * Và cuối cùng quan trong hơn cả các hình thức luyện nói là việc Giáo viênluôn mẫu mực trong ngôn ngữ – việc Giáo viên diễn đạt ngôn ngữ nói một cách dễ hiểu, hồn nhiên chính là yếu tố tiên quyết giúp trẻ trau dồi vốn ngôn ngữ của mình. Chính vẻ lòch thiệp, dòu dàng và chuẩn mực trong lời nói của cô luôn là dấu ấn khó phai đới với trẻ lớp 1. b. Về phía học sinh: * Duy trì thói quen chào hỏi thưa gửi, trả lời câu hỏi một cách lễ phép, đúng mực ở mọi nơ, mọi lúc. Ví dụ: Thưa mẹ con đi họ về. Tránh nói: Con đi học về! * Có ý thức diễn đạt đúng ngữ điệu, đầy đủ bộ phận thể loại câu: Ví dụ: Thưa cô, làm bài nào ạ? Nghỉ hơi ở chữ thưa cô vì có dấu phẩy. * Tự tạo bản thân có được tính mạnh dạn, tự tin khi cần trinh bày trước tập thể, trước người đối diện. * Không nói quá dài dòng – chỉ cần nói ngắn gọn, đủ ý nhưng vẩn đảm bảo tính giáo dục. Ví dụ: Thưa cô, cho em uống nước! Không cần nói: Thưa cô, em khát nước, cô cho em đi uống nước! * Rèn kỹ năng phát âm chuẩn sát theo tiếng phổ thông: Ví dụ: Tránh nói lan man thành lang mang. * Có ý thức trau dồi ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết mốt cách chuẩn mực thông qua việc giao tiếp, quan sát tranh, thảo luận… IV/. KẾT QUẢ: Tiến hành thực hiện các giải pháp trên xuyên suốt học kỳ I năm học 2003 – 2004. Tôi nhận thấy khả năng diễn đạt ở học sinh của lớp tôi phụ trách đã có sự chuyển biến rõ rệt. Đặc biệt các em: ……đã mạnh dạn, tự tin hơn khi trình bày các thông tin theo yêu cầu hoặc diễn đạt trong giao tiếp. Căn cứ trên kết quả điểm đọc của học kỳ I, tỷ lệ học sinh đạt điểm như sau: Tổng số học sinh được khảo sát: 29 em đạt 100% số học sinh. Trong đó số học sinh đạt: Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 Số HS 24 em 4 em 1 em 0 em Tỷ lệ % % % Qua khảo sát tỷ lệ điểm đọc của học sinh đã tăng cao dần vào cuối kỳ I. Đặc biệt không còn học sinh ở mức điểm dưới 5. Tiến hành thực hiện giải pháp, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau: V/. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Giáo viên luôn nhận thức rõ tầm quan trọng, vai trò của phần luyên nói trong dạy tiếng Việt - từ đó phát huy tốt vai trò bài luyện nói trong tiết học. Khai thác đúng hướng kênh hình để chuyển tải sang kênh chữ cho học sinh. Từ đó tạo cho các em có được thói quen diễn đạt tư duy bằng ngôn ngữ nói chính xác, hiệu quả. - Thông qua hiệu ứng quan sát tranh Giáo viên phải là người dẫn dắt các em tiến dần đến đích: Kỹ năng diễn đạt đúng ngữ pháp, đúng chính tả, đúng ngữ điệu. - Giải pháp dạy học sinh luyện nói tốt nhất đòi hỏi sự hỗ trợ đắc lực của ngôn ngữ, phong thái của cô. - Giảm thiểu phương ngữ của cô và trò nhằm có được tính nhất quán cao trong ngôn ngữ - Giáo viên luôn có sự linh hoạt trong việc tổ chức giờ học nhằm tạo được hứng thú, cơ hội diễn đạt suy nghó củ mỗi học sinh. VI/. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ: - Có sự đầu tư hỗ trợ thiết thực về tài liệu tham khảo, về trang thiết bò dạy và học cho người dạy, người học. - Có sự hỗ trợ từ phía tổ chức đội, đoàn bằng các hình thức xây dựng hoạt cảnh, trò chơi phù hợp với học sinh. KẾT LUẬN: Tôi kết thúc giải pháp này với mong muốn những điều đã trình bày phần nào giúp học sinh có được khả năng thể hiện tư duy một cách chính xác, biểu cảm nhất - Điều mà theo thiển ý của tôi là rất cần cho thế hệ những người sẽ giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt - thứ ngôn ngữ đẹp, giàu hình ảnh. ngày 01 tháng 01 năm 2004 Người viết . ÍCH VỀ DẠY BÀI LUYỆN NÓI CHO HỌC SINH LỚP 1 I/. ĐẶT VẤN ĐỀ: Ngôn ngữ là công cụ của tư duy – vì thế – việc dạy cho trẻ – đặc biệt là trẻ lớp 1 có vốn ngôn. xuyên gắn yêu cầu luyện nói cho học sinh trong mọi mối quan hệ: Giữa HS với HS, giữa HS với GV, HS với xã hội… Ví dụ: Với bạn: Hà ơi – cho mình mượn bút

Ngày đăng: 18/09/2013, 15:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan