ÔN TẬP KT CHO HS LỚP 5

51 528 0
ÔN TẬP KT CHO HS LỚP 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN MỤC LỤC Phần một : ĐẶT VẤN ĐỀ trang 2 1. Lí do chọn đề tài trang 2 2. Mục đích nghiên cứu trang 3 3. Giới hạn nghiên cứu trang 3 4. Đối tượng và khách thể trang 3 5. Giải thuyết nghiên cứu trang 3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu trang 3 7. Phương pháp nghiên cứu trang 4 8. Kế hoạch nghiên cứu trang 4 Phần hai : NỘI DUNG trang 5 1. Cơ sở lí luận trang 5 2. Cơ sở thực tiễn trang 5 3. Biện pháp giải quyết vấn đề trang 6 4. Kết quả thu được trang 44 Phần ba : KẾT LUẬN trang 46 1. Bài học kinh nghiệm trang 46 2. Những đề xuất trang 46 3. Lời kết trang 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 48 ************************************ Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 1 BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN TÊN ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG. LỚP 5 - TRƯỜNG TIỂU HỌC THIỆN HƯNG B. PHẦN MỘT ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Ngày 05 tháng 5 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí Quyết định số 16 / 2006 / QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông – cấp Tiểu học, trong đó có Chuẩn kiến, thức kĩ năng của từng môn học. “Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được…”. Trong những năm học trước, vấn đề “Dạy học theo Chuẩn” chưa được áp dụng một cách đồng bộ và triệt để, không ít giáo viên còn mơ hồ trong việc lựa chọn và cung cấp kiến thức trọng tâm cho học sinh, họ lúng túng khi vận dụng chương trình, sách giáo khoa để dạy cho các đối tượng học sinh khác nhau. Khi dạy, việc xác định kiến thức trọng tâm - cơ bản của từng bài, từng chương, từng môn học đã khó nhưng đến khi ôn tập, củng cố kiến thức giúp học sinh chuẩn bị cho các lần kiểm tra định kì (KTĐK) lại càng khó khăn, phức tạp hơn. Dạy học theo Chương trình Tiểu học mới, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng cần đổi mới. “Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trước hết cần tập trung thực hiện thông qua việc tổ chức kiểm tra học kì ; trong đó chú trọng đổi mới đề kiểm tra” (Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học – lớp 5, Nhà xuất bản Giáo dục). Trở lại vấn đề ôn tập, củng cố kiến thức giúp học sinh chuẩn bị cho các lần kiểm tra định kì. Nội dung kiến thức thì nhiều, thời gian để giáo viên ôn tập, củng cố kiến thức đã học cho học sinh lại hạn chế. Bên cạnh đó, đề KTĐK theo hướng đổi mới lại bao gồm nhiều nội dung kiến thức, nhiều hình thức trắc nghiệm khách quan khác nhau. Vì vậy, để việc ôn tập cho học sinh được thuận tiện, tiết kiệm thời gian dạy – học, giúp học sinh làm quen với nhiều dạng đề KTĐK khác nhau đòi hỏi phải có một tài liệu hướng dẫn ôn tập, củng cố kiến thức theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Qua nhiều năm giảng dạy lớp 5, bản thân ý thức được những khó khăn mà giáo viên dạy lớp 5 gặp phải khi tiến hành ôn tập, củng cố kiến thức giúp học sinh chuẩn bị cho các lần KTĐK. Trước đây, trong chương trình Cải cách Giáo dục, đề Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 2 BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN KTĐK chỉ có tự luận, nội dung kiến thức chỉ tập trung vào một số kiến thức cơ bản nhất định, cuối năm lại có “Tài liệu ôn tập” nên giáo viên không mấy khó khăn khi tổ chức ôn tập cho học sinh. Từ khi thực hiện “Dạy học theo Chương trình và sách giáo khoa mới”, phần lớn giáo viên khối 5 đều thấy “để ôn tập kiến thức và chuẩn bị cho học sinh KTĐK là việc làm không đơn giản”. Ai cũng đồng ý rằng, đối với học sinh Tiểu học, việc ôn tập cho các em là hết sức quan trọng vì mặc dù đã được học qua rồi nhưng do đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi, các em dễ quên, chưa có ý thức tự khái quát các kiến thức đã học. Vậy làm thế nào để giúp giáo viên và học sinh thuận tiện hơn trong việc ôn tập, củng cố kiến thức theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng ? Câu hỏi đó đã in đậm trong tâm trí tôi từ lâu. Sau nhiều lần suy nghĩ, trao đổi với đồng nghiệp, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG”. (Dùng cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Thiện Hưng B) 2. Mục đích nghiên cứu: 1. Tìm hiểu thực trạng về việc ôn tập, củng cố kiến thức theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Thiện Hưng B - huyện Bù Đốp - tỉnh Bình Phước. (năm học 2009-2010) 2. Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm giúp học sinh lớp 5 ôn tập, củng cố kiến thức theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng. 3. Giới hạn nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu biện pháp giúp học sinh lớp 5 ôn tập, củng cố kiến thức theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng. (HKI năm học 2009-2010) 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: - Đối tượng : Thực trạng ôn tập, củng cố kiến thức theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng ở lớp 5 ,Trường Tiểu học Thiện Hưng B - huyện Bù Đốp - tỉnh Bình Phước. (năm học 2009-2010) - Khách thể : Một số kinh nghiệm của các giáo viên trong trường nhằm giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng. 5. Giả thuyết nghiên cứu: Nếu tất cả các lớp 5 trong huyện Bù Đốp có hoàn cảnh và thực trạng giống như ở lớp 5 trường Tiểu học Thiện Hưng B áp dụng những kinh nghiệm mà đề tài này nêu lên thì chất lượng học tập của học sinh sẽ được nâng lên rõ rệt. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài đã tự xác định những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: 1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài. Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 3 BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN 2. Tìm hiểu thực trạng việc ôn tập, củng cố kiến thức theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho học sinh ở lớp 5, Trường tiểu học Thiện Hưng B, năm học 2009-2010. 3. Đề xuất các biện pháp nhằm giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng. 7. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra . - Phương pháp quan sát. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp thống kê. 8. Kế hoạch nghiên cứu: Tháng 8/ 2009: Đăng kí đề tài, lập đề cương. Tháng 9/ 2009: Điều tra thực trạng Tháng 10-11 / 2009: Thu thập và xử lí các số liệu điều tra ; Thống kê phân tích các số liệu. Tháng 12 / 2009: Viết đề tài, báo cáo sơ bộ . Đầu tháng 01 / 2010: Chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài. ************************************ Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 4 BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN PHẦN HAI NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: Theo Bộ tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học “Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được. Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hoá ở các chủ đề của môn học theo từng lớp, ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cho cả cấp học… Chuẩn kiến thức, kĩ năng là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa, quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học và hoạt động giáo dục đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi của Chương trình Tiểu học ; đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục ở Tiểu học”. Để thực hiện “Dạy học theo Chuẩn”, trong tình hình hiện nay, đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài, bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong quá trình soạn giảng và ôn tập cho học sinh. Như chúng ta đã biết “Chuẩn kiến thức, kĩ năng là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa…” song với bộ sách giáo khoa hiện nay thì vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, xa Chuẩn. Vấn đề này đã được nhiều cơ quan báo, đài lên tiếng, chúng ta không phải bàn cãi. Nội dung cốt lõi mà chúng ta cần khắc phục đó là : vẫn sử dụng bộ sách giáo khoa hiện hành nhưng phải dạy theo đúng nội dung mà Chuẩn kiến thức, kĩ năng yêu cầu. Như đã nói ở phần trước, vấn đề ôn tập, củng cố kiến thức theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho học sinh là hết sức quan trọng, nó góp phần tạo điều kiện cho học sinh hệ thống lại các kiến thức trọng tâm đã học, tiết kiệm thời gian học tập, làm quen với các dạng bài KTĐK theo quy định. 2. Cơ sở thực tiễn: Kể từ khi thực hiện dạy – học theo sách giáo khoa mới, hầu hết giáo viên Tiểu học đều rất quan tâm đến việc giúp học ôn tập, củng cố kiến thức, làm quen với các dạng đề KTĐK theo hướng đổi mới (đặc biệt là giáo viên dạy lớp 5 – vì ở lớp 5, nội dung kiến thức nhiều, tài liệu hướng dẫn ôn tập cuối năm thì không có, điểm bài thi cuối năm là cơ sở để xét Hoàn thành Chương trình Tiểu học cho học sinh, …). Thực tế cho thấy, trong những năm đầu thay sách, tỉ lệ học sinh Hoàn thành chương trình Tiểu học ở trường Tiểu học Thiện Hưng B là chưa được cao. Thống kê kết quả cuối năm của hai năm học gần đây đã cho thấy điều đó. Xin dẫn ra sau đây : Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 5 BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN NĂM HỌC TSHS/NỮ SỐ HS HTCTTH SỐ HS PHẢI K.TRA LẠI GHI CHÚ SL/NỮ % SL/NỮ % 2007-2008 65/29 53/24 81,5% 12/5 18,5% 2008-2009 70/38 65/35 92,9% 5/3 7,1% Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh dễ dàng ôn tập kiến thức, làm quen với các dạng bài KTĐK, sau nhiều lần băn khoăn suy nghĩ tôi quyết định chọn biện pháp giải quyết vấn đề như sau. (Bước đầu là trong HKI năm học 2009-2010) 3. Biện pháp giải quyết vấn đề: Từ những băn khoăn ở các năm học trước, bước vào năm học này, dựa vào các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học và quy định “Dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng”, tôi tiến hành soạn các đề ôn tập kiến thức cho học sinh theo từng thời điểm như sau : ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN: TIẾNG VIỆT (Phần Đọc, hiểu – Luyện từ và câu) ĐỀ SỐ 1 Thời gian làm bài : 30 phút. Đề bài: Đọc thầm bài thơ sau: MẦM NON Dưới vỏ một cành bàng Còn một vài lá đỏ Một mầm non nho nhỏ Còn nằm ép lặng im. Mầm non mắt lim dim Cố nhìn qua kẽ lá Thấy mây bay hối hả Thấy lất phất mưa phùn Rào rào trận lá tuôn Rải vàng đầy mặt đất Rừng cây trông thưa thớt Như chỉ cội với cành … Một chú thỏ phóng nhanh Chẹn nấp vào bụi vắng Và tất cả im ắng Từ ngọn cỏ, làn rêu … Chợt một tiếng chim kêu : - Chiếp, chiu, chiu ! Xuân tới ! Tức thì trăm ngọn suối Nổi róc rách reo mừng Tức thì ngàn chim muông Nổi hát ca vang dậy … Mầm non vừa nghe thấy Vội bật chiếc vỏ rơi Nó đứng dậy giữa trời Khoác áo màu xanh biếc. Võ Quảng Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 6 BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: 1. Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào ? a) Mùa xuân b) Mùa hè c. Mùa thu d. Mùa đông 2. Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá băng cách nào ? a) Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non. b) Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non. c) Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non. 3. Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về ? a) Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân. b) Nhờ sự im ắng của mọi vật trong mùa xuân. c) Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá trong mùa xuân. 4. Em hiểu câu thơ “Rừng cây trông thưa thớt” nghĩa là thế nào ? a) Rừng thưa thớt vì rất ít cây. b) Rừng thưa thớt vì cây không lá. c) Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng. 5. Ý chính của bài thơ là gì ? a) Miêu tả mầm non. b) Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. c) Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên. 6. Trong câu nào dưới đây, tư mầm non được dùng với nghĩa gốc ? a) Bé đang học ở trường mầm non. b) Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước. c) Trên cành cây có những mầm non mới nhú. 7. Hối hả có nghĩa là gì ? a) Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh. b) Mừng vui, phấn khởi vì được như ý. c) Vất vả vì dốc sức để làm cho thật nhanh. 8. Từ thưa thớt thuộc từ loại nào ? a) Danh từ b) Tính từ c) Động từ 9. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ? a) Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hói hả, lất phất, rào rào, thưa thớt. b) Nho nhỏ, lim dim, hói hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách. c) Nho nhỏ, lim dim, hói hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách. 10. Từ nào đồng nghĩa với im ắng ? Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 7 BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN a) Lặng im b) Nho nhỏ c) Lim dim. ********************** HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM. (5 điểm) Đúng mỗi câu được 0,5 điểm. Khoanh 2 ; 3 ý trong mỗi câu thì không tính điểm câu đó. Đáp án : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ý đúng d a a b c c a b c a ********************** ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN: TIẾNG VIỆT(Phần viết) ĐỀ SỐ 1 I.Chính tả: Nghe-viết (5 điểm) – 15 phút. VỊNH HẠ LONG Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam. Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. II.Tập làm văn: (5 điểm) – 35 phút. Tả một cơn mưa. ******************** HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM. (10 ĐIỂM) I. Chính tả: 5 điểm Yêu cầu: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả. Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao - khoảng cách – kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn : trừ toàn bài 1 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh ; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm. II. Tập làm văn: 5 điểm - Đảm bảo các yêu cầu sau thì được 5 điểm: + Viết được bài văn tả cảnh đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên; + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 8 BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN - Tuỳ vào mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm : 4,5 ; 4 ; 3,5 ; 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1 ; 0,5. Dàn bài gợi ý: Mở bài: Giới thiệu cơn mưa định tả. ( 1 điểm) Thân bài: a) Tả cảnh lúc sắp mưa (bầu trời, gió, cây cối, mặt đất, ). ( 1 điểm ) b) Tả cảnh trong cơn mưa (tiếng mưa rơi, hạt mưa, mặt đất, cây cối và loài vật trong mưa, ). ( 1,5 điểm ) c) Tả cảnh sau cơn mưa (bầu trời, mặt đất, cây cối, loài vật, … sau cơn mưa) (0,5 điểm) Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cơn mưa được tả được tả. ( 1 điểm ) ******************** ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN: TIẾNG VIỆT (Phần Đọc, hiểu – Luyện từ và câu) ĐỀ SỐ 2 Thời gian làm bài : 30 phút. Đề bài: Đọc thầm bài văn sau: HOA HỌC TRÒ Phượng không phải là một đoá, không phải là vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi ; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao ! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm : Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên : Hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy ? Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang : Hè đến rồi ! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Theo Xuân Diệu. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: 1/Loài hoa nào được gọi là hoa học trò ? a. Hoa điệp ; b. Hoa hồng ; c. Hoa cúc ; d. Hoa phượng. 2/ Nỗi niềm của bông phượng là gì ? a. Buồn ; b. Vui ; c. Vừa buồn mà lại vừa vui ; d. Cả a, b và c đều đúng. Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 9 BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN 3/ Những tán hoa lớn xoè ra được tác giả ví với hình ảnh nào ? a. Muôn ngàn con bướm thắm đậu rải rác. b. Muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. c. Muôn ngàn con bướm trắng đậu rải rác. d. Muôn ngàn con bướm trắng đậu khít nhau. 4/ Hoa phượng ra lá vào mùa nào ? a. Mùa xuân ; b. Mùa hạ ; c. Mùa thu ; d. Mùa đông. 5/ Khắp thành phố rực lên màu hoa phượng vào mùa nào ? a. Mùa xuân ; b. Mùa hạ ; c. Mùa thu ; d. Mùa đông. 6/ Tin thắm bào hiệu điều gì ? a. Lá phượng đã xanh ; b. Hoa phượng đã nở ; c. Hoa phượng đã tàn ; d. Cả a, b và c đều đúng. 7/ Trong câu “Mùa xuân, phượng ra lá.” trạng ngữ là : a. Mùa xuân ; b. Phượng ; c. Ra lá. 8/ Chủ ngữ trong câu “Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.” là gì? a. Lá ; b. Lá xanh um ; c. Lá me non. 9/ Trong hai câu “Hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng.” có mấy cặp từ trái nghĩa ? Ghi ra. a. Một cặp. Đó là : ………………………………………………………… b. Hai cặp. Đó là : .………………………………………………………… c. Ba cặp. Đó là : ………………………………………………………… 10/ Từ in đậm trong câu “Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh.” được dùng theo nghĩa nào ? a. Nghĩa gốc ; b. Nghĩa chuyển. ******************** HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM. (5 điểm) Đúng mỗi câu được 0,5 điểm. Khoanh 2 ; 3 ý trong mỗi câu thì không tính điểm câu đó. Lưu ý : Trong câu 9, HS khoanh đúng ý a nhưng không ghi được cặp từ trái nghĩa buồn / vui thì chỉ được 0,25 điểm. Đáp án : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ý đúng d c b a b b a a a a ******************** ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN: TIẾNG VIỆT (Phần viết) ĐỀ SỐ 2 I.Chính tả: Nghe-viết (5 điểm) – 15 phút. CHIM GÁY. Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 10 [...]... SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT- KN 5 B 7 1000 viết dưới dạng số thập phân là : a) 75, 001 b) 7,0 05 c) 7, 05 d) 7 ,5 2 2 2 C 2m 5dm = …m Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là : a) 2 ,5 b) 2, 05 c) 2,0 05 d) 2,00 05 D Dãy số được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là : a) 42 ,53 8 ; 42, 358 ; 42 ,58 3 ; 42,3 85 b) 42,3 85 ; 42 ,53 8 ; 42, 358 ; 42 ,58 3 c) 42, 358 ; 42,3 85 ; 42 ,53 8 ; 42 ,58 3 d) 42, 358 ; 42 ,53 8 ;... (2 ,5 điểm) a) 35, 76 + 23 ,52 b) 48 ,53 – 25, 28 c) 5, 26 x 2,4 d) 157 , 25 : 3,7 5/ Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống : (1 điểm) a) 90 m = 900 dm b) 0,0 25 tấn = 250 kg 2 2 c)18 000 000mm = 18m d) 5m2 7dm2 = 5, 7m2 6/ Tính bằng cách thuận tiện nhất : (1 điểm) 12, 65 + 78,26 + 7, 35 + 21,74 Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 27 BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT- KN 7/ Lớp 5A có 25. .. điểm) 17 a) 5 100 đọc là : b) 307,009 đọc là : 3/ (1 điểm) > ? a) 39,412 39,421 b) 456 ,32 … 456 ,320 < c) 369, 258 … 369, 25 d) 741, 456 … 741 ,56 = 4/ Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm : (1 điểm) a) 5m 6cm = … m b) 7 tấn 9kg = … tấn 2 c) 25 ha = … km d) 4m2 5dm2 = … m2 5/ Đặt tính rồi tính : (3 điểm) a) 286,34 + 52 1, 85 b) 51 6,4 – 350 ,28 c) 25, 04 x 3 ,5 d) 45, 54 : 18 6/ Hãy... được 0 ,5 điểm a) Năm và mười bảy phần trăm b) Ba trăm linh bảy phẩy không trăm linh chín Bài 3: (1 điểm) Làm đúng mỗi ý được 0, 25 điểm a) 39,412 < 39,421 b) 456 ,32 = 456 ,320 c) 369, 258 > 369, 25 d) 741, 456 < 741 ,56 Bài 4: (1 điểm) Làm đúng mỗi ý được 0, 25 điểm a) 5m 6cm = 5, 06 m b) 7 tấn 9kg = 7,009 tấn 2 c) 25 ha = 0, 25 km d) 4m2 5dm2 = 4, 05 m2 Bài 5: (3 điểm) Làm đúng mỗi phép tính a, b được 0 ,5 điểm... tính đúng mỗi phép tính được 0 ,5 điểm Kết quả : a) 9 65, 21 b) 1 65, 72 c) 249,744 d) 0 ,59 Bài 6: (2 điểm) Bài giải Chiều rộng của mảnh đất là : 26 : 4 = 6 ,5 (m) (0 ,5 đ) Diện tích của mảnh đất là : 26 x 6 ,5 = 169 (m2) (0 ,5 đ) Diện tích đất làm nhà là : 169 : 100 x 62 ,5 = 1 05, 6 25 (m2)(0, 75 đ) Đáp số: 1 05, 625m2 (0, 25 đ) Lưu ý : Sai 1 lời giải trừ 0, 25 đ ; sai 2 , 3 lời giải trừ 0 ,5 đ Bài 7: (1 điểm) Bài giải... SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT- KN Bài giải Chiều rộng của khu đất bằng cạnh cái ao và bằng: 60 : 4 = 15 ( m ) Chiều dài của khu đất hình chữ nhật là: 3 75 : 15 = 25 ( m ) Chu vi của khu đất hình chữ nhật là: ( 25 + 15 ) x 2 = 80 ( m ) Đáp số: 80m (0 ,5 ) (0 ,5 ) (0, 75 ) (0, 25 ) Bài 7: (1, 25 điểm) Bài giải Muốn làm xong công việc đó trong 1 ngày thì cần số người : 10 x 7 = 70 (người) (0 ,5 đ)... tính 0 ,5 điểm) 3 1 15 4 19 + = + = 4 5 20 20 20 9 7 81 49 32 − = b − = 7 9 63 63 63 3 10 30 =2 c x = 5 3 15 5 5 5 4 20 d : = x = = 2 2 4 2 5 10 a Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 16 BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT- KN Bài 6: (1điểm) Bài giải Giá tiền 1 mét vải là : 90 000 : 6 = 15 000 (đồng) 0 ,5 đ Mua 8 mét vải như thế hết số tiền là : 15 000 x 8 = 120 000 (đồng) 0 ,5 đ... 0,008 ; 0,1 ; 0,0 15 b) 9, 257 ; 9,2 75 ; 9 ,52 7 ; 9, 752 c) 8,077 ; 8,707 ; 8,677 ; 8,778 d) 1,71 ; 1,701 ; 1,77 ; 1,717 Bài 4: Tính : (2 điểm) a 1 1 + ; 2 3 b 5 3 − 3 4 ; c 2 1 x 3 5 ; d) 0,018 d 7 4 : 9 5 Bài 5: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống : (1 điểm) a 2m2 7dm2 = 207dm2 b 5km 75m > 50 75m c 12 tấn 6kg = 126kg d 15 ha = 150 000m2 Bài 6: Một khu đất hình chữ nhật có diện tích 375m2 Chiều rộng khu... 18 BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT- KN a 357 cm = 35, 7dm b 15cm2 9mm2 = 15, 09cm2 c 2468kg = 2 tấn 468kg d 234dm2 = 2m2 34dm2 Bài 6 : (1 điểm) Bài giải 3000 đồng gấp 150 0 đồng số lần là : 3000 : 150 0 = 2 (lần) (0 ,5 đ) Nếu mua vở với giá 150 0 đồng một quyển thì mua được số quyển vở là : 25 x 2 = 50 (quyển) (0 ,5 đ) Đáp số: 50 quyển vở Bài 7: (2 ,5 điểm) Bài giải Chiều rộng... ………………………………………………………………………… b) 4 75, 036 đọc là : ………………………………………………………………… 3/ Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng : (2 điểm) A/ Chữ số 5 trong số 26,3 45 có giá trị là : a) 5 B/ 4 b) 5 10 c) 5 100 d) 5 1000 3 viết dưới dạng số thập phân là : 100 a) 0,43 b) 4,3 c) 4,03 d) 4,003 C/ Số bé nhất trong các số 3,4 45 ; 3, 454 ; 3, 455 ; 3,444 là : a) 3,4 45 b) 3, 454 c) 3, 455 d) 3,444 2 2 D/ Số thích hợp để . 2 ,5 b) 2, 05 c) 2,0 05 d) 2,00 05 D. Dãy số được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là : a) 42 ,53 8 ; 42, 358 ; 42 ,58 3 ; 42,3 85. b) 42,3 85 ; 42 ,53 8 ; 42, 358 ; 42 ,58 3. c) 42, 358 ; 42,3 85 ; 42 ,53 8 ; 42 ,58 3 % 2007-2008 65/ 29 53 /24 81 ,5% 12 /5 18 ,5% 2008-2009 70/38 65/ 35 92,9% 5/ 3 7,1% Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh dễ dàng ôn tập kiến thức, làm quen với các dạng bài KT K, sau. 42 ,58 3. d) 42, 358 ; 42 ,53 8 ; 42,3 85 ; 42 ,58 3. 4/ ? a. 85, 3 …… 83,29 b. 74,6 …… 74,600 c. 12,843 …… 12, 85 d. 80 ,5 …… 79,8 5/ Điền số hoặc tên đơn vị vào chỗ chấm : a. 357 cm = … dm b. 15cm 2 9mm 2

Ngày đăng: 07/07/2014, 21:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng vào thức tế vấn đề về “Biện pháp giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng ”, tôi rút ra cho mình một số kinh nghiệm sau :

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan