Nội dung của bài viết trình bày về việc sử dụng liệu pháp truyền insulin tĩnh mạch giúp kiểm soát đường huyết nhưng cũng làm tăng nguy cơ hạ đường huyết ở những bệnh nhân nặng điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, khảo sát tần suất hạ đường huyết và tỉ lệ đạt đường huyết mục tiêu ở những bệnh nhân kiểm soát đường huyết bằng truyền insulin tĩnh mạch tại khoa Hồi sức tích cực.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học TÍNH AN TỒN VÀ HIỆU QUẢ CỦA LIỆU PHÁP TRUYỀN INSULIN ĐƯỜNG TĨNH MẠCH TRÊN BỆNH NHÂN NẶNG TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC Huỳnh Quang Đại*, Hồng Thu Minh** TĨM TẮT Đặt vấn đề: Sử dụng liệu pháp truyền insulin tĩnh mạch giúp kiểm sốt đường huyết nhưng cũng làm tăng nguy cơ hạ đường huyết ở những bệnh nhân nặng điều trị tại khoa Hồi sức tích cực (HSTC). Mục tiêu: Khảo sát tần suất hạ đường huyết và tỉ lệ đạt đường huyết mục tiêu ở những bệnh nhân kiểm sốt đường huyết bằng truyền insulin tĩnh mạch tại khoa HSTC. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mơ tả, phân tích. Khảo sát những bệnh nhân có sử dụng insulin truyền tĩnh mạch tại khoa HSTC bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Tổng cộng 416 bệnh nhân‐ngày và 1735 lần kiểm tra đường huyết được khảo sát. Tỉ lệ đạt đường huyết trong khoảng mục tiêu là 36,4%. Tần suất hạ đường huyết là 14,5%; hạ đường huyết nặng là 7,8%. Trong suốt thời gian truyền insulin, tỉ lệ bệnh nhân có ít nhất một lần hạ đường huyết là 67,3%, hạ đường huyết nặng là 25,5%. Biến cố hạ đường huyết khơng làm tăng tỉ lệ tử vong có ý nghĩa (OR = 1,17; p = 0,783); tuy nhiên, biến cố hạ đường huyết nặng có liên quan đến tăng tỉ lệ tử vong nằm viện (OR = 6,3; p = 0,016). Các yếu tố nguy cơ hạ đường huyết bao gồm bệnh nhân đái tháo đường, có bệnh lý tim mạch nền, nhập khoa HSTC vì bệnh lý nội khoa và có điều trị thay thế thận hoặc thở máy. Kết luận: Hạ đường huyết là biến chứng thường gặp ở những bệnh nhân kiểm sốt đường huyết bằng liệu pháp truyền insulin tĩnh mạch tại khoa HSTC. Biến cố hạ đường huyết nặng liên quan đến tăng tỉ lệ tử vong nằm viện. Từ khóa: kiểm sốt đường huyết, hạ đường huyết, truyền insulin tĩnh mạch, hồi sức tích cực ABSTRACT THE SAFETY AND EFFICACY OF INTRAVENOUS INSULIN INFUSION THERAPY FOR MANAGEMENT OF HYPERGLYCEMIA IN CRITICALLY ILL PATIENTS Huynh Quang Dai, Hoang Thu Minh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 443 ‐ 447 Background: Blood glucose control with intravenous insulin infusion therapy increases the risk of hypoglycemia. Objective: Identify the incidence of hypoglycemia and the rate of achieving blood glucose target in critically ill patients with intravenous insulin infusion therapy. Method: Cross‐sectional study on the patients with intravenous insulin infusion therapy in Intensive care unit, Cho Ray hospital. Results: A total of 416 patient‐days and 1735 BG values were evaluated. The rate of achieving blood glucose target was 36,4%. The daily incidence of hypoglycemia and severe hypoglycemia were 14.5% and 7.8%, respectively. Throughout days of insulin infusion, the rate of patients with at least one hypoglycemia and severe * Bộ Môn Hồi Sức Cấp Cứu Chống Độc – ĐHYD TP.HCM ** Bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: BS.CKI Huỳnh Quang Đại ĐT: 0908704668 Email: dai.hq@umc.edu.vn Nội tiết 443 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 hypoglycemia were 67.3% and 25.5%, respectively. Hypoglycemia did not increase mortality significantly (OR=1.17, p=0.783), however severe hypoglycemia related to increasing hospital mortality (OR = 6.3, p = 0.016). The risk factors of hypoglycemia included diabetes mellitus, cardiovascular diseases, admission ICU for medical conditions, renal replacement therapy and mechanical ventilation. Conclusion: Hypoglycemia was a common complication in critically ill patients with intravenous insulin infusion. Severe hypoglycemia related significantly to increasing hospital mortality. Keywords: blood glucose control, hypoglycemia, intravenous insulin infusion, critical care, intensive care ĐẶT VẤN ĐỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tăng đường huyết là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân nặng tại khoa HSTC, dù cho bệnh nhân có tiền căn đái tháo đường hoặc khơng(11). Kiểm sốt đường huyết giúp giảm tỉ lệ tử vong, giảm tỉ lệ nhiễm trùng, rút ngắn thời gian điều trị tại khoa HSTC và thời gian nằm viện, giảm tỉ lệ suy thận cấp cần điều trị thay thế thận(16). Theo những đồng thuận và khuyến cáo hiện tại, mục tiêu kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân HSTC trong khoảng 140–180 mg%(4,8,10). Liệu pháp truyền insulin tĩnh mạch là phương pháp kiểm soát đường huyết thường được lựa chọn, tuy nhiên, song song với hiệu quả kiểm soát đường huyết là tăng nguy cơ xảy ra biến chứng hạ đường huyết. Biến chứng này là yếu tố liên quan độc lập làm tăng gánh nặng bệnh tật và tử vong(3,6,12). Tổng cộng 55 bệnh nhân, 416 bệnh nhân‐ ngày và 1735 lần kiểm tra đường huyết được khảo sát và phân tích. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Khảo sát tần suất hạ đường huyết và tỉ lệ đạt đường huyết mục tiêu ở những bệnh nhân kiểm sốt đường huyết bằng truyền insulin tĩnh mạch tại khoa HSTC. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tơi thực hiện nghiên cứu cắt ngang mơ tả phân tích, khảo sát những bệnh nhân có sử dụng insulin truyền tĩnh mạch tại khoa HSTC bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng 6 tháng cuối năm 2011. Chúng tôi ghi nhận số lần thử đường huyết, chỉ số đường huyết, liều insulin. Hạ đường huyết được định nghĩa khi đường huyết